Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số kinh nhiệm giải bài toán xác suất trong di truyền học người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.48 KB, 21 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Sinh học THPT, tôi luôn trăn trở,
từng bước mày mò, tìm kiếm, đổi mới, áp dụng các phương pháp dạy học phù
hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là chương trình sinh học 12,
bởi hầu hết đề thi tốt nghiệp, đề thi đại học và thi học sinh giỏi THPT đều ở lớp
12. Theo cấu trúc đề thi THPT năm 2015 có xu hướng ‘‘Đề thi sẽ tăng cường và
mở rộng các câu hỏi khó và cực khó để phân loại rõ ràng thí sinh. Những câu
hỏi mức độ này thường tập trung vào dạng: Quy luật di truyền; Di truyền quần
thể, Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào, bài tập về di truyền phả hệ.
Những câu hỏi này sẽ phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của thí
sinh”. Trong khi đó phần di truyền người có 2 câu và bài toán tính xác suất là bài
toán rất khó. Tuy nhiên, thời lượng học chương trình lại rất ngắn. Cụ thể như
học sinh học chương trình chuẩn chỉ được nghiên cứu học tập phần này trong 2
tiết, học sinh học chương trình nâng cao cũng chỉ được nghiên cứu trong 3 tiết.
Với việc kiểm tra đánh giá học sinh bằng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm như hiện
nay, cộng với đề thi có thể khó hoặc rất khó thì đây là phần khó khăn đối với
học sinh. Để có thể làm được tốt các bài thi trắc nghiệm thì học sinh phải có các
cách giải nhanh, khoa học và chính xác để có thể có kết quả tốt nhất trong thời
gian ngắn nhất. Với những lý do đó để giúp học sinh có các thao tác nhanh
trong giải bài toán di truyền học người tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh
nghiệm" Một số kinh nhiệm giải bài toán xác suất trong di truyền

học người ". Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn giúp học sinh
cách xác định nhanh kết quả trong làm toán trắc nghiệm và bài tập tự luận.
2/ Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh biết cách xác định xác suất xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở đời
con, tránh được những sai lầm thường gặp trong bài toán xác suất. Từ đó thấy
được hiệu quả của phương pháp giải nhanh, kích thích sự phát triển tư duy, sáng
tạo, chủ động trong học tập và các vấn đề khác trong cuộc sống.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Chương di truyền học người trong chương trình sinh học lớp 12 và học sinh
trường THPT Yên Định 2 – Thanh Hoá.
4/ Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp.

1


- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học tập
của học sinh.
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định được tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong di truyền tư vấn và di
truyền phả hệ.
B. NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận
Xác suất trong bài toán di truyền học người có 2 vấn đề chúng ta cần làm
sáng tỏa đó là tính xác suất trong di truyền tư vấn và tính xác suất trong nghiên
cứu phả hệ.
- Di truyền tư vấn là môn khoa học dùng để suy luận và chẩn đoán khả năng
mang gen bệnh ở các cặp vợ chồng đồng thời dự đoán xác suất sinh con bệnh
của họ.
- Cơ sở của di truyền tư vấn chính là dựa vào qui luật phân li của Menđen theo
nguyên lí:
+ Bố hoặc mẹ bị bệnh thì con luôn mang gen bệnh.
+ Bố và mẹ có kiểu gen dị hợp tử thì xác suất con sinh ra có kiểu gen đồng hợp
lặn là 25%.
- Nghiên cứu phả hệ là nghiên cứu di truyền của một tính trạng nhất định trên
những người có quan hệ họ hàng qua nhiều thế hệ liên tiếp. Mục đích của
nghiên cứu phả hệ là để xác định xem tính trạng bệnh là trội hay lặn, nằm trên

NST thường hay NST giới tính, di truyền theo qui luật nào và xác suất sinh ra
con bị bệnh là bao nhiêu. Trong phả hệ nếu có cặp vợ chồng bình thường mà
sinh ra con bị bệnh thì bệnh đó do gen lặn qui định. Nếu cặp vợ chồng bình
thường sinh ra con trai bị bệnh thì gen qui định bệnh nằm trên NST giới tính X.
Khi xác định các kiểu gen trong phả hệ thì trước hết phải xác định kiểu gen của
những người mang tính trạng lặn trước, sau đó suy ra kiểu gen của những người
còn lại.
2/ Thực trạng của đề tài
- Bài toán tính xác suất là những bài toán khó hoặc rất khó thường dùng trong
các đề thi đại học, thi học sinh giỏi các cấp. Nên khi ra đề người ra đề thường
dùng yêu cầu loại bài toán này để phân loại học sinh khá, giỏi. Bài toán tính xác
suất khi hiểu không đúng bản chất thường bị nhầm kết quả.
- Thời gian dành cho học sinh trong những bài toán này là rất ít. Vì vậy, việc cần
phải đưa ra phương pháp giải bài toán xác suất để đạt hiệu quả cao hơn trong
vấn đề tự học cũng như dạy học là rất cần thiết.
2


3/ Giải pháp và tổ chức thực hiện
I. TÍNH XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN TƯ VẤN
1. Bài tập về một bệnh di truyền.
Đối với bài tập di truyền tư vấn, nên tiến hành theo 4 bước:
- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Ví dụ 1: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định,
gen A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đề không bị bệnh có em
chồng và mẹ của vợ bị bệnh, những người còn lại đều không bị bệnh này. Xác
suất đứa con đầu lòng của họ bị bệnh là bao nhiêu?

- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Quy ước: A- không bị bệnh; a – bệnh bạch tạng
Người vợ không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh nên có KG Aa
Người chồng không bị bệnh, có em chồng bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ của
chồng đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra: 1AA:
2Aa: 1aa. => Người chồng không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng bình thường sinh con bị bệnh thì bố và mẹ có kiểu gen

2
Aa x Aa
3

- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
Khi vợ và chồng có kiểu gen Aa x Aa thì tỉ lệ đời con bị bệnh là

1
3
và bình
4
4

thường

- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất đứa con đầu lòng bị bệnh là

2 1
1
x =
3 4
6

Nhận xét:
- Khi gen nằm trên NST thường, cơ thể không bị bệnh nhưng có bố hoặc mẹ
bị bệnh thì kiểu gen của cơ thể là Aa. Cơ thể không bị bệnh nhưng có anh chị
hoặc em bị bệnh thì kiểu gen của cơ thể là

2
Aa.
3
2
3

- Trong bài này, đáng lẽ phải làm 2 trường hợp sau đó cộng lại TH1 ( Aa x
1
3

Aa); TH2 ( AA x Aa) tuy nhiên trường hợp 2 xác suất con bị bệnh bằng 0
nên không cần xét.
Ví dụ 2. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định.
Một cặp vợ chồng có máu đông bình thường nhưng có bố của chồng và bà ngoại
3



của vợ bị bệnh, những người còn lại đều không bị bệnh này. Xác suất đứa con
đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bệnh là bao nhiêu? Xác suất để đứa con đầu
lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu?
- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Quy ước: M không bị bệnh; m bị bệnh máu khó đông.
+ Người chồng không bị bệnh có kiểu gen XMY
+ Bà ngoại của vợ bị bệnh nên mẹ của vợ có kiểu gen X MXm ; bố của vợ không
bị bệnh có kiểu gen XMY
=> Người vợ có kiểu gen có thể là X MXM hoặc XMXm với tỉ lệ

1 M M 1
X X :
2
2

XMXm
- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng bình thường sinh con bị bệnh => vợ có kiểu gen
Cặp vợ chồng có kiểu gen

1 M m
X X
2

1 M m
X X x XMY
2

- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con

Khi vợ và chồng có kiểu gen XMXm x XMY thì tỉ lệ đời con bị bệnh là

1
3

4
4

bình thường
- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất đứa con đầu lòng bị bệnh là

1 1
1
x =
2 4
8

Xác suất để đứa con đầu lòng không bị bệnh là 1-

1
7
=
8
8

Ví dụ 3. Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X quy định. Một cặp
vợ chồng nhìn màu bình thường nhưng có ông ngoại của vợ bị bệnh, bố mẹ của
vợ và của chồng đều bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con.
Xác suất để chỉ 1 người con bị bệnh là bao nhiêu?

- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Quy ước: M không bị bệnh; m bị bệnh mù màu.
+ Người chồng không bị bệnh có kiểu gen XMY
+ Ông ngoại của vợ bị bệnh nên mẹ của vợ có kiểu gen X MXm; bố của vợ không
bị bệnh có kiểu gen XMY
=>Người vợ có kiểu gen có thể là XMXM hoặc XMXm với tỉ lệ

1 M M 1 M m
X X : X X
2
2

- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng bình thường sinh con bị bệnh => vợ có kiểu gen
Cặp vợ chồng có kiểu gen

1 M m
X X
2

1 M m
X X x XMY
2

- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con

4


Khi vợ và chồng có kiểu gen XMXm x XMY thì tỉ lệ đời con bị bệnh là


1
3

4
4

bình thường
- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 con, xác suất để chỉ có 1 người bị bệnh là
1
1
3
3
x C 12 x x =
= 18,5%
2
4
4
16

Ví dụ 4. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định,
A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường có bố của chồng
và em trai của vợ bị bệnh, những người còn lại đều không bị bệnh. Cặp vợ
chồng này dự định sinh 4 người con thì xác suất để ít nhất 1 người bị bệnh là
bao nhiêu?
- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Quy ước: A- không bị bệnh; a – bệnh bạch tạng
Người vợ không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh nên có KG Aa
Người chồng không bị bệnh, có em chồng bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ của

chồng đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra: 1AA:
2Aa: 1aa. Người chồng không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng bình thường có kiểu gen

2
1
Aa x Aa hoặc AA x Aa
3
3

- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
+ Khi vợ và chồng có kiểu gen Aa x Aa thì tỉ lệ đời con bị bệnh là

1
3

4
4

bình thường.
3
4


=> Cặp vợ chồng này sinh 4 người con bình thường với xác suất ( )4 =

81
256

Cặp vợ chồng này sinh 4 người con trong đó ít nhất 1 người bị bệnh với xác suất
= 1 – 4 người bình thường = 1 -

81
175
=
256
256

- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất để cặp vợ chồng sinh 4 người con ít nhất 1 người bị bệnh là
2 175
175
x
=
3 256
384

Ví dụ 5. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định,
A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường có bố của chồng
và em trai của vợ bị bệnh, những người còn lại đều không bị bệnh. Cặp vợ
chồng này dự định sinh 4 người con thì xác suất để 4 người con không bị bệnh
là bao nhiêu?
- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng

+ Quy ước: A- không bị bệnh; a – bệnh bạch tạng
Người vợ không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh nên có KG Aa

5


Người chồng không bị bệnh, có em chồng bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ của
chồng đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra: 1AA:
2Aa: 1aa
Người chồng không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng bình thường có kiểu gen

2
1
Aa x Aa hoặc AA x Aa
3
3

- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
+ Khi vợ và chồng có kiểu gen Aa x Aa thì tỉ lệ đời con bị bệnh là

1

3

4
4

bình thường.
3
4

Cặp vợ chồng này sinh 4 người con bình thường với xác suất ( )4 =

81
256

+ Khi vợ và chồng có kiểu gen AA x Aa sinh con bình thường = 1
- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Cặp vợ chồng sinh 4 người con xác suất để cả 4 người bình thường là
2
81
1
627
x
+1x =
3 256
3
1152

Ví dụ 6. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định,
A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường có em gái của
chồng và em trai của vợ bị bệnh, những người còn lại đều không bị bệnh. Cặp

vợ chồng này dự định sinh 2 người con thì xác suất để cả 2 người con mang alen
bệnh là bao nhiêu?
- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Quy ước: A- không bị bệnh; a – bệnh bạch tạng
- Người vợ không bị bệnh nhưng có em trai bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ của
vợ đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra: 1AA:
2Aa: 1aa. Người vợ không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

Người chồng không bị bệnh, có em chồng bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ của
chồng đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra: 1AA:
2Aa: 1aa. Người chồng không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng bình thường có 4 trường hợp xảy ra
2
2
4
Aa x

Aa = (Aa x Aa)
3
3
9
2
1
4
+ Trường hợp 2: Cặp vợ chồng có kiểu gen 2( Aa x AA) = (Aa x AA)
3
3
9
1
1
1
+ Trường hợp 3: Cặp vợ chồng có kiểu gen AA x AA = (AA x AA)
3
3
9

+ Trường hợp 1: Cặp vợ chồng có kiểu gen

- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con

6


4
(Aa x Aa)
9
4 3 3

1
=> sinh 2 người đều có alen lặn = x x =
9 4 4
4
4
+ Trường hợp 2: Cặp vợ chồng có kiểu gen (Aa x AA)
9
4 1 1 1
Sinh 2 người con chứa alen lặn = x x =
9 2 2 9
1
+ Trường hợp 3: Cặp vợ chồng có kiểu gen (AA x AA) Sinh 2 người con
9

+ Trường hợp 1: Cặp vợ chồng có kiểu gen

chứa alen lặn = 0
- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con xác suất cả 2 người con mang alen
lặn là

1 1
13
+ +0=
4 9
36

Ví dụ 7: Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng
mới cưới dự định sinh con đi tư vấn bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của con mình.
Biết rằng, người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và những người còn lại

trong gia đình đều bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên có 3 đứa con
cùng giới liên tục trong 3 lần sinh và đều không mắc bệnh?
A. 17,55%.
B. 12,01%.
C. 18,57%.
D. 20,59%.
Đề thi khảo sát của tỉnh Thanh hóa 2015 lần 1
- Bước 1: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Quy ước: A- không bị bệnh; a – bệnh bạch tạng
Người vợ không bị bệnh nhưng có em trai bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ của vợ
đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra: 1AA: 2Aa:
1aa. Người vợ không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

Người chồng không bị bệnh, có em chồng bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ của
chồng đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra: 1AA:
2Aa: 1aa. Người chồng không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng

Cặp vợ chồng bình thường có 4 trường hợp xảy ra
2
2
4
Aa x Aa = (Aa x Aa)
3
3
9
2
1
4
+ Trường hợp 2: Cặp vợ chồng có kiểu gen 2( Aa x AA) = (Aa x AA)
3
3
9
1
1
1
+ Trường hợp 3: Cặp vợ chồng có kiểu gen AA x AA = (AA x AA)
3
3
9

+ Trường hợp 1: Cặp vợ chồng có kiểu gen

- Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con

7



+ Trường hợp 1: Cặp vợ chồng có kiểu gen

4
(Aa x
9

Aa) sinh ra người con

4 3
4 3 3
3
3
x
=> sinh 3 người đều bình thường = x x x =
9 4
9 4 4
4 16
4
+ Trường hợp 2: Cặp vợ chồng có kiểu gen (Aa x AA)
9
4
4
Sinh 3 người con bình thường = x 13=
9
9
1
+ Trường hợp 3: Cặp vợ chồng có kiểu gen (AA x AA) Sinh 3 người con
9
1
1

bình thường
x 13 =
9
9

bình thường

- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Cặp vợ chồng này dự định sinh 3 người con xác suất cả 3 người con cùng giới
là : có thể 3 người con cùng giới nam hoặc 3 người con cùng giới nữ xác suất là
1
1 1 1 1 1
1
x x + x x =
2
2 2 2 2 2
4

=>Xác suất sinh 3 người con bình thường cùng giới là (

3 4 1 1
+ + ) = 18,57%
16 9 9 4

Nhận xét :
+ Khi yêu cầu bài toán tính xác suất xuất hiện kiểu hình lặn thì chỉ cần tính
xác suất trong trường hợp vợ chồng có kiểu gen dị hợp. Vì khi 1 người có
kiểu gen AA sinh con bị bệnh = 0
+ Khi bài toán yêu cầu tính xác suất xuất hiện kiểu hình trội thì phải tính xác
suất trong các trường hợp sau đó cộng lại.

+ Xác suất kiểu gen của bố mẹ độc lập với xác suất sinh con bị bệnh nên khi
tính phải tách rời, sau đó nhân lại.
2. Bài tập tính xác suất có 2 bệnh di truyền.
Khi bài toán có 2 bệnh thì cũng nên tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Xét tính trạng bệnh thứ nhất
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
Bước 2: Xét tính trạng bệnh thứ hai
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Ví dụ 1. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn a nằm trên NST thường quy
định, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định. Một cặp vợ chồng,
bên người vợ có bố và anh trai bị mù màu, có mẹ và bà ngoại điếc bẩm sinh.
Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia
8


đình đều không bị 2 bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con, xác
suất cả 2 người con bị cả 2 bệnh là bao nhiêu?
Bước 1: Xét tính trạng bệnh điếc bẩm sinh
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Người vợ không bị điếc nhưng mẹ của người vợ bị điếc nên người vợ có kiểu
gen Aa.
+ Người chồng không bị bệnh, có em gái chồng bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ
của chồng đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra:
1AA: 2Aa: 1aa. Người chồng không bị bệnh có KG


2
1
Aa hoặc AA
3
3

- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng có kiểu gen

2
Aa
3

x

Aa

- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
1
3
và bình
4
4

Khi vợ và chồng có kiểu gen Aa x Aa thì tỉ lệ đời con bị bệnh là
thường.
1
4

=> Xác suất cặp vợ chồng này sinh 2 con bị bệnh điếc bẩm sinh là ( )2.


2
1
=
3
24

Bước 2: Xét tính trạng mù màu
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Người chồng không bị bệnh có kiểu gen XMY
+ Người vợ không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh nên có kiểu gen XMXm
- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng có kiểu gen XMY x XMXm
- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
Cặp vợ chồng có kiểu gen XMY x XMXm này sinh con bị bệnh mù màu với
xác suất

1
1
1
=>Xác suất cặp vợ chồng này sinh 2 con bị bệnh mù màu là ( )2=
4
4
16

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất cặp vợ chồng này sinh 2 con bị cả 2 bệnh mù màu và điếc bẩm sinh là
1
1
1

x
=
16
24
384

Ví dụ 2. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn a nằm trên NST thường quy
định, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định. Một cặp vợ chồng,
bên người vợ có anh trai bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người
chồng có bố bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị 2
bệnh này. Xác suất để dứa con đầu lòng bị bệnh mù màu và không bị điếc bẩm
sinh là bao nhiêu?
Bước 1: Xét tính trạng bệnh điếc bẩm sinh
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Người vợ không bị điếc nhưng mẹ của vợ bị điếc nên vợ có kiểu gen Aa.
+ Người chồng không bị bệnh, có bố chồng bị bệnh (KG aa) nên chồng có kiểu
gen Aa.
9


- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng có kiểu gen Aa
x Aa
- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
1
3
và bình
4
4
3

thường =>Xác suất cặp vợ chồng này sinh con không bị bệnh điếc bẩm sinh là
4

Khi vợ và chồng có kiểu gen Aa x Aa thì tỉ lệ đời con bị bệnh là

Bước 2: Xét tính trạng mù màu
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Người chồng không bị bệnh có kiểu gen XMY
+ Người vợ không bị bệnh nhưng có anh trai bệnh (X mY) nên mẹ của vợ có
kiểu gen XMXm ; bố của vợ không bị bệnh có kiểu gen XMY
=>Người vợ có kiểu gen có thể là

1 M M 1 M m
X X : X X
2
2

- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng có kiểu gen XMY x

1 M m
X X
2

- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
Cặp vợ chồng có kiểu gen XMY x XMXm này sinh con bị bệnh mù màu với
xác suất

1
1 1 1

=> Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh mù màu là x =
4
2 4 8

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh mù màu và không bị điếc bẩm sinh


3
1
3
x =
4
8
32

Ví dụ 3. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn a nằm trên NST thường quy
định, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định. Một cặp vợ chồng,
bên người vợ có anh trai bị mù màu, có mẹ và bà ngoại điếc bẩm sinh. Bên phía
người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều
không bị 2 bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con, xác suất để 1
người con bị bệnh điếc bẩm sinh và người còn lại bị bệnh mù màu là bao nhiêu?
Bước 1: Xét tính trạng bệnh điếc bẩm sinh
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Người vợ không bị điếc nhưng mẹ của vợ bị điếc nên vợ có kiểu gen Aa.
+ Người chồng không bị bệnh, có em gái chồng bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ
của chồng đều có kiểu gen Aa. Khi bố và mẹ có KG Aa thì ở đời con sinh ra:
1AA: 2Aa: 1aa. => Người chồng không bị bệnh có KG

2

1
Aa hoặc AA
3
3

- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng có kiểu gen

2
Aa
3

x

Aa

- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
Khi vợ và chồng có KG Aa x Aa thì tỉ lệ đời con bị bệnh là

1
3
và bình thường
4
4

10


Bước 2: Xét tính trạng mù màu
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng

+ Người chồng không bị bệnh có kiểu gen XMY
+ Người vợ không bị bệnh nhưng có anh trai bệnh (X mY) nên mẹ của vợ có
kiểu gen XMXm ; bố của vợ không bị bệnh có kiểu gen XMY
=> Người vợ có kiểu gen có thể là

1 M M 1 M m
X X : X X
2
2

- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Cặp vợ chồng có kiểu gen XMY x
- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
Cặp vợ chồng có kiểu gen XMY
xác suất

1 M m
X X
2

x XMXm này sinh con bị bệnh mù màu với

1 3
; bình thường
4 4

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất để 1 người con bị bệnh điếc bẩm sinh và người còn lại bị bệnh mù màu
= Xác suất kiểu gen của vợ chồng x Xác suất con thứ nhất bị bệnh điếc không
mù màu x Xác suất con thứ 2 không bị điếc mù màu x C 12

2
3

1
2

1
4

3
4

3
4

C 12 x ( x ) x ( x )( x

1
3
)=
4
128

Ví dụ 4. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định,
bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định. Một cặp vợ chồng, bên
người vợ có em trai bị mù màu và chị gái bạch tạng. Bên phía người chồng có
ông ngoại bị mù màu và mẹ bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều
không bị 2 bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 3 người con xác suất để 3
người con đều mang alen bệnh về cả 2 bệnh này là bao nhiêu?
Bước 1: Xét tính trạng bệnh bạch tạng

- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Người chồng không bị bạch tạng nhưng mẹ của người chồng bị bạch tạng nên
người chồng có kiểu gen Aa.
+ Người vợ không bị bệnh, có em gái người vợ bị bệnh (KG aa) nên bố và mẹ
của vợ đều có kiểu gen Aa. => Người vợ không bị bệnh có KG

2
1
Aa hoặc AA
3
3

- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng: KG của cặp vợ chồng này có 2 khả năng
2
Aa
3
1
+ Trường hợp 2: Cặp vợ chồng có kiểu gen AA
3

+ Trường hợp 1: Cặp vợ chồng có kiểu gen

x

Aa

x

Aa


- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
2
Aa
x
3
3
2
9
=> Sinh 3 đứa con đều mang alen bệnh là ( )3 x =
4
3
32

+ Trường hợp 1: Khi vợ và chồng có kiểu gen

Aa

11


1
AA x Aa
3
1
1
1
=> Sinh 3 đứa con đều mang alen bệnh là ( )3 x =
2
3
24


+ Trường hợp 2: Cặp vợ chồng có KG

Bước 2: Xét tính trạng mù màu
- Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng
+ Người chồng không bị bệnh có kiểu gen XMY
+ Người vợ không bị bệnh nhưng có em trai bị bệnh (X mY) nên mẹ của vợ có
kiểu gen XMXm ; bố của vợ không bị bệnh có kiểu gen XMY
=>Người vợ có kiểu gen có thể là XMXM hoặc XMXm với tỉ lệ

1 M M 1 M m
X X : X X
2
2

- Tìm xác suất kiểu gen của vợ chồng
Kiểu gen của cặp vợ chồng này có 2 trường hợp
+ Trường hợp 1: XMY

x

+ Trường hợp 2: XMY

x

1 M M
X X
2
1 M m
X X

2

- Tìm tỉ lệ kiểu hình của đời con
+ Trường hợp 1: Khi cặp vợ chồng có kiểu gen XMY

x

1 M M
X X
2

sinh con mang alen bệnh với xác suất = 0
1 M m
X X
2
1
1
1
=> Sinh 3 người con đều mang alen bệnh với xác suất = ( )3 x =
2
2 16

+ Trường hợp 2: Khi cặp vợ chồng có kiểu gen XMY

x

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Cặp vợ chồng này dự định sinh 3 người con xác suất để 3 người con đều mang
alen bệnh về cả 2 bệnh này là (


9
1 1
67
+
) =
32 24 16
3072

Nhận xét:
+ Để tính xác suất của 2 hay nhiều bệnh thì cần phải tính xác suất của từng
bệnh sau đó nhân lại.
II. DI TRUYỀN PHẢ HỆ
Các dạng bài tập thường gặp
1. Bài tập di truyền phả hệ về một bệnh di truyền.
Đối với bài tập phả hệ này nên tiến hành theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Quan sát toàn bộ phả hệ, lựa chọn cặp vợ chồng để suy ra bệnh do gen
trội hay gen lặn quy định, có liên kết giới tính hay không.
Bước 2: Dựa vào quan hệ huyết thống để xác định kiểu gen của vợ chồng sinh
ra đứa con cần tính xác suất.
Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình (hoặc kiểu gen) cần tính xác suất.
Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

12


Ví dụ 1. Cho phả hệ về một bệnh di truyền ở người
Nam bình thường
1
2
Nữ bình thường

Nam bị bệnh
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Người con gái số 8 lấy chồng không bị bệnh này thì xác xuất sinh đứa con đầu
lòng không bị bệnh là bao nhiêu?
Bước 1: Xác định qui luật di truyền của bệnh.
- Dựa vào phả hệ ta thấy số 6 và số 7 bình thường nhưng sinh con số 12 là bị
bệnh nên bệnh này do gen lặn qui định.
- Dựa vào phả hệ ta thấy bệnh chỉ xuất hiện ở nam chứng tỏ gen qui định bệnh
nằm trên NST giới tính X.
- Quy ước: A – bình thường; a – bị bệnh.
Bước 2: Xác định kiểu gen của người con gái số 8 và chồng cô ta
-Người số 8 không bị bệnh nhưng số 3 bị bệnh nên kiểu gen của số 8 là XAXa
- Chồng của người số 8 không bị bệnh nên có kiểu gen XAY
Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình đời con
XA Xa x XAY => XAY ; XaY ; XA XA ; XA Xa Tỉ lệ kiểu hình 2 con gái
không bị bệnh 1 con trai bình thường 1 con trai bị bệnh.
Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh =

3

4

Ví dụ 2. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một cặp gen
gồm 2 alen qui định
Nam bị bệnh

1

2
Nữ bị bệnh

1
3

4

5
9

6
10

7

8

Nam bình thường

11


12

Nữ bình thường

13

Biết rằng không xảy ra đột biến và người số 6 không mang lên gây bệnh. Xác
suất 13 bị bệnh là bao nhiêu?
Bước 1: Xác định qui luật di truyền của bệnh
- Số 7 và số 8 bình thường sinh ra số 12 là con gái bị bệnh nên bệnh do gen lặn
qui định và nằm trên NST thường.
- Quy ước: A bình thường ; a- bị bệnh
Bước 2: Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng 10 và 11

13


Người số 5 không bị bệnh nhưng có anh trai số 3 bị bệnh nên số 5 có kiểu gen
AA;

1
3

2
2
Aa; => Kiểu gen của số 5 là Aa
3
3

- Người số 6 có kiểu gen AA => số 10 có kiểu gen

- Tương tự như vậy số 11 có kiểu gen

1
Aa
3

2
Aa
3

Vậy kiểu gen của cặp vợ chồng 10 và 11 là

1
2
Aa x Aa
3
3

Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình cần tính xác suất
1
2
1 2 1
1
Aa x Aa sinh con bị bệnh = x x =
3
3
3 3 4
18
1
Bước 4: Xác suất số 13 bị bệnh là

18

Cặp vợ chồng 10 và 11 là

Ví dụ 3. Khảo sát sự di truyền một bệnh ở người qua các thế hệ thu được kết
quả như sau
Nữ bị bệnh
1
2
3
4
Nam bị bệnh
5
6
7
8
Nam bình thường
Nữ bình thường
9
10
11
Cho biết số 11 không mang alen bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng 10 và 11 sinh
con không mang alen bệnh là bao nhiêu?
Bước 1: Xác định qui luật di truyền của bệnh
- Cặp vợ chồng số 6 và 7 không bị bệnh sinh con gái bị bệnh chứng tỏ gen qui
định tính trạng là gen lặn và nằm trên NST thường.
- Qui ước : A – Bình thường; a bị bệnh
Bước 2: Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng 10 và 11
Số 10 không bị bệnh nhưng có chị gái bị bệnh nên có kiểu gen


2
1
Aa hoặc AA.
3
3

Số 11 không mang alen gây bệnh nên có kiểu gen AA
Bước 3: Tìm tỉ lệ loại kiểu hình cần tính xác suất
TH1: Cặp vợ chồng có kiểu gen
mang alen bệnh là

x AA) sinh con không

2 1
1
x =
3 2
3

TH2: Cặp vợ chồng có kiểu gen
mang alen bệnh là

2
2
Aa x AA = ( Aa
3
3

1
1

AA x AA = ( AA x AA) sinh con không
3
3

1
1
x1=
3
3

Bước 4: Sử dụng toán xác suất tổ hợp để tính xác suất
Xác suất để cặp vợ chồng 10 và 11 sinh con không mang alen bệnh là

1 1
2
+ =
3 3
3
14


Ví dụ 4. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2
alen qui định và alen trội là trội hoàn toàn
1

2

3

4


Nữ bị bệnh
Nữ bình thường
Nam bình thường

5

6

7

8

9

10

11

12

Nếu cặp vợ chồng 10 và 11 sinh 2 người con, xác suất để chỉ có 1 người con bị
bệnh là bao nhiêu?
Bước 1: Xác định qui luật di truyền của bệnh
- Người số 1 và số 2 bình thường sinh ra số 5 là con gái bị bệnh chứng tỏ gen
qui định tính trạng là gen lặn và nằm trên NST thường.
- Qui ước: A- bình thường ; a bị bệnh
Bước 2: Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng 10 và 11
Số 10 không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh nên số 10 có kiểu gen Aa.
Số 11 không bị bệnh nhưng có anh trai bị bệnh nên có kiểu gen


2
Aa (trường
3

hợp 1/3 AA không xét vì không có lalen gây bệnh)
Bước 3: Tìm tỉ lệ kiểu hình cần tính xác suất
Cặp vợ chồng này có kiểu gen Aa x

2
2
Aa = ( Aa x Aa)
3
3

=> Cặp vợ chồng có kiểu gen Aa x Aa sinh ra con có tỉ lệ

1
số con bị bệnh và
4

3
số con bình thường
4

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Cặp vợ chồng 10 và 11 sinh 2 con xác suất để chỉ có 1 con bị bệnh là
2
3


C

1
2

x

1 3
1
x =
4 4
4

2. Bài tập phả hệ với 2 bệnh di truyền.
Đối với bài tập có 2 bệnh di truyền, nên tiến hành theo 4 bước sau đây:
Bước 1:Xác định qui luật di truyền của bệnh thứ nhất và bệnh thứ 2.
Bước 2:Tìm kiểu gen của bố mẹ và kiểu hình cần tính xác suất của bệnh thứ
nhất.
Bước 3:Tìm kiểu gen của bố mẹ và kiểu hình cần tính xác suất của bệnh thứ hai.
Bước 4:Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

15


Ví dụ 1: Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi
bệnh do một gen qui định.
1
2
3
4

Nữ bị cả 2 bệnh
Nam bình thường
Nam bị bệnh thứ nhất
Nữ bị bệnh thứ 2
5

6

7

8

9

10

11

12

`
Nữ bình thường

13

14

15

16


Nữ bị cả 2 bệnh

Xác suất để số 17 chỉ bị một trong hai bệnh trên là bao nhiêu?
Bước 1: Xác định qui luật di truyền của bệnh thứ nhất và bệnh thứ 2.
- Cặp vợ chồng 1 và 2 bình thường sinh con số 6 là con gái và bị cả hai bệnh
chứng tỏ gen qui định tính trạng là gen lặn và nằm trên NST thường.
- Quy ước: A – bình thường bệnh thứ nhất; a – bị bệnh thứ nhất
B – bình thường bệnh 2
; b – bị bệnh 2
Bước 2: Tìm kiểu gen của bố mẹ và kiểu hình cần tính xác suất của bệnh
thứ nhất.
- Người số 14 bình thường nhưng có số 7 bị bệnh thứ nhất (KG aa) nên người số
14 có kiểu gen Aa.
2
3

- Người số 15 bình thường nhưng có em gái bị bệnh nên có kiểu gen Aa;
2
3

=> Bố mẹ có kiểu gen ♀( Aa;

1
AA) x
3

1
AA
3


♂ Aa sinh con bị bệnh với xác suất

1
5
và sinh con không bị bệnh với xác suất
6
6

Bước 3: Tìm kiểu gen của bố mẹ và kiểu hình cần tính xác suất của bệnh
thứ hai.
- Người số 14 bình thường nhưng có số 8 bị bệnh thứ 2 (KG bb) nên người số 14
có kiểu gen Bb
2
3

- Người số 15 bình thường nhưng có em gái bị bệnh nên có kiểu gen Bb hoặc
1
BB
3

2
3

=> Bố mẹ có kiểu gen ♀( Bb;

xác suất

1
BB) x

3

♂ Bb sinh con bị bệnh với

1
5
và sinh con không bị bệnh với xác suất
6
6

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất cặp vợ chồng 14 và 15 sinh con chỉ bị một trong 2 bệnh trên là
1

c

2

x

1 5
5
x =
6 6 18

16


Ví dụ 2. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định,
alen trội qui định bình thường. Bệnh mù màu do gen lặn nằng trên NST giới tính

X, alen trội qui định nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:
1
2
3
4
Nam bình thường
Nam bị cả hai bệnh
Nữ bình thường
5 6
7
8
9
10 11
Nữ bị bạch tạng
Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác
suất để cặp vợ chồng số 8 và 9 sinh 2 người con đều mang alen của cả 2 bệnh là
bao nhiêu?
Bước 1: Xác định qui luật di truyền của bệnh thứ nhất và bệnh thứ 2.
- Ở bài này không phải tiến hành bước 1 vì đề đã cho.
- Qui ước : A- Bình thường; a- Bạch tạng; B – Bình thường; b – Mù màu
Bước 2: Tìm kiểu gen của bố mẹ và kiểu hình cần tính xác suất của bệnh
bạch tạng
- Người số 8 không bị bệnh nhưng có anh trai số 6 bị bệnh nên có kiểu gen
Aa; hoặc

1
AA.
3

- Người số 9 không bị bệnh nhưng có anh trai số 11 bị bệnh nên có kiểu gen

Aa; hoặc

2
3

2
3

1
AA.
3
2
3

=> Kiểu gen của cặp vợ chồng 8 và 9 là ♀( Aa;

1
2
1
AA) x ♂( Aa; AA)
3
3
3

Có 4 trường hợp xảy ra
2
2
4
Aa
x

Aa = (Aa x Aa)
3
3
9
3
1
4
Sinh 2 người con đều mang alen bệnh là x ( )2 =
9
4
4
2
1
4
+ Trường hợp 2: Cặp vợ chồng có kiểu gen 2( Aa x AA) = (Aa x AA)
3
3
9
1 2
1
4
Sinh 2 người con đều mang alen bệnh là x ( ) =
9
2
9
1
1
1
+ Trường hợp 3: Cặp vợ chồng có kiểu gen AA x
AA = (AA x AA)

3
3
9

+ Trường hợp 1: Cặp vợ chồng có kiểu gen

Sinh 2 người con đều mang alen bệnh là 0
=> Xác suất sinh 2 con mang alen bệnh là =

1 1
13
+ =
4 9
36

Bước 3: Tìm kiểu gen của bố mẹ và kiểu hình cần tính xác suất của bệnh
mù màu
- Số 8 không bị bệnh có kiểu gen XBY.

17


- Số 9 không bị bệnh nhưng có em trai 11 bị bệnh nên số 9 có kiểu gen

1 B b
XX
2

1 B B
1

1
X X => Kiểu gen của vợ chồng 8 và 9 là X BY x ( XBXb ; XBXB)
2
2
2
1
1
1
sinh 2 con đều mang alen bệnh có tỉ lệ = x ( )2 =
2
2
8

hoặc

Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.
Xác suất để cặp vợ chồng số 8 và 9 sinh 2 con đều mang alen của cả 2 bệnh là
13
1
140
x
=
36
8
288

Nhận xét:
+ Trong phả hệ, nếu một cặp bố mẹ có kiểu hình giống nhau sinh con có kiểu
hình khác thì tính trạng mới xuất hiện là tính trạng lặn.
+ Khi xác định kiểu gen của những người trong phả hệ thì trước hết phải xác

định kiểu gen của những kiểu hình mang tính trạng lặn trước, sau đó suy ra
kiểu gen của những người còn lại.
+ Xác suất con sinh ra kiểu hình lặn bằng tích tỉ lệ giao tử lặn của bố và giao
tử lặn của mẹ. Xác suất sinh con mang kiều hình trội = 1 – xác suất con
mang kiểu hình lặn.
+ Xác suất kiểu gen của bố mẹ độc lập với xác suất sinh con bị bệnh nên khi
tính phải tách rời, sau đó nhân lại.
4. Kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp giải bài toán xác
suất trong di truyền người như trên và kết quả là học sinh có sự tiến bộ rất nhiều
so với các em tự nghiên cứu tài liệu. Đề tài được nghiên cứu trên 2 lớp 12A 1 và
12A2 có trình độ học lực tương đương nhau. Trong đó, lớp 12A 1 tự đọc tài liệu,
lớp 12 A2 được sử dụng các phương pháp trong đề tài với thời gian 2 buổi ôn tập
sau đó cho kiểm tra ở 2 lớp với đề kiểm tra 45 phút như sau:
Bài 1. Cho sơ đồ phả hệ sau:
1

2

5

6

3
7

8

4
9


10

Nữ bệnh 1
Nam bệnh 2
Nam bệnh 1
Nam bình thường
Nữ bình thường

11
12
Bệnh 1 do gen trội A qui định và nằm trên NST thường; Bệnh 2 do gen lặn b
nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến
mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng 11 và 12 sinh con trai mắc cả 2 bệnh là
bao nhiêu?
Bài 2. Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ
cần tư vấn trước khi kết hôn. Bên phía người vợ: có anh trai của người vợ bị
bệnh phêninkêtôniệu, ông ngoại của người vợ bị bệnh máu khó đông, những
người còn lại không bị hai bệnh này. Bên phía người chồng: có mẹ của người
chồng bị bệnh phêninkêtôniệu, những người khác không bị hai bệnh này. Hãy
18


tính xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai đứa con đều không mắc hai bệnh
trên? Biết rằng bệnh phêninkêtôniệu do gen lặn trên NST thường và bệnh máu
khó đông do gen lặn nằm trên X không có alen tương ứng trên Y.
Kết quả thu kiểm tra được như sau:
Lớp



số

12 A1 45
12 A2 45
Tỉ lệ %

Giỏi
SL %
2
4,5
10 22,2

Khá
SL %
10 22,2
28 62,2

Kết quả
TB
SL %
18 40
5
11,1

Yếu
SL %
15 33,3
2
4,5


Kém
SL %
0
0
0
0

100%
75%
62,2
40
25%

22,2

22,2

11,3 4,5

33,3

11,1
4,5

0

Học lực
Giỏi

Khá

TB
Yếu
( Đồ thị biểu diễn tỉ lệ học lực)

Lớp thực nghiệm 12 A2

Lớp đối chứng 12 A1.

Với kết quả đó tôi thấy đề tài có hiệu quả cao trong học tập, ôn thi bài toán
tính xác suất trong phần di truyền người.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

19


+ Bài toán tính xác suất là bài toán khó hoặc rất khó, hay bị nhầm dẫn đến kết
quả không chính xác.
+ Khi gen nằm trên NST thường, cơ thể không bị bệnh nhưng có bố hoặc mẹ bị
bệnh thì kiểu gen của cơ thể là Aa. Cơ thể không bị bệnh nhưng có anh chị hoặc
em bị bệnh thì kiểu gen của cơ thể là

2
Aa.
3

+ Khi yêu cầu bài toán tính xác suất xuất hiện kiểu hình lặn thì chỉ cần tính xác
suất trong trường hợp vợ chồng có kiểu gen dị hợp. Vì khi 1 người có kiểu gen
AA sinh con bị bệnh = 0

+ Khi bài toán yêu cầu tính xác suất xuất hiện kiểu hình trội thì phải tính xác
suất trong các trường hợp sau đó cộng lại.
+ Xác suất kiểu gen của bố mẹ độc lập với xác suất sinh con bị bệnh nên khi
tính phải tách rời, sau đó nhân lại.
+ Xác suất con sinh ra kiểu hình lặn bằng tích tỉ lệ giao tử lặn của bố và giao tử
lặn của mẹ. Xác suất sinh con mang kiều hình trội = 1 – xác suất con mang kiểu
hình lặn.
+ Trong phả hệ, nếu một cặp bố mẹ có kiểu hình giống nhau sinh con có kiểu
hình khác thì tính trạng mới xuất hiện là tính trạng lặn.
+ Khi xác định kiểu gen của những người trong phả hệ thì trước hết phải xác
định kiểu gen của những kiểu hình mang tính trạng lặn trước, sau đó suy ra kiểu
gen của những người còn lại.
+ Để tính xác suất của 2 hay nhiều bệnh thì cần phải tính xác suất của từng bệnh
sau đó nhân lại.
2. Kiến nghị.
- Trong phân phối chương trình Sinh học 12 cần tăng thêm các tiết bài tập và các
thầy cô cần phải định hướng cho các em cách giải các bài toán tính xác suất.
- Các em cần có thêm nhiều đầu sách để tham khảo, sự quan tâm của gia đình và
các thầy cô nhiều hơn.
- Tôi rất mong muốn quý thầy cô, đồng nghiệp góp ý kiến chân thành để phương
pháp giải bài toán xác suất đạt hiệu quả cao hơn.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người thực hiện

Hoàng Văn Thân
TÀI LIỆU THAM KHẢO


20


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

SGK và SGV Sinh học 12. NXBGD
Giải bộ đề thi tuyển sinh theo phương pháp chủ đề T1-NXB trẻ năm 1996 .
Sách bài tập sinh học 12 – NXB GD.
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Sinh Học –NXBGD.
Di truyền học – Phạm Thành Hổ - NXBGD.
Giới thiệu giải nhanh đề thi Sinh Học – NXB ĐHSP.
Phương pháp giải các dạng bài tập Sinh Học – NXB ĐHSP.
Phương pháp giải bài tập Sinh Học – Nguyễn Văn Sang – NXB Đà Nẵng.

21



×