Tải bản đầy đủ (.pdf) (908 trang)

những ông trùm tài chính liaquat ahamed

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 908 trang )


LIAQUAT AHAMED

NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH
Phương Lan – Kim Ngọc dịch
Bản quyền tiếng Việt © Công ty Sách Alpha
NHÀ XUẤT BẢN THÉ GIỚI
Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách.
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả,
người dịch và Nhà Xuất Bản


Lời tựa
Những ông trùm tài chính – Nguồn gốc của các cuộc đại
khủng hoảng?
Cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 là sự kiện kinh tế nổi bật
nhất của thế kỷ XX. Nó gần như là một trong những nguyên
nhân dẫn tới cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tạo điều kiện cho
chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức. Cuộc Đại Suy thoái cũng
khuyến khích định hình một hệ thống phúc lợi xã hội mới ở M ỹ
để đối phó với đói nghèo tràn lan. Ở khắp nơi, cuộc Đại khủng
hoảng đã khiến người dân mất niềm tin vào chủ nghĩa tư bản phi
điều tiết.
Có rất nhiều phân tích về nguyên nhân của cuộc Đại khủng hoảng
nhưng hầu hết đều cho rằng cuộc Đại khủng hoảng 1929 là kết
quả của rất nhiều biến cố vượt ngoài tầm kiểm soát của các cá
nhân cũng như chính phủ. Tuy nhiên, Liaquat Ahamed, nhà quản
lý đầu tư chuyên nghiệp tại Ngân hàng Thế giới ở Washington
D.C. đồng thời là giám đốc điều hành của hãng quản lý đầu tư cá


nhân Fischer Francis Trees and Watts lại cho rằng quyền lực tập
trung trong tay một số chủ ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra
cuộc Đại khủng hoảng 1929. John M aynard Keynes, nhà kinh tế


học thần tượng, đã viết trong một luận văn nhan đề “Cuộc Đại
suy thoái năm 1930” (The Great Slump of 1930), xuất bản vào
tháng M ười hai năm đó rằng: thế giới vẫn đang sống trong “bóng
tối của một trong các thảm họa kinh tế lớn nhất của lịch sử hiện
đại.”
Tác phẩm mới nhất của Liaquat Ahamed Lords of Finance mà
chúng tôi lấy tiêu đề là Những ông trùm tài chính đưa ra một cái
nhìn mới về bản chất của cuộc khủng khoảng toàn cầu và còn là
lời nhắc nhở chúng ta về những tác động to lớn tiềm ẩn từ các
quyết định của một số ít chủ ngân hàng, sai lầm của họ, và về
những hậu quả khủng khiếp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân
loại.
Các ông trùm tài chính tạo nên nhan đề cuốn sách này là bốn ông
chủ ngân hàng trung ương chi phối thời kỳ sau chiến tranh:
Benjamin Strong của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ tại New
York; M ontagu Norman, lãnh đạo lâu đời của Ngân hàng nước
Anh; Émile M oreau của Ngân hàng nước Pháp; và Hjalmar
Schacht, lãnh đạo Ngân hàng Quốc gia Đức. Vào những năm
1920, bốn nhân vật này mang trong mình đầy những bí ẩn và
danh tiếng; đôi khi họ được mô tả như là “câu lạc bộ độc quyền
nhất của thế giới.”


Cuộc khủng hoảng vừa qua năm 2008-2009 được so sánh với
cuộc Đại suy thoái 1929-1933 với nhiều điểm tương đồng nhưng

cũng có vài sự khác biệt. Cuộc khủng hoảng hiện tại năm 20082009 càng làm cho người ta quan tâm nhiều hơn tới cuộc Đại suy
thoái trong quá khứ. Cuộc Đại suy thoái tạo ra sự tàn phá đặc
biệt nghiêm trọng. Như Liaquat Ahamed viết: “Trong suốt 3 năm
khủng hoảng đó, GDP thực tế trong những nền kinh tế lớn đã
giảm 25%, một phần tư nam giới trong độ tuổi lao động mất việc
làm… Suy thoái kinh tế đã tạo ra sự khốn khó chưa từng thấy ở
khắp nơi trên thế giới, từ những thảo nguyên bao la ở Canada tới
những thành phố đông đúc, chật chội ở Châu Á.”
Ahamed cho rằng có hai nguyên nhân chính tạo ra cuộc Đại suy
thoái. Thứ nhất là việc tái phục hồi một cách thiếu định hướng
chế độ bản vị vàng vào những năm 1920. Thứ hai là những món
nợ chính phủ khổng lồ, bao gồm cả những món bồi thường chiến
phí của Đức, hệ quả của Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.
Không giống như bất cứ một sự biến động kinh tế nào đang diễn
ra ngày nay, cuộc đại khủng hoảng và cột mốc 1929 vẫn được xem
là bước ngoặt lớn của biến động tài chính thế giới. M ột câu
chuyện kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn với những sự kiện rất ít người
biết đến, nhưng câu chuyện hậu trường của nền tài chính thế giới
– Những ông trùm tài chính là một lời nhắc nhở hiệu nghiệm về


những tác động to lớn của những quyết định của các chủ ngân
hàng, về sự sai lầm của họ, và về những hậu quả khủng khiếp có
thể xảy ra ảnh hưởng đến cả nhân loại.
Những ông trùm tài chính của Ahamed được viết dựa trên những
công trình nghiên cứu của các kinh tế gia danh tiếng như M ilton
Friedman, Anna Schwartz, Charles Kindleberger, Barry
Eichengreen và Peter Temin. Nhưng Ahamed khác biệt ở chỗ ông
chỉ ra những con người, những cá nhân cụ thể và những lực lượng
chính trị đã gây ra cuộc khủng hoảng.

Không giống như hầu hết các tác phẩm viết về nguyên nhân của
cuộc đại khủng hoảng 1929, “Những ông trùm tài chính được
đông đảo độc giả đón nhận bởi tình tiết lịch sử hiện thực nhưng
vẫn đậm tính văn học” như lời Niall Ferguson viết. Không những
thế, Những ông trùm tài chính còn kể lại câu chuyện mang tính bi
kịch của 4 ông trùm tài chính, những người không thể nhìn xa hơn
khuôn khổ thông thường của thời kỳ đó. Cuốn sách là một bức
tranh lịch sử đầy cuốn hút, đẹp đẽ…
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả một tác phẩm đồ sộ và chi
tiết về bối cảnh tài chính thế giới. Thời gian đã khác đi nhiều
nhưng bản chất của nền tài chính có lẽ vẫn không thay đổi.


Hà Nội tháng 8/2010
NGUYỄN CẢNH BÌNH
CEO Alpha Books


M ontagu Norman trên tàu Duchess of York, ngày 15/8/1931

Giới thiệu

Ngày 15/08/1931, một thông cáo báo chí được đăng tải: “Thống
đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc bị ốm nhẹ do phải gánh


chịu nhiều áp lực nặng nề trong những tháng vừa qua. Theo lời
khuyên của bác sĩ, ông đã tạm gác lại công việc và đi nghỉ ở nước
ngoài để thay đổi không khí.” Vị thống đốc đó là M ontagu Collet
Norman, D.S.O – không như mọi người vẫn lầm tưởng, ông đã

nhiều lần từ chối vinh hạnh được phong tước. Dẫu vậy, ông vẫn
tự hào được mang mấy chữ D.S.O sau tên mình – Distinguished
Service Order – Huân chương Công trạng Xuất sắc, huân chương
cao quý thứ nhì của quân đội trao thưởng cho một quân nhân vì
lòng dũng cảm vượt bậc.
Norman vốn chán ghét báo giới và nổi tiếng vì những gì ông sẵn
sàng làm để thoát khỏi con mắt tọc mạch của các phóng viên – đi
du lịch bằng tên giả; nhảy xe lửa; thậm chí trong một lần, ông còn
trèo qua thành một chiếc tàu biển trên thang dây giữa lúc sóng to
gió lớn. Tuy nhiên, trong dịp này, khi chuẩn bị lên con tàu
Duchess of York để tới Canada, ông đã bày tỏ một thái độ cởi mở
đến không ngờ. Với năng lực nói năng tuyệt khéo được trời phú
cho những con người thuộc tầng lớp của ông và những người sinh
ra ở nước Anh, ông tuyên bố với các phóng viên đang vây kín
trên cảng rằng, “Tôi cảm thấy cần nghỉ ngơi chút ít bởi thời gian
qua tôi đã gặp nhiều chuyện căng thẳng. Do sức khỏe vẫn chưa
được hồi phục hoàn toàn nên tôi nghĩ một chuyến du lịch trên
con tàu xinh đẹp này sẽ tốt cho mình.”


Thể trạng tinh thần mong manh của ông đã không còn là một bí
mật trong giới tài chính suốt một thời gian khá dài. Chỉ một số ít
dân ngoại đạo biết được sự thật bên trong – rằng trong hai tuần
qua, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã lên đến đỉnh điểm
và hệ thống ngân hàng châu Âu đứng trên bờ vực sụp đổ, vị thống
đốc này đã bị suy nhược thần kinh trầm trọng do phải hứng chịu
vô vàn áp lực nặng nề. Thông cáo báo chí của Ngân hàng Anh
quốc, được đăng tải ở khắp các tờ báo từ San Francisco cho tới
Thượng Hải, đã gây nên cú sốc lớn đối với nhà đầu tư trên toàn
thế giới.

Bao nhiêu năm đã trôi đi kể từ ngày những sự kiện trên diễn ra,
giờ đây thật khó để có thể hình dung nổi quyền lực và danh tiếng
của M ontagu Norman lớn lao đến mức nào vào giai đoạn giữa hai
cuộc chiến tranh, cái tên của ông ngày nay chỉ còn vọng lại rất ít
tiếng vang. Nhưng vào thời đó, ông được coi là vị thống đốc ngân
hàng Trung ương có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất thế giới, nói
như tờ New York Times, là “vị chúa tể của [một] đế chế vô hình.”
Đối với Jean M onet, ông trùm của Liên minh châu Âu, Ngân hàng
Trung ương Anh quốc khi ấy là “thành trì của những thành trì” và
“M ontagu Norman là người cai trị thành trì đó. Ông là người đáng
được kính nể.”
Trong suốt thập kỷ vừa qua, Norman và các thống đốc đứng đầu


ba ngân hàng Trung ương lớn khác đã là một phần của thứ được
báo chí phong là “câu lạc bộ độc nhất vô nhị trên thế giới.”
Norman, Benjamin Strong thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang
New York (New York Feral Reserve Bank), Hjalmar Schacht
thuộc Ngân hàng Trung ương Đức (Reichsbank), và Émile
M oreau thuộc Ngân hàng Trung ương Pháp (Banque de France)
đã hợp thành bộ tứ thống đốc ngân hàng Trung ương đảm nhận sứ
mệnh tái thiết guồng máy tài chính thế giới sau Chiến tranh Thế
giới thứ Nhất.
Song đến giữa năm 1931, chỉ còn Norman là thành viên duy nhất
của bộ tứ trụ lại. Strong đã mất năm 1928 ở tuổi 55, M oreau nghỉ
hưu năm 1930, và Schacht từ chức năm 1930 do xung đột với bộ
máy chính phủ và quay sang ve vuốt Adolf Hitler và đảng Đức
Quốc xã. Do vậy trọng trách lãnh đạo thế giới tài chính đã được
đặt trọn lên vai người đàn ông Anh quốc tính tình màu mè nhưng
bí ẩn này, con người có nụ cười “tinh nghịch,” phong thái hư hư

thực thực đầy chất kịch, với bộ râu của Van Dyke , và trang phục
kín đáo: chiếc mũ rộng vành, tấm áo choàng dài, và chiếc kim cài
cà vạt bằng ngọc lục bảo lấp lánh.
Đối với vị thống đốc ngân hàng quyền lực nhất thế giới thì việc bị
suy nhược thần kinh trong khi nền kinh tế toàn cầu đang phải trải
qua năm thứ hai của một cuộc suy thoái chưa từng có tiền lệ


trước đó quả là một điều bất hạnh thật sự. Nền sản xuất ở hầu hết
các quốc gia đều đã sụp đổ - ở hai quốc gia bị thiệt hại nặng nề
nhất, M ỹ và Đức, quy mô sản xuất đã thu hẹp tới 40%. Các nhà
máy trên khắp thế giới công nghiệp - từ những xưởng lắp ráp ô tô
tại Detroit cho đến những xưởng thép ở Ruhr, từ những xưởng
dệt lụa ở Lyons cho đến những xưởng đóng tàu ở Tyneside - đều
đóng cửa, nếu không thì cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Đứng
trước mức cầu sụt giảm, các doanh nghiệp đã phải cắt giảm giá
thành sản phẩm tới 25% tính từ thời điểm kinh tế bắt đầu suy
thoái.
Những đội quân thất nghiệp vất vưởng khắp hang cùng ngõ hẻm ở
các thị trấn và thành phố của các nước công nghiệp. Tại M ỹ, nền
kinh tế lớn nhất thế giới, khoảng 8 triệu đàn ông và phụ nữ, tương
đương với 15% lực lượng lao động, đã mất việc làm. 2,5 triệu
người ở Anh và 5 triệu người ở Đức, hai nền kinh tế lớn thứ nhì
và thứ ba thế giới, cũng đành đứng vào hàng ngũ những người thất
nghiệp. Trong số bốn đầu tàu kinh tế lớn, chỉ có Pháp là có vẻ
được bảo vệ phần nào khỏi sự tàn phá từ cơn bão đang hoành
hành khắp thế giới, song đến giờ, ngay cả nền kinh tế này cũng đã
bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm.
Những tốp thanh niên và đàn ông thất nghiệp không có việc gì để
làm ngày ngày vật vờ ở khắp các góc phố, trong công viên, quán



bar và tiệm cà phê. Ngày càng có nhiều người rơi vào cảnh ăn
không ngồi rồi, do đó chẳng còn đủ tiền để trang trải cho một chỗ
ở dù khiêm tốn nhất, kết quả là những khu ổ chuột tồi tàn được
xây cất cẩu thả từ kiện đóng hàng, sắt vụn, thùng đựng dầu nhờn,
vải nhựa, và thậm chí cả vỏ xe hơi mọc lên nhan nhản ở các thành
phố như New York và Chicago – ngay giữa công viên Trung tâm
cũng có hẳn một khu trại như thế. Các khu nhà tạm tương tự cũng
rải rác khắp ngoại ô Berlin, Hamburg, và Dresden. Ở M ỹ, hàng
triệu người lang thang đã rời bỏ bầu không khí ảm đạm của nghèo
đói đang bủa vây các thành phố để lên đường hòng tìm kiếm việc
làm.
Thất nghiệp dẫn đến bạo lực và nổi loạn. Ở M ỹ, những cuộc
cướp bóc lương thực, thực phẩm xảy ra như cơm bữa ở
Arkansas, Oklahoma, và khắp các bang ở miền Trung và Tây
Nam. Ở Anh, công nhân mỏ tổ chức biểu tình, rồi đến công nhân
xưởng bông và các thợ dệt. Berlin gần như rơi vào tình trạng nội
chiến. Trong suốt các cuộc bầu cử vào tháng Chín 1930, đảng
Đức Quốc xã, lợi dụng sự sợ hãi và chán nản cùng cực của dân
thất nghiệp và chiêu bài buộc tội tất cả những lực lượng khác – từ
quân Đồng minh đến những người cộng sản và dân Do Thái – vì
đã gây ra bao đau khổ cho nước Đức, đã giành được gần 6,5 triệu
phiếu bầu, nhờ đó tăng số ghế của đảng này trong Quốc hội Đức


từ 12 lên 107 ghế và đưa nó thành đảng phái lớn thứ hai góp mặt
tại Quốc hội sau đảng Dân chủ Xã hội. Trong khi đó trên các
đường phố, các nhóm người theo đảng Đức Quốc xã và các nhóm
người cộng sản đụng độ, xô xát với nhau hàng ngày. Còn ở Bồ

Đào Nha, Brazil, Argentina, Peru và Tây Ban Nha, đảo chính là
tình trạng phổ biến.
M ối đe dọa kinh tế lớn nhất hiện nay đến từ hệ thống ngân hàng
đang sụp đổ. Tháng Chín năm 1930, Bank of United States (dù
mang tên như vậy song đây là một ngân hàng tư nhân không có vị
thế chính thức nào) sụp đổ, trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn
nhất trong lịch sử nước M ỹ, làm đóng băng khoảng 200 triệu đôla trong các tài khoản tiền gửi. Tháng Năm năm 1931, ngân hàng
lớn nhất nước Áo, Creditanstalt, ngạc nhiên thay, chính là sở hữu
của gia tộc Rothschild, với giá trị tài sản lên tới 250 triệu đô-la,
cũng đành đóng cửa. Ngày 20 tháng Sáu, tổng thống Herbert
Hoover công bố lệnh tạm hoãn trả tất cả các khoản nợ và khoản
bồi thường chiến phí phát sinh từ cuộc chiến tranh vừa qua trong
vòng một năm. Vào tháng Bảy, Danatbank, ngân hàng lớn thứ ba
ở Đức, gục ngã, gây hoảng loạn trên toàn bộ hệ thống ngân hàng
Đức và khiến dòng vốn ào ạt rời bỏ đất nước này. Thủ tướng
Đức, Heinrich Bruning, bèn ra tuyên bố về ngày các ngân hàng
đóng cửa, trong đó giới hạn số tiền mỗi công dân Đức có thể rút


khỏi tài khoản ngân hàng của mình, và tạm ngừng thanh toán các
khoản nợ nước ngoài ngắn hạn. Chỉ cuối tháng đó, khủng hoảng đã
lan đến tận London, chủ nợ cực lớn của Đức; giờ đây, London
bàng hoàng nhận ra rằng việc thu nợ lúc này đã trở thành bất khả
thi. Đột nhiên phải đối mặt với một cảnh huống chưa từng lường
được trước đó rằng nước Anh sẽ không còn khả năng hoàn thành
nghĩa vụ của mình, các nhà đầu tư trên khắp thế giới bắt đầu đổ
xô đi rút vốn khỏi London. Ngân hàng Trung ương Anh quốc
buộc phải vay tới 650 triệu đô-la từ các ngân hàng ở Pháp và
M ỹ, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Pháp và Ngân hàng Dự
trữ Liên bang New York, để tránh làm cạn kiệt kho dự trữ vàng

của mình.
Khi dòng người thất nghiệp ngày càng dài thêm, các nhà băng
đóng cửa, giá các nông trại liên tục tụt dốc, và các nhà máy bị bỏ
hoang, người ta bắt đầu bàn tán về ngày tận thế. Ngày 22 tháng
Sáu, nhà kinh tế học danh tiếng John M aynard Keynes đã phát
biểu trước các khán giả Chicago rằng, “Ngày hôm nay chúng ta
đang sống giữa thảm họa khủng khiếp nhất của thế giới hiện đại –
thảm họa khủng khiếp nhất hoàn toàn bắt nguồn từ các nguyên
nhân kinh tế. Có người đã nói với tôi rằng ở M oscow người ta
xem đây như là cuộc khủng hoảng đỉnh điểm cuối cùng của chủ
nghĩa tư bản, và rằng trật tự xã hội hiện thời của chúng ta sẽ


không thể tồn tại qua giai đoạn này.” Nhà sử học Arnold
Toynbee, người có kiến thức sâu sắc về sự thịnh suy của các nền
văn minh, đã viết trong bài bình luận thường niên về các sự kiện
trong năm cho Học viện Hoàng gia về sự vụ quốc tế như sau,
“Vào năm 1931, đàn ông và phụ nữ trên khắp thế giới đã suy
ngẫm nghiêm túc và bàn luận thẳng thắn rằng hệ thống xã hội
phương Tây có thể sẽ sụp đổ và ngừng hoạt động.”
Suốt mùa hè năm ấy, một lá thư được M ontagu Norman viết từ
vài tháng trước đó để gửi đến vị đồng nghiệp của ông tại Ngân
hàng Trung ương Pháp là Clément M oret, đã được đăng tải trên
mặt báo. “Trừ phi có sự can thiệp của những biện pháp cứu nguy
quyết liệt, bằng không hệ thống tư bản trên khắp thế giới văn
minh sẽ đổ vỡ chỉ trong một năm,” Norman tuyên bố, thêm chất
giọng cay độc ông “ưu ái” dành riêng cho người Pháp, “Tôi mong
rằng lời tiên đoán này sẽ được lưu lại để phục vụ công tác khảo
cứu trong tương lai.” Người ta còn đồn đại rằng trước ngày lên
đường sang Canada nghỉ dưỡng, ông đã đề xuất việc in sổ lương

thực trong trường hợp đất nước phải quay về với nền kinh tế
hàng đổi hàng do tác động từ sự sụp đổ tiền tệ trên khắp châu
Âu.
Trong những thời điểm khủng hoảng, các thống đốc ngân hàng
Trung ương đều tin rằng việc làm khôn ngoan hơn cả là tuân theo


lời răn mà các bà mẹ vẫn khuyên bảo con cái mình suốt bao thế
kỷ qua: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.”
Cách làm này giúp tránh được tình thế tiến thoái lưỡng nan xảy ra
như cơm bữa với các viên chức ngành tài chính đang phải ứng
phó với trạng thái hoảng sợ - họ có thể đưa ra những tuyên bố
chính thức thành thật hết mức và rồi châm ngòi cho bạo động,
nhiễu loạn, hoặc có thể cố gắng xoa dịu công chúng, song phương
pháp này lại thường phải viện đến những lời dối trá trắng trợn.
Vậy nên khi một người đứng ở vị trí của Norman lại sẵn lòng nói
trắng ra về nguy cơ sụp đổ của nền văn minh phương Tây, thì đó
là một sự đánh động quá ư rõ ràng và ầm ĩ, rằng đứng trước “cơn
bão kinh tế,” các nhà lãnh đạo của giới tiền tệ đã cạn kiệt ý tưởng
và đang sẵn sàng thừa nhận thất bại.
Norman không chỉ là vị thống đốc ngân hàng lỗi lạc nhất thế giới,
ông còn được giới tài chính và chức sắc thuộc mọi đảng phái, hội
nhóm chính trị tôn thờ như một nhân vật cực kỳ cá tính và sắc
sảo. Chẳng hạn, bên trong thành trì của liên minh tài phiệt House
of M organ, không có lời khuyên hoặc ý kiến của ai lại được trân
trọng hơn – hội viên cao cấp của hãng này, Thomas Lamont, sau
này đã xưng tụng ông là “người thông thái nhất mà ông ta từng
gặp.” Ở bên kia chiến tuyến chính trị, Bộ trưởng Tài chính Anh,
Philip Snowden, một nhân vật ủng hộ phe Xã hội bằng tất cả tấm



lòng nhiệt thành vẫn thường xuyên dự báo về sự sụp đổ của chủ
nghĩa tư bản, cũng vồn vã viết rằng Norman “dường như vừa
bước ra từ bức chân dung vẽ một viên cận thần đẹp trai nhất từng
mê hoặc cả triều đình của Nữ hoàng,” rằng “sự cảm thông ông
dành cho những nỗi đau mà đất nước phải hứng chịu thật trìu
mến, khác nào tình mẹ với con thơ,” và rằng ông “có thừa lòng tự
tin giúp khơi gợi niềm hứng khởi, vượt xa mọi thước đo thông
thường.”
Norman đã gây dựng được danh tiếng là một người có đầu óc sáng
suốt trên cả lĩnh vực kinh tế và tài chính nhờ sự đúng đắn rất mực
trong quan điểm của mình về nhiều vấn đề. Kể từ ngày chiến
tranh kết thúc, ông đã luôn là người kịch liệt phản đối việc đo
đếm chi li từng khoản bồi thường chiến tranh mà nước Đức phải
trả. Trong suốt những năm 1920, ông còn liên tục báo động rằng
thế giới đang thiếu hụt nguồn dự trữ vàng. Và từ những ngày đầu
tiên, ông cũng đã bày tỏ lo ngại về hiểm hoạ từ bong bóng thị
trường chứng khoán ở M ỹ.
Song vẫn có một vài tiếng nói đơn lẻ khăng khăng cho rằng chính
ông và các chính sách mà ông theo đuổi, nhất là niềm tin cứng
nhắc của ông về những lợi ích của chế độ bản vị vàng, là nguyên
nhân dẫn đến thảm họa kinh tế đang tàn phá phương Tây. M ột
trong số những con người kể trên là John M aynard Keynes. M ột


người khác nữa là Winston Churchill. Chỉ một vài ngày trước khi
Norman lên đường sang Canada trong kỳ nghỉ bất đắc dĩ,
Churchill, người đã mất gần hết số tiền tiết kiệm trong vụ sụp đổ
Phố Wall hai năm về trước, đã viết thư từ Biarritz gửi cho người
bạn đồng thời là cựu thư ký của mình, Eddie M arsh, như sau,

“Tất cả những người tôi gặp dường như đều lờ mờ cảm thấy có
điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra trên thị trường tài chính... Nếu
điều này trở thành sự thật, tôi hy vọng chúng ta sẽ treo cổ gã
M ontagu Norman lên ngay tức khắc. Chắc chắn tôi sẽ tố cáo y
chính là kẻ đồng loã với mình.”
SỰ SỤP ĐỔ của nền kinh tế thế giới kéo dài từ năm 1929 đến
năm 1931 - ngày nay chỉ được gọi bằng cái tên ngắn gọn Cuộc Đại
suy thoái - là sự kiện kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong thế
kỷ XX. Không có đất nước nào thoát khỏi nanh vuốt của nó;
trong suốt hơn mười năm ròng, tình trạng bất ổn mà nó gây ra từ
những ngày khởi đầu đã bao trùm khắp thế giới, hủy hoại mọi
phương diện của đời sống vật chất và xã hội và phá nát tương lai
của cả một thế hệ. Cũng chính từ nó mà sinh ra cảnh hỗn loạn ở
châu Âu trong suốt “thập kỷ tha hoá suy tàn” thuộc những năm
1930, dẫn đến sự lên ngôi của Hitler và chủ nghĩa phát xít Đức,
và kết cục bằng bi kịch toàn cầu chìm vào Chiến tranh Thế giới
thứ Hai, một cuộc chiến tranh thậm chí còn đẫm máu hơn cả


Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.
Câu chuyện về quá trình tụt dốc từ sự phát triển bùng nổ vào
những năm 20 của thế kỷ cho tới cuộc Đại suy thoái có thể được
kể theo muôn vàn phương thức khác nhau. Trong khuôn khổ
cuốn sách này, tôi đã chọn cách nhìn từ vị thế những người nắm
trọng trách vận hành bốn ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới:
Ngân hàng Trung ương Anh quốc, Hệ thống Dự trữ Liên bang,
Ngân hàng Trung ương Đức, và Ngân hàng Trung ương Pháp.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất kết thúc vào năm 1918, một
trong số những đối tượng bị tổn hại nặng nề nhất do hậu quả của
cuộc chiến chính là hệ thống tài chính thế giới. Trong suốt nửa

cuối thế kỷ XIX, một guồng máy tài chính quốc tế tinh vi, đầu
não đặt tại Thành phố London, đã được xây dựng trên nền tảng
chế độ bản vị vàng và đem theo nó là sự tăng trưởng rõ rệt của
thương mại và của cải trên toàn cầu. Ở thời điểm năm 1919, cỗ
máy đó chỉ còn nằm đắp chiếu. Cả Anh, Pháp, và Đức đều tiến
gần sát đến bờ vực phá sản, nền kinh tế của các nước này phải
oằn mình gánh những khoản nợ khổng lồ, dân chúng rơi vào cảnh
nghèo đói cùng cực do giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá. Sau
chiến tranh, chỉ có nước M ỹ trỗi dậy với sức mạnh kinh tế ngày
càng dồi dào hơn.


Thời ấy các chính phủ đều tin rằng tốt hơn hết là giao các vấn đề
tài chính cho các thống đốc ngân hàng Trung ương giải quyết; do
vậy sứ mệnh khôi phục nền tài chính thế giới đã rơi vào tay của
bốn ngân hàng Trung ương thuộc bốn đất nước với tiềm lực khả dĩ
nhất: Anh, Pháp, Đức và M ỹ.
Cuốn sách này sẽ lần lại những nỗ lực của các thống đốc ngân
hàng Trung ương kể trên nhằm tái thiết hệ thống tài chính thế giới
sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó mô tả làm thế nào mà chỉ
trong một giai đoạn ngắn ngủi giữa thập kỷ 1920, cố gắng của họ
đã tỏ ra có kết quả: tiền tệ thế giới đã được bình ổn, dòng vốn bắt
đầu luân chuyển tự do khắp toàn cầu, và tăng trưởng kinh tế hồi
phục trở lại. Nhưng ẩn bên dưới cái vỏ ngoài thịnh vượng của các
thành phố giàu có, những vết rạn nứt bắt đầu xuất hiện trong chế
độ bản vị vàng, thứ được mọi người tin tưởng sẽ là chiếc ô che
chở cho trạng thái ổn định hóa ra chỉ là một manh áo bó chật ních.
Những chương cuối cùng của cuốn sách sẽ mô tả những nỗ lực
gắng gượng điên cuồng và vô ích sau chót của các thống đốc ngân
hàng Trung ương khi họ vật lộn để kéo nền kinh tế thế giới khỏi

trượt sâu vào vòng xoáy sụt giảm của cuộc Đại suy thoái.
Những năm 1920 là thời đại mà các thống đốc ngân hàng Trung
ương được đặt vào tay quyền lực khổng lồ và uy tín to lớn, rất
giống ngày nay. Đặc biệt là bốn nhân vật thống trị hoàn toàn câu


chuyện này: tại Ngân hàng Trung ương Anh quốc là một
M ontagu Norman bí ẩn và dễ bị kích động; tại Ngân hàng Trung
ương Pháp là một Émile M oreau, đầu óc sặc mùi bài ngoại và hoài
nghi; tại Ngân hàng Trung ương Đức là một Hjalmar Schacht cứng
nhắc và kiêu ngạo song hết sức thông thái và khôn ngoan; và cuối
cùng, tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, một Benjamin
Strong với chiếc mặt nạ của nhiệt huyết và nghị lực nhằm che giấu
một con người bị tổn thương sâu sắc và đang phải gánh những
gánh nặng quá sức.
Bốn nhân vật kể trên đã đứng ở trung tâm các sự kiện trong phần
lớn thời gian của thập kỷ đó. Cuộc đời và sự nghiệp của họ mang
lại một ô cửa sổ độc nhất vô nhị để người ta có thể soi vào giai
đoạn này của lịch sử kinh tế, giúp hội tụ thời kỳ lịch sử phức tạp
của những năm 1920 – toàn bộ câu chuyện đau thương và cay
đắng về nền hòa bình bị sụp đổ, về những món nợ và khoản bồi
thường chiến tranh, về siêu lạm phát, về những quãng thời gian
khốn khó ở châu Âu và sự phồn vinh ở M ỹ, về quá trình phát
triển bùng nổ nối tiếp đó bằng một đợt vỡ bung – xuống một quy
mô nhỏ hơn, ở một tầm nhân văn, gần gũi hơn.
M ỗi người trong số đó lại rọi ánh sáng soi tỏ tinh thần dân tộc ở
thời mình sống theo một cách riêng. M ontagu Norman, với niềm
tin tưởng đậm chất hiệp sĩ viển vông ông dành cho trực giác bất



toàn của mình, khắc họa một nước Anh vẫn còn chìm đắm trong
thời quá vãng xa xưa, chưa thể tự điều chỉnh để thích ứng với một
vị thế mới, thấp kém hơn, trên trường quốc tế. Émile M oreau,
bằng đầu óc hẹp hòi và thù dai, phản ánh chính xác một nước
Pháp chỉ biết thu mình lại. Benjamin Strong, người đàn ông hành
động, đại diện cho một thế hệ mới ở nước M ỹ, chủ động dự phần
vào việc mang tất cả sức mạnh tài chính của đất nước ra hòng
gánh vác công việc chung của thế giới. Chỉ có Hjalmar Schacht,
với tính tình ngạo mạn, tỏ ra lệch tông so với một nước Đức thất
trận yếu đuối mà ông là người đại diện, song có lẽ ông cũng chỉ
đơn thuần bộc lộ một sự thật được giấu kín về tâm trạng thực của
đất nước này đang ẩn sâu bên trong mà thôi.
Còn có gì đó thật chua xót trong sự đối nghịch giữa quyền lực mà
bốn người đàn ông này đã từng thâu tóm và thực tế rằng họ đã
gần như biến mất hoàn toàn khỏi những trang sử. M ột thời được
báo chí xưng tụng như “Câu lạc bộ độc nhất vô nhị trên thế giới,”
bốn cái tên đã từng vang dội đến thế, bị vùi lấp dưới đống gạch
vụn của thời gian, giờ đã không còn chút ý nghĩa nào đối với mọi
người.
Thập kỷ 1920 là quãng thời gian của sự chuyển đổi. Tấm màn hạ
xuống báo hiệu một thời đại đã khép lại và một thời đại mới đã
mở ra. Các ngân hàng Trung ương vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân,


mục tiêu chủ chốt của họ là bảo toàn giá trị tiền tệ và dập tắt
những cuộc hoảng loạn liên quan đến hệ thống ngân hàng. Họ mới
chỉ bắt đầu nghiêng theo ý niệm rằng chính họ là lực lượng nắm
giữ trọng trách bình ổn nền kinh tế.
Trong suốt thế kỷ XIX, các thống đốc của Ngân hàng Trung ương
Anh quốc và Ngân hàng Trung ương Pháp là những nhân vật

đứng trong bóng tối, nổi danh trong giới tài chính song lại gần như
vô hình trong con mắt người đời. Trái lại, vào thập kỷ 1920, cũng
khá giống thời nay, thống đốc các ngân hàng Trung ương trở thành
tâm điểm chú ý của công luận. Những lời đồn đại về các quyết
sách và cuộc họp kín của họ đăng nhan nhản trên các tờ nhật báo
trong khi họ phải đối mặt với vô vàn sự vụ và vấn đề kinh tế khá
giống với những gì mà những người kế tục họ đang phải giải quyết
ngày nay: biến động trên các thị trường chứng khoán, đồng tiền
bất ổn, và các dòng vốn ồ ạt chảy từ một trung tâm tài chính này
sang một trung tâm tài chính khác.
Tuy nhiên, họ phải làm việc theo những kiểu cách lạc hậu, với sự
trợ giúp của những công cụ còn rất thô sơ và các nguồn tin mà
mình có sẵn. Các số liệu thống kê kinh tế mới chỉ bước đầu được
thu thập. Các thống đốc liên lạc với nhau qua thư từ – vào cái
thời mà một lá thư phải mất đến một tuần để đi từ New York
sang London – hoặc, trong những tình huống đặc biệt khẩn cấp, là


điện tín. Chỉ đến những giai đoạn cuối của tấn bi kịch, họ mới bắt
đầu được liên lạc qua điện thoại, song cũng gặp không ít khó
khăn.
Nhịp độ cuộc sống thời đó cũng rất khác. Chưa có ai bay từ
thành phố này qua thành phố khác. Đó là thời hoàng kim của giao
thông đường biển, một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương đi mất
năm ngày, và người ta đi du lịch mang theo cả đầy tớ, cũng như
một bộ cánh dành riêng cho các buổi tiệc tối là yêu cầu bắt buộc
trước khi tham dự bữa ăn. Đó là thời đại mà Benjamin Strong,
người đứng đầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, có thể
biến sang châu Âu trong suốt bốn tháng ròng mà chẳng khiến mấy
người phải nhíu mày – ông sẽ vượt Đại Tây Dương vào tháng

Năm, rồi dành cả mùa hè đi lại giữa thủ đô các nước châu Âu để
hội kiến với các đồng nghiệp của mình, thỉnh thoảng lại dừng chân
ở các khu nghỉ dưỡng hay suối nước khoáng xinh đẹp để xả hơi,
và cuối cùng đến tháng Chín thì quay về New York.
Họ sống trong lòng một thế giới vừa mang tính quốc tế lại vừa
đậm chất địa phương chủ nghĩa đến kỳ quặc. Đó là một xã hội mà
ở đó, những khuôn mẫu chủng tộc và quốc gia được thừa nhận
như những thực tế thay vì bị coi là định kiến, một thế giới trong
đó Jack M organ, con trai của ngài Pierpont M organ oai hùng, có
thể từ chối dự phần vào một khoản vay dành cho nước Đức dựa


×