Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ VĂN THAO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ VĂN THAO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

Chủ tịch Hội đồng


(ký và ghi rõ họ tên)

TS. NGUYỄN ĐẮC THẮNG

PGS. TS PHẠM VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên
cứu của riêng tôi.
Các số liệu được nêu trong Luận văn này là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận
văn có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong luận
văn được trích dẫn đúng quy định.
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Văn Thao


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
quý Thầy, Cô, bạn bè và các đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Đắc
Thắng người đã định hướng, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi về mặt khoa
học để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo;
cán bộ chuyên viên phòng Đào tạo – Trường Đại học Kinh tế, Đại học

Quốc gia Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng, Vụ Hợp chuẩn Hợp Quy, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT),
các cơ quan Bộ, ngành đã cung cấp thông tin, tài liệu và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Để có được kiến thức và phương pháp nghiên cứu, tôi xin gửi lời cám
ơn sâu sắc đến quý thầy, cô Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua đã truyền đạt, giảng dạy cho tôi.
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Văn Thao


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
Danh mục hình ................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ
PHÙ HỢP ......................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 6
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động đánh giá sự
phù hợp............................................................................................................. 8
1.2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong
hoạt động đánh giá sự phù hợp..................................................................... 8
1.2.2. Các thành phần cơ bản, chức năng và chuẩn năng lực của các

tổ chức đánh giá sự phù hợp ....................................................................... 13
1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp ............................ 16
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp..... 17
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp........... 22
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại
Trung Quốc ................................................................................................. 22
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý của Úc ............................................................. 28
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động đánh giá
sự phù hợp tại Việt Nam.............................................................................. 30


Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN........32
2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 32
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÙ HỢP TẠI VIỆT NAM ................................................................... 35
3.1. Thực trạng hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam ................. 35
3.1.1. Thực trạng các tổ chức đánh giá sự phù hợp ................................... 35
3.1.2. Thực trạng hoạt động đánh giá sự phù hợp...................................... 37
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam ....... 41
3.2.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp ....... 41
3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn....... 43
3.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp với Quy
chuẩn kỹ thuật ............................................................................................. 44
3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá sự phù hợp .......... 56
3.3. Khó khăn, hạn chế của quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp ...... 58
3.3.1. Khó khăn của công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp ..... 58
3.3.2. Hạn chế của công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp ....... 59
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ

HỢP TẠI VIỆT NAM ................................................................................... 62
4.1. Định hƣớng hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam ................ 62
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quả quản lý hoạt động đánh giá sự
phù hợp tại Việt Nam .................................................................................... 66
4.2.1. Giải pháp quy hoạch mạng lưới đánh giá sự phù hợp ..................... 66
4.2.2. Giải pháp về chính sách pháp luật quản lý hoạt động đánh giá
sự phù hợp ................................................................................................... 74
4.2.3. Giải pháp thông tin, tuyên truyền ..................................................... 76


4.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực quản lý và thực hiện đánh giá sự
phù hợp ........................................................................................................ 77
4.2.5. Nhóm giải pháp về tài chính, đầu tư; công nghệ và kỹ thuật ........... 78
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá sự
phù hợp ........................................................................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1


CASCO

Committee on Conformity Assessment

2

CASCO

ISO Committee on Conformity Assessment

3

ĐGSPH

Đánh giá sự phù hợp

4

EC

European Commission

5

EU

European Union

6


FSMS

Food Safety management systems

7

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Point

8

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Points

9

IAF

International Accreditation Forum

10

IEC

International Electrotechnical Commission

11


ILAC

Internatonal Laboratory Accredition Cooperation

12

ISMS

information security management system

13

ISO

International Orgnaization for Standardization

14

JAS-ANZ

The Joint Accreditation System of Australia and New Zealand

15

MRA

Mutual Recognition Arrangement

16


NATA

National Association of testing Authorities

17

PTN

Phòng thử nghiệm

18

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

19

SPS

Sanitary and Phytosanitary Measure

20

TBT

Technical baries to trade

21


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

22

WTO

World trade Organization

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 3.1: Số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp
được đã được công nhận bởi Văn phòng
Công nhận Chất lượng

2


38

Bảng 3.2: Bảng số liệu thống kê tổ chức đánh giá sự
phù hợp đã đăng ký hoạt động với Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

3

44

Bảng 3.3: Bảng thống kê số lượng các Quy chuẩn kỹ
thuật đã được ban hành tính đến tháng
11/2014

4

45

Bảng 4.1: Đề xuất quy hoạch mạng lưới đánh giá sự
phù hợp

71

ii


DANH MỤC HÌNH

STT
1


Hình

Nội dung

Trang

Hình 3.1: Mô hình thể hiện mối tương quan trong quản
lý hoạt động ĐGSPH tại Việt nam

iii

42


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mọi người, mọi tổ chức luôn quan tâm tìm kiếm một cái gì đó đáp ứng
được nhu cầu và mong đợi của họ. Những sản phẩm mà họ mong đợi là gì?
Năng lực của con người có thể thực hiện công việc mà họ mong muốn?
Những sản phẩm và năng lực của con người cần được cung cấp đúng và có
giá cả mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Đồng thời, sản phẩm phải
an toàn, các đặc trưng chất lượng, sinh thái, kinh tế, tính năng, khả năng vận
hành, khả năng sử dụng. Qúa trình chứng minh những đặc trưng đó đáp ứng
yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn và các yêu cầu khác được gọi là đánh giá sự
phù hợp (ĐGSPH). Theo định nghĩa tại khoản 2.1, ISO 17000 Đánh giá sự
phù hợp là sự chứng minh về việc các yêu cầu quy định liên quan đến sản
phẩm, quá trình, hệ thống, chuyên gia hoặc tổ chức được thực hiện [24]. Còn
theo khoản 5, điều 3 Luật tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật được QH11 thông
qua ngày 29/6/2006 định nghĩa “Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối

tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động
trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng” [14]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, ĐGSPH hướng tới việc đảm
bảo rằng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp như cam kết của nhà sản xuất
hoặc nhà cung ứng dịch vụ.
Đánh giá sự phù hợp cùng với tiêu chuẩn hóa và đo lường là ba thành
tố tạo nên cơ sở hạ tầng chất lượng của quốc gia. Hạ tầng chất lượng quốc gia
có vai trò rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa
được sản xuất trong nước đối với hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, theo hiệp định hàng rào kỹ thuật

1


trong thương mại (TBTs- Technical Barriers to trade) thì thủ tục đánh giá sự
phù hợp là một trong ba thành tố của hàng rào kỹ thuật thương mại. TBTs đưa
ra hàng loạt các hàng rào phi thuế quan (NTBs- Nontariff bariers) được thông
báo tới các quốc gia thành viên của tổ chức này trong việc tiếp cận thị trường
phi nông nghiệp tại vòng đàm phán DOHA. Như rào cản bao gồm tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp được phân biệt đối xử, tạo
ra rào cản thương mại không cần thiết hoặc hạn chế thương mại hơn cần
thiết[17; 32; 33; 38; 40]. Yêu cầu đánh giá sự phù hợp đã gây ra nhiều phiền
phức cho các nhà sản xuất, có thể thấy phần lớn các rào cản kỹ thuật trong
thương mại gây ra khó khăn đối với việc sản phẩm của các nhà sản xuất tiếp
cận thị trường nước ngoài [32; 36]. Thực tế, TBTs thông báo tới các quốc gia
thành viên lưu ý các vấn đề ở trên, có hơn một nửa số lưu ý này liên quan đến
đánh giá sự phù hợp.
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) hướng tới việc
đảm bảo rằng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp

không khó khăn hơn mức cần thiết. Điều quan trọng lưu ý rằng các điều
khoản của thỏa thuận không phải chỉ được thực hành một cách riêng lẻ. Trong
khi các cơ quan quản lý nhà nước không phân biệt đối xử đối với các cá nhân
nước ngoài hoặc quốc gia khác, họ cũng là đối tượng của bị quy định bởi hiệp
định TBT từ đó xây dựng các thủ tục đánh giá sự phù hợp đáp ứng các yêu
cầu cần thiết….
Như vậy, đánh giá sự phù hợp đảm bảo chất lượng sản phẩm và cung
cấp sự bảo vệ đối với mối đe dọa tới con người, an toàn và sức khỏe động
vật hoặc bảo vệ môi trường. Đánh giá sự phù hợp cung cấp khả năng cạnh
tranh cho các nhà sản xuất bằng việc tạo ra sự khác nhau trong các sản phẩm
của họ so với các đối thủ cạnh tranh về mức độ không chắc chắn trong an
toàn, chất lượng hoặc tính năng. Ví dụ, Sản phẩm được đánh giá sự phù hợp

2


tiêu chuẩn an toàn điện tử bởi tổ chức, như là các phòng thử nghiêm, có thể
bao gồm năng lực cạnh tranh của sản phẩm không được thực hiện.
Tuy nhiên, thủ tục đánh giá sự phù hợp có thể trở thành rào cản kỹ
thuật trong thương mại. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại khẳng định (1)
có sản phẩm đã được thử nghiệm ở ngoài nước, (2) điều chỉnh để đa dạng các
yêu cầu cho phù hợp tại các thị trường nước ngoài, (3) trải qua thử nghiệm
trùng lặp với cùng một tiêu chuẩn, (4) phải đối mặt với thời gian dài hơn
chính thông thường tại các thị trường nước ngoài nào đó, hoặc (5) vượt qua
yêu cầu phân biệt đối xử. Ví dụ, khi các quan chức nước ngoài quy định
không chấp nhận kết quả thử nghiệm sản phẩm hoặc xác định trước đây thu
được trong thị trường nội địa của nước xuất khẩu, nhà xuất khẩu thường phải
đối mặt với quá trình tốn kèm vì phải trải qua thử nghiệm và chứng nhận một
lần nữa trong thị trường nước ngoài. Trong khi đó, sự phân biệt trong các yêu
cầu đánh giá sự phù hợp trên thị trường toàn cầu tăng chi phí cho sản xuất mà

bán ở nhiều thị trường vì họ phải điều chỉnh để yêu cầu duy nhất tại mỗi thị
trường. Hơn nữa, khi mỗi quốc gia duy trì các thủ tục riêng biệt của mình cho
người bán hàng để làm theo đảm bảo chính sản phẩm của mình, một phép
nhân của nỗ lực sẽ tồn tại trên thị trường ngay cả khi quy định kỹ thuật và thủ
tục thử nghiệm và chứng nhận giống hệt nhau hoặc tương tự [42; 43]. Trong
một số thị trường, thời gian chính quy định cho các sản phẩm đòi hỏi phải có
chứng nhận và thử nghiệm là lâu hơn so với ở các nước khác, dẫn đến chi phí
cơ hội cho các doanh nghiệp không thể bán hàng hóa của mình cho đến khi
được thông quan. Cuối cùng, phân biệt đối xử đối với các sản phẩm nước
ngoài thực hiện về cấp giấy chứng nhận và thử nghiệm các yêu cầu có thể
cung cấp một lợi thế cạnh tranh cho sản xuất trong nước hơn các công ty nước
ngoài mà từ bỏ nguồn thu bởi vì sản phẩm của họ không được tiếp cận thị
trường một cách công bằng. Vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu quốc tế trong

3


việc tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam hài hóa
với các chuẩn mực và yêu cầu quốc tế, tôi lựa chọn Luận văn: “Quản lý hoạt
động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam”.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Hoạt động quản lý đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam có đặc điểm
gì, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý?
- Cơ quan quản lý nhà nước cần có các giải pháp nào để có thể tăng
cường công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp
3. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về ĐGSPH và việc
quản lý hoạt động ĐGSPH.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động ĐGSPH và
công tác quản lý giám sát của cơ quan có thẩm quyền về ĐGSPH

Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
ĐGSPH và năng lực tổ chức đánh giá sự phù hợp, tạo sự minh bạch và phù
hợp với các chuẩn mực ĐGSPH của quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống đánh giá sự phù hợp bao gồm: Tổ
chức công nhận; tổ chức chứng nhận; tổ chức giám định; tổ chức kiểm định;
Phòng thử nghiệm và phòng hiệu chuẩn.
 Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động ĐGSPH của Bộ
Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang bộ theo phân công, phân
cấp quản lý trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006).
5. Nguồn số liệu
Luận văn có sử dụng tài liệu từ các nguồn sau
 Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của cơ quan thống kê
về ĐGSPH
 Các nghiên cứu của các cơ quan, học viện, trường đại học;
4


 Các tạp chí viết đăng trên báo hoặc các tạp chí chuyên ngành và tạp
chí khoa học có liên quan
 Các tài liệu là giáo trình, sách giáo khoa, công trình nghiên cứu liên
quan đến luận văn này
 Các báo cáo của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về
hoạt động đánh giá sự phù hợp;
 Các số liệu có liên quan đến luận văn do học viên tự thu thập trong
quá trình thực hiện luận văn
6. Kết cấu của luận văn
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận
văn này gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn

quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam
Chương 4: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÙ HỢP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu và chỉ ra vai trò của hoạt động
đánh giá sự phù hợp đối với thuận lợi trong thương mại và sự phát triển bền
vững. Tại các quốc gia đang phát triển, hoạt động đánh giá sự phù hợp thường
ít phát triển hơn so với các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, phần lớn
các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích, vai trò, ý nghĩa
của việc đánh giá sự phù hợp đối với quá trình giao dịch thương mại, phát
triển kinh tế, chứ chưa có nhiều công trình tập trung vào phân tích vai trò, tác
động của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Tại Việt Nam, các vấn đề có liên quan tới hoạt động ĐGSPH được đề
cập trong một số nghiên cứu sau:
Từ năm 1995 đến 1997, với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, cơ
quan Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) đã tổ chức nghiên cứu xây dựng
một quy hoạch tổng thể phát triển các hoạt động tiêu chuẩn hóa, đo lường,
thử nghiệm và quản lý chất lượng ở Việt nam cho các giai đoạn 2005 và
2010. Bản báo cáo cuối cùng của quy hoạch này đã đưa ra những kiến nghị
về các định hướng cơ bản phát triển các mặt hoạt động ở nước ta theo các

xu thế và tập quán quốc tế, phù hợp với việc phát triển nền kinh tế nước ta
theo cơ chế thị trường.
Trong những năm từ 1996-2002, một số đề tài, dự án đã được thực
hiện có liên quan đến hệ thống đánh giá sự phù hợp: “dự án quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đến 2010”

6


do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xây dựng, hoàn thiện vào
tháng 12/1997 và đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường (Nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) phê duyệt theo quyết định số
1467/QĐ-BKHCNMT ngày 08/10/1998 trong đó có chuyên đề “Quy hoạc
phát triển hoạt động công nhận và chứng nhận đế năm 2010”. Trong báo
cáo chuyên đề các tác giả đã đưa ra mô hình quản lý hoạt động đánh giá sự
phù hợp tại Việt Nam.
Đề án “Quy hoạch mạng lưới các tổ chức đánh giá sự phù hợp tại Việt
Nam” được hội đồng khoa học Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
nghiệm thu trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành bản quy
hoạch đã chỉ ra một số hạn chế, khó khăn trong Công tác quản lý hoạt động
đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Đề
tài nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc quy hoạch hệ thống đánh giá sự phù
hợp và sự can thiệp vào thị trường đánh giá sự phù hợp, tập trung vào số
lượng các tổ chức được quy hoạch theo vùng kinh tế, theo lĩnh vực chứ chưa
đưa ra được các vấn đề như hoàn thiện cơ chế chính sách nâng cao năng lực
của các tổ chức đánh giá sự phù hợp, công khai, minh bạch kết quả đánh giá
và thúc đẩy thị trường phát triển theo đúng quy luật thị trường.
* Đóng góp của luận văn
Trước hết, luận văn là công trình nghiên cứu tập trung phân tích thực
trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp của các cơ quan quản lý

ở Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống trên dữ liệu cập nhật và các
tiêu chí cụ thể. Căn cứ vào thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quản lý của
một số nước trong khu vực và trên thế giới. Kết quả phân tích đã chỉ ra được
các thành tựu đã đạt được và đặc biệt các bất cập cơ bản đang hạn chế sự phát
triển của hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam. Từ đó luận văn có đề
xuất một số giải pháp quản lý và phát triển hoạt động đánh giá sự phù hợp:

7


Thứ nhất, giải pháp quy hoạch mạng lưới hệ thống các tổ chức đánh giá
sự phù hợp. Thứ hai, giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật quản lý hoạt
động đánh giá sự phù hợp. Thứ ba, giải pháp thông tin, tuyển truyền. Thứ tư,
giải pháp về nguồn nhân lực quản lý và thực hiện đánh giá sự phù hợp. Thứ
năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐGSPH. Ngoài ra, thứ
sáu là nhóm giải pháp về tài chính, đầu tư công nghệ và kỹ thuật.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động đánh giá sự
phù hợp
1.2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong
hoạt động đánh giá sự phù hợp
1.2.1.1. Khái niệm quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp
Đánh giá sự phù hợp là một thủ tục được quốc tế thừa nhận để chứng
tỏ rằng các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm, quy trình, hệ thống, con người
hay tổ chức đã được đáp ứng. Đánh giá sự phù hợp đóng một vai trò quan
trọng cho thương mại và sự phát triển bền vững. Tại các quốc gia đang phát
triển, hoạt động đánh giá sự phù hợp thường ít phát triển hơn so với các
nước công nghiệp hóa.
Mục đích của đánh giá sự phù hợp là cung cấp lòng tin cho người sử dụng
rằng các yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và hệ thống được đáp ứng. Niềm tin
tưởng đó, đến lượt bản thân nó, sẽ đóng góp trực tiếp cho sự chấp nhận của thị

trường đối với các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống này. Sự tin tưởng của người sử
dụng có thể đạt được thông qua sự hợp tác giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp
và/hoặc các tổ chức được công nhận, dẫn đến việc thừa nhận lẫn nhau và sự
quảng bá xuyên biên giới về công việc của các bên tham gia.
Đề cập về tầm quan trọng của thử nghiệm, chứng nhận và công nhận
trong nền kinh tế toàn cầu, Tiêu chuẩn ISO/IEC 17011: Đánh giá sự phù hợp
– các yêu cầu chung đối với các tổ chức công nhận khi công nhận các tổ chức

8


đánh giá sự phù hợp, quy định: “Trong lĩnh vực quản lý, cơ quan có thẩm
quyền nhà nước thực thi pháp luật liên quan đến việc chấp nhận các sản
phẩm, dịch vụ để bảo vệ an toàn, sức khỏe, môi trường, ngăn ngừa gian lận
hoặc vì sự công bằng trên thị trường. Trong lĩnh vực tự nguyện, nhiều ngành
công nghiệp trong phạm vi một nền kinh tế hay toàn cầu, thiết lập các hệ
thống đánh giá sự phù hợp và chấp nhận, nhằm đạt được một trình độ kỹ thuật
tối thiểu, tạo điều kiện cho việc so sánh [giữa các sản phẩm, dịch vụ, hệ thống
và cũng để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng].
Một điều kiện tiên quyết đối với kinh doanh bình đẳng là bất cứ sản
phẩm hay dịch vụ nào, khi đã chính thức được chấp nhận trong một nền kinh
tế, thì phải được lưu thông tự do tại những nền kinh tế khác mà không phải
tiến hành nhiều thử nghiệm, giám định lặp lại v..v. Điều này là cần thiết cho
dù toàn bộ hay một phần của sản phẩm hoặc dịch vụ có phải là đối tượng chịu
sự quản lý hay không”[22].
Tổ chức ISO và các tổ chức có thẩm quyền khác định nghĩa về Đánh
giá sự phù hợp như sau: “Tất cả các hoạt động liên quan đến việc quyết định
trực tiếp hoặc gián tiếp rằng các yêu cầu đưa ra trong tiêu chuẩn hoặc quy
chuẩn kỹ thuật phải được đáp ứng. Thủ tục ĐGSPH tạo ra một phương thức
đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống được sản xuất hoặc vận

hành với các sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống được sản xuất hoặc vận hành
với các đặc tính theo yêu cầu, và những đặc tính này thống nhất trong các sẩn
phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống khác nhau. Đánh giá sự phù hợp bao gồm: lấy
mẫu và thử nghiệm; giám định; chứng nhận; đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng (kể cả HACCP và quản lý an toàn thực phẩm) và chứng nhận; công
nhận năng lực của các hoạt động này và thừa nhận năng lực của tổ chức công
nhận. Một quy trình đánh giá sự phù hợp cụ thể có thể bao gồm một hay
nhiều hoạt động đánh giá sự phù hợp này. Trong khi từng hoạt động này là

9


tách biệt, song chúng vẫn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra, các tiêu
chuẩn được đan xen với nhau trong toàn bộ các khía cạnh của các hoạt động
này và có thể có tác động lớn đến kết quả của một quá trình đánh giá sự phù
hợp. Hoạt động đánh giá sự phù hợp tạo sự liên kết quan trọng giữa tiêu
chuẩn (xác định những đặc tính cần thiết hoặc các yêu cầu đối với sản phẩm)
và bản thân các sản phẩm”.
Hội đồng tiêu chuẩn Canada trong “các nguyên tắc đánh giá sự phù hợp
quốc gia Canada” đưa ra một giải thích dễ hiểu hơn về đánh giá sự phù hợp
“Các ví dụ về đánh giá sự phù hợp có hàng ngày xung quanh chúng ta, làm
cho cuộc sống của chúng ta thuận lợi hơn, cung cấp sự đảm bảo rằng các sản
phẩm mà chúng ta sử dụng sẽ không gây hại và hoạt động tốt; nhà sản xuất
kiểm soát được ảnh hưởng của các hoạt động của mình đến sức khỏe, an toàn
và môi trường; và các dịch vụ được cung cấp theo một phương thức thống
nhất. Thực chất, ĐGSPH là hoạt động xác định một sản phẩm, dịch vụ hoặc
hệ thống đáp ứng các yêu cầu của một tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn là tài liệu
kỹ thuật miêu tả những đặc tính quan trọng của sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ
thống đó và những yêu cầu cơ bản phải được đáp ứng”
[Trên phạm vi quốc tế], ĐGSPH thực hiện việc tái đảm bảo cho người sử

dụng và tạo cho họ niềm tin về tính thống nhất của sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ
thống. Đánh giá sự phù hợp giúp đảm bảo rằng, sản phẩm, dịch vụ và hệ thống
đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn về tính ổn định, tương thích, hiệu quả và an
toàn. Vì vậy, tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp gắn liền với nhau. Chúng cùng
ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của xã hội và rất quan trọng trong duy trì và cải
thiện chất lượng cuộc sống. Mặc dù định nghĩa nêu trên rất đơn giản, nhưng
trong thực tế có nhiều hoạt động đa dạng và phức tạp tạo nên một hệ thống
đánh giá sự phù hợp của một quốc gia. Những hoạt động này bao gồm xác
nhận năng lực của những tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp, tương

10


tác với các tổ chức quốc tế liên quan, đóng góp làm giảm thiểu các rào cản
thương mại tiềm tàng và tham gia vào thúc đẩy an toàn và sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, Đánh giá sự phù hợp được hiểu là việc xác định đối
tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động
trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng. Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám
định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công
bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ
chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định. Quản lý nói chung là sự tác
động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và
khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các
mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Đối tượng quản lý, khách thể
quản lý chủ yếu là quản lý con người. Ngoài ra còn quản lý các khách thể
khác như tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật… chủ thể quản lý có thể là một
người, một tổ chức, một bộ máy….
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quản lý xuất

hiện như một tất yếu khách quan. Có thể có nhiều dạng quản lý, nhiều chủ thể
quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội, ở đây xin đưa
ra một dạng quản lý rất cơ bản đặc thù, đó là quản lý nhà nước, Quản lý nhà
nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi
phối v..v để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định. Như vậy, qua định nghĩa về quản lý nhà nước có thể nói, nhà nước
là chủ thể quản lý, sử dụng các quyền lực nhà nước, ý chí nhà nước, thông
qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội
và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu, có hiệu quả cao
trong giai đoạn nhất định

11


 Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng [14; 15]
 Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong
lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng [14; 15]
 Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng [14; 15]
 Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng [14; 15]
 Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ
chức chứng nhận phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các
tiêu chuẩn tương ứng[14; 15]
 Tổ chức chứng nhận sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử
nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng
hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng [14; 15]

 Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là tổ chức đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền xem xét, quyết định công bố danh sách để tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh lựa chọn sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu
cầu quản lý nhà nước[14; 15].
1.2.1.2. Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng
làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế- xã hội nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyên áp
dụng [14]
12


1.2.1.3. Quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật
và yêu cầu quản lý mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế- xã hội phải tuân thủ để bảo đảm
an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường;
bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu
cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản để bắt buộc áp dụng [14].
1.2.2. Các thành phần cơ bản, chức năng và chuẩn năng lực của các
tổ chức đánh giá sự phù hợp
1.2.2.1. Tổ chức Công nhận
Tổ chức công nhận là tổ chức điều hành và quản lý hệ thống công nhận
và tiến hành công nhận.
a. Tiêu chí đối với Cơ quan công nhận là:

Cơ quan công nhận phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17011:2004
- Yêu cầu chung đối với cơ quan công nhận công nhận các tổ chức đánh giá sự
phù hợp và các chỉ dẫn chung của diễn đàn công nhận (IAF).
b. Điều kiện hoạt động của Cơ quan công nhận là:
 Có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập, được Bộ Khoa học và
Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và hoạt động
 Có đội ngũ chuyên gia đánh giá đã được đào tạo, thấu hiểu về tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020 và ISO/IEC 17065; có đủ năng lực,
trình độ và kinh nghiệm theo quy định trong TCVN ISO 19011: 2002 hoặc
các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
 Xây dựng bộ máy và điều hành hoạt động công nhận đáp ứng các yêu
cầu quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế trong phạm
vi công nhận.
13


 Tổ chức công nhận không được phép tư vấn dưới bất kỳ hình thức
nào cho các tổ chức có nhu cầu được công nhận và/hoặc chứng nhận.
1.2.2.2. Tổ chức chứng nhận sản phẩm
Tổ chức chứng nhận sản phẩm là tổ chức sự nghiệp kỹ thuật thuộc các
cơ quan quản lý hoặc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ chứng nhận thực hiện
việc chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn.
a. Tiêu chí đối với Tổ chức chứng nhận sản phẩm là:
 Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần phải điều hành
hoạt động chứng nhận đáp ứng với các yêu cầu nêu tại TCVN ISO/IEC
17065:2013 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF).
 Tổ chức chứng nhận phải thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm,
hàng hóa theo các phương thức quy định tại TCVN ISO/IEC 17065:2013. Các
phương thức chứng nhận áp dụng đối với từng sản phẩm, hàng hóa do Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) hướng

dẫn cụ thể.
b. Điều kiện hoạt động của Tổ chức chứng nhận sản phẩm là:
 Có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập.
 Có đội ngũ cán bộ đã được đào tạo, có đủ năng lực, trình độ và kinh
nghiệm về kiểm tra, đánh giá điều kiện sản xuất và sản phẩm phục vụ cho
việc chứng nhận sản phẩm, hàng hóa theo quy định trong TCVN ISO
19011:2002 hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.
 Có phòng thử nghiệm đủ năng lực xác định các chỉ tiêu chất lượng
trọng yếu của sản phẩm, hàng hoá.
Trong trường hợp tổ chức chứng nhận chưa đủ năng lực thử nghiệm tất
cả các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, được quyền hợp tác với
phòng thử nghiệm đủ năng lực của một tổ chức khác thông qua hợp đồng thử
nghiệm ký kết giữa hai bên (ưu tiên hợp tác với tổ chức thử nghiệm/chứng
nhận đã được công nhận hoặc các phòng thử nghiệm đã được chỉ định).
14


 Tổ chức chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa không được
phép tư vấn cho các đơn vị, tổ chức xin chứng nhận chất lượng sản phẩm,
hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào.
 Thực hiện việc đăng ký hoạt động chứng nhận tại Bộ Khoa học và
Công nghệ
1.2.2.3. Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý
Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý là tổ chức sự nghiệp kỹ thuật
thuộc các cơ quan quản lý hoặc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ chứng nhận
thực hiện việc chứng nhận hệ thống quản lý.
a. Tiêu chí đối với Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý là:
Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý cần phải điều hành hoạt động
chứng nhận đáp ứng với các yêu cầu nêu tại:
TCVN ISO/IEC 17021:2005 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn

Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng; hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, đối với các Tổ chức chứng nhận
hệ thống ISO 22000 cần phải đáp ứng thêm các yêu cầu của FSMS 22003 cũng
như đáp ứng của ISMS ISO 27006 đối với Tổ chức chứng nhận ISO 27001
b. Điều kiện hoạt động
 Có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập.
 Có đội ngũ chuyên gia đánh giá đã được đào tạo, có đủ năng lực,
trình độ và kinh nghiệm theo quy định trong TCVN ISO 19011: 2002 hoặc
các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.
 Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý không được phép tư vấn cho
các đơn vị, tổ chức xin chứng nhận hệ thống dưới bất kỳ hình thức nào.
 Thực hiện việc đăng ký hoạt động chứng nhận tại Bộ Khoa học và
Công nghệ theo quy định hiện hành.

15


×