Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

SKKN tích hợp các hoạt động trong tiết ngoài giờ lên lớp để quản lý giáo dục đạo đức học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.5 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
Mục lục:..............................................................................................1
I. Tóm tắt đề tài...................................................................................2
II. Giới thiệu........................................................................................3
1. Hiện trạng................................................................................3
2. Nguyên nhân...........................................................................3
3. Giải pháp thay thế...................................................................3
4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.....................6
5. Vấn đề nghiên cứu..................................................................6
6. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................6
III. Phương pháp.................................................................................7
1. Khác thể nghiên cứu...............................................................7
2. Thiết kế nghiên cứu................................................................7
3. Quy trình nghiên cứu..............................................................8
4. Đo lường và thu thập dữ liệu..................................................9
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.........................................10
V. Kết luận và khuyến nghị..............................................................12
VI. Tài liệu tham khảo............................................................ ..........13
VII. Phụ lục.......................................................................................14

1


2


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hiện nay, trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng,
số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng. Điều đó không những ảnh
hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường mà còn là nỗi lo cho gia đình và xã
hội. Nghiêm trọng hơn là nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân học sinh đó trong


hiện tại và tương lai. Cụ thể là ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức, nhận thức,
làm hạn chế rất nhiều trong việc hòa nhập với tập thể lớp như bạn bè xa lánh,
giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm khiển trách, cảnh cáo ... dẫn đến học
sinh bị cô lập, mặc cảm, lạc lõng từ đó càng sống buông thả hơn. Vì thế nếu
không được giáo dục, uốn nắn kịp thời và đúng lúc sẽ dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng.
Trường THCS Lộc Ninh, cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong
những năm qua, nhiều gia đình có cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không
chăm lo đến việc học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc
lên với đủ loại các trò chơi như đánh bài, bi da, game, chát…để móc tiền học
sinh. Số thanh niên đã ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo
học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, ma tuý, trộm cắp, đánh nhau và
nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường
ngày càng tăng.
Một trong những tư tưởng đổi mới Giáo dục và Đào tạo hiện nay là tăng
cường giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng,
Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác
định “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành
nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân…” (Điều 23-Luật giáo dục).
Để giáo dục đạo đức học sinh lớp 61 ở trường THCS Lộc Ninh đạt hiệu quả,
tôi sử dụng phương pháp tích hợp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên vào sáng thứ bảy của tuần 8, 10, 12,
14, 16 và 18 ….nhằm nắm tình hình của lớp, tìm hiểu nguyên nhân của học sinh
3


để có hướng chỉ đạo kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phụ huynh học
sinh để giáo dục đạo đức hàng ngày cho các em.

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp tương đương 61 và 63, học sinh 61 là
lớp thực nghiệm, học sinh lớp 63 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thử
nghiệm qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Kết quả cho thấy lớp thực nghiệm thể hiện số điểm hành vi cao hơn lớp đối
chứng. Giá trị trung bình số điểm hành vi sau tác động của lớp thực nghiệm là
8,64, lớp đối chứng là 7,64. Kết quả phép kiểm chứng T-test p = 0,00001 <0,05
là có ý nghĩa. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó chứng minh rằng, giải
pháp tích hợp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ
lên lớp đã nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh.

4


II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế,
ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm
như bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta
những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói
mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ
phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá
nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin
trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào
những việc xấu.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng
khá nhiều về hiện tượng học sinh cá biệt, các em bỏ học tụ tập băng nhóm, gây
gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối lo ngại
của dư luận, nhất là đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo dục là một khoa học vừa là một nghệ thuật, trong đó việc giáo dục,

quản lý đạo đức học sinh là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy
cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng của
ngành giáo dục.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi quyết định chọn giải pháp nâng cao giáo
dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở chi đội 6 1 trường
Trung học Cơ sở Lộc Ninh.
2. Nguyên nhân:
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học
sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành
băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Cán bộ quản lí,
Giáo viên, gia đình chưa quan tâm lắm giáo dục đạo đức cho các em học sinh,
chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn Giáo dục công
5


dân, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức, kỹ năng sống cho
các em học sinh.
Do địa bàn nhà trường thuộc khu vực nông thôn, đa số phụ huynh làm thuê
làm mướn ít quan tâm đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức cũng như sinh
hoạt hàng ngày của các em, giao hết trách nhiệm cho nhà trường.
Có những gia đình ly dị, đi làm xa,...Các em sống với ông, bà hoặc phải tự
sống một mình không có người quản lý.
Bản thân học sinh chưa ý thức cao về việc mình làm.
3. Giải pháp thay thế:
Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp kết hợp với Giáo viên chủ nhiệm thông
qua việc tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp để quản lý giáo dục đạo đức học
sinh, đồng thời kết hợp giáo viên bộ môn Giáo dục công dân để theo dõi tiến độ
tiến bộ của học sinh.
Mô tả giải pháp: Tích hợp các hoạt động trong tiết ngoài giờ lên lớp để
quản lý giáo dục đạo đức học sinh là giải pháp cần thiết của đề tài.

Cách làm:
Nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình
hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích
cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội.
Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà
trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
Tạo bầu không khí thân thiện trong nhà trường giúp học sinh mỗi ngày đến
trường là một niềm vui: Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường, giữa
thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ
phải thực sự đúng mực, hài hòa, giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học
sinh không hỗn xược, không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cô.
Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù
hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã
hội.

6


Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh khi có kết
quả học tập chưa cao hoặc có những biểu hiện tiêu cực để tìm ra biện pháp giúp
đỡ, động viên và uốn nắn các em kịp thời.
Trao đổi với giáo viên bộ môn giúp các em còn yếu bộ môn đó cố gắng học
tập để tiến bộ hơn.
Phát động phong trào thi đua học tốt: đôi bạn, nhóm cùng tiến, tiết học tốt,
hoa điểm 10, câu lạc bộ học tập tốt, truy bài đầu giờ, đăng ký làm theo lời Bác
sửa đổi một khuyết điểm.
Để xây dựng môi trường trong sáng góp phần giáo dục đạo đức cho học
sinh thì đòi hỏi từng bộ phận thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đối với Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ngay từ

đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình
hình thực tế của địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu
cho phù hợp.
+ Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh cá biệt
một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến
và những tình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay
tiêu cực đối với học sinh.
+ Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh
quang sư phạm như trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy
của từng phòng học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học
sinh.
+ Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh…
thông qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho
học sinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ
thời gian và kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui,
biểu dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt.

7


+ Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quy
định cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệ
trường trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng
trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo
đúng quy định của ngành chức năng.
+ Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính
công bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững
mạnh, có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ

đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm.
+ Trao đổi vối giáo viên bộ môn giúp đỡ các em học yếu bộ môn đó cố
gắng học tập để tiến bộ.
- Đối với giáo viên bộ môn và các đoàn thể:
+ Phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất
có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh.
+ Phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu,
tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử
chỉ của mình đối với học sinh cá biệt, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
+ Tích cực hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh, phản ánh kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học sinh của
lớp.
+ Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét kỷ
luật học sinh.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân:
Môn Giáo dục công dân có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân
cách học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho
học sinh, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho

8


học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong
cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình.
Trong thực tế hiện nay của trường môn Giáo dục công dân chưa được xem
trọng, chưa có vị trí vai trò xứng đáng cần phải có trong nhà trường. Việc đưa ra
những biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn Giáo
dục công dân ở trường THCS Lộc Ninh là một việc làm có ý nghĩa đến công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên của trường nhận thức
một cách đầy đủ về tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân đối với công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay
đổi nhận thức và có những hành động tích cực đối với việc dạy và học môn Giáo
dục công dân .
Giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, do đó
giáo viên nhất là giáo viên dạy Giáo dục công dân phải được đào tạo chính quy
đúng chuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn Giáo dục công
dân, phải xác định được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng
dạy .
Ban Giám hiệu, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cần quán triệt mục
tiêu môn học trong quá trình dạy học. Phải nắm rõ mục đích cuối cùng cần đạt
được trong dạy học Giáo dục công dân là hành động phù hợp với các các chuẩn
mực đạo đức, pháp luật. Nếu học sinh không có chuyển biến trong hành động
thì việc dạy học không đạt hiệu quả.
Kiểm tra đánh giá phải chú trọng đến kiểm tra thái độ, tình cảm, các kỹ
năng nhận xét đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành
trong cuộc sống.
Qua việc kiểm tra đánh giá phải giúp đỡ học sinh thấy rõ được năng lực học
tập môn học của bản thân, động viên khuyến khích học sinh học tập môn học và
giúp giáo viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều chỉnh việc dạy
cho phù hợp.
9


-Vai trò giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính có vai trò rất to lớn, là nhân tố
quyết định chất luợng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh vì là người

quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban Giám
hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là
người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.
Để làm được điều đó cần thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt (học bạ,
hoàn cảnh gia đình...)
+ Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích
của học sinh.
+ Trao đổi với giáo viên bộ môn, về tình hình của lớp.
+ Trao đổi với ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, Cha mẹ học sinh để có
thêm những thông tin về đối tượng học sinh cá biệt mà giáo viên chủ nhiệm cần
tìm hiểu.
+ Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp
thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.
+ Một năm học giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh cá biệt ít nhất hai lần
để nắm thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.
+ Thường xuyên cung cấp thông tin liên lạc đến gia đình học sinh qua sổ
liên lạc điện tử để xử lý, uốn nắn kịp thời, có hiệu quả.
+ Khi có học sinh vi phạm đạo đức Giáo viên phải xử lý khéo léo, liên hệ
với Cha mẹ học sinh để giải quyết kịp thời, có hiệu quả.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao
dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
+ Xây dựng những truyền thống tốt đẹp cho lớp, các hoạt động của lớp sẽ
trở thành truyền thống nếu nó được lập đi lập lại và trở thành thói quen. Phải

10


trân trọng truyền thống sẳn có của lớp, tiếp tục xây dựng truyền thống mới cho

lớp trong điều kiện có thể.
Để kiểm tra, đánh giá toàn bộ hoạt động của học sinh, Giáo viên chủ nhiệm
phải phối kết hợp các giải pháp đó trên cơ sở thực hiện các hoạt động và chấm
điểm hành vi hàng tuần của học sinh.
Một số đề tài nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Đề tài “Giáo dục học sinh cá biệt” của Võ Thành Để trường Vĩnh Bình Bắc.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt” của
trường Đông Hưng.
Đề tài “Biện pháp giáo dục học cá biệt” của Ngô Thị Kim Lan trường Sơn
Bao.
4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp để quản lý giáo dục đạo
đức học sinh có giúp học sinh trường Trung học Cơ sở Lộc Ninh nâng cao được
chất lượng đạo đức hay không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc sử dụng tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp để quản lý giáo dục
đạo đức học sinh có giúp học sinh trường Trung học Cơ sở Lộc Ninh nâng cao
được chất lượng đạo đức.

11


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh của hai
lớp 61 và 63 trường Trung học Cơ sở Lộc Ninh có số lượng bằng nhau.
Học sinh:
Chọn hai lớp: Lớp 61 là lớp thực nghiệm, lớp 63 là lớp đối chứng, hai lớp
này có nhiều điểm tương đồng: số lượng, giới tính, trình độ học sinh, nơi ở, hoàn
cảnh gia đình, ...(Phần phụ lục)


Số
HS

Học lực

Nam Nữ

Hạnh kiểm

Giỏi Khá T.Bình Yếu Tốt Khá T.Bình Yếu

Lớp 61
(Thực

45

25

20

22

16

7

0

41


4

0

0

45

26

19

23

17

5

0

42

3

0

0

nghiệm)

Lớp 63
(Đối
chứng)
Giáo viên: Hà Văn Vũ là Giáo viên phụ trách Đội, có kinh nghiệm trong
công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ, có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình, có tinh
thần trách nhiệm cao trong công tác chuyên môn. Bản thân giáo viên luôn tạo
môi trường giáo dục dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh cho học
sinh.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Qua thời gian nghiên cứu, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm nắm được tình
hình sinh hoạt và học tập của học sinh, Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm quản lý
giáo dục các em, và nắm chắc tỷ lệ hạnh kiểm học sinh của hai lớp 6 1, 63 trước
và sau tác động đối với hai lớp được chọn:
12


Chọn lớp 61 là lớp thực nghiệm, lớp 63 là lớp đối chứng. Lấy tỷ lệ điểm
hành vi của tuần 8, 10 và 12 (3 tuần hoạt động ngoài giờ của tháng 10 và đầu
tháng 11) của cả hai lớp để tính tỷ lệ trước tác động, Lấy tỷ lệ điểm hành vi của
tuần 14,16 và 18 (1 tuần hoạt động ngoài giờ cuối tháng 11 và tháng 12) của cả
hai lớp để tính tỷ lệ sau tác động. Tôi sử dụng tỷ lệ này và nghiên cứu sử dụng
phương pháp kiểm chứng T-test độc lập của điểm hành vi trước tác động p =
0,46 >0,05. Kết quả tính được giá trị trung bình số điểm hành vi của lớp 61 là:
7,56 và lớp 63 là: 7,53; kết quả cho thấy sự chênh lệch giá trị trung bình số điểm
hành vi của cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng trước tác động là không có ý
nghĩa. Điều đó kết luận được rằng số điểm hành vi của 2 lớp trước tác động là
tương đương nhau.
Sử dụng thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối
với hai lớp tương đương
Tôi áp dụng phương pháp như đề tài đã đặt ra, thời gian nghiên cứu từ

tháng 10/2014 đến hết ngày 20 tháng 12/2015 và lấy bình quân số điểm hành vi
của các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để tính tỷ lệ trước và sau tác động.
Cụ thể là:
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Trung bình

Trung bình số
Nhóm

điểm hành vi

Tác động

trước tác động

7,56

(61)

(63)

tác động
quản lý giáo dục đạo đức học
sinh qua hoạt động ngoài giờ

8,64

lên lớp
Không sử dụng phương pháp


Đối
chứng

hành vi sau

Sử dụng phương pháp tích hợp

Thực
nghiệm

số điểm

7,53

tích hợp quản lý giáo dục đạo
đức học sinh qua hoạt động

7,64

ngoài giờ lên lớp
13


Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
*Quản lý sự chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng không sử dụng phương pháp tích hợp quản lý giáo dục đạo
đức học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, quy trình chuẩn bị bình thường.
Lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp tích hợp quản lý giáo dục đạo
đức học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tôi theo dõi, kiểm tra và duyệt kế

hoạch hoạt động của giáo viên phải soạn trước một hoạt động nộp trước 1 tuần
sau đó giáo viên thực hiện như sau:
Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu chủ đề hoạt động, chỉ đạo, phân
nhóm cho học sinh và giao nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, nhóm.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện, cách đặt câu hỏi theo chủ đề,
hướng dẫn gợi ý khi thực hiện, các nhóm thi đua với nhau.
Bước 3: Tiến hành hoạt động dưới sự điều khiển của lớp trưởng hoặc MC,
học sinh thi đua tự do có sự quan sát của nhóm trưởng, giáo viên chủ nhiệm,
Tổng phụ trách đội.
Bước 4: Các nhóm trưởng tổng kết nhanh điểm số đạt được, nhận xét quá
trình thực hiện(ưu điểm, tồn tại), Lớp trưởng tổng kết việc thực hiện hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, tuyên dương những thành quả thực hiện
được, nhắc nhở những thành viên chưa tích cực, dựa trên các nhóm để cho điểm
hành vi, giáo dục đạo đức học sinh theo chủ đề, và thông qua hoạt động các em
học được điều gì.
Tổng phụ trách đội nhận xét, đánh giá lại tiết hoạt động, nêu gương những
em có thái độ hoạt động tốt đồng thời động viên những bạn chưa tích cực tham
gia và hướng dẫn thêm những gì lớp và giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện
được.
*Thời gian thực hiện:

14


Thực hành trải nghiệm tích hợp các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp vào
sáng thứ bảy của tuần 8,10,12,14, 16 và 18 để quản lý giáo dục đạo đức học sinh,
bắt đầu từ tháng 10 đến 20 tháng 12 năm 2014.
* Khi sử dụng phương pháp tích hợp quản lý giáo dục đạo đức học
sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi nhận thấy có những ưu điểm như
sau:

Phương pháp này giúp các em có tính đồng đội cao, phát huy tính tập thể,
giúp nhau trong học tập, thân thiện, dễ gần, dễ hiểu tâm lý với nhau, tạo không
khí thoải mái, và có nhiều cơ hội cho học sinh lệch về đạo đức trở nên có nhiều
tiến bộ hơn.

15


4. Đo lường và thu thập dữ liêu:
Lấy số điểm hành vi của tuần 8, 10 và 12 (2 tuần hoạt động ngoài giờ của
tháng 10 và tuần đầu tháng 11) của cả hai lớp để tính tỷ lệ trước tác động, Lấy tỷ
lệ điểm hành vi của tuần 14,16 và 18 (1 tuần hoạt động ngoài giờ cuối tháng 11 và
tháng 12) của cả hai lớp để tính tỷ lệ sau tác động.
Kết quả thu được như sau:
- Trung bình số điểm hành vi trước tác động của lớp thực nghiệm là 7,56
và của lớp đối chứng là 7,53.
- Trung bình số điểm hành vi sau tác động của lớp thực nghiệm là 8,64 và
của lớp đối chứng là 7,64.

16


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
* Tổng hợp kết quả:

Lớp thực nghiệm

TB số điểm hành vi
(TBC)

Độ lệch chuẩn
Giá trị P
SMD

Lớp đối chứng

Trước

Sau tác

Trước tác

tác động

động

động

7,56

8,64

7,53

7,64

1,12
0,46
0,02


0,83
0,00001
0,85

1,01

1,17

Sau tác động

Biểu đồ so sánh trung bình số điểm hành vi
giữa hai lớp trước và sau tác động
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hai lớp đối tượng nghiên cứu (cột 1 và 2)
trước tác động là hoàn toàn tương đương. Sau khi có sự tác động sử dụng
17


phương pháp tích hợp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp cho kết quả hoàn toàn khả quan (cột 3 và cột 4). Bằng phép
kiểm chứng T- test để kiểm chứng chênh lệch trung bình số điểm hành vi cho
kết quả p = 0,00001 < 0,05 cho thấy độ chênh lệch trung bình số điểm hành vi
giữa hai lớp là có ý nghĩa. Điều này chứng minh được trung bình số điểm hành
vi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là
do kết quả của sự tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,85 cho thấy mức độ ảnh
hưởng của tác động là rất lớn. Vậy giả thuyết được kiểm chứng: Việc sử dụng
phương pháp tích hợp quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp có làm tăng chất lượng đạo đức của lớp học sinh chọn làm
thực nghiệm ở trường Trung học Cơ sở Lộc Ninh.
2. Bàn luận kết quả:

* Ưu điểm:
Kết quả sau tác động của lớp thực nghiệm là TBC = 8,64 và kết quả bài
kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là TBC = 7,64. Độ lệch chuẩn sau tác
động của lớp thực nghiệm STDEV = 0,83; điều đó cho thấy TBC của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC
cao hơn lớp đối chứng.
Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn giữa hai lớp là SMD = 0,85. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test sau tác động của hai lớp là p = 0,00001 < 0,05. Kết
quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải là do
ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế:
Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa chủ động tập huấn và giúp đỡ giáo
viên trong công tác tổ chức giáo dục đạo đức thông qua các tiết hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
Tổ trưởng tổ chuyên môn chưa có nhiều kinh nghiệm để giúp giáo viên
trong tổ về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp.
18


Chưa có nhiều tài liệu để nghiên cứu về các hình thức giáo dục đạo đức
học sinh

19


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ kết quả trên cho thấy việc tích hợp quản lý giáo dục đạo đức thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở Lộc Ninh đã nâng cao

chất lượng đạo đức của học sinh, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
Đồng thời, đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý xác định đúng
tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế
hoạch kịp thời, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục đạo đức học sinh,
từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này
để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải hết lòng giáo dục các em phát triển toàn
diện cả tài lẫn đức.
Tuy thời gian nghiên cứu có hạn, nhưng ít nhiều việc nghiên cứu cũng giúp
chúng ta thấy được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp chúng ta định
hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành
công vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Khuyến nghị:
* Đối với các cấp lãnh đạo:
Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức để
các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào
giáo dục đạo đức.
* Đối với nhà trường:
Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban
Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường
đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo
dục đạo đức cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện
một cách tích cực.
20


Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp
thời.

*Đối với Giáo viên:
Nâng cao vai trò và trách nhiệm hơn nữa trong việc giảng dạy cũng như
trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Tự bồi dưỡng năng lực và cách ứng xử sư phạm để có nhiều sáng tạo trong
việc giáo dục đạo đức học sinh ngày càng có hiệu quả hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm về giáo dục đạo đức học sinh thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp mà tôi đã thử nghiệm và đạt hiệu quả. Tuy nhiên do
thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một trường Trung học Cơ
sở ở một vùng nông thôn nên có nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách
toàn diện. Một số phân tích có thể phiến diện không bao quát toàn cục của vấn
đề, các giải pháp đưa ra chưa thể vận dụng hoàn hảo được trong các trường
THCS hiện nay, nhưng tôi tin rằng ít nhiều đề tài cũng giúp cho các nhà Quản lý
Giáo dục thấy được thực trạng đạo đức học sinh hiện nay để định hướng lại một
số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới nhằm góp phần thành công vào công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Lộc Ninh, ngày 12 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên
THCS – BGD&ĐT Dự án phát triển GDTHCS II – Năm
2011.
2. Tài liệu quản lý GD Trung học – BGD&ĐT vụ GD Trung
học - Năm 2008
3. Quy định 16/2008/QĐ-BGDĐT về đạo đức nhà giáo
(Bộ Giáo dục và Đào tạo)
21


4. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT)
5. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – năm 2011.
(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2011)
6. Kế hoạch số 707/KH-PGD&ĐT - năm 2013.
(Phòng GD&ĐT Dương Minh châu)
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS

22


23


VII. PHỤ LỤC
1. DANH SÁCH MINH CHỨNG HAI LỚP HỌC SINH TƯƠNG
ĐỒNG
LỚP THỰC NGHIỆM 61:
STT

HỌ VÀ TÊN

GIỚI

ĐỊA CHỈ

HOÀN CẢNH

GHI
CHÚ


Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Truông Mít
Lộc Ninh
Phước Minh
Phước Minh
Lộc Ninh
Phước Minh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Phước Minh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Cầu Khởi
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Phước Minh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh

Lộc Ninh
Bến Củi
Lộc Ninh
Phước Minh

GIA ĐÌNH
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Làm mướn
Làm mướn
Nông dân
Làm mướn
Nông dân
Buôn bán
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân

Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Làm mướn

TÍNH
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Phan Tường An
Huỳnh Thị Quỳnh Anh
Phạm Lê Chí Bảo
Võ Văn Bằng
Đặng Phương Duy
Lê Quang Duy
Đào Thị Mỹ Duyên
Nguyễn Thị Thu Duyên
Lê Nguyễn Thùy Dương
Huỳnh Bảo Được
Đặng Phong Hào
Nguyễn Thị Tuyết Hồng
Nguyễn Đặng Đức Huy

Võ Nhật I
Võ Văn Khang
Lâm Hoàng Khải
Vương Quốc Khải
Huỳnh Đăng Khoa
Nguyễn Ngọc Loan
Đặng Tấn Lợi
Phan Thị Ngọc Mai
Ngô Thị Trúc Mai
Lê Hoàng Bảo Ngọc
Lê Thị Bích Ngọc
Phạm Hồng Ngọc
Tống Thị Thanh Nhàn
Trần Văn Nhân
Trần Phan Thống Nhất
Nguyễn Thị Tuyết Nhi
Võ Quỳnh Như
Võ Thị Quỳnh Như
Khưu Du Phàm
Trần Hoàng Nhật Phi
Nguyễn Bình Phước

X

X
X
X
X
X


X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

24


35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45

Võ Thị Thanh Thảo
Trần Minh Thái
Lê Thị Hồng Thắm
Triệu Văn Thiện

Phạm Quốc Toàn
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Đào Minh Trọng
Phan Thanh Tú
Phan Chí Tường
Phan Tường An
Huỳnh Thị Quỳnh Anh
2. DANH SÁCH MINH

X

Lộc Ninh
Lộc Ninh
X
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Bến Củi
X
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
X
Lộc Ninh
CHỨNG HAI LỚP

Nông dân
Nông dân
Buôn bán

Nông dân
Công nhân
Nông dân
Nông dân
Công nhân
Nông dân
Nông dân
Công nhân
HỌC SINH TƯƠNG

ĐỒNG
LỚP ĐỐI CHỨNG 63:
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24

HỌ VÀ TÊN
Châu Trần Quốc Bảo
Lâm Quốc Bình
Ngô Thị Ngọc Bích
Phạm Quỳnh Châu
Võ Thành Đạt
Đỗ Thành Đông
Nguyễn Tranh Em
Phan Thị Thu Hà
Nguyễn Nhựt Hào
Huỳnh Chí Hải
Lê Minh Hải
Phạm Văn Hết
Nguyễn Thị Diễm Hồng
Lê Vũ Hưng
Trịnh Thị Quỳnh Hương
Phan Duy Khánh
Phạm Thị Thúy Kiều
Dương Hà Tuấn Kiệt
Nguyễn Hồng Nhất Linh
Trần Thị Thu Ngân
Trương Thị Minh Nguyệt

Nguyễn Hữu Nhân
Nguyễn Thành Nhân
Lê Tấn Phát

GIỚI
TÍNH

X

X

X
X
X
X
X

HOÀN
ĐỊA CHỈ
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Phước Minh
Cầu Khởi
Phước Minh
Phước Minh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh

Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Phước Minh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Phước Minh
Bến Củi
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh
Lộc Ninh

CẢNH GIA
ĐÌNH
Nông dân
Nông dân
Công nhân
Nông dân
Làm mướn
Nông dân
Làm mướn
Làm mướn
Nông dân
Buôn bán
Công chức
Nông dân
Nông dân
Nông dân

Nông dân
Làm mướn
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Nông dân
Buôn bán
Buôn bán
Nông dân

GHI
CHÚ

25


×