Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN nâng cao kết quả học tập môn toán thông qua việc sử dụng phương pháp luyện tập, thực hành về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cho học sinh lớp 5a trường tiểu học phước minh b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.21 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

I – TÓM TẮT ĐỀ TÀI....................................................................................Trang 2
II – GIỚI THIỆU............................................................................................Trang 3
1- Hiện trạng...................................................................................................Trang 3
2- Giải pháp thay thế......................................................................................Trang 4
3- Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................Trang 4
4- Giả thuyết nghiên cứu................................................................................Trang 4
III- PHƯƠNG PHÁP .....................................................................................Trang 5
1- Khách thể nghiên cứu ...............................................................................Trang 5
2- Thiết kế......................................................................................................Trang 5
3- Quy trình nghiên cứu.................................................................................Trang 6
4- Đo lường, thu thập dữ liệu.........................................................................Trang 7
IV- PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRÌNH BÀY KẾT QUẢ................................Trang 9
1- Trình bày kết quả.......................................................................................Trang 9
2- Phân tích dữ liệu .......................................................................................Trang 9
3- Bàn luận.....................................................................................................Trang 10
V- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................Trang 11
1- Kết luận......................................................................................................Trang 11
2- Khuyến nghị .............................................................................................Trang 11
VI- TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................Trang 12
VII- PHỤ LỤC
1 - Giáo án minh họa trước tác động.............................................................Trang 13
2- Giáo án minh họa sau tác động ................................................................Trang 14
3- Đề kiểm tra trước tác động .......................................................................Trang 16
1


4- Đề kiểm tra sau tác động............................................................................Trang 17
5- Bảng kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động.............................Trang 18
6- Bảng điểm kiểm tra độ tin cậy...................................................................Trang 19


7- Phiếu đánh giá đề tài ................................................................................Trang 20

I- TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Chúng ta đều biết, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập. Nhà nước ta luôn đặt
nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ lên hàng đầu. Toàn bộ nền giáo dục phải hướng vào mục
tiêu đào tạo ra những con người có trình độ văn hóa, khoa học, kĩ thuật cao, có tay
nghề lao động sáng tạo. Môn Toán ở Tiểu học là một môn học rất quan trọng vì toán
học góp phần hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách học sinh.
Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là
chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác, nó là công cụ cần thiết
của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy môn Toán là bộ môn không thể thiếu
được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục
tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì người giáo viên phải gây
được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt
động học tập. Thực hành luyện tập là một hoạt động lý thú và bổ ích phù hợp với việc
nhận thức của các em. Thông qua việc luyện tập thực hành các em sẽ lĩnh hội những
tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho
các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong làm việc. Khi tôi đưa ra các nội
dung luyện tập thực hành một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng
dạy học môn Toán sẽ ngày càng được nâng cao.
2


Nghiên cứu được tiến hành trên lớp 5A trường Tiểu học Phước Minh B. Thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế bắt đầu từ tuần 10 đến hết tuần 16, năm học
2014 - 2015. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh. Sau khi sử dụng phương pháp luyện tập thực hành kết quả học tập của các
em có sự tiến bộ rõ rệt. Điểm bài kiểm tra trước tác động của lớp có giá trị trung bình
là 6,9444 điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp có giá trị trung bình là 8,8889.

Kết quả kiểm chứng T-test phụ thuộc cho kết quả p = 0,000008 < 0,05 có nghĩa
là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động và bài kiểm
tra sau tác động. Điều đó chứng minh rằng, phương pháp luyện tập thực hành có nâng
cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Phước Minh B.

II- GIỚI THIỆU
Trong sách giáo khoa, cách hướng dẫn giảng dạy các tiết Toán cộng, trừ, nhân,
chia số thập phân hầu như đều giống nhau. Từ đó làm cho học sinh nhàm chán, không
có sự thích thú học tập, dẫn đến tình trạng học sinh mau quên, không khắc sâu kiến
thức nên khi làm bài thì kết quả của học sinh còn thấp. Nhưng học sinh khi học Toán
cộng, trừ, nhân, chia số thập phân theo phương pháp luyện tập thực hành mà giáo viên
hướng dẫn thì tinh thần phấn khởi hơn nhiều, chăm chỉ hơn cũng như tiếp thu nhanh
và ghi nhớ lâu dài.
Trong thời gian qua, tôi có dự giờ đồng nghiệp trong đơn vị và các đồng nghiệp
ở đơn vị khác, tuy giáo viên dạy có rất nhiều cố gắng trong việc sử dụng các phương
pháp khác nhau giúp cho học sinh tích cực học tập áp dụng hiểu biết vào làm bài tập
nhưng kiến thức của học sinh chưa vững chắc dẫn đến còn một số em làm bài chưa đạt
yêu cầu.
Để thay đổi tình trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã dùng phương pháp luyện
tập thực hành để dạy các tiết Toán về cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân ở lớp 5A
3


trường Tiểu học Phước Minh B giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức áp dụng tốt trong
việc tính toán.
1. Hiện trạng:
Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Phước Minh B trong quá trình tính toán các
em còn rất hạn chế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, nhìn chung các
nguyên nhân sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập môn Toán của các
em:

- Học sinh rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin trong học tập.
- Thiếu sự quan tâm của cha mẹ học sinh.
- Các em không chịu luyện tập thường xuyên.
- Giáo viên chưa nắm bắt tâm lý của từng học sinh.
- Phương pháp dạy học hiện tại chưa thu hút được học sinh.
- Điều kiện và phương tiện dạy học chưa đầy đủ.
Qua dự giờ các tiết dạy Toán về cộng, trừ, nhân, chia của giáo viên trước tác
động, tôi nhận thấy giáo viên hầu như dạy tiết này chỉ là hướng dẫn cho học sinh cách
đặt tính rồi thực hiện phép tính. Mặc dù học sinh làm bài đạt yêu cầu nhưng việc khắc
sâu và mở rộng kiến thức còn hạn chế, do đó việc vận dụng kiến thức vào tính toán
còn rất hạn chế.

2. Giải pháp thay thế:
Nâng cao kết quả học tập môn Toán thông qua việc sử dụng phương pháp luyện
tập, thực hành về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cho học sinh lớp 5A trường Tiểu
học Phước Minh B.
Vấn đề tôi nghiên cứu cũng đã có nhiều bài viết được trình bày ví dụ như:
- Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán về giải toán
có lời văn ở lớp 3A trường Tiểu học Cầu Khởi B của cô Vương Thị Thanh Thảo và cô
Ngô Thị Sinh năm học 2013-2014.
- Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thực hiện 4 phép tính với phân số ở lớp 4 C
trường tiểu học Bình Linh của cô Huỳnh Thị Ngọc Mỹ năm học 2013-2014
4


- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Dạy các bảng chia ở lớp Ba theo
phương pháp trò chơi ở Trường Tiểu học Phú Thọ B năm học 2011-2012 (nguồn từ
thư viện Violet.vn)
- Chuyên đề môn Toán lớp 5: Tiết luyện tập có sử dụng trò chơi toán học -Thư
viện bài giảng điện tử (baigiang. Violet.vn).

Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể, đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới
phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phương pháp luyện tập thực hành để áp
dụng vào các tiết dạy cộng , trừ, nhân, chia số thập phân. Qua việc rèn luyện đó, học
sinh được luyện tập, thực hành củng cố và khắc sâu kiến thức đã học, từ đó truyền cho
các em lòng tin, say mê học Toán.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Có nâng cao kết quả học tập môn Toán thông qua việc sử dụng phương pháp
luyện tập, thực hành về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cho học sinh lớp 5A trường
Tiểu học Phước Minh B hay không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, có nâng cao kết quả học tập môn Toán thông qua việc sử dụng phương
pháp luyện tập, thực hành về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân cho học sinh lớp
5A trường Tiểu học Phước Minh B.

III- PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn học sinh lớp 5A trường Tiểu học Phước Minh B làm thực nghiệm
vì đây là lớp học mà tôi trực tiếp giảng dạy nên có những điều kiện thuận lợi cho việc
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
5


* Giáo viên:
Nguyễn Thị Hường là giáo viên chủ nhiệm lại là giáo viên trực tiếp giảng dạy
môn Toán của lớp.
* Học sinh:
Lớp được chọn tham gia nghiên cứu là lớp 5A trường Tiểu học Phước Minh B.
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc, nơi cư trứ:
Lớp
5A


Số HS

Dân tộc

Tổng số

Nam

nữ

Kinh

18

11

7

18

Nơi cư trú
Xã Phước Minh

Về tinh thần học tập: Đa số các em ở lớp này đều tích cực, chủ động. Hầu hết
các em là con em gia đình nông dân ngoan, hiền. Điều kiện học tập của 6 em tương đối
tốt, 7 em do gia đình nghèo nên ít quan tâm đến điều kiện học tập của con em mình, 5
em cha mẹ đi làm xa hầu như không để ý đến việc học tập của con em.
Về thành tích học tập của năm học trước, số học sinh khá giỏi 12/5, tỉ lệ:
66,6%, không có học sinh yếu.

2. Thiết kế nghiên cứu:
Tôi chọn lớp nguyên vẹn Lớp 5A là lớp thực nghiệm. Tôi dùng thiết kế kiểm tra
trước tác động và kiểm tra sau tác động đối với nhóm duy nhất.
Bảng 2: Bảng thiết kế nghiên cứu:
Số

Kiểm tra

HS

trước tác động

Tác động

Kiểm tra
sau tác động

Sử dụng phương pháp
18

O4

luyện tập thực hành đối với các tiết

O5

cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
- Kết quả kiểm tra của trước tác động và sau tác động (O4; O5) chưa thực hiện
ở phần này nên chưa có số liệu cụ thể.
3. Quy trình nghiên cứu:

Thiết kế kế hoạch dạy học có sử dụng phương pháp luyện tập thực hành.
a/ Chuẩn bị bài:
6


* Đối với giáo viên:
- Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đây là khâu quan trọng để hỗ trợ cho bài giảng,
giáo viên phải chịu khó sưu tầm (có thể yêu cầu học sinh cùng tham gia) những tranh,
ảnh, đồ dùng cần thiết phục vụ cho bài dạy một cách có hiệu quả nhất.
- Thiết kế kế hoạch bài dạy tiết Toán cộng, trừ, nhân, chia số thập phân có sử dụng
phương pháp luyện tập thực hành.
* Đối với học sinh:
Việc đầu tiên phải chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, tôi hướng
dẫn học sinh các bước chuẩn bị bài ở nhà như sau:
- Đọc kĩ bài học giúp các em nắm được cách thực hiện.
- Tự làm các bài tập theo cách hiểu của bản thân.
+ Đọc kĩ yêu cầu của bài.
+ Suy nghĩ, tìm cách làm.
+ Thực hiện vào vở soạn bài.
+ Kiểm tra kết quả.
+ Các em có thể tìm cách giải khác.
b/ Ở trên lớp:
Tôi thường xuyên luyện cho các em cách đọc kĩ yêu cầu của bài có hiểu yêu cầu
của bài các em mới có cách làm đúng.
Đối với tiết Toán về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân:
- Phần kiểm tra bài cũ, tôi yêu cầu học sinh nêu quy tắc về cộng (hoặc trừ, nhân,
chia) số thập phân sau đó thực hiện 1 hoặc 2 bài toán về đặt tính và thực hiện các phép
tính về cộng (hoặc trừ, nhân, chia) số thập phân để các em khắc sâu kiến thức.
- Phần bài mới, Tôi cho các em tìm hiểu cách thực hiện (các em có tự tìm ra cách
làm các em mới nhớ lâu, khắc sâu kiến thức) sau đó mới hướng dẫn cách thực hiện.

Khi các em nắm được cách thực hiện yêu cầu các em nêu quy tắc (Khi các em biết tự
nêu quy tắc thì các em nhớ rất lâu và biết áp dụng ngay vào tính toán).
- Ở phần bài tập, tôi cho các em làm bài vào vở, bảng con, bảng lớp (tùy theo nội
dung từng bài tập),…tự các em thực hiện và sau đó để bạn nhận xét bài làm của các
em, động viên khuyến khích những em có tiến bộ.
7


Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan (Từ tuần 12 đến hết tuần 15).
4. Đo lường, thu thập dữ liệu:
Tôi dùng bài kiểm tra thực hiện bốn phép tính về cộng, trừ, nhân, chia số thập
phân thời điểm đầu tuần 12 do giáo viên trực tiếp giảng dạy ra đề làm bài kiểm tra
trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của lớp là 6,9444.
Sau khi chọn lớp 5A để tham gia vào quá trình nghiên cứu, tôi cho học sinh
tham dự các tiết học theo các bước nêu trên. Qua tác động giải pháp thay thế đến tuần
hết tuần 15, tôi tiến hành kiểm tra sau tác động đối với học sinh của lớp bằng bài kiểm
tra sau tác động cũng là bài kiểm tra thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với
số thập phân vào thời điểm cuối tuần 15. Thời gian làm của cả hai bài đều 20 phút. Rồi
tôi tiến hành chấm bài theo biểu điểm đã thống nhất của chuyên môn nhà trường và tổ
khối rồi thống kê kết quả. Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc để phân
tích dữ liệu.
Bảng 3. Kiểm chứng để xác định tác động có ý nghĩa

TBC
p=

Kiểm tra trước


Kiểm tra sau

tác động

tác động

6,944

8,889
0, 000008

p = 0,000008 < 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
bài kiểm tra là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ giải pháp đưa ra và áp dụng là có hiệu
quả.
Để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu trước tác động và sau tác động tôi đã dùng
phương pháp “Kiểm tra nhiều lần”. Hai bài kiểm tra trước tác động là hai bài kiểm tra
ở thời điểm đầu tuần 12. Bài 1 vào thứ tư ngày 05 tháng 11 năm 2014. Bài 2 vào thứ
sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014. Hai bài kiểm tra sau tác động là hai bài kiểm tra ở thới
điểm cuối của tuần 15. Bài 1 vào thứ sáu ngày 05 tháng 12 năm 2014. Bài 2 vào thứ
hai ngày 08 tháng 12 năm 2014.

8


Bảng 4: Bảng kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu:

Hệ số tương quan của 2 bài

KT trước tác động


KT sau tác động

0,8871

0,7884

0,9402

0,8817

0,9402 > 0,7

0,8817 > 0,7

kiểm tra
Độ tin cậy
Nhận xét kết quả

Kết quả kiểm chứng độ tin cậy ở bảng 4 cho ta thấy dữ liệu thu thập được trước
tác động và sau tác động đều rất đáng tin cậy. (đã được kiểm chứng trên công thức tính
của phần mềm Excel) .

9


IV- PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
1. Trình bày kết quả:
Bảng 5: So sánh điểm trung bình trước và sau khi tác động:
Bài kiểm tra


Bài kiểm tra

trước tác động

sau tác động

Điểm trung bình

6,9444

8,8889

Độ lệch chuẩn

2,0714

1,0786

Giá trị p của T-test
Mức độ ảnh hưởng(ES)
SMD

0,000008
0,9387

2. Phân tích dữ liệu:
Bảng số liệu nêu trên đã chứng minh kết quả của hai bài kiểm tra trước tác động
và sau tác động. Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình là 8,8889 cao
hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 6,9444.
Giá trị chênh lệch của hai bài kiểm tra trước tác động và sau tác động là:

1,9445. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn Toán ở lớp 5A đã được nâng
lên đáng kể sau khi áp dụng giải pháp luyện tập thực hành vào dạy các tiết Toán về
cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Độ chênh lệch điểm trung bình T-test phụ thuộc cho kết quả p=0,000008< 0,05
cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước tác động và sau tác động là
có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước tác động và sau tác
động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại
hiệu quả.
10


- Mức độ ảnh hưởng (ES): SMD =

8,8889 − 6,9444
=0,9387 so sánh với bảng
2, 0714

tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp “sử dụng phương pháp luyện
tập thực hành vào giảng dạy các tiết Toán về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân nhằm
nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Phước Minh B.”
là lớn.
Qua phân tích dữ liệu nêu trên ta thấy rằng giả thuyết của đề tài “sử dụng
phương pháp luyện tập thực hành vào giảng dạy các tiết Toán về cộng, trừ, nhân, chia
số thập phân nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 5A trường Tiểu
học Phước Minh B” đã được kiểm chứng.

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của 1 nhóm duy nhất

3. Bàn luận:

+ Ưu điểm:
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động có điểm trung bình là 8,8889, kết quả bài
kiểm tra trước tác động có điểm trung bình là 6,9444. Độ chênh lệch điểm số giữa hai bài
kiểm tra là 1,9445. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai bài kiểm tra có sự khác biệt rõ
rệt, sau khi được tác động có điểm trung bình cao hơn khi chưa tác động.

11


Bằng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc điểm trung bình sau tác động là p =
0,000008 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai bài
kiểm tra không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
+ Hạn chế:
Đây là thiết kế đơn giản, đôi khi làm cho người đọc cảm nhận sự gia tăng giá trị
trung bình là do sự trưởng thành của học sinh. Nhưng với kết quả kiểm chứng độ tin
cậy bằng công thức Spearman-Brown như trên, tôi hoàn toàn tin tưởng vào biện pháp
tác động của mình có nâng cao chất lượng thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số thập phân cho học sinh.
Quy mô trường nhỏ, ít học sinh không thể sử dụng thiết kế khác được.

V- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận :
Việc sử dụng phương pháp luyện tập thực hành trong các tiết Toán về cộng, trừ,
nhân, chia số thập phân cho học sinh lớp 5A trường Tiểu học Phước Minh B đã giúp
học sinh khắc sâu kiến thức Toán học, chất lượng môn Toán được nâng lên, số lượng
học sinh thực hiện cộng, trừ, nhân, chia bị sai giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn trong
học tập, yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, với lớp, thích thú tới
trường, tới lớp, hạn chế tình trạng nghỉ học.
Trong chương trình Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng, mạch kiến
thức về cộng, trừ, nhân, chia có vai trò hết sức quan trọng, đây là nền móng để các em

học Toán. Học sinh nắm vững về cộng, trừ, nhân, chia tạo tiền đề để các em học tốt
môn Toán sau này. Người giáo viên với vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho các em
thực hiện, phải sử dụng những kỹ năng gì cho phù hợp trong quá trình dạy tiết Toán để
đạt được mục đích bài học đề ra, trong quá trình soạn bài, giáo viên phải lựa chọn kĩ
năng, kỹ thuật cho phù hợp, sử dụng vật dụng cần thiết liên quan đến việc dạy và chọn
các hình thức dạy học phù hợp gây hứng thú cho học sinh.
2. Khuyến nghị:
12


2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải
pháp hữu hiệu nhằm khắc phục học sinh yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp
đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy
và học ở nhà trường.
2.2. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp
dụng hợp lí các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở lớp mình giảng dạy.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của
các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng
nghiệp giúp cho đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Phước Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hường
VI- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Toán lớp 5-Nhà xuất bản Giáo dục
2- Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học (đại học Huế - Xuất bản năm 2000Lê Thị Hoài Nam).
3- Tạp chí giáo dục Tiểu học.

4- Báo giáo dục thời đại.
5- Sáng kiến kinh nghiệm: kinh nghiệm hướng dẫn thực hiện 4 phép tính với
phân số ở lớp 4C trường Tiểu học Bình Linh của cô Huỳnh Thị Ngọc Mỹ năm học
2013-2014
6- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của
nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

13


7- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Dạy các bảng chia ở lớp Ba theo
phương pháp trò chơi ở Trường Tiểu học Phú Thọ B năm học 2011-2012 (nguồn từ
thư viện Violet.vn)
8- Chuyên đề môn Toán lớp 5: Tiết luyện tập có sử dụng trò chơi toán học -Thư
viện bài giảng điện tử (baigiang. Violet.vn).
9- Nâng cao hiệu quả giải Toán về tỉ số phần trăm lớp 5A trường Tiểu học Bình
Linh thông qua việc rèn cách phân tích đề và nhận diện dạng của cô nguyễn Thị Ái
My và thầy hà Văn Chi năm học 2013-2014.
10- Chuyên đề: Phương pháp dạy học Toán - Thư viện bài giảng điện tử
(baigiang. Violet.vn).

VII- PHỤ LỤC
Phụ lục 1- Giáo án minh họa trước tác động
TOÁN
TIẾT 52: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU:
- Biết trừ hai số thập phân.

14



- Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. Làm được bài tập 1(a,b);2(a,b); 3;
HS nào làm nhanh có thể làm thêm bài tập 1(c,d); 2(c,d).
- GDHS tính nhanh nhẹn, làm việc cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn trừ hai số thập phân.
+ Mục tiêu: Biết trừ hai số thập phân.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu ví dụ 1:
- HS nêu lại bài toán và phép tính.
- Hướng dẫn học sinh tìm cách giải.
. Chuyển về trừ hai số tự nhiên
. Đổi đơn vị đo để được kết quả.
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi thực hiện phép tính.
- Nêu cách trừ hai số thập phân.
- GV nêu ví dụ 2
- Gọi HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Luyện tập
+ Mục tiêu: Rèn kỹ năng trừ hai số thập phân, vận dụng giải toán.
` + Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- Làm cá nhân, một em làm bảng phụ.
- Trình bày kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 2:

- HS đọc yêu cầu.
- Làm cá nhân vào vở, một học sinh lên bảng làm.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
15


Bài 3:
- Đọc bài toán, phân tích bài toán.
- Nêu cách giải
- Cả lớp làm vở, một em làm bảng nhóm.
- Trình bày bài
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
Phụ lục 2: Giáo án minh họa sau tác động
TOÁN
TIẾT 63: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng
trong thực hành tính.
- Làm được bài tập 1, 2; HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại.
- GDHS tính nhanh nhẹn, làm việc cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi quy tắc
- HS: Vở, bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định: Hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung.

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc cộng, trừ, nhân hai số thập. Cả lớp nhận
xét.
- GV viết bảng từng phép tính yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính vào
bảng con.
375,84-95,69
48,16x3,4
Cả lớp cùng giáo viên nhận xét-tuyên dương.
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài ghi tựa lên bảng.
16


* Hoạt động 1: Hình thành quy tắc.
+ Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên
+ Cách tiến hành:
- GV nêu VD 1:
- Yêu cầu học sinh phân tích, tìm ra cách làm.
- HS nêu phép tính: 8,4 : 4 = ?
- GV gợi ý để HS đổi đơn vị đo về số tự nhiên để tính rồi chuyển đơn vị đo để
được kết quả.
- HS thảo luận, nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS rút ra nhận xét.
- GV nêu VD 2. 72,58:19
- HS đặt tính rồi tính kết quả.
- HS nêu quy tắc tính.
- GV nhận xét, hoàn thiện.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Luyện tập
+ Mục tiêu: Biết vận dụng trong thực hành tính.
+ Cách tiến hành:
Bài 1:

- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con từng phép tính.
- Trình bày kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét-tuyên dương.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách tính.
- Cả lớp làm vào vở, một em làm bảng nhóm.
- HS và GV nhận xét, sửa chữa.
(Em nào làm nhanh làm thêm bài tập 3).
Nếu còn thời gian HS nêu bài giải cả lớp nhận xét-sửa chữa)
* Hoạt động nối tiếp:
- Gọi HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
17


- Dặn dò.
GV nhắc HS về thực hiện lại các bài tập vào vở để ghi nhớ cách làm
Chuẩn bị cho bài sau:
- Học thuộc lòng quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Đọc kĩ từng yêu cầu của các bài tập rồi thực hiện các yêu cầu của bài tập vào
vở soạn bài.
- Sau khi tự thực hiện xong từng yêu cầu của từng bài các em tự kiểm tra lại
kết quả, tìm cách giải khác.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm.
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

18



Phụ lục 3: Đề kiểm tra trước tác động:
Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2014
Bài 1
KIỂM TRA
THỜI GIAN: 20 phút
Đặt tính rồi tính:
75,91+367,89

0,835+9,43

70,64-26,8

81-8,89

2,86x7

60,8x59

744:6

2065:35

Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014
Bài 2
KIỂM TRA
THỜI GIAN: 20 phút
Đặt tính rồi tính:
653,38+96,92


34,28+19,47

60,203-24,096

57-4,25

2,06x7

7,01x25

702:9

672:21

19


Phụ lục 4: Đề kiểm tra sau tác động:
Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2014
Bài 1
KIỂM TRA
THỜI GIAN: 20 phút
Đặt tính rồi tính:
19,36+4,08

57,648+35,37

5,12-0,68


50,81-19,256

16,25x6,7

2,36x4,2

91,08:3,6

75,52:32
Thứ hai ngày 08 tháng 12 năm 2014
Bài 2
KIỂM TRA
THỜI GIAN: 20 phút

Đặt tính rồi tính:
75,8+249,19

126,45+796,892

18,64-6,24

352,19-189,471

75,54x39

7,826x4,5

308,85:14,5

90,09:33


Cách chấm điểm
- Đặt tính và thực hiện đúng mỗi phép cộng, trừ đạt 1 điểm.

20


- Đặt tính và thực hiện đúng mỗi phép nhân đạt 1,5 điểm. (Tính đúng mỗi tích
riêng đạt đạt 0,5 điểm; tính đúng kết quả đạt 0,5)
- Đặt tính và thực hiện đúng mỗi phép chia đạt 1,5 điểm

KẾT QUẢ KIỂM TRA

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18

KT sau tác động
BÀI 1

HỌ VÀ TÊN

KT trước tác động
BÀI 1

NGUYỄN DUY ANH
VÕ KHÁNH DUY
HUỲNH QUỐC DUY
TRỊNH HOÀNG GIANG
LÊ BÙI THANH HẢI
NGUYỄN CÔNG HOAN
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
NGUYỄN TUẤN KIỆT
NGUYỄN HOÀNG LIÊN
NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
ĐỖ NGỌC HOÀI MI
NGÔ QUỲNH NHƯ
NGUYỄN XUÂN NGỌC
KIM MINH QUANG
NGUYỄN ĐÌNH TÚ
TRƯƠNG THANH TUYỀN
TRẦN THỊ THU HÀ
TRẦN ANH TÀI


10
6
6
7
9
8
9
5
5
5
4
8
10
9
6
3
7
8

10
9
9
8
9
10
10
7
9
9

7
9
10
10
8
7
10
9

6
7
6.9444

9
9
8.8889

MỐT
TRUNG VỊ
GIÁ TRỊ TB

21


ĐỘ LỆCH CHUẨN
GIÁ TRỊ P
SMD
Chênh lệch giá trị TB

2.0714


1.0786
0.000008
0.9387
1.9444

BẢNG KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA DỮ LIỆU

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

HỌ VÀ TÊN
NGUYỄN DUY ANH

VÕ KHÁNH DUY
HUỲNH QUỐC DUY
TRỊNH HOÀNG GIANG
LÊ BÙI THANH HẢI
NGUYỄN CÔNG HOAN
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
NGUYỄN TUẤN KIỆT
NGUYỄN HOÀNG LIÊN
NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
ĐỖ NGỌC HOÀI MI
NGÔ QUỲNH NHƯ
NGUYỄN XUÂN NGỌC
KIM MINH QUANG
NGUYỄN ĐÌNH TÚ
TRƯƠNG THANH TUYỀN
TRẦN THỊ THU HÀ
TRẦN ANH TÀI
Giá trị hệ số tương quan
Giá trị độ tin cậy

KT trước tác động
BÀI 1
BÀI 2
10
9
6
5
6
6
7

7
9
10
8
8
9
9
5
5
5
6
5
5
4
4
8
7
10
9
9
9
6
5
3
5
7
9
8
9
0.8871

0.9402

KT sau tác động
BÀI 1
BÀI 2
10
10
9
9
9
7
8
7
9
10
10
10
10
9
7
7
9
9
9
8
7
8
9
10
10

10
10
10
8
8
7
6
10
10
9
10
0.7884
0.8817

22


23



×