Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,536 trang)

hai số phận jeffrey archer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 1,536 trang )


Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com


Tóm tắt nội dung:
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Chúng ta hãy cùng đọc những gì
người khác viết về cuốn tiểu thuyết:
"Với cuốn Kane và Abel này, Jeffrey
Archer đứng vào hàng mười nhà văn đầu
bảng của thế giới hiện nay" - The Los
Angeles Times.
"Tôi đố bất cứ ai không thích cuốn
sách này, vì nó là một trong những cuốn
tiểu thuyết hay nhất tôi từng được đọc từ
trước tới nay" - Otto Preminger.
"Một cuốn tiểu thuyết có sức mạnh
phi thường" - The Evening News.
"Jeffrey Archer có thiên tài về kể
chuyện" - Susan Howatch.


Còn đây là lời chính tác giả:
"Hai người đã giúp cho cuốn sách
này được hình thành, và cả hai người đều
muốn giấu tên. Một người đang soạn
cuốn hồi ký của đời mình, còn một người
đang là nhân vật quan trọng ở Hoa Kỳ".
"... Chỉ sau khi đã chết rồi cô ta
mới không kêu hét nữa. Và cũng chính
vào lúc đó đứa bé mới bắt đầu gào


khóc.
Chú nhỏ đang đi săn thỏ trong rừng
gần đó nghe thấy lạ nhưng không phân
biệt được đó là tiếng hét cuối cùng của
người đàn bà hay tiếng khóc đầu tiên
của đứa bé. Đột nhiên chú quay người
lại, cảm thấy có chuyện gì nguy hiểm,
đôi mắt chú dò tìm xem có con thú nào
bị đau. Chú chưa bao giờ nghe một con


thú nào kêu lên như vậy. Chú cẩn thận
đi từng bước đến gần nơi phát ra tiếng
kêu. Lúc này tiếng kêu đã thành rên rỉ
nhưng vẫn không giống với tiếng của
bất cứ con thú nào chú được biết. Chú
chỉ mong con thú này nhỏ để chú đủ
sức giết được và để có cái gì mới thay
cho món thịt thỏ bữa tối...".


Hai Số Phận
Tác giả: Jeffrey Archer
Dịch giả: Anh Thư
Chương 1
1906 – 1923
Ngày 18 tháng 4, 1906 Slonim, Balan Chỉ sau khi đã chết rồi cô ta mới
không kêu hét nữa. Và cũng vào chính
lúc đó đứa bé mới bắt đầu gào khóc.
Chú nhỏ đang đi săn thỏ trong rừng

gần đó nghe thấy lạ nhưng không phân
biệt được đó là tiếng hét cuối cùng của
người đàn bà hay tiếng khóc đầu. tiên
của đứa bé. Đột nhiên chú quay người
lại, cảm thấy có chuyện gì nguy hiểm, đôi
mắt chú dò tìm xem có con thú nào bị
đau. Chú chưa bao giờ nghe một con thú


nào kêu lên như vậy. Chú cẩn thận đi
từng bước đến gần nơi phát ra tiếng kêu.
Lúc này tiếng kêu đã thành rên rỉ nhưng
vẫn không giống với tiếng của bất cứ con
thú nào chú được biết. Chú chỉ mong con
thú này nhỏ để chú đủ sức giết được và
để có cái gì mới thay cho món thịt thỏ
bữa tối. Chú thợ săn nhỏ rón rén ra phía
bờ sông, nơi có tiếng kêu lạ vẳng đến.
Chú nấp sau từng gốc cây để có chỗ dựa
nếu xảy ra chuyện gì. Chú nhở lời bố dặn
là chớ bao giờ đứng ra ngoài chỗ trống.
Ra đến bìa rừng, chú đã có thể nhìn rõ cả
một khoảng thung lũng kéo dài xuống đến
sông, và lúc này chú mới nhận ra tiếng
kêu quái lạ ấy không phải phát ra từ một
con thú bình thường. Chú bò dần về phía
có tiếng rên.


Đến đây, chú đã hoàn toàn ra chỗ

trống. Bỗng chú trông thấy người đàn bà
nằm đó, áo váy vén lên ngang ngực còn
hai chân thì giang rộng. Chú chưa hề thấy
người đàn bà nào như thế bao giờ. Chú
chạy vội đến bên cạnh, nhìn xuống bụng
người đàn bà và chú hoảng sợ. Giữa hai
chân người đàn bà có một vật nhỏ đỏ hỏn
và ướt đẫm, dính vào người bằng một cái
gì đó như sợi dây thừng. Chú bé thợ săn
bỏ mấy con thỏ mới lột da xuống rồi quỳ
vào bên cạnh vật nhỏ bé ấy.
Chú ngỡ ngàng nhìn một lúc rồi lại
quay ra nhìn người đàn bà. Chú chưa
biết mình phải làm thế nào. Thân thể
người đàn bà đã tái xanh vì rét lạnh. CÔ
ta chỉ ngoài hai mươi nhưng khuôn mặt
đã già cỗi khiến chú bé tưởng cô đã đến


tuổi trung niên. Chú biết là cô ta đã chết
rồi. Chú bỗng nhấc cái cơ thể nhỏ bé lên.
Chú cũng không biết tại sao mình làm
như vậy. CÓ lẽ vì chú thấy đứa bé đưa
mấy ngón tay nhỏ xíu lên cào vào bộ mặt
nhăn nhúm của nó nên chú sợ chăng.
Nhấc lên rồi chú mới biết là giữa
người mẹ với đứa con vẫn còn dính vào
nhau bằng một sợi dây nhầy nhụa.
Trước đó ít ngày chú đã được xem
một con cừu đẻ. Bây giờ chú cố nhớ lại.

Chú biết người chăn cừu đã làm như thế
nào, nhưng chú không biết là với một
đứa bé thì có thể làm như vậy được
không? Đứa bé đã thôi không rên rỉ nữa.
Chú cảm thấy mình phải gấp rút quyết
định. Chú rút con dao ra, con dao chú
vừa dùng để lột da thỏ, lau vào tay áo


rồi, ngập ngừng một chút, chú cắt đứt sợi
dây Ở chỗ gần bụng đứa bé. Máu tuôn ra
Ở hai đầu dây. Chú thử nhớ lại xem
người chăn cừu đã làm như thế nào. Ông
ta thắt một cái nút để máu khỏi chảy. à,
đúng thế rồi. Chú bứt một cọng cỏ dài Ở
dưới đất và thắt vội vào đầu dây rồi bế
đứa bé lên. Chú từ từ đứng dậy và bỏ lại
đó ba con thỏ với người đàn bà đã chết.
Trước lúc đi, chú khép hai chân lại cho
người mẹ và kéo chiếc váy xuống đến
đầu gối. Chú chỉ biết làm như vậy được
thôi.
- Ôi lạy Chúa! - Mỗi khi làm điều gì
hoặc rất tốt hặc rất xấu, chú vẫn thường
thốt lên như vậy. Trong trường hơp này,
chú chưa thể biết là xấu tốt như thế nao.
Chú bé thợ săn cứ thế chạy vội về


nhà. Chú biết là mẹ chú chỉ chờ chú

mang thỏ về là sửa soạn bữa ăn tối Bà
mẹ sẽ hỏi hôm nay chú săn được mấy
con. Nhà có những tám miệng ăn, phải có
ít nhất là ba con thỏ mới đủ. Đôi khi chú
kiếm được con vịt hoặc con ngỗng, có
lúc được cả một con chim trĩ bay lạc từ
trong trại của Nam Tước ra đây. BỐ chú
làm Ở trang trại ấy.
Nhưng hôm nay chú lại bắt được một
con thú khác. Về đến cửa nhà, chú không
dám rời tay khỏi đứa bé chú đang bế,
chú lấy chân đá vào cửa để mẹ nghe thấy
và ra mở. Chú lặng lẽ giơ đứa bé lên cho
mẹ xem. Người mẹ không đón ngay đứa
bé mà còn đưa tay lên ngực và nhìn nó
một lát.
- Ôi, lạy Chúa! - Người mẹ nói và


làm dấu thánh giá. Chú ngước nhìn mẹ
xem bà vui hay buồn. Nhưng đôi mắt
người mẹ cúi xuống nhìn một cách rất
hiền dịu chú chưa từng thấy. Chú biết
ngay rằng điều mình làm là tốt.
- Em bé, hả mẹ?
- Con trai, - Mẹ chú gật đầu khẽ nói.
- Con tìm thấy Ở đâu thế ?
- Ở gần bờ sông, mẹ ạ, - Chú đáp.
Còn mẹ đứa bé đâu?
- Chết rồi.

Người mẹ làm dấu thánh giá.
- Con mau chạy đi nói với bố. BỐ sẽ
tìm bà Urszula Wojnak trên trại. Rồi con
phải dẫn cả hai người đến chỗ có người
mẹ của đứa bé này. Sau đó mọi người về
đây ngay nhé.
Chú thợ săn nhỏ trao đứa bé cho mẹ.


Chú mừng thầm trong bụng là mình đã
không bỏ mặc đứa bé. Trao được cho mẹ
rồi, chú lau hai tay vào quần và chạy đi
tìm bố.
Người mẹ lấy vai đẩy cửa vào trong
và gọi đứa con gái lớn ra đặt nồi nước
lên bếp lò. Rồi bà ngồi xuống một chiếc
ghế gỗ, cởi khuy áo và ấn đầu vú vào cái
miệng lthăn nhúm của đứa bé. Thế là
Sophia, đứa con gái mới được sáu tháng,
tối nay sẽ phải nhịn không còn sữa ăn
nữa. Người mẹ lấy làm lo buồn. - Nhưng
sao lại thế nhỉ? - Người mẹ bỗng thốt lên
và kéo chiếc khăn choàng lên cánh tay
mình cùng với đứa bé. - Ôi, chú bé tội
nghiệp này, để đến sáng mai thì chú cũng
chết mất thôi.
Lúc bà đỡ già Urszula Wojnak tắm


rửa và thắt lại rốn cho đứa bé thì người

mẹ không nhắc lại những ý nghĩ vừa rồi
nữa. Còn ông chồng chỉ đứng lặng yên
mà nhìn.
- CÓ khách vào nhà tức là có Chúa
vào nhà, - Người mẹ chợt nhắc đến một
câu tục ngữ Ba lan.
ông chồng nhổ toẹt một cái.
- ĐỒ chết dịch Ở đâu. Nhà này còn
thiếu gì trẻ con nữa chứ?
Người mẹ làm như không nghe thấy
ông ta nói gì, ehỉ đưa tay vuốt mấy sợi
tóc đen trên đầu đứa bé.
- Ta đặt tên nó là gì nhỉ? - Người đàn
bà nói và ngước mắt nhìn chồng.
- Ai mà biết được? Cứ để cho nó
chết mà không có tên tuổi gì hết là xong.
- Ông nhún vai.


***
Ngày 18 tháng 4, 1906
Boston, Massachusetts
Bác sĩ nắm lấy cổ chân đứa bé mới
đẻ nhấc cao lên và phát cho nó một cái
vào đít Đứa bé bật khóc. Ở Boston, bang
Massachusetts, có một bệnh viện chuyên
phục vụ cho những ai mắc các chứng
bệnh của người giàu có, và vào một số
trường hơp đặc biệt nào đó bệnh viện
cũng kiêm cả việc đỡ đẻ cho những trẻ

sơ sinh giàu có được ra đời. Ở bệnh viện
đa khoa Massachusetts này, các bà mẹ
không phải kêu hét và cũng không phải
mặc quần áo bình thường khi sinh đẻ Lệ
là như thế rồi.
Một người đàn ông trẻ tuổi đi đi ìa.i
lại bên ngoài phòng đẻ. Bên trong có hai


bác sĩ khoa nhi cùng với một bác sĩ riêng
của gia đình làm nhiệm vụ. Người cha
này không dám để xảy ra chuyện gì cho
đứa con đầu lòng của mình. Hai bác sĩ
khoa nhi sẽ được trả một món tiền lớn
với mỗi một việc là đứng đó để chứng
kiến chuyện sinh đẻ thôi. Một trong hai
bác sĩ
ấy đã mặc sẵn bộ lễ phục bên dưới
chiếc áo choàng trắng của bệnh viện, để
hễ xong Ở đây ra là ông đi dự tiệc Ở đâu
đó ông ta không thể nào vắng mặt trong
ca sinh đẻ đặc biệt này được. Trước đó,
cả ba bác sĩ đâ rút thăm với nhau xem ai
trong số họ sẽ trực tiếp
đỡ đẻ Cuối cùng, người rút trúng là
bác sĩ đa khoa MacKenzie. Người cha
vừa đi lại ngoài hành lang vừa nghĩ xem


sẽ đặt cái tên gì cho hay và gặp nhiều

may mắn. Thực ra, anh cũng không lo
đến chuyện ấy lắm.
Sáng hôm đó, Roberts đã chở Anne,
vợ anh, đến bệnh viện bằng cỗ xe ngựa
hai bánh. VỢ anh đã tính đến hôm đó là
ngày thứ hai mươi tám của tháng thứ chín
rồi. CÔ ta bắt đầu đau đẻ ngay từ sau lúc
ăn sáng, nhưng người ta bảo anh là nếu
có đẻ cũng phải đến chiều sau giờ ngân
hàng anh đóng cửa. Anh là một người rất
có kỷ luật, không muốn việc vợ mình đẻ
ảnh hưởng gì đến giờ giấc của người
khác. Anh vẫn cử đi đi lại lại trong hành
lang như vậy. Mấy cô y tá và bác sĩ trẻ
tất tả ra vào đều biết anh đang có mặt Ở
đây. Đi qua gần chỗ anh, họ thì thầm với
nhau nhưng ra xa họ lại nói bình thường.


Anh không để ý chuyện đó, vì đã quen
với mọi người vẫn đối xử với mình như
vậy Phần lớn những người Ở đây chưa
gặp anh bao giờ nhưng mọi người đều
biết anh là ai. Nếu đứa bé sinh ra hôm
nay là con trai, có lẽ anh sẽ xây tặng cho
bệnh viện một khu nhi mới mà bệnh viện
đang rất cần. Anh đã tặng họ một thư
viện và một trường học rồi. Anh chàng
sắp làm bố ấy giở tờ báo buổi chiều ra
xem nhưng chẳng đọc chữ nào ra chữ

nào. Anh bứt rứt, lo lắng. Chắc là họ
(anh gọi mọi người là "họ" hết) chẳng
bao giờ có thể hiểu được là anh dứt
khoát phải có con trai, để một ngày kia
nó sẽ thay anh làm thống đốc và chủ tịch
ngân hàng. Anh lật mấy trang báo buổi
chiều. Đội Tất ĐỎ Boston đấu


với đội Cao Nguyên New York .
Xong trận này chắc họ sẽ khao to. Anh
chợt nhớ đến mấy dòng chữ to Ở trang
đầu bèn lật lại xem. Báo đưa tin một vụ
động đất tệ hại nhất trong lịch sử nước
Mỹ. San Phrancisco bị tàn phá ghê gớm.
ít nhất có bốn trăm người chết. Ôi, bao
nhiêu là tang tóc. Anh bỗng thấy bực dọc
trong người. Chuyện động đất làm mất cả
ý nghĩa việc đứa con anh sắp ra đời.
Đáng lẽ người ta phải nhớ rằng trong
những ngày này còn có sự kiện gì khác
nữa chứ. Anh chưa hề có lúc nào nghĩ
rằng đứa bé có thể là con gái. Anh lật tờ
báo sang trang tài chính và xem lại mục
thị trường chứng khoán: chỉ số đã tụt
xuống mấy điểm. Thế là vụ động đất chết
tiệt kia đã làm giảm mất giá tn cổ phần


của anh trong ngân hàng tới một trăm

ngàn đô-la. Tuy nhiên, với tài sản riêng
của anh hiện vẫn còn trên 16 triệu đô-la
thì đến mấy vụ động đất như Ở
Caliphornia cũng chưa làm gì anh được.
Anh vẫn còn có thể hưởng tiền lãi
suất, còn cả cái vốn 16 triệu kia vẫn sẽ
nguyên đó để con trai anh sau này thừa
kế. Anh tiếp tục đi lại trong hành lang và
làm như vẫn đọc tờ báo buổi chiều.
ông bác sĩ khoa nhi đã mặc sẵn lễ
phục khi nãy bước ra khỏi phòng đẻ để
báo tin. Ông ta cảm thấy
mình phải làm cái gì đó cho xứng với
món tiền to sắp được lĩnh, và ông nghĩ
mình cũng đang là người ăn mặc chỉnh tề
nhất để thông báo tin này. Hai người
đứng nhìn nhau một lúc. Ông bác sĩ thấy


hơi xúc động nhưng không muốn biểu lộ
gì trước mặt người mới làm bố.
- Xin chúc mừng ông, ông đã có con
trai, một chú bé nhỏ tí và rất xinh đẹp.
Người cha nghĩ bụng ông bác sĩ nói
thế là dở quá, vì đứa nào mới sinh ra mà
chả nhỏ tí? Nhưng cái tin con trai ông ta
vừa nói đến giờ mới ngấm vào người
anh. Suýt nữa anh bật lên nói tạ Ơn
Chúa. Ông bác sĩ hỏi thêm một câu nữa
để phá tan cái im lặng lúc đó.

ông đã định đặt tên cháu là gì chưa ?
Người cha trả lời ngay, không ngập
ngừng:
- Cháu tên là William Loquell Kane.
***
Sau khi cả nhà đã hết nhộn nhịp với
việc đứa bé mới về nhà này và mọi


người đã đi ngủ từ lâu rồi, người mẹ vẫn
còn thửc với đứa bé trong tay. Helena
Khôngskiequicz là một người rất tin Ở
cuộc sống. Bằng chứng là chị đã đẻ và
nuôi được sáu đứa con. Trước đó chị đã
để mất đi ba đứa từ lúc chúng còn nhỏ,
nhưng chị cũng chưa để cho đứa nào chết
một cách dễ dàng được. Chị chỉ mới ba
mươi lăm tuổi nhưng biết là anh chồng
Jasio của mình, trước đây vốn là một
người rất khỏe mạnh, sẽ chẳng cho chị
thêm đứa con trai con gái nào nữa. Bây
giờ Chúa đã đem đứa bé này đến cho
chị, chắc chắn là nó phải sống. Helena
cũng là con người có đức tin rất đơn
giản, và điều đó cũng phải thôi, vì số
phận chả bao giờ cho chị có được cuộc
sống nào khác hơn cuộc sống đơn giản


hiện nay. Người chị xanh xao gầy mòn,

không phải do chị muốn như vậy mà do
chị được ăn quá ít, lại làm lụng vất vả và
không có tiền để dành. Chị chẳng bao giờ
phàn nàn điều gì nhưng các nếp nhăn trên
mặt khiến chị chẳng khác gì một người
đã có cháu gọi bằng bà chứ không phải
người mẹ Ở thế giới ngày nay. Đời chị
chưa một lần nào được mặc quần áo
mới. Helena bóp thật mạnh vào hai bên
vú đến hãn đỏ cả lên. Mấy giọt sữa tuôn
ra. Ở cái tuổi ba mươi lăm, tức là đã nửa
đời người, ai nấy đều đã ít nhiều có kinh
nghiệm thành thạo, và Helena chính là
đang Ở thời kỳ như vậy.
- Chú nhỏ của mẹ nào, - Chị khẽ nói
với đứa bé và ấn đầu vú vào miệng nó
đang chúm cong lên chờ sữa. Đôi mắt


xanh của nó hé mở. Vài giọt mồ hôi lấm
tấm trên mũi. Cuối cùng người mẹ cũng
lăn ra ngủ từ lúc nào.
Jasio Khôngskiequicz, anh chồng lờ
đờ chậm chạp có bộ ria mép rất rậm và
cũng là thứ duy nhất để anh ta có thể tự
khẳng định được mình trong cuộc sống đi
làm thuê khồ sở này, chợt tỉnh dậy vào
lúc năm giờ, thấy vợ với đứa bé kia còn
đang ngủ trên chiếc ghế bao. Đêm đó anh
ta cũng không chú ý đến việc không có

mặt vợ trên giường. Anh ta đứng chăm
chăm nhìn vào đứa bé không cha không
mẹ. Anh cảm ơn Chúa vì ít ra đứa bé
không còn kêu hét nữa. Hay là nó chết
rồi? Jasio nghĩ bụng thôi mình chả nên
dính đến cái của nợ này nữa. Cứ việc đi
làm như thường, để mặc cho vợ anh lo


chuyện sống chết của nó, còn anh thì tính
làm sao có mặt Ở trang trại của Nam
Tước từ sáng sớm là được. Anh tu mấy
hớp sữa dê vào bụng rồi quệt miệng vào
tay áo. Sau đó một tay cầm khoanh bánh
và một tay vớ lấy chiếc bẫy anh ta lặng
lẽ chuồn ra ngoài, bụng chỉ sợ người đàn
bà thức dậy và bảo anh làm gì đó. Anh ta
rảo bước về phía rừng, không muốn nghĩ
gì đến đứa bé nữa và chỉ mong đây là lần
cuối cùng anh ta trông thấy nó.
Phlorentyna, cô con gái lớn, là người
thứ hai bước vào bếp. Chiếc đồng hồ cổ
không biết đã được bao nhiêu năm vừa
điểm sáu giờ sáng. NÓ chẳng qua chỉ để
nhắc cho những ai trong nhà muốn biết
giờ phải dậy hay phải đi ngủ mà thôi.
Công việc hàng ngày của Phlorentyna chỉ



×