Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN giải pháp giúp học sinh lớp 5d trường tiểu học cầu khởi a học tốt phân môn tập làm văn tiết trả bài viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.58 KB, 29 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài: “GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5D TRƯỜNG TIỂU HỌC
CẦU KHỞI A HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN TIẾT TRẢ BÀI
VIẾT”
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Hạnh
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Cầu Khởi A
1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì phân mơn Tập làm
văn tiết Trả bài viết có một vị trí rất quan trọng vì nó mang tính thực hành cao,
rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, kĩ năng đánh giá, tự điều chỉnh bài viết của
các em. Nhưng thực tế học sinh lớp tôi các em điều mắc phải lỗi về viết không
đúng yêu cầu đề bài, sai về bố cục, dùng từ chưa chính xác, câu văn thiếu thành
phần chủ ngữ, vị ngữ, viết sai lỗi chính tả, sai về câu, dấu câu, cách diễn đạt,
cách liên kết câu trong đoạn văn dẫn đến bài văn không đạt kết quả như mong
muốn. Chính vì vậy mà tơi đã chọn đề tài: “Giải pháp giúp học sinh lớp 5D
trường Tiểu học Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết”.
Trong bài viết này tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 5
học tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết nói chung, mà cụ thể là học sinh
lớp 5D của tơi nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy - học mơn
Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập làm văn tiết Trả bài viết nói riêng nhằm
giúp các em học tập tốt hơn và có kết quả cao trong học tập.
3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
Giải pháp giúp học sinh lớp 5D trường Tiểu học Cầu Khởi A học tốt phân
môn Tập làm văn tiết Trả bài viết.
Phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp đọc tài liệu; phương pháp quan
sát; phương pháp trao đổi, trò chuyện; phương pháp kiểm tra, đánh giá; phương
pháp so sánh, đối chiếu.
1



4. Giải pháp, chứng minh vấn đề cần giải quyết:
Một số giải pháp: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh sửa lỗi về bài làm
không đúng yêu cầu, bố cục, chính tả, cách dùng từ, đặt câu, dấu câu, về diễn
đạt, cách liên kết các câu trong đoạn văn cho học sinh lớp 5 khi dạy phân môn
Tập làm văn tiết Trả bài viết.
5. Hiệu quả áp dụng:
Khi áp dụng các giải pháp trên, phần lớn học sinh biết viết đúng yêu cầu đề
bài, về bố cục, dùng từ chính xác, câu văn đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ, viết
sai lỗi chính tả cịn rất ít, có tiến bộ nhiều khi viết câu, sử dụng dấu câu, cách
diễn đạt, cách liên kết câu trong đoạn văn.
6. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này không chỉ vận dụng ở lớp 5D mà còn được triển khai thực hiện
trong khối lớp 5 của trường Tiểu học Cầu Khởi A và các trường trong cụm.
Cầu Khởi, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Trần Thị Hạnh

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì phân mơn Tập làm văn có
một vị trí rất quan trọng vì nó mang tính thực hành cao, các bài văn gắn với các
đơn vị học, các tiết Tập làm văn rèn cho học sinh luyện nói, luyện viết thì tiết
Trả bài viết có một vị trí quan trọng vì tiết Trả bài viết mục đích là rèn cho học
sinh kĩ năng kiểm tra, kĩ năng đánh giá, tự điều chỉnh bài viết của các em.
Phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết là tiết sau cùng của một đơn vị học

nhưng thiết thực nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu điểm, khuyến điểm
trong bài viết cũng như trong kiến thức của mình, của bạn và học hỏi trao đổi
lẫn nhau biết cách sửa chữa để cùng nhau tiến bộ.
Nhưng thực tế cho thấy rằng các bài viết của học sinh lớp tôi các em đều mắc
phải lỗi về viết không đúng yêu cầu đề bài, sai về bố cục, dùng từ chưa chính
xác, các em thường viết theo sự phát âm của mình, câu văn thiếu thành phần chủ
ngữ, vị ngữ, viết sai lỗi chính tả, sai về câu, dấu câu, cách diễn đạt, cách liên kết
các câu trong đoạn văn dẫn đến bài văn không đạt kết quả như mong muốn.
Chính vì vậy mà tơi đã chọn đề tài: “Giải pháp giúp học sinh lớp 5D trường
Tiểu học Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết”. Trong
bài viết này tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 học tốt
phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết nói chung, mà cụ thể là học sinh lớp 5D
của tơi nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy - học mơn Tiếng
Việt nói chung và phân mơn Tập làm văn tiết Trả bài viết nói riêng nhằm giúp
các em học tập tốt hơn và có kết quả cao trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp giúp học sinh lớp 5D trường Tiểu học Cầu
Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5D trường Tiểu học Cầu Khởi A.
4. Phạm vi nghiên cứu:
3


Trong đề tài này tôi nghiên cứu: Một số giải pháp Sửa lỗi về làm bài không
đúng yêu cầu, bố cục, chính tả, cách dùng từ, đặt câu, dấu câu, về diễn đạt, cách
liên kết các câu trong đoạn văn cho học sinh lớp 5 khi dạy phân môn Tập làm
văn tiết Trả bài viết.
Học sinh lớp 5D trường Tiểu học Cầu Khởi A.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài này là:
a. Phương pháp đọc tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phân môn Tập làm văn tiết Trả bài
viết để nắm được những vấn đề liên quan đến nội dung, đề tài nghiên cứu. Trên
cơ sở đó, tơi xác định cơ sở lí luận cần thiết trong việc thực hiện các giải pháp
khoa học, phù hợp với nội dung triển khai.
b. Phương pháp quan sát:
Thu nhập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác trực tiếp đối
tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng, từ đó giúp tơi có thêm tài
liệu sống về học sinh để đi đến khái quát hóa về thực tiễn giáo dục học sinh tốt
hơn.
c. Phương pháp trao đổi, trò chuyện:
Trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp để nắm được những thuận lợi, khó
khăn, những điểm khác, mới,…trong việc dạy học phân môn Tập làm văn tiết
Trả bài viết. Bên cạnh đó, tơi trao đổi, trị chuyện với học sinh để hiểu được
những khó khăn, thắc mắc, những ý kiến, cảm xúc, hứng thú của các em trong
tiết học.
d. Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Sử dụng phương pháp này để kiểm tra sự tiến bộ của học sinh trong quá
trình áp dụng đề tài.
e. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Sử dụng phương pháp này để nắm được sự tiếp thu của học sinh và khả năng
học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
6. Giả thiết khoa học:
4


Nếu giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu một cách tỉ mỉ và chọn được những
phương pháp dạy học phù hợp trong các giờ dạy phân môn Tập làm văn tiết Trả

bài viết thì nhất định chất lượng học tập mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn
Tập làm văn tiết Trả bài viết nói riêng của học sinh lớp 5D sẽ ngày càng được
nâng cao.

5


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của đại hội Đảng, những văn kiện
khác của Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh rằng: cần đổi
mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, đồng
thời dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Chính vì thế Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có những cơng văn hướng dẫn thực hiện chương trình,
sách giáo khoa và chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng học sinh như:
- Công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 về Hướng
dẫn thực hiện chương trình các mơn học lớp 1,2,3,4,5.
- Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 về tài liệu
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
- Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 Thông tư
Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Chúng ta đã biết học các tiết Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận
với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi
phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái thiện, cái thẩm mĩ
được định hướng trong các đề bài. Đặc biệt là tiết Trả bài viết chiếm vị trí rất
quan trọng trong phân mơn Tập làm văn, đối với học sinh tiểu học nói chung, ở
lớp tơi nói riêng. Nếu học tốt phần này sẽ giúp các em có thêm kĩ năng nói, kĩ
năng viết, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với
mục đích giao tiếp yêu cầu cần đạt, sửa chữa về nội dung và hình thức diễn đạt
hình thành cho các em kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn

luôn tiến bộ. Đây cũng chính là khâu cuối cùng để hồn thiện kĩ năng làm văn
của các em.
Thông qua phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết giúp các em trau dồi vốn
Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của các em về
cuộc sống, nhằm phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân.
Ngồi ra phân mơn Tập làm văn tiết Trả bài viết cịn bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu quê hương đất nước, tình
6


yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, giúp các em
yêu thích Tiếng Việt.
2. Cơ sở thực tiễn:
Phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết còn trang bị cho các em kiến thức
và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn
sống, rèn luyện tư duy, lơgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc
thẩm mĩ hình thành nhân cách cho các em.
Năm học 2014-2015 tôi được giao nhiệm vụ dạy lớp 5D với tổng số học
sinh là 29 em trong đó có 14 nữ.
Qua bài văn khảo sát đầu năm và thực tế giảng dạy cho thấy có em viết
khơng đúng u cầu đề bài, có em viết sai bố cục, có em dùng từ chưa chính
xác, có m viết sai nhiều lỗi chính tả. Có em mắc nhiều lỗi trên trong một bài
văn. Cụ thể như sau:
Viết
Tổng

khơng

số


đúng

học

u

sinh

cầu đề
bài

Viết

Dùng

sai

từ

về

chưa

bố

chính

cục

xác


3

7

Viết
sai
chính
tả

Sai về câu, dấu
câu, cách diễn
đạt, cách liên
kết các câu
trong đoạn văn

Bài khảo sát đầu
năm

29

2

15

7

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tơi suy nghĩ tìm tịi đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết
giúp các em hoàn thiện bài văn của mình.

3. Vận dụng các giải pháp vào thực tiễn giảng dạy:
Trong q trình dạy học, tơi ln áp dụng nhiều phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học. Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, khơng áp đặt. Kĩ
năng nói, kĩ năng viết, kĩ năng kiểm tra, đánh giá tự điều chỉnh bài viết của mình
là một kĩ năng phức tạp, địi hỏi một q trình lâu dài, các em cần phải chiếm
7


lĩnh các kĩ năng này. Muốn nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn tiết Trả
bài viết của các em thì tơi cần phải giảng dạy theo ngun tắc: “Thầy chủ đạo,
trò chủ động”
Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, khi dạy tôi tập trung vào
các yêu cầu cơ bản, linh hoạt phương pháp dạy học của tiết Trả bài viết nhằm
đạt hiệu quả đúng với yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Để đạt được yêu cầu này
tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học giúp các em
hứng thú hơn, thích học hơn, sửa chữa những lỗi sai một cách chủ động hơn. Từ
đó các em hiểu bài sâu sắc hơn, chắc chắn hơn. Các giải pháp đó là:
3.1. Nhận xét nội dung bài văn:
Đây cũng chính là bước mà tôi không thể coi thường, nhận xét bài qua loa,
sơ sài. Nếu như thế tôi sẽ không thấy được ưu, khuyết điểm bài làm của các em,
bản thân các em cũng không thấy được lỗi sai của mình. Vì vậy địi hỏi tơi phải
kiểm tra, nhận xét bài một cách nghiêm túc, kĩ càng, chính xác, đảm bảo được
tính khoa học, khách quan, vơ tư. Qua bài làm thấy được khả năng sáng tạo của
các em, có thái độ đúng đắn, phải công nhận cách sử dụng từ ngữ của các em
cho dù đó là một sản phẩm rất nhỏ. Khi kiểm tra, nhận xét tôi cần ghi rõ những
lỗi sai của các em trong bài, phân loại cụ thể.
. Làm bài đúng với yêu cầu đề bài chưa?
. Xem bố cục bài của các em đạt chưa?
. Sai những lỗi chính tả nào?
. Những từ nào dùng chưa chính xác?

. Diễn đạt như thế đạt chưa?
. Câu văn có chủ ngữ, vị ngữ chưa?
. Câu văn nào quá dài hoặc quá ngắn?
. Câu văn nào hay, có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa?
Những lỗi sai, những câu văn hay tơi đều ghi nhận vào sổ tay cá nhân của
tôi để theo dõi các em. Em nào sai lỗi nào và đưa ra hướng sửa chữa để tôi thiết
kế bài dạy cho phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết. Bên cạnh đó, sổ tay này

8


cịn giúp tơi so sánh đối chiếu với những bài làm sau của các em xem các em có
tiến bộ hay chưa?
Qua việc kiểm tra tôi cũng đánh giá được kết quả bài làm của các em, đồng
thời cũng giúp tơi đánh giá lại kết quả giảng dạy của mình có chất lượng hay
khơng để từ đó tơi sẽ điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp và có hướng
sửa chữa lỗi cho các em.
3.2. Thiết kế bài dạy:
Thông qua việc kiểm tra, nhận xét bài và ghi nhận những ưu, khuyết điểm
của các em. Đây chính là nội dung để tôi thiết kế bài dạy cho phân môn Tập làm
văn tiết Trả bài viết.
I. Mục tiêu:
Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn miêu tả về các mặt: bố cục, trình tự
miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, dùng từ, cách trình bày và lỗi chính tả;
Nhận biết được lỗi trong bài văn, viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
HS tự chữa bài trong bài văn.
Giáo dục học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
*Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài làm của học sinh.
Mục tiêu: HS biết những ưu điểm, khuyết điểm chính trong bài làm.
Giáo viên mở bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết kiểm tra; một số lỗi
điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý …của học sinh.
Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài làm của học sinh: Nêu những ưu
điểm, khuyết điểm chính trong bài làm.
Giáo viên trả bài cho từng học sinh.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài.

9


Mục tiêu: Nhận biết được lỗi trong bài văn, viết lại một đoạn văn cho đúng
hoặc hay hơn.
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung.
GV ghi các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng phụ.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. Giáo viên chữa lại cho đúng
bằng phấn màu (nếu sai).
b. Hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi trong bài.
Học sinh đọc lời nhận xét của cô giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của
mình và sửa lỗi.
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh sửa bài.
c. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của học
sinh trong lớp (hoặc ngồi lớp mà mình sưu tầm được). Học sinh trao đổi, thảo
luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn
văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân các em.

Mỗi học sinh chọn một đoạn văn viết chưa hay viết lại cho hay hơn.
C. Củng cố, dặn dò:
3.3. Tiến hành trả bài viết trên lớp:
3.3.1. GIẢI PHÁP I:
a) Sửa lỗi về làm bài không đúng yêu cầu:
Ví dụ: Tả hoạt động của một người mà em quen biết.
Các em đi sâu vào ngoại hình mà không tả hoạt động. Đối với những em
mắc lỗi này tơi thường cho em đó đọc lại đề bài từ 2 đến 3 lần và hỏi: Đề bài
yêu cầu em điều gì? Lúc các em trả lời tơi gạch chân để các em dễ dàng nhận ra
yêu cầu đề bài và cho các em viết lại bài văn.
b) Sửa lỗi về bố cục:
Đối với dạng lỗi sai này tôi gọi các em nêu lại cấu tạo của một bài văn (Mở
bài, thân bài, kết bài) các em nhớ lại dàn ý đã lập. Tôi tổ chức cho các em nhận
dạng bài sai của mình nếu các em khơng phát hiện lỗi sai. Tôi gọi các em đọc lại
10


bài và xác định đâu là phần mở bài, thân bài và kết bài. Bài văn được sắp xếp ý
như thế nào? Tơi tiến hành cho em đó làm lại bài cá nhân và sau đó trao đổi với
bạn để cùng kiểm tra lẫn nhau.
c) Sửa lỗi về chính tả:
Trong quá trình kiểm tra, nhận xét bài những từ nào sai tôi đều gạch chân
bằng mực đỏ.
Phần này tôi tổ chức trao đổi nhóm đơi (nhóm tương trợ): một em học tập
tốt với một em học chậm (sai nhiều lỗi) cùng tương trợ nhau sửa những lỗi sai
theo phát âm của bản thân. Tôi giúp các em phân biệt một số nghĩa có liên quan
đến cách dùng từ của các em. Sau đó tơi tổ chức trị chơi bằng cách cho các em
ghi những từ sai lên bảng theo 3 nhóm, chia lớp 3 đội theo dãy bàn, yêu cầu các
em thi đua nhau viết lại cho đúng, đội nào ghi đúng và nhanh sẽ chiến thắng.
Ví dụ: Viết sai chính tả


Viết đúng chính tả

Máy tóc bạc phơ.

Mái tóc bạc phơ.

Bà em rất khẻo mạnh.

Bà em rất khỏe mạnh.

Mái tóc mùa múi tiêu.

Mái tóc màu muối tiêu.

Làng da trắng hồng

Làn da trắng hồng.

Khuông mặt bà phút hậu.

Khuôn mặt bà phúc hậu.

d) Sai về cách dùng từ:
Đối với những trường hợp này tôi ghi những câu sai lên bảng và gọi các em
nhận xét câu cô viết. Em thấy chỗ nào chưa hay, có sai khơng? Tại sao chưa hay
có thể tìm từ khác thay thế khơng? Các em đọc lại câu đúng tơi ghi bên phải
bảng.
Ví dụ 1: Hai năm nay em mới có dịp gửi cho cơ Nhu một bức thư.
Em có nhận xét gì về câu văn trên? (dùng từ chưa phù hợp)

Từ nào chưa phù hợp? (gửi cho)
Tại sao? (từ này dùng cho mối quan hệ bạn bè)
Vậy em có thay thế từ nào? (gửi đến)
Gọi các em viết lại câu hoàn chỉnh.
Hai năm nay em mới có dịp gửi đến cơ Nhu một bức thư.
11


Lúc này tôi chốt lại cho các em từ gửi cho dùng cho mối quan hệ bạn bè,
còn đối với những bậc trên như quan hệ ông bà, cha mẹ, thầy cơ… thì nên dùng
từ gửi đến thì mới phù hợp và hay hơn.
Ví dụ 2: Bà đã vĩnh biệt em về sống với cơ ở thành phố Hồ Chí Minh, em
vẫn nhớ bà. (Bài viết số 3-Tuần 16)
Em có nhận xét gì về câu văn trên? (dùng từ chưa phù hợp)
Từ nào chưa phù hợp? ( vĩnh biệt)
Tại sao? ( từ này dùng chỉ người khơng cịn nữa)
Vậy em có thay thế từ nào?( xa)
Gọi các em viết lại câu hoàn chỉnh. “Bà đã xa em về sống với cơ ở thành
phố Hồ Chí Minh, em vẫn nhớ bà.”
Lúc này tôi chốt lại cho các em từ vĩnh biệt dùng chỉ người đã khuất, cịn
từ xa nói về sự xa cách trong một khoảng thời gian nào đó thì nên dùng từ xa thì
mới đúng sắc thái của câu văn.
Ví dụ 3: Cây phượng già xanh mượt yên tĩnh rủ bóng. (Bài viết số 2-Tuần
10)
Em có nhận xét gì về câu văn trên? (dùng từ chưa phù hợp)
Từ nào chưa phù hợp? (yên tĩnh)
Tại sao? (Yên tĩnh là không bị xáo động) VD: khơng khí đồng q n tĩnh
hoặc mặt biển yên tĩnh.
Vậy em có thay thế từ nào?(im lìm)
Gọi các em viết lại câu hồn chỉnh. “Cây phượng già xanh mượt im lìm rủ

bóng.”
đ) Sai lỗi về câu, dấu câu, về diễn đạt:
Thông thường các em mắc lỗi này là do các em viết thiếu chủ ngữ hoặc
thiếu vị ngữ nên ý câu chưa trọn vẹn, câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng
củng. Do đó để sửa lỗi sai này tôi thường cho các em đọc lại lỗi sai và ghi câu
đó lên bảng.
Ví dụ 1: Câu thiếu chủ ngữ: “Được rải bằng đá mi.” (Bài viết số 2-Tuần
10)
12


Khi kiểm tra bài tôi gạch bằng mực đỏ, gọi em đó đọc lại câu em viết và
hỏi: Đây có phải là một câu không? Nếu em viết như thế người đọc sẽ hiểu được
khơng? Theo em cái gì được rải bằng đá mi? (Sân trường)
Lúc bấy giờ các em sẽ nhận ra câu thiếu chủ ngữ và tự sửa chữa vào vở câu
hoàn chỉnh: Sân trường được rải bằng đá mi.
Ví dụ 2: Đứng từ xa. Nhìn ngơi trường thật đẹp. Mái lớp được lợp tôn,
tường vôi trắng. (Bài viết số 2-Tuần 10)
Em có nhận xét gì về đoạn văn trên? (dùng dấu câu chưa phù hợp)
Dấu câu nào chưa phù hợp? (dấu chấm thứ nhất và dấu chấm thứ hai)
Tại sao? (đứng từ xa chỉ là một cụm từ không phải là câu)
Vậy em thay thế hai dấu câu trên như thế nào? (dấu chấm thứ nhất thay
bằng dấu phẩy; Dấu chấm thứ hai được thay thế bằng dấu hai chấm.
Vì sao? (Dấu hai chấm được giải thích cho bộ phận đứng trước nó - Ngơi
trường đẹp)
Gọi các em viết lại câu hồn chỉnh. “Đứng từ xa, nhìn ngôi trường thật
đẹp: mái lớp được lợp tôn, tường vôi trắng.”
Ví dụ 3: Diễn đạt nội dung rườm rà. “Trong gia đình em có một người mà
em rất kính mến, đó là ơng em rất kính u.” (Bài viết số 3-Tuần 16)
Với câu trên tôi cho các em đọc trên bảng phụ và yêu cầu các em nhận xét

về câu này, theo em thì diễn đạt nội dung như thế được chưa ? (câu trên viết
chưa hay, diễn đạt nội dung rườm rà, lủng củng). Câu trên có những từ nào cùng
nghĩa? (kính mến - kính u). Em có thể sửa như thế nào? Học sinh nêu câu đã
sửa hoàn chỉnh: Trong gia đình em, ơng là người thật đáng kính.
Ví dụ 4: Đứng trước cảnh đẹp của cơng viên Cây Xanh. Em cảm thấy trong
lòng đang cố gắng đưa quê hương Tây Ninh ngày một giàu đẹp. (Bài viết số 1Tuần 4)
Em có nhận xét gì về câu (đoạn) văn trên. Các em dễ dàng nhận ra câu thứ
nhất không phải là một câu mà là một cụm từ. Theo em làm thế nào để hoàn
chỉnh câu văn trên chứ không phải là đoạn văn? (thay dấu chấm bằng dấu phẩy)

13


Gọi các em viết lại câu văn đã thay dấu: Đứng trước cảnh đẹp của công
viên Cây Xanh, em cảm thấy trong lòng đang cố gắng đưa quê hương Tây Ninh
ngày một giàu đẹp.
Đây có phải là một câu hồn chỉnh chưa? (chưa)
Vì sao? (dùng từ chưa phù hợp)
Từ nào chưa phù hợp? (em cảm thấy trong lòng đang cố gắng)
Em có thể thay thế từ nào? (Em càng thêm yêu đất nước và quyết tâm học
giỏi.)
Gọi các em đọc câu hồn chỉnh: Đứng trước cảnh đẹp của cơng viên Cây
Xanh, em càng thêm yêu đất nước và quyết tâm học giỏi để đưa quê hương Tây
Ninh ngày một giàu đẹp.
e) Sai lỗi về cách liên kết các câu trong đoạn văn:
Ví dụ 1: Em rất thích chú danh hài Hiếu Hiền. Dáng ổng mập. Danh hài
Hiếu Hiền hài rất hay và có duyên. Em xin hứa sẽ học thật giỏi để cho anh Hiếu
Hiền vui mừng. (Đoạn kết bài - Bài viết số 4 - Tuần 20)
Em có nhận xét gì về các câu trong đoạn văn trên? (ý các câu liên kết chưa
chặt chẽ, câu Dáng ổng mập dùng để tả ngoại hình khơng nên ghi câu này ở

phần kết bài), dùng từ lặp lại (Hiếu Hiền), dùng từ xưng hơ chưa chính xác (chú,
anh, ổng), ý câu cuối chưa đúng với thực tế cuộc sống)
Cho học sinh đọc lại đoạn văn trên và suy nghĩ sửa lại cho hay hơn.
Học sinh nêu đoạn văn đã sửa: Em rất thích danh hài Hiếu Hiền vì anh ấy
diễn hài rất hay và có duyên. Em xin hứa sẽ học thật giỏi để được ba mẹ chở đi
xem anh Hiếu Hiền biểu diễn lần nữa.
Ví dụ 2: Tả đồ vật (bài viết số 6 – Tuần 25)
HS tả hình dáng cái bàn như sau:
Cái bàn nhỏ của em xinh xắn. Cái bàn được đặt ngay cửa sổ. Cái bàn có
bốn chân. Cái bàn có nắng gió, hương hoa từ ngồi vườn theo gió đưa vào. Cái
bàn hình chữ nhật, chiều dài khoảng một mét, chiều rộng khoảng bảy mươi
xăng-ti-mét. Ở dưới mặt bàn có hai ngăn vừa đủ để em bỏ cặp, sách vở vào.
Em có nhận xét gì về các câu trong đoạn văn trên?
14


Học sinh đọc lai đoạn văn nhận ra và nêu: Các câu trên chưa có sự liên kết
chặt chẽ về ý, sắp xếp các ý chưa hợp lí và chưa rõ ràng, mỗi câu đều lặp lại từ
(cái bàn), câu 5 dùng từ chưa đúng (cái bàn)
Em có thể sửa lại các câu trong đoạn văn trên như thế nào cho hay hơn?
Học sinh sửa lại (câu 2 và câu 4 nên kết hợp thành một câu bỏ từ cái bàn ở
đầu câu 4, câu 3 nên viết ở cuối đoạn văn, thay từ cái bàn bằng một từ đồng
nghĩa: nó, từ cái bàn ở câu 5 thay thành từ mặt bàn mới chính xác hơn)
HS nêu đoạn văn hồn chỉnh:
Cái bàn nhỏ của em xinh xắn. Nó được đặt ngay cửa sổ có nắng gió,
hương hoa từ ngồi vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn hình chữ nhật, chiều dài
khoảng một mét, chiều rộng khoảng bảy mươi xăng-ti-mét. Ở dưới mặt bàn có
hai ngăn vừa đủ để em bỏ cặp, sách vở vào. Cái bàn có bốn chân rất chắc chắn.
h) Đọc bài văn hay, đoạn văn hay trước lớp.
Khi đã sửa xong các lỗi, tôi cho các em nghe một đoạn hay hoặc một bài

văn hay, có ý sáng tạo. Đây là những bài hay đạt kết quả của các em trong lớp
(nếu bài viết của các em chưa đảm bảo u cầu thì tơi chọn một bài văn mẫu phù
hợp với yêu cầu của đề bài). Bài đọc cho cả lớp nghe phải có chất lượng về nội
dung và hình thức, phải đảm bảo yêu cầu giúp các em trong lớp học tập được
cách sắp xếp ý, tìm ý cũng như thể hiện được ý của bài văn.
Khi chọn bài văn của các em trong lớp, tôi để chính em viết bài đó đọc, bài
văn ấy được đọc to, rõ ràng, diễn cảm cho cả lớp cùng nghe (nếu em đó đọc
khơng đạt u cầu thì lúc ấy tơi đọc cho cả lớp nghe) Đây cũng chính là nguồn
động viên rất lớn đối với các em.
k) Khả năng phát triển:
Song song với việc chữa lỗi và đọc cho các em nghe những câu văn hay,
bài văn hay. Ngồi ra tơi cịn hướng dẫn cho các em biết chọn hình ảnh so sánh,
sử dụng biện pháp nhân hóa để giúp các em có những câu văn hay, bài làm giàu
hình ảnh.
Ví dụ 1: Dùng hình ảnh so sánh khi Tả về ngôi trường (Bài viết số 2-Tuần
10)
15


Cổng trường như hai người lính đứng canh gác cho chúng em học tập.
Ví dụ 2: Dùng hình ảnh so sánh để tả các bộ phận của người. (Bài viết số 3Tuần 16)
- Hàm răng trắng đều như hạt bắp.
- Nước da của cô em trắng như hoa bưởi.
- Đôi mơi đỏ hồng như vừa thoa một lớp son.
Ví dụ 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa khi Tả một ngày mới bắt đầu ở quê
em. (Bài viết số 1-Tuần 4)
Ngày mới bắt đầu bằng tiếng gáy của những chú gà trống. Dậy từ rất sớm,
chúng rủ nhau xuống chuồng, đứng vững trên thanh tre, vỗ cánh phành nhạch
và cất cao giọng “Ị…ó…o”. Ơng mặt trời đang ngon giấc cũng bị đánh thức,
từ từ hé đơi mắt nhìn xuống trần gian. Dần dần ơng lên cao, đến đầu ngọn tre

thì đứng lại. Ông bắt đầu tỏa ra những cánh tay dài màu vàng nhạt ra khắp
xung quanh, xuyên qua kẽ lá, rọi xuống mặt đất.
g) Những điểm cần lưu ý khi kết thúc tiết học:
Sau khi đọc bài văn mẫu xong tơi dặn dị các em một số lưu ý sau:
. Cần học kĩ các nội dung kiến thức thông qua tiết chính tả, tiết luyện từ và
câu ở trên lớp, nhằm khắc phụ việc viết sai chính tả, cách dùng từ, cách đặt câu.
. Khuyến khích các em thường xuyên đọc sách, báo và ghi lại những từ ngữ
giàu hình ảnh, giàu cảm xúc nhằm làm giàu vốn từ cho các em, từ đó giúp các
em có thể vận dụng một cách sáng tạo hơn trong bài viết của mình.
3.3.2.GIẢI PHÁP II:
a) Các em tự sửa lỗi sai trong bài làm của mình.
Đối với những em sai tơi ghi tên các em trong thiết kế bài dạy, trong sổ
theo dõi, nhưng khi trả bài sửa lỗi tôi không nêu tên các em lên, vì tránh trường
hợp các em mặc cảm để tự các em phát hiện lỗi sai của mình và tự sửa chữa.
Trong quá trình kiểm tra, nhận xét bài tơi có gạch chân những chỗ sai bằng mực
đỏ. Tôi gọi các em đọc những chỗ gạch mực đỏ và hỏi: Em có nhận xét gì về
câu văn em vừa đọc? Em định trình bày như thế nào? Lúc này các em dễ dàng
diễn đạt theo ý của mình. Theo em phải sửa lại như thế nào?
16


Ví dụ: Ở q em có một cánh đồng rất đẹp cánh đồng rất là rộng. (Bài
viết số 1-Tuần 4)
Em có nhận xét gì về câu văn em vừa đọc? (lặp lại từ ngữ).
Theo em câu trên được sửa lại như thế nào?
Học sinh hiểu và sửa lại lỗi: Ở quê em có một cánh đồng rất đẹp và rộng.
Có những trường hợp các em viết sai từ theo sự phát âm của mình, trường
hợp này tơi cho các em đọc lại câu văn đó để các em phân biệt các từ các em ghi
trong câu đúng chưa?
Ví dụ: Cả nhà đang ngồi uống chà và đón tết trong phịng khách.

Theo em thì uống trà hay uống chà, tự các em sẽ hiểu và sửa lại lỗi.
Cả nhà đang ngồi uống trà và đón tết trong phịng khách.
b) Tổ chức dạy học theo nhóm:
Hình thức học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan
hệ qua lại giữa các em học sinh, đem lại sự đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau
trong học tập. Hoạt động nhóm giúp các em tích cực và tham gia nhiều hơn,
giúp các em có kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng sống cơ bản được phát triển.
Ngồi ra cịn giúp các em có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của
mình với người khác, các em có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
Với hình thức này tơi cho các em tạo thành nhóm tương trợ theo nhóm 2
(một em học tập tốt với một em học chậm). Tôi phát bài cho các em và giao việc
như sau:
. Các em đọc bài của nhau, phát hiện lỗi, và nêu cách sửa chữa, trao đổi với
bạn xem bạn có đồng ý cách sửa của mình hay khơng? Ngồi ra các em cịn phát
hiện được những lỗi sai mà tơi kiểm tra, nhận xét cịn sót. Sau đó cùng bạn sửa
chữa lỗi sai. Bản thân tơi quan sát lớp theo dõi hoạt động của các em để trợ giúp
các em khi các em gặp khó khăn.
Chia nhóm tương trợ: (mỗi nhóm có 4 em), giao việc như sau:
. Mỗi nhóm các em tìm lỗi về bố cục bài, trao đổi với nhóm tìm cách sửa
chữa ghi vào bảng phụ. Các em tìm tiếng sai chính tả vì những tiếng trong quá
trình kiểm tra, nhận xét được tơi gạch mực đỏ, trao đổi với nhóm tìm cách sửa
17


chữa ghi vào bảng phụ. Các em tìm từ dùng sai, câu lủng củng, trao đổi với
nhóm tìm cách sửa chữa ghi vào bảng phụ. Các em tìm những câu văn hay. Sau
khi hồn tất các em đính lên bảng lớp để cùng nhau nhận xét. Nếu các em trong
nhóm ghi thiếu tơi bổ sung vì trong q trình kiểm tra, nhận xét bài tơi có ghi
nhận vào sổ tay của mình.
Đây cũng là phần mà tơi tạo cho học sinh mình mạnh dạn hơn, nhằm giúp

các em phát triển ý kiến của bản thân. Tuy nhiên khi các em thực hiện tốt yêu
cầu này tôi luôn động viên khuyến khích, tuyên dương các em để các em hứng
thú trong học tập.
c) Trao đổi ý kiến với phụ huynh:
Tôi trao đổi với phụ huynh về việc học tập ở nhà của các em. Kết hợp với
phụ huynh nhắc nhở các em đọc thêm sách báo, những bài văn hay và ghi lại
những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc nhằm làm giàu vốn từ cho các em, từ
đó giúp các em có thể vận dụng một cách sáng tạo hơn trong bài viết của mình.
Vào 15 phút đầu giờ tôi cho các em học tập tốt viết lại những từ ngữ hay,
những câu văn hay mà các em đã đọc thêm ở nhà. Khi các em ghi xong tôi cho
các em học chậm đọc lại. Đồng thời tôi cũng kiểm tra sự ghi chép của các em
học chậm ở nhà (Nếu các em này ghi được những câu văn hay, những từ ngữ
hay tôi tuyên dương các em để động viên, khuyến khích các em.)
Để tiết học đạt hiệu quả tôi áp dụng cả hai giải pháp trên vào tiết dạy phân
môn Tập làm văn tiết Trả bài viết để phát huy được tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh.
TĨM LẠI:
Về phía học sinh:
 Nắm vững dàn ý, yêu cầu đề bài – hoàn thành bài văn.
 Các em tự giác, tích cực trong học tập.
 Biết nhận xét, đánh giá bài của bạn.
 Mạnh dạn trong học tập.
 Đọc thêm sách, báo.
Về phía giáo viên:
18


 Trao đổi với phụ huynh, nhắc nhở các em đọc thêm sách, báo, các bài
văn hay.
 Không áp đặt kiến thức. Khơng làm bầu khơng khí lớp học nặng nề.

 Không xúc phạm nhân cách học sinh.
 Giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia hoạt động học tập.
 Giúp học sinh có phương pháp tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn
đề thuộc phạm vi bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức.
 Nắm vững phương pháp dạy phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết.
 Soạn bài tốt dự kiến mọi tình huống xảy ra để kịp thời xử lí.
 Tận tình giảng dạy học sinh chậm, có tính giáo dục kiên trì, khơng
nóng vội.
4. Kết quả cụ thể:
Qua áp dụng các giải pháp trên vào công tác giảng dạy, chất lượng đạt được
như sau:
Viết
Tổng

khơng

số

đúng

học

u

sinh

cầu đề
bài


Viết

Dùng

sai

từ

về

chưa

bố

chính

cục

xác

3
0

7
4

Viết
sai

Sai về câu, dấu

câu, cách diễn
đạt, cách liên

chính
tả

kết các câu
trong đoạn văn

Bài khảo sát đầu
năm
Học kì I
Học kì II

29
29

2
0

15
7

7
5

Với kết quả trên cho thấy chất lượng của lớp 5D được nâng lên. Học sinh
có tiến bộ rõ rệt. Điều này chứng minh được đề tài của tơi đã có hiệu quả. Cho
đến nay tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục
những mặt còn tồn tại để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa.


19


III. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số giải pháp viết về “Giải pháp giúp học sinh lớp 5D
trường Tiểu học Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết”.
Tôi sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này đến cuối năm học để giảng dạy cho học sinh,

20


để các em học tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết và tạo cơ sở cho các
em học tốt các môn học khác.
1. Bài học kinh nghiệm:
Trong thực tế giảng dạy và trong quá trình nghiên cứu tơi rút ra bài học
kinh nghiệm đó là:
a. Đối với giáo viên:
Có lịng say mê nghề nghiệp, ln có ý thức tìm tịi và sáng tạo trong dạy
học.
Giáo viên phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, phải nghiên cứu kĩ
nội dung chương trình để nắm mục tiêu và kĩ năng cần đạt đối với từng bài dạy.
Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến mơn học để từ đó có thể vận dụng
vào tiết dạy đạt hiệu quả.
Giáo viên chuẩn bị thật chu đáo trước khi lên lớp, để chọn cho mình một
phương pháp và hình thức tổ chức phong phú, phù hợp với nội dung kiến thức
cần truyền đạt vào tình hình thực tế của học sinh nhằm phát huy tối ưu tính tích
cực sáng tạo của học sinh.
Giáo viên mạnh dạn giao việc cho học sinh dưới mọi hình thức thích hợp.
Qua những bài tập cụ thể giúp học sinh vận dụng những điều đã học để làm bài.

Giúp các em biết và tìm từ một cách chính xác, đặt được những câu văn hay,
sinh động.
Giáo viên tuyên dương những học sinh thực hiện tốt yêu cầu. Động viên,
khuyến khích kịp thời dù chỉ là sự tiến bộ rất nhỏ của những em học còn chậm.
b. Đối với học sinh:
Cần đọc trước bài, suy nghĩ về nội dung bài học, tự mình có thể nêu ra
những câu hỏi để tự kiểm tra kiến thức. Chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập như
bút, vở làm kiểm tra bài văn. Trong quá trình học tập cần thể hiện vai trị chủ thể
tích cực trong các hoạt động để có được kĩ năng cần thiết. Cần phát huy tính chủ
động, năng động sáng tạo trong hoạt động học, tự do phát biểu ý kiến để rèn
luyện cho mình phương pháp học tập tích cực và bản lĩnh tự tin, biết ứng xử
thông minh, đúng đắn với môi trường xung quanh.
21


2. Hướng phổ biến đề tài:
Đề tài trên đã mang lại hiệu quả trong việc giảng dạy phân môn Tập làm
văn tiết Trả bài viết ở lớp 5D trường Tiểu học Cầu Khởi A góp phần nâng cao
chất lượng trong công tác giảng dạy. Đề tài này đã được vận dụng trong khối lớp
5 của trường và các trường lân cận trong cụm.
3. Hướng nghiên cứu đề tài:
Với “Giải pháp giúp học sinh lớp 5D trường Tiểu học Cầu Khởi A học
tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết” đã giúp học sinh khối lớp 5 trường
Tiểu học Cầu Khởi A học tốt phân môn Tập làm văn tiết Trả bài viết nói riêng
và mơn Tiếng Việt nói chung. Vì vậy năm học sau tơi sẽ mở rộng để nghiên cứu
đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 5”.
Đây là một số giải pháp về phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn
tiết Trả bài viết cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn
Tập làm văn tiết Trả bài viết của tôi đã được đúc kết qua nghiên cứu và thực tế
giảng dạy. Trong quá trình viết đề tài này hẳn khơng tránh khỏi những sai sót.

Tơi rất mong được sự góp ý của Hội đồng Khoa học các cấp để đề tài của tơi
được hồn thiện hơn nữa.
Cầu Khởi, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Trần Thị Hạnh

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1, tập 2.
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1, tập 2.
23


3. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt.
4. Tài liệu “Đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5 tập 1” của
BGD&ĐT.
5. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2003- 2007.
6. Sách học tốt Tiếng Việt 5 của BGD&ĐT.
7. Chuyên đề 34 về hướng dẫn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

24


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................Trang 1

2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................Trang 1
3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................Trang 1
4.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................Trang 1
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................Trang 1
6. Giả thiết khoa học ...............................................................................Trang 2

25


×