Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đàm phán ở Hội nghị Paris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.92 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề: HỘI NGHỊ PARIS VỀ VIỆT NAM - CUỘC ĐÀM
PHÁN HÒA BÌNH GAY GO NHẤT THẾ KỶ XX

MÔN: GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN KINH DOANH
Lớp 02 – Nhóm 03


DANH SÁCH NHÓM
1.
2.
3.
4.
5.

NGUYỄN ĐỖ QUYÊN
LÂM THU HUYỀN
HÀ HOÀNG THÁI SƠN
TRẦN THỊ NGÂN
PHẠM HƯƠNG GIANG

PHẦN I: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS
1. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 - Một mốc son có ý nghĩa

chính trị và quân sự to lớn


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 được ghi vào lịch sử kháng


chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta như là một mốc son tiêu biểu, một bước
ngoặt quyết định - đòn tấn công chiến lược, bất ngờ với quy mô lớn vào sào huyệt
của đối phương ở các thành phố, thị xã lớn trên toàn miền Nam, làm lung lay ý chí
quyết tâm xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang và ngồi vào
bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
Tháng 6/1967, Bộ Chính trị chủ trương:“Nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng
trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống
Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc
đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua” và “phải tìm cách đánh
khác để đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể
thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn”. Vì vậy, Cục Tác chiến Bộ
Tổng tham mưu đã bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược cho năm 1968
theo tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị và chỉ thị của Quân uỷ Trung ương.
Bộ Chính trị chủ trương: “Phải tìm cách đánh mới khác cách đánh truyền
thống là đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ bằng phương pháp tổng tiến công đồng
loạt đánh vào các trung tâm đầu não chính trị, quân sự ở các thành phố, thị xã.
Tiến công vào các thành phố, thị xã sẽ tạo ra bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn
thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung chuyển nước Mỹ. Qua đó, ta chứng minh
cho Mỹ thấy chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, chúng đang đứng
trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, do đó phải tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến
trang xâm lược, rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam”.
Từ nhận định trên và thực tiễn diễn ra trên chiến trường, chiến lược dần dần
hình thành, từng bước trở thành quyết sách: Tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng
vào sào huyệt của địch trong các thành phố và thị xã. Đây chính là cơ sở, nền tảng
vững chắc để Hội nghị lần thứ 14 BCHTW (khoá III) quyết định: “chuyển cuộc
chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi
quyết định”.


Cùng với cuộc tiến công đồng loạt vào các thành phố, thị xã, trên địa bàn nông

thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân ta đã nổi dậy giành quyền
làm chủ, đập tan bộ máy chính quyền của địch ở nhiều nơi. Tổng tiến công và nổi
dậy diễn ra trên một không gian rộng lớn ở cả ba vùng chiến lược, nông thôn đồng bằng, đô thị và miền núi đã phát huy cao độ ưu thế và sức mạnh của chiến
tranh nhân dân, quân và dân với quyết tâm sắt đá, nêu cao ý chí quyết chiến, quyết
thắng, không sợ hy sinh, gian khổ.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân không chỉ gây bất ngờ lớn cho
Mỹ mà còn làm cho dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao
không chỉ làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ luỵ xấu
cho xã hội,... mà vẫn không dứt điểm được quân đối phương, và trong tương lai
chiến tranh không biết đến bao giờ kết thúc! Điều này đưa đến kết luận là Mỹ
không thể thắng được trong cuộc chiến ở Việt Nam. Các chính trị gia trong Quôc
hội Mỹ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi huỷ bỏ uỷ
quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết
chiến tranh bằng thương lượng.
Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và sự tin tưởng
với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước. Một mặt họ
thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác, các hành động bạo liệt mất
nhân tính được trình chiếu trên tivi đánh vào lương tâm công chúng. Họ đòi hỏi
phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu. Ngay các
nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo.
Với sức ép của Tết Mậu Thân, cùng với việc thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng
thống Mỹ còn cách chức William Westmosreland - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt
Nam, đưa Abram lên thay.
Ngày 31-1-1968, Tổng thống Giôn-Sơn tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc
Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo
yêu cầu của Bộ Chỉ huy chiến trường và từ chối ra tranh cử nhiệm kỳ tới. Trong hồi


ký, ông viết: Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là “một sự choáng váng đối
với tất cả người Mỹ”,“cố gắng của đối phương đã gây ra một hậu quả tác động

xấu đến một số người trong và ngoài Chính phủ, nhân dân Mỹ và một số nhân vật
trong chính quyền bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đã thất bại”. Thắng lợi này đã góp
phần làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm cho “quân đội Mỹ còn
nguyên vẹn về thể xác nhưng tinh thần dao động hết rồi”.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1968 là thắng lợi có
ý nghĩa chính trị và quân sự to lớn. Quân và dân miền Nam đã giành thắng lợi quan
trọng, đánh bại cố gắng lớn về quân sự của Mỹ, giáng một đòn quyết định, làm phá
sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang
chiến tranh, rút dần quân về nước, chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc và chấp
nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri (1968-1973): Tết Mậu Thân thắng rất lớn,
không phải chỉ ở chiến thuật mà nhất là đã đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ,
tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh, mở ra cục diện “vừa đánh vừa
đàm” trên thực tế. Từ đây, sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị
và đấu tranh ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước trở nên chặt chẽ và hiệu quả hơn, tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển của
cách mạng miền Nam.
2. Từ “Điện Biên Phủ trên không” đến Hiệp định Paris

Những đòn tấn công quân sự từ năm 1968 đến 1972 chưa đánh sập ý đồ xâm
lược của Mỹ đối với Việt Nam. Chỉ khi nào Việt Nam đập tan ý chí xâm lược của
Mỹ, thì mới buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris. Chiến thắng
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” chính là đòn quyết định đó.
Lịch sử buộc nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ phải có một cuộc quyết chiến
chiến lược trong cuộc đối đầu lịch sử mới có thể đi đến kết thúc chiến tranh. Và
lịch sử đã chọn thủ đô Hà Nội để “kết liễu giặc thù”, kết thúc chiến tranh như dự
đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Về phía Mỹ, với ưu thế về vũ khí và phương tiện kỹ thuật hiện đại, để đè bẹp
tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, ngày 14 tháng 12 năm

1972, Nixon quyết định mở chiến dịch Linebacker II, dùng máy bay chiến lược
B52 từ các căn cứ Mỹ ở Thái Lan, Guam, Philippin tiến công hủy diệt Hà Nội, Hải
Phòng, nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá. Hoa Kỳ cho rằng: “Đối phương
không thể có cách chống đỡ và không còn một sinh vật nào tồn tại nổi dưới những
trận mưa bom kinh khủng của loại B52 bất khả xâm phạm” (Hồi ký của Kissinger).
Đây là sự lựa chọn cực kỳ thâm độc và dã man của Mỹ.
Vấn đề đặt ra trước nhân dân Việt Nam và trước cả nhân dân thế giới là liệu ta
có “trụ nổi” cú đánh “cuối cùng”, cú đánh mà mọi người cho rằng có tính quyết
định thắng thua trong chiến tranh, cú đánh mà Nixon ngỡ rằng nhất định sẽ đánh
gục sức đề kháng của ta ở chiến trường, buộc ta chấp nhận thay đổi nội dung, thực
chất là đầu hàng, mà Mỹ đòi sửa đổi trong bản dự thảo Hiệp định mà đại diện của
họ đã chấp nhận.
Nhân dân Việt Nam chấp nhận thực hiện một “Điện Biên Phủ trên không” để
trả lời với cả thế giới rằng, Việt Nam có thể đánh Mỹ, thắng Mỹ và cao hơn là đập
tan ý chí xâm lược của Mỹ. Nếu không đánh bại được ý đồ xâm lược man rợ của
Mỹ thì cuộc chiến ngoại giao ở Paris sẽ không giành được thắng lợi. Như vậy, trận
quyết chiến chiến lược “Điện Biên Phủ trên không” là cuộc đọ sức thực sự giữa hai
bên, không chỉ là vũ khí, trang bị hiện đại mà còn cả ý chí, quyết tâm và trí tuệ.
Trong 12 ngày đêm, từ ngày 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, Mỹ huy động gần
200 máy bay B52 và gần 1.000 máy bay chiến thuật các loại đánh phá Hà Nội, Hải
Phòng, trút 10 vạn tấn bom đạn xuống các trường học, bệnh viện và các khu dân
cư. Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng là sự thể hiện
sinh động sức mạnh tổng hợp của ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
Trong 12 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã bắn rơi 81 máy bay hiện đại thuộc
không quân chiến lược và không quân chiến thuật của Mỹ, phần lớn rơi tại chỗ,
trong đó có 34 máy bay chiến lược B52, phần lớn thuộc B52D và B52G, tức loại


máy bay chiến lược có trang bị điện tử tối tân của Mỹ; 5 máy bay F111; 42 máy
bay phản lực hiện đại của hải quân Mỹ và các loại khác; tiêu diệt và bắt sống hàng

trăm giặc lái Mỹ, trong đó có đủ sĩ quan từ cấp trung tá trở xuống; bắn cháy 8 tàu
chiến Mỹ.
Đánh giá ý nghĩa về quân sự của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phân tích: “Không quân chiến lược mà tổn
thất tỷ lệ 10% đến 15% là rất cao. Thất bại hết sức nặng nề là như vậy đó”. Và
chính Nixon sau này trong hồi ký của mình cũng thừa nhận: “Điều lo ngại chính
của tôi trong tuần lễ ném bom đầu tiên không phải là những đợt phản đối của trong
nước và thế giới, mà chính là thiệt hại nặng nề của B52”.
Lá bài cuối cùng của Mỹ là sử dụng B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng không khuất
phục nổi nhân dân Việt Nam mà còn bị thất bại thảm hại. Thắng lợi trong trận
quyết chiến chiến lược “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã đè bẹp ý chí xâm
lược của Mỹ, buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris ngày 27
tháng 1 năm 1973.

PHẦN II: TIẾN TRÌNH VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN HIỆP
ĐỊNH PARIS


Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc phải xảy
ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm
1968 các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc
thương lượng đã diễn ra rất phức tạp. Vì một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần
nhượng bộ và mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự
đàm phán mà muốn tham gia vào quá trình đó, như Hiệp định Genève năm 1954.
Nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối dù bị áp lực bởi hai đồng minh.
Địa điểm tổ chức hội đàm được chọn là thành phố Paris, thủ đô nước Cộng
hòa Pháp. Thời gian đàm phán kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973.
Các bên tham gia ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ; sau mở
ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên việc có thêm 2 đoàn chỉ là hình

thức, bởi nội dung hiệp định chủ yếu được quyết định trong các phiên họp kín, vốn
chỉ có 2 đoàn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Hoa Kỳ đàm phán với nhau. Việt Nam dân chủ cộng hòa không muốn công
nhận tính hợp pháp của Việt Nam cộng hòa, trong khi Việt Nam cộng hòa không
muốn công nhận tính hợp pháp của Mặt trận và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
khiến hội nghị bế tắc một thời gian dài.
1.

Giai đoạn 1968 - 1972
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và
điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972. Các bên dùng hội
nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp
chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết
được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của
cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ Henry
Kissinger, cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, là đi vào thảo luận thực
chất nhưng không đi được đến thoả hiệp.


Một số mốc thời gian đáng chú ý trong giai đoạn này:
− Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố đơn phương ngừng

đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm
kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại
Paris. Ngày 3 tháng 4 năm 1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố:
Sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện của Mỹ.
− Ngày 13 tháng 5 năm 1968, Hội nghị Paris giữa 2 bên khai mạc. Do lập trường
cương quyết của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ buộc phải ngồi nói
chuyện chính thức với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và từ
tháng 6 năm 1969 là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt

Nam.
− Ngày 18 tháng 1 năm 1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam
khai mạc tại phòng họp của trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris.
− Ngày 25 tháng 8 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời thư của Tổng thống Mỹ
Nixon, nêu rõ: Muốn có hoà bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút
quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền
Nam Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc
chiến tranh trong danh dự.
− Ngày 21 tháng 2 năm 1970, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy
gặp Kissinger. Từ đó bắt đầu cuộc gặp riêng giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và
Kissinger.
2.

Giai đoạn 1972 - 1973
Đến giữa năm 1972, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương chuyển
hướng sang chiến lược hòa bình và Hoa Kỳ đã mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và
thực sự muốn đi đến kết thúc, thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.
Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh nước
ngoài rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc Quân đội Nhân dân Việt Nam rút
khỏi Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hoà bình.


Lập trường ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: các lực lượng quân đội
Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam có quyền ở lại chiến
trường miền Nam. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải
pháp hoà bình.
Trong đó vấn đề quy chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chiến trường
miền Nam Việt Nam là cốt lõi, chìa khoá của mọi mâu thuẫn của các bên. Cuối
năm 1972, đã quá mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và bị dư luận trong nước và quốc

tế đòi hỏi giải quyết vấn đề hoà bình ở Việt Nam trong thời gian nhiệm kỳ tổng
thống của mình như đã hứa, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã
nhượng bộ trong vấn đề cốt lõi này. Về phía mình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cũng nhượng bộ về vấn đề tiếp tục tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu.
Dự thảo khung của thoả hiệp đạt được là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh
nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại miền
Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một
giải pháp hoà bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày."
Các mốc thời gian:
− Ngày 25 tháng 1 năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon đơn phương công bố nội dung

các cuộc gặp riêng về đề nghị Tám điểm đưa ra ngày 16 tháng 8 năm 1971.
− Ngày 31 tháng 1 năm 1972, tại Paris, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố
giải pháp Chín điểm, đồng thời vạch rõ việc Nhà trắng đã vi phạm thoả thuận hai
bên không công bố nội dung các cuộc gặp riêng theo đề nghị của chính Kissinger.
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã phân phát cho tất cả các tờ báo những công
hàm trao đổi giữa hai bên về cuộc họp ngày 20 tháng 10 năm 1971.
− Ngày 24 tháng 3 năm 1972, Tổng thống Nixon tuyên bố hoãn vô thời hạn các phiên
họp công khai Hội nghị Paris về Việt Nam. Tiếp đó, ngày 8 tháng 5 năm 1972, chưa
đầy một tuần sau phiên gặp riêng giữa Lê Đức Thọ, Xuân Thủy và Kissinger,
Nixon tuyên bố tiến hành một bước leo thang mới mở rộng quy mô đánh phá miền


Bắc kể cả bằng lực lượng không quân chiến lược, thả mìn cảng Hải Phòng cùng các
cửa sông, lạch, trên vùng biển phong toả miền Bắc Việt Nam.
− Ngày 13 tháng 7 năm 1972, Mỹ chấp nhận họp lại Hội nghị toàn thể bốn bên tại
Paris.
− Ngày 11 tháng 9 năm 1972, lần đầu tiên kể từ khi Kissinger bắt đầu hội đàm bí mật
với Hà Nội vào tháng 8 năm 1969, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gợi ý rằng có

thể sẽ chấp nhận một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam mà không cần loại bỏ
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Một sự thỏa hiệp bắt đầu có vẻ khai thông.
− Ngày 12 tháng 10, Kissinger và Lê Đức Thọ đi đến một bản nháp hiệp định gồm 9
điểm. Nội dung đó chưa đầy đủ nhưng nó đã tạo được một bước đột phá lớn. Dự
thảo đã tách các vấn đề thuần túy quân sự khỏi các vấn đề chính trị. Nó cho phép
một cuộc ngừng bắn tại chỗ, sự rút quân đội Mỹ và đồng minh nước ngoài về nước,
sự trao trả tù binh Mỹ trong vòng 60 ngày, và thiết lập một quy trình mơ hồ mà qua
đó người Việt Nam sau đó sẽ tự quyết định tương lai của mình. Theo nghĩa rộng, sự
thỏa hiệp này cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hoà bình, cho lực lượng
cộng sản Việt Nam một vị thế chính thức tại miền Nam Việt Nam, đồng thời khẳng
định lập trường nguyên tắc của Hà Nội rằng Việt Nam là một quốc gia chỉ đang tạm
thời bị chia cắt. Bản dự thảo này đã đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ là ra đi
trong danh dự và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của phía Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
− Ngày 13 đến 16 tháng 10, Tổng thống Richard Nixon sau khi nghiên cứu đã chấp
thuận nội dung dự thảo, rồi điều Kissinger đến Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu.
− Ngày 18 đến 23 tháng 10, Kissinger đến Sài Gòn gặp Nguyễn Văn Thiệu. Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu không tỏ thái độ mà chỉ yêu cầu làm rõ và so sánh giữa
hai bản tiếng Việt và tiếng Anh. Kissinger tưởng rằng Thiệu sẽ chấp thuận, ông
thông báo với Nixon như vậy. Theo tinh thần đó, ngày 21 tháng 10, Nixon gửi
thông điệp cho Hà Nội khẳng định rằng dù một số vấn đề cần làm rõ, "nội dung
hiệp định đã có thể được coi là hoàn chỉnh" và việc ký kết ngày 31 tháng 10 có thể


khả thi. Kissinger sẽ tới Hà Nội ngày 24 để tổng kết phiên đàm phán cuối cùng dài
2 ngày, và một tuần sau sẽ ký kết chính thức tại Paris.
− Ngày 23 tháng 10, tại cuộc gặp thứ năm và là cuộc gặp cuối cùng tại Sài Gòn, cuối
cùng Tổng thống Thiệu đã tuyên bố chính thức các đánh giá của mình: Thiệu phản

đối kịch liệt bản dự thảo 9 điểm coi đây là hiệp định hy sinh quyền lợi của Việt
Nam Cộng hoà, đòi các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải rút hoàn toàn
ra khỏi miền Nam Việt Nam, thiết lập vùng phi quân sự làm biên giới với miền
Bắc. Thiệu còn coi giải pháp hội đồng hiệp thương là một hình thức chính phủ liên
bang trá hình. Tổng thống Thiệu lên đài phát thanh tuyên bố bác bỏ nguyên tắc một
nước Việt Nam thống nhất: "Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là
Nam Việt Nam, mọi người phải chấp nhận thực tế là tồn tại hai nước Việt Nam,
không bên nào được xâm lược bên nào". Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội nói rằng
do các khó khăn ở Sài Gòn, việc ký kết vào ngày 31 là không thể được và đề nghị
một vòng đàm phán mới. Chuyến bay của Kissinger tới Hà Nội bị hủy bỏ.
− Ngày 25 tháng 10, báo động bởi việc Nixon rút lui khỏi ký kết và bởi phản đối của
Thiệu, Hà Nội công bố tóm tắt nội dung bản dự thảo và cảnh báo về các hậu quả
nghiêm trọng nếu Mỹ không ký kết vào ngày 31 tháng 10. Mục đích là để ép Mỹ
giữ vững giao ước ban đầu bất kể đến Thiệu. Khi tin này đến Washington D.C. vào
sáng 26 tháng 10, Kissinger lên truyền hình tuyên bố "hòa bình trong tầm tay", với
mục đích đảm bảo với Hà Nội và cảnh báo Sài Gòn về mong muốn nghiêm túc của
Washington về một sự dàn xếp. Chỉ 6 tiếng sau, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi
điện đồng ý với một vòng đàm phán mới tại Paris.
− Ngày 2 tháng 11, Nixon tuyên bố trên truyền hình rằng bản dự thảo còn có những
phần "mập mờ" "cần làm rõ trước khi ký kết bản hiệp định cuối cùng". Ông quyết
định sẽ thỏa mãn mọi ngờ vực của Thiệu về vấn đề chủ quyền, và chỉ thị Kissinger
tìm kiếm một nhượng bộ về khía cạnh khu phi quân sự, và nếu đạt được điều đó thì
họ sẽ ép Thiệu ký. Nếu Thiệu vẫn tiếp tục từ chối thì Mỹ sẽ ký kết hiệp ước hòa
bình riêng với Hà Nội.


− Ngày 20 đến 25 tháng 11, Kissinger cuối cùng cũng quay lại Paris. Hai bên đi đến

được đồng thuận về ngôn ngữ khẳng định rằng khu vực phi quân sự là đường phân
chia chính trị khu vực.

− Ngày 29 tháng 11, Nguyễn Phú Đức, đặc phái viên của Thiệu, bay đến Washington
D.C. báo với Nixon rằng nhượng bộ của Hà Nội là không đủ. Nixon loại bỏ hầu hết
các yêu cầu của Đức trong đó có cả sự rút Quân đội Nhân dân Việt Nam ra khỏi
miền Nam. Nhưng Nixon vẫn chưa yên tâm về vấn đề khu phi quân sự và yêu cầu
Kissinger đưa vấn đề này ra bàn lại tại Paris.
− Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong đàm phán và Mỹ ném bom trở lại,
Hà Nội bắt đầu sơ tán trẻ em ở thủ đô về nông thôn.
− Ngày 4 đến 13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía Mỹ
một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản ứng
bùng nổ bằng cách thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra đòi
hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10,
phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong
vòng 60 ngày. Nay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn gắn việc trao trả tù binh với
việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam - một vấn đề mà Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa các
bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán.
− Ngày 14 tháng 12, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội: trong 72 giờ đồng hồ để
quay lại ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị, nếu không sẽ ném bom lại Bắc Việt
Nam.
− Ngày 18 tháng 12, Hoa Kỳ bắt đầu cho máy bay B–52 ném bom rải thảm Hà Nội,
Hải Phòng và các mục tiêu khác. Đợt ném diễn ra trong 12 ngày (18 tháng 12 đến
30 tháng 12), đó là Chiến dịch Linebacker II. Không khuất phục được Hà Nội, bị
thiệt hại nặng nề cho lực lượng không quân với ít nhất 30 chiếc máy bay ném bom
chiến lược B-52 và 5 chiếc F-111 bị bắn hạ và nhất là bị dư luận quốc tế và trong
nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại


đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt hồi tháng 10
với một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật.

− Ngày 22 tháng 12, Hoa Kỳ gửi công hàm yêu cầu họp lại. Ngày 26/12, Việt Nam
yêu cầu Mỹ trở lại tình hình trước ngày 18/12 mới họp. Hoa Kỳ chấp nhận.
− Ngày 8/11/1973, nối lại đàm phán lúc 11 giờ trưa tại ngôi nhà ở Gif-sur-Yvette. Lê
Đức Thọ nổ phát súng đầu: “Chính các ông đã làm cho danh dự nước Mỹ bị hoen
ố”. Kissinger không bào chữa hăng hái như những lần trước, chỉ thanh minh. Hai
ngày sau, 10/1/1973, Kissinger thử lần chót việc đòi đối phương rút quân khỏi miền
Nam nhưng thất bại. Ngày 13/1/1973, hoàn thành hiệp định trong cuộc gặp riêng
lần cuối cùng.
− Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định vì những nhượng bộ của
Hoa Kỳ đẩy họ vào thế nguy hiểm. Nixon rất tức giận khi Nguyễn Văn Thiệu cản
chân ông. Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho Nguyễn Văn Thiệu
bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng
nhất là: "Vì vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23
tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình.
Trong trường hợp đó, tôi phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông cản trở
hoà bình. Kết quả là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức của viện trợ kinh tế
và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự sắp xếp lại Chính quyền của ông cũng chẳng
thay đổi được tình hình". Trước sức ép của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa cuối cùng phải
chấp nhận kí kết hiệp định.
− Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 như một thắng lợi quan
trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29 tháng 3 năm 1973, quân nhân Mỹ
cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ đối
với vấn đề Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn duy trì viện trợ và cố vấn quân sự. Từ nay
chỉ còn Quân lực Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân đội nhân dân Việt
Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đang ngày càng mạnh.


PHẦN III: RA QUYẾT ĐỊNH VÀ KẾT THÚC ĐÀM PHÁN
HIỆP ĐỊNH PARIS
1. Nội dung chính của Hiệp định

1.

Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva.

2.

Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973. Và ở
miền Nam tất cả các đơn vị quân sự Mỹ và đồng minh, hai bên miền Nam Việt
Nam ở nguyên vị trí (không áp dụng với Quân đội nhân dân của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa). Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển, chấm


dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi và sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu
lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi miền
Bắc Việt Nam. Uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng quân sự hai bên miền
Nam (tức của Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa
miền Nam Việt Nam) sẽ quy định vùng của hai lực lượng quân sự do mỗi bên kiểm
soát, và những thể thức trú quân. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn
của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ, kể cả cố vấn quân
sự tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát của các nước nói trên ra
khỏi miền nam Việt Nam, huỷ bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam
của Hoa Kỳ và các nước đó ở nam Việt Nam. Các lực lượng chính quy thuộc mọi
quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền
Nam Việt Nam (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) phải ngừng mọi hành động tấn công nhau.
Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển, mọi hành động
đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên. Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến
ngày thành lập chính phủ thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có

giám sát quốc tế, hai bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam,
Việt Nam cộng hòa) không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố
vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn
dược và dụng cụ chiến tranh (không có tính ràng buộc với Mỹ và Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa). Trong thời gian này, hai bên miền Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng
hòa miền Nam Việt Nam), được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược,
dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi
ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự kiểm soát
của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và của Ủy ban quốc tế kiểm
soát và giám sát. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ
thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam.


Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của
miền Nam Việt Nam.
3.

Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước
ngoài của các bên (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành
không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân trong vòng 60 ngày. Vấn đề trao trả
các nhân viên dân sự Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam
Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai
bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) giải
quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự
ở Việt Nam ngày 20/7/1954. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh
thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và
đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải
quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực..


4.

Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn
trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt
Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua
"tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm
soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc
kiểm soát và giám sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, và
chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng
tuyển cử ở miền Nam Việt Nam). Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu
hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai bên
miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cam kết
tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các
vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực. Ngay sau
khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân
tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá


nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do
dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp,
tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú,
tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. Hai bên
miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn
trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và
hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (được hiểu gồm chính phủ Việt
Nam cộng hòa, lực lượng thứ ba, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Hai
bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam
Việt Nam trong vòng chín mươi ngày. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân
tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực
hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa

giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Các cơ quan
quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam
thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân
tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên
miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam
Việt Nam (được hiểu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân giải phóng Miền Nam,
Quân lực Việt Nam cộng hòa) sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng
hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp
dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài,
"phù hợp với tình hình sau chiến tranh". Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam
cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) sẽ thảo luận về việc giảm số quân của họ
và phục viên số quân đã giảm càng sớm càng tốt. Miền Nam Việt Nam thực hiện
chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập
quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ
nước nào không kèm theo điều kiện chính trị..


5.

Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp
hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam,
không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước
ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
Trong khi chờ đợi thống nhất, ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là
tạm thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Miền Bắc và miền Nam Việt
Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt
bao gồm có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc
và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân
sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự

và nhân viên quân sự trên đất mình

6.

Để bảo đảm và giám sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và
giám sát quốc tế và Ban liên hợp quân sự bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà), Ban liên hợp
quân sự hai bên (Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được
thành lập. Ban liên hợp quân sự bốn bên phối hợp hành động của các bên trong
việc thực hiện về việc ngừng bắn, việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội
của Hoa Kỳ và quân đội đồng minh, việc hủy bỏ các căn cứ quân sự của họ...và
chấm dứt hoạt động trong thời gian sáu mươi ngày, sau khi Hoa Kỳ và đồng minh
rút quân. Ban liên hợp quân sự hai bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành
động của hai bên miền Nam Việt Nam về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở
miền Nam Việt Nam (Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân giải phóng Miền Nam,
quân lực Việt Nam cộng hòa) sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt
động của mình, về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam, việc không
được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến
ngày thành lập chính phủ mới,...Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị
quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này để ghi nhận các Hiệp
định đã ký kết.


7.

Các bên tham gia Hội nghị phải triệt để tôn trọng Hiệp định Geneva năm
1954 về Campuchia và Hiệp định Geneva năm 1962 về Lào đã công nhận các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân hai nước về độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của hai nước.
Các bên tham gia Hội nghị cam kết không dùng lãnh thổ của hai nước để xâm

phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác. Các nước ngoài sẽ
chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở hai nước, rút hết và không đưa trở lại vào hai
nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng
cụ chiến tranh.

8.

Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc
xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trên toàn Đông Dương,
để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.

9.

Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của
quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến
tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Như vậy, về mặt quân sự, buộc Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền nam Việt
Nam, ngừng tấn công miền Bắc, nhưng Quân đội nhân dân Việt Nam được phép ở
lại miền nam, và không có điều khoản về di chuyển, và hai bên miền Nam không
thể nhận thêm quân từ bên ngoài (nhưng không ràng buộc với Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa), còn Quân giải phóng Miền Nam và quân lực Việt Nam cộng hòa phải
rút về quân số và giữ nguyên vị trí, phía Mỹ không được phép viện trợ quân sự cho
Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi tổng tuyển cử được tổ chức. Ban liên hợp quân sự
hai bên miền nam có thẩm quyền bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên về
việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam, nhưng Ban liên hợp quân
sự bốn bên không có thẩm quyền này. Hiệp định cũng quy định bầu cử tự do ở
miền nam theo thỏa thuận hai bên miền Nam, và sau đó chính quyền mới sẽ hiệp
thương với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất đất nước.

2. Kết quả của Hiệp định



Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa
Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ rút quân đội ra khỏi chiến tranh. Đối với
quân đội Hoa Kỳ, đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính
đáng. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thì
hiệp định này là thắng lợi thứ nhất - "Đánh cho Mỹ cút", trong hai bước để đi đến
thắng lợi cuối cùng. Bản hiệp định đảm bảo việc quân Mỹ, đối thủ nguy hiểm nhất
của họ không còn hiện diện tại Việt Nam, còn Việt Nam Cộng hòa được xác định sẽ
không thể tồn tại lâu sau khi Hoa Kỳ rút đi.
Về nguyên tắc thì các bên ký kết phải thừa nhận miền Nam Việt Nam tạm thời
có hai chính quyền (tuy nhiên không có định nghĩa về hai chính quyền đó), nhưng
sẽ nhanh chóng được thay thế bằng một chính quyền mới. Nhưng Quốc hội nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa IV kỳ họp thứ 3 họp tại Hà Nội vẫn khẳng định là
Quốc hội của cả nước và xem Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là "người đại diện chân chính duy nhất của
nhân dân miền Nam Việt Nam".
Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn và đặt sự tồn
tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.
PHẦN IV: PHONG CÁCH, CHIẾN LƯỢC, NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG
TRONG CUỘC ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS
Trong cuộc đàm phán Hiệp định Paris 1973, đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã sử dụng một cách khéo léo, linh hoạt các phong cách, nghệ thuật,
chiến lược để đi đến chiến thắng cuối cùng là việc ký kết Hiệp định Paris vào ngày
27 tháng 1 năm 1973.
1.

Giai đoạn 1968 - 1972

-


Ngày 13 tháng 5 năm 1968, Hội nghị Paris giữa 2 bên khai mạc. Ta sử dụng phong
cách cạnh tranh: Do lập trường cương quyết của Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, Mỹ buộc phải ngồi nói chuyện chính thức với Mặt trận Dân tộc Giải


phóng miền Nam Việt Nam và từ tháng 6 năm 1969 là Chính phủ Cách mạng lâm
-

thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
Ngày 25 tháng 8 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời thư của Tổng thống Mỹ
Nixon, nêu rõ: Muốn có hoà bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút
quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền
Nam Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc
chiến tranh trong danh dự. Ở đây sử dụng phong cách cạnh tranh, nghệ thuật thách

giá và chiến lược cùng lúc đưa ra rất nhiều lời đề nghị.
2. Giai đoạn 1972 - 1973
− Ngày 11 tháng 9 năm 1972, lần đầu tiên kể từ khi Kissinger bắt đầu hội đàm bí mật
với Hà Nội vào tháng 8 năm 1969, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gợi ý rằng có
thể sẽ chấp nhận một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam mà không cần loại bỏ
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Một sự thỏa hiệp bắt đầu có vẻ khai thông. Đến
đây, ta đã chuyển sang phong cách nhượng bộ, thỏa hiệp cùng với nghệ thuật trả
giá và chiến lược đưa ra một vài thông tin
− Ngày 12 tháng 10, Kissinger và Lê Đức Thọ đi đến một bản nháp hiệp định gồm 9
điểm. Nội dung đó chưa đầy đủ nhưng nó đã tạo được một bước đột phá lớn. Dự
thảo đã tách các vấn đề thuần túy quân sự khỏi các vấn đề chính trị. Nó cho phép
một cuộc ngừng bắn tại chỗ, sự rút quân đội Mỹ và đồng minh nước ngoài về nước,
sự trao trả tù binh Mỹ trong vòng 60 ngày, và thiết lập một quy trình mơ hồ mà qua
đó người Việt Nam sau đó sẽ tự quyết định tương lai của mình. Theo nghĩa rộng, sự

thỏa hiệp này cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hoà bình, cho lực lượng
cộng sản Việt Nam một vị thế chính thức tại miền Nam Việt Nam, đồng thời khẳng
định lập trường nguyên tắc của Hà Nội rằng Việt Nam là một quốc gia chỉ đang tạm
thời bị chia cắt. Bản dự thảo này đã đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ là ra đi
trong danh dự và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của phía Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
− Ngày 4 đến 13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía Mỹ
một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng


hòa, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản ứng
bùng nổ bằng cách thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra đòi
hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10,
phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong
vòng 60 ngày. Nay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn gắn việc trao trả tù binh với
việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam - một vấn đề mà Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa các
bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán. Ta sử dụng
phong cách nhượng bộ - thỏa hiệp, nghệ thuật thách giá và nghệ thuật trả giá.
− Ngày 8/11/1973, nối lại đàm phán lúc 11 giờ trưa tại ngôi nhà ở Gif-sur-Yvette. Lê
Đức Thọ nổ phát súng đầu: “Chính các ông đã làm cho danh dự nước Mỹ bị hoen
ố”. Kissinger không bào chữa hăng hái như những lần trước, chỉ thanh minh. Hai
ngày sau, 10/1/1973, Kissinger thử lần chót việc đòi đối phương rút quân khỏi miền
Nam nhưng thất bại. Ngày 13/1/1973, hoàn thành hiệp định trong cuộc gặp riêng
lần cuối cùng. Lúc này, ta chuyển sang sử dụng phong cách cạnh tranh và nghệ
thuật trả giá.
− Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 như một thắng lợi quan
trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.




×