ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HOÀNG MINH HIỀN
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HOÀNG MINH HIỀN
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL)
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
GS.TS. BÙI XUÂN PHONG
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin và số liệu sử dụng trong Luận văn đƣợc trích dẫn đủ nguồn tài liệu, kết
quả phân tích trong Luận văn là trung thực. Luận văn không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Hoàng Minh Hiền
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng là ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Nếu không có sự chỉ bảo và hƣớng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ nghiên cứu
và những lời động viên khích lệ của Thầy thì luận văn này không thể hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trƣờng, Khoa và các ban ngành đoàn thể của
trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trƣờng.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên tại Tập đoàn Viễn thông
Quân đội (Viettel) đã sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện điều tra khảo sát,
cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã hết
lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, động viên
tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi có thể yên tâm thực
hiện ƣớc mơ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Hoàng Minh Hiền
TÓM TẮT
Luận văn này bao gồm bốn phần chính :
Phần thứ nhất - chương 1 đã trình bày về tổng quan tình hình nghiên cứu về trách
nhiệm xã hội ở trong và ngoài nƣớc. Tiếp đến là tác giả trình bày về cơ sở lý luận về
CSR bao gồm khái niệm về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm
xã hội. Trong phần này, tác giả đã trình bày các khía cạnh của trách nhiệm xã hội và
mô hình TNXH của doanh nghiệp – Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1999). Tác
giả cũng nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng tới việc thực hiện TNXH, lợi ích của việc thực
hiện TNXH và các công cụ thực hiện và đánh giá TNXH của doanh nghiệp.
Phần thứ hai - chương 2 đãđề cập toàn bộ các nội dung liên quan đến phƣơng
pháp nghiên cứu và cách thức thu thập số liệu. Từ các bƣớc hoạch định ở chƣơng này
các chƣơng sau sẽ căn cứ vào đó để thực thi. Chƣơng 2 cũng trình bày về các phƣơng
pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng và cách thức thu thập để có đƣợc dữ liệu về 5 khía cạnh
thuộc TNXH tại Viettel. Các tiêu chí khảo sát đƣơc xây dựng theo Mô hình “Kim tự
tháp” của A.Carroll nhƣng có bổ sung thêm một khía cạnh nữa phù hợp với đặc thù
của Tập đoàn đó là trách nhiệm quốc phòng, an ninh.Từ các bƣớc hoạch định ở
chƣơng này các chƣơng sau sẽ căn cứ vào đó để thực thi.
Phần thứ ba - chương 3 giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Viettel bao gồm các
nội dung nhƣ: Lịch sử hình thành và phát triển, thƣơng hiệu, triết lý kinh doanh, văn
hóa kinh doanh và mô hình tổ chức. Chƣơng 3 cũng trình bày về các kết quả nghiên
cứu về việc thực hiện 5 khía cạnh của TNXH tại Viettel thông qua cơ sở dữ liệu thứ
cấp và các kết quả khảo sát tình hình thực tế tại 14 điểm giao dịch của Viettel. Trong
đó, các dữ liệu thu đƣợc từ cuộc nghiên cứu đƣợc đƣa vào phần mềm SPSS18 để xử
lý. Phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp kiểm định Cronback
Alpha và phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA. Trên cơ sở các kết quả kiểm định độ tin
cậy của thang đo, và phân tích nhân tố khám phá, tác giả đã hình thành mô hình hồi
quy tuyến tình để nghiên cứu về các nhân tố tác động đến công tác thực hiện trách
nhiệm xã hội của Viettel. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp hồi quy Enter/ Remove
bằng phần mềm SPSS 18 để có đƣợc kết quả và đƣa ra đánh giá về thực trạng thực
hiện CSR tại Viettel từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Phần thứ tư - chương 4, tác giả nêu lên định hƣớng phát triển của Vietttel trong
thời kì đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm duy trì và phát triển việc thực hiện TNXH tại Viettel.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP............................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................................... 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................8
1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp..................................................... 12
1.2.1. Văn hóa kinh doanh .............................................................................................12
1.2.2. Đạo đức kinh doanh .............................................................................................12
1.2.3. Trách nhiệm xã hội .............................................................................................13
1.2.4. Các khía cạnh CSR..................................................................................................... 15
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng tới CSR ............................................................................... 19
1.2.6. Tác dụng của việc thực hiện CSR ......................................................................22
1.2.7. Các công cụ thực hiện và đánh giá CSR ................................................................. 26
1.3.
Tóm tắt chƣơng 1 ......................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU .......................... 33
2.1.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng ....................................................................... 33
2.2.
Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu .......................................................... 33
2.2.1. Các nguồn dữ liệu....................................................................................................... 33
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................................................................... 34
2.3.
Nghiên cứu nguồn dữ liệu thứ cấp ............................................................................... 35
2.4.
Nghiên cứu điều tra khảo sát ........................................................................................ 36
2.4.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 36
2.4.2. Lý thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................................................. 37
2.4.3. Thiết kế bảng hỏi bảng hỏi ..................................................................................39
2.4.4. Thu thập dữ liệu .......................................................................................................... 39
2.4.5. Phân tích số liệu.......................................................................................................... 40
2.5. Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................41
CHƢƠNG 3 : THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠITẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) .......................................................................................... 42
3.1. Giới thiệu tổng quan về quá trình xây dựng và phát triển của Viettel....................... 42
3.2. Thƣơng hiệu, triết lý kinh doanh, văn hóa kinh doanh và mô hình tổ chức của
Viettel ............................................................................................................................................ 46
3.2.1. Thƣơng hiệu Viettel............................................................................................................ 46
3.2.2. Triết lý kinh doanh và văn hóa kinh doanh của Viettel.................................................. 47
3.2.3. Mô hình tổ chức của Tập đoàn ........................................................................................ 48
3.3. Thực trạng thực hiện TNXH tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ............... 51
3.3.1. Kết quả thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp ........................................................................ 51
3.3.2. Kết quả qua điều tra khảo sát ............................................................................................. 69
3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện TNXH tại Viettel........................................ 76
3.3.4. Đánh giá chung về thực hiện TNXH tại Viettel hiện nay.............................................. 77
3.4.
Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................................... 80
CHƢƠNG 4 : GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ THỰC
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA VIETTEL ............................................................. 81
4.1.
Định hƣớng phát triển của Vietttel trong thời kì đẩy mạnh hội nhập quốc tế .... 81
4.1.1. Những yêu cầu của xã hội đối với doanh nghiệp trong thời kì hội nhập quốc tế.... 81
4.1.2. Chiến lƣợc phát triển của Viettel trong giai đoạn tới ..................................................... 82
4.2.
Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc thực hiện TNXH của
Viettel ........................................................................................................................................... 84
4.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trƣớc hết là bộ phận cán bộ lãnh
đạo, quản lý CSR .......................................................................................................................... 84
4.2.2. Thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và
trách nhiệm xã hội......................................................................................................................... 86
4.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 tại Tập đoàn
Viettel ............................................................................................................................................ 89
4.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại tập
đoàn Viettel ................................................................................................................................... 92
4.3.
Kết luận chƣơng 4 .......................................................................................................... 94
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 97
PHỤ LỤC
DANH MỤCCÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
BCVT
Bƣu chính viễn thông
2
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
3
BHXH
Bảo hiểm xã hội
4
BHYT
Bảo hiểm y tế
5
BQP
Bộ quốc phòng
6
BTL
Bộ tƣ lệnh
7
CBCNV
8
CNTT
9
CoC
10
CSR
11
DN
Doanh nghiệp
12
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
13
KH
Khách hàng
14
KPCĐ
15
LĐ
16
SXKD
Sản xuất kinh doanh
17
TNXH
Trách nhiệm xã hội
18
UNESCO
Cán bộ công nhân viên
Công nghệ thông tin
Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct)
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(Corporate Social Responsibility)
Kinh phí công đoàn
Lao động
Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa Liên hợp
quốc
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Tổng hợp số kết quả thu và phát phiếu khảo sát
40
2
Bảng 3.1
Quỹ lƣơng của Tập đoàn trong giai đoạn 2010-
53
2014
3
Bảng 3.2
4
Bảng 3.3
5
Bảng 3.4
6
Bảng 3.5
7
Bảng 3.6
8
Bảng 3.7
9
Bảng 4.1
10
Bảng 4.2
Các khoản thu nhập khác của lao động tại Tập
đoàn
trong giai đoạn 2010-2014
Các khoản trích theo lƣơng 2014
54
Thị phần dịch vụ di động trên mạng 2G tính đến
tháng tháng 6/2014
Thị phần cung cấp dịch vụ di động trên mạng 3G
tính đến tháng 6/2014
Tổng hợp kết quả thuộc phần thông tin tham khảo
câu 1 đến câu 5
Tóm tắt kết quả hồi quy phƣơng pháp
Enter/Remove
Kế hoạch về thời gian áp dụng SA 8000 tại Viettel
63
Bảng kế hoạch cụ thể về chi phí cho việc áp dụng
SA 8000 tại Viettel
92
61
63
71
75
91
DANH MỤC HÌNH
STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Mô hình “kim tự tháp” của A.Carroll (1999)
15
2
Hình 1.2
Thứ bậc nhu cầu theo A. Maslow
21
3
Hình 2.1
Quy trình nghiên cứu
36
4
Hình 2.2
Mô hình nghiên cứu
38
5
Hình 3.1
Tăng trƣởng doanh thu của Viettel giai đoạn 2000
46
– 2012
6
Hình 3.2
Tỉ lệ kết nối cuộc gọi VTT giai đoạn 2010-2014
59
7
Hình 3.3
Phân loại theo giới
70
8
Hình 3.4
Phân loại theo độ tuổi
70
9
Hình 3.5
Phân loại theo trình độ học vấn
70
10
Hình 3.6
Phân loại theothâm niên công tác
70
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Sơ đồ 3.1
Cơ cấu tổ chức của Viettel
49
2
Sơ đồ 4.1
Xây dựng chƣơng trình đào tạo
91
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CSR đã trở thành một trào lƣu thực thụ và phát triển rộng khắp thế giới. Ngƣời
tiêu dùng tại các nƣớc phát triển hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lƣợng sản
phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó. Họ muốn biết liệu
các sản phẩm họ định mua có thân thiện với môi trƣờng sinh thái, với cộng đồng, có
tính nhân đạo và có lành mạnh hay không. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi của
ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng phát triển rất mạnh ở nhiều nƣớc. Chẳng hạn nhƣ
phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe foods) nhằm vào các công ty sản
xuất đồ ăn nhanh, nƣớc giải khát có ga; phong trào thƣơng mại công bằng (fair trade)
yêu cầu bảo đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của ngƣời sản xuất ở các
nƣớc Thế giới thứ ba; phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng long thú, tẩy chay sản
phẩm bóc lột lao động trẻ em nhằm vào Công ty Nike và Gap trƣớc đây; phong trào
tiêu dùng theo lƣơng tâm (shopping with a conscience),… Trƣớc áp lực xã hội, hầu hết
các công ty lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động đƣa
CSR vào chƣơng trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Nhiều chƣơng trình
CSR đã đƣợc thực hiện nhƣ: tiết kiệm năng lƣợng; giảm khí thải carbon; sử dụng vật
liệu tái sinh; sử dụng năng lƣợng mặt trời; cải thiện nguồn nƣớc sinh hoạt; xóa mù
chữ; xây dựng trƣờng học; cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai; thành lập quỹ và trung
tâm nghiên cứu phòng chống HIV – AIDS và các bệnh dịch khác ở các nƣớc đang phát
triển… Hầu hết các công ty đa quốc gia đều đã xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (Code of
Conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên và các đối tác làm ăn của
mình trên toàn thế giới. Lợi ích đạt đƣợc qua những cam kết thực hiện CSR đã đƣợc
ghi nhận. Không những hình ảnh công ty đƣợc cải thiện trong con mắt công chúng và
ngƣời dân địa phƣơng, mà nó còn giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện
các thủ tục đầu tƣ đƣợc thuận lợi hơn. Và, ngay trong nội bộ công ty, sự hài lòng và
gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng lên. Chƣa kể các chƣơng trình tiết kiệm
năng lƣợng cũng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ.
Hiện nay khá thịnh hành quan niệm “Doanh nghiệp-Công dân” (Corporate
Citizen), theo đó xét trên các phƣơng diện hoạt động, một doanh nghiệp không khác gì
so với một công dân: Công dân và doanh nghiệp đều cùng phải hoạt động kinh tế (làm
ra thu nhập) để sống và đóng góp cho nền kinh tế; cả hai đều phải tuân thủ pháp luật
1
của nhà nƣớc (luật dân sự, luật thuế, luật đất đai, luật lao động,…); và cả hai đều phải
tuân thủ những quy định (luật) bất thành văn đề đạo đức. Ví dụ, công dân phải có trách
nhiệm nuôi dƣỡng và báo hiếu cha mẹ lúc về già, sống văn hóa với xóm giềng, làng
xã, giúp đỡ tƣơng trợ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, thiên tai,…; còn doanh nghiệp,
ngoài việc tuân thủ pháp luật, còn phải tuân thủ những quy tắc đạo đức “bất thành
văn” nhƣ đối xử tốt, chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động, quan tâm đến cuộc sống tinh
thần của họ, tôn trọng cuộc sống, môi trƣờng sống yên bình, tín ngƣỡng của ngƣời dân
sống xung quanh doanh nghiệp,... Chính vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những
tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành
vi của mình trƣớc xã hội. Nhƣ vậy, có thể nói bản chất hoạt động của doanh nghiệp
không thể chỉ vì lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã phải đóng vai trò của một
“công dân” trong xã hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó.
Ở nƣớc ta, có một doanh nghiệp nhà nƣớc đã thực hiện TNXH thành công, đó
là Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel). Bên cạnh “sức mạnh mềm”, Viettel đã xây
dựng đƣợc “nền tảng tƣ tƣởng” với chuẩn mực đạo đức và các chƣơng trình thực hiện
CSR. Chính điều này đã giúp cho Viettel chiếm đƣợc tình cảm, lòng tin không chỉ đối
với số đông khách hàng, cơ quan quản lý trong nƣớc mà còn cả ở nƣớc ngoài. Tại
Châu Á là Lào, Campuchia, Đông Timor; tại Châu Phi là Mozambique, Cameroon; tại
Châu Mỹ là Haiti và Peru. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng ta thấy rằng, việc
thực hiện TNXH tại Viettel phần lớn mới chỉ dừng lại ở các chƣơng trình vì mục đích
từ thiện và nhân đạo. Trong khi đó, CSR nhìn chung phải đƣợc hiểu là cách thức mà
một doanh nghiệp đạt đƣợc sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi
trƣờng và xã hội đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác.
Cách thức mà doanh nghiệp tƣơng tác với các cổ đông, ngƣời lao động, khách hàng,
nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối tác
khác luôn đƣợc coi là một đặc điểm then chốt của khái niệm TNXH.
Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập
đoàn viễn thông quân đội (Viettel)” cho đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Từ cơ sở lý luận và nghiên cứu, bài luận văn nhận diện, đánh giá thực trạng tình hình
thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) để từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm duy trì và phát triển vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội tại Viettel.
2
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Một là, nghiên cứu, tìm hiểu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CSR.
+ Hai là, khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện TNXH tại Viettel.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc thực hiện
TNXH tại Viettel.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện trách nhiệm xã hội trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng là đề tài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, đây
là công trình đầu tiên nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn
thông quân đội (Viettel). Luận văn này trả lời những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra
nhƣ sau:
1. Bản chất của CSR là gì? Vì sao các DN phải thực hiện TNXH?
2. Viettel đã và đang thực hiện TNXH nhƣ thế nào? Chất lƣợng và kết quả ra
sao?
3. Để duy trì và phát triển việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Viettel cần
những định hƣớng, giải pháp gì?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thực hiện trách nhiêm xã hội tại Tập
đoàn viễn thông quân đội (Viettel).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Trong phạm vi khuôn khổ của nghiên cứu, giới hạn
khoảng thời gian nghiên cứu từ thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO – năm 2007 đến hết năm 2014.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm xã hội
tại Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã cố gắng có những đóng góp sau:
- Hệ thống hóa một số nội dung lý luận và thực tiễn về CSR.
- Phân tích, đánh giá khách quan thực trạng công việc thực hiện TNXH tại Tập
đoàn viễn thông Quân đội(Viettel) trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
- Từ góc độ của ngƣời nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất, kiến nghị một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện TNXH tại Viettel cũng nhƣ nâng cao chất
3
lƣợng, hiệu quả của nó.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
văn đƣợc chia thành 4 chƣơng:
-
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp.
-
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu.
-
Chƣơng 3: Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn viễn thông quân
đội (Viettel).
-
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển vấn đề thực hiện trách
nhiệm xã hội của Viettel.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:
(1) Maria Alejandra Gonzalez-Perezl, 2011. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hệ
thống TNXH tại Columbia (Foreign Direct Investment (FDI) and Social Responsibility
Networks (SRN) in Columbia).
Công trình của tác giả Maria xem xét mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài và CSR mà cụ thể là điều nghiên lƣợng khí thải CO2 ảnh hƣởng thế nào đến xu
hƣớng FDI vào Colombia nói riêng và khu vực các nƣớc Nam Mỹ nói chung. Tác giả
cũng đã trình bày khái niệm CSR và xác định tình hình chính trị xã hội ở châu Mỹ La
Tinh kể từ những năm 1980, những luận điểm này giải thích cho sự cần thiết phải xây
dựng và củng cố mạng lƣới TNXH.
(2) Padmakshi Rana, Jim Platts and Mike Gregory, 2009. Nghiên cứu về vấn đề
TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp thực phẩm, (Exploration of
corporation social responsibility in multinational companies within the food industry).
Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về CSR tại các công ty đa quốc gia trong
ngành sản xuất và chế biến thực phẩm (trong hai trƣờng hợp nghiên cứu điển hình) để
từ đó khẳng định CSR là công cụ và phƣơng thức hƣớng đến sự phát triển bền vững
của DN. Với mục tiêu phát triển bền vững, các DN cần có "chiến lƣợc phù hợp". Vậy
thế nào là một "chiến lƣợc phù hợp"? Các tác giả khẳng định "chiến lƣợc phù hợp" cần
xem xét sự cân bằng của ba yếu tố: giá trị đem lại cho cổ đông, sự hài lòng của khách
hàng và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm,
CSR đóng một vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của DN nhất là trong xu
hƣớng toàn cầu hóa vì CSR góp phần thiết lập mối quan hệ giữa ngành và xã hội. Các
tác giả đã xây dựng một mô hình lý thuyết để xem xét các vấn đề CSR đặt trong mối
liên kết với đòi hỏi của các bên hữu quan. Từ mô hình này, những thách thức về CSR
trong ngành này sẽ đƣợc xác định và giải quyết trong quá trình hoạt động của DN.
(3) Matthew J.Hirschaland, 2006. CSR và sự hình thành chính sách công toàn
cầu (Corporate social responsibility and the shaping of global public policy).
5
Tác giả bàn về tầm quan trọng của CSR trong công ty: Các quy định kinh doanh
toàn cầu mới – sự hiểu biết của công ty về CSR và CSR thực hành đáp ứng lý thuyết
quản trị toàn cầu và mạng lƣới chính sách công cộng toàn cầu.
(4) Xudong Chen, 2009. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Trung Quốc:
Nhận diện và thách thức (CSR in China: Conscious and challenges). Báo cáo tại hội
nghị “Hợp tác thƣơng mại Trung Quốc – Hoa Kỳ trong thế kỷ 21: Cơ hội và thách
thức cho các doanh nhân”, Ấn Độ.
Tác giả của nghiên cứu này đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra
tới 516 DN (bao gồm cả DN tƣ nhân và DN nhà nƣớc) và 1200 cá nhân trong cộng
đồng tỉnh Chiết Giang Trung Quốc để đánh giá mức độ nhận thức về CSR. Bảng khảo
sát đƣợc xây dựng dựa trên Mô hình “Kim tự tháp” do A. Carrol (1999) đề xuất bao
gồm 4 thành tố của CSR: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo
đức, trách nhiệm từ thiện và dựa trên sự mong đợi của cộng đồng và xã hội về các vấn
đề CSR. Từ đó, 40 tiêu chí đánh giá trong đó có 16 tiêu chí về các vấn đề của CSR của
DN và 24 tiêu chí đánh giá các vấn đề CSR mà cộng đồng mong đợi đƣợc chi tiết hóa
và đánh giá theo thang đo Likert 5 bậc. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn thực thi
CSR tại Trung Quốc không chỉ bị tác động bởi trình độ phát triển của quốc gia này mà
còn liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan chính phủ. Các tác giả cũng chỉ ra rằng
để thúc đẩy CSR tại Trung Quốc thì cần phải cải thiện hệ thống pháp lý và chức năng
cƣỡng chế của chính phủ và tăng cƣờng sự hiểu biết CSR trong xã hội.
(5) Rahizad Abd Rahim, Farah Waheeda Jalaludin, Kasmah Tajuddin; 2009. Hành
vi ngƣời tiêu dùng hƣớng đến CSR tại Malaysia (Consumer behavior towards corporate
social responsibility in Malaysia).
Đây là một công trình nghiên cứu về hành vi ngƣời tiêu dùng hƣớng đến CSR tại
Malaysia. Các tác giả khẳng định do trình độ nhận thức của ngƣời tiêu dùng ngày càng nâng
cao, các hoạt động CSR của DN sẽ ảnh hƣởng đến hành vi mua. Để kiểm chứng giả thuyết
nghiên cứu, một cuộc khảo sát đã đƣợc tiến hành với 220 ngƣời tiêu dùng nhằm xác định
mức độ nhận thức của ngƣời tiêu dùng về CSR và các hoạt động CSR mà ngƣời tiêu dùng
cho rằng DN nên thực hiện. Từ kết quả khảo sát, các tác giả phân tích và kết luận các yếu tố
cấu thành CSR có tác động đến hành vi mua của ngƣời tiêu dùng. Rõ ràng là có một bộ phận
không nhỏ ngƣời tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến CSR trong quyết định mua sắm của họ.
Nhƣ vậy, các DN có thể dựa trên kết quả nghiên cứu này nhằm xây dựng chiến lƣợc truyền
thông về CSR và đồng thời cũng cần chủ động thúc đẩy các hoạt động CSR để luôn sẵn sàng
6
đối phó với những lời chỉ trích về các hành vi vô trách nhiệm vì trong xã hội thông tin hiện
nay thì thông tin sẽ lan truyền đi rất nhanh chóng. Các tác giả cũng nhấn mạnh các nhà hoạch
định chính sách cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tạo ra khung khổ pháp lý cho
các hoạt động CSR.
(6) Forest L.Reinhardt, Robert N.Stavins and Richard H.K.Vietor; 2008. Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua lăng kính kinh tế (Corporate social
responsibility through an economic lens).
Ở nghiên cứu này, các tác giả tập trung phân tích các nội dung cốt lõi của CSR,
làm rõ tính pháp lý của CSR tại Mỹ và một số quốc gia khác nhƣ Canada, Nhật
Bản,…và chỉ ra một thực tế là bên cạnh những DN hiểu và tự nguyện thực hiện CSR,
nhiều DN coi việc thực hiện CSR là sự hi sinh lợi nhuận vì lợi ích xã hội. Từ đó, có ba
loại CSR đƣợc hình thành: CSR tự nguyện, CSR miễn cƣỡng và CSR không bền vững.
Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng nhà quản trị có vai trò quan trọng trong bất kể một
hành động CSR nào của DN. Cũng trong nghiên cứu này, một số hạn chế trong việc
thực thi CSR đƣợc nêu ra nhƣ giới hạn về kinh tế, giới hạn về cơ cấu tổ chức và giới
hạn về văn hóa tổ chức.
(7) Duane Windsor; 2006. TNXH của doanh nghiệp: Ba phƣơng thức tiếp cận
chính (Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches).
Tác phẩm này đã đƣợc đăng trên tạp chí Journal of Management Studies. Duane
Windsor đã kế thừa và phát triển những lý luận của các học giả trƣớc đó để đúc kết ra
ba phƣơng pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông định
nghĩa khái niệm “công dân doanh nghiệp” là sự giao thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của
cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó ông cho rằng một “công dân doanh nghiệp” cần
có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công ty, ảnh hƣởng của chính trị và làm từ
thiện một cách chiến lƣợc.
(8) Shizuo Fukada, 2007. TNXH DN tại Việt Nam: thực tiễn, triển vọng và
thách thức đối với các DN Nhật Bản (Corporate Social Responsibilitity in Vietnam:
Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations). Báo cáo của
CBCC về CSR tại Việt Nam.
Tác giả của báo cáo tóm lƣợc một số vấn đề nhƣ bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
sau giai đoạn đổi mới, thực thi thực hiện TNXH trong các DN Việt Nam và các DN
Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ một số thách thức đặt ra cho các
DN Nhật Bản trong việc thực thi CSR tại Việt Nam trong đó mức độ nhận thức thấp
7
của các bên liên quan về những nỗ lực của DN là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ
đến các hoạt động của DN. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để các DN Nhật Bản
nâng cao hiệu quả các chƣơng trình CSR trong DN Nhật Bản tại Việt Nam nhƣ : thúc
đẩy mối quan hệ giữa các DN với địa phƣơng; thắt chặt mối liên kết giữa trụ sở của
doanh nghiệp tại Nhật Bản và các chi nhánh ở nƣớc ngoài; phối hợp với các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực CSR tại khu vực châu Á và trên thế giới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề TNXH của DN (CSR) đã đƣợc biết đến từ những năm 90
của thế kỷ XX và có nhiều nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ cũng nhƣ của chính
phủ nhằm nâng cao mức độ nhận thức và thúc đẩy việc thực thi CSR trong các DN ở
Việt Nam. CSR là một vấn đề thực tiễn bức xúc đặt ra đòi hỏi chính phủ, cộng đồng
DN cũng nhƣ xã hội quan tâm và thúc đẩy thực thi. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
CSR lại rất ít và chƣa mang tính hệ thông. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây:
(1) Đỗ Minh Cƣơng, 2001. Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia.
Đây là một công trình đầu tiên ở nƣớc ta trình bày có hệ thống về các vấn đề
văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh,… từ phƣơng diện cơ
sở lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam. Trong đó, TNXH là một bộ phận cấu
thành không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
(2) Nguyễn Mạnh Quân, 2007. Đạo đức kinh doanh và Văn hoá Công ty. Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đây là giáo trình giảng dạy tại Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuốn sách đã
trình bày những khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, trách
nhiệm xã hội, thƣơng hiệu và sự xuất hiện các vấn đề của đạo đức trong kinh doanh.
Tác giả cũng đã cố gắng giải thích nguồn gốc cơ bản của những mâu thuẫn thông qua
việc giới thiệu về sáu triết lý đạo đức điển hình có ảnh hƣởng chi phối đến hành vi con
ngƣời trong kinh doanh và sự khác nhau trong cách tiếp cận khi thực thi những nghĩa
vụ TNXH cơ bản của doanh nghiệp về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn.
(3) Dƣơng Thị Liễu, 2011. Giáo trìnhvăn hóa kinh doanh. Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân.
Đây là giáo trình giảng dạy tại Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuốn sách đã
trình bày kiến thức tổng quan về văn hóa kinh doanh nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vài trò,
các nhân tố tác động,… ; các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh bao gồm triết lý
8
kinh doanh, đạo đức kinh doanh, TNXH, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp,
văn hóa ứng xử trong kinh doanh. Tác giả cũng phân tích sự đa dạng, phong phú của
văn hóa kinh doanh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, cung cấp những kỹ
năng cần thiết để xây dựng văn hóa kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cuối
cùng, tác giả phác thảo đời sống văn hóa kinh doanh Việt Nam, đặt ra các vấn đề cần
suy ngẫm, lý giải của văn hóa kinh doanh Việt Nam đƣơng đại và tập hợp các tình
huống của văn hóa kinh doanh. Và trong đó, TNXH của DN là một bộ phận cấu thành
không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
(4) Nguyễn Đình Cung, Lƣu Minh Đức; 2008. TNXH của DN - CSR – Một số
vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà nƣớc.
Bài báo cung cấp một góc nhìn tự sự quan sát và các hiểu biết của tác giả về
kinh nghiệm quốc tế về xử lý các vấn đề liên quan đếnCSR. Đây chính là các bài tập
tình huống có thật cho tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay. Bài báo cũng nêu
lên các góc độ và các bên hữu quan mà DN mà DN tác động hoặc có ảnh hƣởng đến
DN. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến ngƣời tiêu dùng và việc nhận thức, sử dụng
quyền của họ để đƣa ra các đòi hỏi chính đáng mà DN có trách nhiệm cả về pháp lý
lẫn đạo đức phải thực hiện nhƣ một sự cam kết rằng DN hoạt động tôn trọng môi
trƣờng, ngƣời tiêu dùng và các bên hữu quan khác.
(5) Phạm Văn Đức, 2010. TNXH của DN ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn cấp bách. Tạp chí triết học số 2.
Bài báo này tập trung phân tích nội dung của CSR, vai trò của việc thực hiện
CSR và một số vấn đề đặt ra trong thực thi CSR ở Việt Nam. Theo tác giả, việc các
DN thực hiện tốt TNXH không chỉ giúp bản thân DN phát triển bền vững, mà còn góp
phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ
việc thực hiện CSR và đánh giá khái quát tình hình thực thi CSR ở Việt Nam hiện nay,
tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cấp CSR.
(6) Nguyễn Quang Vinh, 2009. Thực trạng TNXH của DN ở Việt Nam. Báo
cáo tại hội thảo "TNXH DN và chiến lƣợc truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc
tế" do VCCI hợp tác với chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức.
Trong báo cáo này, tác giả tổng kết bối cảnh của CSR, những hoạt động của các
tổ chức quốc tế và trong nƣớc, những khung khổ pháp lý về CSR làm căn cứ triển khai
các chƣơng trình CSR tại DN. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ những thách thức ở cấp
độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ DN trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện
9
CSR tại Việt Nam.
(7) Lê Minh Tiến, Phạm Nhƣ Hồ; 2009. TNXH của DN. NXB Tri Thức.
Các tác giả quyển sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về khái
niệm CSR, phân tích những tác động của các thành phần có liên quan đến DN, những
diễn ngôn, những hành động và các khuynh hƣớng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu
thuẫn và các giới hạn của CSR trong mối tƣơng quan với các mục tiêu phát triển bền
vững. Quyển sách này cũng đề xuất một cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các
hoạt động kinh tế với xã hội, đồng thời cũng gợi mở những góc độ tƣ duy hữu ích cho
cả giới nghiên cứu lẫn những ngƣời làm công tác thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh
vực kinh tế, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ,…).
(8) Đào Quang Vinh, 2003. Báo cáo tóm tắt nghiên cứu CSR tại các DN thuộc hai
ngành dệt may và da giầy. Viện khoa học lao động và xã hội.
Tác giả trình bày bối cảnh của 2 ngành da giầy và dệt may Việt Nam, chỉ ra sự
cần thiết tuân thủ các tiêu chuẩn về CSR và chỉ ra thực trạng về CSR trong hai ngành
này của Việt Nam. Đồng thời, báo cáo cũng tổng kết những lợi ích mà các DN trong
hai ngành có đƣợc từ những hoạt động CSR. Kết quả khảo sát trên 24 DN thuộc hai
ngành dệt may và da giầy cũng đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chƣơng trình CSR,
doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8
triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hành xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả
kinh tế, các DN còn có lợi trong việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và
hài lòng của ngƣời lao động, thu hút đƣợc những lao động có chuyên môn cao.
(9) Nguyễn Thị Chúc, 2014. Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa
chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung
về CSR trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Tác giả nghiên cứu và đƣa ra những đánh
giá về thực trạng việc thực hiện TNXH của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Thông qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm thực hiện tốt hơn TNXH của công ty trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng trong
thời gian tới.
(10) Trần Thị Huyền, 2013. Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp Viettel
để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Luận văn Thạc sĩ. Học viện công nghệ bƣu
chính viễn thông.
10
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số
vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Luận văn đã nêu lên những đánh giá về
thực trạng văn hóa doanh nghiệp Viettel, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp
của Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
(11) Nguyễn Trang Nga, 2012. Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Viễn thông
Quân đội Viettel và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Đại học Ngoại thƣơng.
Tác giả đã nêu rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, vai trò
của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay cũng nhƣ thực trạng xây dựng
văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Thông qua đó, tác giả
đúc rút ra đƣợc những bài học cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam về quá trình
xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
(12) Nguyễn Hƣơng Lan, 2011. Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn viễn thông
quân đội – Chi nhánh Viettel Hồ Chí Minh. Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Đại học kỹ
thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tác giả đã nêu lên một số vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, giới
thiệu về văn hóa Viettel. Đặc biệt, thông qua chuyên đề tốt nghiệp này, tác giả đã phân
tích ảnh hƣởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Viettel – Chi nhánh Hồ Chí Minh thông qua việc so sánh giữa hai giai đoạn: giai đoạn
chƣa xây dựng văn hóa doanh nghiệp (2000-2003) và giai đoạn đã xây dựng văn hóa
doanh nghiệp (2004-nay).
Tóm lại, thực hiện TNXH trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở các doanh nghiệp
Việt Nam nói riêng là đề tài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Cũng nhƣ vậy, nghiên
cứu về văn hóa doanh nghiệp tại Viettel không phải là đề tài mới, bởi hiện tại cũng đã
có một số công trình nghiên cứu từ chuyên đề tốt nghiệp đại học cho tới luận văn thạc
sĩ bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu
hệ thống, chuyên sâu về thực hiện TNXH tại Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel)
để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển nó. Đây chính là đối
tƣợng và mục đích nghiên cứu của bài luận văn này.
11
1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Văn hóa kinh doanh
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Dƣơng Thị Liễu, 2012, trang
11).
Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích đạt đƣợc lợi
nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh nhƣ quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán,
sản xuất.
Nhƣ vậy, với cách tiếp cận văn hóa nhƣ trên, có thể hiểu theo nghĩa rộng, “Văn
hóa kinh doanh (business culture) là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh
thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh,
trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh” (Dƣơng Thị
Liễu, 2012, trang 43).
Tuy nhiên, văn hóa có thể hiểu theo nghĩa hẹp là những giá trị, thái độ và hành
vi giao tiếp đƣợc đa số thành viên của một nhóm ngƣời cùng chia sẻ và phân định
nhóm này với nhóm khác. Do vậy, theo nghĩa hẹp, “Văn hóa kinh doanh là một hệ
thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo
ra và tích lũy trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với
xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực” (Dƣơng Thị Liễu, 2012, trang 43).
Văn hóa kinh doanh đƣợc cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh doanh,
đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử
trong hoạt động kinh doanh.
1.2.2. Đạo đức kinh doanh
Đạo đức là một phạm trù đặc trƣng của xã hội loài ngƣời. Đạo đức là một phạm
trù rất rộng đề cập đến mối quan hệ con ngƣời và các quy tắc ứng xử trong mối quan
hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong các hoạt động sống. Từ góc độ khoa học, theo
Từ điển Điện tử American Heritage Dictionary “Đạo đức là một bộ môn khoa học
nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng – cái sai,
quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề
nghiệp”. Đạo đức kinh doanh chỉ bắt đầu đƣợc nghiên cứu nghiêm túc và phát triển
12
thành một môn khoa học, cả về lý luận và thực hành, vào nửa sau thế kỉ XX ở các
nƣớc công nghiệp phát triển phƣơng Tây, khi các nhà quản lý phải đối đầu với các vấn
đề nảy sinh từ việc quản lý các công ty khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu và
khi họ chứng kiến sự lớn mạnh của các công ty thuộc nền kinh tế Á Đông truyền
thống.
“Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng,
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh”
(Dƣơng Thị Liễu, 2012, trang 106).
“Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng
dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như
người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại điện cơ quan pháp lý,
cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là
đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức” (Nguyễn Mạnh Quân, 2007, trang 18).
Đạo đức kinh doanh chính là một dạng đạo đức nghề nghiệp đƣợc vận dụng vào
trong hoạt động kinh doanh. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
-
Tính trung thực
-
Tôn trọng con ngƣời
-
Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn
với trách nhiệm xã hội.
-
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Đối tƣợng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh :
-
Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh
-
Khách hàng của doanh nhân
Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh : Đó là tất cả những thể chế xã hội,
những tổ chức, những ngƣời liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh :
Thể chế chính chị (XHCN), chỉnh phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng,
cổ đông, chủ doanh nghiệp, ngƣời làm công, …
1.2.3. Trách nhiệm xã hội
1.2.3.1.
Khái niệm về trách nhiệm xã hội
“Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải
thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm
13
tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội”(Nguyễn Mạnh Quân, 2007, trang19).
Khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tƣợng ảnh hƣởng của mình ra
nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó
là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới các vấn đề
xã hội xung quanh nhƣ với cộng đồng (quyền con ngƣời, các vấn đề về lao động, bảo
vệ môi trƣờng;…). Sau rất nhiều định nghĩa về CSR thì định nghĩa của Nhóm Phát
triển Kinh tế Tƣ nhân của Ngân hàng thế giới đƣa ra có tầm bao quát nhất : “Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát
triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống
của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách
có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”(Dƣơng Thị
Liễu, 2012, trang 108).
Nhƣ vậy, TNXH :
- Là sự tự cam kết của DN thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các
quy định về quản lý của DN, bằng phƣơng pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ
pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của DN, ngƣời lao động, Nhà Nƣớc
và xã hội.
- Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của DN nhằm đảm bảo lợi ích của
ngƣời lao động, DN, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ ngƣời tiêu dùng và tuân thủ các
quy định của pháp luật nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung là phát triển bền vững.
1.2.3.2.
Phân biệt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Trong thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội đƣợc nhiều ngƣời sử dụng đồng nghĩa
với đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất đây là hai khái niệm khác nhau. Một khía
cạnh quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp, để đánh giá doanh nghiệp
chính là trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện
của đạo đức kinh doanh, là việc hiện thực hóa các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh
doanh thành những hành động thực tế, nhằm phát huy đƣợc nhiều nhất những tác động
tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội có
thể đƣợc coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội ; trong khi đó
đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng về mặt tổ
chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh. Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đạo đức kinh doanh.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mà đạo đức kinh doanh đặt ra.
14
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ra đời sau đạo đức kinh doanh và đang là mối quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay.
1.2.4. Các khía cạnh CSR
CSR là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã
hội nhằm đạt đƣợc nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động
tiêu cực đối với xã hội.
Nhiều lãnh đạo của DN cho rằng, CSR là tham gia vào các chƣơng trình trợ
giúp các đối tƣợng xã hội nhƣ hỗ trợ ngƣời tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình
nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhƣng hoàn toàn chƣa đủ,
mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công
ty. Quan trọng hơn, một DN phải dự đoán và đo lƣờng đƣợc những tác động về xã hội
và môi trƣờng mà hoạt động của DN gây ra, đồng thời phát triển những chính sách
làm giảm bớt những tác động tiêu cực.
CSR còn là cam kết của DN đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững; hợp tác
cùng ngƣời lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lƣợng
cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho DN vừa ích lợi cho phát triển. Nếu là DN sản xuất
xe hơi, phải tính toán đƣợc ngay cả năng lƣợng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách giảm
thiểu; là DN sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý ...
Nhƣ vậy, về cơ bản, CSR bao gồm bốn khía cạnh sau đây: nghĩa vụ kinh tế,
nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ nhân đạo.Mô hình “Kim tự tháp” của
A. Carroll (1999) cũng đề cập tới 4 khía cạnh nói trên của CSR.
TỪ THIỆN
ĐẠO ĐỨC
PHÁP LUẬT
KINH TẾ
Hình 1.1: Mô hình “kim tự tháp” của A.Carroll (1999)
1.2.4.1.
Nghĩa vụ kinh tế
Nghĩa vụ kinh tế trong CSR là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần
và muốn với một mức giá có thể duy trì DN ấy và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN
với các nhà đầu tƣ; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài
15