Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Bài tập lớn cơ sở văn hóa: Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và lễ hội chùa Long Đọi Sơn ở tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.98 KB, 49 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Nam là một tỉnh mới thành lập được 19 năm nhưng có thể nói đây là
mảnh đất địa linh nhân kiệt vì trước đó mảnh đất và con người nơi đây đã có lịch
sử lâu đời, có bề dày truyền thống văn hiến. Với những điều kiện địa lý-nhân văn
thuận lợi, ngay từ thời dựng nước và giữ nước, Hà Nam là mảnh đất sớm được
khai phá. Trải qua chiều dài lịch sử, tiền nhân đã để lại cho Hà Nam nhiều di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá: Trống đồng Ngọc Lũ - dấu ấn thời
kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Đông Sơn - thuở các Vua Hùng dựng
nước; cuốn sách đồng Bắc Lý- một trong 4 cuốn sách còn nguyên vẹn nhất, nội
dung phong phú nhất của cả nước, tấm bia "Sùng Thiện Diên Linh"- một trong
những tấm bia quý còn lại của triều đình nhà Lý, có giá trị về lịch sử của đất nước,
bia có kích thước khá lớn; tấm bia "Đại Trị”- thời Trần duy nhất ở Hà Nam.
Hà Nam là một trong những cái nôi của nền nghệ thuật truyền thống đang
được kế thừa và phát huy như các chiếu chèo sân đình tiêu biểu: Chiếu chèo làng
Ngò, chiếu chèo làng Thọ Chương, chiếu chèo làng Trương, chiếu chèo Xuân Khê
(Lý Nhân), chiếu chèo Đồng Hóa (Kim Bảng), chiếu chèo Châu Giang (Duy
Tiên), hát tuồng Bạch Thượng (Duy Tiên), An Thái (Bình Lục). Bên cạnh đó Hà
Nam còn có vốn dân ca mang đậm những nét riêng như: Hát dậm Quyển Sơn Kim Bảng, múa hát Lải Lèn - Lý Nhân, Dân ca giao duyên vùng ngã ba sông
Móng …. Trong tương lai Hà Nam sẽ là tỉnh công nghiệp, là điểm giao lưu giữa
các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước, trên địa bàn sẽ xuất hiện
nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều khu trung tâm thương mại, dịch vụ, nhiều trung
tâm đào tạo nguồn lao động, khu đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao cho khu
vực và cả nước.

1


Hà Nam cũng là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống, hiện
có hơn 30 làng nghề đang tồn tại và phát triển mạnh như: nghề dệt, nghề thêu,
trồng dâu nuôi tằm, nghề làm trống, nghề thủ công mỹ nghệ, nghề chế biến nông


sản, thực phẩm, nghề nuôi cá giống, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc cổ
truyền… Trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Lụa Nha Xá, mây giang đan
- Ngọc Động, sừng mỹ nghệ Đô Hai, thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi, giũa cưa Đại
Phu- An Đổ, mộc Cao Đà, gốm Đanh Xá, trống Đọi Tam…
Hà Nam còn là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa, gồm
đủ các loại hình, phân bố rộng khắp trên toàn địa bàn. Nhiều di tích có kiến trúc
quy mô, nghệ thuật chạm khắc độc đáo: đền Trần Thương- dấu tích một kho
lương thời Trần, đình Văn Xá, đình An Hòa, đình Chảy, đình Vị Hạ, đình Ngò…
Và một trong những di tích lâu đời, đặc biệt và hấp dẫn nhất của vùng đất Hà Nam
là di tích Chùa Long Đọi Sơn.
Chùa Long Đọi Sơn được biết đến như một biểu tượng của Hà Nam (núi Đọi
sông Châu), một danh thắng trấn Sơn Nam xưa và là nơi lưu giữ những già trị văn
hóa, lịch sử to lớn. Trải qua gần một nghìn năm với bao thăng trầm của lịch sử,
chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) vẫn được biết tới
là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa. Chùa có
tên chữ là Diên Linh tự, do vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây
dựng năm 1054. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển
và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh (từ năm 1118 đến năm 1121). Qua nhiều thời
đại và nhiều biến cố lịch sử, ngôi chùa nhiều lần được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn
giữ được nét cổ kính… Nó đã đi vào tiềm thức người dân nơi đây như một niềm tự
hào về lịch sử văn hoá của mảnh đất quê hương. Đây không chỉ là nơi để cho mọi
người về đây hành hương lễ phật, nơi các con nhang đệ tử tìm về chốn tùng lâm
đất tổ, trung tâm phật giáo xưa kia mà còn là nơi để du khách có thể tham quan
2


vãng cảnh chùa, tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế hay để
thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên hòa quyện nơi đây. Đứng ở
chùa Long Đọi Sơn, du khách có thể nhìn thấy cả một vùng đồng bằng trù phú bao
la, với dòng sông Châu uốn khúc như một dải lụa ôm lấy cánh đồng phì nhiêu.

Những thửa ruộng dưới chân núi Đọi gắn liến với sự kiện lịch sử vua Lê Đại Hành
cùng văn võ bá quan lần đầu tiên cày ruộng ở Đọi Sơn vào mùa xuân năm 987 để
khuyến khích mở mang nông trang.
Khi nhắc đến lịch sử và văn hóa của một vùng đất, ta không thể không nhắc
tới những lễ hội truyền thống. Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn
hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều dân tộc người ở nước ta cũng như tên thế giới.
Nó là “tấm gương” phản chiếu khá trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc.
Lễ hội ra đời, tồn tại và gắn với quá trình phát triển của nhiều tộc người nói
chung và làng xà người Việt nói riêng, nó phản ánh nhiều giá trị trong đời sống
kinh tế-xã hội, văn hóa của cộng đồng. Một trong những giá trị tiêu biểu của lễ hội
các làng xã người Việt là giá trị văn hóa và liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín
ngưỡng. Chính giá trị ấy là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho lễ
hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm
nay. Mỗi vùng quê Việt Nam đều nằm trong dòng chảy văn hóa thống nhất nhưng
nó vẫn mang nét riêng biệt, đặc trưng của con người nơi đó tạo nên một bức tranh
văn hóa lễ hội Việt Nam phong phú và đa dạng.
Hà Nam cũng là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc dân
tộc, toàn tỉnh có hơn 100 lễ hội, trong đó có những lễ hội vùng được tổ chức quy
mô theo đúng quy trình và nghi thức của lễ hội truyền thống, các nghi thức tế lễ,
rước, trò chơi dân gian, sinh hoạt nghệ thuật dân gian được tổ chức long trọng, sinh
động, tăng cường tính cộng đồng, cộng cảm của làng xã như: lễ hội đền Trần
Thương-Lý Nhân, lễ hội đền Lảnh Giang (Duy Tiên), lễ hội đền Trúc-Ngũ Động
3


Sơn (Kim Bảng), lễ hội vật võ Liễu Đôi, lễ hội đình Vũ Cố (Thanh Liêm), lễ hội
đình Công Đồng (Bình Lục)…Một trong những lễ hội tiểu biểu, đặc sắc nhất của
vùng đất Hà Nam là lễ hội chùa Long Đọi Sơn - một trung tâm hội tụ văn hóa
truyền thống của cư dân vùng này.
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là lễ hội chùa Đọi ngoài là ngày giỗ

của vị cao tăng đắc đạo nợi đây (Hòa thượng Thích Chiếu Thường) còn là nơi
tưởng niệm những người có công với đất nước, có công xây dựng ngôi chùa như
Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, mẫu Liễu Hạnh… Đây vừa
là nơi thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta vừa là môi trường giáo
dục truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Lễ hội chùa Đọi như một sự hội tụ văn hóa đặc trưng của Hà Nam – vùng
chiêm trũng quanh năm ngập úng. Lễ hội nơi đây không duy yếu tố tâm linh, là dịp
để con người gửi gắm bao ước mơ khát vọng về một cuộc sống bình an và hạnh
phúc mà còn là cách ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Trong điều kiện
hoàn cảnh đó họ phải đoàn kết nhau chống lại thiên tai và địch họa. Từ đó tinh thần
đoàn kết trở thành sức mạnh giúp con người nơi đây chiến đấu và chiến thắng. Tìm
về chùa Đọi và lễ hội chùa Đọi là chúng ta tìm đến chìa khoá để giải mã phần nào
đó con người và truyền thống văn hoá nơi đây.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn “khai thác giá trị lịch sử, văn
hóa của di tích và lễ hội chùa Long Đọi Sơn ở tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên
cứu cho bài tập lớn môn Cơ sở văn hóa Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quần thể di tích và lễ hội chùa Long Đọi Sơn là một thắng cảnh đẹp và là một
lễ hội lớn trong vùng. Do vậy từ lâu nó đã được nhiều người biết đến.

4


Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư – bộ chính sử thời phong kiến có chép về
sự tích vua Lê Đại Hành cày ruộng tịch điền dưới chân núi Đọi, sách Đại Nam
thống nhất chí có nói đến ngày, tháng xây dựng ngôi chùa và ngọn bảo tháp Sùng
Thiện Diên Linh cao 13 tầng, những nhân vật quan trọng trong quá trình xây dựng
chúng. Đặc biệt hiện nay tại chùa còn lưu giữ một tấm bia đá lớn trong đó có bài
ăn bia của của Binh bộ viên ngoại lang Nguyễn Công Bật soạn vào năm 1121 theo
lệnh của vua Lý Nhân Tông nhân ngày khánh thành cây bảo tháp. Tấm bia cho ta

biết rất nhiều về lịch sử , danh thắng và vị thế của chùa Đọi, kiến trúc chùa Đọi, về
cây bảo tháp và về vua Lý Nhân Tông, Năm 1992, Bảo tàng tổng hợp Hà Nam
Ninh đã có hồ sơ về di tích này.
Từ ngày Hà Nam tái lập tỉnh (1997) núi Đọi sông Châu được chọn là biểu
tượng văn hóa của Hà Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về di tích Đọi Sơn
như: Danh Thắng chùa Đọi, Truyện dân gian trấn Sơn Nam xưa của tác giả Lương
Hiền, Lịch sử chùa Đọi của Duy Phương đã giới thiệu về lịch Sử chùa Đọi, danh
thắng Long Đọi Sơn và những truyền thuyết quanh nó. Gần đây trong Những phát
hiện mới của khảo cổ học thì chùa Đọi được nhắc đến như một địa danh có bề dày
lịch sử và là nơi lưu giữ nhiều di vật cổ quý giá. Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết
nghiên cứu sưu tầm của các tác giả đăng trên Tạp chí Sông Châu: GS Trần Quốc
Vượng có bài: Địa linh nhân kiệt Hà Nam, Núi Đọi–sông Châu-biểu tượng của Hà
Nam quê tôi (số 19-1/2000); Chùa Đọi Sơn của Trần Đăng Ngọc (số 1-1997); Hà
Nam ngũ sắc của Lương Hiền, Kí ức Sông Châu của Phương Thuỷ ( số 1-1997) và
một số bài viết khác. Ngoài ra, trên Website của Hà Nam cũng có trang giới thiệu
về di tích chùa Đọi…..
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đi trước mới đề cập và đề cao danh thắng, di
tích cũng như bề dày lịch sử của chùa Long Đọi Sơn. Như vậy, nó mới chỉ là một
mặt của giá trị văn hoá tổng thể nơi đây. Mảng nghiên cứu về lễ hội chùa Long Đọi
5


Sơn vẫn còn bỏ trống. Lễ hội chùa Đọi là một hoạt động mang đậm bản sắc văn
hoá của người dân nơi đây trong ứng xử với tự nhiên và xã hội, nó là chìa khoá để
giải mã văn hoá truyền thống của vùng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trải qua bao đời, hiện nay di tích chùa Long Đọi Sơn vẫn đang được nhà
nước cũng như người dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn để nó vẫn giữ được những giá
trị văn hóa và lịch sử quý giá. Vì thế mà ngôi chùa đang ngày càng trở nên nổi
tiếng và thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan từ khắp nơi trên đất nước .

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của lễ hội chùa Đọi cả về quy mô lẫn giá trị
văn hóa. Lễ hội đang được người dân địa phương cũng như du khách mọi nơi
hưởng ứng mạnh mẽ bởi nó có giá trị to lớn về mặt tinh thần.
Nghiên cứu về chùa Đọi và lễ hội chùa Đọi em nhằm mục đích góp phần khắc
hoạ toàn cảnh về đời sống vật chất cũng như đời sống văn hoá tinh thần của người
dân nơi đây. Đó chính là động lực to lớn, là sức mạnh tinh thần của nhân dân Đọi
Sơn trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời Đọi Sơn còn là một danh lam
thắng cảnh nổi tiếng, một trung tâm tôn giáo của trấn Sơn Nam xưa. Nghiên cứu về
di tích và lễ hội chùa Đọi như một biểu tượng tiêu biểu nhất của văn hoá nơi đây,
góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của lễ hội vùng này đang bị
biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời qua đó phát huy giá trị
văn hoá và thắng cảnh của khu di tích lịch sử nổi tiếng này nhằm phục vụ đời sống
tinh thần của nhân dân trong vùng và hoạt động du lịch của địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy di tích chùa Long Đọi Sơn và lễ hội chùa Long Đọi Sơn ở xã Đọi
Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam làm đối tượng nghiên cứu.
6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Thời gian nghiên cứu
Bài luận tiếp cận nghiên cứu những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích và lễ
hội chùa Đọi từ năm 1997 cho đến nay, trên cơ sở đó tìm ra các giá trị truyền thống
trong quá khứ để khẳng định các giá trị vốn có của nó.
4.2.2. Không gian nghiên cứu
Bài luận lấy quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn và lễ hội chùa Long Đọi Sơn
tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam để khảo sát nghiên cứu.
5. Phương Pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài này em sử dụng nhiều phương pháp

nghiên cứu như: khảo sát thực địa, điều tra hồi cố, quan sát trực tiếp, phân tích
tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tài liệu tham khảo, so sánh
và đối chiếu với các tài liệu điền giã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài việc tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học về chùa Đọi và
di tích chùa Đọi như đã nêu trên, em đã đặc biệt sử dụng nguồn tài liệu thu thập
được trong quá trình đi điền dã thực địa hai ngày tại xã Đọi Sơn như nguồn tài liệu
quan trọng chủ yếuvà may mắn cho em vì đã được tham dự lễ hội chùa Đọi tổ chức
vào 19,20,21 tháng 3 âm lịch vừa qua. Do vậy em sẽ cố gắng hết sức để tái hiện lại
một cách sinh động và đầy đủ nhất về lễ hội chùa Đọi đồng thời nêu bật văn hoá
truyền thống cũng như sự biến đổi của lễ hội chùa Đọi trong đời sống xã hội hiện
đại.

7


6. Bố cục
Bài luận gồm có những phần chính sau:
- Mở đầu
- Nội dung:
Chương 1: Đọi Sơn và di tích chùa Đọi
Chương 2 : Lễ hội chùa Đọi
Chương 3: Lễ hội chùa Đọi trong đời sống của cư dân trong vùng
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
- Mục lục

II. NỘI DUNG
8



CHƯƠNG 1: DI TÍCH CHÙA LONG ĐỌI SƠN
1. Vị thế ngôi chùa Long Đọi Sơn
Chùa Long Đọi Sơn có tên chữ là Diên Linh Tự, là một ngôi chùa tọa lạc
ngay trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận hành chính thôn Đọi Nhất xã Đọi
Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý khoảng 8km. Núi Đọi
gồm 3 quả núi cao gần 80m nổi giữa đồng bằng trù phú. Nhìn từ phía Bắc núi tựa
dáng rồng phục, nhìn từ phía Tây hai ngọn núi hai bên nhô ra như hai chiếc tay
ngai, ngọn ở giữa lùi lại như một chiếc án. Theo quan niệm địa lí xưa thì núi Đọi
nằm ở thế Cửu Long-một thế đất đẹp và linh thiêng.
Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi Đọi Sơn trong khuôn viên 2
hec-ta vườn rừng. Chính diện của chùa quay về hướng Nam đúng như câu tục ngữ:
Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại và
theo quan niệm của nhà Phật đó là hướng đức Phật quay về nghe nỗi thống khổ của
nhân gian mà cứu nhân độ thế. Phía Bắc hướng về Thăng Long đất kinh kì, đứng
trước là núi Điệp như một tiền đồn chống giặc phương Bắc ngày xưa và như một
tiền cảnh đón chào khách du lịch ngày nay. Phía Đông là thị xã Hưng Yên đất Phố
Hiến xưa. Gần sát chân núi là dòng sông Châu. Phía Tây hướng về chùa Hương
Tích và con đường huyết mạch Bắc Nam - Quốc lộ 1A. Toàn cảnh núi Đọi trông từ
xa giống như một con rồng rất lớn nằm phục giữa đồng bằng trũng thấp, đầu nhô
cao hướng về phía Thăng Long. Ngoài ra, Đọi Sơn còn là một vùng núi non tiên
cảnh từ xưa đã được biết đến như một sự kì lạ mà tạo hoá đã mang đến cho vùng
đất và con người nơi đây.

2. Lịch sử chùa Long Đọi Sơn
9


Phật giáo được truyền bá vào vùng Sơn Nam (Hà Nam) từ rất sớm. Không
biết từ bao giờ nhưng từ những năm 40 phủ Đọi Sơn đã có chùa và trên núi có am

thiền nhỏ. Do vậy từ những năm đầu sau công nguyên ở vùng Đọi Sơn, Phật giáo
đã có mặt nơi đây mặc dù chưa phổ biến.
Đến đời nhà Lý, đạo Phật đã phát triển mạnh và trở thành quốc giáo. Sau khi
dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng và phát triển chùa
chiền ở kinh đô đồng thời ra lệnh cho các hương ấp khắp nơi. Nhân dân Đọi Sơn
đã cho tu sửa am thiền thành sơ thiền bằng tre, gỗ. Đến năm 1054 vua Lý Thánh
Tông cùng Vương phi Ỷ Lan thăm thú đầu xuân thấy cảnh sắc nơi đây rất đẹp lại
thêm những di tích lịch sử (vua Lê Hoàn cày ruộng tịch điền và là nơi Lý Thái Tổ
dời đô đi qua) nên vua cùng vương phi quyết định cho xây dựng chùa Đọi với quy
mô lớn. Đến giai đoạn này chùa Long Đọi Sơn là một trung tâm Phật giáo lớn của
trấn Sơn Nam xưa.
Tiếp đó vào năm 1118 vua Lý Nhân Tông đã ra lệnh cho xây dựng và mở
mang chùa Đọi to đẹp hơn và cho xây dựng bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13
tầng. Sách Đại Nam thống nhất chí có ghi: “Ở xã Đọi Sơn đông nam huyện Duy
Tiên….đời vua Lý Nhân Tông dựng chùa và cho xây bảo tháp Diên Linh”. Đến
mùa xuân, tháng 2, năm 1121, Bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh được xây dựng
xong”. Nhân ngày khánh thành chùa và ngọn bảo tháp, vua Lý đã giao cho Binh bộ
viên ngoại lang Nguyễn Công Bật soạn văn bia lớn (Sùng Thiện Diên Linh) để kỉ
niệm.
Khoảng 300 năm sau tức vào đầu thế kỉ XV khi giặc Minh sang xâm lược
nước ta ngôi chùa bị phá huỷ và cây bảo tháp cao 13 tầng cũng bị đánh sập hoàn
toàn, các tượng đá cũng bị huỷ hoại. Riêng bia vì không phá nổi, chúng đã lật đổ
xuống bên cạnh núi. Năm 1467 vua Lê Thánh Tông một lần đi du xuân có lên thăm
núi Đọi, đã phong cho núi Đọi là Nam thiên đệ tam động và có đề thơ trên đó (ở
10


mặt sau của tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh), trong đó có những câu tố cáo tội ác
của giặc:
Lý triều quái đản bia không tại

Minh tặc hung tàn tự dĩ canh.
Nghĩa là:
Hoang đường vua Lý bia còn đó
Tàn bạo quân Minh chùa tháp khác xưa.
Mãi tới cuối thế kỷ XVI, vào năm 1591 đời Mạc Mậu Hợp, tức là gần 170
năm sau khi bị giặc Minh tàn phá, ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa
phương mới "dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa
xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại
được mới mẻ" (Bài văn khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh). Vào năm Tự Đức
thứ 13 (1860), chùa Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu
hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc
tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu
Thường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật
giáo.
Trong kháng chiến chông Pháp, năm 1947 do chủ trương tiêu thổ kháng
chiến, chùa lại bị phá một lần nữa và bị bỏ hoang suốt 10 năm trời, các sư sãi đều
phải tản cư đi nơi khác. Sau ngày hoà bình lập lại vào năm 1957 tăng ni phật tử và
nhân dân trong vùng đã sửa chữa và tôn tạo di tích, từng bước khôi phục lại diện
mạo và không gian chùa. Hiện nay trong chùa vẫn còn lưu giữa nhiều di vật quý
đặc biệt là những di vật có niên đại từ thời Lý. Do lịch sử và ảnh hưởng của ngôi
chùa này đối với đời sống tôn giáo không chỉ với nhân dân trong vùng mà còn cả
các bà con của khu vực lân cận, ngày 10-4-1992 Bộ Văn hoá thông tin đã có quyết
định 519/CP công nhận chùa Long Đọi Sơn là di tích lịch sử văn hoá quốc gia cần
11


được bảo vệ và tôn tạo. Hiện nay, nhà nước đã cấp kinh phí cho chùa xây dựng
đúng 125 gian nhằm khôi phục diện mạo vốn có xưa kia của nó.
3. Kiến trúc và quy mô của chùa Long Đọi Sơn
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, kiến trúc và quy mô của chùa Long Đọi

Sơn hiện nay đã biến đổi nhiều so với nguyên thuỷ của nó do ngôi chùa đã bị phá
huỷ và xây dựng lại nhiều lần. Trước năm 1945 chùa được xây dựng theo kiểu nội
công ngoại quốc với hơn 100 gian bao gồm một chùa chính với nhà bái đường,
thiên hương và thượng điện. Hai bên có hai dãy hành làng thờ 18 vị La Hán. Từ
ngõ chùa vào có hai dãy nhà đắp sự tích Thập điện, phía sau là nhà tổ, nhà khách.
Trước của chùa có một nhà bia trong đó có lưu giữ tấm bia đá Sùng Thiện Diên
Linh. Ngôi chùa Đọi đã từ lâu được viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp liệt vào hạng
các cổ tích danh thắng cần bảo vệ.
Sau quá trình bị tàn phá chùa được xây dựng lại, kiến trúc không gian chùa có
bị xê dịch. Chính diện chùa vẫn quay về hướng nam. Hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn
thấy khi lên chùa là toà Tam Quan 5 gian mới được xây dựng năm 2004 mang
phong cách triều Nguyễn với kiểu kiến trúc chồng diêm 8 mái hoàn toàn làm bằng
gỗ lim. Tiếp sau là một bàn cờ người rộng 50m2 dùng làm nơi đấu cờ khi mở hội.
Phía trên bàn cờ hai bên là hai cổng của Tam quan cũ, ở giữa trước đây là toà Tam
quan nhưng sau này nó là nhà bia theo kiểu kiến trúc chồng diêm 8 mái. Phía trên
nhà bia, leo qua 24 bậc đá tới sân chùa thoáng tĩnh đặt tượng đài Quan Âm. Hai
bên sân chùa dọc theo hành lang là hai dãy nhà đồng tội đắp cảnh Thập điện Diêm
Vương với thế giới của 10 cửa ngục như nhắc nhở con người ta luôn làm điều
thiện, tránh điều ác để không bị rơi vào thế giới địa ngục khủng khiếp đó sau khi
đã sang thế giới bên kia.
Lại mấy bậc đá nữa là dẫn chúng ta đến ngôi chùa chính. Đầu tiên là toà Tam
Bảo gồm 7 gian bái đường và 3 gian thượng điện thờ các vị Đức Phật, đức Di
12


Lặc,và đức Hộ Pháp theo một trật tự quy định của nhà Phật. Hệ thống vì kèo của
ngôi chùa được làm theo kiểu chồng đấu giá chiêng, chân cột kê đá cổ bồng, cột
được làm bằng gỗ lim và đá. Cửa chùa cũng được lắp hoàn toàn bằng gỗ lim.
Phía sau toà Tam bảo là hai dãy hành lang song song thờ tượng Thập bát La
Hán với 18 tư thế và sắc thái khác nhau thể hiện những hoàn cảnh khác nhau của

cuộc sống đời thường một cách sinh động. Sau chùa chính và trước cửa nhà hậu
điện trước đây là vườn hoa nay là một hố sâu chừng 2m nơi đoàn khảo cổ đào
thám sát để xác định móng tháp Sùng Thiện Diên Linh. Hậu điện nối thông với
hành lang hai dãy nhà thờ các vị La Hán theo kiểu chữ U. Hậu điện thờ Đức Thánh
Ông (vua Lý Nhân Tông), Quận công Lý Thường Kiệt cùng ngồi chung trên ban
Đức Thánh. Tiếp đó theo về hướng Đông là nơi thờ tượng Nam Hải bồ tát nghìn
tay nghìn mắt, Quan Âm Tống Tử, Vương phi Ỷ Lan, Đức Át Nan, Đức Địa Tạng
và một số bia hậu của những nhà cúng tiền của để xây dựng chùa.
Bên trái chùa song song với thượng điện là 5 gian nhà tổ nơi thờ 10 đời sư tổ,
một thượng toạ, một sư cụ, một sư thầy đã viên tịch nơi đây. Nhà tổ được xây dựng
có cột bằng đá vuông, có tường gạch và lợp ngói ta. Đồng thời nhà tổ cũng là khu
giảng đường nơi các sư sãi học tập. Đối diện với nhà tổ là nhà khách là nơi tiếp
khách thập phương về lễ chùa. Nhà tổ, nhà khách, thiền chủ, tăng phòng… là một
quần thể kiến trúc theo hình chữ U. Phía Tây cùng nơi dốc thoải của núi là khu
vườn tháp đặt lăng mộ của nhiều nhà sư trụ trì cũng như tăng ni nơi đây.
Bên phải chùa là một am phủ 3 gian thờ mẫu Liễu Hạnh (Mẫu nhân gian).
Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức hầu bóng của nhân dân và khách thập
phương về đây lễ Phật, cầu xin Mẫu phù hộ và che chở.
Với hệ thống thờ tự như vậy chùa Đọi Sơn mang đậm nét kiến trúc của chùa
Việt Nam truyền thống là kiểu kiến trúc không gian tiền Phật hậu Thánh. Từ truyền
thống đến hiện đại chùa Long Đọi Sơn đã bao đổi thay. Ngày nay mặc dù ngôi
13


chùa không còn giữ nhiều nét kiến trúc cổ độc đáo nhưng đây vẫn là ngôi chùa
lớn, là ngôi trường Bắc Kì Phật Giáo với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
4. Những di tích và di vật quý ở chùa Long Đọi Sơn
Chùa Đọi không chỉ là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của trấn Sơn Nam đã làm
siêu lòng bao du khách qua nhiều thế kỷ khi du ngoạn nơi đây mà còn là ngôi chùa
cổ kính còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử, có chỗ đã minh bạch nhưng có chỗ vẫn là

điều bí ẩn. Hiện nay tại ngôi chùa và khu vực xung quanh còn lưu giữa được nhiều
dấu tích lịch sử và văn hoá, trong đó có những di tích và di vật quý tiêu biểu sau:
4.1. Di tích ruộng Tịch Điền
Đọi Sơn được coi là thế đất phát tích đế vương, ngay trong những buổi đầu
độc lập, vua Lê Đại Hành đã cày ruộng tịch điền ở chân núi Đọi. Đây là ông vua
đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam đi cày ruộng tịch điền để khuyến
khích phát triển nông nghiệp. Hiện nay khu ruộng tịch điền này vẫn còn dấu tích,
nhân dân trong vùng quen gọi là ruộng làng Lê chạy dài suốt từ đình làng Đọi Tam
đến chân núi Đọi Nhất. Giữa khu ruộng rộng còn dấu vết của một nền nhà vuông
vắn rộng 6 sào cao hơn các ruộng xung quanh 30cm gọi là nhà hiến nơi dâng của
ngon vật lạ của nhân dân trong vùng khi vua đến đây cày ruộng.
4.2. Các di vật thời Lý
Chùa Đọi là một ngôi chùa mang đậm dấu ấn của vương tôn triều Lý trong
quá trình xây dựng và hiện nay nó còn lưu giữ rất nhiều di vật quý từ thời Lý để
lại, trong đó có một số di vật quý giá tiêu biểu sau:
4.2.1. Bia đá Sùng Thiện Diên Linh
Bia Sùng Thiện Diên Linh được dựng năm 1121 do Nguyễn Công Bật,
Thượng thư Bộ Hình dưới triều Lý Nhân Tông(1072- 1128) soạn. Nội dung văn
bia chủ yếu ca ngợi vua Lý Nhân Tông trong công cuộc dựng nước và giữ nước,
14


miêu tả đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân Đại Việt lúc bấy giờ. Ngoài ra
văn bia còn ghi lại nhiều tư liệu lịch sử quý về nghệ thuật điêu khắc kiến trúc xây
dựng các chùa lớn, tháp cao như chùa Một Cột, chùa Long Đội, tháp Sùng thiện
Diên Linh…. Tấm bia hình chữ nhật cao 2,88m, rộng 1,80m, dày 0,50m hai mặt
kín chữ, tổng cộng có 4.257 chữ Hán. Mặt trước là bài văn bia do Nguyễn Công
Bật soạn, mặt sau là những bút tích hậu thế khắc thêm vào. Trán, diềm và cạnh bia
đều lấy hình rồng gồm những kích thước khác nhau làm đối tượng trang trí , đó là
một sự kết hợp hài hoà đến từng chi tiết tạo ra sự thống nhất và linh hoạt. Hai diềm

bia hai bên có khắc hình rồng chạy nối tiếp nhau. Ở trán tấm bia lớn này có khắc
hình hai con rồng chầu vào giữa nhưng không phải là chầu vào hình mặt trăng như
thường thấy mà là hai con rồng chầu vào dòng chữ khắc nổi trên bia đề: “ĐẠI
VIỆT QUỐC ĐƯƠNG GIA ĐỆ TỨ, SÙNG THIỆN DIÊN LINH THÁP BI”. Bệ
bia là một khối đá lớn hình chữ nhật dài 2m40, rộng 1m50 được chia làm 2 phần,
mỗi phần đều chạm một đôi rồng nước được chạm trổ một cách tinh xảo và sinh
động đang quấn lấy nhau. Hình tượng rồng đội bia (4 con) thay cho rùa đội bia là
một hình tượng độc đáo chỉ nơi đây mới có. Nó vừa thể hiện thế đất thiêng của
ngôi chùa này vừa thể hiện tín ngưỡng trong nghi lễ nông nghiệp của vùng trấn
Sơn Nam quanh năm ngập úng.
4.2.2. Tượng Kim Cương
Hiện này chùa Đọi còn giữ được 6 trong 8 pho tượng Kim Cương, trong đó,
có những pho bị mất đầu hoặc sứt gẫy đã được đắp lại bằng xi măng. Các pho
tượng Kim Cương ở chùa Đọi có kích thước xấp xỉ nhau, cao bằng người thực,
khoảng 1,6m đứng chống gươm trước bụng. Tượng được tạc bằng đá khối, phục
trang theo lối võ quan. Lá chắn che trước ngực, áo giáp ngoài được trang trí tỉ mỉ
bằng hình hoa cúc, hình xoắn. Trên toàn thân áo còn rải rác những bông hoa nhỏ
nhiều cánh. Cán gươm được trang trí hình ho cúc dây. Tượng được tạc nổi một
15


phần theo kiểu phù điêu về phía đằng trước, phía sau lưng lẫn luôn vào khối đá.
Tượng đứng thẳng, hai chân hơi dõng theo thế đứng vững chãi của người lính gác,
hay tay khuỳnh chống gươm trước bụng, đầu đội mũ trùm tai, mặt tròn trặn, nhẹ
nhõm.
Qua 6 pho tượng Kim Cương này chúng ta biết thêm nhiều về trang phục, con
người và phong cách nghệ thuật thời Lý. Đó là sự giao hoà giữ con người và con
người, con người với thiên nhiên trong một xã hội đã có sự phân chia giai cấp.
Đồng thời đó cũng là bộ phận không thể thiếu được, càng tôn lên vẻ đẹp uy
nghiêm, hùng vĩ của cây tháp chọc trời cao 13 tầng Sùng Thiện Diên Linh. Hiện

nay cây bảo tháp không còn nữa nên 6 pho tượng này được đặt ở trong hai dãy nhà
Đồng tội để du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng một cách thuận tiện.
4.2.3. Tượng đầu người mình chim
Tượng đầu người mình chim mang hình tượng nghệ thuật trong thần thoại Ấn
Độ, gọi là tượng chim thần Ki-na-ri. Tượng được tạc bằng đá ráp, cao 40cm, tạc
một hình người nửa dưới là chim, chân và cánh thể hiện rất rõ, chân có móng, đuôi
nhiều lông cao vút. Hình tượng người rất thực. Trên đầu tượng, tóc tết thành hình
cầu, vắt ngang trán là một vành khăn rủ xuống ngang vai. Trên hai cánh chim là
những đường cong khắc chìm vòng quanh vành ngoài, bên trong có những đường
xoáy trôn ốc được cách điệu theo hình hoa lá chạm nổi. Thu hút nhất ở tượng là bộ
mặt. Đây là bột mặt trầm tư, đôi mày thanh tú và dài, cặp mắt hơi xếch, đuôi mắt
dài hơn, quặp xuống, làm môi khép lại thoáng như có nụ cười. Mũi dọc thẳng, cao.
Bộ tóc phía trên đầu được thắt bằng một dải điểm hoa, tạo thành búi trên đỉnh đầu.
Đây là những mô típ trang trí của thế kỷ XI–XII.. Toàn bộ pho tượng thần thoại
này được thể hiện khá công phu, độc đáo, kì dị nhưng rất thoải mái. Đó là một tác
phẩm thể hiện sự giao thoa văn hoá giữa nền kiến trúc điêu khắc cổ Đông Sơn và
kiến trúc, nghệ thuật Chămpa.
16


4.3. Pho tượng Di Lặc bằng đồng
Chùa Đọi Sơn trước đây có nhiều pho tượng Phật nhưng do chiến tranh và
thời gian phá huỷ nhiều nên đến nay không còn lại là bao nhiêu. Hiện nay chùa còn
một pho tượng Di Lặc bằng đồng. Đây là pho tượng đồng nặng 1 tấn, được đúc vào
năm 1864. Toàn bộ pho tượng được đặt vào thế ngồi thoải mái, chân phải chống
lên, chân trái xếp vào lòng. áo mặc nhưng chỉ xỏ hai cánh tay, để hở cả ngực và
bụng, bụng căng tròn, ngực nở, vai đầy đặn. Bộ mặt được diễn tả thành công thể
hiện sự no đủ, vui tươi. Tai dài, dầy. Các khối thịt ở cằm, má được chú ý khắc hoạ.
Pho tượng được tạo với tư thế ngồi, đầu hơi ngửa ra sau, chiều ngang được mở
rộng ra hai bên, số đo chiều ngang lớn hơn số đo chiều cao. Tượng Di Lặc là biểu

tượng cho một tương lai tươi sáng. Thành công của pho tượng này là thể hiện được
một cách sinh động ý đồ tư tưởng qua hình tượng nghệ thuật. Đó cũng là một nét
đặc trưng của Phật giáo Việt Nam là tôn giáo nhập thế và có sự dung điệu với tín
ngưỡng dân gian bản địa.
Ngoài ra, khu phía tây chùa còn có khu vườn tháp gồm hơn 200 ngôi mộ của
các vị sư tổ, tăng ni đã viên tịch tại đây. Có lẽ đây là quần thể kiến trúc ít bị phá
huỷ nhất trong chiến tranh và còn giữ nguyên được kiến trúc xây dựng qua các
triều đại đặc biệt là kiến trúc mộ tháp dưới triều Nguyễn. Tất cả mọi ngôi mộ đều
quay về hướng Tây-nơi Tây Phương cực lạc và cũng là nơi các nhà tu hành gửi
linh hồn mình sau khi siêu thoát cuộc đời trần tục. Đây là nơi đáng để tham quan
khi du khách đã về đến chùa Đọi.

Tiểu kết
Trên đây là những nét tổng quan nhất về di tích chùa Đọi. Đó là một ngôi
chùa cổ, rộng lớn, có vị thế rất đẹp và linh thiêng. Nó được xây dựng và tu bổ qua
17


nhiều thời đại lịch sử nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính và hoang sơ. Nơi đây
đặc biệt thờ những vị vua, tướng và những người có công với đất nước cũng như
việc xây dựng chùa, qua đó thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp uống nước nhớ
nguồn của những người dân nơi đây nói riêng và toàn dân tộc việc Nam nói riêng.
Chùa Đọi không chỉ là một trung tâm sinh hoạt tôn giáo tâm linh của nhân dân
vùng này mà còn là một ngôi chùa cổ lưu giữ rất nhiều di vật cổ quý giá lại toạ lạc
trong một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đến với chùa Đọi, chúng ta không chỉ
để lễ Phật cầu may mà còn được chiêm ngưỡng những di vật có giá trị văn hóa,
lịch sử vô cùng to lớn của ông cha ta để lại, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên
nơi cửa Phật và tìm lại những giây phút bình yên, thanh thản trong cuộc sống mà
hiếm nơi nào có được.


CHƯƠNG 2: LỄ HỘI CHÙA LONG ĐỌI SƠN
1. Chuẩn bị lễ hội

18


Từ lâu chùa và lễ hội chùa Long Đọi Sơn không chỉ là lễ hội của nhân dân
trong vùng mà nó đã vượt khỏi không gian đó và trở thành một lễ hội lớn của đất
nước. Với vai trò, vị trí và quy mô của ngôi chùa và lễ hội truyền thống nơi đây,
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VH-TT tỉnh Hà Nam, phòng Văn hóa-Thể thao
huyện Duy Tiên đã kết hợp với UBND xã Đọi Sơn và nhân dân trong vùng chuẩn
bị tổ chức lễ hội chùa Đọi một cách cẩn thận và chu đáo với quy mô phù hợp với vị
thế của nó. Đó không chỉ đơn thuần là lòng thành kính của nhân dân dâng lên thần
linh cầu mong được sự che chở trong cuộc sống mà còn là nơi thể hiện “bộ mặt”
của người dân nơi đây trước đông đảo nhân dân khắp nơi về đây lễ phật, thể hiện
sự chu đáo và lòng mến khách của người Đọi Sơn.
Để lễ hội diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp, thể hiện bản sắc văn hóa của
con người nơi đây, các cấp chính quyền, các ban, ngành cùng nhân dân trong vùng
đã xây dựng kế hoạch và chương trình lễ hội từ 2-3 ngày trước đó. Phòng Văn hóaThể thao huyện Duy Tiên kết hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy đề ra kế hoạch tổ
chức lễ hội và xã Đọi Sơn là nơi triển khai kế hoạch đó. UBND xà đã cùng nhà
chùa (trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Thanh Vũ) có lời mời tới các đội rồng,
đội trống, đội sư tử, đội bát âm, đội kiệu, đội dâng hương, đội tế nam quan và nữ
quan của 6 thôn Đọi trong xã cùng nhân dân tổ chức buổi rước từ sân ủy ban xã lên
chùa làm lễ dâng hương khai hội diễn ra vào sáng 19-3 âm lịch tại sân Tam Bảo.
Gần đến ngày hội không khí ở Đọi Sơn bỗng bận rộn tấp nập hẳn lên. Tại
UBND xã các đồng chí cán bộ xã đang hòan thành nốt công tác chuẩn bị mọi mặt
cho lễ hội như: công tác an ninh trật tự, treo băng dôn, khẩu hiệu chào mừng trên
những ngả đường du khách thập phương về dự lễ hội; quy hoạch những khu dịch
vụ phục vụ người dân về dự lễ hội sao cho đáp ứng được nhu cầu mà không làm
ảnh hưởng đến không gian linh thiêng của lễ hội; chuẩn bị nơi đón khách các cấp

cùng tín đồ và khách thập phương về dự. Còn tại sân đình làng của các thôn các
19


thôn các đội rồng, đội trống, đội tế…tổ chức những buổi luyện tập vào chiếu tối
nội dung của lễ dâng hương làm sao cho bài bản và đẹp nhất đẻ khi vào lễ hội họ
không còn bỡ ngỡ và thể hiện một màn lễ hội hoàn hảo trước thần linh, trước quan
khách và khách thập phương về dự lễ hội.
Còn ở trên núi cao - nơi mà ngày thường rất thanh tĩnh cũng có phần tấp nập.
Các nhà sư, các chú tiểu, bà vãi ai nấy mỗi người một việc chuẩn bị hoàn tất công
việc cho lễ hội và đón khách thập phương về đây lễ phật vì lúc này đã có nhiều tín
đồ nơi xa về lễ phật trước hội ài ngày. Những ngày cận hội, nhà chùa nhờ các già ở
các thôn Đoi và các con hương đệ tử đến giúp nhà chùa chuẩn bị lễ vật dâng lên
Đức Phật, dọn dẹp, cơm nước, chỗ ăn nghỉ cho các đoàn khách nơi xa về với lễ hội
chùa.
Sự chuẩn bị chu đáo của nhân dân và các cấp chính quyền cùng nhà chùa đã
thể hiện vai trò to lớn của lễ hội này đối với người dân nơi đây và đó cũng là một
yếu tố quan trọng làm nên thành công của lễ hội.
2. Diễn biến lễ hội chùa Long Đọi Sơn
2.1 Phần lễ
Lễ hội chùa Đọi diễn ra từ ngày 19-3 đến hết ngày 21-3 âm lịch. Tuy nhiên
ngay từ ngày rằm tháng 3 khách lễ thập phương và nhân dân trong vùng đã đến dây
lễ Phật rất đông cầu mong đức Phật và các bậc thánh thần phù hộ độ trì cho bản
thân, gia đình và bè bạn.
Ngay từ sáng sớm tinh mơ ngày 19-3, từ các nẻo đường dòng người tấp nập
về chùa Đọi để dâng hương lễ Phật và tham gia vào lễ khai mạc hội chùa. Đứng
trên núi cao nơi có ngôi chùa Long Đọi nhìn xuống ta thấy được cảnh dòng người
tấp nập trên 9 con đuờng từ 4 hướng đổ về chùa Đọi. Không khí lễ hội linh thiêng

20



nhưng lại rất thân mật và hoà đồng giữa những con người làm cho họ thân thiện và
gần nhau hơn mặc dù có thể họ là những người xa lạ.
Đúng 8h sáng 19-3 lễ dâng hương bắt đầu tiến hành xuất phát từ sân UBND
xã Đọi Sơn. Đội hình dâng hương cũng đã vào vị trí để bắt đầu buổi dâng hương
lên chùa lễ Phật. Đi đầu đoàn dâng hương là hai con mèo (do hai người đàn ông
đóng giả) lăng xăng đi dẹp đường cho đoàn dâng hương lên núi. Tiếp theo là đội cờ
gồm 8 chiếc cờ thần do 8 thiếu nữ xinh đẹp khoẻ mạnh đi hàng hai rước lên chùa.
Sau đó là đội trống của thôn Đọi Tam gồm 5 người trong đó hai người khiêng chiếc
trống to, một người đánh và 2 người khác gõ hai chiếc trống con để cổ động cho
thêm phần sôi động. Theo sau đội trống là hai đội múa sư tử vừa đi vừa trình diễn
những điệu múa đẹp mắt nhưng uy nghi thể hiện tài hoa cũng như tinh thần thượng
võ vủa nhân dân nơi đây. Đặc biệt là chàng trai đảm nhận vị trí múa đầu sư tử
không chỉ phải là những chàng trai khoẻ mạnh mà con phải là những người khéo
léo mới thể hiện hết sự oai hùng của chúa sơn lâm.
Bám sát đội múa sư tử là đội múa rồng. Một con rồng dài khoảng 30m uốn
lượn từ từ tiến lên núi. Múa rồng rất phổ biến ở nước ta, tín ngưỡng này còn được
thể hiện rất rõ trong hình tượng rồng chạm khắc trên thân bia và 4 con rồng đội
tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh. Rồng ở nơi đây hình thù đặc trưng giống những
con rắn và theo quan niệm dân gian đó là con vật chúa tể của sông nước.Thờ rồng
tại chùa và múa rồng tại lễ hội chùa Đọi thể hiện rõ văn hoá tín ngưỡng cổ truyền
của người dân nơi đây nói riêng và cư dân nông nghiệp nói chung cầu mong mưa
thuận gió hoà để phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cầu mong vị thuỷ thần
này phù hộ và không làm ra nhưng trận lũ lụt tàn phá vùng trũng này. Vừa đi đội
rồng vừa múa cổ động những điệu múa đẹp mắt theo nhịp trống phách và thanh la
rộn rã trên con đường lên chùa.

21



Theo sau đội rồng là đội bát âm. Đội này sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc
hoà tấu lên những âm thanh vui nhộn, tao nhã trong lễ hội truyền thống. Tiếp đó là
đội bát bửu được rước bởi 8 cô gái thanh tân. Bát bửu là 8 đồ vật quý mang tính
chất tượng trưng thể hiện khát vọng của nhân dân, được sử dụng trong lễ rước làm
tăng thêm vẻ uy nghi.
Tiếp đến là vị trí của chiếc kiệu trên đó thờ ảnh Chủ tịch kính yêu của chúng
ta. Kiệu này do 4 người khiêng nhưng do địa hình lên chùa khá xa và dốc nên luôn
thường trực thêm một đội 4 người nữa thay thế trên đường rước. Sau đó là 2 mâm
lễ do xã chuẩn bị sẵn từ trước đại diện cho nhân dân và chính quyền xã Đọi Sơn
tiến dâng Đức Phật do hai cô gái trẻ đẹp, có học thức đặc biệt là phải chưa có
chồng mặc trang phục áo dài trắng đội lên chùa để làm lễ dâng hương tới cửa Phật.
Đây là lễ hội chùa nên lễ vật dâng lên Đức Phật cũng đơn giản chủ yếu là các lễ vật
chay như hoa quả, hương đăng, bánh kẹo, xôi oản.
Sau đó là các đoàn đại biểu là khách mời của xã và nhà chùa từ tỉnh uỷ,
huyện uỷ và một số các sở ban ngành cùng với các cán bộ xã thay mặt chính quyền
dâng hương lễ Phật trong ngày lễ hội thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
đến hoạt động lễ hội như một “địa chỉ” lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống
của vùng. Đi sau là đội tế của 6 thôn trong xã đi thành hàng hai mỗi đội tế có hai
người múa sênh tiền tạo nên những âm thanh réo rắt, các đội dâng hương của
khách thập phương cùng nhân dân cũng nhập đoàn rước. Họ đi vừa để cổ vũ lễ hội
vừa để tham gia đoàn dâng hương lên Đức Phật từ bi mong được phù hộ cho cuộc
sống luôn gặp nhiều may mắn.
Đoàn dâng hương nối tiếp thành hàng dài mấy trăm mét chầm chậm tiến lên
đỉnh núi nơi có ngôi chùa Long Đọi. Từ bên núi Rồng quan sát đội hình dâng
hương đủ màu sắc như một con rồng khổng lồ đang từ từ đội trái núi có ngôi chùa
thiêng bay lên. Cảnh tượng đó như tái hiện lại cảnh gần 1000 năm về trước khi vua
22



Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long qua địa phận tổng Đọi Sơn xưa được
nhân dân nơi đây chào mừng cổ động bằng màn múa rồng, múa trống khi nhà vua
đi qua. Hình ảnh đó không chỉ thể hiện không khí đông vui của lễ hội, sự trù phú
nơi đây mà còn thể sự thanh bình của đất nước. Dọc đường lên chùa các loại cờ tế,
cờ thần và quốc kỳ được cắm xen kẽ tạo màu sắc đặc trưng của không gian lễ hội.
Dòng người dâng hương lên chùa tưởng như không dứt vì người về với lễ hội ngày
một đông.
Đến khoảng 9 giờ đoàn dâng hương tập trung tại sân Tam Bảo trước cửa
chùa. Tại đó nhà chùa đã chuẩn bị sẵn hương án để làm lễ dâng hương và đặt lễ vật
trong lễ khai hội này. Khi đội hình dâng hương đã ổn định tại sân Tam Bảo, nhà sư
trụ trì ngôi chùa cùng tăng ni, phật tử trong chùa và các ngôi chùa xung quanh với
trang phục của nhà tu hành, tay lần tràng hạt miệng đọc kinh có một chú tiểu thỉnh
chuông đi trước từ phía nhà thờ Tổ đi lên cùng đoàn dâng hương và nhân dân tiến
hành khai mạc lễ hội chùa Long Đọi Sơn.
Mở đầu buổi khai mạc lễ hội chùa Long Đọi Sơn, ban tổ chức lễ hội làm lễ
chào cờ. Đây là một yếu tố mới được đưa vào trong buổi lễ dâng hương thể hiện sự
kết hợp giữ yếu tố văn hoá truyền thống và hiện đại trong lễ hội ngày nay. Sự trang
nghiêm của lễ chào cờ lại càng làm cho lễ hội tăng thêm phần linh thiêng. Sau đó
ban tổ chức giới thiệu các đoàn đại biểu tham gia lễ dâng hương và đọc giấy phép
mở lễ hội. Tiếp theo, vị chủ tịch UBND xã Đọi Sơn đồng thời cũng là trưởng ban
tổ chức lễ hội thay mặt cho chính quyền địa phương xã lên đọc diễn văn khai mạc
lễ hội chùa Long Đọi Sơn. Bài diễn văn đã giới thiệu một cách chung nhất về
phong cảnh, lịch sử của ngôi chùa cũng như hoạt động lễ hội truyền thống nơi đây.
Sau đó, vị trưởng ban tổ chức đọc lời khai mạc lễ hội chùa Long Đọi Sơn. Ba hồi
chín tiếng trống hội vang lên. Đồng thời lúc đó bên trong ngôi chùa cũng vang lên
những hồi chuông điểm xen kẽ với tiếng trống hội. Đây chính là âm thanh lễ hội
23


như lời báo cáo cung kính đối với Đức Phật và các bậc thánh thần cũng là một lời

tuyên bố với nhân dân và du khách thập phương lễ hội đã bắt đầu. Đó như một lời
mời lớn tới mọi người về đây lễ Phật trong không khí lễ hội mùa xuân.
Tiếp theo là phát biểu ý kiến của các vị đại diện cơ quan các cấp. Sự quan
tâm của các cấp chính quyền đến lễ hội chùa Long Đọi Sơn thật đáng quý đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay. Nó vừa thể hiện chính sách khuyến khích phục hồi lễ hội
văn hoá truyền thống vừa thể hiện sự quản lí trực tiếp của Đảng và Nhà nước nhằm
kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống và hiện đại trong lễ hội để phục vụ sự
nghiệp phát triển chung của vùng tránh sự lai căng và phản văn hoá trong hoạt
động lễ hội cổ truyền.
Một nghi thức không thể thiếu được là việc nhà chùa thỉnh kinh làm lễ. Vị
sư trụ trì chùa Long Đọi cùng các đệ tử của mình dâng lên đức Phật 3 nén nhang
thơm và đọc bài kinh lễ với nội dung thành tâm cầu khấn đức Phật hãy phù hộ độ
trì và cứu nhân độ thế cho chúng giới trong cuộc đời trần tục.Tiếng đọc kinh đều
đều, thỉnh thoảng vang lên tiếng mõ như một âm thanh quen thuộc của làng quê
Bắc Bộ mỗi buổi sớm mai hay lúc chiều về. Công việc thỉnh kinh của nhà chùa kéo
dài khoảng 30 phút. Lúc này hai mâm lễ của đoàn dâng hương được đặt lên trên
hương án. Một vị chủ tế đại diện cho tất cả mọi người trong đoàn thắp 3 nén hương
để dâng lễ vật lên Đức Phật với tất cả tấm lòng tôn kính và cầu xin các bậc thánh
thần phù hộ độ trì cho cuộc sống của nhân dân nơi đây gặp nhiều thuận lợi và may
mắn.
Sau đó đoàn dâng hương vào chùa đặt lễ và thỉnh kinh trước toà Tam Bảo
nơi thờ các vị Phật, Pháp, Tăng trong ngôi chùa chính. Sau đó theo dọc hành lang
thờ thập bát vị La Hán để vào hậu cung tiến hành dâng lễ tại ban Đức Chúa, ban
Hoàng Hâu, các ban Quan Âm và Địa Tạng…. Sau đó đoàn dâng hương theo cửa
hậu đi xuống đặt lễ dâng hương tại nhà tổ nơi thờ 10 đời sư tổ đã tu hành đắc đạo
24


nơi đây và là những nhà sư đã khôi phục và xây dụng ngôi chùa bề thế này trong
lịch sử tạo nên một danh lam thắng cảnh đẹp mang đậm nét văn hoá truyền thống,

trong đó có vị sư tổ Thích Chiếu Thường mà ngày mất của ông cũng là ngày mở lễ
hội. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh cũng là một địa điểm của hành trình dâng hương.
Chùa là nơi tu hành, là nơi thờ Phật nhưng đặc điểm chung của ngôi chùa và Phật
giáo Việt Nam là có sự dung hoà của 3 tôn giáo Nho-Phật-Đạo với những tín
ngưỡng của cư dân bản địa tạo nên một bức tranh tôn giáo tín ngưỡng nơi đây
phong phú nhưng không hề phức tạp. Sự dung hoà tôn giáo nơi đây không mang
nội dung thể hiện người dân nơi đây quá tin tưởng và tôn sùng các bậc thần thánh
hay tôn giáo tín ngưỡng của họ quá phức tạp mà nó thể hiện khát vọng của người
dân nơi đây muốn sống trong hoà bình để xây dựng quê hương đất nước và được
phù hộ để thực hiện mong muốn đó. Đồng thời nó cũng phản ánh văn hoá tâm linh
truyền thống của cư dân đồng bằng sông Hồng đặc biệt là cư dân nơi đây.
Sau lễ dâng hương đội múa rồng, lân, sư tử quay múa mấy vòng quanh sân
Tam Bảo như thay lời chào cung kính Đức Phật. Đoàn dâng hương tiến vào thượng
điện làm nghi lễ cuối cùng. Mỗi người vái đức Phật 3 vái. Sau đó họ xuống núi về
trụ sở UBND xã Đọi Sơn. Lúc này các cửa chùa, phủ mẫu mở rộng của cho nhân
dân và khách thập phương về đây lễ Phật, lễ Thánh.
Ngày 20,21-3, ngôi chùa mở rộng cửa đón tiếp mọi người gần xa về đây lễ
Phật và những du khách tham quan vãng cảnh chùa.Trong những ngày này tại các
đền thờ Thánh xung quanh núi Đọi và tại đền thờ Mẫu trên núi, các con nhang đệ
tử, đồng cô, đồng cậu khắp nơi đổ về đây tổ chức hầu bóng đặc biệt là ở phủ Mẫu.
Những buổi hầu được tổ chức từ sáng sớm đến tận đêm khuya.
2.2 Phần hội
Ở nước ta thì lễ và hội là hai hoạt động không thể tách rời, hai hoạt động
được tổ chức đồng thời và gắn kết với nhau trong một không gian, thời gian nhất
25


×