Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Tài liệu ôn tập word excel powpoint cơ bản nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 132 trang )

Mục lục

1


PHẦN I – HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS
BÀI 1: GIỚI THIỆU WINDOWS 7 – LÀM VIỆC VỚI WINDOWS
EXPLORER
I- GIỚI THIỆU CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA WINDOWS7
Windows 7 là hệ điều hành máy tính dùng cho máy tính cá nhân. Hệ điều hành
này là sản phẩm của tập đoàn Microsoft (Mỹ). Đây là sản phẩm được đánh giá cao và
đang được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới hiện nay. Windows7 là hệ điều
hành quản lý và điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy tính. Khác với một số hệ điều
hành máy tính trước đây, Windows7 có nhiều công cụ hỗ trợ làm việc thông minh và ưu
việt hơn so với các hệ điều hành trước đây như Windows XP, Windows2000.Windows7
là hệ điều hành đa nhiệm với giao diện đồ hoạ thân thiện hiện đang được rất nhiều
người sử dụng. Hiện nay Microsoft đã có hệ điều hành Windows8, nhưng trong thực thế
Windows7 vẫn được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Trong một khuôn khổ hạn chế, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu một số khái niệm cơ bản
của hệ điều hành này.
1. Cách sử dụng chuột và bàn phím:

1.1. Sử dụng chuột:
Trong quá trình làm việc với Windows, thiết bị chuột giúp người dùng thao tác
nhanh hơn và tiện lợi hơn với các đối tượng trong Windows. Chuột thường gồm 2 hoặc
3 phím kích. Thông thường, chúng ta thường sử dụng nút bên trái (Left) và nút bên
phải (Right) nhiều nhất. Có năm thao tác cơ bản khi sử dụng chuột được liệt kê trong
bảng dưới đây:
T

Thao tác



T
1

Chọnmột
tượng

đối

Chức năng thực hiện
Kích chuột (Kích): Trỏ chuột
vào đối
tượng
và kích
nút trái
chuột Mở một đối tượng
2


2

Mở một đối tượ
ng

3

4

5


Chọn một vùng

Chọn nhiều đối
tượng

Kích đúp(Double –
Kích):
Trỏ chuột vào đối tượng và kích đúp
nút trái (kích nhanh 2 lần liên tiếp)
Nhấn và giữ phím Shift trên bàn
phím, đồng thời kích nút trái vào đối
tượng đầu và đối tượng cuối trong vùng
Nhấn và giữ phím Ctrl trên bàn
phím, đồng thời lần lượt kích nút trái vào
các đối tượng cần chọn

Trỏ chuột vào đối tượng, kích
nút trái và giữ nguyên nút kích, đồng thời
Drag and Drop rê chuột tới vị trí mới và thả nút kích ra
Kéo và thả

Hình ảnh một số loại chuột máy tính hiện đại:

3


1.2.Sử dụng bàn phím:
Số
Sử dụng phím
TT


Chức năng thực hiện
Kích hoạt menu start hoặc nhấn Ctrl +

1

Windows key

2

Application key Kích hoạt nhanh Shortcut menu

3

ALT + F4

4

CTRL + F4

chương trình với

5
6
7

CTRL + C
CTRL + X
CTRL + V


8

CTRL + Z

giao diện tài liệu đa cửa sổ (MDI)
Sao chép đối tượng vào Clipboard
Cắt đối tượng vào Clipboard
Dán đối tượng từ Clipboard
Huỷ bỏ (Undo) lệnh, thao tác vừa thực

9

CTRL + Y

10

CTRL +A

bỏ (Redo)
Chọn tất cả các đối tượng

11

DELETE

Xoá các đối tượng đang chọn

12

BACKSPACE


ESC

Đóng cửa sổ hiện thời hoặc kết thúc một
chươngtrình
Đóng cửa sổ hiện thời trong một

hiện
Làm lại những lệnh, thao tác vừa hủy

Quay về cấp thư mục cao hơn, xóa các
ký tự phía trước trong ô nhập liệu

4

Hình ảnh


13

ENTER

Double Kích (Kích đúp chuột trái)

14
15
16

F1
F10

TAB

17

SHIFT + TAB

Hiển thị cửa sổ trợ giúp của Windows
Kích hoạt menu trong chương trình
Di chuyển qua lại giữa các đối tượng
Lùi về các đối tượng vừa chuyển

18

ALT + TAB

19

ALT + SPACE

trước đó
Kích hoạt hộp điều khiển cửa sổ

20

ESC

Thoát

qua trước đó
Chuyển tới


cửa

sổ vừa

sử dụng

2. Một số thành phần giao diện cơ bản của Windows7
2.1. Thực đơn Start và thanh tác vụ (Taskbar)

2.1.1. Thực đơn Start:
Nút Start và thanh tác vụ
(taskbar) thường nằmngang dưới
đáy màn hình sau khi khởi động
Windows. Thông thường thanh
Taskbar được đặt ở chế độ luôn
luôn nhìn thấy được.
Có 3 cách để truy cập thực
đơn start trong windows 7:
Cách 1: Di chuyển con trỏ
chuột tới vị trí của thực đơn start ở
góc dưới phía bên trái màn hình,
sau đó kích chuột trái vào nút start
Cách 2: Kích phím windows trên bàn phím
Cách 3: Kích tổ hợp phím CTRL + ESC trên bàn phím
5


Thực đơn start bao gồm các nhóm chức năng cần thiết cho người dùng để bắt
đầu sử dụng Windows7. Thực đơn này sẽ thay đổi với từng máy tính khác nhau tuỳ

thuộc vào số lượng các chương trình được cài đặt trong máy và thói quen, công việc
thực tế của người sử dụng của máy tính đó. Tuy nhiên thực đơn này luôn
luôn có những thành phần cơ bản nhất định như hình bên trên. Đối với Windows7,
thực đơn Start được chia thành 2 cột. Cột bên trái chứa các chương trình vừa được
sử dụng trước đó.
Hình dưới minh họa hai thực đơn start được sử dụng ở hai máy tính của người
dùng khác nhau:

6


Một số tác vụ thường được sử dụng với thực đơn start bởi người dùng phổ
thông:
+ Truy cập My Computer;
7


+ Truy Cập Control Panel;
+ Tắt máy, khóa máy;
+ Truy cập chương trình thường dùng;
Minh họa sử dụng tác vụ tắt máy bằng thực đơn start:
Bước 1: Truy cập thực đơn start(bằng 1 trong 3 cách nêu trên)
Bước 2: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí của nút Shutdown
Bước 3: Kích chuột trái(một lần) vào nút Shutdown của thực đơn start để tắt
máy.
2.1.2. Thanh tác vụ (Taskbar)
Khi thực hiện một chương trình hoặc mở một cửa sổ, người dùng sẽ thấy xuất
hiện trên thanh Taskbar một nút thể hiện chương trình hoặc cửa sổ mà người dùng
đang mở.Tại một thời điểm, có thể có nhiều cửa sổ được mở để làm việc. Người dùng
có thể chuyển tới các cửa sổ khác nhau bằng cách kích chuột vào các nút trên thanh

Taskbar.

Các tác vụ thường sử dụng với thanh taskbar của người dùng phổ thông:
+ Thay đổi màn hình đang hiển thị của cửa sổ làm việc.
+ Tắt toàn bộ hoặc một cửa sổ bất kì của chương trình phần mềm đang hoạt
động.
+ Thêm một lối tắt để khởi động phần mềm.
+ Thay đổi tham số, chế độ làm việc của phần mềm.
+ Thay đổi thông tin thời gian theo múi giờ mà máy tính đang sử dụng.

Minh họa thay đổi chế độ bộ gõ Unikey từ có dấu sang không dấu trong thanh
tác vụ:
Bước 1: Di chuyển con trỏ chuột xuống góc dưới cùng bên tay phải của màn
hình

8


Di chuyển con
trỏ chuột tới vị trí
này

Bước 2: Kích chuột trái vào ô ∆, một cửa sổ phụ xuất hiện
Bước 3: Di chuyển con trỏ chuột tới ô có biểu tượng
Bước 4: Kích chuột trái vào biểu tượng

để chuyển thành

(chế độ gõ không dấu)


2.1.3. Tắt máy
Để kết thúc làm việc với Windows,
người dùng hãy thực hiện theo
các bước sau:
Kích chuột vào nút Start và chọn Shut down. Máy sẽ tắt và kết thúc phiên làm
việc.
Hoặc người dùng có thể lựa chọn nút mũi tên chỉ xuống và chọn theo một
số tuỳ chọn khác trong hộp thoại:
Số TT

Nút lệnh

Ý nghĩa

1

Switch user

Chuyển đổi giữa những người dùng chung hệ điều
hành

2

Log off

Đóng lại phiên làm việc với máy tính của User của
người đang sử dụng

3


Lock

Khóa lại phiên làm việc với User đang sử dụng

4

Restart

Khởi động lại máy
9


5

Sleep

Tạm ngưng chế độ làm việc của User hiện tại

2.2. Các thành phần của một cửa sổ
Thông thường, một
sau:

cửa

sổ của Windows

1

gồm một số thành phần


2

3

5

4

6

10

chính


TT

Thành phần

Ý nghĩa

1

Hộp địa chỉ

Chứa tên của chương trình hoặc địa chỉ đối
tượng đang được mở

2


Hộp tìm kiếm

Chứa các lệnh tìm kiếm, File, thư mục, nội
dung, …

3

Nút điều khiển

Nằm trên thanh tiêu đề, làm nhiệm vụ đóng cửa
sổ, phóng to, thu nhỏ, khôi phục kích thước cửa
sổ

4

Nhóm ổ đĩa và cây
thư mục

Chứa các nhóm lệnh của cửa sổ chương trình

5

Vùng hiển thị

Hiển thị nội dung của thư mục hoặc File khi
chọn nhóm ổ đĩa hoặc cây thư mục bên trái

6

Thanh trạng thái


Hiển thị thông tin của thư mục hoặc File đang
được chọn trong phần cửa sổ bên trái.

7

Thanh cuốn dọc,
cuốn ngang

Nếu nội dung của cửa sổ không đủ hiển thị theo
chiều dọc hoặc chiều ngang trong phạm vi của
cửa sổ chương trình thì thanh cuốn dọc hoặc
ngang sẽ xuất hiện giúp người dùng xem các
phần bị che khuất

2.3. Màn hình nền (Desktop):
Màn hình nền (Desktop) của Windows được bố trí rất nhiều các biểu tượng
(Icon) khác nhau. Sau đây là ý nghĩa một số biểu tượng có sẵn khi cài đặt Windows:

11


Các biểu tượng do người dùng tự tạo gọi là Shortcut, có mũi tên nằm ngay ở
phía dưới góc trái. Các biểu tượng này liên kết đến một chương trình đã được cài đặt
máy hoặc một thư mục chứa dữ liệu trên máy tính, khi kích đúp chuột vào các biểu
tượng này thì chương trình đó sẽ chạy hoặc sẽ mở thư mục chứa dữ liệu đó.

2.3.1. Sắp xếp các biểu tượng
Bước 1:Kích chuột phải
vào chỗ trống trên màn hình nền, xuất

hiện menu popup:
Bước 2: Kích chuột vào mục Sort
by, xuất hiện thêm một menu popup nhỏ,
bao gồm các lựa chọn:
Name: Sắp xếp theo tên Icon
Size: Sắp xếp theo kích thước
Icon
Item type: Sắp xếp theo kiểu Icon
Date modified: sắp xếp theo ngày thay đổi cuối cùng của Icon
12


2.3.2. Đổi tên biểu tượng
Có 2 cách để đổi tên biểu tượng, thư mục hoặc tên tập tin trong windows:
Cách 1: Dùng chuột phải để thao tác
Cách 2: Dùng phím chức năng F2
Cách 1: Dùng chuột phải để thao tác
Bước 1: Di chuyển con trỏ chuột vào biểu tượng, thư mục hoặc tập tin cần đổi
tên
Bước 2: Kích chuột phải vào biểu tượng cần đổi tên, xuất hiện một
menu popup
Bước 3: Kích tiếp chuột trái (một lần) vào mục Rename. Gõ tên mới cho biểu
tượng và nhấn Enter.
Cách 2: Dùng phím chức năng F2
Bước 1: Di chuyển con trỏ chuột vào biểu tượng, thư mục hoặc tập tin cần đổi
tên
Bước 2: Kích chuột trái(một lần) vào biểu tượng cần đổi tên, xuất hiện một
menu popup
Bước 3:Kích phím F2 trên bàn phím
Bước 4: Gõ tên mới cho biểu tượng và nhấn Enter.

2.3.3. Xoá biểu tượng
Có 2 cách phổ thông để xóa biểu tượng, thư mục hoặc tập tin tin trên máy tính:
Cách 1: Sử dụng chuột phải để thao tác
Cách 2: Sử dụng phím xóa
Cách 1: Sử dụng chuột phải để thao tác
Bước 1: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí biểu tượng cần xoá
Bước 2:Kích chuột phải vào biểu tượng cần xoá, xuất hiện một menu popup
Bước 3:Kích tiếp chuột vào mục Delete. Một hộp thoại sẽ hiện ra hỏi người
dùng có chắc chắn xoá biểu tượng này không? Người dùng hãy kích chuột vào nút Yes
nếu chắc chắn xoá.
13


Cách 2: Sử dụng phím Del
Bước 1: Di chuyển con trỏ chuột tới vị trí biểu tượng cần xoá
Bước 2:Kích chuột trái vào biểu tượng, thư mục, tập tin cần xóa
Bước 3: Nhấn phím Del trên bàn phím

Bước 4: Một hộp thoại sẽ hiện ra hỏi người dùng có chắc chắn xoá biểu tượng
này không? Người dùng hãy kích chuột vào nút Yes nếu chắc chắn xoá.

3. Các thiết bị lưu trữ, thư mục, tập tin
3.1. Xem thông tin về ổ đĩa
Để xem các thông tin về ổ đĩa, trên màn hình nền Desktop, Kích đúp chuột vào
biểu tượng My Computer. Cửa sổ My Computer xuất hiện như sau:

14


Các ổ đĩa trong máy tính gồm có hai loại chính:


TT

Loại ổ đĩa

Ý nghĩa

1

Hard Disk Drivers

Các ổ đĩa cứng

2

Devices with Removeable
Storage

Các ổ đĩa có thể tháo rời.
Ví dụ: Ổ mềm,ổ CD, ổ USB

*.
Để xem thông
tin
*. Xem
về một ổ đĩa, người dùng kích chuột
Để xem thông
phải vào ổ đĩa và chọn Properties:
tập tin, người
vào

đối
Properties:

15

thông tin về thư mục:
tin về một thư mục,
dùng kích chuột phải
tượng đó và
chọn


II- SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS EXPLORER
1. Tổng quan về Window Explorer:

Các chương trình và dữ liệu của người dùng được lưu thành các tập tin (Files)
trên các thiết bị như: Ổ đĩa cứng; đĩa mềm; đĩa Zip; đĩa CD ghi được (Rewriteable); ổ
đĩa mạng...
Trong phần này, người dùng sẽ học cách dùng Windows Explorer để quản lý tập tin
Mở Windows Explorer:
Bước 1: Di chuyển con trỏ chuột vào vị trí ô biểu tượng My computer
Bước 2: Nháy đúp chuột trái vào biểu tượng Computer trên màn hình Desktop
Khung trái chứa tên các ổ đĩa và các thư mục. Windows dùng các ký tự (A:),
(B:) cho các ổ đĩa mềm; các ký tự (C:), (D:) … để đặt tên cho các loại ổ đĩa lưu trữ
khác. Mỗi ổ đĩa trên máy tính đều có thư mục (Folder) chính được gọi là thư mục gốc
chứa các tập tin trên đĩa. Nhưng để dễ dàng cho việc quản lý các tập tin, người dùng
có thể tạo thêm các thư mục con khác, lồng nhau, chứa các tập tin theo từng thể loại;
Một thư mục có thể rỗng hoặc có thể chứa các tập tin và các thư mục con.
16



Khung phải hiển thị nội dung của mục được chọn trên khung trái. Kích chọn ổ
đĩa bên khung trái để hiện nội dung của thư mục gốc bên khung phải; Kích tên thư
mục bên khung trái để hiện nội dung của thư mục đó bên khung phải.
* Chú ý: Dấu mũi tên bên cạnh cho biết ổ đĩa hay thư mục đó còn có các thư
mục con.1. Thay đổi hình thức hiển thị trên khung phải:
Kích chọn nút mũi tên trong
mục Change your view và chọn một
trong các hình thức hiển thị:
a. Extra Large Icons: thường
dùng để xemtrước các File hình ảnh.
b. Large Icons: Hiện các tập
tin và các thư mục con ở dạng biểu
tượng lớn.
c. Medium Icons: Hiện các tập
tin và các thưmục con ở dạng vừa.
d. Small Icons: Hiển thị các tập tin và thư mục ở dạng nhỏ.
e. List: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng liệt kê danh sách.
f. Details : Liệt kê chi tiết các thông tin như tên (Name), kiểu (Type), kích
thước lưu trữ.
g. Title: Hiển thị dạng tiêu đề của các thư mục và File
h. Content: Hiển thị thông tin của File và thư mục như người tạo, …
2. Sắp xếp dữ liệu bên khung
phải
Kích chuột phải vào
màn hình trắng, màn hình xuất
hiện menu lựa chọn cách sắp
xếp:
Name: Sắp xếp theo tên.
Date Modified: Sắp xếp

theo ngày sửa cuối cùng.
17


Type: Sắp xếp theo kiểu File
Size: Sắp xếp theo kích thước File
Ascending: Lựa chọn sắp xếp theo chiều tăng dần.
Descending: Lựa chọn sắp xếp theo chiều giảm dần.
3. Quản lý thư mục và tập tin:
a. Tạo một thư mục:
Bước 1: Mở thư mục muốn tạo thêm thư mục con
Bước 2:Kích chuột phải tại vùng màn hình trắng bên cửa sổ phải menu xuất
hiện, chọn mục New chọn Folder. Một thưmục mới hiển thị với tên mặc định là New
Folder.
Bước 3:Gõ tên thư mục mới (nếu muốn) và ấnphím Enter.
b. Tạo Shortcut:
Tạo Shortcut(Lối tắt):
Shortcut là một tập tin dạng đặc
biệt, nó dùng để liên kết đến
một đối tượng trên máy tính
hay trên mạng. Đối tượng đó có
thể là tập tin, thư mục, ổ đĩa,
máy in hay máy tính khác trên
mạng. Shortcut là cách nhanh
nhất để khởi động một chương
trình được sử dụng thường
xuyên hoặc để mở tập tin, thư
mục mà không cần phải tìm đến
nơi lưu trữ chúng.
Bước 1:Mở thư mục chứa tập tinchương trình cần tạo Shortcut

Bước 2:Kích phải vào tập tin
Bước 3: Chọn Send to\Desktop (create shortcut): nếu muốn tạo Shortcut trên
nền Desktop.
* Chú ý: Các tập tin chương trình (Application) thường có phần mở rộng là
.EXE.
18


Những chương trình của Windows được lưu trữ trong thư mục Windows,
những chương trình khác thường được cài đặt tại thư mục Program Files hoặc
Program Files x86.
c. Đổi tên tập tin hay thư mục: (Rename):
Bước1. Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hoặc thư mục con cần đổi tên
Bước2. Kích chuột phải vào tên tập tin hay thư mục muốn đổi tên
Bước3. Chọn Rename sau đó Gõ tên mới, ấn phím Enter.
d. Di chuyển một tập tin hay thư mục:(Move)
Bước 1: Mở ổ đĩa, thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần di chuyển
Bước 2:Kích vào tên tập tin hay thư mục muốn di chuyển
Bước 3: Kích chuột phải vào tên File hoặc thư mục cần di chuyển, sau đó nhấn
Cut (Ctrl + X)
Bước 4: Chuyển đến ổ đĩa hoặc thư mục chứa File cần di chuyển tới, kích
chuột phải vào nền trắng chọn Paste (Ctrl + V)
e. Sao chép một tập tin hay thư mục: (Copy)
Bước1. Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần sao chép.
Bước2. Kích chuột phải vào tập tin hay thư mục cần sao chép, chọn Copy (Ctrl
+ C)
Bước3. Chuyển tới thư mục hoặc ổ đĩa chứa File, kích chuột phải tại nềnmàn
hình trắng chọn Paste (Ctrl +V)
f. Xóa tập tin hay thư mục:
Khi xóa tập tin hay thư mục trong đĩa cứng, Windows sẽ di chuyển tập tin hay thư

mục đó vào Recycle Bin. Đây là thư mục của
Windows dùng chứa các file bị xóa. Người
dùng có thể mở thư mục này để phục hồi lại
hoặc xóa hẳn khỏi đĩa cứng.
Nếu xóa dữ liệu trên đĩa mềm hay đĩa
CD ghi được thì không được chuyển vào Recycle Bin.
Nếu dữ liệu nằm trên ổ đĩa mạng thì Windows có thể chuyển vào Recycle Bin
hay xóa đi tùy thuộc vào sự cài đặt của người quản trị mạng.
19


Delete Bước 1: Chọn tập tin hay thư mục cần xóa
Bước 2. Nhấn phím Delete trên bàn phím
Bước 3: Windows Explorer sẽ hiển thị hộp thoại xác nhận xóa. Kích nút Yes
để thực hiện; hoặc kích No nếu không.
* Chú ý: Người dùng có thể Kích phải chuột vào đối tượng cần xóa và chọn
mục
Với cách xóa này người dùng có thể
hồi lại ngay bằng cách Kích phải vào vùng
bên khung phải và chọn mục Undo Delete.
Để xóa vĩnh viễn tập tin hay thư mục,
người dùng giữ phím Shift nhấn phím Delete
Yes

phục
trống

chọn

g. Tìm kiếm tập tin hay thư mục (Search)

Lựa chọn phạm vi ổ đĩa hoặc thư mục cần tìm.Gõ tên File hoặc thư mục cần
tìm kiếm trong mục Search. Máy sẽ tự động tìm kiếm trong thư mục hoặc ổ đĩa lựa
chọn bên cửa sổ trái.

20


BÀI TẬP THỰC HÀNH WINDOWS
BÀI TẬP WINDOWS 1
(Nội dung: quản lý desktop)
1.

Sắp xếp lại các Folder và Shortcut trên Desktop theo các cách khác nhau (Kích chuột
phải trên desktop  chọn Arrange Icon  Chọn cách sắp xếp)

2.

Điều chỉnh các thông số cho màn hình (kích chuột phải trên desktop  chọn
Properties hoặc Start  Setting  Control panel  Display)

3.

Điều chỉnh Background, thay đổi kiểu màn hình nền của desktop

4.

Điều chỉnh Screen Saver:

-


Chọn các loại Screen saver khác nhau

-

Cho hiện dòng chữ chạy là họ tên của bạn

5.

Điều chỉnh môi trường làm việc:

-

Điều chỉnh ngày, tháng, năm cho hệ thống đúng với ngày tháng năm hiện hành
(control panel  date time, quan sát kết quả ở đồng hồ góc phải taskbar)

6.

Thao tác trên thanh taskbar:

-

Thiết lập thanh taskbar luôn nằm trước các ứng dụng khác: click phải trên thanh
taskbar chọn properties chọn thẻ taskbar  chọn: Keep the taskbar on the top of
other windows OK

-

Lần lượt di chuyển thanh taskbar đến các cạnh của màn hình: kích vào taskbar, kéo
đến các vị trí cạnh mong muốn. Sau đó, trả thanh taskbar về vị trí cũ (cạnh dưới).


-

Cố định, không cho di chuyển taskbar: right kích trên taskbar  chọn: Lock the
taskbar

-

Thiết lập cho thanh taskbar tự động ẩn: right kích trên taskbar  chọn properties
chọn thẻ taskbar  chọn Auto hide the taskbar  OK.

21


BÀI TẬP WINDOWS 2
(Nội dung: quản lý desktop: thao tác trên các cửa sổ
My Computer, Recycle Bin)
1.

Mở cửa sổ My Computer: double kích vào biểu tượng My Computer trên
desktop. Thực hiện các công việc sau:

-

Thu nhỏ cửa sổ My Computer

-

Phóng to cửa sổ My Computer

-


Phục hồi cửa sổ My Computer như kích thước lúc mới mở cửa sổ này.
(Restore).

-

Thay đổi kích thước cửa sổ này tùy ý.

-

Đóng cửa sổ My Computer.

2.

Mở cửa sổ Recycle Bin trên desktop: double kích vào biểu tượng Recycle Bin
trên desktop. Thực hiện các công việc sau:

-

Lặp lại các thao tác giống như câu 1.

-

Chọn một tập tin, hoặc thư mục có trong cửa sổ này, thực hiện thao tác
khôi phục tập tin, thư mục đã bị xóa.

22


BÀI TẬP WINDOWS 3

(Nội dung: Windows Explorer – Các thao tác trên thư mục)
1.

Khởiđộng Windows Explorer và tạo cấu trúc thư mục
(Folder) như hình bên

2.

Chọn các thư mục (Folder) để nó trở thành thư mục
(Folder) hiện hành và quan sát nội dung của nó.

3.

Chọn thư mục THCB, sau đó thực hiện các lệnh và

quan

sát các thể hiện của các thư mục trên cửa sổ Windows
Explorer: View  Thumbnails/Tiles/Icons/List/Details
4.

Thực hiện thao tác sắp xếp các thư mục và quan sát

trình

tự các thư mục trong cửa sổ Windows Explorer:view 
Arrange Icons by  Name/Size/Type/Modified
5.

Xem thông tin của các thư mục DOHOA,

LAPTRINH bằng cách chọn thư mục cần xem và thực

hiện

lệnh File  Properties.
6.

Gán thuộc tính ẩn (Hidden) cho thư mục THVP,

thuộc

tính chỉ đọc (Read Only) cho thư mục THCB bằng cách chọn thư mục và thực hiện
lệnh File  Properties Read Only/Hidden.
7.

Thực hiện lệnh Tools  Folder Options để hiển thị lại thư mục THVP đã bị ẩn.

8.

Thực hiện lại lệnh File  Properties để xóa bỏ các thuộc tính đã cài đặt cho thư mục
THVP và THCB.

9.

Đổi tên các thư mục sau:
CHAPTER1CHUONG1, CHAPTER2CHUONG2
MSPAINTVEHINH, WORDPADSOANTHAO
3DS  3DSTUDIO

10.


Tạo thêm 1 thư mục có tên SAOCHEP trong thư mục BAITAP3.
23


11.

Chép thư mục THVP, THCB vào SAOCHEP.

12.

Chép nội dung của PASCAL và COBOL vào C.

13.

Xóa thư mục THVP và THCB trong thư mục BAITAP3.

14.

Tạo thêm thư mục GRAPHICS trong BAITAP3, sau đó di chuyển nội dung của
thư mục DOHOA vào GRAPHICS.
BÀI TẬP WINDOWS 4
(Nội dung: Windows Explorer - Shortcut - chức năng
tìm kiếm tập tin)

1.

Khởi động Windows Explorer và tạo cấu trúc thư mục như
hình bên.


2.

Dùng chức năng tìm kiếm để tìm 2 tập tin CALC.EXE và
WORDPAD.EXE, sau đó chép vào thư mục MSPAINT.

3.

Dùng chức năng tìm kiếm để tìm các tập tin có phần mở
rộng là .TXT, chọn 5 tập tin có dung lượng <5KB và chép vào
thư mục WORDPAD.

4.

Tìm các tập tin có ký tự thứ 2 là S và chép vào thư mục FOXPRO.

5.

Sắp xếp các tập tin trong thư mục WORDPAD theo kích thước tăng dần, chọn
cách hiển thị Details để xem các thông tin: loại tập tin, kích thước, ngày giờ tạo...

6.

Trên desktop, tạo 1 shortcut để khởi động chương trình Unikey (hoặc
Vietkey2000) có tên GOTIENGVIET.

7.

Trên desktop, tạo 1 shortcut để khởi động chương trình WORDPAD có tên
SOANTHAO


8.

Sao chép 2 shortcut vừa tạo ở trên vào thư mục LUU. Sau đó thử khởi động 2
shortcut này từ thư mục LUU, quan sát và nhận xét.

9.

Xóa 2 shortcut ở trong thư mục LUU (không dùng Shift + Delete), sau đó vào
Recycle Bin phục hồi lại.

24


BÀI TẬP WINDOWS 5
(Nội dung: Ms Paint)
1.

Tạo shortcut cho chương trình MS Paint trên desktop.

2.

Khởi động chương trình MS Paint từ shortcut trên để thực hiện các hình vẽ sau,
lưu với tên TAPVE.BMP:

3.

Vào control panel, thực hiện chức năng PrintScreen để sao chép các hình sau
vào MS paint, lưu thành tập tin có tên HINH.BMP.

25



×