HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TĂNG CƯỜNG TĂNG CƯỜNG
HIỂU BIẾT VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐẤT NƯỚC CHO SINH
VIÊN HÀ NỘI PHỐI HỢP THỰC HIỆN VỚI BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Việt Nga
1
LỜI MỞ ĐẦU
“ Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
( Tố Hữu)
Dân tộc Việt Nam trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, từ những thuở
hồng hoang của lịch sử loài người, cha Lạc Long Quân và mẹ Âu cơ đã “năm
mươi xuống biển, năm mươi lên non” khai sinh lập quốc. Và từ đó bao đời,
đất nước Việt Nam chúng ta đã được hình thành, phát triển với “ rừng vàng
biển bạc” như ngày nay.
Yếu tố vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, đặc biệt là nguồn tài nguyên biển, đảo
vô cùng phong phú, là điều kiện không thể tốt hơn để giúp chúng ta khai thác
các tiềm năng về ngư nghiệp thương nghiệp, giao thông hàng hải... Những
điều kiện đó, chính là đòn bẩy giúp kinh tế phát triển, đưa Việt Nam vươn tầm
khu vực và thế giới.
Hơn 3260km đường bờ biển trải dài suốt chiều dài của Tổ Quốc, hơn 4000
hòn đảo, 4 ngư trường và 2 quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa, đã cho thấy
mức độ phong phú và tài nguyên biển đảo của nước ta như thế nào. Khai thác
để phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo tốt công tác an ninh quốc phòng , giữ
vững toàn vẹn lãnh thổ, đang là mối quan tâm và là chính sách ưu tiên hàng
đầu của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phức tạp của các mối quan hệ quốc
tế,xu thế toàn cầu hóa, đa phương hóa, xu thế chạy đua phát triển kinh tế thì
vấn đề biển đảo lại đang là vấn đề nổi cộm và gây nhiều bất đồng giữa các
nước .Tranh chấp chấp lãnh hải, tranh chấp chủ quyền biển đảo để giành lấy
nguồn tài nguyên, vị thế ảnh hưởng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, và
2
chuyển biến theo nhiều chiều hướng tiêu cực. Chính vì thế, tăng cường công
tác truyền thông về hiểu biết chủ quyền biển đảo của đất nước, đặc biệt là
đối với giới trẻ là rất cần thiết, và cấp bách hơn bao giờ hết.
Thực tế cho thấy để làm tốt công tác truyền thông về chủ quyền biển đảo là
điều hoàn toàn không dễ dàng và sẽ bắt gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta
nhận ra việc tăng cường truyền thông là điều hoàn toàn cần thiết. Cụ thể ở đây
là việc nâng cao hiểu biết và nhận thức biển đảo, qua các cuộc thi và hội thảo.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, kế hoạch truyền thông chi tiết này sẽ hướng
đến đối tượng là sinh viên các trường đại học đang học tập và sinh sống trên
địa bàn thành phố Hà Nội
( Ảnh 1: quần đảo Trường Sa Việt Nam)
Phần II: XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG
1.Đối tượng trực tiếp
Đối tượng hướng tới là toàn bộ học sinh sinh viên tại các trường đại học
đang sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội, có độ tuổi từ 18 đến
22
Phân tích đối tượng
A, Chỉ số nhân khẩu xã hội học
•
Độ tuổi từ 18-22 là độ tuổi có chính chắn, trưởng thành, khả năng tiếp
thu kiến thức tốt, có chính kiến riêng, nhiệt tình năng động
•
Sinh viên là những người có nhận thức và ý thức được bản thân, ham
học hỏi tìm hiểu, và muốn khám phá
•
Nơi sinh sống : Thành Phố Hà Nội, đây là nơi tập trung dân cư đông
đúc, trình độ dân trí cao, đời sống cao, phát triển, dễ tiếp thu với các phương
tiện truyền thông kỹ thuật, dễ nắm bắt được các tin tức các sự kiện. Sinh viên
3
luôn là người đi đầu về rất nhiều xu hướng, trào lưu, hay những phong trào
mới
B, Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi trước khi thực hiện kế hoạch
truyền thông
Thực trạng nhận thức : Đa số các sinh viên đã có những hiểu biết nhất định
những thông tin về biển đảo Việt Nam. Tuy nhiên, những hiểu biết này còn
khá mập mờ, chưa sâu sát, và đôi khi có phần sai lệch, cho nên ít sinh viên
nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mặt
khác đối với sinh viên không chuyên ngành thì việc tiếp cận tới những vấn đề
xã hội khác là không nhiều. Vì thực tế, những vấn đề này, kiến thức trong nhà
trường truyền tải còn ít, hoặc chưa đầy đủ
Nhu cầu: Sinh viên rất muốn biết thực tế, rất muốn tìm hiểu những vấn đề
này, bởi đa phần họ là những người có hiểu biết, là những người gánh vác vận
mệnh đất nước sau này
Hành vi: Là những người yêu nước, được giáo dục từ lịch sử, từ truyền
thống của cha ông ngàn xưa để lại, biết đấu tranh, có lòng tự tôn dân tộc khi
chủ quyền lãnh thổ của dân tộc bị xâm hại
Thói quen, sở thích tiếp cận, sử dụng các phương tiện truyền thông
•
Internet: Là hình thức tiếp cận chủ yếu, phổ biến và rộng rãi,tiếp cận
bất kỳ thời gian nào trong ngày, quan tâm nhiều đến các trang mạng xã hội
như Facebook, Yahoo, các tạp chí phục vụ giới trẻ, các diễn đàn của trường
học, của các câu lạc bộ nhiều người tham gia, các trang phục vụ học tập.)
•
Truyền hình: Tiếp cận ít, (chủ yếu là các khung giờ 12h-1h, 19h-22h)
•
Các ấn phẩm báo in của giới trẻ,các ấn phẩm các tạp chí các thông tin
về biển đảo, các tờ báo chính thống
2.Đối tượng gián tiếp.
•
Lãnh đạo, nhà nước phụ trách mảng thông tin về biển đảo
4
•
Phụ huynh, bạn bè sinh viên.
•
Người đứng đầu các tổ chức sinh viên,
•
Thành đoàn Hà Nội
•
Nhân viên, giảng viên các trường Đại học, Học Viên.
5
Phần III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
Trên cơ sở phân tích nội lực và ngoại lực, cơ quan chủ thể thực hiện kế
hoạch truyền thông, trong đó có hai kế hoạch lớn bao gồm kế hoạch tổ chức
cuộc thi thông qua website và hội thảo về chủ quyền biển đảo cho sinh viên
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chúng ta cần vạch ra những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội cũng như thách thức, để có bước đi phù hợp, đúng định hướng và
mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
1.Đặc điểm về nội lực
1.1 Điểm mạnh
Bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải chủ quyền biên giới lãnh thổ, hải đảo luôn được xác
định là công tác trọng tâm, là chính sách và nội dung quan trọng hàng đầu của
Đảng và Nhà nước ta. Đây được xem là sự kế tục những giá trị mà cha ông ta
ngày xưa đã góp xương máu, công sức xây dựng Tổ Quốc, thể hiện sự tự tôn
dân tộc và tinh thần dân tộc Việt. Bên cạnh đó, Bảo vệ biên giới chủ quyền
cũng là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước để giáo dục các thế hệ trẻ tiếp
bước truyền thống cha ông
•
Luật Biển Việt Nam, được Quốc Hội thông qua và ban hành vào ngày
21 tháng 06 năm 2012. Trước đó đã có những văn bản, những nghị định, quy
định liên quan đến vấn đề Biển và Đảo. Tuy nhiên khi luật Biển Việt Nam
được ban hành, đây được xem là bước đi mới, đúng đắn, thể hiện sự quan tâm
của Đảng và Nhà Nước
•
Những căn cứ lịch sử, những cơ sở pháp lý mà hiện nay chúng ta đang
có trong tay. Điều đó ngày càng khẳng định thêm chủ quyền đối với vấn đề
Biển Đảo của đất nước ta. Đặc biệt đối với hai quần đảo đang nằm trong diện
tranh chấp với các nước khác là Hoàng Sa và Trường Sa
6
•
Về mặt pháp lý quốc tế : Ta có Công ước quốc tế về luật Biển năm 1982
được ký kết với hơn 16 quốc gia quy định những vấn đề Biển, đảo và sử dụng
nguồn tài nguyên Biển. Đây là hiệp ước chung, tiến bộ, thể hiện sự công tâm,
công bằng, chính xác và trách nhiệm của thế giới đối với các vấn đề biển đỏa.
Chúng ta hoàn toàn dựa vào cơ sở pháp lý này để khẳng định chủ quyền của
chúng ta
•
Đối với các nước trong khu vực châu Á, và khu vực Đông Nam Á,
chúng ta có Tuyên Bố ứng xử của các bên về Biển Đông được các
nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Phnom
Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là
văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan
đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEANTrung Quốc về vấn đề Biển Đông
•
Các phương tiện truyền thông hiện có:
•
Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt
Nam
•
Triển khai, cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng Internet
của VTC.
•
Các kênh truyền hình về đối ngoại như VTV4
•
Các kênh báo mạng như: Tạp chí quê hương điện tử, Vietnamnet,
VnExpress, Dân trí,...
•
Nguồn tài chính sẵn có và có thể huy động:
•
Ngân sách Nhà Nước
•
Thực hiện “xã hội hóa” nguồn ngân sách từ các doanh nghiệp, cá nhân
trong và ngoài nước.
•
Các quỹ hỗ trợ, các chính sách hỗ trợ về biển đảo, quỹ hỗ trợ cho ngư
dân Biển về thiết bị đánh bắt cá, dầu, đèn, phương tiện đánh bắt…
7
•
Chất lượng nguồn nhân lực và điều kiện làm việc:
•
Nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.
•
Phương tiện kỹ thuật làm việc đang trong từng bước hiện đại và đổi
mới, thuận lợi cho công việc
•
đánh Khả năng chỉ đạo, giám sát thường xuyên:Hàng năm tổ chức các
hội thảo tổng kết, giá.
•
Thành lập cơ quan, bộ phận giám sát kiểm tra từng hoạt động để điều
chỉnh, thúc đẩy kịp thời.
•
Xây dựng cơ chế phản hồi, tiếp nhận ý kiến đóng góp.
•
Công khai các bản tổng kết, đánh giá chiến dịch, dự án, hoạt động hàng
năm.
1.2Khó khăn
Công tác thông tin truyền thông về chủ quyền biển đảo cho sinh viên trên thực
tế còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế
•
Chưa có phương hướng và cách thức triển khai phù hợp.
•
Một số chương trình truyền thông còn mang tính chất tự phát
•
Một số sinh viên chưa được tiếp cận với các thông tin về chủ quyền
biển đảo
•
Khả năng quản lý giám sát của của công tác truyền thông là không hiệu
quả, và đạt kết quả thấp
•
Chưa khai thách hết được những điều kiện sẵn có của sinh viên để phục
vụ cho mục đích truyền thông như sự nhiệt tình, năng động, lòng yêu nước,
kiến thức…
•
Nguồn chi phí hạn hẹp, thiếu các chương trình quy mô, hay là các cuộc
thi các hội thảo tầm cỡ lớn
8
•
Chưa có một kênh thông tin riêng biệt về việc xây dựng những thông
tin, hoặc những vấn đề xoay quanh biển đảo, các chương trình về biển đảo. Để
cho sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận và nắm bắt những thông tin trực tiếp,
chính cống để dễ dàng am hiểu hơn.
•
Thực tế cho thấy, đối với những sinh viên không chuyên ngành thì viết
tiếp cận những kiến thức biển đảo, trong nhà trường là còn hạn chế, hiểu biết
ít
2. Đặc điểm về ngoại lực
2.1. Cơ hội
Chúng ta có nhiều nỗ lực để xây dựng công tác truyền thông cho sinh viên
hiểu biết về chủ quyền biển đảo
•
Công tác tăng cường tuyên truyền đối với chủ quyền biển đảo được
nhân rộng.Thông qua các kênh truyền thông sinh viên đại đa số nắm rõ được
thông tin và tình hình về biển đảo Việt Nam hiện nay
•
Đa số những chương trình truyền thông mang tính quốc gia này đều
nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà Nước, các cơ quan ban ngành
liên quan.
•
Đội ngũ những người làm công tác truyền thông này đa số là những
người nhiệt tình năng động, nắm bắt được yếu tố tâm lý của sinh viên
. Các phương tiện truyền thông đại chúng trong cộng đồng:
•
Mạng Internet với các nhiều trang báo mạng, mạng xã hội như blog,
facebook, twitter...
•
Các kênh truyền hình của đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt
Nam, Thông tấn xã Việt Nam
9
•
Các văn bản, các nghị định, các quy định pháp lý của các cơ quan liên
ngành…..
•
Các chương trình truyền thông, các cuộc thi, hội thảo, chương trình văn
nghệ về chủ quyền biển đảo
Thách thức
-
Bên cạnh những cơ hội, những thuận lợi thì vẫn còn rất nhiều những khó khăn
thách thức đối với công tác truyền truyền, tăng cường hiểu biết cho sinh viên
về chủ quyền biển đảo Việt Nam
-
Chưa có chương trình truyền thông nào cụ thể, quy mô và mang tầm cỡ lớn
cho sinh viên hiểu biết về chủ quyền biển đảo
-
Tác động của các thế lực phản động,thì địch nhằm đưa sinh viên đi đến những
suy nghĩ theo chiều hướng lệch lạc, sai với sự thật
-
Kinh phí hạn chế, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác truyền thông còn
thiếu, không được đảm bảo đầy đủ
-
Tác động của các nguồn tin xấu của dư luận, Tác động của các nước trong
vùng tranh chấp lãnh thổ, lãnh hãi
-
2.3. Các giải pháp cho thực trạng
Nội lực
Nội lực
Điểm mạnh
Điểm yếu
1. Mở rộng và nâng
1. Tập trung nguồn tài
Ngoại lực
cao quy mô cũng như tính chính, nguồn nhân lực và vật
chất của dự án, chương lực, các kênh truyền thông,
trình truyền thông
2.
các chương trình thành một
Có sự phối hợp thể thống nhất
10
Ngoại
Cơ
với các cơ quan ban ngành
2. Xây dựng một kênh
lực
hội
tạo ra một sức mạnh truyền thông riêng biệt về
truyền thông đạt hiệu quả chủ quyền biển đảo, dưới
cao hơn.
dạng
kênh
truyền
hình,
3. Tăng cường truyền website, tạp chí
thông, đưa thông tin ra
3. Tăng cường kiến
bên ngoài thu hút sự quan thức cho sinh viên không
tâm chú ý của đối tượng chuyên ngành về chủ quyền
tiếp cận. Đồng thời, tăng biển đảo
cường các cơ quan bảo về
quyền lợi chính đáng cho
chương trình
1. Đa dạng hóa các
1. Tập trung chính vào
chương trình truyền thông, những hoạt động lớn, các
tập
trung
vào
những hoạt động có mục đích chủ
Thách chương trình truyền thông động. Không nên quá tập
thức
quy mô lớn
2.
Phối
trung vào các hoạt động nhỏ
kết
hợp lẻ của chương trình.
chương trình với các cơ
2. Phát huy tối đa sức
quan nhà nước, có đại mạnh nội lực và ngoại lực
diện bảo trở
vào đúng từng mục tiêu,
nhiệm vụ cho phù hợp nhất.
11
Phần IV:XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
1.Mục tiêu chung
Vấn đề chủ quyền biển đảo không phải bất cứ ai cũng có những hiểu biết
xác đáng. Chương trình truyền thông này nhằm giúp sinh viên trên địa bàn
Hà Nội có những hiểu biết, cũng như có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này
góp phần vào việc giáo dục, định hướng phát triển tư duy của sinh viên trong
giai đoạn hiện nay
2.Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Giúp các sinh viên Hà Nội nhận thức đúng vấn đề chủ quyền biển
đảo của dân tộc mình thông qua đó sinh viên Hà Nội sẽ ý thức được giá trị,
tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam
Chỉ số đánh giá
•
Lượng sinh viên biết đến chiến dịch.
•
Những phản hồi và ý kiến về mục tiêu, thông điệp của sinh viên cũng như tầm
ảnh hưởng của chiến dịch sau khi chiến dịch được hoàn thành.
•
Số lượng sinh viên tham gia chiến dịch(điều tra xã hội học)
•
Nhận thức của sinh viên sau khi tham gia chiến dịch
-Mục tiêu 2: Nâng cao bản lĩnh, chính trị vững vàng cho sinh Viên
Hiện nay có rất nhiều luông thông tin phản động khác nhau, điều này làm cho
nhiều sinh viên có những luồng suy nghĩ không đúng về chủ quyền biển đảo
của nước ta, nhà nước ta. Chiến dịch này sẽ giúp cho sinh viên tiếp cận những
thông tin chính thống, vững vàng trước tư tưởng phản động của các thế lực
thù địch, chống đối, phá hoại nhà nước Việt Nam.
Chỉ số đánh giá
•
Thông qua những bảy tỏ ý kiến quan điểm trên các diễn đàn, webside của sinh
viên
12
•
Có những thay đổi rõ rệt về nhận thức và sự hiều biết về chủ quyền biển đảo
Việt Nam sau khi thông qua chiến dịch này
- Mục tiêu 3: Các cơ quan, tổ chức Nhà nước chịu trách nhiệm hoặc thuộc
trong lĩnh vực Biển đảo
Chỉ số đánh giá
*
Có những chính sách ưu đãi, quan tâm hơn tới các chiến sĩ hải đảo
*
Sự chia sẻ, ủng hộ tinh thần, vật chất từ các cơ quan, tổ chức tới hải đảo
*
Sự phản ứng ủng hộ(hay không ủng hộ từ Cơ quan lãnh đạo Trung
Ương , các bộ ban ngành liên quan cho chiến dịch này)
2. Lựa chọn mô hình truyền thông:
Mô hình thứ 1
13
OT: Kinh
phí
T
Ot : thời
gian
O
t
Sơ đồ: Mô hình truyền thông 3
3. Lí do chọn mô hình: Xác định đây là một chiến dịch truyền thông nhằm mang
cung cấp những thông tin cần thiết cũng như giúp cho sinh viên có những
nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề biển đảo này nên chiến dịch này chủ
trương sẽ có 1,2 hoạt động mang quy mô lớn nhằm thu hút sự quan tâm chú ý
của giới sinh viên với khoảng thời gian vừa tầm không quá dài nhưng cũng
không qua nhanh để chiến dịch đạt được hiệu quả tối đa . Trong chiến dịch
này, chúng ta sẽ chia ra làm những hoạt động theo từng giai đoạn phù hợp với
từng mục đích của chiến dịch truyền thông, từng bước một, không ồ ạt, tràn
lan theo đúng mục tiêu chiến lược của chiến dịch chúng ta đề ra.
14
Thời gian của chiến lược này sẽ tránh vào mùa nghỉ hè và mùa ôn thi bởi
lúc này đều là những thời gian không thích hợp cho sinh viên mà thích hợp
nhất sẽ là đầu của mỗi kì học của các sinh viên.
4. Thực hiện mô hình: Để phù hợp với mục đích trên, chiến dịch này sẽ được
chúng tôi xin chia ra làm 5 hoạt động chính, với những giai đoạn khác nhau sẽ
có những hoạt động tương ứng.
*
Giai đoạn 1: Ở thời điểm đầu tiên các hoạt động truyền thông sẽ là
những bước chuẩn bị cho các hoạt động chiến dịch tiếp theo.
*
Hoạt động 1: Xây dựng trang web cung cấp thông tin vấn đề biển đảo.
*
Hoạt động 2: Phát động chương trình hoạt động “ vấn đề biển đảo Việt
Nam tới từng trường đại học trên địa bàn Hà Nội
*
Giai đoạn 2: Sau những hoạt động mang tính chất nền chuẩn bị nền
tảng của giai đoạn 1 chúng ta đưa ra những hoạt động mạnh mẽ cho chiến
dịch nhằm gây những tiếng vang mạnh, thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ từ
sinh viên cùng các đối tượng chịu ảnh hưởng gián tiếp.
*
Hoạt động 3: Tổ chức hội thảo về biển đảo Việt nam kết hợp một số sự
chương trình nhằm quảng bá chiến dịch( cũng với hội thảo là chương trình
ngày hội sách, ấn phẩm liên quan tới biển đảo)
*
Hoạt động 4: Tổ chức chương trình chiếu phim tư liệu miễn phí về vấn
đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
*
Giai đoạn 3: Hoạt động 2 đã gây được sự chú ý lớn của sinh viên, gián
tiếp tới cộng đồng. Vì vậy sau khi tiếp nhận sinh viên cần có một thời gian
lắng xuống để tham gia các hoạt động mang tính chất tìm hiểu, nghiên cứu.
*
Hoạt động 5: Thành lập các câu lạc bộ trong các trường đại học để duy
trì các hoạt động tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, sáng tác các tác
phẩm lấy chủ đề về biển đảo Việt Nam
15
*
Giai đoạn 4: Với thời gian hoạt động của chiến dịch qua các giai đoạn
trước đã thu được một số kết quả đã đến lúc đẩy chương trình truyền thông
lên cao, lấy lại khí thế sôi nổi trước khi kết thúc chiến dịch:
*
Hoạt động 6: Tổ chức các hoạt động lấy trong các đoàn trường lấy biển
đảo làm chủ đề(tổ chức Ngày hội tìm hiểu về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt
Nam, )
*
Hoạt động 7: Khi chiến dịch lúc này đã đảm bảo các mục tiêu đề ra,
chúng ta sẽ dần kết thúc chương trình truyền thông để đánh giá nhìn nhận lại
những mặt tốt, mặt xấu, khuyết điểm bài học trong toàn bộ quá trình. Họp bàn
đánh giá tổng kết chiến dịch.
16
XÁC ĐỊNH NHỮNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU VÀ CHỈ
SỐ ĐÁNH GIÁ
Xác định hoạt động.
Hoạt động 1: Thu hút sự quan tâm của sinh viên trên địa bàn Hà Nội về
vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam
Thời gian: 15 ngày
1.1.Hoạt động 1: Lập một thông tin liên quan đến vấn đề chủ quyền biển
đảo Việt Nam
Tên website: www.chuquyenbiendaovn.com
Mục tiêu :
•
Website sẽ là để quảng bá cho chiến dịch, đồng thời là địa chỉ tìm hiểu
về các hoạt động nằm trong chiến dịch.
•
Là trang web cung cấp các tài liệu liên quan đến vấn đề chủ quyền biển
đảo Việt Nam
•
Là diễn đàn trao đổi, giao lưu các vấn đề liên quan đến việc tìm hiểu về
chủ quyền biển đảo Việt Nam giữa các thành viên trong diễn đàn.
•
Là địa chỉ tìm các thông tin liên quan đến việc tìm hiểu về chủ quyền
biển đảo Việt Nam.
Thời gian xây dựng:2tuần. Sau đó, trang web sẽ tiếp tục hoạt động trong
suốt quá trình diễn ra chiến dịch và cả thời gian sau đó.
Hoạt động xây dựng
•
Hội thảo xây dựng website
•
Lập website
Nội dung website:
-
Trang chủ : Những tin tức chính về những hoạt động của chiến dịch.
-
Thông tin về tổ chức thực hiện chương trình ( nhân sự, cơ quan lãnh đạo, mục
tiêu hoạt động…).
17
-
Thông tin về các sự kiện đã, đang và dự kiến được tổ chức trong chiến dịch.
-
Diễn đàn bàn luận về những vấn đề liên quan đến việc tìm hiểu về chủ quyền
biển đảo Việt Nam. .
-
Thông tin về các hoạt động liên quan đến hoạt động tìm hiểu về chủ quyền
biển đảo Việt Nam trên thế giới.
-
Câu chuyện tình cảm, đời sống thực của các chiến sĩ hải đảo..
-
Mục tìm hiểu về chủ quyền biển bảo Việt Nam : chia làm ba phần
-
Giới thiệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam: giới thiệu về biển và đảo thuộc
chủ quyền Việt Nam( kèm theo hình ảnh )
-
Giới thiệu về luật Biển của Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam.
-
Giới thiệu các chuyến thăm quan của các lãnh đạo và nhân dân đất liền với
nhân dân va chiến sỹ hải quân đang sinh sống và làm việc trên các đảo thuộc
chủ quyền Việt Nam
-
Ý kiến phản hồi của bạn đọc.
-
Đăng kí hội viên để tham gia diễn đàn.
-
Đường dẫn link đến các trang báo mạng uy tín của Việt Nam như
VietNamnet , Dan tri, Dangcongsan.vn (trang báo mạng của chính phủ Việt
Nam, web Thành Đoàn Hà Nội)
Chỉ số đánh giá
•
Lượng bạn đọc truy cập vào trang web
•
Lượng ý kiến được đưa ra bàn luận trong diễn đàn
•
Lượng ý kiến phản hồi về chiến dịch được đăng trên mục ý kiến phản
hồi của bạn đọc.
•
Lượng hội viên tham gia vào diễn đàn
Chú ý. Sau khi lập trang web xong, chúng tôi sẽ không mở họp báo về trang
web mà thông qua Thành đoàn gửi thông tin về trang web cho các sinh viên
18
và đưa tin thành lập web qua các kênh truyền thông: báo, truyền hình.. chính
thức công bố webside vào
1.2. Hoạt động 2: Phát động chương trình hoạt động “ chủ quyền
biển đảo Việt Nam” tới từng trường đại học trên địa bàn Hà Nội
Thời gian : Khoảng 2 tuần
-Hoạt động
•
Quảng bá chiến dịch thông qua poster, và các bàn tư vấn, ở nơi cộng
cộng như quảng trường, tàu điện ngầm, bến xe buýt, tại cổng các trường đại
học Học Viện..
•
Đưa tin lên các trang báo mạng sinh viên và các trang fanpage, forum,
diễn đàn có đông sinh viên tham gia( Báo Dân trí, Báo Sinh viên Việt Nam,
các trang mạng xã hội như Facebook, diễn đàn Sinh viên Hà nội)
•
Đưa tin lên website của chiến dịch.
•
Thông qua Đảng Đoàn đưa thông tin tới các đoàn trường và tới các chi
đoàn sinh viên. Khuyến khích các chi đoàn có những hoạt động có chủ đề liên
quan tới chủ quyền biển đảo Việt Nam.
•
Phạm vi:
+ Các trường đại học đã tham gia liên kết và hợp tác với chiến dịch.
+ Những khu vực có nhiều sinh viên sinh sống, ở đó chú trong vào những
nơi thường tập trung đông sinh viên như các bến xe bus, chợ sinh viên, các
nhà sách...)
Chỉ số đánh giá
•
Số lượng sinh viên biết đến chiến dịch .
•
Số hoạt động của các chi đoàn liên quan tới chủ đề Biển đảo.
•
Lượng truy cập các trang báo, thông tin điện tử liên quan đến chiến dịch
Biển đảo. Đặc biệt là web www.chuquyenbiendaovn.com
19
Hoạt động 2: *( quan trọng )Tổ chức hội thảo Về vấn đề chủ quyền biển
đảo Việt Nam.
Mục đích : Xây dựng hội thảo về tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
2.1. Hoạt động 3: Tổ chức hội thảo, đưa tin cho chiến dịch
Vì đây là Xác định các trường đại học, các tổ chức liên quan trực tiếp đến vấn
đề biển đảo, các cơ quan hải quan….
- Tổ chức hội thảo với thành phần tham dự gồm:
1. Lãnh đạo các cơ quan quân đội Hải quân nhân dân Việt Nam, các chiến sĩ
hải đảo
2. Lãnh đạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
3. Các phóng Viên của các báo ( Báo Sinh viên, Các trang báo mạng như
Dantri.vn, Vietnamnet.vn…)
4. Đại diện các sinh viên ưu tú hoặc có quan tâm đến vấn đề này trên địa bàn
Hà Nội
5 Các đơn vị tham gia bán sách cho sinh viên
-Địa điểm: Hội trường Học Viện Báo chí
- Nội dung hội thảo
Ngày 1 :
-
Khách mời : Toàn thể thành phần tham dự nêu trên.
•
Nội dung: Thông báo cụ thể về chương trình tìm hiểu về chủ quyền biển
đảo Việt Nam.
Ngày 2:
•
Khách mời: Lãnh đạo, chuyên gia các cơ quan liên quan đến vấn đề
biển đảo
20
Nội dung: + Thảo luận về tình hình tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt
•
Nam.
+ Lãnh đạo,chuyên gia đầu ngành nói chuyện, trao đổi, cung cấp
những thông tin cần thiết và chính xác cho sinh viên
Ngày 3:
•
Khách mời : Một số chiến sĩ hải quân
•
Nội dung: Các chiến sĩ sẽ nói chuyện giao lưu với sinh viên
-Các thông tin cần đưa:
+ Thông tin về các biển và đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
+ Thông tin chi tiết về chiến dịch kêu gọi sự quan tâm của sinh viên Hà Nội
đến về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam Trong đó nêu rõ: Thông điệp của
chiến dịch, Đối tượng chương trình hướng đến, thời gian thực hiện chiến dịch,
những hoạt động dự kiến và đã được tổ chức, các cơ quan hợp tác cùng thực
hiện chương trình.
+ Những đánh giá, kêu gọi hoặc cổ động cho chiến dịch.
-
Các chương trình kết hợp:
+Các gian hàng bán sách liên quan tới biển đảo Việt Nam
Chỉ số đánh giá
•
Mức độ hưởng ứng của lãnh đạo các trường đại học và các sinh viên
của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, nhất là ảnh hưởng và mức độ
quan tâm của các sinh viên.
•
Số lượng và mức độ nhiệt tình của các trường đại học trên địa bàn Hà
Nội
•
Số lượng và mức độ các trường đại học hợp tác với chiến dịch
•
Số ý kiến phản ánh và đóng góp đối với tình hình tìm hiểu về chủ
quyền biển đảo Việt Nam.
21
2.3 Hoạt động 4: Tổ chức chương trình chiếu phim, tư liệu miễn phí về chủ
quyền biển đảo Việt Nam cho sinh viên.
- Đối tượng tham gia : Các sinh viên trên địa bàn Hà Nội có quan tâm đến
vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Chương trình :
•Thời gian : 1 tháng
Nội dung:
•Xin được sự cho phép của các trường đại học( mượn sử dụng các hội trường
lớn của các trường đại học tổ chức chiếu phim)
•Tổ chức chiếu phim miễn phí vào thời gian đã lên kế hoạch( Tối thứ 2,5)
• Khách mời:
+ Lãnh đạo các trường đại học trên địa bàn hà Nội
+ Các sinh viên trong từng trường Đại Học, có thế dẫn bạn hoặc người thân.
•Chủ đề chương trình chiếu phim, tư liệu: Đây là những buổi chiếu phim, tư
liệu mang nội dung liên quan tới chủ quyền biển đảo, đời sống các chiến sĩ
trên đảo, những khó khăn gian nan mà các chiến sĩ hải đảo phải trải qua...
Được sự hỗ trợ bởi Bộ thông tin truyền thông.
Chỉ số đánh giá
•Số lượng khách mời đến tham gia buổi chiếu phim miễn phí.
•Số ý kiến đưa ra để đóng góp cải thiện chương trình chiếu phim tư liệu.
•Sự quan tâm của các sinh viên về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam sau
khi tham gia buổi chiếu phim
•Chú ý:Sau những buổi chiếu phim những người tổ chức chiến dịch phải bàn
luận, rút ra những kinh nghiệm và phương pháp để khắc phục những khó
khăn và hạn chế trong chương trình chiếu phim miễn phí
22
Hoạt động 3: Giai đoạn tiếp tục duy trì các hoạt động trước đó để chuẩn bị
cho các giai đoạn sau
Hoạt động 3: Thành lập các câu lạc bộ về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt
Nam trong các trường đại học
•
Đối tượng: sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
•
Thời gian thực hiện: 1 tháng
•
Nội dung:
+ Kêu gọi thành lập các câu lạc bộ Biển đảo ở các trường, xây dựng
mô hình liên kết giao lưu các câu lạc bộ Biển đảo của các trường đại học.
+ Xây dựng trang web www.chuquyenbiendaovn.com trở thành diễn
đàn chung.
+ Hoạt động chính của các câu lạc bộ là tổ chức các buổi giao lưu cho
thành viên của câu lạc bộ, tổ chức các chuyến thăm quan các triển lãm, hoạt
động tình nguyện bên ngoài nhưng vẫn nhằm đến mục tiêu tìm hiểu về vấn đề
chủ quyền biển đảo Việt Nam
+ Liên kết các câu lạc bộ có tác dụng nhằm trao đổi phương pháp và
tài liệu về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam
Chỉ số đánh giá:
•
Số câu lạc bộ thành lập được sau đợt phát động
•
Số thành viên của các câu lạc bộ.
•
Số lượng các nhóm câu lạc bộ liên kết được thành lập
•
Chất lượng các hoạt động ngoại khóa tổ chức bởi các câu lạc bộ
•
Lượng phản hồi tích cực, tiêu cực từ phía sinh viên và các trường đại
học đối với mô hình hoạt động của các câu lạc bộ trên.
•
Số lượng các bài viết, các chuyên đề thảo luận giữa các câu lạc bộ
được đăng trên trang web www.chuquyenbiendaovn.com
23
3.2.Hoạt động4: *( quan trọng) Tổ chức cuộc thi viết, sáng tác tác phẩm
nghệ thuật liên quan đến về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam
•
Đối tượng: Các sinh viên, giảng viên trong trường đại học
•
Thời gian tổ chức: 3 tháng.
•
Mục đích: Tạo không khí tích cực chủ động, góp phần tạo động lực và
hứng thú cho sinh viên các câu lạc bộ. Đồng thời, đẩy chương trình truyền
thông lên giai đoạn hai, thu hút sự chú ý nhiều hơn của các sinh viên đối với
việc tìm hiểu các vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam
Các hoạt động phục vụ tổ chức:
•
+ Tổ chức cuộc họp để thông báo về kế hoạch tổ chức cuộc thi
+ Thành lập ban tổ chức chương trình với cơ cấu nhân sự được phân
công cụ thể.
+ Tổ chức họp báo để thông báo về cuộc thi sáng tác tác phẩm nghệ
thuật về chủ quyền biển đảo Việt Nam dành cho sinh viên
+ Dán các poster, banner , đưa tờ rơi, quảng bá về cuộc thi
+ Hình thức tổ chức:
•
Tổ chức trao giải
•
Thực hiện triển lãm các tác phẩm đoạt giải và tập hợp in thành sách
•
Những tác phẩm chất lượng sẽ tham gia triển lãm.
Chỉ số đánh giá:
•
Số lượng các thí sinh tham gia
•
Chất lượng của các tác phẩm tham gia cuộc thi.
Hoạt động 4: Thu hút sự quan tâm của sinh viên Hà Nội về vấn đề chủ
quyền biển đảo Việt
24
4.1.Hoạt động 5: Tổ chức ngày hội “Sinh viên Hà Nội với biển đảo Việt
Nam ”.
Với ý tưởng này thì chúng tôi xin được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo các
trường đại học, đoàn trường hưởng ứng ngày hội này. Các hoạt động
•Đối tượng: Các sinh viên trên địa bàn Hà Nội
•Địa điểm: Các trường đại học trên địa bàn Hà Nội như Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Học viện An ninh, Đại học Bách Khoa.
*Thời gian: Các trường đại học trung tâm, có nhiều sinh viên trên địa bàn
Hà Nội như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện An ninh, Đại
học Bách Khoa.
Các chương trình sẽ được tổ chức dưới sự kết hợp với đoàn trường được chọn
làm chương trình.
•Mục đích: Nhằm tác động, khuyến khích đến các sinh viên Hà Nội sự quan
tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam , khơi dậy tình yêu quê hương,
Quảng bá trang Web về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam
www.chuquyenbiendaovn.com. Thông qua đó đưa đến thông điệp: “vấn đề
chủ quyền biển đảo Việt Nam và mối quan tâm của sinh viên”.
•
Hình thức tổ chức
+ Cắm trại với đơn vị từng chi đoàn với chủ đề biển đảo Việt Nam
+Gây quỹ ủng hộ cho các chiến sĩ ngoài hải đảo.
+Chương trình văn nghệ có sự tham gia của các sinh viên do đoàn
trường được chọn làm địa điểm và các chương trình văn nghệ của bộ truyền
thông
+Giới thiệu về biển và đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
+Trò chơi, hội thi giữa các bạn sinh viên về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt
Nam.
Chỉ số đánh giá
25