Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

Tăng cường quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dược ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 287 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ BẢO HIỀN

TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
CÁC DOANH NGHIỆP DƢỢC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN THỊ BẢO HIỀN

TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
CÁC DOANH NGHIỆP DƢỢC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 62.34.02.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS,TS NGUYỄN ĐĂNG NAM
2. TS BẠCH ĐỨC HIỀN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Bảo Hiền

i


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến luận án ..................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................... 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ............................................................... 11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................................... 12
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 12
CHƢƠNG 1 ..............................................................................................................14
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI

CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................................14
1.1. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp............................................................... 14
1.1.1. Khái quát về rủi ro trong doanh nghiệp ..................................................14
1.1.2. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp........................................................18
1.1.3. Tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp ...............................28
1.2. Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp .................................................. 31
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết quản trị rủi ro tài chính ..................................31
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính ............................................................37
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tài chính ............................58
1.2.4. Mô hình quản trị rủi ro tài chính .............................................................60
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp ........ 62
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài .............................................................................62
1.3.2. Các nhân tố bên trong .............................................................................67
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc trên thế giới và
bài học rút ra cho doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam .............................................. 70
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc trên thế
giới ....................................................................................................................70

ii


1.4.2. Bài học rút ra cho doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam trong quản trị rủi ro
tài chính .............................................................................................................76
CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................80
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DƢỢC
Ở VIỆT NAM ...........................................................................................................80
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam ....................................... 80
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp Dƣợc ...................80
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ................................................................82
2.1.3. Khái quát tình hình tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ............................85

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ......................... 94
2.2.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ...............94
2.2.2. Thực trạng đo lƣờng rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ..............120
2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc .............126
2.2.4. Thực trạng tài trợ rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ...................138
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ......... 143
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp
Dƣợc ................................................................................................................144
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị rủi ro tài chính
các doanh nghiệp Dƣợc ...................................................................................148
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................156
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CÁC DOANH
NGHIỆP DƢỢC Ở VIỆT NAM .............................................................................156
3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và định hƣớng phát triển của ngành Dƣợc trong
những năm tới ..................................................................................................... 156
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và triển vọng phát triển của ngành Dƣợc .....156
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển các doanh nghiệp Dƣợc ..................160
3.2. Những quan điểm cần quán triệt trong quản trị rủi ro tài chính các doanh
nghiệp Dƣợc ........................................................................................................ 161
3.3. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ...... 164
iii


3.3.1. Hoàn thiện nhận diện rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc.............164
3.3.2. Hoàn thiện đo lƣờng rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ..............167
3.3.3. Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc .............187
3.3.4. Giải pháp về mô hình quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Dƣợc
.........................................................................................................................212
3.3.5. Giải pháp về nguồn lực tài chính để tài trợ (bù đắp) rủi ro tài chính các
doanh nghiệp Dƣợc .........................................................................................213

3.3.6. Giải pháp về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ................................217
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ...................................................................... 218
3.4.1. Đối với Nhà nƣớc ..................................................................................218
3.4.2. Đối với ngân hàng nhà nƣớc .................................................................220
KẾT LUẬN .............................................................................................................224
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC
CÔNG BỐ ...............................................................................................................227
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................228
PHỤ LỤC ................................................................................................................235

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

BCĐKT

: Bảng cân đối kế toán

BCTC

: Báo cáo tài chính

CN

: Cuối năm


CTCP

: Công ty cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DOL

: Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh

EBIT

: Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế

EBITDA

: Lợi nhuận trƣớc lãi vay, thuế và khấu hao

F

: Chi phí cố định kinh doanh

I

: Lãi vay

LN


: Lợi nhuận

NWC

: Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên

RRTC

: Rủi ro tài chính

ROE

: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

ROS

: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

TBYT

: Thiết bị y tế

TGHĐ

: Tỷ giá hối đoái

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp


TL

: Tỷ lệ

TT

: Tỷ trọng

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nƣớc
v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

86

2.2


Hoạt động nhận diện rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc

94

2.3

Hệ thống thông tin hỗ trợ rủi ro tài chính

119

2.4

Đo lƣờng rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc

120

2.5

Kiểm soát rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc

127

2.6

Tài trợ rủi ro tài chính của doanh nghiệp Dƣợc

138

2.7


Trích lập dự phòng các doanh nghiệp Dƣợc giai đoạn 2009 - 2014

139

2.8

Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro tài chính

143

2.9

Tình hình tiếp cận với quản trị rủi ro tài chính

144

2.10

Kết quả nhận diện rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc

145

3.1

Hệ số nguy cơ phá sản Z-Score các doanh nghiệp Dƣợc

168

3.2


Tổng hợp xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp Dƣợc

172

3.3

Xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp Dƣợc giai đoạn 2009 - 2014

176

3.4

Tỷ suất sinh lời của tỷ giá USD/VND năm 2014

183

3.5

Tính toán VaR với độ tin cậy 95% và 99%

183

3.6

Tính VaR của tỷ giá USD/VND bằng phƣơng pháp VaR – Covar

185

vi



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Biến động tài sản và nguồn vốn các doanh nghiệp Dƣợc

87

2.2

Chênh lệch tỷ giá hối đoái các doanh nghiệp ngành Dƣợc

95

2.3

Chênh lệch TGHĐ các doanh nghiệp Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

97

2.4

Tình hình biến động các khoản phải thu giai đoạn 2009 – 2014


99

2.5

Cơ cấu các khoản phải thu giai đoạn 2009 – 2014

100

2.6

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giai đoạn 2009 – 2014

102

2.7

Khả năng thanh toán các doanh nghiệp Dƣợc 2009 – 2014

105

2.8

Khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp

107

3.1

Biến động tỷ giá giai đoạn 1995-2014


165

3.2

Dự báo biến động tỷ giá USD/VND năm 2015

166

3.3

Dự báo mức tỷ giá năm 2015

166

3.4

Các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng giai đoạn 2009 - 2014

169

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Hình
2.1

Tên hình


Trang

Phƣơng pháp phân tích độ nhạy đối với chênh lệch tỷ giá của 124
các doanh nghiệp Dƣợc

3.1

Kết quả mô hình cây quyết định các doanh nghiệp Dƣợc

178

3.2

Mô hình dự đoán

180

3.3

Kết quả mô hình dự đoán

181

Sơ đồ

Tên sơ đồ

3.1


Mô hình dự đoán rủi ro tài chính

175

3.2

Xây dựng mô hình

175

3.3

Kiểm định mô hình

175

3.4

Tính chất của cây quyết định

177

3.5

Sơ đồ ba tuyến bảo vệ

212

Đồ thị
3.1


Tên đồ thị
Dự báo theo chuỗi thời gian

164

viii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục

Tên phụ lục

Trang

01

Tổng quan về mẫu nghiên cứu

242

02

Phiếu khảo sát đề tài nghiên cứu

235

03


Kết quả khảo sát

241

04

Biến động tài sản và nguồn vốn ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

244

05

Một số chỉ tiêu tài chính đặc trƣng ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

246

06

Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

248

07

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

249

08


Cơ cấu các khoản phải thu ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

251

09

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngành Dƣợc giai đoạn 2009 - 2014

252

10

Vòng quay các khoản phải thu ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

253

11

Khả năng thanh toán ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

254

12

Khả năng thanh toán 36 doanh nghiệp Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

255

13


Cơ cấu nợ phải trả ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

259

14

Hệ số nợ và nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên

261

15

Hệ số nợ và NWC của 36 doanh nghiệp Dƣợc

262

16

Phân tích Dupont ngành Dƣợc giai đoạn 2009 – 2014

264

17

Rủi ro đòn bẩy tài chính các doanh nghiệp Dƣợc

265

18


Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính 36 doanh nghiệp Dƣợc

266

19

Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng 36 doanh nghiệp Dƣợc

267

20

Dữ liệu tỷ giá USD/VND giai đoạn 2009 – 2014

269

21

Đo lƣờng rủi ro tài chính bằng Z-Score

271

ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu năm 2008 hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào cuộc khủng
hoảng lớn chƣa từng có, đã lan ra và kéo theo khủng hoảng trên toàn thế giới. Cuộc

khủng hoảng này làm chao đảo thị trƣờng tài chính, thị trƣờng chứng khoán, khiến
nhiều công ty rơi vào tình trạng phá sản. Thay đổi xấu đi trong kết quả kinh doanh
của các công ty xuất phát từ việc dự báo không chính xác đã làm xuất hiện một nhu
cầu phải hƣớng đến một phƣơng pháp quản trị rủi ro chủ động thay vì chỉ tìm cách
dự báo sự biến động trong tƣơng lai.
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thƣơng mại đòi hỏi các
doanh nghiệp cần phải có những thay đổi kịp thời để thích ứng với bối cảnh mới, đó
là tìm kiếm cơ hội kinh doanh, học kết nối trong sự cạnh tranh, học cách huy động
và sử dụng vốn, học thói quen đồng hành cùng chính phủ, học đối thoại pháp
lý,….Việt Nam là nƣớc đang phát triển, do đó thị trƣờng tài chính tiền tệ có nhiều
biến động tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn từ thị trƣờng tài chính, tiền tệ,
rủi ro từ biến động tỷ giá, rủi ro lãi suất, lạm phát xảy ra tác động trực tiếp tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy quản trị rủi ro tài chính trong
các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của các
doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng mạnh đến nền kinh tế Việt
Nam, khiến tất cả các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, Ngành Dƣợc cũng
không nằm ngoài sự tác động đó. Trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp rơi vào
tình trạng phá sản, một trong những nguyên nhân phải kể đến là rủi ro tài chính xảy
ra đối với các doanh nghiệp và công tác quản trị rủi ro tài chính chƣa thực sự đƣợc
coi trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị rủi ro tài
chính bắt đầu từ việc quản trị và điều hành hàng ngày phải đƣợc coi là nhiệm vụ
quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Trƣớc đây doanh nghiệp thƣờng chú ý đến
rủi ro về tài chính trong từng dự án đầu tƣ cụ thể mà chƣa đặt trong mối tƣơng quan
1


toàn diện trong doanh nghiệp, nhƣng hiện nay, khi cạnh tranh đƣợc mở rộng bởi xu
hƣớng toàn cầu hoá nền kinh tế của các nƣớc, do đó cơ hội nhiều hơn và kéo theo

rủi ro cũng phức tạp hơn. Vì vậy đòi hỏi phải có một cơ chế nhận diện, đo lƣờng,
kiểm soát và tài trợ rủi ro tài chính chặt chẽ hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp nói
chung và ngành Dƣợc nói riêng hoạt động đƣợc an toàn và phát triển bền vững.
Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng đã kéo theo sự đi xuống của hầu hết các
ngành kinh tế thì ngành Dƣợc vẫn tăng trƣởng ổn định. Nhân tố chính là do bản
thân dƣợc phẩm là không thể thay thế và nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của ngƣời
Việt ngày càng tăng cao,…Tuy nhiên một sự thật ngành Dƣợc Việt Nam không thể
phủ nhận là tỷ lệ nhập khẩu dƣợc phẩm đang còn quá cao, chiếm hơn 60% tổng nhu
cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó, nguồn nguyên dƣợc liệu phục vụ cho việc sản
xuất dƣợc phẩm thì đến hơn 90% nguyên dƣợc liệu nhập từ nƣớc ngoài nhƣ Trung
Quốc, Ấn Độ,....[6]. Việc nhập khẩu với tỷ trọng lớn nhƣ vậy đã khiến các doanh
nghiệp Dƣợc Việt Nam phải đối mặt với rủi ro tỷ giá và những biến động cung cầu
trên thị trƣờng nguyên dƣợc liệu. Bên cạnh đó khi hiệp định thƣơng mại tự do TPP
đƣợc ban hành thì mức thuế suất từ 2,5% sẽ giảm xuống 0%, hay những cạnh tranh
về giá, về các dƣợc phẩm tƣơng tự sản phẩm trong nƣớc sẽ ngày càng đa dạng, sự
bảo hộ của Nhà nƣớc cũng không còn nhƣ trƣớc thì những yếu tố về vốn và công
nghệ là hai vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp. Trƣớc thực tế nhƣ vậy, quản trị rủi
ro tài chính đối với doanh nghiệp Dƣợc là vô cùng quan trọng, không những góp
phần giải quyết những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp
các doanh nghiệp Dƣợc tăng khả năng cạnh tranh trong tình hình kinh tế đầy biến
động hiện nay. Vì vậy nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát đƣợc rủi ro và có các giải
pháp để tài trợ rủi ro sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp Dƣợc tồn tại, phát triển bền
vững. Hay nói cách khác công tác quản trị rủi ro có vững mạnh thì mới góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Dƣợc trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động và hết sức khó khăn hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Tăng cường quản trị
rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dược ở Việt Nam” làm đề tài luận án.
2



2. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến luận án
a. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến luận án
(1) Cuốn sách “Risk, Uncertainty and Profit” của Frank Knight (1921), Nhà
xuất bản Boston – Mỹ [59].
Frank Knight (1895 – 1973) – nhà khoa học, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ với
đóng góp lớn nhất của ông đối với kinh tế là (1921). Có thể coi ông là một trong
những nhà khoa học hiện đại đầu tiên nghiên cứu sâu về rủi ro và bất ổn. Mục tiêu
cơ bản của ông là giải thích sự điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dƣới dạng một
hàm số của rủi ro bất định. Ông đã phân biệt giữa rủi ro và bất định, khi nào dùng
khái niệm rủi ro (risk) – là sự không chắc chắn có thể đo lƣờng đƣợc; và khi nào
dùng khái niệm bất ổn (uncertainty) - là khi khả năng phát sinh một kết quả là
không thể tính toán đƣợc. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, nghiên cứu
của F.Knight đã có tác dụng gắn kết những vấn đề về mặt lý thuyết giữa kinh tế vĩ
mô và kinh tế vi mô.
(2) Tài liệu “The Financial Instability Hypothesis” của Hyman P.Minsky
(1992), Working Paper No.74, The Jerome Levy Economics Institute of Bard
College [63].
Minsky và lý thuyết bất ổn về tài chính: Thời điểm Minsky là sự di chuyển
chậm từ trạng thái ổn định sang khủng hoảng của hệ thống tài chính [19]. Để đi đến
thời điểm Minsky, nền kinh tế trải qua ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 – Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, phát triển ổn định, các nhà
đầu tƣ thƣờng lựa chọn đầu tƣ an toàn, mƣợn nợ để đầu tƣ vào những kế hoạch gần
nhƣ chắc chắn, dòng tiền từ đầu tƣ sẽ đủ để trả cả vốn gốc và lãi vay.
Giai đoạn 2: Đầu tƣ vào lĩnh vực này sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tƣ vào nữa,
đẩy lên cao trào, tạo bong bóng giá và tan vỡ trong lĩnh vực ấy, tiền từ đầu tƣ chỉ đủ
để trang trải lãi vay. Việc này chỉ có thể kéo dài khi thị trƣờng vẫn còn thanh khoản.
Giai đoạn 3: Bong bóng giá vỡ kéo theo khủng hoảng tài chính. Giai đoạn
sau cùng còn gọi là giai đoạn Ponzi, nhà đầu tƣ hoặc trong tình trạng khó khăn,
không còn thanh khoản, kết quả là nhà đầu tƣ đi vay nợ để trả nợ. Nhƣ vậy, cách
3



duy nhất để tạm thời có tiền thanh toán nợ là tìm cách liên tục tăng tài sản đầu tƣ.
Vì nền kinh tế tƣ bản từ trong bản chất đã mang tính “bất ổn”, một lần khắc phục
khủng hoảng thành công là một lần đƣa các nhà đầu tƣ đến với những rủi ro mới.
Phân tích của Minsky chỉ tập trung vào "thị trƣờng tài chính độc quyền" và
không giải thích trong nền kinh tế thực với các mối quan hệ tài chính. Sau sự sụp đổ
của thị trƣờng chứng khoán trong năm 1987, giả thuyết bất ổn tài chính của Minsky
gần nhƣ hoàn toàn đƣợc bao phủ bởi hiện tƣợng mang tính chu kỳ ngắn hạn, là một
"thời điểm Minsky", chứ không phải là một xu hƣớng.
(3) Ấn phẩm “Basel II: International Convergence of Capital
Measurement and Capital Standards” của Basel Committee on Banking
Suprvision (2004) [53]
Giới tài chính đặc biệt phụ thuộc vào các mô hình lý thuyết toán cho việc
quản lý rủi ro, và có nhiều trung tâm nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu nhƣ nhóm
của Embrechts và Delbaen ở EHTZ Zurich. Quy định mang tên “Basel 2″ về quản
lý rủi ro mà nhiều ngân hàng phải tuân theo chính là dựa trên các lý thuyết toán tài
chính hiện đại [56].
Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân
hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt
động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn
trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Nhƣ vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp
ƣớc mà tổ chức này đƣa ra, các ngân hàng thƣơng mại càng ngày càng đƣợc yêu cầu
hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro
hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro.
(4) Giá trị rủi ro VaR (Value at Risk): Đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết
xác suất thống kê từ nhiều thế kỷ, phát triển và phổ biến đầu những năm 1990. VaR
đƣợc hiểu là mức tổn thất hay khoản lỗ tối đa đƣợc dự đoán khi tình huống xấu nhất
xảy ra với một độ tin cậy nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Từ năm
1994, với sự ra đời của RiskMetric – một gói sản phẩm ứng dụng VaR mang thƣơng

hiệu của công ty tách ra từ JP Morgan Chase [89], VaR đƣợc dùng rộng rãi và trở
4


thành một tiêu chuẩn trong việc đo lƣờng và giám sát rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi
ro thị trƣờng, trên toàn thế giới. VaR có thể áp dụng đƣợc với mọi danh mục đầu tƣ
có tính lỏng (danh mục mà giá trị đƣợc điều chỉnh theo thị trƣờng). VaR không thể
áp dụng đƣợc với các tài sản mà không có tính lỏng (bất động sản, tác phẩm nghệ
thuật,…).
Ba phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để tính VaR là phƣơng pháp phân tích
quá khứ, phƣơng pháp Phƣơng sai – hiệp phƣơng sai và phƣơng pháp Monte Carlo.
(5) Bài báo "Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction
of Corporate Bankruptcy" của Altman, Edward I. (September 1968), Journal of
Finance: 189–209 [50].
Cuốn sách "Revisiting Credit Scoring Models in a Basel II Environment”
của Altman, Edward I. (May 2002). London Risk Books 2002 [51].
Mô hình điểm số phân biệt nhiều biến số do Altman phát triển đầu tiên. Sau
đó đƣợc Steele (1984), Moms (1997) và các nhà nghiên cứu khác phát triển thêm.
Gọi chung là hàm thống kê Z-score [34]. Công thức nhƣ sau:
Công thức tính hệ số nguy cơ phá sản Zscore nhƣ sau:
* Đối với công ty đại chúng thuộc ngành sản xuất:
Z = 1.2.X1 + 1.4.X2 + 3.3.X3 + 0.64.X4 + 0.999.X5
Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sƣ Edward I. Altman đã phát triển ra Z’
và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, nhƣ sau:
* Đối với công ty chưa niêm yết thuộc ngành sản xuất:
Z’ = 0.717.X1 + 0.847.X2 + 3.107.X3 + 0.42.X4 + 0.998.X5
* Đối với các doanh nghiệp khác:
Chỉ số Z’’ đã đƣợc xây dựng cho các loại hình doanh nghiệp khác, và đƣợc
áp dụng cho hầu hết các ngành. Vì sự khác nhau khá lớn của chỉ tiêu X5 giữa các
ngành, nên chỉ tiêu X5 đã đƣợc đƣa ra. Công thức tính chỉ số Z’’:

Z’’ = 6.56.X1 + 3.26.X2 + 6.72.X3 + 1.05.X4

5


Ưu điểm: Kỹ thuật đo lƣờng rủi ro tài chính tƣơng đối đơn giản, thông tin
đƣợc kiểm chứng qua các năm đã diễn ra, các hệ số tài chính chính của doanh
nghiệp phổ biến và cơ bản, có nguồn tài liệu công khai...
Nhược điểm:
Mô hình này không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số
phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Mô hình không
tính đến một số nhân tố khó định lƣợng nhƣng có thể đóng một vai trò quan trọng
ảnh hƣởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp (danh tiếng, mối quan hệ lâu
dài giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan hay các yếu tố vĩ mô nhƣ sự biến
động của chu kỳ kinh tế).
(6) Giải thƣởng Nobel “For methods of analyzing economic time series
with time-varying volatility (ARCH)" của Robert F. Engle (2003)
Giải thƣởng Nobel “For methods of analyzing economic time series with
common trends (cointegration)" của Clive W.J. Granger (2003)
Năm 2003: Hai nhà khoa học gồm Robert F. Engle (ngƣời Mỹ) và Clive W.
J. Granger (ngƣời Anh) giành giải Nobel Kinh tế năm 2003 nhờ xây dựng đƣợc các
mô hình chuỗi thời gian cho công tác dự báo tăng trƣởng kinh tế. Trong khi đó, sự
bổ sung của nhà toán học Granger với các mô hình chuỗi thời gian không bền vững
đã tạo cơ sở cho các nhà kinh tế điều chỉnh mục tiêu dài hạn trên cơ sở dữ liệu ngắn
hạn. Nghiên cứu của hai ông đã giúp cải thiện chất lƣợng nghiên cứu kinh tế trong
nhiều lĩnh vực nhƣ tiêu dùng, tỷ giá hối đoái…[41]
Engel là ngƣời đầu tiên tìm ra mô hình ARCH. Để có thể dự báo đƣợc
phƣơng sai của biến nhiễu thì ông đặt ra một giả định là phƣơng sau của nhiễu Ut
(cú shock đƣợc đại diện bằng nhiễu) là phƣơng sai có điều kiện và sự thay đổi của
nhiễu đƣợc mô tả bằng một hàm hồi quy trong đó phƣơng sai của nhiễu phụ thuộc

vào bình phƣơng giá trị trễ biến nhiễu trong quá khứ. Phƣơng trình nhƣ sau:
 t2   0  1U t21   2U t22  ...   kU t2k   t

Từ phƣơng trình trên thì có thể dự báo đƣợc giá trị phƣơng sai của nhiễu và
từ đó xác định đƣợc mức rủi ro của biến đang xét [77 tr11-17].
6


Mô hình ARCH có nhƣợc điểm là giống nhƣ một quá trình trung bình trƣợt.
Bản thân Engel không giải thích đƣợc tại sao lại hồi quy phƣơng sai nhiễu theo bình
phƣơng nhiễu. ARCH giả thuyết các cú shock dƣơng hay âm đều có tác động đến
rủi ro vì trong phƣơng trình hồi quy các nhiễu đã đƣợc bình phƣơng, trên thực tế thì
không nhƣ vậy. ARCH sẽ kém hiệu quả khi độ trễ đƣợc chọn càng lớn hay nói cách
khác là bậc tự do càng cao sẽ làm mất quan sát và giảm thiểu tính truyền dẫn thông
tin từ quá khứ tới hiện tại.
(7) Sách “Essentials of Financial Risk Management” của Karen A.Horcher
(2005), xuất bản bởi John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey [66] đề cập đến
các nội dung:
+ Quản trị rủi ro tài chính là gì?
+ Xác định các rủi ro tài chính chủ yếu: Rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi
ro tín dụng, rủi ro hàng hoá và rủi ro hoạt động.
+ Chính sách quản lý và bảo hiểm rủi ro tài chính.
+ Đo lƣờng rủi ro tài chính.
+ Các sáng kiến toàn cầu trong quản trị rủi ro tài chính.
(8) Sách “Financial Enterprise Risk Management” của Paul Sweeting
(2011), xuất bản bởi United States of America by Cambridge University Press, New
York [72] với nội dung đề cập đến:
+ Giới thiệu về quản trị rủi ro doanh nghiệp: Tại sao phải quản trị rủi ro; các
khuôn khổ quản trị rủi ro doanh nghiệp; mô hình quản trị rủi ro,…
+ Định nghĩa về rủi ro.

+ Cách xác định rủi ro.
(9) Sách “Advanced Financial Risk Management” của Donald R.Deventer,
Kenji Imai, Mark Mesler (2013), xuất bản bởi John Wiley & Sons Singapore Pte,
Ltd [58]. Nội dung của cuốn sách đƣợc chia thành năm phần:
Phần 1: Quản trị rủi ro gồm các định nghĩa và mục tiêu quản trị rủi ro.
Phần 2: Kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất.
Phần 3: Kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng.
7


Phần 4: Ứng dụng quản trị rủi ro.
Phần 5: Chiến lƣợc danh mục đầu tƣ và quản trị rủi ro.
b. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến luận án
Ở Việt Nam thì các công trình, bài báo nghiên cứu về rủi ro tài chính không
nhiều. Có thể kể ra một số công trình, bài báo nghiên cứu nhƣ:
(1) Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Thị Quy chủ
biên, NXB Văn hoá – Thông tin, 2008 [33]. Những nội dung quan trọng của cuốn
sách đƣợc đề cập đến là:
+ Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, trên cơ
sở đó dự báo các rủi ro tiềm tàng mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, xác
định các công cụ quản trị rủi ro mà các doanh nghiệp có thể sử dụng.
+ Giới thiệu các phƣơng pháp đo lƣờng và phòng ngừa rủi ro cũng nhƣ phân
tích khả năng ứng dụng các phƣơng pháp này trong quản trị rủi ro đối với các doanh
nghiệp Việt Nam.
+ Tìm hiểu các mô hình quản trị rủi ro hiệu quả tại các nƣớc và đúc rút kinh
nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro của doanh
nghiệp và kiến nghị tầm vĩ mô đối với Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp

chủ động hơn trong phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
(2) Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài
chính đối với các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” do TS. Vũ Văn Ninh và Ths. Phạm
Văn Bình - Học viện Tài Chính chủ biên năm 2012 [32]. Đề tài nghiên cứu đã làm
rõ cơ sở lý luận về rủi ro tài chính và xây dựng các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro tài
chính đối với các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam làm cơ sở cho Chính phủ và Bộ Tài
chính xây dựng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo và kiểm soát rủi ro tài chính đối với các
Tập đoàn kinh tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Những kết luận quan trọng đã
đƣợc các tác giả đƣa ra trong đề tài đó là:
8


+ Việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro tài chính của các Tập đoàn kinh tế
đƣợc bắt đầu bằng việc nhận diện, phân loại rủi ro.
+ Các Tập đoàn kinh tế bắt đầu áp dụng các thành tựu quản trị tiên tiến trong
công tác quản trị nói chung và quản trị rủi ro tài chính nói riêng nhƣ: ESOP,
Balance,…và sử dụng tƣ vấn của các công ty tƣ vấn chuyên nghiệp.
+ Quan điểm quản trị rủi ro tài chính không phải là nhiệm vụ riêng của một
phòng ban cụ thể mà nhiệm vụ của tất cả các phòng ban và của mọi nhân viên.
+ Các Tập đoàn kinh tế theo dõi rất sát những biến số kinh tế vĩ mô để dự
báo và ứng phó kịp thời.
+ Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cho việc quản trị rủi ro tài
chính còn hạn chế do chi phí cao và không hiệu quả.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các quan điểm định hƣớng và giải pháp
để kiểm soát rủi ro tài chính các Tập đoàn kinh tế.
(3) Đề tài cấp Bộ “Quản trị rủi ro tài chính trong các Tập đoàn kinh tế
nhà nước – Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ và PGS.TS.
Nghiêm Thị Thà chủ biên, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2013 [16]. Các tác giả đã đƣa
ra những kết luận nhƣ:
+ Quốc hội, Chính phủ cùng với các Bộ, ngành đã khẩn trƣơng hoàn thiện

hành lang pháp lý để kiểm soát, giám sát việc sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các Tập
đoàn kinh tế nhà nƣớc trong vai trò là đại diện chủ sở hữu.
+ Các nhà quản lý đều dần nhận thức đƣợc vai trò, vị trí của quản trị rủi ro
trong hệ thống công cụ quản lý của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc.
+ Quản trị rủi ro tài chính tại các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đang dần đƣợc
sử dụng là công cụ đánh giá mức độ phù hợp của các mục tiêu, quyết định và chính
sách của hội đồng quản trị trong điều hành Tập đoàn kinh tế.
+ Công tác nhận diện rủi ro tài chính còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm.
+ Việc đo lƣờng rủi ro tài chính của các đơn vị trong Tập đoàn kinh tế nhà
nƣớc mới chỉ bƣớc đầu tiếp cận đƣợc với phƣơng pháp định tính giản đơn.

9


+ Tổ chức hệ thống kiểm soát rủi ro tài chính nhƣ thế nào, thực hiện công tác
kiểm soát rủi ro tài chính sao cho có hiệu quả còn là câu hỏi chƣa có lời giải.
+ Việc chủ động các nguồn lực tài chính cần thiết cũng nhƣ dự báo rủi ro tài
chính của các Tập đoàn kinh tế còn thụ động.
(4) Sách “Quản trị rủi ro tài chính” do TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, ĐH
Kinh tế TP. HCM biên soạn, NXB Thống kê, 2006 [38]. Cuốn sách đã cung cấp
những kiến thức hiện đại về các chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro thông qua các công
cụ phái sinh hiện đại [38]. Ngoài ra quyển sách này còn đƣa ra những đề xuất,
nguyên tắc và phƣơng pháp tổ chức hệ thống quản trị rủi ro trong các ngân hàng
thƣơng mại, các định chế tài chính ngân hàng và trong các doanh nghiệp.
(5) Sách “Rủi ro tài chính – Thực tiễn và phương pháp đánh giá” do
GS.TS Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến đồng chủ biên – Nhà xuất bản tài
chính 2009 [31]. Nội dung của cuốn sách hƣớng đến: Thực trạng rủi ro và tổn thất
tài chính; quản lý rủi ro tài chính; phƣơng pháp xác định giá trị rủi ro; phƣơng pháp
phân tích rủi ro danh mục đầu tƣ; dự báo rủi ro biến đổi theo thời gian; kiểm định
tính phù hợp của mô hình xác định giá trị rủi ro; áp dụng VaR trong quản lý đầu tƣ

và rủi ro tài chính; công nghệ quản lý rủi ro thế giới và thực tiễn quản lý rủi ro trong
các tổ chức tín dụng – ngân hàng ở Việt Nam.
(6) Sách “Quản trị rủi ro tài chính” – TS. Nguyễn Minh Kiều – Nhà xuất
bản thống kê, 2009 [27]. Nội dung của cuốn sách hƣớng đến các vấn đề: Nhận dạng
rủi ro tài chính; các công cụ tài chính phái sinh; các công cụ phái sinh trên thị
trƣờng ngoại hối; quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro lãi suất; quản lý rủi ro tỷ giá
của ngân hàng; thực trạng quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam.
(7) Bài báo “Rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp công nghiệp và dịch
vụ - nguy cơ tiềm tàng của khủng hoảng tài chính” của TS. Lê Văn Luyện – Tạp
chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 115, 2011. Bài báo đã đi đánh giá về những
rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dựa trên một số khía cạnh nhƣ: Khả năng
thanh toán, đòn bẩy tài chính, mức độ vòng quay vốn, hiệu quả đầu tƣ tài chính, tác
động của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả thị trƣờng [28].
10


Có thể thấy các nghiên cứu trên đây về quản trị rủi ro tài chính phần lớn tiếp
cận ở góc độ, phạm vi quản trị rủi ro tài chính nói chung, các nghiên cứu về quản trị
rủi ro tài chính của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh cụ thể còn ít, đặc biệt
là trong ngành Dƣợc thì chƣa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy đề tài luận án
đảm bảo không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài
chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro tài chính,
quản trị rủi ro tài chính.
Thứ hai, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản trị rủi ro tài chính các
doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam, làm rõ các kết quả, hạn chế, nguyên nhân của các
hạn chế trong quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để tăng cƣờng quản trị rủi ro tài
chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tài
chính các doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014. Trong đó tập
trung chủ yếu vào các rủi ro tài chính nhƣ: Rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng thƣơng mại,
rủi ro thanh khoản và rủi ro đòn bẩy tài chính.
- Phạm vi nghiên cứu là 36 doanh nghiệp Dƣợc có doanh thu lớn nhất năm
2012, gồm 15 doanh nghiệp niêm yết và 21 doanh nghiệp có cổ phiếu chào bán trên
thị trƣờng OTC giai đoạn 2009 – 2014 (xem Phụ lục 03 – Tổng quan về mẫu
nghiên cứu) [95].
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Tác giả luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp phân tích định tính và
phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhƣ: phƣơng pháp diễn giải, phân tích thống kê,
11


tổng hợp, so sánh trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng. Các số liệu
trong luận án đƣợc tác giả thu thập, xử lý bằng công cụ thống kê toán với sự hỗ trợ
của phần mềm EXCEL. Các giải pháp ở chƣơng 3 sử dụng các công cụ công nghệ
thông tin nhƣ: Mô hình cây quyết định, phần mềm STL, các công thức toán trong
EXCEL,…
- Đối với báo cáo tài chính các công ty: Đƣợc tổng hợp từ Sở giao dịch
chứng khoán, trang web của các công ty.
- Tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát 36 doanh nghiệp Dƣợc
để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính của các công ty.
- Trên cơ sở báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả sử dụng các
công thức tính toán các hệ số tài chính áp dụng cho một doanh nghiệp để tính cách
hệ số tài chính trung bình ngành cho tổng thể ngành Dƣợc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

(1) Về mặt khoa học, Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ thêm những vấn đề lý
luận chung về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, các bài
học kinh nghiệm từ doanh nghiệp nƣớc ngoài trong quản trị rủi ro tài chính doanh
nghiệp.
(2) Về mặt thực tiễn
- Luận án góp phần làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh
nghiệp Dƣợc ở Việt Nam theo bốn nội dung: nhận diện; đo lƣờng; kiểm soát và tài
trợ rủi ro tài chính.
- Luận án đã đƣa ra những đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tài
chính các doanh nghiệp Dƣợc gồm: Năm kết quả, sáu hạn chế và hai nhóm nguyên
nhân (khách quan và chủ quan) của những hạn chế đó.
- Luận án đã đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tài chính các
doanh nghiệp Dƣợc ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án gồm 3 chƣơng
12


Chương I: Lý luận chung về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong
doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp Dược ở
Việt Nam
Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị rủi ro tài chính
các doanh nghiệp Dược ở Việt Nam

13


CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về rủi ro trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của rủi ro
Thuật ngữ rủi ro (risk) ngày nay đƣợc sử dụng khá phổ biến trong sách báo
kinh tế và đời sống xã hội. Thông thƣờng, khi nói đến rủi ro ngƣời ta thƣờng hiểu là
những điều không tốt, không mong đợi xảy ra một cách ngẫu nhiên và không biết
trƣớc đƣợc. Trong Từ điển tiếng Việt phổ thông đã định nghĩa “rủi ro là điều không
lành mạnh, không tốt bất ngờ xảy ra”[42]
Thực tế cho thấy đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất
về rủi ro. Với những cách tiếp cận khác nhau, các trƣờng phái khác nhau đã đƣa ra
những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Một cách khái quát có thể chia thành hai
trƣờng phái chính: trƣờng phái truyền thống và trƣờng phái hiện đại.
Theo trƣờng phái truyền thống, rủi ro đƣợc hiểu là những tổn thất, mất mát
hay một tình trạng bất ổn, nguy hiểm có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên, ngoài ý
muốn đối với con người [42]. Bản chất rủi ro là một sự không chắc chắn
(uncertainty) về những thiệt hại, mất mát sẽ xảy ra. Tuy nhiên không phải mọi sự
không chắc chắn nào cũng đƣợc coi là rủi ro. Nếu tình trạng không chắc chắn nào
chƣa từng xảy ra và không thể ƣớc đoán đƣợc xác suất xảy ra chỉ đƣợc xem là sự
bất trắc chứ không phải là rủi ro. Đối với doanh nghiệp, đó là sự tổn thất về tài sản
hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến hoặc những bất trắc
ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có tác
động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Có thể nhận thấy cách
định nghĩa truyền thống trên đây chỉ cho thấy mặt định tính hay bản chất của rủi ro,
nó giúp phân biệt đƣợc giữa rủi ro và sự bất trắc nhƣng không cho phép đo lƣờng,
định lƣợng đƣợc rủi ro nhƣ thế nào.
14



×