Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào tiết dạy truyền thụ kiến thức mới nhằm nâng cao kết quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 9a1 trường trung học cơ sở bàu năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.08 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
ST
T

Nội dung

Trang

1

I. Tóm tắt

2

2

II. Giới thiệu

3

3

1. Hiện trạng

3

4

2. Nguyên nhân

3



5

3. Giải pháp thay thế

4

6

4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài

8

7

5. Vấn đề nghiên cứu

8

8

6. Giả thuyết nghiên cứu

9

9

III. Phương pháp

10


10

1. Khách thể nghiên cứu

10

11

2. Thiết kế

10

12

3. Quy trình nghiên cứu

11

13

4. Đo lường

12

14

IV. Phân tích dữ liệu và kết quả

13


15

1. Trình bày kết quả

13

16

2. Phân tích dữ liệu

13

17

3. Bàn luận

14

18

V. Kết luận và khuyến nghị

16

19

1. Kết luận

16


20

2. Khuyến nghị

21

VI. Tài liệu tham khảo

16,17

1


VII. Phụ lục
22

- Đề, đáp án bài kiểm tra trước và sau tác động.
- Kế hoạch bài học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
- Một số hình ảnh minh họa.

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê
khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền
kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. “Bàn
tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy
các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc trung học cơ sở, khi học
sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình
thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn

diện nền giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một trong các
nhiệm vụ cấp bách. Cùng với các phương pháp dạy học khác đang được triển
khai, phương pháp “ Bàn tay nặn bột” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo từng
bước triển khai áp dụng trong các trường tiểu học và trung học cơ sở. Thực hiện
theo tinh thần chỉ đạo của ngành tôi đã nghiên cứu học hỏi và áp dụng phương
pháp “Bàn tay nặn bột” vào tiết dạy học môn Hóa học cho học sinh lớp 9
Trường trung học cơ sở Bàu Năng. Đây là một phương pháp hoàn toàn mới
nhưng qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp này vào tiết dạy, có thể
nhận thấy sự ham thích của học sinh. Các em hứng thú với những hoạt động tìm
hiểu kiến thức mới. Điều đó chứng tỏ học sinh luôn ham thích được học tập,
hăng say tìm tòi và sáng tạo. Đó cũng chính là lý do mà tôi đã mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “ Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào tiết dạy truyền thụ kiến
thức mới nhằm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 9A1
Trường Trung học cơ sở Bàu Năng”
2


Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là lớp 9A1 và lớp
9A6 Trường Trung học cơ sở Bàu Năng. Lớp thực nghiệm là lớp 9A1 được thực
hiện giải pháp thay thế khi dạy vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong
chương II Kim loại. Lớp đối chứng là lớp 9A6 giảng dạy theo phương pháp
truyền thống.
Việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong tiết dạy đã có ảnh hưởng
rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm
tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm trung bình bài kiểm tra sau
tác động của lớp thực nghiệm là 7.04 lớp đối chứng là 6.01, kết quả kiểm chứng
t-test cho thấy p=0.0005< 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung
bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu
nhiên. Điều đó chứng minh rằng, việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
vào tiết dạy truyền thụ kiến thức mới đã làm nâng cao kết quả học tập môn Hóa

học của học sinh lớp 9A1trường Trung học cơ sở Bàu năng.

II. GIỚI THIỆU
Trong Hóa học lớp 9, ở chương II Kim loại giáo viên cần cung cấp cho học sinh
các kiến thức về tính chất vật lý, tính chất hoá học của kim loại nói chung và của
nhôm, sắt nói riêng. Học sinh phải biết được dãy hoạt động hoá học của kim loại
và hiểu được ý nghĩa để vận dụng vào việc viết phương trình hoá học, giải các
bài tập định tính, định lượng, biết được thế nào là gang, thép và quy trình sản
xuất gang, thép. Học sinh trình bày được một số ứng dụng của kim loại nhôm, sắt,
gang, thép. Học sinh biết thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng
đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn đồng thời
tiến hành một số thí nghiệm hoá học đơn giản, an toàn, biết quan sát hiện tượng
3


xảy ra trong quá trình thí nghiệm, biết phân tích, giải thích, kết luận để chứng
minh các tính chất dự đoán và vận dụng các kiến thức vào đời sống có thể giải
thích các hiện tượng trong thực tế. Do đó trong hoạt động học tập của học sinh,
giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương
pháp Bàn tay nặn bột là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp học sinh khám phá
các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên theo con đường mô phỏng tìm ra
kiến thức mới, đưa ra dự đoán, thực hiện thí nghiệm, thảo luận với nhau giúp
cho học sinh rèn luyện các kỹ năng, tìm phương án giải quyết cho các vấn đề đặt
ra, giúp các em hiểu kiến thức hơn và biết cách đưa ra kết luận từ đó học sinh
hiểu bài, ghi nhớ khắc sâu kiến thức.
1. Hiện trạng
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ
thực hiện các thí nghiệm cho học sinh quan sát. Tiết dạy có bài học mới giáo
viên cố gắng chỉ ra những hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu
vấn đề, học sinh có nắm được kiến thức, học sinh tích cực trả lời câu hỏi của

giáo viên, học sinh thuộc bài nhưng chưa có hiểu sâu kiến thức và khắc sâu kiến
thức. Một số học sinh chỉ học thuộc lòng ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Trường chưa có phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm để phục vụ cho
việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Trang thiết bị nói chung trong các
lớp học chưa đầy đủ nhất là còn thiếu phương tiện hỗ trợ trong hoạt động báo
cáo, thảo luận của học sinh. Dụng cụ thí nghiệm chưa đồng bộ và thiếu chính
xác. Nguồn tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh còn hạn
chế.
2. Nguyên nhân
- Giáo viên:
+ Trình độ giáo viên hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng
lực sư phạm.

4


+ Ở bước hướng dẫn học sinh tự học giáo viên chỉ nêu ra hệ thống câu
hỏi của bài học cũ, yêu cầu học sinh làm bài tập và một vài câu hỏi chuẩn bị cho
bài học mới.
+ Trong tiết dạy, khi nghiên cứu tìm hiểu kiến thức mới giáo viên nêu
câu hỏi dẫn dắt, hướng dẫn học sinh trả lời hoặc làm thí nghiệm yêu cầu học
sinh quan sát nhận xét và rút ra kết luận.
+ Phương pháp giảng dạy chưa thu hút học sinh, chưa sinh động.
- Học sinh:
+ Chưa biết cách tự tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
+ Học sinh chỉ chuẩn bị bài theo các câu hỏi của giáo viên nêu mà chưa
tự giác chuẩn bị kiến thức mới toàn bài hoặc tìm hiểu, dự đoán và rút ra kết luận
cho bài học.
+ Nhiều học sinh học theo lối cũ, học thuộc, sao chép, viết lại như cũ
không cần suy nghĩ, không sáng tạo dẫn đến mất căn bản.

+ Một số học sinh không thích học, chán học.
3. Giải pháp thay thế
Từ những thực trạng trên, dù còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ khi thực hiện
phương pháp dạy học hoàn toàn mới này nhưng tôi vẫn cố gắng tìm ra những
giải pháp thực hiện theo tinh thần đổi mới sao cho phù hợp với tình hình học tập
của học sinh Trường Trung học cơ sở Bàu Năng.
Tôi lựa chọn giải pháp thay thế đối với lớp thực nghiệm là ở bước hướng dẫn
học sinh tự học ngoài việc dặn các em học bài và làm các bài tập ở nhà, tôi yêu
cầu các em đọc trước bài học, tự tìm hiểu xem bài học cho ta biết được những
kiến thức gì, tự đề ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. Đến tiết học
mới tôi yêu cầu các em thảo luận bàn bạc, thí nghiệm kiểm chứng, đóng góp ý
kiến và tự rút ra bài học sau đó tôi tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh
ghi vào vở xem như kiến thức của bài học.
* Tiến trình dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột
Phương pháp Bàn tay nặn bột đề xuất một tiến trình dạy học ưu tiên xây
dựng những tri thức hiểu biết kiến thức bằng khai thác, thực nghiệm và thảo
5


luận. Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động , hỏi đáp, tìm tòi, thực
nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất
phát từ sự ghi nhớ thuần túy. Học sinh tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy
nghĩ và thảo luận để biết được các kiến thức cho chính mình.
Học sinh học tập nhờ hành động cuốn hút, cuốn mình trong hành động. Học
sinh học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn, tự hỏi đáp với các học sinh cùng
lớp (theo nhóm làm việc hai người hoặc với nhóm lớn) bằng cách trình bày quan
điểm cá nhân của mình, đối lập với quan điểm của bạn và về các kết quả thực
nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn và tính hiệu lực của nó.
Giáo viên tùy theo tình hình, từ một câu hỏi của học sinh có thể đề xuất
những tình huống cho phép tìm tòi một cách có lý lẽ. Giáo viên thường xuyên

hướng dẫn học sinh chứ không làm thay. Giáo viên giúp đỡ học sinh làm sáng tỏ
và thảo luận quan điểm của mình đồng thời chú ý tuân thủ việc nắm bắt ngôn
ngữ, giáo viên cho học sinh kết luận có ý nghĩa từ kết quả thu được, đối chiếu
chúng với các kiến thức khoa học, giáo viên điều hành hướng dẫn học sinh tập
luyện để tiến bộ dần.
Các buổi học ở lớp được tổ chức xung quanh các chủ đề theo hướng tiến
trình có thể đồng thời giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, hiểu được phương
pháp tiến hành và rèn luyện được ngôn ngữ viết và nói. Một thời lượng đủ cần
thiết cho phép nắm bắt, tái tạo và tiếp thu một cách bền vững nội dung kiến
thức.
Để tiết dạy đạt hiệu quả, tôi đã nghiên cứu và vận dụng các pha của tiến
trình dạy học như sau :
Pha 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Pha 2: Hình thành câu hỏi của học sinh.
Pha 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết.
Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.
Pha 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.

6


Việc vận dụng tiến trình theo phương pháp tích cực, linh hoạt giữa các pha,
tùy theo chủ đề nghiên cứu, mỗi pha được xác định như là yếu tố cần thiết để
đảm bảo rằng quá trình khám phá của học sinh được thông suốt về mặt tư duy.
Cụ thể:
Pha 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Tình huống này do giáo viên chủ động đưa ra như một cách dẫn nhập vào bài
học.Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi học sinh dễ hiểu. Tình huống
xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ
ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nên vấn đề càng dễ dàng. Giáo viên phải

dùng câu hỏi mỡ, không dùng câu hỏi đóng ( trả lời có hoặc không).
Ví dụ: - Khi dạy bài Nhôm giáo viên nêu câu hỏi:
Nhôm là kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Tại sao
nhôm có nhiều ứng dụng như vậy? ta cần tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm
để có thể sử dụng đồ dung nhôm an toàn và hiệu quả.
Nhôm có tính chất hóa học nào?
Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không?
-Khi dạy bài Sắt giáo viên có thể nêu tình huống và nêu vấn đề:
Sắt là một kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Sắt có những
tính chất hóa học như thế nào?
Pha 2. Hình thành câu hỏi của học sinh
Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của
mình trước khi được học kiến thức mới. Để làm bộc lộ quan niệm ban đầu của
học sinh, giáo viên có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của học sinh
như bằng lời nói thông qua phát biểu cá nhân hoặc bằng cách viết hay vẽ để biểu
hiện suy nghĩ. Từ những quan niệm ban đầu của học sinh, giáo viên giúp học
sinh đề xuất câu hỏi xoáy sâu vào những quan niệm liên quan đến kiến thức
trọng tâm của bài học.
Giáo viên cần khéo léo lựa chọn một số quan niệm ban đầu khác biệt để giúp
học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.

7


Ví dụ: - Khi dạy bài Nhôm, giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán tính chất hóa
học của nhôm. Học sinh có thể đưa ra nhiều dự đoán khác nhau. Các nhóm học
sinh đưa ra các câu hỏi: Nhôm có những tính chất hóa học nào? Nhôm còn có
tính chất hóa học nào khác? Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm như thế nào?
Nhôm đứng trước những kim loại nào và đứng sau những kim loại nào trong dãy
hoạt động hóa học của kim loại?

- Khi dạy bài Sắt, học sinh có thể có các câu hỏi:
+ Sắt tác dụng với các phi kim khác nhau: O 2, S, Cl2 có tạo ra oxit, muối
trong đó hóa trị của sắt giống nhau không?
+ Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn thường
tạo ra sản phẩm là muối sắt (II) hay sắt (III)?.
Pha 3. Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh , đề nghị
các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên
cứu để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó như
quan sát, thực hành thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu…Trong quá trình đề xuất
phương án thực nghiệm, nếu ý kiến của học sinh nêu lên có ý đúng nhưng ngôn
ngữ chưa chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ thì giáo viên nên gợi ý và từng bước
giúp học sinh hoàn thiện diễn đạt. Giáo viên cũng có thể yêu cầu các học sinh
khác chỉnh sữa cho rõ ý. Đây là một vấn đề quan trọng trong việc rèn luyện
ngôn ngữ cho học sinh. Phương pháp Bàn tay nặn bột khuyến khích học sinh tự
đánh giá ý kiến của nhau hơn là do giáo viên nhận xét.
Sau khi học sinh đề xuất được phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu,
giáo viên nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành thí nghiệm với các dụng
cụ đã chuẩn bị sẵn.
Ví dụ: Khi dạy bài Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Học sinh có thể xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm như
sau:
Câu hỏi
Thí nghiệm
Câu hỏi 1: Kim loại được đặt trong 1.Cho vào đáy ống nghiệm khô, sạch
8


môi trường không khí khô thì kim loại một lớp vôi sống rồi phủ một lớp bông
có bị ăn mòn không?


khô lên trên. Đặt đinh sắt sạch vào ống
nghiệm. Đậy kín ống nghiệm bằng nút
cao su.

Câu hỏi 2: Kim loại được đặt trong 2.Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 ml
môi trường nước và không khí thì kim nước sạch. Thả vào ống nghiệm một
loại có bị ăn mòn không? Nhanh hay đinh sắt.
chậm?
Câu hỏi 3: Kim loại được tiếp xúc với 3.Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 ml
oxi và nước mặn thì kim loại bị ăn dung dịch muối ăn. Thả đinh sắt vào
mòn không? Nhanh hay chậm?

ống nghiệm.

Câu hỏi 4: Kim loại được đặt trong 4.Cho khoảng 5 ml nước cat61vo2 ống
môi trường nước sạch, không có không nghiệm. Thả đinh sắt sạch vào ống
khí thì kim loại có bị ăn mòn không?

nghiệm. Cho tiếp vào ống nghiệm 1 ít
dầu ăn khoảng 1ml.

Pha 4. Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu.
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm
hoặc yêu cầu học sinh cho biết mục đích của thí nghiệm. Sau đó giáo viên phát
các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động.
Các thí nghiệm tiến hành lần lượt tương ứng với từng modun kiến thức. Mỗi
thí nghiệm được thực hiện xong, giáo viên nên dừng lại để học sinh rút ra kết
luận. Giáo viên lưu ý học sinh ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực
hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thực hành. Phần ghi chép này

giáo viên để học sinh ghi chép tự do, không nên gò bó và có khuôn mẫu quy
định, nhất là đối với những lớp mới làm quen với phương pháp Bàn tay nặn bột
Khi học sinh làm thí nghiệm, giáo viên bao quát lớp, quan sát từng nhóm.
Nếu thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai theo yêu cầu thì giáo viên chỉ nhắc
nhỏ trong nhóm đó, không nên thông báo lớn tiếng cho cả lớp vì làm như vậy sẽ
9


phân tán tư tưởng và ảnh hưởng đến công việc của các nhóm học khác. Giáo
viên nên chú ý yêu cầu học sinh thực hiện độc lập các thí nghiệm trong trường
hợp từng cá nhân. Nếu thực hiện theo nhóm thì cũng yêu cầu tương tự như vậy
để tránh việc học sinh nhìn và làm theo cách của nhau.
Ví dụ: Ở bài, Sắt căn cứ vào các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, học sinh thảo luận
để đề xuất các thí nghiệm phù hợp. Giáo viên tổng hợp các thí nghiệm và có thể
hỗ trợ cho học sinh chọn các thí nghiệm có thể tiến hành nhanh, rõ hiện tượng
an toàn.
Pha 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần
được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành.
Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở
coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu
cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm. Giáo viên
khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại
với các ý kiến ban đầu. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá
trình thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh phát hiện mình sai hay
đúng mà không phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt, chính học sinh tự
phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sữa chữa, thay đổi một cách chủ
động. Những thay đổi này sẽ giúp học sinh nhớ lâu và khắc sâu kiến thức.
Ví dụ: Ở bài Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Từ kết quả thí nghiệm, nhóm học sinh thảo luận để rút ra kết luận kiến thức

mới. Học sinh so sánh kết quả mỗi thí nghiệm với dự đoán trước đó và so sánh
kết luận chung với ý kiến ban đầu về ảnh hưởng của môi trường đến sự ăn mòn
kim loại để thấy sự khác biệt.
Đại diện nhóm học sinh trình bày trước lớp về kết quả, nhận xét, bổ sung,
hoàn thiện
Giáo viên cho ý kiến bổ sung và hoàn thiện nếu cần.
* MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
10


- Bố trí vật dụng trong lớp học
- Bàn ghế cần sắp xếp hài hòa theo số lượng học sinh trong lớp
- Cần chú ý đến hướng ngồi của các học sinh sao cho tất cả học sinh đều
nhìn thấy rõ thông tin trên bảng.
- Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện đi lại dễ
dàng cho học sinh lên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết.
- Chú ý đảm bảo ánh sáng cho học sinh.
- Đối với những bài học có làm thí nghiệm thì giáo viên cần có chỗ để
các dụng cụ làm thí nghiệm, không nên để sẵn các dụng cụ thí nghiệm trên bàn
học sinh trước khi dạy học vì nhiều học sinh hiếu động không chịu nghe lời dặn
của giáo viên, có thể sẽ mất tập trung vì mãi nghịch các dụng cụ trên bàn. Một lý
do nữa là sẽ làm lộ ý đồ dạy học của giáo viên khi giáo viên muốn học sinh tự
đề xuất thí nghiệm nghiên cứu.
- Không khí làm việc trong lớp học
Phương pháp Bàn tay nặn bột khuyến khích học sinh xây dựng kiến thức
thông qua làm việc chung, tiến hành thử nghiệm, chia sẻ ý tưởng nên để bầu
không khí học tập sôi nổi trong lớp, giáo viên cần xây dựng bầu không khí làm
việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử
công bằng, bình đẳng giữa các học sinh trong lớp. Giáo viên cần phải chú ý bao
quát lớp học, khuyến khích các học sinh có ý tưởng tốt nhưng rụt rè không dám

trình bày.
- Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu.
- Quan niệm ban đầu của học sinh thường là quan niệm hay khái quát
chung chung về sự vật hiện tượng, có thể sai hoặc chưa thực sự chính xác về
mặt khoa học. Vì là lần đầu tiên được hỏi đến nên học sinh ngại nói, sợ sai và sợ
bị chê cười, do đó giáo viên cần khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của
mình. Cần biết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của học sinh. Nếu
học sinh nêu ý kiến đúng, giáo viên không nên vội vàng khen ngợi hoặc có
những biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng vì nếu làm như thế giáo viên đã vô
tình làm ức chế các học sinh khác tiếp tục muốn trình bày ý kiến của mình.
11


- Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng hay sai của các
ý kiến ban đầu của học sinh.
4. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
“Vận dụng hiệu quả phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn
Hóa học 9 Trường THCS An Thành giúp học sinh ham thích học tập bộ môn”
của tác giả Lưu Xuân Vinh giáo viên Trường THCS An Thành huyện Trảng
Bàng. Tác giả đã nêu được việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào
giảng dạy môn Hóa học 9 nhưng cách phân tích còn mang tính khái quát chung
chung, chưa phân tích cụ thể là đã vận dụng vào loại bài dạy nào như truyền thụ
kiến thức mới, thực hành hay luyện tập.
5. Vấn đề nghiên cứu
Việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào tiết dạy truyền thụ kiến
thức mới có nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 9A1
Trường Trung học cơ sở Bàu Năng hay không?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào tiết dạy truyền thụ kiến
thức mới có nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 9A1

Trường Trung học cơ sở Bàu Năng.

12


13


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
* Giáo viên: Võ Thị Thu Trung, giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hóa
học lớp 9 trường Trung học cơ sở Bàu Năng với thời gian giảng dạy 26 năm.
* Học sinh: Chọn 2 lớp (lớp 9A1 và lớp 9A6) là hai lớp có nhiều điểm
tương đồng về trình độ, số lượng, giới tính, độ tuổi ...

Số HS

Nam

Nữ

Dân tộc kinh

Lớp 9A1

36

18

18


36

Lớp 9A6

36

19

17

36

Cả hai lớp có ý thức trong học tập. Tuy không phải là hai lớp có thành tích
nổi bật như các lớp khác nhưng các em tích cực và ham học hỏi. Tuy nhiên cả 2
lớp vẫn còn một số học sinh thụ động, chưa mạnh dạn tham gia xây dựng bài,
năng lực tư duy hạn chế, khi giao việc về nhà vẫn còn học sinh chuẩn bị bài theo
kiểu đối phó, chiếu lệ.
Về kết quả học tập của năm học trước cũng tương đương về học sinh giỏi,
khá, trung bình, yếu. Về số điểm các môn cũng khá đồng đều nhau.
Kết quả học tập của học sinh môn Hóa học hai lớp năm học: 2013-2014

Xếp loại TBM môn Hóa năm học: 2013 – 2014
Kém

Tổng số

Yếu

Trung bình


Khá

Giỏi

Lớp 9A1

1/0

14/3

17/12

4/3

36/18

Lớp 9A6

1/0

15/2

16/12

4/3

36/17

* Khi dạy hai lớp: 9A1và 9A6 tôi luôn cố gắng giảng dạy các em với tinh

thần trách nhiệm cao, luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp giảng dạy sao

14


cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và luôn tìm cách truyền cảm hứng cho các em yêu
thích học tập môn Hóa học.
2. Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
Chọn hai lớp 9A1 và 9A6 trường THCS Bàu Năng: Lớp 9A1 là lớp
thực nghiệm, lớp 9A6 là lớp đối chứng. Tôi cho học sinh cả hai lớp làm một bài
kiểm tra khảo sát trước tác động, sử dụng kết quả bài kiểm tra này và dùng phép
kiểm chứng t-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình
của hai nhóm trước tác động.

Bảng kết quả kiểm chứng xác định các nhóm tương đương (So sánh điểm
trung bình bài kiểm tra trước tác động)
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

5.60

5.58

Giá trị điểm trung bình
Giá trị p

0,97


Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của cả hai nhóm có sự chênh
lệch và giá trị p = 0,97 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là không có ý nghĩa. Kết luận
được kết quả học tập hai lớp trước tác động là tương đương nhau.
Sau đó tôi tiến hành tác động bằng giải pháp thay thế, kiểm tra một lần
nữa và lấy kết quả bài kiểm tra sau tác động. Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động: Giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm.
- Bài kiểm tra sau tác động: Giáo viên cũng ra một đề cho hai lớp cùng
làm.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.

15


Bảng thiết kế nghiên cứu: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các
nhóm tương đương (Thiết kế số 2)
Nhóm

KT

Tác động

trước TĐ

KT sau


Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn
Lớp 9A1
(TN)


5.58

bột vào tiết dạy truyền thụ kiến thức
mới khi dạy một số bài ở chương II

7.04

Kim loại
Không vận dụng phương pháp Bàn
Lớp 9 A6
(ĐC)

5.60

tay nặn bột vào tiết dạy truyền thụ
kiến thức mới khi dạy một số bài ở

6.01

chương II Kim loại
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
Lớp 9A6(Lớp đối chứng): Không vận dụng phương pháp bàn tay nặn
bột vào tiết dạy truyền thụ kiến thức mới khi dạy chương II Kim loại.
Lớp 9A1 (Lớp thực nghiệm): Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột
vào tiết dạy truyền thụ kiến thức mới một số bài ở chương II Kim loại thiết kế
bài học bằng cách giáo viên nêu tình huống xuất phát, cho học sinh thảo luận để
nêu ý kiến ban đầu, học sinh đề xuất các câu hỏi, đề xuất các thí nghiệm nghiên

cứu và học sinh rút ra kết luận các kiến thức mới.
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Đối với lớp 9A1: Tổ chức dạy học có vận dụng phương pháp Bàn tay
nặn bột vào tiết dạy truyền thụ kiến thức mới .Thời gian tiến hành thực nghiệm
theo nội dung, kế hoạch của nhà trường và theo thời khóa biểu từ tiết 23 đến tiết
27. Cụ thể như sau:
Bảng thời gian thực hiện dạy thực nghiệm lớp 9A1
16


Thứ, ngày
Thứ tư
5/11/2014
Thứ ba
11/11/2014
Thứ tư
12/11/2014
Thứ tư
19/11/2014

Môn

Hóa

Tiết phân phối

Tên bài dạy

chương trình
23


Hóa

24

Hóa

25

Hóa

27

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Nhôm

Sắt

Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại
không bị ăn mòn.

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
* Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kiến thức ở chương I
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong một số bài ở
chương II. Bài kiểm tra gồm 4 câu.
- Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức
chấm điểm theo đáp án đã xây dựng.


17


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Trình bày kết quả
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Lớp thực nghiệm (lớp 9A1)
Trước TĐ

Sau TĐ

Lớp đối chứng (lớp 9A6)
Trước TĐ

Sau TĐ

ĐTB

5.58

7.04

5.60

6.01

Độ lệch chuẩn

2.14


1.42

1.26

1.12

Giá trị p của

0.0005

T-test
SMD

0.92

Biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động.

18


2. Phân tích dữ liệu
Kết quả bài kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm
thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, chênh lệch điểm số là 7.04 – 6.01 = 1.03.
Điều này cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có
sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chứng tỏ rằng khi có sự tác động bằng phương pháp Bàn tay nặn bột ở lớp 9A1
đã cho kết quả hoàn toàn khả quan.
Sử dụng phép kiểm chứng t- test để kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình
cho kết quả p = 0,0005 <0,05 cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai
nhóm rất có ý nghĩa. Điều này minh chứng là điểm trung bình lớp thực nghiệm

cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do tác động của giải pháp
thay thế đã mang lại.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

7.04 − 6.01
= 0.92 . So sánh với
1.12

bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc vận dụng phương
pháp bàn tay nặn bột đối với nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết được kiểm chứng: Việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
vào tiết dạy truyền thụ kiến thức mới đã nâng cao kết quả học tập môn Hóa học
cho học sinh lớp 9A1 Trường Trung học cơ sở Bàu Năng.
3. Bàn luận
* Ưu điểm

19


- Bài kiểm tra sau tác động cho học sinh làm, sau đó tôi tiến hành kiểm
chứng độ tin cậy bằng công thức Spearman-Brown kết quả nhóm thực nghiệm là
rSB = 1 > 0.7; nhóm đối chứng rSB = 0.896 > 0.7 là dữ liệu đáng tin cậy.
- Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm giá trị trung
bình = 7.04, kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng có giá trị trung bình =
6.01. Cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối
chứng, chênh lệch điểm số là 7.04 – 6.01 = 1.03.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là SMD =

7.04 − 6.01
= 0.92 . Điều này

1.12

có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Phép kiểm chứng t- test cho kết quả p = 0.0005 < 0.05 cho thấy độ
chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm rất có ý nghĩa. Điều này minh chứng
là điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu
nhiên mà là do kết quả của sự tác động mang lại.
- Tác động đã có ý nghĩa với lớp thực nghiệm, kết quả học tập của học
sinh 9A1 tăng rõ rệt.
Bước đầu học sinh còn lúng túng, song dưới sự điều khiển của giáo viên
học sinh đã dần dần làm quen với phương pháp học mới, học sinh hứng thú học
tập, thích nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức mới, mạnh dạn dưa ra ý tưởng
đề xuất các câu hỏi một cách hợp lý. Học sinh đã mạnh dạn trình bày ý kiến
quan điểm của mình trước tập thể. Xác định được kiến thức một cách rõ ràng, hệ
thống được các kiến thức vừa học.
* Hạn chế
Do phương pháp Bàn tay nặn bột còn mới mẻ nên giáo viên mất nhiều thời
gian để chuẩn bị một tiết dạy.
Bàn ghế học sinh chưa phù hợp với phương pháp Bàn tay nặn bột, trước tiết
học, học sinh phải sắp xếp bàn ghế cho thuận tiện việc thảo luận nhóm nên còn
mất thời gian. Học sinh chưa quen với việc học tập theo phương pháp này, nên

20


còn lúng túng ở kỹ năng thu thập, xử lí và diễn đạt thông tin dẫn đến giáo viên
phải dành nhiều thời gian để hướng dẫn các em.

21



V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phương pháp Bàn tay nặn bột giúp học sinh thực sự hiểu những kiến thức đã
học mà không phải đơn giản chỉ là học để nhắc lại nội dung kiến thức và thông
tin thu được. Không phải là một quá trình học tập hời hợt với động cơ học tập
dựa trên sự hài lòng từ việc khen thưởng mà dựa trên sự tìm tòi nghiên cứu đi
sâu khi học sinh đã học và hiểu được điều do các em tự khám phá, những ý
tưởng hay khái niệm dẫn đến sự hiểu biết ngày càng sâu hơn cùng với sự lớn lên
của học sinh.
Đứng trước một sự vật, hiện tượng, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, các giả
thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm
chứng và đưa ra những kết quả phù hợp thông qua thảo luận so sánh, phân tích
tổng hợp kiến thức, tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học
của học sinh, không những giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã học mà còn
rèn luyện cho các em kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết.
Việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn Hóa học là
rất cần thiết. Vì như thế học sinh sẽ tích cực hơn trong học tập, phát huy được sự
chủ động của bản thân, nắm chắc kiến thức, có kỹ năng nghiên cứu tài liệu, tìm
hiểu và chuẩn bị bài trước ở nhà từ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tiến bộ

22


hơn. Ngoài ra tiết học cũng không trở nên nhàm chán mà còn thu hút sự chú ý
của học sinh kể cả các học sinh yếu cũng mạnh dạn góp phần ý kiến.
Giáo viên cần nắm vững tiến trình dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột.
Hướng dẫn học sinh thực hiện phương pháp này ngay từ những tiết dạy đầu tiên
của môn Hóa lớp 8, lớp 9 để các em có thể định hướng cách học theo phương
pháp mới.

Sau mỗi bài học, đến bước hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, giáo viên cần
dặn dò, giao việc cho các em thật rõ ràng, kỹ lưỡng về việc chuẩn bị ý kiến ban
đầu, đề xuất câu hỏi và đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu để đến tiết học mới
các em không lúng túng bị động tránh mất nhiều thời gian.
- Tùy theo nội dung từng bài mà ta có thể vận dụng phương pháp Bàn tay
nặn bột vào một hoặc hai đề mục của bài (nếu bài có nội dung dài) và tùy theo
trình độ học tập của từng lớp, ta phải vận dụng sao cho phù hợp.
-

Nên mời đồng nghiệp dự giờ rút kinh nghiệm trong các tiết học này để

góp ý việc vận dụng phương pháp được hoàn thiện hơn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu việc vận dụng phương
pháp Bàn tay nặn bột vào tiết dạy truyền thụ kiến thức mới cho học sinh lớp
9A1 nhưng bản thân nhận thấy việc vận dụng phương pháp này vào tiết dạy đã
đem lại hiệu quả khả quan, góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các cấp lãnh đạo
- Cần xây dựng cho trường các phòng học bộ môn và phòng học thí nghiệm
thực hành.
- Bố trí bàn ghế theo quy cách hoạt động nhóm để học sinh dễ dàng trao đổi
thảo luận, nghiên cứu trong quá trình hoạt động học tập.
- Việc dạy học theo phương pháp mới này còn đang trong giai đoạn thử
nghiệm nên mong muốn các cấp quản lý chuyên môn có cái nhìn khách quan khi
đánh giá kết quả tiết dạy của giáo viên, cần động viên, khuyến khích để giáo
viên mạnh dạn áp dụng phương pháp này.

23



- Hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng phương pháp mới này vào
giảng dạy.
- Cần mở các lớp bồi dưỡng, chuyên đề cụm, các tiết dạy mẫu về việc thực
hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột để giáo viên trao đổi, thảo luận,
học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
2.2. Đối với giáo viên
- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi, tìm tòi nghiên
cứu phương pháp Bàn tay nặn bột bằng nhiều cách.
- Biết vận dụng các kiến thức để thiết kế hoàn thành các tiết dạy theo phương
pháp Bàn tay nặn bột có chất lượng nhằm góp phần nâng cao khả năng tìm tòi
nghiên cứu sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đây là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới, không tránh khỏi những sơ
suất. Rất mong được sự đóng góp của Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp, xin
chân thành cảm ơn.
Bàu Năng, ngày 03 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

Võ Thị Thu Trung

24



×