Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn đạo đức nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.25 KB, 26 trang )

BÀI TẬP ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO

1.Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a. Một số khái niệm
+ Đạo đức là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa. Theo quan niệm phương Đông đạo đức có
nghĩa là “đạo làm người”, bao gồm nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ
vua-tôi, cha-con, vợ-chồng, bạn bè, anh-em, hàng xóm, …
Ở phương Tây: đạo đức là nói tới các lề thói và tập tục biểu hiện trong mối
quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.
Theo Các Mác: đạo đức là một “hình thái ý thức xã hội” chịu sự tác động
qua lại của các hình thái ý thức xã hội khác và cùng với hình thái ý thức xã
hội ấy, đạo đức chịu sự quy định của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội.
Do vậy đạo đức mang bản chất xã hội.
Ngày nay đạo đức được định nghĩa là “một hình thái ý thức xã hội, tập hợp
những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá
cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
chúng được thực hiện bởi niềm tin của cá nhân, bởi truyền thống và sức
mạnh của dư luận xã hội”.
+ Đạo đức nghề nghiệp: Là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức
trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề
nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc, chuẩn mực
1


trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định nhằm điều chỉnh hành vi của các thành
viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã
hội.
+ Đạo đức cách mạng: Hồ Chí Minh nói: “ Đạo đức cách mạng không phải
là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, nó không vì danh vọng của cá nhân
mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Và theo cách diễn


đạt của Người thì đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức
mạnh của con người, sức có mạnh thì mới gánh được nặng và đi được xa.
Người đề cập đến những phẩm chất quan trọng nhất, là cái “gốc” của người
cán bộ, Đảng viên: “ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
+ Trách nhiệm của nhà báo:
• Thẳng thắn nói ra sự thật, hãy luôn nói sự thật khi viết bài. Hãy làm tất
cả những gì có thể để đảm bảo thông tin đó đúng, hoàn chỉnh và công
bằng, đừng bóp méo sự thật. Nếu sau này biết được bài viết cảu mình
sai thì phải đăng cải chính đề cho tất cả bạn đọc biết sự thật về thông tin


đó.
Không nên nói bốc lên hay tạo ra sự thù địch: Nhà báo có đạo đức sẽ
không phóng đại các cuộc xung đột trong bài viết của mình vì có thể sẽ
làm cho tình hình thêm trầm trọng. Và họ cũng không dùng tin-bài của
mình để tạo ra sự căm ghét đối với những người ở những chủng tộc, tôn



giáo hay những nhóm khác.
Phục vụ công chúng, không phục vụ bản thân: Nhà báo cần phải phục
vụ lợi ích của công chúng, đừng dùng nghề nghiệp của mình để làm lợi
cho bản thân ( Ví dụ: sử dụng thông tin từ nguồn tin của mình để làm

kiếm tiền, nhận tiền, quà cáp từ người khác…).
+ Lương tâm nhà báo: Là sự định hướng đặc biệt của cá nhân nhà báo về
các hoạt động nghề nghiệp, có khả năng tạo ra sự thanh thản về tâm hồn,
một sự thoải mái bên trong. Lương tâm nghề nghiệp giống như một cái máy
chỉ báo đầy nhạy cảm về sự tương tác giữa cách xử sự của nhà báo với các
2



quy tắc, chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp. Nó ngăn chặn hoặc xui khiến,
thúc đẩy nhà báo tiến hành những bước đi nghề nghiệp theo hướng tốt nhất.
Nhà báo lão thành Hữu Thọ nói: “ Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” vẫn luôn là
tôn chỉ, lương tâm và trách nhiệm của những người làm báo trong giai đoạn
hiện nay.
+ Đạo đức nghề báo: dựa trên đạo đức xã hội nói chung để phân biệt tốt xấu, thiện – ác.
b. Cơ sở hình thành đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề báo:
Đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề báo được xác lập trên cơ sở thống nhất
với báo chí thế giới. Từ cuối thế kỉ thứ XIX, các nước báo chí chuyên
nghiệp, hiện đại trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức…đã bắt đầu xây dựng
cho riêng mình những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Đến nay thì hầu hết
các nền báo chí trên thế giới đều đã có quy ước về văn bản thông qua bởi đai
hội nghề nghiệp và mặc nhiên thừa nhận khi nhà báo hành nghề. Hơn nữa nó
còn dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam. Ở Việt Nam,
những người làm báo đều là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nên đạo đức nghề báo không thể tách rời những chuẩn mực đạo
đức của mỗi con người Việt Nam thời kì này. Những phẩm chất như: yêu
nước, thương dân, trung thành với chủ nghĩa xã hội, lòng nhân đạo xã hội
chủ nghĩa…phải trở thành nền tảng của đạo dức nhà báo Việt Nam.
2. Phân tích, chứng minh vai trò của đạo đức nhà báo, đạo đức nghề
nghiệp trong hoạt động báo chí.
* Phân tích vai trò của đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp

3


Đạo đức nghề nghề báo, đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong hoạt động báo chí. Báo chí là đại diện cho tiếng nói của nhân

dân, cơ quan ngôn luận của Đảng.
Ngày nay vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng
được nâng lên. Nó trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của con người, tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều
lĩnh vực của đời sống. Chính vì vậy những người làm trong nghề này ,
trong mỗi tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc từng
việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy
ra với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ
ra gấp ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả.
Đạo đức nghề báo không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng tác phẩm
của nhà báo đó mà còn còn tác động tới toàn xã hội nói chung và đội ngũ
nhà báo nói riêng.
Theo Hồ Chí Minh nhà báo luôn phải nhận thức đầy đủ tính chất và vai trò
của hoạt động sáng tạo mà mình thực hiện phải học tập và tu dưỡng đạo
đức.
Theo Hữu Thọ: “ Nghề nào cũng cần có đạo đức, nhưng nghề báo có quan
hệ tới nhiều người, nhiều tầng lớp, đóng vai trò quan trọng trong tạo dựng
và định hướng dư luận xã hội nên đạo đức nghề báo cần được coi trọng và
chú ý hơn nhiều.
Ví dụ: Cùng đưa tin về một sự việc nhưng nhà báo có đạo đức nghề nghiệp
sẽ đặt lợi ích của số đông, của công chúng, nhân dân lên trên lợi ích của cá
nhân.

4


Nhà báo thiếu đạo đức nghề nghiệp sẽ đặt lợi ích của cá nhân mình, cơ
quan mình lên trên lợi ích của cộng đồng, bất chấp hậu qủa xảy ra đối với
xã hội.
Ví dụ: 1.Vụ bưởi gây ung thư. Một số báo chí nước ngoài như BBC New và

Daily Mail (Anh) đã công bố thông tin “Phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ có nguy cơ
ung thư vú”. Thông tin này dựa trên kết quả khảo sát trên 50 ngàn phụ nữ
của hai trường đại học Nam California và Hawaii (Mỹ) cho rằng: những
người phụ nữ ăn từ ¼ trái bưởi trở lên mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh
ung thư vú lên đến 30%. Báo chí của Việt Nam trích dẫn nguồn tin này và
đã gây ra hiểu nhầm rất tai hại. Điều này đã ảnh hưởng nặng nề tơi tâm lí
của người tiêu dùng và thiệt hại nặng nề tới những người trồng bưởi. Ở đây
các nhà báo đã không có trách nhiệm trong việc đưa tin, chưa điều tra thông
tin kĩ lưỡng đã đưa tin như vậy, nên đã gây ra những thiệt hại nặng nề.
2. Vụ nhà báo đăng tin “ Hồ Ngọc Hà lấy chồng chồng năm 16 tuổi” Trong
tin tức này Hồ Ngọc Hà đã lấy chồng từ năm 16 tuổi và hơn nữa còn mang
bầu. Việc nhà báo khai thác quá sâu, cố ý mổ xẻ các thông tin về đời tư đối
với Hồ Ngọc Hà là một điều không nên. Vì nhà báo chỉ được đăng tin tức đó
khi có sự cho phép người khác. Phải mang đến cho công chúng những thông
tin bổ ích, chứ không phải lấy chuyện đời tư của các nghệ sỹ để soi mói,
biến nghệ sỹ trở thành chuyện để mua vui cho không ít người.
3. Bài viết “ Cậu bé đang từng ngày chống trọi với căn bệnh ung thư máu”,
được đăng trên nhanai.net. Bài viết đã cho người đọc thấy được hoàn cảnh
éo le của cậu bé: nhà nghèo, lại mắc căn bệnh ung thư (11 tuổi, 5 năm chiến
đấu với các tế bào ung thư) nhưng trên hết đó là sự hồn nhiên, ngây thơ của
em bé. Cậu bé rất hồn nhiên nói với mẹ: “ các bác sỹ sẽ chữa cho con khỏi
5


bệnh, rồi con sẽ đi học, đi làm kiếm tiền trả nợ và nuôi bố mẹ”. Bên dưới
của bài viết có kêu gọi những tấm lòng hảo tâm tới gia đình của em bé. Ở
đây, chúng ta thấy được tính nhân văn của báo chí. Báo kêu gọi các nhà hảo
tâm chung tay ủng hộ đối với gia đình em bé đó. Tiếng nói của báo chí góp
phần rất to lớn, tác động sâu sắc tới công chúng.
4. Vụ báo Viietnamnet cho đăng tải Clip “thiếu gia tỏ tình” và chuyện

“hành xử đàng hoàng” của các báo, ngày 24/8/2011

Một đoạn video ghi lại cảnh tỏ tình của một thanh niên nhà giàu xuất hiện
trên trang chia sẻ trực tuyến YouTube với vài lời mô tả không rõ ràng,
nhưng được nhiều cơ quan báo chí thi nhau đăng lại, rồi gán cho một “thiếu
gia” nổi tiếng mà không cần kiểm chứng. Sau khi gia đình của “thiếu gia” nọ
có công văn gửi đi các nơi yêu cầu gỡ bỏ những bài viết đó, các báo đều
“phi tang” nhanh chóng, rồi thậm chí còn tố nhau cư xử không đàng hoàng.
Như vậy, vấn đề đạo đức được đặt ra là thứ nhất việc đăng thông tin chưa
qua kiểm chứng dẫn tới thông tin sai sự thật.

3. Nghiên cứu nội dung của 9 điều qui định về đạo đức người làm
báo Việt Nam.
Người làm báo Việt Nam luôn tuân thủ 9 điều quy định về báo chí như sau:


Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa đươi sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
6


4.



Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.Hành nghề



chân thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

Sống lành mạnh, trong sáng không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lơi và



làm trái pháp luật.
Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt



trách nhiệm xã hội.
Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin, và giữ bí mật cho người cung cấp




thông tin.
Tôn trọng, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chíh trị, văn hóa, nghiệp vụ,



khiêm tốn, cầu tiến bộ.
Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng hợp tiếp thu có chọn lọc

các nền văn hóa khác.
Tìm hiểu những biểu hiện tích cực và hạn chế về đạo đức trong hoạt
động báo chí (Tìm các dẫn chứng cụ thể trên các sản phẩm báo chí,
trong hoạt động báo chí).




Những biểu hiện tích cực:

+ Trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Ví dụ: “Trong cuộc
đấu tranh bảo vệ lợi ích của đất nước, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của nước Việt Nam, các nhà báo góp phần rất to lớn.Vấn đề về quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa các nhà báo đã tích cực tuyên truyền, đăng và trích
đăng một số bài viết khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt
Nam với 2 quần đảo, phản ảnh nhiều hoạt động của các tổ chức, đoàn thể
nhân dân hướng về quần đảo Trường Sa, đấu tranh phản đối những hành
động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở hai quần đảo này ( một
số bài viết như: “ Trường Sa, hoàng Sa là của Việt Nam”, quyền của Việt
7


Nam với Hoàng Sa, Trường Sa”, trên báo vnexpress ngày 4/4/2011… và
hàng loạt các bài viết khac.
+ Dũng cảm phát hiện, biểu dương cái tốt và đấu tranh chống lại cái xấu. Ví
dụ: sự “Người đương thời Đỗ Việt Khoa cùng Phong trào nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành giáo dục” đã dấy lên một tiền lệ tốt nhằm
giảm tình trạng gian lận, tiêu cực trong thi cử.
+ Luôn có ý thức giữ gìn bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: “
Việc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 kì quan thiên nhiên của
thế giới, báo chí đã đăng tải rất nhiều bài báo phục vụ cho việc bầu chọn.
Trên báo Vnexpress làm video để giới thiệu về Vịnh Hạ Long, hay trên
baomoi.com có đăng bài “ gấp rút bầu chọn cho Vịnh Hạ Long” trong bài
viết có hướng dẫn cách thức mọi người tham gia bình chọn cho Vịnh Hạ
Long.
+ Yêu nghề, gắn bó mật thiết với thực tiễn…Ví dụ: Báo chí phản ánh tất cả
các mặt của cuộc sống: vấn đề cải cách hành chính, thu hút đầu tư nước

ngoài, xuất khẩu nông sản, tuyển sinh, gian lận trong thi cử, tai nạn giao
thông, biến động trên thị trường chứng khoán…
+ Tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Ví dụ: Rất nhiều chương
trình được thực hiện: Trái tim cho em, Nối vòng nhân ái, Tiếp sức đến
trường, Trao học bổng niềm hy vọng, Đỡ đầu các cháu mồ côi…, nhiều quỹ
như: Qũy tấm lòng Vàng báo Lao động, Quỹ tấm lòng Việt của đài Truyền
hình Việt Nam… được cộng đồng xã hội hưởng ứng tích cực, mang lại hiệu
quả cao.



Những biểu hiện hạn chế:

+ Chạy theo những thông tin tiêu cực:
8


o Đăng tải quá nhiều các vụ án mạng, các mặt trái của xã hội.Ví du, ở “Cà
Mau: học sinh lớp 5 giết bạn để lấy nhẫn vàng”, “ Dùng nhục hình tra tấn
tình địch suốt 8 giờ”, “vụ giết người dã man ở xã Đắc Drông”, “Hai nhôm
học sinh chém nhau”, “ cuồng sát tại 888 Minh Khai”, ….

o Lợi dụng việc đưa tin bài về đề tài giới tính, tình yêu hôn nhân, tình dục
nhằm câu khách, khơi dậy trí tò mò. Bài Sexshow Thái Lan (báo Pháp Luật
và xã hội) với lối miêu tả chi tiết hộp đêm, quá bar kèm theo những ảnh
chụp hở hang, khêu gợi phản văn Tiền Phong chủ nhật) nêu rõ cách chụp,
hướng dẫn cách chuẩn bị để có một bức ảnh khỏa thân đẹp.

o Khai thác các thông tin, đề tài mê tín dị đoan, trong đó “ đời sống tâm linh”
của con người được bàn luận, đề cập nhiều nhất. Trên báo Pháp luật và cuộc

sống có đăng bài “ sự thật về ngôi nhà ma” mô tả ngôi nhà “có ma” với
những câu chuyện ghê rợn, th

o “Chạy” quảng cao, quảng cáo thiếu trung thực: Trên báo Sức Khỏe và đời
sống có đăng bài “mùa xuân nói về rượu”đã đưa thông tin về hình thức và
tiêu thụ rượu trên thế giới, trong đó có đăng những bức ảnh về rượu nước
ngoài có nồng cao Henessy, Martin, Bailey’s.

+ Xa rời nguyên tắc khách quan, chân thực báo chí.
Biểu hiện:

o Viết sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.
9


Ví dụ: Việc báo chí đăng tin: “ Hồ Ngọc Hà lấy chồng từ năm 16 tuổi
và có bầu trước đó”.
Vụ ăn bưởi gây ung thư, Vụ cô Lượm trong chương trình “ người xây
tổ ấm”

o Viết sai không cải chính. Một số báo biết mình làm sai gây tổn hại tới
uy tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác nhưng lại cố tình lờ
đi, cửa quyền, thậm chí còn cãi “cùn”. Hoặc có một số báo đăng cải
chính nhưng không đúng với quy định. Tìm những chỗ nhỏ nhất,
khuất nhất để đăng tải tin cải chính.
Ví dụ: Vừa qua trong chương trình “ Người xây tổ ấm”, một chương
trình rất nhân ái. Trong chương trình nhà đài đã mang đến cho khán giả
một số phận bất hạnh đó là cô “Lượm”, cần những tấm lòng hảo tâm
giúp đỡ. Sau khi chương trình được phát sóng ( ngày 25/1/2011) đã kêu
gọi được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của bà con, các nhà hảo tâm…

Tuy nhiên câu chuyện về cô Lượm đó là giả. Ngay khi biết được sự thật
về cô Lượm, BTV Kim Ngân không có một lỡi xin lỗi nào đối với khán
giả mà chỉ nói đó là một tai nạn nghề nghiệp. Mãi đến 22h 30 ngày 29 3 BTV mới đưa ra lời xin lỗi chính thức với khán giả.

o Thiếu dũng cảm trước sự thật. Đây là hiện tượng nhà báo đóng ngòi bút
trước những bức xúc của hiện thực cuộc sống, bất chấp những lợi ích chung
của cộng đồng nhằm bảo vệ lợi ích cho bản thân. Họ thờ ơ, lãnh đạm trước
các vấn đề nóng hổi của cuộc sống, quay lưng không dám viết, không dám
dũng cảm, trung thực đấu tranh trong khi xã hội đang rất cần báo chí phải
10


xung kích, phải tiên phong thì những nhà báo này lại không dám nói những
điều cần nói.

o Sử dụng tin, bài, ảnh của người khác mà không xin phép. Tình trạng dịch tin
bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ nguồn của tác phẩm.
Tình trạng sử dụng tin bài ảnh của các báo trong nước mà không xin phép,
không trả nhuận bút. Tệ hơn có những bào ngang nhiên sao chép 1 phần
hoặc toàn bộ mà không xin phép và lĩnh nhuận bút cho mình.

+ Thiếu tính nhân văn, vô cảm.
Biểu hiện:

o Mô tả xã hội thiên lệch, trần trụi.
o Thiếu bao dung.
o Ví dụ: Trong video “ Bộ trưởng y tế tới thăm cháu Bích, nạn nhân còn sống
xót sau vụ cướp Vàng”. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn vì nó thể hiện sự
quan tâm của Bộ trưởng y tế tới cháu bé. Tuy nhiên, việc bộ trưởng Y tế tới
bệnh viện thăm cháu Bích, lại kéo theo rất nhiều phóng viên. Mặc cho người

thân của của cháu bé nài nỉ van xin, không cho chụp ảnh của cháu bé, nhưng
các phóng vẫn tiếp tục xông vào chụp ảnh. Hành động này rất đáng chê
trách, thể hiện tính thiếu nhân văn của nhà báo trong quá trình tác nghiệp.

11


+

Thiếu trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội là nói đến hiệu quả của

báo chí. Nhà báo viết gì và nói gì đều ảnh hưởng tới xã hội ( tích cực hay tiêu cực),
tới đại đã số nhân dân và tới lợi ích của dân tộc. Thực tế trong thời gian qua, có
không ít nhà báo đã không xác định đúng vị trí và chức năng của mình, chạy theo
sự kiện, chạy theo thời gian. Hậu quả là dẫn đến việc đưa tin thiếu trung thực,
khách quan, quá trần trụi, giật gân, không dựa vào lợi ích của nhân dân, Tổ quốc,
không củng cố và tạo dựng niềm tin trong công chúng. …làm tổn hại nghiêm trọng
tới quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp, định hướng dư luận xã hội theo chiều
hướng bất lợi cho đất nước.
Ví dụ: 20/9 Vnexpress đã đăng tải clip về việc các em học sinh huyện Minh Hóa,
tỉnh Quảng Bình bơi qua sông tới trường. Tuy nhiên trong clip đó thì cảnh các em
bơi qua sông được dựng lại. Nguyên nhân do, các phóng viên của Vnexpress tới
các em đã được cung cấp phao và thuyền nên các phóng viên đã bảo các em diễn
lại cảnh bơi qua sông. Việc cư dân mạng mổ xẻ clip của Vnexpress, đã đặt ra rất
nhiều vấn đề về đạo đức cũng như nghiệp vụ báo chí (việc đưa thông tin thiếu
trung thực).

o Khi thông tin về những vấn đề hệ trọng của đất nước và về tham nhũng, tiêu
cực.
Ví dụ: Trên báo tuoitre.com có đăng bài “ Hai nhà báo chuyên viết

đấu tranh tham nhũng bị bắt”, ngày 13/5/2008. Hai nhà báo đó là
Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi trẻ) và Nguyễn Việt Chiến ( Báo Thanh
niên) vì đã đưa những thông tin sai sự thật về vụ án Bùi Quang Hưng
và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn tổ chức đánh bạc. Vụ án Cố ý làm

12


trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng, Đưa nhận hối lộ, tham ô tài sản tại Ban Quản lý dự án 18.

o Khi thông tin về các vụ tranh chấp, khiếu nại. Ví dụ như: Sự việc của ông
Bùi Huy Bửu – Phó giám đốc công ty xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm
An Giang bị bắt giữ tại Bỉ do làm giả nhãn mác cá da trơn xuất khaair sang
Hoa Kỳ. Một số báo đài đưa tin trong nước đã thiếu cẩn trọng, gây bất lợi
cho ông Bửu Huy, làm ảnh hưởng tới việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang
Hoa Kỳ và các nước khác. Có báo còn đăng bài: Ông Bửu Huy có thể bị
phạt năm năm tù nêu sựu việc, dẫn các tình tiết gấy bất lợi cho cá nhân ông
Bửu Huy và phía Việt Nam.

o khi thông tin về kinh tế.
o Khi thông tin về các vấn đề quốc tế.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của các cơ quan báo chí để trục lợi.
Biểu hiện:

o Tống tiền
o Nhận hối lộ, bảo kê cho thế lực xấu
o Lợi dụng danh nghĩa nhà báo phục vụ cho các mục đích cá nhân.
13



Ví dụ: “ Vụ nhà báo tống tiền cảnh sát – công an vào cuộc kiểm tra” đăng
trên baomoi.com, ngày 29/6/2010 kể về việc một giảng viên của trường Đại
học sư phạm Huế đã lợi dụng danh nghĩa của nhà báo để tống tiền cảnh sát
giao thông.
Vụ thứ hai: Vụ nhà báo Hùng Sơn ( báo Diễn đàn doanh nghiệp) tống tiền
doanh nghiệp hơn 10.000USD.

5.

Phân tích mối quan hệ liên quan đến đạo đức nghề nghiệp trong
hoạt động báo chí của cơ quan báo chí, nhà báo ( tìm các ví dụ liên
quan đến đạo đức trong các mối quan hệ đó).

Có 3 mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp cơ bản:

+ Mối quan hệ giữa nhà báo với ban biên tập:
Nhà báo phải chấp hành những chủ trương, đường lối của ban biên tập, đi
đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Nền tảng của mối quan hệ đạo đức này là
sự thống nhất về quan điểm, tư tưởng.
Là thành viên của tòa soạn, nhà báo phải trung thành với tòa soạn của mình.
Tuy nhiên trong trường hợp phát hiện ra tổng biên tập có biểu hiện sai trái,
đi ngược lại với chủ trương, đường lối và chính sách phát triển của tờ báo,
lúc đó buộc nhà báo phải lựa chọn.
Ví dụ: việc nhà báo Phan Thị Thanh Hương đã tố cáo tiêu cực của lãnh đạo
cơ quan báo chí nơi mình làm việc – báo Người cao tuổi. Nội dung là việc
14


Phó tổng biên tập Nguyễn Thị Thanh Thúy chỉ có trình độ trung cấp kế toán

và làm việc tại Công ty xây dựng – Bộ y tế. Nhưng khi đến báo Người cao
tuổi bà lại có bằng cử nhân và được làm kế toán năm 1995, và được đề bạt
làm Phó tổng biên tập và kiêm luôn Kế toán trưởng của Trung ương hội
người cao tuổi. Ban đầu nhà báo này trục xuất ra khỏi báo, sau đó chị đã
được mời trở lại làm làm việc, còn bà Thúy bị kỉ luật nặng.
Mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và ban biên tập yêu cầu nhà báo phải
giữu bí mật cho tòa soạn. Nhiều cơ quan báo chí còn quy định nhà báo
không được viết bài cho các báo khác nếu không được sự đồng ý của tập thể
ban biên tập. Việc một nhà báo được cơ quan báo chí cử đi công tác nhưng
lại đăng tác phẩm tâm đắc nhất, hay nhất của mình trên một báo khác là vi
phạm đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt là những thông tin mang tính cạnh
tranh, độc quyền nếu muốn viết hoặc đăng lại trên báo khác, nhà báo cũng
phải được sự ủy quyền, cho phép của ban biên tập. Tuy nhiên trên thực tế có
rất nhiều báo cùng in một bài của một tác giả.Ví dụ:
+ Mối quan hệ nhà báo với đồng nghiệp trong và ngoài tòa soạn.
Mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và đồng nghiệp không chỉ bó hẹp trong
từng cơ quan báo chí mà ý thức cố kết, tình đoàn kết, sự tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau còn được thể hiện trong toàn thể cộng đồng nhà báo. Đó là sự
tương trợ vầ mặt kĩ thuật hoặc trao đổi những thông tin nội bộ báo chí hoặc
cùng nhau tìm kiếm thông tin và tiếp cận nguồn tin.
Một tình huống đã được đưa ra hỏi các nhà báo: một người bạn của cơ quan
kể cho bạn nghe một đề tài mà anh ta đang chuẩn bị nghiên cứu, tìm hiểu.
Bạn cũng đang quan tâm đến đề tài đó, nên ngay lập tức bạn đã đăng kí với
15


sếp viết tin về đề tài này. Bài viết của bạn được đánh giá cao. Tuy nhiên anh
bạn đồng nghiệp tỏ ra không mấy vui vẻ với bạn vì cho rằng bạn đã ăn cắp ý
tưởng của anh ta. Kết quả cho thấy, tỷ lệ giữa các ý kiến đưa ra không quá
chênh lệch nhau. Có 16.4% ý kiến cho rằng việc làm của bạn là đúng, thấp

hơn 3 lần so với 43.3% nhà báo nhận định việc làm của bạn là sai và gần 2
lần so với 40.4% các ý kiến khác.
Quan điểm khác đáng lưu ý là cần phải trao đổi với đồng nghiệp về đề tài đó
trước khi bạn viết (chiếm 10.3%) vì nếu làm như vậy bạn vẫn giữ được hòa
khí với đồng nghiệp, hai là bạn và đồng nghiệp sẽ hiểu nhau hơn, có thể
cùng nhau hợp tác, viết bài hoặc một trong hai người sẽ viết.
Bên cạnh đó thì quan điểm cho rằng hành vi đó là ăn cắp ý tưởng cũng dành
được sự quan tâm của một số người trả lời. Nhiều người đã rút ra bài học là
báo không nên tiết lộ, trao đổi tin tức, đề tài với đồng nghiệp của mình khi
bào chưa đăng
Hiện tượng “ăn cắp” xào xáo tin bài của đồng nghiệp sau đó kí tên mình
cũng không phải là hiếm gặp.
Ví dụ: Trường hợp của ông Vi Xuân Thanh – Phó bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn
có thư khiếu nại báo Gia đình và xã hội ngày 10-2 -2004. Trong bài tường
thuật tại phiên tòa xét xử vụ tham nhũng của một số người nguyên là cán bộ
hải quan cửa khẩu Tân Khanh đã nói bị cáo Vi Văn Niệm là cháu của Phó Bí
thư tỉnh ủy Lạng Sơn. Đây là thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới uy tín của ông Thanh. Báo gia đình và xã hội đã nghiêm túc nhận
trách nhiệm nhưng cho biết nguồn thông tin này là khai thác từ báo
Tiienphong đã đăng trước đó.
16


+ Mối quan hệ giữa nhà báo với cộng tác viên và thông tin viên
Kết quả điều tra cho thấy 34.8% số công chúng được hỏi trả lời đã từng gửi
bài cho các cộng tác viên đến các tờ báo (trong đó 30.5% là một vài lần, và
4.3% là thường xuyên). Điều này chứng tỏ một bộ phận không nhỏ công
chúng có nhu cầu đăng tải những ý kiến, nguyện vọng, chính kiến của mình
trên báo chí.
Với những nhà báo có trách nhiệm nghề nghiệp đều hiểu rằng khi làm việc

với các tư liệu bài vở gửi đến tòa soạn tức là họ đã thiết lập mối quan hệ với
tác giả của chúng. Đó là những con người có mong đợi, nguyện vọng cụ thể
cần phải được đối xử lịch sự và chu đáo. Trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo là phải có thái độ trân trọng, không được im lặng, tảng lờ trước
những mong đợi đó.
Khi hỏi về số công chúng đã từng ít nhất gửi bài cộng tác tới tòa soạn báo là
đã bao giờ nhận được thư phác đáp của nhà báo về lí do bài không được
đăng, thì chỉ có 14.9% số người trả lời cho biết họ đã từng nhận được, còn
85.1% số người trả lời cho biết học chưa bao giờ nhận được sự hồi âm của
nhà báo từ những bài mà họ đã gửi.
Có 2 nguyên nhân chính khiến cho 85.1% số cộng tác viên, thông tin viên
chưa bao giờ nhận được hồi âm của nhà báo.
Thứ nhất: Do nhà báo thiếu trách nhiệm, đạo đức khi ứng xử với các bài viết
gửi về tòa soạn. Có 3.1% số nhà báo được hỏi trả lời thẳng thừng khi nhận
được bài của cộng tác viên mà không sử dụng được họ sẽ cho bài đó vào sọt
rác mà không quan tâm đến nữa. Số nhà báo này đã không ý thức được vai
trò của công việc mình đang làm, họ không quan tâm đến phát triển đội ngũ
17


cộng tác viên cho báo. Có 0.6% số nhà báo khi nhận được bài của cộng tác
viên đã tự ý viết lại và kí tên mình. Ví dụ.
có nhà báo thì biện minh cho hành động của mình là vì không liên hệ được
với tác giả do địa chỉ viết trên bào không rõ ràng hoặc nếu rõ ràng thì sẽ lâu,
mất tính thời sự.
Thứ hai: số lượng bào vở gửi về tòa soạn hàng ngày quá nhiều. Nên các nhà
báo không thêt phản hồi hết các bài viết gửi về được.
Như vậy, từ hai nguyên nhân trên thì chúng ta rút ra kết luận: Nhà báo ngoài
quan hệ đạo đức, buộc nhà báo cần phải có cách cư xử có văn hóa với tác
giả. Đây sẽ là cơ hội tốt để nâng cao uy tín và sự yêu mến của họ đối với tờ

báo.

6.

Phân tích nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của thành tựu và
hạn chế trong việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
Việt Nam trong thời gian qua.

 Thành tựu:
+Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất: xã hội Việt Nam luôn tôn vinh báo chí và những người làm
báo.
Nghề báo không đơn thuần để kiếm sống, mưu sinh mà được coi là một
sinh mệnh thiêng liêng, cao cả. Trong thời kì cách mạng trước đây Đảng,
18


Nhà nước và nhân dân luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò và những
đóng góp to lớn của báo chí. Thời kì đổi mới, báo chí không những được
Đảng và nhân dân đánh giá cao mà còn được pháp luật Nhà nước bảo vệ.
Thứ hai: Đảng và nhà nước luôn có đường lối lãnh đạo, quản lí nhất quán
về báo chí.
Trong quá trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn có đường lối nhất quán
trong vệc đánh giá cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của báo chí, coi trọng
đội ngũ cán bộ báo chí, quan tâm tới công tác lãnh đạo và quản lí báo chí:
“ Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của toàn thể nhân
dân”, nhà báo được coi là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng.
Thứ ba: Dân tộc việt Nam có một truyền thống đạo đức lâu đời
Truyền thống đạo đức lâu đời đó được hình thành qua hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước. Những truyền thống và đức tính thường được

nhắc đến nhiều nhất của người Việt là “ tinh thần yêu nước nồng nàn”,
“lao động cần cù, sinh hoạt giản dị, trọng tình trọng nghĩa “thương người
như thể thương thân”. Truyền thống đạo đức lâu đời của dân tộc Việt
Nam đã hun đúc lên những con người, nhà báo Việt Nam có đạo đức và
phát huy một cách tốt nhất trog quá trình hoạt động nghề nghiệp của
mình.
Thứ tư: Nền báo chí cách mạng Việt Nam có truyền thống tốt đẹp và
nhân văn.
Kể từ khi ra đời, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã hòa mình cùng
dòng chảy phát triển của đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến: chống
19


Mỹ và Pháp báo chí cách mạng của ta luôn đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đứng vững trên trận địa đấu tranh tư tưởng, luôn phấn đấu hết
mình cho lợi ích của nhân dân góp phần to lớn cho việc cổ vũ, động viên
có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.
Trong thời kì hội nhập, đa số nhà báo Việt Nam đều thể hiện bản chất
báo chí cách mạng tốt đẹp, hết lòng phục vụ đất nước, nhân dân, góp
phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành
mạnh của nhân dân. Đó là truyền thống tốt đẹp, vẻ vang, nhân văn của
báo chí cách mạng Việt Nam.
Thứ năm: Những tác động tích cực từ nền kinh tế thị trường.
Những tác động của nền kinh tế thị trường đòi hỏi báo chí và nhà báo
ngày càng phải nâng cao hơn nữa tới chất lượng của thông tin và các sản
phẩm báo chí. Những áp lực của nền kinh tế thị trường cũng tạo ra một
thế hệ nhà báo năng động, sáng tạo, tự tin, lăn lộn, bám sát với thực tiễn,
luôn cố gắng trau dồi kiến thức và rèn luyện tay nghề. Nền kinh tế thị
trường cũng tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi để nhà báo tiếp tục nâng
cao trình độ và phẩm chất nghề nghiệp, đó cũng là nơi “ lửa thử vàng”

đối với đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

+ Chủ quan: Do bản thân nhà báo có ý thức tu dưỡng và rèn luyện.
Bản thân nhà báo Việt Nam đều ý thức được trách nhiệm xã hội, sứ mệnh
cao cả của mình nên luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện kỹ năng vào đạo
đức nghề nghiệp, luôn có ý thức vươn lên trong đấu trinh chống têu cực,
phản ánh trung thực và phản ánh dư luận xã hội lành mạnh, đáp ứng nhu
20


cầu và trọng trách mà Đảng và nhân dân giao đòi hỏi ngày càng cao của
xã hội và nghề nghiệp nhưng cũng là yêu cầu tự thân của mỗi nhà báo.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Đỗ Quỹ Doãn: “phần lớn đội
ngũ những người làm báo là tốt, là những người dũng cảm, xông xáo,
dám lao vào những điểm nóng, bám trụ với sự kiện vấn đề để viết tin,
viết bài phục vụ công chúng”.

+ Về tiêu cực.
+ Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất: sự tác động tác tiêu cực của cơ chế thị trường. Đây là
nguyên nhân chính dẫn đế sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp của đội
ngũ nhà báo.
Phát triển kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc chúng ta phải tôn
trọng các quy luật thị trường , không chỉ trong hoạt động kinh doanh
mà cả trong các hoạt động về văn hóa, xã hội. Đi cùng với sự thay đổi
về kinh tế, vật chất là sự thay đổi về các giá trị tinh thần, các chuẩn
mực đạo đức. Chủ nghĩa cá nhân thực dụng có điều kiện để phát triển
và đề cao. Nhà báo Hà Đăng cho rằng: “ Sự tác động tiêu cực từ mặt
trái của nền kinh tế thị đã làm cho người ta chú ý đến quá nhiều lợi ích
cá nhân, lợi ích kinh tế mà có lúc quên đi hoặc coi nhẹ lợi ích chung,

lợi ích tập thể, lợi ích chính trị, xã hội”.
Một số cơ sở kinh tế vì muốn che đậy, lợi dụng họ để bảo vệ mình
trước công luận. Các cơ sở kinh tế này đã dùng quà, dùng tiền dùng lợi
21


lộc để cột chặt các nhà báo thiếu đạo đức với chiêu bài cơ sở “ăn cơm”
thì nhà báo “ăn cháo”.
Trong nền kinh tế thị trường , cũng không ít các doanh nghiệp đã luồn
lách, hoạt động sai trái. Một số nhà báo đã lợi dụng tình trạng này để
đe dọa, tống tiền các doanh nghiệp đó.
Thứ hai: Thu nhập thấp
Đây là nguyên nhân khiến nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp
83.1% số nhà báo và chiếm hơn 2/3 công chúng được hỏi (70.9%)
đồng tình với quan điểm trên. Trong nền kinh tế thị trường đồng tiền
thực sự lên ngôi. Trong khi thu nhập của nhà báo thì thấp. Tiền lương
chưa thực sự là thước đo giá trị sức lao động mà họ bỏ ra. Nhiều nhu
cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra nhưng không thể giải quyết được với
đồng lương quá thấp. Và nếu như nhà báo không có bản lĩnh chính trị,
thiếu đạo đức nghề nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện hành vi vi phạm đạo
đức.
Thứ ba: Sự quản lí chưa chặt chẽ của cơ quan báo chí.
Hiện nay một số cơ quan báo chí do có nhiều loại hình báo chí, nhiều
ấn phẩm nên không thể quán xuyến hết nội dung của các loại hình báo
chí, ấn phẩm. Vì vậy, cơ chế giám sát, quản lí còn lỏng lẻo.
Thứ tư: hành lang pháp lí còn quá nhiều kẽ hở
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tạo điều kiện
cho sự gia tăng của các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

22



Thiếu đồng bộ, chồng chéo và chưa hoàn thiện là những từ được dùng
hiều nhất để chỉ hệ thống pháp luật hiện nay của nước ta. Đặc biệt là hệ
thống văn bản pháp lí về quản lí báo chí còn thiếu thống nhất, chưa
điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí đang
đổi mới và phát triển theo từng năm, từng thời kỳ. Nhiều khi luật , nghị
định và thông tư không thống nhất với nhau nên có hiện tượng “lách”
luật.
Luật đã có quy định nhưng thi hành chưa nghiêm, áp dụng chế tài mềm
dẻo, còn có trường hợp ngoại lệ, thậm chí bao che. Trong nhiều trường
hợp chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất xử lí vi phạm, giữa các
cơ quan quản lí báo chí thậm chí vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh,
đùn đẩy nhau. Điều này sẽ tạo kẽ hở cho những nhà báo “lòng không
trong lợi dụng”. Cùng với đó là những quy định đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo còn chưa hiệu quả.
Thứ năm: Sức ép về sự nhanh nhạy của thông tin
Hậu quả là nhà báo vi phạm tính trung thực, khách quan, trong báo chí.
Hiện nay tình trạng cạnh trang giữa các báo rất lớn. Do muốn đưa
thông tin nhanh để đáp ứng nhu cầu của công chúng, mà nhiều báo đã
bao biện cho những thông tin không kịp kiểm chứng. Đặc biệt là
BMĐT thông tin được cập nhập liên tục, nhiều nhà báo cứ có tin là đưa
mà không qua kiểm chứng.

+Nguyên nhân chủ quan

23


Trên thực tế họ đều xác định được quan điểm, lập trường chính trị

của mình là dùng cây bút và trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến
đấu vì mục đích vẻ vang của nhân dân của đất nước
Tuy nhiên, một bộ phận nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp là
do đã “nhầm lẫn” trog lựa chọn , phân tích đánh giá các sự kiện, vấ
đề. Họ đã không ý thức được mục đích viết báo của mình là vì ai,
phục vụ ai và đứng trên lập trường quan điểm nào. Chính vì không
có lập trường vững chắc nên họ đã lệ thuộc vào những “bản danh
vọng”, “bả vật chất” và không đủ dũng khí để chống lại cái xấu.
Thứ hai: Nhà báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
Đây là nguyên nhân có sức công phá từ bên trong mang tính quyết
định. Nếu nhà báo có đạo đức nghề nghiệp, có lập trường tư tưởng
vững chắc thì dù có muôn vàn sự tác động từ bên ngoài cũng khó
làm họ thay đổi, uốn cong ngòi bút.
Vai trò của việc thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp là rất
quan trọng. Bởi có nhiều nhà báo ngày hôm qua vẫn còn là một tấm
gương sáng thì hôm nay đã tha hóa, biến chất, vi phạm đạo đức do
không đủ “sức đề kháng để chống lại những cám dỗ”.
Thứ ba: Nhà báo thiếu kiến thức về báo chí
Thiếu kiến thức căn bản về báo chí là thiếu đi lượng các kiến thức
chuyên ngành cần thiết để trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Thực
tế hiện nay là nhiều vi phạm không xuất phát từ động cơ, mục đích
mà do nhà báo “mắt không sáng”, yếu kém về năng lực nhận thức
24


nên không phân biệt được đúng sai của sự việc. Nhiều người trong
số họ thiếu đi những kiến thức căn bản như: chức năng, nhiệm vụ,
các nguyên tắc hoạt động….của báo chí và những kỹ năng hiểu biết
về báo chí để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra thiếu
kém cơ bản về báo chí còn là thiếu đi những kiến thức cơ bản về

luật pháp đặc biệt là Luật báo chí. Chính điều này khiến cho các
nhà báo mắc sai lầm, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

7.

Từ lí luận và thực tế, đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao
dạo đức nghề nghiệp của người làm báo trong giai đoạn hiện nay.
*Các giải pháp và kiến nghị:

+ Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của mỗi nhà báo và nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức. Biểu hiện:

• Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức là phát huy tinh thần
nội bộ của mỗi nhà báo.

• Nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức là tăng cường hệ
miễn dịch cho nhà báo.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề nghiệp cuả nhà báo phát
triển

• Nâng cao đời sống cho đội ngũ những người làm báo
25


×