Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận môn đạo diễn chương trình truyền hình phim tài liệuu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.82 KB, 24 trang )

Tiểu luận: Môn đạo diễn truyền hình

Đề 1:

Câu 1: Đạo diễn các chương trình chính luận trên truyền hình là
gì? Sự khác biệt giữa đạo diễn một chương trình tạp chí truyền hình
với đạo diễn của một phim tài liệu?
Câu 2: Anh(chị) hãy nêu mối liên quan giữa đạo diễn với biên
tập, với quay phim, với người dẫn trong các chương trình chính luận
truyền hình? Để có được chương trình vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc theo
anh chị cần có những yếu tố nào?

1


I.Phần mở đầu:
Đạo diễn là một người không thể thiếu trong các chương trình truyền
hình. Hiện nay, cách hiểu về đạo diễn còn rất nhiều quan niệm khác nhau,
và những công việc khác nhau, tùy thuộc theo từng chương trình. Trong xu
thế truyền hình hiện đại, đạo diễn là người không thể thiếu trong các
chương trình truyền hình.
Theo từ điển wikimedia thì đạo diễn được nhắc tới như sau:
Đạo diễn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình thực hiện một
tác phẩm nghe nhìn, thường là điện ảnh hoặc truyền hình. Khi bắt đầu với
một kịch bản, người đạo diễn sẽ định hướng những hiệu quả hình ảnh và
nghệ thuật cho bộ phim. Lúc khởi quay, đạo diễn sẽ dàn cảnh, chỉ đạo diễn
xuất và các phương tiện kĩ thuật. Tùy theo các điều khoản trong hợp đồng
mà người đạo diễn có thể tham gia vào quá trình dựng phim hoặc không
(thường là các đạo diễn ở châu Âu, ít hơn ở Mĩ). Đây là khâu cuối cùng sau
khi quay xong một bộ phim, thường được gọi là "final-cut" (hiểu nôm na là
khâu cắt bỏ các cảnh không ưng ý). Khi dự định cho ra lò một bộ phim, nhà


sản xuất phim tìm đến các đạo diễn và người đạo diễn có trách nhiệm đảm
bảo là tính ăn khách cho bộ phim. Người đạo diễn phải thực hiện quay
đúng tiến độ và không được vượt quá ngân sách đã cho.
Ngày nay các đạo diễn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực:
- Phim viễn tưởng dài (trên 2500 mét) và ngắn (300 - 600 mét)(phim
điễn ảnh hoặc phim truyền hình)
- Phim tài liệu và phim động vật.
- Phim dựa trên chuyện thực (gần với nghệ thuật tạo hình).
- Phim quảng cáo
- Phim truyền thông nghe nhìn
- Chương trình truyền hình trực tiếp (thể thao, gameshow...)
2


Đạo diễn điện ảnh: Công việc của một đạo diễn rất phức tạp. Tùy
theo dự án, nó có thể bao gồm những nhiệm vụ khác nhau, nhưng cơ bản
có những công việc như sau:
- Chuẩn bị
+ Định hình khuynh hướng nghệ thuật cho bộ phim
+ Thống nhất kịch bản
+ Phân cảnh thành các lớp (dựng theo ảnh chụp và gióng khung)
+ Tổ chức và chọn địa điểm quay
- Quay phim
+ Chỉ đạo diễn xuất (vị trí diễn viên, giọng, thể hiện cảm xúc, cử động)
+ Chịu trách nhiệm chọn vị trí đặt máy quay, khung cảnh, cú máy...
+ Chọn ánh sáng cho khung cảnh (cùng với đạo diễn hình ảnh)
+ Đảm bảo thời gian quay và cân đối ngân sách đã chi.
+ Tất cả những hoạt động khác như chỉ đạo nghệ thuật, kĩ thuật cho
bộ phim và nhất là quản lí ê-kíp làm phim.
- Hậu kì

+ Giám sát dựng phim
+ Âm nhạc cho phim
Trên thực tế, người đạo diễn giao cho các chuyên gia kỹ thuật trong
ê-kíp làm phim sắp xếp các chi tiết trong phim theo hướng đã định. Một
đạo diễn chịu trách nhiệm kiến tạo bộ phim, cũng như chỉ đạo ê-kíp làm
phim bao gồm: đạo diễn hình ảnh, thiết kế mĩ thuật, quay phim, xử lí âm

3


thanh... . Đạo diễn là người phối hợp những hiệu ứng từ nhiều lĩnh vực
khác nhau với sự giúp đỡ của một hoặc nhiều trợ lí.
Phương pháp đạo diễn: Đạo diễn có các quyền hạn nhiều ít tùy theo
phim, và một số trong các quyền đó phải dưới sự điều khiển của ê-kíp sản
xuất. Nhưng càng ngày đạo diễn càng có nhiều quyền hơn trong việc quyết
định kinh phí sản xuất phim. Điều này đặc biệt được thấy rõ trong những
năm 1930 đến những năm 1950.
Cũng có những đạo diễn có quyền rất lớn, đó là người chỉ đạo nghệ
thuật của một bộ phim. Đây là phương pháp của họ:
- Xây dựng một kết cấu kịch tổng quát, chọn diễn viên phù hợp với
vai diễn. Những người này gồm các đạo diễn như Christopher Guest, Spike
Lee, Robert Altman…
- Điều hành các mặt khác của dự án: lời thoại, diễn xuất, hình ảnh.
Họ nói về quan điểm của tác giả.
Dựng cảnh, nhà làm phim
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “đạo diễn” xuất hiện sớm để chỉ những
người chỉ đạo các diễn viên, lựa chọn bối cảnh và địa điểm đặt máy quay.
Sau đó công việc của người đạo diễn được phân hóa và chuyên biệt,
nhường chỗ cho những chuyên gia kĩ thuật. Nhà sản xuất trở thành người
có ảnh hưởng lớn nhất đến dự án phim.

Hai nhiệm vụ
Sau năm 1945, một thế hệ mới trưởng thành…
Điện ảnh trở nên ít hão huyền hơn và ngày càng đi sâu vào thực tế.
Ban đầu, trong suốt thời kì điện ảnh cũ cho đến thập niên 50, đạo diễn áp
đặt quan điểm của mình cho khán giả nhưng ngày nay, khi một tác phẩm
điện ảnh chuẩn bị ra lò gây rất nhiều quan tâm của dư luận.
4


Đạo diễn truyền hình: Công việc của một đạo diễn truyền hình
khác hẳn với công việc của một đạo diễn điện ảnh, họ phải chịu một lúc rất
nhiều áp lực như kinh phí hạn hẹp và thời luợng phát sóng ngắn ngủi, đồng
thời vẫn phải đảm bảo chất luợng nghệ thuật cho tác phẩm.
Đối với những chương trình truyền hình như gameshow, thể thao,
phóng sự…, họ không thể làm chủ hoàn toàn các hành động của nhân vật,
vai trò của người đạo diễn truyền hình chủ yếu là dựng hình, biên tập nội
dung hình ảnh làm sao cho người xem dễ hiểu và hài lòng nhất.
Công việc đạo diễn truyền hình (hay Đạo diễn các chương trình
truyền hình) hiện nay đang dần trở thành một nghề nghiệp được công nhận
và thậm chí còn trở nên phổ biến hơn cả Đạo diễn Điện ảnh (chủ yếu chỉ
làm phim truyện nhựa và tài liệu nhựa)
Nghề đạo diễn các chương trình truyền hình bao gồm một chuyên
môn khá đa dạng. Có thể là họ đạo diễn một talkshow, hoặc gameshow,
hoặc phim phóng sự, tài liệu truyền hình, các chương trình tường thuật trực
tiếp, các chương trình biểu diễn nghệ thuật hoặc các chương trình truyền
hình thực tế khác...
Nghề đạo diễn truyền hình gần như có thể được coi là một nghề
nghiệp cụ thể tại Việt Nam từ khoảng những năm đầu thế kỷ 21 khi các
chương trình truyền hình bắt đầu nở rộ trên các kênh truyền hình Việt Nam.


5


II. Tìm hiểu vấn đề:
Câu 1: Đạo diễn các chương trình chính luận trên truyền hình là
gì? Sự khác biệt giữa đạo diễn một chương trình tạp chí truyền hình
với đạo diễn của một phim tài liệu?
Bài làm
1.Đạo diễn các chương trình chính luận trên truyền hình là:
a.Tính chính luận:
Chính luận là một thể loại văn học đồng thời là một thể tài báo chí,
có nội dung phản ánh các vấn đề có tính thời sự về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, văn học, tư tưởng, v.v...
Theo cách phân chia hệ thống thể loại tác phẩm báo chí của tác giả
Tạ Ngọc Tấn-Nguyễn Tiến Hài thì: Chính luận là một trong 3 loại tác phẩm
báo chí(thông tấn; chính luận và thông tấn-nghệ thuật). Theo cách phân
chia này thì chính luận gồm: bình luận, xã luận, chuyên luận, phiếm luận.

6


Mô hình hệ thống thể loại báo chí và các tác phẩm được sử dụng
trên một tác phẩm báo chí:
Các loại hình báo chí.(báo
in, phát thanh, truyền hình, mạng
điện tử))
Thông tấn

Chính
luận


Các
tác
phẩm không thuộc
thể loại báo chí
được sử dụng trên
báo chí

Xã luận, bình luận, chuyên
luận, phỏng vấn, đàm luận, diễn đàn,
talkshow

Tin, phóng sự, tường thuật,
bài báo, ghi nhanh, điều tra

Dạng thức: Tin ngắn, tin vắn,
tin sâu, tin tổng hợp, phóng sự:sự kiện,
vấn đề…

Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận
xã hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất
việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc
với lý tưởng xã hội, đạo đức.
Đối tượng phản ánh của chính luận là toàn bộ cuộc sống quá khứ và
hiện tại, cuộc sống cá nhân cũng như đời sống xã hội, đời sống thực và đời
sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật.Những bức tranh về thực tại,
tính cách và số phận con người biểu hiện trong tác phẩm chính luận như
những chứng cứ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống những luận cứ,
như đối tượng của sự phân tích hoặc được dùng làm cơ sở cho xúc cảm,
làm tác nhân kích thích, làm nguyên cớ để lên án, tố cáo, hoặc chất ván các

giới hữu quan để khẳng định lý tưởng.
7


Chính luận luôn là hành vi tranh đấu (ngấm ngầm hoặc công nhiên)
về chính trị,tôn giáo, xã hội, triết học, tư tưởng; nó luôn mang tính định
hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ.Phong cách chính luận nổi bật
tính khuynh hướng, tính luận chiến, tính cảm xúc, rất gần gũi với giọng
điệu, kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết hay hùng biện.
Chính luận là một loại tác phẩm cơ bản của báo chí. Đặc trưng cơ
bản của thể loại này là phản ánh thể loại bằng phương thức phân tích, bình
luận, lý giải nhầm giải quyết vấn đề bằng lý lẽ. Và đối tượng của chinh
luận báo chí là những vấn đề chính trị-xã hội-văn hóa(hiện nay còn có các
vấn đề kinh tế) có tính thời sự các vấn đề này luôn được trình bày, giải
quyết trên quan quan điểm và nhận thức của tác giả, của cơ quan báo chí.
b. Các chương trình chính luận trên truyền hình:
Nhóm chính luận trên truyền hình bao gồm các chương trình: Xã
luận, bình luận, chuyên luận, đàm luận, phỏng vấn.
-Xã luận: Đưa ra lập trường, quan điểm của phóng viên, đài truyền
hình đó.
-Bình luận: Bàn bạc, đánh giá sự việc bằng lý lẽ.
-Chuyên luận: Bàn sâu hơn về một vấn đề.
-Đàm luận: Suy nghĩ riêng tư về sự việc nóng đang diễn ra.
-Phỏng vấn(talkshow): Hỏi và trả lời(thông tin và ý kiến) theo vấn đề
định sẵn.
-Diễn đàn: Trao đổi về một chủ đề nào đó.
Tất nhiên đối với truyền hình, việc thể hiện rõ nét yếu tố chính luận
là không đễ dàng do có sự chi phối của hình ảnh. Chính vì vậy, ngoài việc
thể hiện tính chính luận lồng trong các tin, phóng sự, nhiều đài, ngay cả
VTV, các tác phẩm chính luận thường được thể hiện trên nền hình ảnh tổng

hợp hoặc qua lời dẫn của các BTV.
Đặc điểm của nhóm này:
8


-Đối tượng phản ánh: là những vấn đề sự mang ý nghĩa khái quát
-Tính chất thông tin: Lý lẽ (phân tích, giải thích, chứng minh, bình, bàn)
-Ngôn ngữ: Chính luận
Những chương trình chính luận trên truyền hình là những tác phẩm:
Xã luận, bình luận, chuyên luận, đàm luận, phỏng vấn. Ngoài ra, như đã nói
ở trên, Chính luận còn được lồng trong các tin, phóng sự và qua cả lời dẫn
của BTV. Vì vậy, chương trình chính luận trên truyền hình ngoài những
kiểu nói ở trên ta còn có thể nói tới chương trình thời sự, phóng sự trên
truyền hình(mặc dù đây thuộc nhóm thể loại thông tấn).
Truyền hình chính luận ngày nay có các thể loại thuần túy thông tin,
có cả những thể loại chính luận nghệ thuật, cả những thể loại “văn xuôi”,
cả những thể loại “thơ ca”
Trên truyền hình hiện nay, ta có thể kể tên một số chương trình mang
tính chính luận như: Sự kiện-vấn đề, Toàn cảnh thế giới, Bản tin thời sự
trên kênh VTV. Hay như các chương trình diễn đàn, tọa đàm(talkshow) trên
các kênh truyền hình khác…
c. Đạo diễn các chương trình chính luận trên truyền hình:
Đạo diễn: Là người tổ chức, điều hành một nhóm người có sử dụng
phương tiện ghi hình và các thiết bị phụ trợ để làm nên các chương trình
truyền hình.
-Đạo diễn có vai trò kiến tạo nên các tác phẩm truyền hình trên cơ sở
kịch bản của biên tập, nhà biên kịch hay của chính đạo diễn viết ra. Đạo
diễn giống như 1 kiến trúc sư tạo nên các tòa nhà phù hợp với không gian
của từng vị trí khác nhau. Vì vậy, đạo diễn là người chịu trách nhiệm hoàn
toàn trước mỗi tác phẩm truyền hình.

-Sau khi viết xong kịch bản, đạo diễn trao đổi với biên tập. Sau khi
thống nhất với biên tập thì đạo diễn triển khai công việc tổ chức, tìm kiếm
quay phim, trợ lý và cắt cử công việc và lập kế hoạch sản xuất, giám sats
9


công việc và tiến độ nếu có tình huống bất chắc cần phải xử lý thì giải
quyết nhanh gọn, tối ýu.
- Khi đã triển khai công việc, đạo diễn bàn với mỹ thuật trang trí trường
quay (nếu là chương trình show magazine). Nếu là chương trình phim tài liệu
thì đạo diễn phải bàn kỹ các phương pháp thể hiện với quay phim.
- Đối với một show magazine thì đòi hỏi công tác tổ chức sẽ phức tạp
hơn. Nếu quy mô chương trình phức tạp với nhiều địa điểm không gian khác
nhau mà lại tiến hành trực tiếp thì nhất thiết phải có tổng đạo diễn. Trong kịch
bản đạo diễn phải lập các phương pháp thể hiện hình ảnh tại trường quay hay
hiện trường. Hướng dẫn MC thể hiện, trao đổi với quay phim, với họa sĩ thiết
kế, với biên tập, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, ....
- Nếu chương trình cần có trợ lý sàn và trợ lý đạo diễn thì phải phân công
nhiệm vụ cho họ. Luôn kiểm tra tiến trình công việc và báo cáo đầy đủ với biên
tập. Nếu có tính huống nào cần phải bàn lại với biên tập thì cần xử lý ngay.
- Khi đã hoàn tất công việc và hoàn thành đầy đủ các linh kiện cần
thiết, đạo diễn họp với tất cả các thành viên của nhóm sản xuất để tạo ra
kịch bản chi tiết cho chương trình. Cùng chuyên gia ánh sáng và họa sỹ
thiết kế để tạo ra kịch bản hình ảnh, ánh sáng và decor sân khấu phù hợp
với chương trình.
- Đạo diễn thiết lập sơ đồ và quyết định vị trí máy quay. Bàn bạc với
đội ngũ quay phim và kỹ thuật để đáp ứng những yêu cầu về hình ảnh và
kỹ thuật của chương trình.
- Đạo diễn tổ chức chạy thử kịch bản trước giờ ghi hình với tất cả
các thành viên của nhóm sản xuất (biên tập, quay phim, trợ lý, kỹ thuật,

diễn viên,...)
- Đạo diễn tổ chức ghi hình thử, kiểm tra và xử lý những vấn đề còn
thiếu sót.
- Trong khi ghi hình đạo diễn là người hô khẩu hiệu ghi hình, quyết
định về sử dụng hình ảnh, ...

10


Đạo diễn các chương trình chính luận: Là đạo diễn các chương
trình đã nêu ở trên như: Xã luận, bình luận, chuyên luận, đàm luận, phỏng
vấn, tọa đàm(talkshow), và có cả chương trình thời sự.
Khác với các đạo diễn các chương trình khác như gameshow, truyền
hình thực tế, đạo diễn các chương trình chính luận thường phải có vốn hiểu
biết chính trị cũng như các mặt đời sống xã hội. Bên cạnh đó, cách nhìn,
xây dựng chương trình, thể hiện tác phẩm truyền hình có phần khác so với
những chương trình trên. Vì mang tính chính luận, bàn về sự kiện, vấn ðề,
mang tính chất báo chí rõ ràng nhất. Mà trong đó tính thuyết phục đấy là
khả năng của báo chí. Thế nên, các chương trình chính luận trên truyền
hình là những chương trình có tính chính luận cao. Người đạo diễn những
chương trình này là những người có tầm, am hiểu đời sống xã hội, có
nghiệp vụ báo chí cao, để từ đó chỉ đạo sản xuất được một chương trình
truyền hình chính luận rõ ràng, có sức thuyết phục báo chí.
2.Sự khách biệt giữa đạo diễn một chương trình tạp chí truyền
hình với đạo diễn phim tài liệu:
Ta có thể thấy rằng: chương trình tạp chí truyền hình với phim tài
liệu đều là những chương trình chính luận trên truyền hình. Tuy nhiên,
ngay cái tên gọi giữa hai chương trình đã có sự khác nhau, và quy mô, tính
chất cũng như nội dung giữa tạp chí truyền hình và phim tài liệu có sự khác
nhau rõ rệt.

a. Chương trình tạp chí truyền hình:
Chương trình tạp chí truyền hình là những chương trình bình luận,
chuyên luận, phỏng vấn, tọa đàm hoặc là tổng hợp của những loại hình
trên. Đây là thể loại mới thuộc Chính luận truyền hình.
Tạp chí truyền hình có tính chất chính luận, thường bàn về những
vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế như những chương trình nổi tiếng:
11


“như chưa hề có cuộc chia ly”, “toàn cảnh thế giới”, “sự kiện vấn đề và
nhân vật” trên kênh VTV1, “thư viện cuộc sống” trên kênh VTV6…
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những chương trình tạp chí truyền hình
mang tính chất chuyên mục, chính luận thì ít, giải trí thì nhiều chẳng hạn
như chương trình: “sức sống mới”, “cà phê sáng cuối tuần” trên kênh
VTV3…
Tạp chí truyền hình, có thể là những chương trình có thời lượng lớn,
bên cạnh đó cũng có những chương trình chỉ tầm 10 đến 15 phút. Nhưng
trong chương trình tạp chí truyền hình, người ta có thể sử dụng các phóng
sự linh kiện, có các phần khác nhau, có thể mời khách mời và nói chuyện
trong chương trình đấy. Ở đây ta đang bàn đến vấn đề các chương trình
chính luận, thế nên ta sẽ xét những chương trình tạp chí mang nặng tính
chính luận.
b. phim tài liệu:
Có nhiều quan điểm về phim tài liệu, tuy nhiên vẫn tập trung
theo hai hướng, thứ nhất là phim tài liệu nghiêng về chính luận, và thứ hai
là Phim tài liệu chính luận nghệ thuật.
Trong cuốn sách Nghiên cứu điện ảnh đại cương, sách viết: “Trước
hết, một bộ phim tài liệu có giá trị phải phản ánh những góc cạnh khác
nhau của sự thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta nhìn thấy mà
là một sự thực đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra chúng”. Tất cả

sự kiện, hiện tượng, quá trình con người trong cuộc sống đều là đối tượng
phản ánh của phim tài liệu truyền hình. Quan niệm trên đã nhấn mạnh tính
chân thật trong phim tài liệu truyền hình. Nó dùng sự chân thực để thuyết
phục người xem thừa nhận sự tồn tại của những sự vật hiện tượng đó.

12


Ta có thể đưa ra định nghĩa: “Phim tài liệu truyền hình là một thể
loại báo truyền hình nằm trong thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên
tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây
dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có mặt
trong đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự
thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục
thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng”
Phim tài liệu truyền hình khác với phim tài liệu điện ảnh ở chỗ nó là
một thể loại trong hệ thống thể loại báo chí truyền hình. Có nghĩa là nó
chịu sự chi phối của những đặc tính của báo chí. Trong đó đặc tính quan
trọng nhất là tính thời sự. Tính thời sự trong phim tài liệu truyền hình là
một điều ko thể thiếu.
Phim tài liệu kế thừa tất cả những đặc tính chủ yếu của các đạo diễn
thuộc loại hình chính luận trước kia, trước khi xuất hiện truyền hình, nhưng
vẫn đặt sự sáng tạo của mình phục vụ chính các nhiệm vụ báo chí: Nhanh
chóng phản ứng trước sự kiện, khả năng ghi lại sự kiện ấy cho dù sự kiện
ấy diễn ra ở đâu và trong những điều kiện như thế nào. Khả năng biết
chuyển tải sự kiện ấy trong tiến trình tự nhiên, không có sự hóa trangm
không có sự tổ chức trước , thái độ sẵn sàng đặt tất cả mọi phương tiện
được sử dụng phục tùng nói lên sự việc, nói lên sự thật của chính cuộc
sống.Phim tài liệu tái hiện sự kiện có thật không hư cấu. Thể loại này ít
xuất hiện trong các rạp chiếu mà chủ yếu được phát trên truyền hình.

c. Sự khác nhau giữa đạo diễn chương trình tạp chí truyền hình
so với đạo diễn phim tài liệu.
Như đã phân tích ở trên, tạp chí truyền hình và phim tài liệu đều thuộc
thể loại chính luận. Nhưng bởi vì hình thức cũng như nội dung chuyển tải sự

13


kiện vấn đề theo những cách thức khác nhau. Nên đạo diễn chương trình tạp chí
truyền hình và đạo diễn phim tài liệu cũng có những sự khác nhau.
Trong một chương trình tạp chí truyền hình, người đạo diễn có trách
nhiệm nặng nề, phải giám sát và chỉ đạo toàn bộ các phần trong chương
trình tạp chí ấy. Là người tổ chức, điều hành một nhóm người có sử dụng
phương tiện ghi hình và các thiết bị phụ trợ để làm nên các chương trình
truyền hình, thông qua chương trình đó để chuyển tải được nội dung mà
người sáng tạo tác phẩm hướng tới. Chính vì quy mô trong chương trình
tạp chí lớn hơn, cũng phức tạp hơn nên người đạo diễn tạp chí truyền hình
gánh nhiều trạch nhiệm hơn đạo diễn phim tài liệu.
Một chương trình tạp chí truyền hình, được quay trong một thời gian
nhất định, chẳng hạn trong vài tiếng hoặc một ngày. Nhưng giai đoạn chuẩn
bị của nó thì đã phải có sẵn từ trước đó vài ngày hoặc nhiều hơn.
Trong chương trình tạp chí truyền hình, ngoài những phỏng vấn,
talkshow tại trường quay thì còn phải chuẩn bị những linh kiện từ trước đó.
Đên khi quay hình, thì những linh kiện đó được sử dụng. Người đạo diễn
có trách nhiệm chỉ đạo đội ngũ những người làm trong ekip quay hôm đó,
từ việc nội dung đến hình thức thể hiện. Lúc này, người đạo diễn phải quản
lí, điều hành tất cả các khâu từ kĩ thuật(quay phim, ánh sáng), mỹ thuật(sân
khấu), nội dung và MC cũng như khách mời và khán giả tham gia trong
chương trình.
Đối với những chương trình lớn, thì người điều hành và chịu trách

nhiệm cao nhất là tổng đạo diễn, hỗ trợ tổng đạo diễn có đạo diễn hình, đạo
diễn nội dung và trợ lý đạo diễn.
Phim tài liệu cũng thuộc thể loại chính luận truyền hình. Tuy nhiên
đạo diễn phim tài liệu có những điểm khác biệt so với đạo diễn tạp chí
truyền hình.
14


-Thứ nhất, phim tài liệu có thể là một linh kiện trong chương trình
tạp chí truyền hình, Vì vậy đạo diễn phim tài liệu có trách nhiệm nhỏ hơn
đạo diễn tạp chí truyền hình
-Thứ hai, phim tài liệu cũng là một thể loại phim, nó khác với
chương trình tạp chí. Tư liệu thu được của phim tài liệu được quay và được
tìm hiểu trước, có thể từ rất lâu, và sau đó, người đạo diễn lại tổng hợp lại,
cùng với kĩ thuật dựng nên một bộ phim tài liệu. Nó không phải như kiểu
tạp chí truyền hình, là mặc dù có thời gian chuẩn bị trước đó nhưng khi
quay trực tiếp, lúc này người đạo diễn mới thực sự mệt nhọc. Vì vậy, công
việc của người đạo diễn phim tài liệu xem chừng có vẻ như nhẹ nhàng hơn.
-Thứ ba, Người đạo diễn quay phim tài liệu trước hết phải là một nhà
báo giống như người đạo diễn tạp chí truyền hình. Tuy nhiên, ngoài ra
người đạo diễn phim tài liệu phải là những nhà báo nắm vững trình độ hội
họa và diễn đạt ý đồ của mình trước hết thông qua hình ảnh. Một người đạo
diễn phim tài liệu phải có kiến thức của đạo diễn phim, vì có như vậy người
đạo diễn phim tài liệu mới có thể biến tác phẩm của mình trở thành phim
tài liệu qua các cảnh quay, nghệ thuật dựng cũng như lời bình. Còn người
đạo diễn tạp chí truyền hình phải là người hiểu rộng, có quyên chỉ đạo cũng
như có khả năng tổng hợp cao. Ở đây, không đòi hỏi người đạo diễn tạp chí
phải biết làm phim, mà đòi hỏi người dạo diễn phải làm như thế nào để cho
các phần trong tạp chí của mình được rõ ràng, chỉ đạo được đội ngũ tham
gia sản xuất chương trình sản xuất tốt.

Dù có khác nhau đi chăng nữa thì họ cũng là những người đạo
diễn góp phẩn làm nên những tác phẩm, họ đều muốn đưa đên khán giả
những tác phẩm hay trên những thể loại khác nhau của truyền hình.

15


Câu 2: Anh(chị) hãy nêu mối liên quan giữa đạo diễn với biên
tập, với quay phim, với người dẫn trong các chương trình chính luận
truyền hình? Để có được chương trình vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc theo
anh chị cần có những yếu tố nào?
Bài làm
1.Mối liên hệ giữa đạo diễn với biên tập, với quay phim, với
người dẫn chương trình chính luận truyền hình:
Đạo diễn là người biến kế hoạch và ý tưởng của kịch bản thành hình
ảnh truyền hình và hiện thực hóa nó tại nơi ghi hình hay trường quay. Chịu
trách nhiệm về:Bố trí máy quay; Lựa chọn hình ảnh; Sử dụng phương tiện
ánh sáng, âm thanh, băng, kỹ xảo đặc biệt để thể hiện ý đồ kịch bản; Điều
khiển đội ngũ kỹ thuật, ngýời phụ trách trýờng quay, ngời dẫn chýőng
trình.; Đảm bảo thời gian ghi hình theo kịch bản
Đạo diễn là người điều khiển mọi việc như người chơi cờ, có quyền
thay đổi nhân viên, nội dung tùy thuộc vào khả năng phán đoán và kinh
nghiệm của mình. Đạo diễn làm một kịch bản thật cụ thể, chi tiết, dễ hiểu,
để truyền đạt những nội dung chương trình cho nhân viên, nhằm giải thích
chứ không phải ra lệnh, những mục đích cụ thể. Đạo diễn cần tham gia vào
tất cả các công đoạn, biết toàn bộ công việc. Chịu trách nhiệm về toàn bộ
hình ảnh, âm thanh, ánh sáng cho 1 chương trình tổng thể.
Chính vì nhiệm vụ, vai trò quan trọng như trên, nên đạo diễn có mối
quan hệ với tất cả các khâu, các bộ phận trong ekip làm chương trình chính
luận truyền hình. Sau đây ta xét cụ thể mối quan hệ giữa đạo diễn với biên

tập, với quay phim và với người dẫn chương trình chính luận. Đấy có thể
nói là nhưng bộ phận quan trọng nhất trong chương trình chính luận.

16


a.

Mối quan hệ giữa đạo diễn với biên tập:
Biên tập là người chịu trách nhiệm chính, đảm nhận những công việc
nặng nề trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình. Trong hàng
loạt công việc phải làm, việc đầu tiên, quan trọng nhất là viết kịch bản, hay
lập đề cương cho tác phẩm. Dù là kịch bản hay đề cương thì cũng phải xác
định rõ, chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
Đạo diễn có vai trò kiến tạo nên các tác phẩm truyền hình trên cơ sở
kịch bản của biên tập, đạo diễn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước
mỗi tác phẩm truyền hình.
Sau khi có kịch bản nội dung của biên tập thì đạo diễn phải nghiên
cứu kĩ nội dung nhằm tìm ra cách thể hiện hình dung ra bối cảnh của
chương trình sau đó viết kịch bản.
Sau khi viết xong kịch bản, đạo diễn trao đổi với biên tập. Sau khi
thống nhất với biên tập thì đạo diễn triển khai công việc tổ chức, tìm kiếm
quay phim, trợ lý và cắt cử công việc và lập kế hoạch sản xuất, giám sats
công việc và tiến độ nếu có tình huống bất chắc cần phải xử lý thì giải
quyết nhanh gọn, tối ýu.
Khi đã hoàn tất công việc và hoàn thành đầy đủ các linh kiện cần
thiết, đạo diễn họp với tất cả các thành viên của nhóm sản xuất để tạo ra
kịch bản chi tiết cho chương trình. Cùng chuyên gia ánh sáng và họa sỹ
thiết kế để tạo ra kịch bản hình ảnh, ánh sáng và decor sân khấu phù hợp
với chương trình.Đạo diễn tổ chức chạy thử kịch bản trước giờ ghi hình với

tất cả các thành viên của nhóm sản xuất (biên tập, quay phim, trợ lý, kỹ
thuật, diễn viên,...)Đạo diễn tổ chức ghi hình thử, kiểm tra và xử lý những
vấn đề còn thiếu sót.
Biên tập là người viết ra kịch bản, là người hiểu ro nhất ý
tưởng mà kịch bản của mình muốn chuyển tải. Trong khi đó, người đạo
diễn trên cơ sở kịch bản của biên tập để kiến tạo nên tác phẩm truyền hình.
Chính vì vậy, muốn thể hiện tốt tác phẩm, người biên tập phải nói lên ý
tưởng cụ thể của mình cho đạo diễn, và người đạo diễn cũng phải nói lên ý
tưởng xây dựng hình ảnh, nội dung, cùng kịch bản chi tiết với người biên
17


tập, để xem nếu làm như thế thì đã đúng ý của người biên tập hay chưa? Và
trong quá trình hoàn thiện tác phẩm, người biên tập và đạo diễn phải
thường xuyên trao đổi với nhau để tránh khỏi việc tác phẩm không được
như ý muốn của biên tập cũng như đạo diễn.
Mối quan hệ giữa biên tập và đạo diễn rất quan trọng, giữa hai
người này có mối quan hệ qua lại với nhau. Phải cùng nhau thống nhất về ý
tưởng thực hiện tác phẩm.
b.

Mối quan hệ giữa đạo diễn với quay phim:
Quay phim: Là người sử dụng các loại camera để ghi lại hình ảnh
của cuộc sống theo các góc quay, cỡ cảnh, khuôn hình và ánh sáng khác
nhau nhằm thể hiện cảm xúc và ý đồ của mình và phù hợp với yêu cầu của

-

đạo diễn.
Quay phim là người có sức khỏe tốt, nhanh nhạy và có khả năng cảm nhận

tốt. Có cảm xúc thẩm mỹ, dễ rung động, là người say nghề, nắm bắt ý
tưởng và chuyển hóa bằng ngôn ngữ hình ảnh tốt. Là người có tình yêu
thiên nhiên, cuộc sống, có óc quan sát, ...Quay phim là người thành thạo
các chuyên môn, nắm vững những nguyên tắc về hình ảnh, không gian, ánh
sáng và cách lựa chọn góc máy, bắt khuôn hình chặt chẽ và thể hiện tốt

-

bằng ngôn ngữ hình ảnh.
Quay phim bàn bạc với đạo diễn về kết cấu hình ảnh của chương trình để
hình thành khung hình ảnh chung của chương trình. Đạo diễn thiết lập sơ
đồ và quyết định vị trí máy quay. Bàn bạc với đội ngũ quay phim và kỹ

-

thuật để đáp ứng những yêu cầu về hình ảnh và kỹ thuật của chương trình.
Quay phim phối hợp với đạo diễn và các bộ phận xây dựng bối cảnh, thiết
kế ánh sáng nhằm tạo hình hiệu quả nhất.
Quay phim tiến hành ghi hình thử với những cú máy có
trong kịch bản hình ảnh để nắm rõ nhiệm vụ của từng camera trong
cuộc ghi hình đồng thời sáng tạo góc máy hiệu quả.
Sau khi có khẩu hiệu ghi hình của đạo diễn, quay phim
là người điều khiển camera lấy hình theo tuyến kịch bản đã có sẵn.
18


Nghe điều khiển của đạo diễn, bám sát các sự kiện diễn ra trong
trường quay.
Mỗi đạo diễn, quay phim đều có những sở trường khác nhau. Vì vậy,
tìm ra được người hiểu mình, biết mình và biết chia sẻ trong từng thể loại

chương trình khác nhau cũng là một kinh nghiệm cần thiết.
Trong chương trình truyền hình, đạo diễn là người chủ chốt, chỉ đạo
tất cả các bộ phận trong ekip kể cả quay phim. Vì thế người quay phim phải
chịu sự chỉ đạo của đạo diễn. Tuy nhiên, cũng đồng thời phải góp ý cho đạo
diễn nếu thấy phần nào còn khúc măc, riêng lúc đang ghi hình, phải tuân
theo sự chỉ đạo hoàn toàn của đạo diễn.
Hình ảnh là công cụ ngôn ngữ chính của truyền hình, mà quay phim
lại là những người tạo ra ngôn ngữ ấy. Vì thê muốn chương trình truyền
hình hoàn thành tốt đẹp thì người đạo diễn phải bàn bạc trước với người
quay phim, thống nhất ý tưởng, và cùng đưa ra những kí hiệu chung khi
quay hình.
Quay phim là người không thể thiếu trong chương trình, Một chương
trình không có người quay phim thì không thể gọi là một chương trình
truyền hình. Người đạo diễn phải có mối quan hệ tốt với người quay phim,
phải nói được người quay phim, chuyển tải được những điều mình muốn
đễn với người quay phim.
c.

Mối quan hệ giữa đạo diễn với người dẫn chương trình:
Dẫn chương trình truyền hình là một hoạt động không thể thiếu trong
một số chương trình truyền hình đặc biệt là các chương trình chính luận.
Hoạt động này góp phần làm cho chương trình đó rõ ràng, mạch lạc hơn.
Hiện nay trong chương trình chính luận, sự xuất hiện của người dẫn
chương trình là không thể thiếu. Vì trong một chương trình khô khan, có sự
xuât hiện của người dẫn, ít nhất chương trình sẽ đỡ nhàm chán hơn, bên
cạnh đó làm cho chương trình đó rõ ràng và rành mạch hơn.Người dẫn
chương trình chính là cầu nối giữa thông tin, vấn đề chương trình muốn nói

19



đến với khán giả, với khách mời. Một chương trình chính luận không thể
thiếu người dẫn chương trình được.
Khác với những chương trình khác, người dẫn chương trình chính
luận phải là những người am hiểu vấn đề đang nói tới, đồng thời có kiến
thức sâu rộng. Chính vì vậy mà người dẫn chương trình chính luận phải là
người cùng tham gia vào việc phát hiện, tìm hiểu vấn đề cũng như xây
dựng kịch bản. Vai trò của người dẫn chương trình rất quan trọng.
Chính vì vậy nên, muốn chương trình thực hiện tốt, suôn sẻ và phát huy
được khả năng tối đa của người dẫn, cũng như chuyển tải được thông điệp, vấn
đề mà tác phẩm hướng tới thì đạo diễn, biên tập phải có sự trao đổi kĩ càng với
người dẫn để người dẫn có thể hiểu mình nên dẫn gì, nên nói như thế nào.
Khi ghi hình, người dẫn không chịu sự ảnh hưởng từ bên ngoài, trừ
đạo diễn. Người dẫn vừa phải dẫn, vừa phải nói chuyện với khách mời
đồng thời phải nghe theo lời của đạo diễn. Người đạo diễn sẽ là người kiểm
soát nội dung, cũng như là thời lượng của chương trình, vì vậy người dẫn
phải nghe và làm theo những yêu cầu của đạo diễn.
Muốn hiểu ý nhau, thực sự trước khi ghi hình, đạo diễn và MC cần
bàn bạc trước vơi nhau những vấn đề có thể xảy ra, đồng thời đưa ra những
kí hiệu đê người MC dễ nhận biết lúc đấy mình phải làm gì. Chẳng hạn,
việc người quay phim phải nhìn vào máy quay nào, phải nói khi nào, phải
kéo dài thời gian, hay phải tìm cách để ngắt lời của khách mời vì quá thời
lượng,… đây là những việc mà người đạo diễn có thể nói với MC, và người
MC phải chuẩn bị tâm lý trước những việc như vậy.
Để hoàn thành tốt tác phẩm, phải có sự liên lạc, hiểu ý nhau giữa MC
và ðạo diễn.

2.Để có một chương trình vừa sâu sắc vừa hấp dẫn, chương trình
chính luận cần có những yếu tố:


20


Để có một chương trình chính luận vừa sâu sắc, vừa hấp dẫn là
một điều không hề dễ dàng. Vì vốn dĩ những vấn đề chính luận đã khô
khan và khó hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, không có gì là không thể, ta
có thể có một chương trình chính luận vừa sâu sắc, vừa hấp dẫn nếu có
những yếu tố sau:
a.Về nội dung:
- Đầu tiên, và điều quan trọng nhất trong chương trình chính luận
đấy là bàn luận về một vấn đề, sự kiện mang tính chất thời sự và đang được
nhân dân quan tâm. Thực sự đây là lợi thế của chương trình chính luận, vì
vậy không thể bỏ qua vấn đề này. Dù rằng chính luận là những vấn đề khô
khan, nhưng khi người ta thực sự quan tâm thì họ sẽ chú ý lắng nghe để
thỏa mãn những điều mình mong muốn.
- Có sự phát triển ngay trong tác phẩm, hé lộ ra vấn đề, cùng giải
quyết vấn đề và đưa ra được những giải pháp cho vấn đề đó: Khi khán giả
đã theo dõi chương trình, có nghĩa là họ đang quan tâm đến vấn đề mà
chương trình nói tới. nhưng nếu chỉ nêu ra không thôi thì chương trình
chẳng khác gì một bản tin thời sự cảm, và thậm chí còn không bằng vì tin
tức đưa ra quá chậm. Thế nên, khi bàn về một vấn đề thì những người làm
chương trình phải nghiên cứu, tìm ra cốt lõi của vấn đề, tìm ra được cái
mới, tìm được nguyên nhân và đưa ra được hướng giải quyết thì lúc đó
chương trình mới giữ được chân khán giả.
- Các tác phẩm trong tổng thể chương trình rành mạch nhưng hòa
hợp với nhau, bổ sung và phát triển cho nhau: Chính luận là một loại tác
phẩm cơ bản của báo chí. Đặc trưng cơ bản của thể loại này là phản ánh thể
loại bằng phương thức phân tích, bình luận, lý giải nhầm giải quyết vấn đề
bằng lý lẽ. Và đối tượng của chinh luận báo chí là những vấn đề chính trịxã hội-văn hóa(hiện nay còn có các vấn đề kinh tế) có tính thời sự các vấn
21



đề này luôn được trình bày, giải quyết trên quan quan điểm và nhận thức
của tác giả, của cơ quan báo chí. Dựa vào ý trên thì ta có thể nói rằng tính
thuyết phúc của báo chí nằm ở tính chính luận. Trong một chương trình
chính luận gồm có nhiều phần, hỗ trợ cho nhau, đặc biệt là các phóng sự
linh kiện cũng như hỏi đáp chuyên gia. Vì vậy, Muốn chương trình tạo sức
hút cho khán giả và để khán giả tiện theo dõi thì chương trình phải rõ ràng,
mạch lạc nhưng cũng hòa hợp, bổ sung và phát triển cho nhau.
- Có bản sắc riêng, lối hành động riêng: Điều khiến cho một chương
trình chính luận gây nhàm chán đấy chính là tính rập khuôn, máy móc,
không có sự sáng tạo. Các chương trình chính luận luôn sử dụng những
motip giống nhau, khiến cho chương trình nào cũng giống chương trình
nào. Chính vì vậy, phải tìm ra được lối đi riêng, cách thức thể hiện nội dung
khác đi một chút thì mới có thể thu hút khán giả. Ngoài việc đi sâu vào vấn
đề, thì người làm chương trình phải nhìn vấn đề đó trên nhiều mặt, trên
nhiều phương diện để phân tích vấn đề một cách khách quan, đem lại cái
nhìn nhiều chiều cho khán giả.

22


b. Về hình thức:
-Sự mới mẻ của ý tưởng và kỹ thuật sản xuất dù chỉ là những chi tiết
nhỏ: chính vì vấn đề khô khan, nên chúng ta càng phải tạo ra sự mới mẻ
cho chương trình, dù đó chỉ là những chi tiết nhỏ nhất. Chẳng hạn như ở
nước ngoài, khi người ta quay về thời sự sáng, MC vẫn mặc đồ ngủ, tay
cầm một tờ báo, uống tách trà rồi trò chuyện với khán giả qua màn ảnh
nhỏ. Làm như vậy để tạo sự thân mật, gần gũi và thoải mái cho người xem.
Khi nói đến nhưng vấn đề to lớn nhưng lại rất thoải mái. Vì thế, đôi khi ta

nên tạo sự phá cách trong việc sản xuất chương trình để thu hút khán giả
xem truyền hình nhiều hơn. Tất nhiên là mới mẻ, phá cách, sáng tạo là tốt
nhưng luôn phải nằm trong khuôn khổ cho phép của mỗi cơ quan báo chí
cũng như quan niệm của từng nước, từng vùng khác nhau.
- Tác phẩm có tốc độ, có cao trào và tạo được sự thú vị cho khán giả:
Một tác phẩm với tiến trình đều đều, từ từ sẽ rất là nhàm chán. Thế nên ta
nên tạo một chương trình mà lúc đó có nhanh, có châm, có thằng, có trầm.
Lúc đó khán giả sẽ rất chú ý theo giõi chương trình. Tuy nhiên, để làm
được điều này không phải là dễ, đòi hỏi phải có sự sáng tạo cũng như tài
năng của người đạo diễn, biên tập cũng như cả ekip làm chương trình.
- Không chỉ về phần nội dung, hình thức cũng là một phần vô cùng
quan trọng đối với truyền hình. Vì hình ảnh là ngôn ngữ đặc trưng, lợi thế
của truyền hình, thế nên ta phải tận dụng triệt để việc này. Hầu như các
chương trình tọa đàm ở ta, hay những chương trình mang tính chính luận
khác, cảnh quay rất nghèo nàn, sân khấu lại quá bình thường, thế nên đôi
khi khán giả chỉ nghe chứ không không cần nhìn lên cũng biết tivi đang
chiếu hình gì. Vì thế để có một chương trình sâu sắc và hấp dẫn, ngoài
những nội dung trên thì người đạo diễn cần chú ý đến các cảnh quay lạ mắt,

23


cũng như trang trí trường quay mới lạ, tạo sự tò mò, muốn khám phá đối
với khán giả.
III. Kết thúc vấn đề:
Trên đây là nhưng ý kiến riêng của em về những câu hỏi mà thầy đặt
ra. Có thể nó còn chung chung, sơ sài và đôi phần không đúng như lý
thuyết nhưng đây thực sự là những suy nghĩ và hiểu biết sơ qua của em về
đạo diễn truyền hình, đặc biệt là đạo diễn các chương trình chính luận trên
truyền hình.

Với vốn kiến thức còn ít ỏi, cùng với việc khó tìm được tài liệu liên
quan, nên đôi khi có những cách hiểu không đúng, nên em mong thầy xem
xét và sửa chữa cho bài tập em làm ở trên.

24



×