ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT CTXH
VÀO CAN THIỆP TRẺ TỰ KỶ
Khái niệm tự kỷ
Theo bộ bách
khoa của
Collie: “Tự kỷ
là một rối loạn
rất nặng về sự
phát triển tâm
lý của trẻ em
đặc tính chủ
yếu là không
đáp ứng với
người khác và
thiếu sự giao
tiếp”.
Quan niệm của
Freud: “Tự kỷ là sự
đầu tư vào đối tượng
quay trở lại trong cái
tôi, có nghĩa là đã
trở thành tự yêu, là
sự ẩn náu của trẻ em
trong thế giới bên
trong huyễn tưởng
và ảo ảnh để hỏi
rằng cái tự trị ảo
tưởng chỉ có thể
được một thời gian,
đối với chủ thể với
điều kiện phải thêm
vào đó sự chăm sóc
của người mẹ”.
Tóm lại: tự kỷ là
một chứng rối
loạn phát
triển của hệ thần
kinh nơi một số
trẻ em.
Những trẻ em
mang chứng tự
kỷ biểu hiện
khiếm khuyết về
tương tác xã hội;
khiếm khuyết về
truyền thông
giao tiếp; và các
hành vi sở thích
hạn chế và lặp đi
lặp lại.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ
Từ 6 – 24 tháng
Mới sinh đến 6 tháng
tuổi:
• Dễ nổi giận, dễ trầm cảm.
• Không với lấy đồ vật khi
đưa trước mặt trẻ.
• Không có những âm thanh
bi bô.
• Thiếu nụ cười giao tiếp.
• Thiếu giao tiếp bằng mắt.
• Không có phản ứng khi
được kích thích.
• Phát triển vận động có thể
bình thường
• Không thích âu yếm, cơ thể có
thể mềm yếu hay cứng nhắc khi
được ôm.
• Không thân thiện với cha mẹ.
• Gọi tên hầu như không đáp lại.
• Không chơi các trò chơi xã hội
đơn giản
• Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ.
• Dường như không quan tâm
đến các đồ chơi của trẻ em.
• Thích nhìn ngắm các bàn tay
của mình.
• Không nhai hoặc không chấp
nhận những thức ăn cứng.
• Thích đi kiễng chân – đi bằng 5
đầu ngón chân.
• Thường phát ra các âm thanh
vô nghĩa.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ
Từ 2 đến 3 tuổi
• Thích chơi một mình.
• Không nói được từ có 2 tiếng trở lên
• Thích xem sách, tạp chí, các nhãn mác và logo quảng cáo.
• Coi người khác như một công cụ
• Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn.
• Sử dụng đồ chơi không thích hợp.
• Không có nỗi sợ giống trẻ BT
• Không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn.
• Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu không đồng ý.
• Tránh giao tiếp bằng mắt
• Không đoán biết được những nguy hiểm.
• Thích ngửi hay liếm đồ vật.
• Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh
xe.
• Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào, dù trước đó đã biết nói
Dấu hiệu trẻ tự kỷ
Từ 4 đến 5 tuổi
• Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển, có thể có chứng
nhại lời
• Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm.
• Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài.
• Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử.
• Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật.
• Không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ, chơi đóng vai.
• Giọng nói kỳ cục (chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay
đơn điệu).
• Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày.
• Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế, dù có thể đã có một số cải
thiện.
• Tương tác với người khác gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế.
• Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần
cải thiện.
• Tự làm tổn thương mình.
• Tự kích động.
Lí thuyết áp dụng
1
2
3
• Lí thuyết hành vi
• Lí thuyết sinh thái
• Lí thuyết học tập xã hội
Lí thuyết nhận thức hành vi
Thuyết phản xạ có điều kiện – Pavlop
-Những hành vi nhất định có thể được tạo ra bởi kích
thích trung tính đơn giản bởi sự liên kết học tập của nó
với một kích thích mạnh hơn.
- Quan điểm của Pavlop cho thấy nhận thức là một sự
liên kết giữa hai kích thích theo cơ chế “phản xạ có điều
kiện”, đây là loại phản xạ con người học được trong
cuộc sống.
Lý thuyết nhận thức hành vi
Vân dụng thuyết
phản xạ có điều
kiện – Pavlop
NVCTXH trước
tiên nên hình
thành cho trẻ một
chuỗi những phản
xạ có điều kiện,
thông qua các bài
tập.
NVCTXH nên sử dụng 2
kích thích, một kích thích
đầu tiên và một kích thích đi
kèm. VD NVCTXH muốn
trẻ chú ý đến người giáo dục
thì mỗi lần nhà giáo dục
xuất hiện(kích thích 1) thì
kèm theo một phần quà trẻ
thích (kích thích 2). Cứ duy
trì kích thích này chúng ta sẽ
hình thành cho trẻ cảm giác
vui mừng mỗi khi trẻ gặp
nhà giáo dục….
Lí thuyết nhận thức hành vi
Học thuyết hành vi tạo tác của B. Skinner
- Toàn bộ học thuyết của B. F. Skinner dựa trên nguyên lý
vận hành có điều kiện.
- Một hành vi sẽ xảy ra nhiều hơn sau khi sinh thể tiếp
cận với nguồn kích thích có lợi. Đây là quá trình vận hành
phản xạ có điều kiện: Một hành vi tạo ra một kết quả, và
kết quả ấy sẽ thuyết phục sinh thể để tạo ra một xu hướng
lặp lại những hành vi ấy trong tương lai.
- Điểm nổi bật trong thuyết của ông đó là có thể duy trì
hay chấm dứt hành vi nào đó thông qua các dạng cũng cố.
Lý thuyết nhận thức hành vi
Vân dụng thuyết
hành vi tạo tác
của B. Skinner
Áp dụng
thuyết
hành vi
tạo tác để
hình thành
và điều
khiển
hành vi
của trẻ tự
kỉ.
Sử dụng các củng cố tăng cường và
củng cố tiêu cực đối với hành vi của
trẻ. Khi trẻ làm có những hành vi
đúng như mong muốn của nhà giáo
dục thì nhà giáo dục hoặc cha mẹ trẻ
đưa ra những phần thưởng nhằm củng
cố hành vi của trẻ. Phẩn thưởng có thể
là những lời khen, hoặc những món
quà khác. Ngược lại khi trẻ có những
hành vi không phù hợp thì nhà giá dục
có thể sự dụng các củng cố tiêu cực
để chấm dứt hành vi này của trẻ thông
qua các sự trừng phạt như không được
ăn kẹo, chơi game.
Lý thuyết nhận thức hành vi
Vận dụng thuyết hành vi mới
NVCTXH đưa vào quá trình can
thiệp những tác nhân kích thích
phù hợp làm thay đổi nhận thức
ở trẻ dẫn đến trẻ thay đổi hành
vi của mình.
Vd: trẻ có hành vi trống đối
trong quá trình học nhóm
không làm theo yêu cầu của cô
có thể kệ trẻ và tiếp tục cho
những bạn khác trong nhóm học
sau đó có những phần thưởng
cho những bạn làm việc tốt. Cứ
mỗi lần làm tốt lại thưởng.
Lí thuyết sinh thái
-Lý thuyết này chỉ ra rằng con người nằm trong nhiều hệ
thống sinh thái khác nhau và mỗi hệ thống này có mối
quan hệ khác nhau có nghĩa rằng mỗi hệ thống sinh thái
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau sẽ có sự phát triển
khác so với những hệ thống sinh thái có những mối quan
hệ lỏng lẻo.
- Qua thuyết biết được "bất cứ một việc can thiệp hay
giúp đỡ một cá nhân hoặc tổ chức nào đó đều liên quan
đến toàn bộ hệ thống".
- Khi xem xét hành vi của cá nhân cần xem xét tới toàn
bộ hệ thống xung quanh cá nhân đó
Lí thuyết sinh thái
Vận dụng
Giải thích nguyên nhân,
các yếu tố ảnh hưởng tới
hội chứng RLPTK
Thể hiện vai trò của
nhân viên ctxh trong
tiến trình can thiệp
với trẻ.
Thể hiện vai trò của nhân viên ctxh trong tiến trình can thiệp
với trẻ.
Vai trò tư vấn
Thuyết học tập xã hội
Thuyết học tập xã hội được bắt đầu từ nguồn
gốc của quan điểm học tập của Gabriel Tarde
(1843 - 1904). Gabriel nhấn mạnh ý tưởng về
học tập xã hội thông qua ba qui luật bắt chước:
đó là sự tiếp xúc gần gũi, bắt chước người khác
và sự kết hợp cả hai.
Thuyết học tập xã hội
Thuyết được sử dụng để giải thích và điều
chỉnh hành vi.
Một là, học tập thông qua hành vi mẫu
Hai là, mã hóa hành vi được làm mẫu đó bằng
lời nói, đặt tên hoặc hình tượng hoá kết quả.
Các cá nhân có thể bắt chước hành vi được làm
mẫu đó nếu như mô hình đó thích hợp với họ,
làm họ thấy ngưỡng mộ và nếu như nó mang lại
kết quả mà họ coi là giá trị.
Thuyết học tập xã hội
Vận dụng
Để trẻ tự
kỉ học
tập hành
vi
- Tạo ra môi trường để trẻ học tập: học
tập từ người can thiệp, bạn bè, người
chăm sóc.
- Bắt chước: chúng ta giáo dục cho trẻ
bắt chước những hành vi của các bạn,
của giáo viên để từ đó trẻ từ bỏ được
hành vi không mong muốn và thay vào
đó bằng những hành vi khác. Với trẻ
tự kỉ và đặc biệt với đối tượng lại là trẻ
em thì việc bắt chước có thể diễn ra dễ
dàng hơn đặc biệt là khi trẻ đang ở độ
tuổi việc học tập bằng việc bắt chước
là một phương thức hiệu quả
Thuyết học tập xã hội
Vận dụng
- Tạo ra hành vi mẫu: Bằng cách
Để trẻ tự
kỉ học
tập hành
vi
làm mẫu sau đó hướng dẫn và
yêu cầu trẻ thực hiện chúng ta có
thể truyền đạt giúp trẻ hiểu được
một khái niệm bất kì để trẻ áp
dụng được khái niệm đó trong
quá trình giao tiếp cũng như
trong cuộc sống.
Kết luận
Việc can thiệp, giáo dục trẻ tự kỉ là tương đối phức tạp, tốn
nhiều công sức, tiền của. Việc vận dụng các lý thuyết trong
việc can thiệp trẻ tự kỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đi
cùng với các lý thuyết là những phương pháp can thiệp
tương ứng. Các lý thuyết chỉ ra rằng các cách thức để thực
hiện các phương pháp đó và tiên đoán được những kết quả
mang lại. Vai trò của nhà giáo dục vận dụng một cách linh
hoạt những lý thuyết, những phương pháp để giải quyết tình
huống. Trên thực tế với mỗi trường hợp chúng ta có thể kết
hợp nhiều phương pháp, lý thuyết khác nhau để giải quyết
vấn đề. Do đó chúng ta không nên máy móc hay độc tôn một
lý thuyết nào trong việc giải quyết vấn đề của trẻ.