Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận cao học Cơ chế tác động của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.65 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Báo Chí
***

TIỂU LUẬN
Đề tài: Cơ chế tác động của báo chí

Hà Nội - 2012


MỞ ĐẦU
Báo chí là một trong những hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng
ngày và chi phối và tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nếu hình
dung xã hội là một cơ thể sống, có lúc tiềm ẩn hoặc bộc phát những hiện
tượng “bệnh lý” làm chậm, thậm chí kéo lùi sự phát triển thì báo chí và truyền
thông người loan báo, chung tay vạch ra phác đồ điều trị, định hướng dư luận
góp phần quan trọng trong việc điều trị, bóc tách những khối u nhọt đang bộc
phát của xã hội. Và tất nhiên, để đạt được sự hiệu quả cao, cũng như bất kỳ
hiện tượng xã hội nào, báo chí cũng phải hoạt động theo quy trình, cách thức
nhất định. Hay nói một cách khác, báo chí luôn có một cơ chế tác động riêng
biệt đối với đời sống xã hội.
Nghiên cứu về cơ chế tác động của báo chí là một trong những vấn đề
có ý nghĩa thực tiễn đối với báo chí hiện đại. Nếu được nghiên cứu, lý giải
một cách thỏa đáng và chi tiết sẽ giúp thành lập nên những hệ thống lý luận
cơ bản có ý nghĩa thực tiễn cao. Và đó sẽ là cơ sở hữu ích giúp chủ thể bảo
chí truyền thông nhận thức rõ hơn những vấn đề đặt ra của từng khâu, từng
công đoạn trọng hoạt động nghề nghiệp. Từ việc lựa chọn sự kiện và vấn đề
thông tin, sáng tạo tác phẩm... đến thời điểm tác động vào dư luận xã hội
nhằm tạo ra hiệu lực mạnh mẽ nhất và đạt hiệu quả tốt nhất.
Đã có nhiều ý kiến “giải mã” cơ chế tác động của báo chí và truyền
thông đại chúng thế nhưng phần lớn những ý kiến đó mới dừng lại ở mức phổ


quát, chúng chung hoặc ở một vài yếu tố đặc thù mà chưa bàn một cách sâu
sắc và toàn diện vấn đề hoặc xem xét cơ chế đó như là một mô hình cụ thể.
Vấn đề đặt ra là tại sao báo chí – truyền thông là một hiện tượng xuất phát từ
thực tế lại có sức tác động mạnh mẽ, có khi như một công cụ có sức công phát
dữ dội, có lúc lại như động lực kích thích sự phát triển và như là nguồn khí
chất năng lượng tạo dựng niềm tin cho hàng triệu con người...; sự kiện là gì
và có năng lực tác động ra sao để báo chí có được sức mạnh to lớn và mối
quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả ra sao?
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN

2


I.
Những khái niệm cơ bản
1. Cơ chế là gì?
Cơ chế theo Từ điển tiếng Việt là “cách thức theo đó một quá trình thực
hiện”. Ở đây, chữ “Cơ” chỉ cơ khí, cơ giới... những gì chuyển động cơ học
đều nhằm mục tích tạo ra một bộ máy. Chữ “Chế”: chỉ chế ngự, ức chế, quản
chế... Như vậy có thể hiểu: Cơ chế chính là cách thức diễn ra một hoạt động
của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau mang tính chất bài bản, lặp
đi lặp lại theo một trật tự. Cơ chế dùng ở bất lĩnh vực nào cũng đều hàm ý chỉ
hiện tượng động chứ không phải ở trạng thái tĩnh.
Tìm hiểu về cơ chế có nghĩa là tìm hiểu về tập hợp các yếu tố, công
đoạn, các trình tự diễn ra cũng như sự liên quan chặt chẽ qua lại lẫn nhau giữa
các yếu tố, công đoạn ấy. Chẳng hạn như muốn tìm hiểu về cơ chế thị trường
thì phải tìm hiểu các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan
hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi
trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận.
2. Cơ chế tác động của báo chí là gì?

Cơ chế tác động của báo chí có thể hiểu là một quá trình và cách thức
tác động của báo chí vào ý thức quần chúng nhằm tập hợp, thuyết phục động
viên và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia bàn bạc, giải quyết các vấn đề
kinh tế xã hội nào đó thông qua việc góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và
điều chỉnh hành vi. Tất nhiên, quá trình và cách thức tác động của báo chí
gồm nhiều công đoạn và giữa các công đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ,
theo trật tự logic.
Cơ chế tác động của báo chí được cấu thành nhờ sự vận hành của các
yếu tố sau: thực tiễn xã hội, chủ thể ( nhà báo), sản phẩm (báo chí), kênh (loại
hình báo chí); công chúng (ý thức đại chúng), thái độ hành vi, hiệu lực và
hiệu quả.

3


II.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ chế tác động báo chí
Đây là một trong những vấn đề cơ bản và bức thiết của lý luận và thực
tiễn báo chí hiện đại. Vấn đề này nếu được nghiên cứu thỏa đáng và nhận
thức đầy đủ sẽ có ý nghĩa lý luận cơ bản và đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn thiết
thực giúp cho chủ thể báo chí – truyền thông nhận thức rõ hơn những vấn đề
đặt ra của từng khâu, từng công đoạn trong hoạt động nghề nghiệp, từ việc lựa
chọn sự kiện và vấn đề thông tin, sáng tạo tác phẩm... đến thời diểm và cách
thức tác động và dư luận xã hội nhằm tạo ra hiệu lực mạng mẽ nhất và đạt
được hiệu quả - mong đợi tốt nhất có thể.

4


CHƯƠNG II: CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ VÀO ĐỜI SỐNG

XÃ HỘI
I.
Cơ chế hoạt động báo chí vận hành như thế nào?
Nhìn một cách tổng quát, tìm hiểu về cơ chế tác động của báo chí
nghĩa là tìm hiểu quy trình và cơ chế tác động của thông điệp truyền thông đại
chúng được bắt đầu từ đâu, các công đoạn diễn ra như thế nào và cuối cùng là
hiệu ứng xã hội của truyền thông.
Có thể phác thảo mô hình cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
như sau:

Nhận
thức
chính
trị
Thực
tiễn (sự
kiện và
vấn đề
thời sự

Chủ
thể
(nhà
báo)

Thông
điệp
(tác
phẩm
và ấn

phẩm
báo
chí

Kênh
truyền
thông

Ý thức
quần
chúng

Hiệu lực

Hiểu
biết tri
thức
tổng
hợp

Thái
độ
hành
vi

Hiệu quả tác động

Xuất phát từ những sự kiện vấn đề của cuộc sống, từ nhu cầu, nguyện
vọng của công chúng và mục đích truyền thông – tức là xuất phát từ việc nhận
thức sâu sắc thực trạng và xu hướng vận động của thực tiễn xã hội cũng như


5


mong đợi của công chúng, nhà truyền thông lựa chọn sự kiện và vấn đề để
thiết kế thông điệp. Sự kiện và vấn đề được nhìn nhận, khai thác ở các góc độ,
được thể hiện qua nghệ thuật tổ chức, liên kết các chi tiết và hình thành thông
điệp, sản phẩm truyền thông. Thông điệp và sản phẩm được mã hóa, chuyển
tải qua các kênh truyền thông tác động vào ý thức quần chúng ,vào công
chúng xã hội. Qua mô tả đối tượng tác động của truyền thông tác động vào dư
luận xã hôi, tạo hiệu ứng xã hội; trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức,
mở rộng hiểu biết, thay đổi hành vi, thái độ của công chúng – nhóm đối tượng
phù hợp với mục tiêu truyền thông và nhu cầu phát triển. Những chuyển biến
ấy gọi là hiệu quả truyền thông. Khi thông điệp tác động vào ý thức quần
chúng – dư luận xã hôi, ở đây xuất hiện khái niệm hiệu lực. Hiệu lực là năng
lực tạo ra hiệu ứng xã hội, khả năng thực tế gây nên những chấn động xã hội,
thu hút sự chú ý của công chúng và dư luận xã hội.
1. Về thực tiễn (sự kiện và vấn đề thời sự)
Khi nói nhận thức và phản ánh thực tiễn của nhà báo, trước hết và chủ yếu
là nhận thức và phản ánh các sự kiện và vấn đề thời sự. Mọi vấn đề diễn ra
dưới dạng các sự kiện. Và chỉ có sự kiện giúp con người nhận thức rõ ràng,
đúng đắn các vấn đề phức tạp. Sự kiện là minh chứng hùng hồn nhất, đanh
thép nhất thể hiện bản chất vấn đề. Do đó, V.I Lênin đã từng nói rằng: “Sự
thật đẹp đẽ nhất là sự thật nói đúng sự thật”. Và đương nhiên, khi thể hiện
bản chất tình hình thì không sự kiện nào lại xuất hiện đơn lẻ, rời rạc, mà nằm
trong một chỉnh thể, trong một quá trình, một xu thế' vận động (ngoại trừ
những sự kiện ngẫu nhiên).
Chẳng hạn như sự kiện “nỗi buồn kinh tế biển” Vinalines gây rúng động
trong thời gian qua về những sai phạm, thất thoát tài sản Nhà nước. Bắt đầu từ
việc điều tra những dấu hiệu sai phạm trong việc sửa chữa nổi 83A, phát hiện

cán bộ tham ô và làm thất thoát gần 3 tỷ đồng. Song song với việc điều tra
trên, cơ quan điều tra đã mở rộng điều tra việc phê duyệt dự án nhà máy sửa

6


chữa tải biển của Vinalines. Kết quả cho thấy, Tổng giám đốc của công ty này
đã ký khống dự án phê duyệt nhà máy mà chưa có sự phê duyệt của Thủ
tướng đồng thời tiêu tốn lãng phí hàng trăm tỷ đồng của nhà nước vào dự án
ko có tính hiệu quả và không có khả năng khai thác. Qua sự vụ này, báo chí
cũng đã khơi ra nhiều những sai phạm mang tính chất nghiêm trọng của
Vinalines ra trước công luận. Và đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm của
vấn đề tham nhũng, sai phạm trong việc sử dụng tiền của của Nhà nước.
Như vậy, bản thân sự kiện nói lên vấn đề. Do vậy, nhà báo cần phát hiện
các sự kiện, các con số' và đặt nó trong các mối quan hệ để có thể phân tích,
lý giải vấn đề một cách sáng rõ và thuyết phục nhất. Sự kiện là khởi đầu và
căn chứng nhưng mục đích của việc phản ánh, thông tin là phải cắt nghĩa, giải
quyết được vấn đề. Cái khó của nhà báo là ở chỗ không chỉ phát hiện được sự
kiện thông tin, mà quan trọng hơn là nhận thức, phán đoán năng lực và mối
quan hệ tác động của sự kiện ấy trong tình hình cụ thể. Hay nói cách khác,
giữa sự việc, sự kiện cụ thể với các vấn đề xã hội quan tâm có mối quan hệ
nhất định. Do đó, nhà báo vừa phải phát hiện sự việc, sự kiện nhưng quan
trọng hơn là phát hiện, phán đoán mối quan hệ ấy trong tình hình và bối cảnh
cụ thể. Sự kiện và mối quan hệ ấy tạo nên giá trị thông tin của tác phẩm báo
chí. Có thể nói rằng, mỗi sự kiện đều có tiềm năng thông tin, tiềm năng ấy có
được khơi thức hay không là tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức và bàn tay
của nhà báo.
2. Về chủ thể (nhà báo)
Việc nhận thức thực tiễn của nhà báo, nói chung là phải được thể hiện
và thông qua phản ánh thực tiễn, tức là hoạt động thu thập, xử lý và chuyển

tải thông tin cho công chúng. Mục đích của phản ánh, thông tin là giúp nhiều
người cùng hiểu biết, cùng thống nhất nhận thức (hoặc giảm dần sự khác
biệt), cùng chia sẻ để cùng nhau giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nhằm
thúc đẩy xã hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nói cách khác,
nhà báo nói chuyện với công chúng thông qua tác phẩm báo chí - những
7


thông điệp được thiết kế từ những sự kiện, chất liệu của cuộc sống. Mỗi sự
kiện lại được cấu thành bởi nhiều chi tiết - yếu tố tạo nên sự sống động, tính
hấp dẫn của sự kiện nhận thức được phản ánh trong tác phẩm. Sự kiện bản thể
là sự kiện nguyên mẫu trong thực tế; sự kiện bản thể ấy được nhà báo phát
hiện, nhận thức dưới các góc độ để tìm kiếm giá trị thông tin gọi là sự kiện
nhận thức. Chọn được góc độ thông tin về sự kiện tức là phương hướng phát
hiện, chọn lựa các chi tiết cụ thể cho tác phẩm đã được xác định. Chi tiết
trong tác phẩm báo chí thoả mãn các yếu tố cần và đủ để nói lên ý đồ thông
tin của nhà báo - chủ đề tác phẩm. Nếu trong tác phẩm quá nhiều chi tiết sẽ
làm cho tác phẩm dài dòng không cần thiết, thậm chí xa hoặc trệch chủ đề
nếu không khéo liên kết; nhưng nếu ít chi tiết, tức là chưa tới độ thì tác phẩm
mất đi tính sinh động và thiếu độ tin cậy cho bài báo. Chi tiết nào được chọn
lựa đưa vào tác phẩm báo chí lại phụ thuộc vào góc nhìn, khả năng phát hiện
và liên tưởng của nhà báo khi tiếp cận sự kiện ấy trong mối quan hệ với các
vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra.
Lựa chọn góc nhìn tức là xác định chủ đề, ý đồ thông tin cho tác phẩm.
Vậy yếu tố' nào làm căn cứ cho việc chọn lựa góc nhìn, chủ đề tác phẩm?
Trước hết là nhu cầu, nguyện vọng, mong đợi (đằng sau nó là lợi ích) của
công chúng - do đó không hiểu nhu cầu thông tin của công chúng báo chí thì
nhà báo khó có được tác phẩm hấp dẫn, làm rung động lòng người. Trong báo
chí hiện đại, nhu cầu thông tin của công chúng luôn luôn được ưu tiên hàng
đầu. Mặt khác, nhà báo lại còn phải căn cứ vào ý đồ thông tin của chủ thể cơ

quan báo chí. Ý đồ ấy được hình thành từ tình hình cụ thể, trên quan điểm và
thái độ chính trị nhất định. Như vậy, ở đây không chỉ cần sự hiểu biết, lập
trường xã hội mà còn là sự tinh tế, nhạy cảm cũng như cách thức - văn hoá
ứng xử của nhà báo.
3. Thông điệp
Muốn tăng cường thông tin hữu ích, cần phải có được nhiều thông tin tiêp
nhận, muốn có được nhiều thông tin tiêp nhận lại cần phải cung câp nhiều
8


thông tin tiềm năng - tăng cường số lượng và chât lượng ân phẩm báo chí cho
các nhóm công chúng xã hội. Số lượng và chât lượng thông tin không chỉ
xuât phát từ chủ thể báo chí, mà trong báo chí hiện đại người ta quan tâm
nhiều đên việc "đa nguồn" thông tin, tức là tạo ra cơ chê hoạt động để chính
công chúng cung câp và chia sẻ thông tin. Người làm báo chú trọng vào những
vân đề trọng tâm, một số thể loại, một số mảng đề tài và tăng cường vai trò người
tổ chức, người biên tập. Cơ chê độc quyền và thao túng thông tin báo chí ngày
càng giảm và sẽ mât dần tác dụng trong xã hội dân chủ và dân trí ngày càng cao.
Cho dù trong hoàn cảnh nào thì việc nâng cao chât lượng ấn phẩm và giá trị thông
tin luôn được coi là phương hướng chính yêu nhât.
Do đó, người ta thường nói tới ba tiêu chí cho một tác phẩm báo chí hay,
hấp dẫn công chúng. Thứ nhất, tác phẩm đề cập được sự kiện, vấn đề bức
xúc, nóng hổi, nổi cộm trong dư luận xã hội, đang được công chúng đón đợi,
muốn biết và cần được giải thích giải đáp; thứ hai là tác phẩm được cấu
thành, được xây dựng từ những chi tiết sống động, những số' liệu xác thực, tin
cậy; thứ ba là cách thức diễn đạt, trình bày ngắn gọn, sáng rõ, cuốn hút.
Như vậy, để có được thông điệp - tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công
chúng, đòi hỏi ở người viết quá trình lao động sáng tạo, công phu, nghiêm
túc, có tâm và nhiệt thành, không chỉ hỏi trình độ, năng lực mà còn năng
khiếu nghề nghiệp; không chỉ trình độ văn hoá và vốn sống mà quan trọng là

năng lực nhận thức, sức bật tư duy, khả năng phản ứng nhanh nhạy và chính
xác trước sự kiện và vấn đề của cuộc sống...
4.

Kênh truyền thông

Sau khi tác phẩm báo chí được hoàn tất sẽ được mã hoá và chuyển tải
bằng các kênh truyền thông tác động đến công chúng xã hội, tức là tác động
vào ý thức quần chúng. Các kênh truyền thông nhà báo có thể sử dụng là báo
hình, báo nói, Internet hoặc báo giấy…

9


5. Ý thức quần chúng
Đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là công chúng xã hội.
Công chúng xã hội được hiểu là quần thể dân cư rộng lớn chịu sự tác động,
chi phối của các kênh truyền thông đại chúng, không phân biệt thành phần,
giai cấp, lứa tuổi, trình độ... xét trên bình diện nhân khẩu học – xã hội. Điều
đó nghĩa là truyền thông tác động vào ý thức của công chúng xã hội, ý thức
quần chúng.
Ý thức quần chúng là một trạng tái tinh thần thực tế, một dạng biểu
hiện hàng ngày của ý thức xã hội.
Ý thức quần chúng là một hiện tượng phức tạp, phong phú, sinh động
và có tính chất động bao gồm hàng loạt các yếu tố sau: nhận thức, ý chí và
tình cảm, cảm xúc vf ấn tượng động cơ, tâm lý... Tuy nhiên, để nghiên cứu ý
thức quần chúng với tư cách là đối tương tác động của truyền thông đại
chúng, có thể trừ tượng hóa 1 số thành tố và giữ lại, mô tả một số thành tố
liên quan trực tiếp đến mối quan hệ đang xem xét, chẳng hạn: thế giới quan,
nhân sinh quan, ý thức lịch sử - văn hóa và thành tố dư luận xã hội. Các

thành tố này có thể được mô tả bằng mô hình sau:

Mô phỏng mô hình YTQC)
Dư luận xã hội
Thế giới quan,
nhân sinh quan

Ý thức
lịch sử
văn hóa

10


Trong mô hình này, thế giới quan và nhân sinh quan là hai thành tố hạt
nhân của ý thức quần chúng. Hai yếu tố này ít biến động nhất.Đó là những
quan điểm với tư cách là hạt nhân tư tưởng của thế giới bên trong nhận thức:
kinh nghiệm tinh thần của cá nhân, hướng dẫn chi phối nhận thức và tự nhận
thức của con người, xác định mức độ tính tích cực xã hội. Nó được hình thành
thông qua nhận thức lý luận về cuộc sống, hoạt động thực tiễn và phụ thuộc
vào nền tảng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân. Nhân sinh quan trở
thành trung tâm điều khiển hành vi và biểu thị thái độ của con người. Con
người chỉ có khả năng nắm được những gì phù hợp với nhân sinh quan của
họ, với những định hướng quan trọng
Tri thức lịch sử - văn hóa là lớp trung gian truyền dẫn có vai trò thẩm định,
so sánh, đối chiếu trong quá trình tiếp nhận các sự kiện, hiện tượng vấn đề mới do
truyền thông đại chúng cung cấp với những dữ liệu được lưu giữ trong kho tàng
tri thức lịch sử - văn hóa của mỗi người, mỗi nhóm công chúng.
Dư luận xã hội là ý kiến của nhóm có đủ thông tin cũng có khi của một
nhóm chưa có thông tin đầy đủ. Trường hợp đầu là có sự đánh giá chính xác,

nhóm sau chỉ là đồn thổi. Xét liên hệ dân trí và dư luận nó là tỉ lệ thuận. Dân
trí có văn hóa thường có dư luận chính đáng và tin đồn thường có trong xã hội
sơ khai.
Dư luận xã hội khi đã hình thành là biểu thị thái độ của đa số người
trong cộng đồng, là quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể nên có sức mạnh lớn
lao. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, dư luận xã hội đã đóng vai
trò điều hoà các mối quan hệ xã hội . Dư luận xã hội chẳng những có vai trò
điều hoà các mối quan hệ xã hội mà cả hành vi xã hội. Trên cơ sở phán xét,
đánh giá các sự kiện, hiện tượng dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực xã hội,
hứng dẫn những việc nên làm, nên tránh. Nó làm cho các truyền thống, phong
tục đã hình thành phát huy ảnh hưởng trong xã hội.

11


Ngoài vai trò điều hoà, dư luận xã hội còn có vai trò giáo dục con người
nhiều khi mạnh hơn cả biện pháp hành chính. Dư luận xã hội một khi đã được
hình thành thì nó tác động vào ý thức con người, chi phối ý thức cá nhân. Về
phương diện này, dư luận xã hội có thể động viên, khuyến khích hoặc phê
phán, công kích những biểu hiện thiếu đạo đức hoặc hành vi cá nhân, của
nhóm người trong xã hội, phòng ngừa các hành vi phạm pháp, nó buộc từng
cá nhân phải thu mình vào lễ nghi, phong tục.
Dư luận xã hội còn có chức năng cố vấn cho các tổ chức, cho cơ quan
chức năng giải quyết các vấn đề có liên quan đến cộng đồng.
6. Thái độ - hành vi
Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức,
quy định tính sẵn sàng hành động của con người đối với đối tượng theo một
hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt
và lời nói của người đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể.
Thái độ định hướng hành vi, ứng xử của con người. Nó thúc đẩy, tăng

cường tinh thần sẵn sàng của những hành vi, phản ứng của con người tới đối
tượng có liên quan.
7. Hiệu lực
Khi sản phầm báo chí – truyền thông tác động vào dư luận xã hội, xuất
hiện thêm 1 khái niệm nữa: hiệu lực. Hiệu lực là hiệu ứng xã hội – tác động
thực tế do ấn phẩm báo chí tạo ra, là khả năng thu hút sự chú ý của công
chúng và dư luận xã hội có thể phù hộ hay không phù hợp với yêu cầu của
chủ thể. Ấn phẩm truyền thông một khi đã được xã hội hóa thì khó có thể
kiểm soát tầm ảnh hưởng cũng như năng lực gây chấn động xã hội. Chẳng
hạn như vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Văn Giang (Hưng Yên) hay gần đây
nhất là vụ sai phạm của Vinalines... là những ví dụ điển hình cho hiệu lực tác

12


động của báo chí, tạo ra sự thu hút, chú ý của công chúng, khơi gợi, truyền
dẫn, định hướng và thậm chí điều hòa dư luận.
Sở dĩ những vụ việc trên có sức vang, gây chấn động lớn trong dư luận
cả nước hay nói cách khác hiệu lực tác động của báo chí cao là do tính chất,
quy mô và mối quan hệ tác động của sự kiện và vấn đề thông tin; do sức
thuyết phục và độ chính xác tin cậy của thông tin; do thời điểm thông tin và
do vị thế xã hội của sản phẩm báo chí.
8. Hiệu quả
Hiệu quả có thể được hiểu nôm na là “kết quả của việc làm mang lại”.
Hiệu quả thường cần có thời gian và thể hiện qua nhiều tầng nấc, nhiều dạng
thức, nhất là hiệu quả hoạt động xã hội. Nhưng quy về một cách cụ thể nhất,
hiệu quả tác động của báo chí – truyền thông được thể hiện qua nhận thức,
thái độ, hành vi của công chúng xá hội, của nhân dân nói chung về những vấn
đề cơ bản, bức xúc, thiết thực của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội cũng
như việc hình thành nhân cách và diện mạo văn hóa của mỗi cá nhân, và cuối

cùng là niềm tin chính trị.
II.
Cơ chế báo chí tác động qua một số ví dụ thực tế
1. Sự kiện “Tiên Lãng”
Thực tiễn (sự kiện, vấn đề thời sự): Sự kiện Tiên Lãng không phải là
ngẫu nhiên mà là “một giọt nước làm tràn ly”. Giọt nước này sẽ còn xảy ra ở
nhiều nơi bởi tình trạng áp dụng chính sách về luật đất đai và việc thực thi
pháp luật ở các cấp địa phương còn nhiều điều lỗ hổng đáng ngại. Sự kiện này
khiến cho những người ở những cương vị khác nhau phải suy nghĩ, nhất là khi
Đại biểu Quốc hội đang xem xét để thông qua Luật Đất đai mới trước năm
2013. Trong sự việc ở Tiên Lãng, quyết định sai của UBND huyện về thu hồi
đất trước thời hạn do pháp luật quy định là điểm bản lề dẫn tới những sai

13


phạm khác. Không có quyết định này thì không có cưỡng chế và không sự
phản kháng của dân trong vô vọng.
Chủ thể: Có thể nói, công lớn của việc đưa vụ việc ra ánh sáng, khơi
những điểm tối, bất cập của vụ việc ra ánh sáng công đầu trước hết phải kể tới
các nhà báo, phóng viên các nhà báo đã lăn xả vào vụ việc, không quản ngại
gian khó, không quản ngại nguy hiểm, không quản ngại mọi sự cản trở của
chính quyền, sờ tận tay, nhìn tận mắt, nghe tận tai mọi diễn biến của tình
hình, đưa tin khách quan, câu chữ vững vàng, chứng cứ chắc chắn, hàng loạt
bài điều tra mang đến những sự thật được che dấu bằng những báo cáo, bằng
những cuộc họp báo của địa phương gian dối và méo mó- các nhà báo đã tìm
đúng căn nguyên lý do đằng sau sự phản kháng của anh em Đoàn Văn Vươn
là gì, chỉ mặt, chỉ tên các quan chức sai phạm, không ai có thể chối cãi được.
Các nhà báo nhập cuộc vụ Tiên Lãng đều hiểu sâu sắc một điều, sau
lưng mình, hàng triệu ánh mắt của nhân dân đang dõi theo, công lý phải được

bảo vệ, niềm tin vào pháp luật phải được bảo vệ, sự thật phải được công bố,
uy tín và danh dự của chế độ, của đất nước phải được bảo vệ, lương tâm các
nhà báo đã thúc giục bước chân của họ, ngòi bút của họ, đưa nhanh sự thật tới
nhân dân.
Họ đã bước qua sự cám dỗ, bước qua lời mời mọc, bước qua sự gian
dối, đi thẳng tới sự thật, chỉ có sự thật mới làm sang trọng hai chữ nhà báo,
chỉ có sự thật mới làm nên thương hiệu của các tờ báo, chỉ có sự thật mới kéo
được bạn đọc về với tờ báo của mình.
Báo chí thành công vì các cơ quan quản lý báo chí ngay từ phút đầu đã
nhận ra ngay vụ Tiên Lãng là một vụ việc nghiêm trọng, dù tại thời điểm đó
đúng sai chưa rõ ràng, nhưng các cơ quan quản lý báo chí đã tạo thời cơ cho
các nhà báo tìm kiếm sự thật, sự mở đường đầy tính cách mạng đó của các cơ
quan báo chí đã tăng thêm ý chí, sức lực, niềm tin và lòng dũng cảm cho các
nhà báo xông pha vào thực tế, lôi ra ánh sáng những sai phạm, giúp cho các

14


cơ quan quản lý nhà nước nhận chân chính xác nguyên nhân vụ việc, khiến
các báo cáo của địa phương trở nên lạc lõng, thành phố phải 3 lần báo cáo
Thủ tướng mới tạm chấp nhận.
Có lẽ đây là một vụ việc điển hình cho báo chí phản ánh đúng thực tiễn
góp phần vạch trần sự việc, hướng dẫn, thúc đẩy dư luận quần chúng thể hiện
rõ tinh thần, thái độ, cũng như hành động ủng hộ nhiệt tình như vụ việc cưỡng
chế ao đầm của Đoàn Văn Vươn. Ngay cả ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban
Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh và Thứ trưởng phụ trách báo chí Đỗ
Quý Doãn cũng đã đánh giá cao báo chí tác nghiệp khá tốt vụ Tiên Lãng.
Sản phẩm: Trong hai tháng trời, báo chí dành cho Tiên lãng quá nhiều
bài viết, tin tức, phóng sự, phỏng vấn... Theo cục Thống kê Báo chí, đến
tháng 3/2012, số lượng bài đăng tải trên báo in và báo điện tử trong nước lên

tới 1200 bài, chưa kể những phóng sự, tin tức trên truyền hình, phát thanh
cũng góp phần đa dạng và giúp cho nhân dân cả nước có cái nhìn cận cảnh,
sâu sắc, xác thực về sự kiện xảy ra.
Kênh: Ngoài những bài viết đăng tải trên báo in và báo điện tử trong
nước, có sự góp sức của truyền hình, phát thanh với hàng loạt những phóng
sự ghi nhận sinh động từ điểm nóng ở Tiên Lãng.
Số lượng bài viết "không chính thức" trên các diễn đàn, blog, hoặc trên
các báo nước ngoài, có lẽ còn nhiều hơn cả số lượng tin bài trong nước.
Thông tin trên mạng thông qua các web cá nhân của các nhà báo, nhà văn, các
học giả cũng đóng góp thêm một cách nhìn khách quan.
Chưa bao giờ có một vụ việc, mà hầu hết các kênh thông tin đều đi
cùng một con đường: nhận chân ra ngay lập tức sai phạm của Hải Phòng, Tiên
Lãng và đeo bám, củng cố chứng cứ, phân tích, tổng hợp, phỏng vấn, điều tra,
tường thuật, để nhân dân biết một cách rõ ràng, minh bạch toàn bộ vụ việc
Nhân dân cũng vì thế mà được cung cấp một lượng thông tin đa chiều
về vụ việc này.

15


Dù cố giấu diếm, che đậy, quanh co, ngụy biện, thì nhất cử nhất động của
mọi hành vi sai phạm của các quan chức trong vụ Tiên Lãng đều không qua được
tai mắt nhân dân, thông qua sự phản ánh kịp thời của nhà báo những người tiếp
cận thông tin chính xác và đầy đủ nhất, cả những thông tin động trời.
Công chúng: Thời điểm diễn ra vụ Tiên Lãng, dư luận cả nước bám sát
tin tức báo chí từng phút giây. Họ tuy ở những vùng miền, cương vị, tầng lớp
xã hội khác nhau nhưng họ chung những tâm trạng giống nhau: bức xúc, tức
giận trước hành động, cách xử lý phát ngôn ấu trĩ của chính quyền huyện; sốt
ruột, trông ngóng những thông tin từ cao cấp nhất; hy vọng, hân hoan khi thủ
tướng kết luận: “Vụ Tiên Lãng là trái luật”. Thông qua phương tiện truyền

thông đại chúng, dư luận biết được sự kiện và cũng chính bằng truyền thông,
dư luận cũng phản ảnh những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình. Chẳng
thế mà hầu như dưới những bài viết về sự kiện nóng hổi này, dễ dàng nhận
thấy độc giả tích cực phản hồi, đăng đàn đưa ra những kiến nghị, biện pháp
giải quyết.
Hiệu lực và hiệu quả: Có thể nói, sự kiện Tiên Lãng chiếm giữ khá
nhiều kỷ lục, trong đó phải kể đến sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trong
hơn một tháng qua, gần như hàng ngày người dân khắp cả nước đều chờ đợi,
dõi theo diễn biến sự việc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và
hy vọng các ban ngành chức năng vào cuộc một cách công tâm. Và sự kiện
này cũng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các vị lãnh đạo lão thành, các
vị nguyên là tướng lĩnh và đại biểu Quốc hội cùng nhiều chuyên gia, lực
lượng trí thức. Với tri thức và kinh nghiệm của mình, nhiều người đã có
những phân tích, đánh giá sự việc một cách chính xác, sắc sảo dưới nhiều góc
độ. Đó chính là những gợi ý xác đáng để các cơ quan chức năng điều tra làm
rõ. Và kết quả đạt được đã làm nức lòng dân chúng, Thủ tướng kết luận: việc
ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông Vươn cũng không đúng
quy định của pháp luật. Nội dung quyết định cưỡng chế có sai phạm, không
xác định ranh giới của diện tích thu hồi, không kiểm kê tài sản trên diện tích
16


thu hồi, thời điểm cưỡng chế không phù hợp khi giáp Tết cổ truyền. Đặc biệt
việc tổ chức thực hiện cưỡng chế càng có nhiều sai sót, gây hậu quả như báo
chí nêu. Tuyên bố về sự kiện Tiên Lãng của Thủ Tương đã củng cố niềm tin
chính trị trong đông đảo quần chúng nhân dân cả nước.
2. Sự kiện Vinalines
Việc cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong việc mua ụ nổi tại
Vinalines, trái với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và có các
dấu hiệu vi phạm pháp luật về đầu tư đã được cơ quan điều tra khởi tố bị can

và thi hành biện pháp ngăn chặn đặc biệt đối với các bị can. Sự việc này được
dư luận xã hội hưởng ứng mạnh mẽ, báo chí vào cuộc buộc Chính phủ là xử
lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Bởi vì dư luận đang ngày càng
bức xúc về những khuất tất trong đầu tư làm ăn của tổng công ty nhà nước cũng
như nạn tham nhũng ngấm sâu nặng nề và ngày càng phức tạp làm lũng đoạn,
suy yếu nền kinh tế Việt Nam, gây mất niềm tin cho nhân dân về khả năng lãnh
đạo, kiểm soát thiếu hiệu quả của các bộ ngành cấp cao của nhà nước.
Phát hiện ra sai phạm sau khi lên mạng đã được nhiều bạn bè và bạn
đọc khắp nơi phản hồi, bình luận theo nhiều chiều nhiều góc cạnh. Điều đó
chứng tỏ vụ đổ bể thua lỗ của Vinalines và nguyên Chủ tịch HĐQT của nó
(mới đây được đề bạt Cục trường Hàng hải thuộc Bộ GTVT) bỏ trốn khi có
lệnh bắt tạm giam... đã có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của công chúng.
Dư luận xã hội như một dịp "bùng nổ", nó không thua kém gì độ nóng như
vụ Vinashin hơn năm trước... Và ngay tại các cuộc thảo luận của Quốc
hội đang họp, vụ việc này cũng là một trong số tâm điểm đặc biệt gây chú ý
và được các ĐBQH bày tỏ chính kiến trước báo giới. Đó có thể coi đó là
những hiệu ứng ban đầu đạt được, và có thể nhận biết ngay. Và hiệu quả tác
động của việc báo chí phản ánh sự kiện này được thể hiện qua nhận thức, thái
độ, hành vi của công chúng xã hôi, của nhân dân nói chung về vấn đề cơ bản,
bức xúc trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.

17


KẾT LUẬN
Nghiên cứu hiệu quả tác động của báo chí - truyền thông yêu cấu cấp
bách của lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại. Muốn nghiên cứu hiệu quả vấn
đề này, người nghiên cứu phải tiếp cận ở nhiều góc độ, bình diện cụ thể như:
cường đồ giao tiếp của công chúng, năng lực tác động của các ấn phẩm báo
chí, phản hồi của công chúng, vai trò của báo chí trong việc xã hội hóa cá

nhân, khả năng thuyết phục tập hợp công chúng tham gia vào giải quyết các
vấn đề cả xã hội.
Nhìn nhận một cách sâu sắc, khi nghiên cứu vấn đề tác động của báo
chí cần phải chú ý tầm quan trọng của vai trò của công chúng đối với sản
phẩm báo chí cũng như những tác động của báo chí đến việc hình thành tư
tưởng, điều chỉnh hành vi của công chúng. Thông tin báo chí khi chưa được
công chúng tiếp nhận mới chỉ là thông tin khả năng; công chúng không tiếp
nhận các văn bản thông báo, không mua và đọc báo, không nghe phát thanh,
không xem truyền hình, không tiếp nhận thông tin trên mạng internet sẽ phá
vỡ mối quan hệ nhà báo – tác phẩm – công chúng; khi đó, thành quả lao động
báo chí của toàn thể cơ quan báo chí nói chung và từng phóng viên, nhà báo
nói riêng chưa được đón nhận và thưởng thức. Như thế, báo chí mới thực hiện
được một nửa chức năng của mình. Việc đánh giá các tác phẩm báo chí đúng
hay sai, có ý nghĩa hay chưa có ý nghĩa,... cũng là một điều không thể thiếu.
Do đó, công chúng cũng chính là người tham gia vào việc góp ý, đồng tình
hay không đồng tình, biểu dương hay phê bình khi họ đã thẩm định được
những giá trị đích thực của thông tin báo chí.
Vấn đề cần lưu ý ở đây là, mục đích, yêu cầu của chủ thể hoạt động
báo chí phải phục tùng và vì lợi ích chân chính của công chúng mình, nhân
dân mình, vì sự phát triển bền vững của đất nước và chấn hưng dân tộc, chứ
không phải vì lợi ích ích kỷ của một số cá nhân hay một nhóm người - nhất là
cá nhân hay nhóm người nhân danh quyền lực.
18


Nghiên cứu cơ chế tác động của báo chí luôn đặt trong môi trường kinh
tế - xã hội cụ thể, trong môi trương pháp lý và văn hoá của cộng đồng. Hiệu
quả tác động của báo chí cũng do đó, chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều
yếu tố, từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; từ chủ quan đến khách quan, từ
trong nước, trong khu vực và thế giới... Xét trên tổng thể, mỗi loại hình báo

chí cần chú ý khai thác triệt để những đặc trưng thế mạnh cũng như hạn chế
tối đa những điểm yếu của mình, đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các
loại hình để có thể tạo nên làn sóng thông tin dư luận, đủ sức chi phối, khơi
nguồn, phản ánh, định hướng và điều hoà dư luận xã hội trong nước, trong
khu vực và trên thế giới, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước trong điều kiện hội nhập, mở cửa và toàn cầu hoá hiện nay.

19


MỤC LỤC

20



×