Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của việt nam sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.57 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT

MAI THỊ CẨM TÚ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 62.31.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Võ Thanh Thu
Phản biện độc lập 1. PGS.TS Bùi Ngọc Sơn
Phản biện độc lập 2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Vinh

Phản biện 1. PGS.TS Nguyễn Chí Hải
Phản biện 2. PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
Phản biện 3. PGS.TS Nguyễn Minh Đức

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại
……………………………………………………….………………………..
……………………………………………………….………………………..
Vào lúc.......... ngày........tháng.........năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


-Thư viện trung tâm ĐHQG-HCM
-Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
-Thư viện Trường Đại học Kinh tế -Luật


1
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Tính cấp thiết về mặt lý thuyết
Xuất khẩu (XK) là một hoạt động ngoại thương quan trọng đối với mỗi
quốc gia và đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Mô hình
lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XK của quốc gia xuất khẩu (QGXK)
sang các quốc gia nhập khẩu (QGNK) có ý nghĩa rất quan trọng trong kinh tế
học quốc tế nói riêng và kinh tế học nói chung. Mô hình lý thuyết này dùng
làm cơ sở cho việc phân tích hoạt động XK thuyết phục hơn. Thông qua kết
quả nghiên cứu, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, nhà hoạch định chính
sách, quản lý kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất khẩu của mỗi QGXK thấy
được các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu, mức độ tác động của từng yếu tố, xác
định thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố làm cơ sở để đề xuất các chính sách,
giải pháp phát triển XK.
Trên thế giới đã có một số mô hình lý thuyết để lượng hóa các yếu tố
ảnh hưởng đến XK như: Mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế, mô hình
cung xuất khẩu của QGXK và mô hình cầu nhập khẩu của QGNK. Ở Việt
Nam, các nhà nghiên cứu thường vận dụng mô hình lý thuyết lực hấp dẫn
trong thương mại quốc tế để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XK. Ba mô
hình trên đều có những hạn chế, chưa có mô hình nào phản ánh được bản chất
của xuất khẩu, chưa phù hợp để vận dụng cho nghiên cứu này. Do vậy, cần
thiết có một mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
hàng hóa của QGXK sang QGNK có cơ sở khoa học thuyết phục để vận dụng
ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN-NB.

1.1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
Nhật Bản là nhà nhập khẩu thủy sản lâu đời nhất và chiếm vị trí quan
trọng bậc nhất của Việt Nam từ suốt những thập niên 80 đến thập niên 90,
chiếm khoảng 50% trong tổng giá trị XKTS, tốc độ tăng trưởng giá trị XKTS
trung bình/năm đạt khoảng 22,72%, là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của
Việt Nam trong những thập niên đó. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây tốc độ
tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
(XKTS VN – NB) ngày càng giảm dần, có nhiều dấu hiệu bất ổn và đáng lo
ngại. Do vậy yêu cầu cấp bách từ thực tiễn là phát hiện và phân tích mức độ
tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB và trên cơ sở đó giúp


2
các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định sách, các nhà quản lý kinh
tế thấy được những mối quan tâm chính và tác động các yếu tố nào để phát
triển XKTS VN – NB trong thời gian tới. Tính đến hiện nay, trong nước đã có
nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB nói riêng và
XKTS VN nói chung ở tầm vĩ mô và vi mô nhưng chưa thuyết phục cao cả về
cơ sở khoa học lẫn thực tiễn nên hoạt động XKTS VN – NB chưa phát triển
mạnh. Chính vì thế, cần có thêm nhiều nghiên cứu thực tiễn hơn để góp phần
phát triển XKTS VN – NB trong thời gian tới.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan và khoảng trống cho
nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan ở nƣớc ngoài về các yếu tố ảnh hƣởng
đến xuất khẩu
Tác giả luận án đã rất nỗ lực tìm kiếm các nghiên cứu liên quan trực
tiếp đến XKTS của các quốc gia xuất khẩu (QGXK) sang Nhật Bản hoặc sang
các quốc gia nhập khẩu khác (QGNK) giai đoạn 2000 đến nay, tuy nhiên tác
giả luận án chỉ tìm thấy có một nghiên cứu của Bose và Galvan (2005). Do đó,
ở phần tổng quan các nghiên cứu nước ngoài sẽ được bắt đầu từ nghiên cứu

của Bose và Galvan (2005) và tiếp theo là các nghiên cứu liên quan đến các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt tương tự như mặt hàng thủy sản đó là
các mặt hàng nông sản (như gạo, tiêu, đường, cao su, ca cao và cam) ở các
quốc gia khác nhau.
Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, có thể rút ra một số nhận xét
sau: Thứ nhất, về mặt lý thuyết và thực tiễn: (i) Đa số các nghiên cứu tiếp cận
hoạt động xuất khẩu dưới góc độ QGXK, phản ánh tốt các yếu tố ảnh hưởng
liên quan đến QGXK, chưa phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng liên quan
đến QGNK, các yếu tố liên quan đến cạnh tranh quốc tế, các hiệp định song
phương, đa phương, …; (ii) các mặt hàng xuất khẩu khác nhau chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố khác nhau; (iii) cùng một mặt hàng xuất khẩu ở các
QGXK khác nhau thì các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng khác nhau;
(iv) cùng yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng giống nhau ở các QGXK
khác nhau thì mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đó cũng khác nhau;
(v) Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có sự đồng nhất về dấu tác động của
yếu tố tỷ giá hối đối; (vi) Đa phần các nghiên cứu trên đều sử dụng biến phụ
thuộc trong mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu là khối


3
lượng xuất khẩu. Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu. Phần lớn các nghiên
cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm với cỡ mẫu trên dưới 30 mẫu với các
phương pháp ước lượng khác nhau cũng cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau.
Tuy nhiên, phương pháp ước lượng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy
(Autoregressive Distritued Lag – ARDL) được nhiều nghiên cứu sử dụng vì
đây là phương pháp ước lượng tin cậy đối với các nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ.
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan ở trong nƣớc về các yếu tố ảnh hƣởng
đến xuất khẩu
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS,
tuy nhiên ít nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng để lượng hóa

mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng, do đó tác giả luận án cũng
nghiên cứu thêm một vài nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu ở các mặt hàng nông sản khác. Trong phần tổng quan này sẽ bắt đầu
từ các yếu tố ảnh hưởng XKTS của Việt Nam nói chung, XKTS VN sang
Nhật Bản và XKTS VN sang các QGNK khác. Tiếp theo là các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Tổng quan các nghiên cứu trong nước, có thể rút các các nhận xét sau:
Thứ nhất, về lý thuyết và thực tiễn. (i) các nghiên cứu sử dụng các phương
pháp định tính vận dụng các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển, lý thuyết
cạnh tranh của Micheal Porter để phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến XKTS VN nói chung, XKTS VN – NB, XKTS VN sang Mỹ và các nước
Âu Mỹ, các nghiên cứu trong nước đã tập trung làm sáng tỏ các yếu tố ảnh
hưởng điển hình đó là: Cơ cấu TSXK nghèo nàn, ít hàng hóa giá trị gia tăng
cao; chất lượng TSXK thấp, chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu thị
trường nhập khẩu; giá xuất khẩu cao, năng lực cạnh tranh giá thấp; kênh phân
phối gián tiếp thông qua môi giới, khó tiếp cận hệ thống kênh phân phối trực
tiếp; hoạt động xúc tiến thương mại chưa đầu tư; rào cản thương mại, …;(ii)
ba nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng về các yếu tố ảnh hưởng
XKTS hay XK nông sản đến đều có đặc điểm chung là vận dụng mô hình lực
hấp dẫn trong thương mại quốc tế của Bergstrand (1985) và phát triển thêm
các biến mới phù hợp thực tiễn nghiên cứu cụ thể (các yếu tố mới thêm vào đó
là FTA, APEC, độ mở cửa thương mại) và kết quả nghiên cứu tương tự về các
yếu tố ảnh hưởng đó là GDP Việt Nam, GDP của QGNK, tỷ giá hối đoái,
khoảng cách địa lý; các yếu tố ảnh hưởng này còn chung chung, chưa liên


4
quan đến đặc điểm đặc thù của mặt hàng xuất khẩu (thủy sản, nông sản) nên
khó làm cơ sở đề đề xuất chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu nên tính
thuyết phục chưa cao về khoa học lẫn thực tiễn. (iii) các yếu tố ảnh hưởng đến

XKTS của VN sang các QGNK khác nhau cũng khác nhau về mức độ tác
động của các yếu tố; (iv) kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái giữa
VND/tiền tệ QGNK vừa tác động âm, vừa tác động dương lên XK. Thứ hai,
về phương pháp nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, ít nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng.
1.2.3. Những khoảng trống cho nghiên cứu
1.2.3.1. Khoảng trống về lý thuyết và thực tiễn
Một là, chưa có mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu hàng hóa phù hợp để vận dụng cho nghiên cứu này.
Hai là, các công trình nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu không thể áp dụng cho trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam.
Ba là, các nghiên cứu trong nước đã đề xuất mô hình lý thuyết lượng
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS nói chung và XKTS sang các nước Âu
Mỹ hoặc các yếu tố hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các QGNK
chưa thuyết phục về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng
chưa phản ánh được đặc điểm, đặc trưng của mặt hàng và ngành xuất khẩu.
Bốn là, các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề cập và lượng hóa
các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN - NB đó là: Khối lượng sản xuất thủy
sản của Việt Nam (hay khối lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản);
giá sản xuất thủy sản trong nước, Hiệp định VJEPA, mức thu nhập bình quân
đầu người của người Nhật Bản, tỷ giá hối đoái thực VND/JPY, tỷ lệ giá
XKTS Việt Nam so với giá XKTS bình quân của các đối thủ Việt Nam tại thị
trường Nhật Bản, vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
Năm là, các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề cập đến sự khác
biệt về các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động giữa mặt hàng tôm và
cá, chỉ đề cập đến XKTS chung chung.
1.2.3.2. Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu
Ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu định lượng.
1.2.4. Các đóng góp từ nghiên cứu tổng quan
1.2.4.1. Về mặt lý thuyết và thực tiễn



5
Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng điển hình đến XK kế thừa từ các nghiên
cứu nước ngoài như: Biến phụ thuộc là khối lượng xuất khẩu. Các biến độc
lập: Khối lượng sản xuất hàng hóa xuất khẩu của QGXK (+); giá sản xuất
trong nước của QGXK (+), tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ QGXK và tiền tệ
QGNK (+/-).
Thứ hai, kế thừa các nghiên cứu trong nước về các yếu tố phân tích định
tính như: Đánh giá phương thức xuất khẩu VN- NB, rào cản thương mại của
Nhật Bản, giá xuất khẩu và phương thức XKTS VN – NB; về các yếu tố để
phân tích định lượng đó là: Mức thu nhập bình quân đầu người của QGNK, tỷ
giá hối đoái giữa tiền tệ QGXK/QGNK.
1.2.4.2. Về mặt phương pháp nghiên cứu
Luận án sẽ kế thừa phương pháp ước lượng với mô hình phân phối độ
trễ tự hồi quy (ARDL) vào nghiên cứu. Vì cỡ mẫu của luận án cũng tương tự
với cỡ mẫu của các nghiên cứu nước ngoài và phương pháp ARDL tin cậy
được đối với cỡ mẫu nhỏ.
1.3. Vấn đề nghiên cứu của luận án
Qua tính cấp thiết của đề tài và khoảng trống nghiên cứu, ba vấn đề
nghiên cứu chính của luận án như sau: Thứ nhất, dựa vào cơ sở khoa học nào
để xây dựng mô hình lý thuyết lượng hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK? Theo mô hình lý thuyết đó thì các
yếu tố ảnh hưởng nào được xem xét và dấu kỳ vọng của từng yếu tố ra sao?.
Thứ hai, các yếu tố nào ảnh hưởng đến XKTS VN – NB? Mức độ tác động và
thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố ra sao?. Thứ ba, có sự khác biệt về các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ở mặt hàng xuất khẩu tôm và cá không? Có
sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng giống nhau ở các
mặt hàng xuất khẩu tôm và cá không?. Một lần nữa cho thấy đề tài nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trƣờng Nhật Bản” là cần thiết và hữu ích.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phát hiện và phân tích mức độ
tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN - NB; trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp phát triển XKTS VN- NB theo kết quả nghiên cứu.
1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


6
Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến khối lượng XKTS VN-NB dưới góc độ vĩ mô. Thứ nhất, trên cơ sở kế
thừa các nghiên cứu tổng quan ở nước ngoài như đã trình bày ở trang 6 – 11
và các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các
mặt hàng thủy sản, nông sản ở trang 43 – 50 và trang 52 – 59, với hơn 23 công
trình nghiên cứu kể trên sử dụng biến phụ thuộc là khối lượng xuất khẩu để đo
lường và phân tích hoạt động xuất khẩu. Thứ hai, hạn chế về số liệu thống kê
của Việt Nam. Trước khi đi vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS
VN – NB, tác giả đánh giá thực trạng XKTS VN – NB để thấy được bức tranh
tổng thể từ đó phân tích mức độ tác động, phân tích thực trạng của các yếu tố
ảnh hưởng và từ đề xuất các giải pháp phát triển XKTS VN – NB từ kết quả
nghiên cứu của luận án
Phạm vi mặt hàng nghiên cứu: Luận án giới hạn ước lượng các yếu tố
ảnh hưởng đến XKTS VN – NB ở hai mặt hàng xuất khẩu chính của VN-NB
đó là mặt hàng tôm các loại (gọi tắt là mặt hàng tôm – mã số HS00701131) và
mặt hàng cá biển các loại (gọi tắt là mặt hàng cá –mã số HS00703). Đây là hai
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 80% tổng giá trị XK, khoảng 66%
tổng khối lượng XK của VN-NB.

Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp từ phỏng vấn chuyên gia trong thời
gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2013. Số liệu thứ cấp dùng để tổng quan
tình hình thủy sản Nhật Bản, tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, thực trạng
XKTS Việt Nam, thực trạng XKTS VN – NB sử dụng số liệu từ năm 2005 –
2014. Số liệu thứ cấp dùng để phát hiện và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng
đến XKTS VN – NB từ năm 1988 – 2014. Chi tiết nguồn số liệu thứ cấp xem
tại phụ lục 2.6.
Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
XKTS phạm vi cả nước Việt Nam sang thị trường Nhật Bản; ngành thủy sản
cả nước Việt Nam và Nhật Bản.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận án kết hợp các phương pháp như: Phương pháp hệ thống hóa lý
thuyết, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu định tính bằng


7
phương pháp chuyên gia, phương pháp định lượng bằng phương pháp ước
lượng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Autoregressive Distritued Lag:
ARDL).
Chi tiết vận dụng các phương pháp nghiên cứu này vào các nội dung của luận
án sẽ trình bày ở chương ba của luận án.
1.7. Đóng góp của luận án
1.7.1. Về mặt lý thuyết
Một là, luận án bổ sung cơ sở lý luận và mô hình lý thuyết lượng hóa về
các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK nói
chung và các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB nói riêng.
Thứ hai, luận án sẽ góp phần hoàn thiện khung phân tích xuất khẩu
hàng hóa của QGXK sang QGNK nói chung và khung phân tích XKTS VN –
NB nói riêng.
Thứ ba, kết quả của nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN –

NB, sẽ là cơ sở khoa học vững chắc để vận dụng mô hình lý thuyết lượng hóa
các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu này cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến XKTS sang các quốc gia nhập khẩu khác, hoặc vận dụng nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam sang các
quốc gia nhập khẩu.
1.7.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế, các nhà quản lý của các doanh
nghiệp sản xuất xuất khẩu đề xuất chính sách, giải pháp phát triển XKTS.
Là tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK nói chung và các yếu tố ảnh
hưởng đến XKTS VN – NB nói riêng.
1.8. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu thành 6 chương. Chương 1. Giới thiệu; chương 2.
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; chương 3. Phương pháp và thiết kế
nghiên cứu; chương 4. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản; chương 5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản; chương 6. Đề xuất giải pháp,
kiến nghị phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và
kết luận của luận án.


8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu
Ở chương này, luận án sẽ sáng tỏ ba nội dung chính. Thứ nhất, làm rõ khái
niệm và bản chất XK để làm cơ sở cho đề xuất khung phân tích và mô hình
lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XK hàng hóa ở phần nội dung thứ hai và
thứ ba. Thứ hai, đề xuất khung phân tích xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang

QGNK, khung phân tích XKTS VN - NB. Thứ ba, mô hình lượng hóa các yếu
tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB.
2.2. Khái niệm về xuất khẩu
Có nhiều khái niệm khác nhau về XK, luận án tiếp cận khái niệm xuất
khẩu dưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa từ quốc gia
này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Cũng theo khái niệm này, tác giả
luận án rút ra ba đặc điểm cơ bản của xuất khẩu như sau: Thứ nhất, xuất khẩu
vượt qua phạm vi quốc gia, liên quan đến các thương nhân nước ngoài nên nó
liên quan đến các vấn đề về luật pháp thương mại, phong tục tập quán, văn
hóa kinh doanh, ngôn ngữ của các nước, …; Thứ hai, xuất khẩu gắn liền với
việc sử dụng các đồng tiền quốc gia khác nhau nên nó liên quan đến vấn đề
thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái. Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hóa
giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau chịu ảnh hưởng bởi ba nhóm các yếu tố
chủ yếu đó là: (i) nhóm các yếu tố liên quan đến QGXK; (ii) nhóm các yếu tố
liên quan đến QGNK và (iii) nhóm các yếu tố khác có liên quan đến hoạt động
XKHH giữa QGXK và QGNK. Luận án xây dựng mô hình lý thuyết lượng
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng dựa trên cơ sở nền tảng này.
2.3. Cơ sở lý luận để phân tích hoạt động xuất khẩu
2.3.1. Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo và chỉ số lợi thế so sánh
hiện hữu (Revealed Comparative Advantage - RCA).
2.3.2. Lý thuyết Hecker - Ohlin
2.3.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter
2.3.4. Ma trận SWOT
2.3.5. Đề xuất khung phân tích hoạt động xuất khẩu


9
MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI
(QGNK VÀ THẾ GIỚI)
Tổng quan về tình hình tiêu thụ hàng hóa

nhập khẩu

Bảng 2.2. Khung phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa

- Đặc điểm về dân số, kinh tế, mức tiêu thụ,
đặc điểm tiêu thụ.
- Tình tổng quan ngành hàng NK (tình hình
sản xuất, XK, NK)
- Quy định đối với hàng NK

Những cơ hội và thách thức

Kết quả XKHH QGXK – QGNK
- Giá trị XK, khối lượng XK

HOẠT ĐỘNG XKHH
QGXK - QGNK

MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG
(QGXK)
Tổng quan về ngành hàng XK
- Tiềm năng phát triển ngành hàng XK và chỉ
số RCA
- Tình hình sản xuất ngành hàng XK
- Tình hình xuất nhập khẩu ngành hàng XK

Những điểm mạnh, điểm yếu

Đánh giá năng lực cạnh tranh
XK của QGXK - QGNK

- Cơ cấu mặt hàng XK
- Giá xuất khẩu
- Phương thức/chiến lược XK
- Đáp ứng các quy định của
QQNK.
- Vai trò của Chính phủ tác động
lên năng lực cạnh tranh XK

Ma trận SWOT XKHH
QGXK - QGNNK

Các yếu tố
ảnh hƣởng
đến XKHH
của QGXKQGNK

Giải pháp phát triển XKHH
QGXK - QGNNK


10
Theo khung phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang
QGNK, trước khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, cần đánh
giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của QGXK – QGNK để thấy được tổng
thể hoạt động xuất khẩu, từ đó đi vào tìm hiểu và phân tích cụ thể từng yếu
tố ảnh hưởng. Từ cơ sở lý thuyết trên, có thể rút ra các nội dung phân tích
thực trạng xuất khẩu hàng hóa của QGXK – QGNK và làm cơ sở để phân
tích thực trạng XKTS VN – NB ở chương 4.
2.4. Đề xuất giả thuyết và mô hình lƣợng hóa các yếu tố ảnh hƣởng
đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản

Để đề xuất giả thuyết và mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu, tác giả luận án lần lượt tìm hiểu các mô hình lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu để tìm ra dạng mô
hình phù hợp cho nghiên cứu.
2.4.1. Mô hình lực hấp dẫn trong thƣơng mại quốc tế (The Gravity
model of international trade) về các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế là mô hình lý thuyết phổ
biến được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng để đo lường và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau
trong nhiều năm qua. Mô hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại
quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc
gia với nhau, do hai nhà khoa học Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963)
xây dựng dựa vào mô hình lực hấp dẫn giữa hai vật của nhà vật lý học
Newton (1687). Từ nghiên cứu ban đầu của Tinbergen (1962) và Poyhonen
(1963), các nhà nghiên cứu sau đó bổ sung thêm các biến giải thích khác
đó là: dân số chính sách, khoảng cách địa lý, tương đồng về văn hóa giữa
các nước, cùng sử dụng chung ngôn ngữ, cùng sử dụng chung loại tiền tệ,
thành viên của các tổ chức thương mại, ... . Mô hình lực hấp dẫn thương
mại quốc tế của Bergstrand (1985) phản ánh được đầy đủ các yếu tố nêu
trên, đây cũng là mô hình tổng quát nhất và được các nhà nghiên cứu vận
dụng nhiều nhất. Nghiên cứu của Konstantinos và cộng sự (2010) chỉ ra
hơn 50 công trình nghiên cứu vận dụng mô hình của Bergstrand (1985)
trong giai đoạn 1999 – 2009. Mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu của mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế dạng tổng
quát:


11
𝒎


𝑳𝑻𝒓𝒂𝒅𝒆 𝑨𝑩 = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 𝐋 𝐆𝐃𝐏𝐀 + 𝛃𝟐 𝐋 𝐆𝐃𝐏𝐁 − 𝛃𝟑 𝐋⁡
(𝐃𝐀𝐁 ) +

𝜷𝟒 𝑳(𝑨𝑨𝑩 ) + 𝛆 (𝟒)
𝒏=𝟏

: Khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu giữa hai QGXK A và QGNK B
: GDP của quốc gia A (GDP của quốc gia xuất khẩu A phản ánh năng
lực hoặc khối lượng sản xuất hàng hóa xuất khẩu của quốc gia A).
: GDP của quốc gia B (GDP của quốc gia nhập khẩu B phản ánh
lượng cầu nhập khẩu hàng hóa của quốc gia B).
: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia A và B (liên quan đến chi phí
vận chuyển hàng hóa).
: Nhóm các yếu tố hạn chế hoặc thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu
hàng hóa giữa hai quốc gia A và B.
2.4.2. Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng
đến cung xuất khẩu hàng hóa.
2.4.2.1. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất khẩu hàng hóa
của QGXK sang QGNK
2.4.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất
khẩu xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK.
Các nghiên cứu thực nghiệm của Goldstein và Khan (1978), Safdari và
Motiee (2011), Moniruzzman (2011), Athukorala (1991), Dunawardana và
cộng sự (1995), Anaman và Mahmod (2003), Haleem và cộng sự (2005),
Moya và cộng sự (2010), Kiong và cộng sự (2010), Magu và cộng sự
(2013), Hussien (2015).
Từ lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cung
xuất khẩu hàng hóa của QGXK A sang QGNK B, tác giả luận án viết lại
mô hình dưới dạng khái quát như sau:
𝑳𝑿𝒔(𝑨−𝑩)𝒕 = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 𝐋


𝐏𝐗𝐀𝐭
𝒕 + 𝜷𝟐 𝑳𝒀𝑨𝒕 + 𝜷𝒏 ∑𝒏𝟏 𝑳𝑫(𝑨−𝑩)𝒕 + 𝒖𝒕 (𝟕)
𝐏𝐀𝐭

: Giá trị (khối lượng) cung xuất khẩu hàng hóa của QGXK A sang
QGNK B tại thời điểm t.


12
: Tỷ

lệ giữa giá xuất khẩu hàng hóa của QGXK A và giá trong nước

của QGXK A tại thời điểm t.
: Khối lượng sản xuất hàng hóa của QGXK A tại thời điểm t.
: Các yếu tố khác ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa giữa QGXK
A và QGXKB.
2.4.3. Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng
đến cầu nhập khẩu hàng hóa
2.4.3.1. Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu hàng hóa
của QGNK từ QGXK
2.4.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập
khẩu hàng hóa của QGNK từ QGXK
Các nghiên cứu thực nghiệm của Goldstein và Khan (1978), Cosar (2002),
Khan và cộng sự (2013), Sultan (2014), Warr và Wollmer (1996),
Gunawadana và cộng sự (2008), Abdullah (2011), Zheng và cộng sự
(2012), Zarenejad (2012), Djoni và cộng sự (2013).
Từ lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
nhập khẩu hàng hóa của QGNK B từ QGXK A, tác giả luận án viết lại mô

hình dưới dạng khái quát như sau:
𝐏𝐀
𝑳𝑿𝒅(𝑩−𝑨)𝒕 = 𝛂𝟎 + 𝛂𝟏𝐋
𝒕 + 𝜶𝟐𝑳𝒀𝑩𝒕 + 𝜶𝒏∑𝒏𝟏 𝑳𝑫(𝑩−𝑨)𝒕 + 𝒗𝒕 (𝟖)
𝐏𝑾
: Giá trị (khối lượng) cầu nhập khẩu hàng hóa của QGNK B từ
QGXK A tại thời điểm t.
:Tỷ lệ giữa giá xuất khẩu hàng hóa của QGXK A và giá xuất khẩu
hàng hóa của thế giới tại thời điểm t.
: Mức thu nhập của QGNK B tại thời điểm t.
: Các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa của QGNK B
từ QGXK A tại thời điểm t.
2.4.4. Đề xuất giả thuyết và mô hình lƣợng hóa các yếu tố ảnh hƣởng
đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản.
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về XKTS VN - NB; mô hình lý thuyết lực hấp dẫn thương mại quốc
tế về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ QGXK


13
sang QGNK; mô hình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố
ảnh hưởng đến cung xuất khẩu hàng hóa từ QGXK sang QGNK và các yếu
tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu hàng hóa của QGNK từ QGXK, đã cho
thấy chưa có mô hình nào phù hợp để áp dụng lượng hóa các yếu tố ảnh
hưởng đến XKTS VN - NB. Trên cơ sở đó, tác giả luận án sẽ vận dụng mô
hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế để kết hợp đồng thời nhóm các
yếu tố ảnh hưởng cung xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia A (quốc gia xuất
khẩu) sang quốc gia B (quốc gia nhập khẩu); nhóm các yếu tố ảnh hưởng
đến cầu nhập khẩu hàng hóa của quốc gia B từ quốc gia A và nhóm các
yếu tố khác có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữa quốc gia

A và B.
Mô hình nghiên cứu của tác giả luận án sẽ là sự kết hợp đồng thời các
yếu tố ảnh hưởng điển hình trong mô hình (7) (bảng 2.4) và mô hình (8)
(bảng 2.6) vào cùng một mô hình (4). Mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh
hưởng đến XKTS VN – NB gồm tám yếu tố. Trong đó, tác giả luận án kế
thừa năm yếu tố ảnh hưởng điển hình được nhiều công trình nghiên cứu
nghiệm thực đề cập đến ở nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác nhau
giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau. Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và thực
tiễn, tác giả luận án cũng đề nghị bổ sung thêm ba yếu tố mới có ảnh
hưởng đến XKTS VN - NB.
Biến phụ thuộc: Khối lượng XKTS VN - NB. Ký hiệu:
.
Các biến độc lập và các giả thuyết như sau:
: Mức thu nhập bình quân đầu người của người Nhật Bản. Giả thuyết
1 (H1): “Mức thu nhập bình quân đầu người của người Nhật Bản được kỳ
vọng tác động dương với khối lượng XKTS VN - NB”.
: Khối lượng sản xuất thủy sản của Nhật Bản (hay khối lượng khai
thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản). Giả thuyết 2 (H2):
“Khối lượng sản xuất thủy sản của Nhật Bản được kỳ vọng tác động âm
với khối lượng XKTS VN - NB”.
: Tỷ lệ giữa giá XKTS của Việt Nam và giá xuất khẩu trung bình thủy
sản của các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Giả
thuyết 3 (H3): “Tỷ lệ giữa giá XKTS của Việt Nam và giá XKTS bình
quân của các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
được kỳ vọng tác động âm với khối lượng XKTS VN - NB”.


14
: Khối lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam. Giả thuyết 4 (H4):
“Khối lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam được kỳ vọng tác động dương

với khối lượng XKTS VN - NB”.
: Giá sản xuất thủy sản trong nước của Việt Nam. Giả thuyết 5 (H5):
“Giá sản xuất thủy sản trong nước của Việt Nam được kỳ vọng tác động
âm với khối lượng XKTS VN - NB”.
: Vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và hệ thống thông tin liên lạc. Giả
thuyết 6 (H6): “Vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và hệ thống thông tin liên
lạc được kỳ vọng tác động dương với khối lượng XKTS VN - NB”.
: Tỷ giá hối đoái thực VNĐ/JPY. Giả thuyết 7 (H7): “Tỷ giá hối đoái
thực VNĐ/JPY được kỳ vọng tác động dương với khối lượng XKTS VN NB”.
VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Giả thuyết 8 (H8):
“Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam có thể tác động dương hoặc âm với
khối lượng XKTS VN - NB”.
Mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng XKTS VN - NB
viết dưới dạng Logarith (ký hiệu L) như sau:

Dấu kỳ vọng :
2.5. Tóm tắt chƣơng 2.
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu
Trong chương này, luận án trình bày chi tiết phương pháp nghiên
cứu của luận án thể hiện qua quy trình nghiên cứu. Theo quy trình nghiên
cứu, luận án kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết
3.2.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
3.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia


15
Kết quả phỏng vấn chuyên gia tác giả luận án sẽ loại bỏ một yếu tố

các chuyên gia cho rằng không ảnh hưởng đến XKTS VN – NB đó là khối
lượng sản xuất thủy sản của Nhật Bản (QJ) và mô hình lý thuyết lượng hóa
các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB viết lại dưới dạng mô hình kinh
tế lượng dạng tổng quát như sau:

Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu ở hai mặt hàng XKTS chính của Việt
Nam sang Nhật Bản đó là mặt hàng tôm và mặt hàng cá. Từ mô hình kinh
tế lượng tổng quát, viết lại cho riêng mặt hàng tôm và cá như sau:
Phương trình ước lượng của khối lượng XK tôm VN - NB

Dấu kỳ vọng:
Phương trình ước lượng khối lượng XK cá VN - NB

Dấu kỳ vọng :
3.2.4. Phƣơng pháp thống kê mô tả
3.2.5. Nghiên cứu định lƣợng
3.2.5.1. Định nghĩa các biến được sử dụng trong các mô hình
3.2.5.2. Phương pháp ước lượng ARDL, các thủ tục ước lượng và các kiểm
định chuẩn đoán
3.3. Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong luận án
3.4. Tóm tắt chƣơng 3.


16

Quy trình nghiên cứu của luận án
Chƣơng
Chƣơng 1.
Giới thiệu


Tính cấp thiết của đề tài, tổng quan
tình hình nghiên cứu liên quan

Giải pháp phát triển XKTS VN - NB

Phƣơng pháp nghiên
cứu
-Phương pháp hệ thống hóa
lý thuyết

Vấn đề nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hƣởng đến XKTS VN - NB

Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện và phân tích mức độ tác động của các yếu
tố ảnh hƣởng đến XKTS VN - NB

Chƣơng 2.
Cơ sở lý luận và đề
xuất mô hình nghiên
cứu

Lý thuyết TMQT, lợi thế
cạnh tranh, ma trận
SWOT

Cơ sở lý
luận phân
tích hoạt
động XK


Nghiên cứu thực
nghiệm

Chƣơng 3.
Phƣơng pháp và thiết
kế nghiên cứu
Chƣơng 4. Thực
trạng XKTS VN- NB

Các mô hình lý thuyết, cơ sở lý
thuyết về các yếu tố ảnh hưởng

Nghiên cứu thực nghiệm

-

Xử lý và phân tích số liệu theo
phương pháp ARDL

Giải pháp phát triển XKTS VN - NB

Phương pháp định tính
(phương pháp chuyên gia)

-

Đánh giá thực trạng XKTS
VN - NB


Phân tích thực trạng các yếu tố
ảnh hưởng

Phương pháp hệ thống
hóa lý thuyết
Phương pháp
phân tích - tổng hợp

Phỏng vấn chuyên gia

Chƣơng 5.
Phân tích các yếu tố
ảnh
hƣởng
đến
XKTS VN - NB

Chƣơng 6.
Giải pháp, kiến nghị
phát triển XKTS VN
– NB và kết luận
luận án

Đề xuất
mô hình
nghiên
cứu

Phương pháp
thống kê mô tả


Phương pháp định lượng
(ARDL)

Phát hiện và lượng hóa các yếu
tố ảnh hưởng
- Phương pháp
phân tích – tổng hợp


17

CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
4.1. Giới thiệu
Trong chương này, luận án làm sáng tỏ thực trạng XKTS VN – NB
để thấy được bức tranh tổng thể của XKTS VN – NB trước khi phân tích
các yếu tố ảnh hưởng ở chương sau. Chương này sẽ phân tích thực trạng
XKTS VN – NB theo khung phân tích đã đề xuất ở chương hai, qua phân
tích đánh giá chung về những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu
XKTS VN – NB.
4.2. Tổng quan về ngành thủy sản của thị trƣờng Nhật Bản
4.2.1. Khái quát về tình hình tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản
4.2.2. Tình hình khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Nhật
Bản
4.2.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản
4.2.4. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản
4.2.5. Những quy định thuế quan và phi thuế quan của Nhật Bản đối
với nhập khẩu thủy sản
4.2.6 Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức khi xuất khẩu

thủy sản vào thị trƣờng Nhật Bản
4.2.6.1. Cơ hội
Những cơ hội đó là: (i) Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản
cao trên thế giới; (ii) nền kinh tế Nhật Bản đang phụ hồi nhanh sau thảm
họa động đất và sóng thần; (iii) cơ cấu mặt hàng thủy sản tiêu thụ và nhập
khẩu phù hợp với cơ cấu sản xuất của Việt Nam; (iv) giảm thuế nhập khẩu
vào thị trường Nhật Bản từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
4.2.6.2. Thách thức
Những thách thức đó là: (i) hậu quả suy thoái kinh tế toàn cầu làm;
(ii) hậu quả của sóng thần, động đất và phá giá đồng Yên Nhật; (iii) cạnh
tranh gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á; (iv) hệ thống rào
cản kỹ thuật thương mại của Nhật Bản phức tạp.
4.3. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam
4.3.1. Tiềm năng ngành thủy sản Việt Nam
4.3.1.1. Tiềm năng tài nguyên


18
4.3.1.2. Tiềm năng con người.
4.3.2. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) của ngành thủy sản Việt
Nam
4.3.3. Tình hình sản xuất thủy sản Việt Nam
4.3.3.1. Hoạt động khai thác thủy sản.
4.3.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản
4.3.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
4.3.4.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam
4.3.4.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam
4.3.4.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
4.3.5. Nhập khẩu thủy sản Việt Nam

4.3.6. Đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy
sản Việt Nam
4.4. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật
Bản
4.4.1. Giá trị và tốc độ tăng trƣởng giá trị xuất khẩu
4.4.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản
4.4.3. Giá xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản
4.4.4. Phƣơng thức xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật
Bản
4.4.5. Chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trƣờng Nhật Bản
4.4.6. Rào cản kỹ thuật thƣơng mại của Nhật Bản đối với nhóm hàng
thủy sản Việt Nam.
4.4.7. Đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu xuất khẩu thủy
sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XKTS VN - NB trong thời gian qua ở
mức thấp, khoảng 5,54%/năm, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển
XKTS của Việt Nam. Thị phần XKTS của Việt Nam trên thị trường Nhật
Bản cũng giảm dần. Tôm và cá các loại vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam.
4.4.7.1. Điểm mạnh
Những điểm mạnh của XKTS VN – NB đó là: (i) Việt Nam có lợi
thế lớn về phát triển thủy sản, có thể phát triển thủy sản khắp các nơi trên


19
cả nước; (ii) có nhiều loại thủy sản phân bố khắp cả ba môi trường nước
mặn xa bờ, nước mặn gần bờ và nước lợ, đặc biệt các loài có giá trị cao
như tôm, cá vây và các loài động vật thân mềm; (iii) nguồn lao động trong
ngành thủy sàn dồi dào và chất lượng lao động ngày càng cao; (iv) tốc độ

tăng trưởng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là tôm sú và tôm chân trắng) tăng
nhanh; (v) chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã đáp ứng yêu cầu
nhập khẩu khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật
Bản; (vi) cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú, các sản
phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao; (vii) Hiệp hội Chế biến và XKTS
Việt Nam ngày càng vững mạnh, là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính
phủ.
4.4.7.2. Điểm yếu
Những điểm yếu XKTS VN – NB đó là: (i) thiếu nguyên liệu thủy
sản để phục vụ sản xuất xuất khẩu; (ii) cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu
còn đơn điệu và sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng còn chiếm tỷ trọng
thấp; (iii) chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu ổn định và yêu cầu
truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu; (iv) hoạt động nuôi
trồng thủy sản chưa phát huy vai trò chủ đạo trong ngành sản xuất thủy
sản, sản xuất kém hiệu quả với chi phí sản xuất cao nên hiệu quả kinh tế
chưa cao; (v) hoạt động khai thác thủy sản còn manh mún, phương tiện và
công cụ đánh bắt chưa được đầu tư đúng mức, thiếu các mô hình sản xuất
hiệu quả, … nên hoạt động khai thác thủy sản kém hiệu quả; (vi) giá XKTS
của Việt Nam cao hơn giá XKTS của các nước đối thủ cạnh tranh sang thị
trường Nhật Bản; (vii) chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
của cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam chưa được phía
Nhật Bản công nhận; (viii) XKTS Việt Nam chủ yếu là qua đại lý trung
gian của các nhà bán buôn Nhật Bản; (ix) hoạt động xúc tiến thương mại
của VN - NB yếu kém.
4.5. Tóm tắt chƣơng 4.
CHƢƠNG 5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
5.1. Giới thiệu
Từ mô hình lý thuyết đã đề xuất ở chương hai và xác định lại ở
chương ba, ở chương này sẽ tiến hành lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến



20
XKTS VN – NB ở hai mặt hàng xuất khẩu chính VN – NB (mặt hàng tôm
và cá); phân tích các yếu tố ảnh hưởng; so sánh kết quả nghiên cứu với các
nghiên cứu trước đó và rút ra các kết luận nghiên cứu và gợi ý chính sách.
5.2. Ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang Nhật Bản
5.2.1. Thống kê mô tả các biến
5.2.2. Kiểm định tính dừng
5.2.3. Kiểm định đồng liên kết và ƣớc lƣợng các hệ số dài hạn giữa các
biến
5.2.3.1. Đối với mặt hàng tôm
Từ kết quả ước lượng, giá trị R bình phương = 0,8572, cho biết mô
hình giải thích được 85,72% sự phụ thuộc của khối lượng xuất khẩu tôm
của VN - NB đó là: Mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản
(+0,67); giá sản xuất trong nước (-0,54); hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản (-0,32); vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên
lạc (+0,24) và khối lượng nuôi tôm của Việt Nam (+0,22).
5.2.3.2. Đối với mặt hàng cá
Từ kết quả ước lượng, giá trị R bình phương = 0,9814, cho biết mô
hình giải thích được 98,14% sự phụ thuộc của khối lượng xuất khẩu cá của
VN - NB đó là: Khối lượng khai thác cá (+2,34), giá sản xuất trong nước (0,75), vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc (+0,52), tỷ giá
hối đoái thực VNĐ/JPY (-0,41) và hiệp định đối tác thương mại Việt Nam
– Nhật Bản (-0,29).
5.2.4. Ƣớc lƣợng hệ số co dãn ngắn hạn của các biến
5.2.4.1. Đối với mặt hàng tôm
ECT(-1) = - 0,633 ý nghĩa thống kê ở mức 1%, phản ánh sự điều
chỉnh hướng về mức cân bằng của khối lượng xuất khẩu tôm là khá cao.
Trong ngắn hạn, khối lượng xuất khẩu tôm của VN - NB sẽ bị tác động bởi

xu hướng biến động của khối lượng xuất khẩu tôm của VN - NB năm trước
đó, giá sản xuất trong nước mặt hàng tôm, mức thu nhập bình quân đầu
người của Nhật Bản, khối lượng nuôi tôm.
5.2.4.2. Đối với mặt hàng cá
ECT(-1) = - 0,6393, ý nghĩa thống kê 1%, phản ánh sự điều chỉnh
hướng về mức cân bằng của khối lượng xuất khẩu cá là khá cao. Trong


21
ngắn hạn, khối lượng xuất khẩu cá của VN - NB sẽ bị tác động bởi xu
hướng biến động của khối lượng xuất khẩu cá của VN - NB năm trước đó,
vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc và tỷ giá hối đoái thực
VNĐ/JPY.
5.3. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản
5.3.1. Khối lƣợng sản xuất thủy sản của Việt Nam (khối lƣợng nuôi
tôm, khối lƣợng khai thác cá)
5.3.2. Giá sản xuất thủy sản trong nƣớc (giá sản xuất tôm, cá)
5.3.3. Vốn đầu tƣ vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc.
5.3.4. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
5.3.5. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời Nhật Bản
5.3.6. Tỷ giá hối đoái thực VND/JPY
5.4. So sánh kết quả nghiên cứu luận án với một số nghiên cứu trƣớc
So sánh với nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu tôm của New Zealand sang Nhật Bản của Bose và Galvan (2005). Kết
quả của luận án và nghiên cứu của Bose và Galvan (2005) đều cho thấy
khối lượng sản xuất tôm của QGXK có ảnh hưởng đến khối lượng xuất
khẩu tôm sang Nhật Bản nhưng khác nhau về mức độ tác động. Qua so
sánh kết quả nghiên cứu ở cùng mặt hàng tôm cho thấy kết quả nghiên cứu
của luận án tin cậy được.

So sánh với nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến
XKTS VN nói chung và XKTS VN sang các quốc gia Âu Mỹ của Trần
Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015) và Phạm Thị Ngân và
Nguyễn Thanh Tú (2015).
Các yếu tố ảnh hưởng giống nhau của luận án và hai nghiên cứu đó là: Yếu
tố mức thu nhập bình quân đầu người của người Nhật Bản (Mức thu nhập
bình quân của QGNK)) hay GDP của QGNK giữa nghiên cứu của tác giả
và các nghiên cứu gần giống nhau, khác biệt rất nhỏ nên tin cậy được. Do
đó kết quả nghiên cứu tin cậy được.
Yếu tố tỷ giá hối đoái hoặc tỷ giá hối đoái thực giữa QGXK/QGNK của
nghiên cứu tác giả giống với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Phan
Thị Quỳnh Hoa (2015) nhưng khác biệt nhiều về mức độ ảnh hưởng và
khác biệt về dấu tác động kể cả mức độ tác động nghiên cứu của Phạm Thị


22
Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015). Những khác biệt này có thể là do: (i)
hoặc khác nhau tiền tệ của QGNK; (ii) hoặc có thể là do nghiên cứu đến
các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS nói chung (tổng giá trị XKTS VN) trong
khi đó tác giả luận án chỉ nghiên cứu đến xuất khẩu từng mặt hàng cụ thể
(mặt hàng cá); (iii) hoặc có thể do phương pháp ước lượng khác nhau và bộ
dữ liệu khác nhau. So với các nghiên cứu ở phần tổng quan nghiên cứu và
các nghiên cứu thực nghiệm cũng như lập luận ở chương hai về cơ sở lý
luận, kết quả nghiên cứu của luận án cũng khùng khớp với các nghiên cứu
trước đây, cụ thể như các nghiên cứu Gunawardana và cộng sự (2008), Gul
và cộng sự (2013), Allexander (2014), Guneren (2014), Hussien (2015).
Do đó kết quả nghiên cứu tin cậy được.
Các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB khác được luận án chỉ ra
đó là: Khối lượng sản xuất thủy sản (khối lượng nuôi tôm, khối lượng khai
thác cá); giá sản xuất thủy sản trong nước; vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi

và thông tin liên lạc, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.
5.5. Gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu
Thứ nhất, các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến từng mặt hàng là khác nhau, khi đề xuất chính sách và giải pháp cần có
chính sách và giải pháp riêng cho từng mặt hàng sẽ thực tế hơn và thuyết
phục hơn.
Thứ hai, các nghiên cứu trước đây chưa đo lường được mức độ tác
động của các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS nói chung và đối với mặt hàng
tôm và cá nói riêng đó là khối lượng sản xuất khẩu, giá sản xuất trong
nước, vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, tỷ giá hối đoái thực VND/JPY, mức thu
nhập bình quân đầu người của người Nhật Bản. Do đó, khi đề xuất chính
sách, giải pháp cần chú trọng đến vai trò và tầm quan trọng của từng yếu
tố.
Thứ ba, kết quả luận án cho thấy tỷ giá hối đoái thực VND/JPY tác
động âm đến xuất khẩu cá Việt Nam sang Nhật Bản, do đó cần cân nhắc
khi sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái như là công cụ khuyến khích xuất
khẩu các sản phẩm có lợi thế như thủy sản.
5.6. Tóm tắt chƣơng 5


23
CHƢƠNG 6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
NHẬT BẢN VÀ KẾT LUẬN LUẬN ÁN
6.1. Giới thiệu
Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4 và 5, ở chương này sẽ trình
bày hai nội dung chính: (i) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển XKTS VN –
NB; (ii) Một số kiến nghị; (iii) kết luận chung của luận án.
6.2. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển XKTS VN - NB

6.2.1. Quan điểm và mục tiêu về phát triển XKTS VN - NB
6.2.1.1. Cơ sở đề xuất các quan điểm về phát triển XKTS VN - NB
Từ bối cảnh quốc tế, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển
xuất khẩu thủy sản Việt Nam và kết quả nghiên cứu ở ở chương 4 và 5 của
luận án, tác giả luận án tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức dưới dạng ma trận SWOT về XKTS VN – NB; kinh nghiệm
phát triển XKTS của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
6.2.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp phát triển XKTS VN - NB
6.2.1.3. Mục tiêu phát triển XKTS VN – NB.
6.2.2. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển XKTS VN - NB
6.2.2.1. Tăng khối lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền
vững.
6.2.2.2. Cải thiện giá sản xuất thủy sản trong nước.
6.2.2.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực vận tải, kho bãi và
thông tin liên lạc.
6.2.2.4. Nâng cao hiệu quả tận dụng những ưu đãi của Hiệp định VJEPA
đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
6.2.2.5. Hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu thủy sản
6.2.2.6. Giải pháp về cơ chế và chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam
6.2.2.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản.
6.2.2.8. Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản
6.2.2.9. Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cá Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản


×