Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tiểu luận cao học Diễn biến hòa bình trong hoạt động tôn giáo nhiệm vụ và giải pháp thực hiện hiệu quả cuộc đấu tranh về diễn biến hòa bình trong hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.9 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do và tính cấp thiết của đề tài tiểu luận
“Diễn biến hòa bình” là bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu
phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ
các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc trên thế giới.
Sau khi xóa được chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên xô,
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch coi Việt Nam là một trọng điểm
trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN, lái nước ta theo con đường chủ nghĩa tư bản
và lệ thuộc vào chúng…
Để thực hiện âm mưu trên, các thế lực thù địch coi “Chủ nghĩa dân tộc
là một lực lượng hùng hậu nhất có thể sử dụng” để đạt được mục tiêu dùng
tôn giáo như một lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt
Nam, từ đó hậu thuẫn số đối tượng chống đối trong nước làm lực lượng
thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hóa” làm thay đổi thể chế chính trị ở
Việt Nam, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”.Nhận thấy được tầm
quan trọng của vấn đề nên tác giả quyết định chọn vấn đề: “Diễn biến hòa
bình trong hoạt động tôn giáo.Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện hiệu quả
cuộc đấu tranh về diễn biến hòa bình trong hoạt động tôn giáo ở nước ta
hiện nay”
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu của
đề tài là những khái niệm có liên quan đến diễn biến hòa bình, cũng như
bản chất và âm mưu thủ đoạn của diễn biến hòa bình
Tập trong đi sâu nghiên cứu và làm rõ các thủ đoạn mà các thế lực
phản động, đế quốc sử dụng trong hoạt động tôn giáo để chống phá nhà
nước và cách mạng
Tác giả đưa ra được những chủ trương và giải pháp thực hiện hiệu
quả cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình trong hoạt động tôn giáo.
1



3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Những năm gần đây, có nhiều tác giả đề cập nghiên cứu đến các khía
cạnh khác nhau về diễn biến hòa bình trong hoạt động tôn giáo. Trước hết
phải kể đến các công trình như:
- Đặng Nghiêm Vạn [2005]: Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học công an [2003]: Tôn giáo
trong thế giới hiện đại, NXB trung tâm thong tin khoa học công an, Hà Nội.
- Viện thông tin khoa học xã hội [1997] Tôn giáo và đời sống hiện đại,
tập 1,Nxb Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Để nghiên cứu được đề tài này tác giả tuân thủ
các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá xem xét vấn đề.
Đặc biệt tác giả sử dụng những nguyên lý, phạm trù cơ bản như: Bản
chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả; quy luật lượng – chất, quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, mỗi quan hệ giữa lực lượng
sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng
để tiến hành nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chung: Đối với đề tài này tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu chung là: phân tích – tổng hợp, lôgíc – lịch sử,
trừu tượng hoá, khái quát hoá để nghiên cứu.
Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu
thập tài liệu, phân tích, sắp xếp, tóm tắt tài liệu. Ngoài ra tác giả còn tiến
hành trao đổi, thảo luận với các , thầy cô giáo, đồng môn để bổ sung nhiều
tri thức quý báu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình.
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung tiểu luận có kết cấu gồm: 3 chương 7 tiết.


2


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỄN
BIẾN HÒA BÌNH
1. Khái niệm, bản chất của diễn biến hòa bình
Thuật ngữ “Diễn biến hòa bình” xuất hiện lần đầu tiên trong đời sống
chính trị quốc tế vào năm 1949.Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, Dean Akison,
trong một bức thư gửi tổng thống Truman, đã sử dụng khái niệm “Diễn
biến hòa bình” để chỉ sự chuyển hóa các nước XHCN thành TBCN. Sau đó
khái niệm này đã trở thành phổ cập trên thế giới. Từ những năm 50 các
nước XHCN đã đề cập đến âm mưu “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế
quốc và coi đấu tranh chống DBHB là một nội dung quan trọng của cuộc
đấu tranh tư tưởng trong các nước XHCN.
Ngày nay trong thực tiễn chính trị thế giới cuuxng như trong sách
báo và các văn kiện chính trị, thuật ngữ DBHB được sử dụng khác nhau.
Khi thì DBHB của các thế lực đế quốc và phản động, khi thì dung để đặt
tên cho một chiến lược, một chính sách đối ngoại của Mỹ và các nước
phương Tây. Tuy vậy, dù được đề cập đến từ góc độ nào đó thì đó vẫn là
khái niệm phản ánh về thủ đoạn, phương thức của CNTB và các thế lực thù
địch chống CNXH.
Với cách tiếp cận như vậy, có thể hiểu: DBHB là chiến lược tiến
công của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động vào bên trong các
nước XHCN và các Đảng cộng sản trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
bằng tất cả các phương tiện, thủ đoạn nhằm tạo ra các nhân tố chống
CNXH trong các nước XHCN , từ đó tưng bước làm chuyển hóa, đẩy lùi đi
đến xóa bỏ CNXH. DBHB là cuộc “chiến tranh không có tiếng súng” hòng
giành “chiến thắng không cần chiến tranh”.
Bản chất của chiến lược “diễn biến hòa bình” là không hề thay đổi,
song phương thức, thủ đoạn và âm mưu “diễn biến hòa bình” thì biến hóa

khôn lường và ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đấu tranh phòng, chống “diễn
biến hòa bình”, “tự diễn biến” không chỉ và vấn đề có ý nghĩa sống còn của
3


cách mạng Việt Nam mà còn là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt và cơ bản lâu
dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Do vậy, vạch trần bản chất,
âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; đồng thời,
chủ động ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn
của “diễn biến hoà bình” là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong tình hình hiện nay.
2. Âm mưu và thủ đoạn diễn biến hòa bình
Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch là xóa bỏ chế độ
XHCN ở nước ta, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để thực hiện được âm mưu cơ bản đó, Mỹ và các thế lực thù địch đã
áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch này
đến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, bền bỉ. DBHB là một chiến
lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc
nhằm chống các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Đây chính là “thủ
đoạn hòa bình để giành thắng lợi”. Nhiều chuyên gia và chính khách
phương Tây còn gọi đây là phương pháp chuyển hóa hòa bình”, “biến đổi
hòa bình”, “thi đua hòa bình” và gần đây là “cách mạng nhung”, “cách
mạng đường phố”…Trong chiến lược này, hoạt động tư tưởng –văn hóa
được chúng coi là “mũi đột phá”, là “cây cầu dẫn vào trận địa”, là lĩnh vực
hàng đầu lầm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra
khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ
hệ tư tưởng XHCN. Có thể nói, chiến lược của CNĐQ được tiến hành chủ
yếu trên hai phương diện: Một là xâm lược nước khác bằng quân sự và
kinh tế. Hai là, làm tan rã các nước khác bằng tư tưởng và văn hóa.

Nếu phương diện thứ nhất dựa vào sức mạnh của kẻ cướp thì phương
diện thứ hai dựa vào thủ đoạn làm tan rã nội bộ, hết sức xảo quyệt. Chính
các nhà tư tưởng của CNĐQ đã tổng kết: “Có những việc 100 nhà máy
chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 sứ giả lại có thể hoàn
4


thành”, “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”.
Ngày nay “làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là phương tiện
đi vào trái tim khối óc con người”; “một đôla chi cho tuyên truyền có tác
dụng ngang với 5 đôla chi cho quốc phòng”; “kích động vấn đề dân chủ,
nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung
kích để trọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị”. Níchxơn- nguyên Tổng
thống Mỹ- đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: “mặt trận tư tưởng là mặt trận
quyết định nhất”; “toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch,
viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên
mặt trận tư tưởng”.
Không phải ngẫu nhiên mà khi CNXH lâm vào khó khăn, khủng
hoảng, cách mạng thế giới ở thế thoái trào, các thế lực thù địch càng dấn
tới, tiến công dồn dập và quyết liệt vào CNXH, vào lý luận Mác-Leenin.
Các nhà tư tưởng chống cộng liên tiếp cho ra đời những quyển sách chống
cộng như: Chiến thắng không cần chiến tranh của Níchxơn, xuất bản năm
1990; Chớp thời cơ, thế giới một siêu cường, Níchxơn, 1992; Vượt qua hòa
bình, Níchxơn, 1993; Thất bại lớn, sự ra đi của cộng sản của Brêdinxki,
1989; Ngoài vòng kiểm soát, Bereedinxki, 1993; Sự tận cùng của lịch sử
của Phucuyama,1989…
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội hoạt
động rất ráo riết với nhiều thủ đoạn và sách lược mới, như:
- Tiến công ta mạnh mẽ về tư tưởng và văn hóa, coi đây là mũi nhọn
đột phá,thọc sâu; vừa dùng các lực lượng, phương tiện từ bên ngoài, vừa

tận dụng phát triển các lực lượng và phương tiện ở trong nước ta. Tạo ra sự
chống đối từ nội bộ Đảng, nội bộ xã hội ta, từng bước làm cho nhân tố bên
trong phát triển để phá ta từ bên trong phá ra. Chiến lược “triệt tiêu kẻ thù”
được nghiên cứu từ năm 1992 và áp dụng năm 1996 để thay thế cho chiến
lược “Vượt trên ngăn chặn” và “Bao vây cấm vận”. Tư tưởng chỉ đạo của
chiến lược này là áp dụng các biện pháp “can dự”, “tiếp cận kẻ thù”, lôi
5


kéo “kẻ thù” từ đối đầu sang đối thoại, tăng cường hợp tác hoặc hòa nhập
với chúng theo sự chỉ huy hoặc sự khống chế của Mỹ. Tức là không đứng
ngoài hò hét, mà xâm nhập ta để đánh ta từ trong đánh ra, làm cho “cộng
sản tự diệt cộng sản”, “cộng sản con diệt cộng sản bố”.
- Thực hiện chính sách lôi kéo, thông qua các nước đồng minh, các tổ
chức phi chính phủ, qua các hình thức giao lưu, hợp tác về văn hóa, giáo
dục, khoa học…để thâm nhập, thu nhập tin tức tình báo, làm chuyển hóa tư
tưởng, chuyển hóa chính trị, mua chuộc cán bộ, cài cắm nội gián ; móc nối
với những người bất mãn, cơ hội chính trị, những người nắm bí mật quốc
gia, những người đi công tác, học tập ở nước ngoài…Tìm cách can thiệp
cho một số người có quan điểm “cấp tiến”ra nước người dự hội thảo, học
tập, đưa giáo viên và lưu học sinh nước ngoài vào Việt Nam học tập,
nghiên cứu, tiếp xúc,giao lưu..với những mục đích không trong sáng.
- Lợi dụng các hoạt động tôn giáo, dân tộc để can thiệp vào nội bộ ta;
tuyên truyền tôn giáo trái phép.Lợi dụng các diễn đàn công khai (hội nghị,
hội thảo) để tuyên tryền “ tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, tuyên truyền
quan điểm cá nhân ích kỷ cực đoan, lối sống thực dụng, suy đồi; vu cáo ta
vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Các trung tâm phá hoại tư tưởng tăng cường hoạt động tuyên truyền
thù địch chống phá Việt Nam. Chúng rất coi trọng các phương tiện truyền
thông đại chúng và tuyên truyền rỉ tai, kích động.Sử dụng hàng chục đài

phát thanh và truyền hình, hàng trăm tờ báo và tạo chí tiếng Việt để tuyên
truyền chống Việt Nam.Sử dụng Internet và sẵn sàng mở khóa choc ac đối
tượng để truy cập những thông tin sai lệch do chúng đưa lên mạng. Dùng
điện thoại trực tiếp phỏng vấn, kích động tâng bốc,lôi kéo một số người có
quan điểm sai trái
- Các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài tiếp tục sử
djng những chiêu bài chống tham nhũng, đòi dân chủ, nhân quyền để tuyên
truyền, kích động, chia rẽ nội bộ ta. Một số tổ chức thay đổi thủ đoạn hoạt
6


động: tìm mọi cách câu kết, móc nối với số người bất mãn trong nước, kêu
gọi người Việt ở hải ngoại phải cố kết, ủng hộ, tiếp sức cho lực lượng quốc
nội nổi dậy. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giao lư văn hóa, giáo dục,
nghiên cứu, hội thảo, thăm thân, hồi hương để thực hiện ý đồ của chúng.
Chúng đang cố dựng lên những “ngọn cờ” chống đối ta.
- Một số phần tử phản động đội lốt tôn giáo ra sứ tuyên truyền, vận
động, lôi kéo quần chúng theo đạo, gây thanh thế, tranh giành ảnh hưởng,
đồi thoáy ly sự quản lý của Nhà nước. Chúng tích cực phát triển đạo vào
các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây, khu vực biên
giới, lôi kéo tín đồ, kể cả cán bộ, đảng viên, đi lễ bái và tham gia các hoạt
động mê tín.
Một số người cơ hội chính trị,bất mãn ở trong nước lợi dụng các
diễn đàn, các mối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái của
mình, liên tiếp viết đơn thư, tài liệu vu cáo, đả kích chế độ ta, kích động
nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, tri thức…đứng lên
lật đổ chế độ ta.
Toàn bộ những hoạt động nêu trên tuy mỗi loại có biểu hiện khác
nhau, với tính chất, phạm vi,mức độ khác nhau nhưng tựu chung đều là
nhằm tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của

ĐẢNG, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
3.Cơ sở thực tiễn của diễn biến hòa bình
-Thứ nhất, CNĐQ đứng đầu là Mỹ và các thế lực thù địch đang thực
hiện chiến lược DBHB đối với các nước XHCN còn lại,trong đó Việt Nam
là một trọng điểm.
Mục tiêu chiến lược của đế quốc đứng đầu là Mỹ và các thế lực phản
động không chỉ là ngăn chặn ha kiềm chế các nước XHCN mà là tiêu diệt
CNXH và CNCS như một hệ tư tưởng, một hệ thống giá trị và lý tưởng xã
hội, một con đường phát triển của xã hội loài người. Để đạt được mục tiêu
chiến lược này, các thế lực đế quốc và phản động chủ trương tấn công
7


thẳng vào bên trong các nước XHCN. R.Ních xơn-cựu tổng thống Mỹ đã
từng tuyên bố: “Cuối cùng sẽ có một kẻ thắng và một kẻ thua trong cuộc
kình địch Mỹ-Xô và chúng ta không thể thắng nếu chúng ta không cạnh
tranh…Chúng ta không thể thắng trong cuộc chạy đua này trừ phi chúng ta
tiếp tục tấn công, nhưng đó là tấn công bằng biện pháp hòa bình”.
Thực chất của chiến lược DBHB là căn cứ vào diễn biến tình hình ở
mỗi nước XHCN, dựa vào các nhân tố chống đối chế độ bên trong mỗi
nước mà tác động và tấn công một cách thích hợp trên mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, thực hiện một cuộc vận động phản cách mạng nhằm đưa các
quá trình kinh tế-xã hội-chính trị đang diễn ra ở mỗi nước chuyển sang con
đường TBCN, đánh đổ các Đảng cộng sản và công nhân, đưa các lực lượng
phục hồi CNTB lên cầm quyền.
Trong chiến lược DBHB mặt trận tư tưởng nổi lên hàng đầu. DBHB
trước hết là “diễn biến” về tư tưởng và cũng bắt đầu từ “diễn biến” về tư
tưởng. Chỉ khi nào tư tưởng XHCN đã bị DBHB thành tư tưởng tư sản thì
mới có thể hoàn tất DBHB trên các lĩnh vực đời sống chính trị và kinh tế
của xã hội XHCN.

Tận dụng cơ hội Liên Xô và các nước XHCN đang tiến hành cải tổ,
cải cách, các thế lực đế quốc và phản động,đứng đầu là Mỹ, tăng cường tác
động vào bên trong mỗi nước để làm chệch hướng cải tổ, cải cách sang con
đường TBCN, thực hiện DBHB làm sụp đổ CNXH từ bên trong. Trên thực
tế, chúng đã đạt được mục tiêu xóa bỏ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
Sauk hi đế quốc CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động đã và đang chuyển hướng tấn công bằng
DBHB vào các nước XHCN còn lại, trong đó Việt Nam được coi là mục
tiêu quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta
hiện nay mà trước hết là đấu tranh chống DBHB là một tất yếu khách quan.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã xác định
phải: “Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng,
8


phản bác các luận điệu tuyên tryền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà
nước ta, làm thất bại âm mư DBHB, thực hiện đa nguên chính trị, hình
thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch;
thường cảnh giác,chủ độgn phòng, chống nguy cơ tự diễn biến ở cả trung
ương và các ngành, các cấp”.
- Thứ hai, tác động của những tàn dư của hệ tư tưởng phong kiến và
những tư tưởng tiêu cực của đời sống xã hội trong thời kỳ quá độ đi lên
CNXH ở nước ta. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, do đó khi tồn tại
xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, sự thay đổi
của ý thức xã hội thường là chậm chạp hơn so với tồn tại xã hội. Vì thế,
mặc dù chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ trên đất nước ta từ hơn nửa thế kỷ
nay nhưng ý thức hệ phong kiến ít nhiều tồn tại, chi phối nhận thức và hành
động của con người Việt Nam hôm nay. Những tư tưởng phản tiến bộ như
ích kỷ, hẹp hòi, cục bộ, địa vị,đẳng cấp… là sản phẩm của hệ tư tưởng
phong kiến vẫn hàng ngày hàng giờ tác động đến nếp nghĩ , nếp làm của

không ít người, làm cản trở sự nghiệp cách mạng xây dựng xã hội mới.Mặt
khác, chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, mặt trái tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng đang tác động làm
tha hóa nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của cả cá nhân và xã hội. Chính những
điều đó đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức cấp bách cho công tác tư tưởng
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu.
Như vậy có thể nói rằng, tính tất yếu của cuộc đấu tranh tư tưởng ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay có nguồn gốc sâu xa từ yêu cầu khách
quan của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp và từ thực tiễn quá
trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.

9


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH TRONG HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO
1. Đặc điểm và tình hình tôn giáo ở Việt Nam
1.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc cũng là quốc
gia đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín
đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, vị trí, vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau, đó là
do nước ta nằ giữa ngã ba Đông Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các
luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, có địa hình phong phú đa dạng, lại ở
vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe doạ cộng đồng
người sống ở đây. Do đó thường nãy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào lực
lượng tự nhiên.
Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề
bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Aán Độ, nên tín
ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh này.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, nhưng người có cộng

lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời
thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý
“uống nước, nhớ nguồn”. Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt
tín ngưỡng, tôn giáo của họ.
Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến
tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có
những đặc điểm sau:
-Một là, Việt Nam là một quóc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau đang tồn tại.
Đó là do điều kiện địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều
luồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng của hai nền
văn minh lớn của thế giới là Trung Hoa và Aán Độ.

10


Nước ta có nhiều dân tộc cư trú(54 dân tộc) ở nhiều khu vực khác
nhau, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau. Hơn nữa, bản tính người Việt luôn cởi mở, khoan dung nên
cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau. Từ những hình thức tôn giáotín ngưỡng sơ khai đến hiện đại, từ tôn
giáo phương Đong cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả đã và đang
cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ
tộc khác nhau.
-Hai là, Tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo
Việt Nam. Điều đó được biểu hiện:
Trên điện thờ của một số tôn giáo có sự hiện diện của một số vị thần,
thánh, tiên ,phật… của nhiều tôn giáo.
Đối với người Việt Nam, rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo của họ.
Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, ma còn khấn vái “tứ

phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông …
Về phía giáo sĩ: ở Việt Nam có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý
Phật giáo, đồng thời cũng triết thuyết Khổng Mạnh và nghiên cứu cả đạo giáo.
Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác
biệt và trong lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng nhìn
chung, chưa có sự đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
Tín ngưỡng tôn giáo VN là hòa đồng, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau.Truyền
thống “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong
đạo Cao đài. Những tôn giáo độc thần như : Công Giáo, Tin Lành, Hồi
Giáo du nhập vào nước ta cũng như tôn giáo nội sinh như : Cao Đài, Hòa
Hảo ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với nhau với tín
ngưỡng bản địa.
-Ba là, yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam là lỉch sử chống ngoại xâm, người phụ nữ có vai trò
quan trọng trong xã hội không chỉ vì họ gánh vác công việc nặng nề thay
chồng nuôi con ở hậu phương mà còn xông pha trận mạc.
11


Ở nước ta, dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhưng
tàn dư chế độ này còn kéo dài dai dẵng đến tận ngày nay. Hơn nữa, ở một
xứ sở thuộc nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, vốn coi trọng yếu tố
âm-đất-mẹ, người mẹ biểu tượng cho ước muốn phong đăng, phồn thực;
hình tượng của sự sinh sôi, nãy nở, sự trường tôn của giống nòi, sự bao
dung của lòng đất. Vì vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm trong
tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ.
-Bốn là, thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng, nước.
Con người Việt Nam vốn có yêu nước, trọng tình “uống nước, nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam
cũng thấm đượm tinh thần ấy. Từ xưa, ở Việt Nam đã hình thành 3 cộng

đồng gắn bó với nhau là gia đình, làng xóm và quốc gia.
Gia đình là tế bào của xã hội, dù nghèo hay giàu, song nhà nào cũng
có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ-những người đã khuất.
Làng xóm có cơ cấu, thiết chế rất chặt chẽ. Mỗ làg có phong tục, lối
sống riêng. Trong phạm vi làng xã từ lâu đã hình thành tục thờ cúng thần
địa phương và việc thờ cúng này trở nên phổ biến ở nhiều tộc người.
Những người có công với gia đình, làng xóm, đất nước đều được
người Việt Nam tôn vinh, sùng kính.
-Năm là, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nông dân lao động.
Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn, nên tín đồ
hầu hết là nông dân. Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hiểu giáo lý
không sâu sắc nhưng lại chăm chỉ thực hiện những nghi lễ tôn giáo và sinh
hoạt cộng đồng tín ngưõng một cách nhiệt tâm.
-Sáu là, Một số tôn giáo bị các thế lực thù địch phản động trong và
ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị.
Tôn giáo nào cũng có 2 mặt: nhân thức tư tưởng và chính trị. Chín vì
vậy, tuy mức độ có khác nhau, nhưng giai đoạn lịch sử nào thì các giai cấp
thống trị, bóc lột vẫn chú ý sử dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.
12


Các thế lực trong và ngoài nước đang âm mưu sử dụng ngọn cờ
nhân quyền gắn với tôn giáo hong xóm xoá bỏ CNXH ở nước ta. Vì vậy,
một mặt phải đáp ứng đúng như cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân
dân, mặt khác phải luôn cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo của các
thế lực thù địch.
-Bảy là, hoạt động tôn giáo trong những năm gần đây có biểu hiện
mang tính chất thị trường.
Những năm qua, nhờ có công cuộc đổi mới mà đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân được nâng cao nhưng cũng kéo theo nhưng hoạt động

của các tôn giáo sôi nổi hơn trước, việc xây mới, sửa chũa cơ sở thờ tự diễn
ra khó kiểm soát. Hiện tượng “buôn thần, ban thánh” có dấu hiệu bùng phát
làm tiêu tốn tiền bạc, thời gian, sức khoẻ của nhân dân.
Hiện nay đã xuất hiện một số chức sắc, tín đồ các tôn giáo có biểu
hiện suy thoái đạo đức, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền mê tín-dị đoan,
kiếm tiền bất chính.
1.2 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới.
Ở đây có đủ từ các tín ngưỡng truyền thống như đồng, cốt, xem bài, xóc thẻ
đến các tôn giáo hiện đại. Có tôn giáo ngoại nhập như Công giáo, Hồi giáo,
Tin lành, Phật giáo, Baha’i. Có tôn giáo nội sinh như Cao đài, Hoà hảo, Tứ
ân hiếu nghĩa, Bửu sơn kỳ hương… Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính
phủ năm 2011, nước ta có hơn 25 triệu tín đồ (chiếm hơn1/4 dân số), trong
đó Phật giáo khoảng 10 triệu người, Công giáo 6,1 triệu, Cao đài 2,4 triệu,
Hoà hảo 1,2 triệu, Tin lành 1,5 triệu và Hồi giáo khoảng 100.000 tín đồ.
Song nếu kể các hành vi thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, vua Hùng… thì hầu
hết người Việt có tâm linh tôn giáo.
Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân của 13 tôn giáo với 33 tổ
chức tôn giáo và đang xem xét hồ sơ một số tôn giáo nữa. Sau khi Việt
Nam mở cửa, hội nhập với thế giới, nhiều tôn giáo mới đã du nhập vào.
13


Nhiều nhất là các tổ chức đạo Tin lành đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Miền
Nam trước giải phóng chỉ có 12 hệ phái Tin lành, nay có tới 30 phái. Tôn
giáo này có sức lôi cuốn học sinh, sinh viên và giới trẻ. Những năm trước
1990, ở phía Bắc hầu như không có tín đồ Tin lành nhưng với đài “Nguồn
sống” phát đi từ Hồng Kông, Manila bằng 16 thứ tiếng dân tộc và các đạo
truyền nhiệt thành mà nay đã có hàng vạn người theo đạo. Có nơi lập tôn
giáo thờ anh hùng dân tộc. Có người lại “mô phỏng” theo nước ngoài như

trường hợp ông Lương Văn Ty ở Nghệ An, năm 1990 cũng theo giáo phái
Raen lập ra thứ đạo lạ mà ai nhập đạo phải khoả thân nhảy múa điên loạn
cả đêm. Lại có trường hợp do không có công ăn việc làm mà lập đạo để
kiếm tiền như Trần Thị Ngư ở Đồng Nai. Sau mấy năm, bà ta đã chiếm
được 127, 7 lạng vàng và 165 triệu đồng của tín đồ. Bà ta khai với nhà
chức trách: Tôi nhảy tưng tưng, nói huyên thiên chứ có biết bùa phép gì
đâu. Tại Hà Tuyên, tháng 4/1990 Sùng Seo Pao cũng tung tin: Tháng 9 trời
sẽ sập, người Mông phải bỏ tổ tiên, dựng cột cũng vua Vàng Chứ, nộp tiền
và thuốc lá sám hối để được bay lên trời! đã có 1129 hộ ở Bảo Hà, Bảo
Yên, Bảo Thắng nộp 8 triệu/hộ “để bay lên trời”(3). Rồi ở Tây Bắc vừa
qua, người ta cũng loan báo, ngày 21/5/2011, Đức Giêsu sẽ xuống thế lần
cuối để đưa con cái lên trời trước khi huỷ diệt thế giới…
Cùng với việc Nhà nước cho tu sửa nhiều đình chùa, lăng, miếu và hồi
phục các lễ hội tôn giáo truyền thống trong đó có lễ hội đền Hùng được tổ
chức theo quy mô quốc gia thì nhiều nơi cũng phát sinh các hình thức mê
tín dị đoan. Rõ nhất là cảnh xin lộc rơi, lộc vãi ở đền Bà Chúa Kho (Bắc
Ninh). Rồi xin thẻ, bói toán ở ngay trước cửa Phật. Chuyện chen chúc xin
ấn ở hội đền Trần (Nam Định). Tại Hà Nội (cũ), có một thống kê của Viện
Nghiên cứu Tôn giáo năm 2003 nói có chừng 600 thày bói.
Nhiều tôn giáo xuất hiện cũng đồng nghĩa với sự gia tăng số lượng tín
đồ các tôn giáo. Năm 1999, ở ta có 14,7 triệu tín đồ chiếm 19,4% dân số.
Năm 2001, riêng 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo,
14


Cao đài đã là 18,3 triệu tín đồ. Một số địa phương có số lượng phát triển
nhanh không bình thường. Tin lành ở Đắc Lắc trong các năm từ 1975-2001
tăng 10 lần, Gia Lai tăng 25 lần, Kon Tum tăng 4 lần. Tại Lai Châu năm
1996 có 26.419 người theo đạo Vàng Chứ, năm 2001 tăng lên 36.102
người. Tín đồ Công giáo ở Tây Nguyên cũng tăng mạnh. Trước năm 1975

chỉ có chưa đầy 130.000 tín hữu mà năm 2005 đã tới hơn 300.000. Số liệu
của giáo phận Kon Tum cho biết tỷ lệ tăng trưởng số tín hữu từ năm 19772001 là 17,6%. Năm 1988 là 137,7%. Có những nơi như An Mỹ năm 1990
tăng 369,2%. Trong 9 năm (1995- 2004) tín hữu người Gia rai tăng 473%.
Trong số các tín đồ tôn giáo có cả tầng lớp trí thức, cán bộ công chức,
học sinh, sinh viên. Cứ nhìn vào số người đi chùa Hương, đền Bà Chúa
Kho, trẩy hội đền Trần, Phủ Giày…và số bàn thờ ở tư gia, công sở sẽ thấy
sự phức tạp của việc sinh hoạt tôn giáo hiện nay ở nước ta.
Cách truyền giáo bây giờ cũng khác xưa. Đài phát thanh, internet,
băng đĩa đều có thể truyền đạo. Chương trình từ thiện, dự án đầu tư cũng dễ
đi kèm với phát triển tôn giáo. Một linh mục ở Nha Trang cho biết, 40 năm
giảng đạo chẳng khuyên bảo được ai trở lại đạo nhưng khi mở phòng khám
từ thiện, có ngày 2-3 người đến xin rửa tội.
Các tôn giáo ở Việt Nam dù khác nhau về nguồn gốc, giáo lý nhưng
lại không thuần nhất mà đan xen, vay mượn nghi lễ của nhau. Đạo Tổ tiên
vừa cúng khấn như đạo Lão nhưng chọn ngày rằm, mùng một như đạo
Phật. Trên bàn thờ của đạo Cao đài có thờ đủ Khổng Tử, Lão Tử, Đức
Phật, Chúa Giêsu và Khương Tử Nha. Đạo Công giáo bây giờ cũng thắp
hương trước ảnh người quá cố và ghi điều khấn nguyện ra giấy rồi đốt đi
trước bàn thờ Đức Mẹ. Tâm lý người Việt cũng chi phối cả niềm tin tôn
giáo. Trong đạo Công giáo, Chúa là trên hết và chỉ thờ một Chúa nhưng ở
Việt Nam, Đức Mẹ được sùng bái hơn. Nhiều nhà thờ, đền thánh dâng kính
Đức Mẹ. Nhiều nữ giáo dân lấy quan thày là Maria. Phật giáo cũng thế.
Phật Bà Quan âm được dựng tượng nhiều hơn và sùng bái hơn ở các chùa
15


chiền. Tín đồ tôn giáo này nhưng cũng tham gia nhiều sinh hoạt của tôn
giáo khác. Ví dụ, người Công giáo vẫn thắp hương ngày rằm, mùng 1 và đi
xem bói. Một số tín đồ Phật tử vẫn đến xin khấn ở các nhà thờ Công giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam xuất hiện sớm muộn khác nhau và đều trải

qua lịch sử thăng trầm, cũng đã từng ít nhiều bị thế lực bên ngoài chi phối
nhưng có thể khẳng định, đa số đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam có tinh
thần yêu nước bởi trước khi là tín đồ các tôn giáo họ đã là người Việt mang
trong mình dòng máu Lạc- Hồng. Gắn bó với cuộc đấu tranh xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, những yếu tố tiêu cực của tôn giáo bị hạn chế
hay triệt tiêu, những yếu tố tích cực được phát huy, triển nở. Vì vậy có thể
thấy xu hướng gắn bó với dân tộc, đi với dân tộc là xu hướng chung của
các tôn giáo ở Việt Nam. Những đường hướng tốt lành của các tôn giáo
như “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo, “Đạo pháp- Dân
tộc- Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Nước vinh, đạo sáng” của Cao đài,
“Sống Phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc’ của
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)…là kết quả nhận thức và hành
động thực tiễn lâu dài của các tôn giáo tại Việt Nam. Hơn nữa, chỉ có gắn
bó với dân tộc, văn hoá Việt Nam, các tôn giáo mới có cơ hội tồn tại và
phát triển.
Vừa qua, nơi này, tôn giáo kia cũng có những vụ việc gây bức xúc cho
khối đại đoàn kết toàn dân nhưng đó chỉ mang tính cá nhân chứ không phải
cả tập thể tôn giáo. Ngay phía Công giáo khi xảy ra vụ Toà Khâm sứ 42
Nhà Chung, chính Toà thánh đã ra văn thư ngày 30/01/2008 gửi TGM Hà
Nội yêu cầu cho giáo dân trở lại cầu nguyện bình thường. Trong cuộc gặp
gỡ với 31 Giám mục Việt Nam ngày 27/6/2009 vừa qua tại Vatican, Giáo
hoàng Benedicto XVI đã cổ vũ đường hướng của Thư chung 1980 là “Sống
Phúc âm giữa lòng dân tộc” (3) và giao trách nhiệm cho các Giám mục
phải huấn luyện, bồi dưỡng để người tín hữu Việt Nam vừa là công dân tốt
vừa là người Công giáo tốt. Đồng thời Giáo hoàng cũng khẳng định mục
16


đích của Giáo hội không phải là “thay đổi các nhà lãnh đạo quốc gia hiện
nay” mà chỉ mong “cộng tác để phục vụ lợi ích toàn dân”.

Một xu thế của các tôn giáo hiện nay là có tính “thế tục” nhiều hơn
khi chủ trương nhập thể, đi với người nghèo, đẩy mạnh hoạt động xã hội
nhưng cũng rất dễ bị thương mại hoá, vận động quyên cúng quá nhiều, phát
hành nhiều “bằng ghi công đức”…Chùa chiền, nhà thờ bây giờ xây dựng
to, màu sắc xanh đỏ, tô vàng, dát bạc nhưng ít tính nghệ thuật, nhất là ít
mang bản sắc văn hoá dân tộc .
2.Âm mưu chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc trong
hoạt động tôn giáo
Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng quan điểm của tòa thánh Vaticăn
luôn đối lập và thù ghét với những tư tưởng vô thần vì vậy tôn giáo vẫn là
công cụ tư tưởng,công cụ tổ chức của các thế lực thù địch của CNĐQ.
- Một số tôn giáo có xu hướng cực đoan hiện nay,đứng đầu là Mỹ, đã
lợi dụng triệt để các xu hướng toàn cầ hóa, quốc tế hóa đề ra khẩu hiệu
nhân quyền cao hơn chủ quyền, quyền cá nhân cao hơn quyền cộng đồng…
nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo và các quốc gia.Âm
mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo trong chiến lược DBHB của chủ nghĩa
đế quốc được thực hiện cả trong và ngoài nước cụ thể:
2.1 Âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù
địch trong nước
Các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo ở trong nước luôn thực hiện
theo ý đồ của thế lực thù địch nước ngoài. Dưới các chiê bài “ chống công
sản”, chúng bí mật tiến hành thành lập các tổ chức phản động, xây dựng lực
lượng, gây rối, gây bạo loạn vũ trang nhằm lật đổ chính quyền dân chủ
nhân dân. Hoạt động chống đối cách mạng của chúng đưuợc “ tôn giáo
hóa” và “ quốc tế hóa”. Nó làm cho công tác đấu tranh của cơ quan chức
năng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Cụ thể là chúng đang tập trung vào
một số ý đồ chính như sau:
17



- Dựng chiêu bài đấu tranh đòi “ tự đo tôn giáo” để phụ họa với các
luận điểm tuyên truyền của các thế lực thù địch nước ngoài chống Nhà
nước. Tạo ra sự nghi ngờ, gây nên sự bất mãn trong chức sắc, quần chúng
tín đồ và tổ chức giáo hội đối với Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền
địa phương.
- Đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo trái pháp luật lấn lướt chính quyền
để từng bước vô hiệu hóa chức năng quản lý Nhà nước đối với tôn giáo.
Đẩy chính quyền địa phương vào sự đã rồi buộc phải thừa nhận. Khi bị cơ
quan chức năng phát hiện, xử lý thì chúng lại kích động quần chúng tín đồ
ra đối đầu với cán bộ cơ sở.
Núp dưới danh nghĩa vì lợi ích của giáo hội để đáu tranh đòi yêu sách
và kích động quần chúng tín đồ chống đối chính quyền. Qua đó, gây ra các
điểm nóng làm mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Tăng cường hoạt động từ thiện, xã hội để phát triển lực lượng, bành
trướng thế lực của giáo hội. Đồng thời, khống chế, nắm giữ quần chúng tín
đồ và tách họ khỏi ảnh hưởng của Đảng, Nhà nước, chính quyền cơ sở.
- Kích động quần chúng tín đồ tiến hành gây rối, tiến hành bạo động
chính trị lật đổ chính quyền, hoặc ủng hộ những nhân vật đối lập trong các
cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu để loại bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của
Đảng Cộng sản.
•Thủ đoạn hoạt động
- Lợi dụng niền tin tôn giáo của quần chúng tín đồ để hướng họ vào
các hoạt động chống đối cách mạng. Chúng dương các chiê bài “tự do tôn
giáo”, “vì lợi ích của giáo hội”, “bảo vệ đạo pháp”, “bảo vệ chức sắc” để
lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia trực tiếp vào các hoạt động chống đối
cách mạng như biểu tình, gây rối, tham gia bạo động chính trị. Đồng thời,
biến họ thành những tấm lá chắn để bảo vệ chúng trước sự đấu tranh xử lý
của các cơ quan chức năng thực thi pháp luật. Mặt khác, chúng tăng cường
sinh hoạt tôn giáo, củng cố đức tin, nắm quần chúng tín đồ. Tách họ ra khỏi
18



ảnh hưởng của Đảng, chính quyền địa phương và dần dần làm cho họ trở
thành lực lượng chính trị đối trọng.
- Lợi dụng tổ chức giáo hội, biến nó trở thành công cụ thực hiện âm
mưu và hoạt động chống đối cách mạng. Với các tổ chức giáo hội hợp pháp
thì chúng tìm cach thao túng, lũng đoạn. thâu tóm quyền lực và hướng lái
nó đi chệch đường lối tiến bộ đã được xác định. Đồng thời, dưới danh
nghĩa giáo hội để đấu tranh đòi yêu sách và xúc tiến những hoạt động xâm
phạm an ninh quốc gia. Mặt khác chúng tìm cách phục hồi tổ chức giáo hội
cũ, thành lập tổ chức giáo hội mới đối lập để thực hiện mưu đồ lợi dụng tôn
giáo phá hoại cách mạng. Thậm chí chúng câu kết với nhau để hình thành
các tổ chức “liên tôn” nhằm có thể lôi kéo đông đảo chức sắc, quần chúng
tín đồ ở nhiều tôn giáo khác nhau vào hoạt động chống đối.
+ Lợi dụng quan hệ tôn giáo để móc lối với các thế lực thù địch ở nước
ngoài. Qua đó, tìm kiếm sự viện trợ về kinh tế, hậu thuẫn về tinh thần, thống
nhất đường hướng và “quốc tế hóa” hoạt động chống đối của chúng. Khi đó,
tính chất nguy hiểm và sức chống phá của chúng sẽ tăng lên gấp bội.
- Lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để thực hiện âm mưu chống phá cách
mạng. Mỗi loại hình sinhh hoạt tôn giáo thì chúng lại có cách thức lợi dụng
khác nhau. Với hoạt động giao giảng kinh sách, chúng thường lồng vào đó
những nội dung phản động để tuyên truyền chống Nhà nước. Với hoạt động
đào tạo thì chúng lại lợi dụng để đưa lực lượng tay sai vào đội lốt hàng
chức sắc nhằm dễ bề xúc tiến những hoạt động chống phá cách mạng, Với
các ngày lễ lớn thì chsng còn lợi dụng để kích động gây rối, gây bạo động
chính trị nhằm lật đổ chính quyền.
- Lợi dụng những sơ hở thiếu sót của chính quyền trong việc thực hiện
chính sách tôn giáo để chống đối. Qua đó, chúng tuyên truyền, xuyên tạc về
đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước để kích động tư tưởng
bất mãn, chống đối chính quyền. Đẩy mạnh hoạt động tôn giáo trái pháp

luật và bành trướng phát triển lực lượng. Đồng thời, thu thập cung cấp cho
19


các thế lực thù địch nước ngoài để lấy đó làm bằng chứng nhằm can thiệp
vào công việc nội bộ của Nhà nước.
Tóm lại: Âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến
lược DBHB chống cách mạng của các thế lực thù địch là vô cùng thâm
độc. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó lại rất dễ làm
cho quần chúng nhân dân và ngay cả các bộ, đảng viên mất cảnh giác,
không nhận diện được sự chống phá của địch. Nố cũng làm cho việc đấu
tranhh ngăn chặn của chúng ta gặp nhiề khó khăn và rất phức tạp. Nhất là
trong bối cảnh hội nhập để phát triển kinh tế hiện nay thì sự khó khăn và
phức tạp đó lại tăng lên gấp bội.
-Thái độ của Đảng cộng sản trong vẩn đề tôn giáo trong thời đại ngày nay
- Đảng cộng sản Trung Quốc: Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước,
Đảng cộng sản Trung Quốc luôn luôn coi trọng vấn đề tôn giáo, kiên trì
chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn xã hội tôn giáo Trung Quốc; trong thực
tiễn vô cùng phong phú và phức tạp ấy, Đảng cộng sản Trung Quốc đã
không những từng bước xử lý tốt vấn đề tôn giáo, mà trên cơ sở tổng kết
những kinh nghiệm lịch sử, còn phát triển, đóng góp vào kho tàng lý luận
tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Leenin, đập tan những âm mưu của thế lực đế
quốc, lợi dụng vấn đề tôn giáo hòng can thiệp vào công việc nội bộ của
Trung Quốc.
2.2 Âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù
địch nước ngoài
- Âm mưu của các thế lực thù địch ở nước ngoài trong việc lợi dụng
tôn giáo để thực hiện chiến lược DBHB hiện nay thường được tập trung
vào một số hướng cơ bản sau đây:
+ Gắn tôn giáo với vấn đề nhân quyền để tuyên truyền chống phá cách

mạng, nhằm cô lập và tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Chúng cho rằng ở nước đó không có “tự do tôn giáo”, chính quyền cấm
đoán quần chúng theo đạo, ngăn cản chức sắc hoạt động tôn giáo, đàn áp
20


những người dám “đấu tranh cho tự do lương tâm”…Từ đó, xếp nước đó
vào những nước cần đặc biệt quan tâm về vấn đề “ tự do tôn giáo” để hạ
thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho bạn bè trên thế giới nhận
thức sai lệch và khiến họ hạn chế qan hệ, hợp tác làm ăn kinh tế. Đồng
thời, chúng có thể áp dụng các chế tài trong “ Đạo luật tự do tôn giáo quốc
tế năm 1998” của Mỹ để trừng phạt như hạn chế xuất khẩu, hạn chế sự viện
trợ của nước ngoài, ngăn cản các cơ quan tài chính quốc tế cho vay vốn,
không cấp thị thực cho các chính khách vào Mỹ…Ngoài ra, chúng còn ra
những nghị quyết yêu cầu tổ chức Nhân quyền của Liên hợp quốc có sự
thanh sát về vấn đề “nhân quyền”hay ra những lời kêu gọi buộc Chính phủ
các nước phải thay đổi chính sách đối với tôn giáo, đòi thả những chức sắc
phản động đang bị giam giữ, quản chế…
- Hỗ trợ và hướng các nước tôn giáo trong nước phát triển dần trở
thành lực lượng chính trị xã hội đối trọng với Đảng Cộng sản. Chúng viện
trợ cho các tôn giáo về tiền của, phương tiện vật chất, giúp đỡ về đafo tạo
ức sắc để phát triển lực lượng, phô trương thanh thế của giáo hội. Đồng
thời, hướng các tôn giáo ở trong nước tăng cường đấu tranh đòi “tự do tôn
giáo”, nắm quần chúng tín đồ và hướng mọi người chỉ hoạt động theo giáo
lý, giáo luật, sự dạy bảo của chức sắc, từng bước tách họ ra khỏi ảnh hưởng
của Đảng Cộng sản, chính quyền địa phương.
+ Nuôi dưỡng, chỉ đạo lực lượng chống đối trong các tổ chức giáo hội.
Chúng cung cấp tiền của, phương tiện vật chất và hướng dẫn cách thức
hoạt động cho các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo ở trong nước.
Chúng ca ngợi những phần tử chống đối này như những “người hùng”,

dám đấu tranh cho “tự do tôn giáo”. Đồng thời, làm cho dư luận thế giới
biết và ủng hộ các phần tử chống đối đó, khiến các Nhà nước đó không thể
đấu tranh xử lý được. Khi bị xử lý thì chúng sẽ gây sức ép quốc tế và dùng
chiêu bài đàm phán về viện trợ, hợp tác kinh tế để đòi thả các chức sắc

21


phản động. Từ đó, tạo điều kiện, khuyến khích các phần tử phản động lợi
dụng tôn giáo tích cực hoạt động chống đối cách mạng.
+ Kích động, chỉ đạo các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo ở trong
nước hoạt động gây rối, tạo ra các “điểm nóng” và mất ổn định về an ninh
chính trị, không phát triển được kinh tế, khiến đời sống của nhân dân sa
sút. Làm giảm uy tín của Đảng Cộng sản và suy yếu chính quyền cơ sở,
Khi có thời cơ, chúng chỉ đạo đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo ở
trong nước tiến hành bạo động chính trị nhằm lật đổ chính quyền hoặc lật
đổ thể chế chính trị XHCN bằng đấu tranh nghị trường, bầu cử phổ thông
đầu phiếu
- Để thực hiện âm mưu lợi dụng tôn giáo trong chiến lược DBHB các
thế lực thù địch ở nước ngoài không công khai can thiệp trắng trượn như
trước nữa mà chúng đi vào một số cách thức hoạt động sau:
+ Thông qua giáo hội sở tại và các tổ chức phi chính phủ để tác động,
hướng lái những người đứng đầu tôn giáo ở từng quốc gia hoạt động theo ý
đồ của mình. Chúng sử dụng mối quan hệ giữa giáo hội với giáo hội và
hoạt động từ thiện, nhân đạo quốc tế để thực hiện viện trợ cho các tôn giáo.
Qua đó, để lôi kéo hướng những người đứng đầu các tôn giáo đi theo
khuynh hướng TBCN. Đồng thời, tạo ra sự lệ thuộc, chịu sự chi phối và chỉ
đạo của giáo hội tôn giáo trong nước vào các giáo hội nước ngoài.
+ Thông qua lực lượng bí mật đã tạo dựng được trong các tôn giáo
trong nước để xúc tiến những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống cách

mạng. Chúng móc nối lại các cơ sở cũ và tiến hành lôi kéo mua chuộc xây
dựng cơ sở mới trong các tôn giáo. Biến số này trở thành những người trực
tiếp xúc tiến hoạt động lợi dụng tôn giáo chống cách mạng theo sự chỉ đạo
của chúng.
Thông qua con đường ngoại giao, tham quan, du lịch để trực tiếp thâm
nhập vào nội địa. Từ đó vừa khảo sát nắm tình hình, vừa trực tiếp gặp gỡ
tác động những người đứng đầu các tôn giáo, móc nối cơ sở bí mật để
22


hướng tất cả vào việc thực hiện các ý đồ chống phá các phong trào cách
mạng.
+ Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các diễn đàn
quốc tế để tuyên truyền chống Cộng sản và tạo cớ can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước. Chúng sử dụng tất cả báo viết, báo nói, báo hình,
những hội nghị của khu vực, châu lục và ngay cả diễn đàn của Liên hiệp
quốc để thực hiện ý đồ lợi dụng tôn giáo.

23


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU
QUẢ CUỘC ĐẤU TRANH DBHB TRONG HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO HIỆN NAY
1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CUỘC ĐẤU
TRANH DBHB TRONG HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO HIỆN NAY
Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của đấu tranh tư tưởng ở
nước a hiện nay là đấu tranh chống DBHB trên mặt trận tư tưởng. Cần phải
tăng cường giáo dục sâu rộng trong Đảng và trong toàn xã hội về chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách, pháp luật của

Đảng và Nhà nước. Thực sự coi trọng giáo dục lý luận chính trị cho đảng
viên, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, các đoàn thể, các bộ quản lý các
doanh nghiệp, đội ngũ tri thức, thanh niên, sinh viên, lực lượng vũ trang
đảm bảo cho họ luôn kiên định, giữ vững niềm tin vào mục tiê lý tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên định sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục
tinh thần cảnh giác cách mạng, tạo sức đề kháng cao trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân, chủ động tấn công đánh bại từng âm mưu, thủ đoạn của
chiến lược DBHB. Phải thực sự đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận để
tiếp tục phát trieernn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm
cung cấp vũ khí lý luận sắc bén, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,
giáo dục chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời tấn công,
bác bỏ có hiệu quả các luận điểm sai trái.
Để chiến thắng triệt để trong cuộc đấu tranh này, điều quan trọng nhất
chính là toàn Đảng, toàn dân phải là một khối thống nhất, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Chỉ có thắng lợi trên thực tiễn của sự
nghiệp đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện thực hóa
thắng lợi các đặc trưng của CNXH trên đất nước ta mới là sự giáng trả có
hiệu quả nhất trên mặt trận tư tưởng đối với kẻ thù.
Hiệu quả của cuộc đấu tranh này cũng đòi hỏi thực hiện nghiêm các
chế độ, nguyên tắc của Đảng. Trước hết là kỷ luật phát ngôn, không được
24


phát tán các quan điểm sai trái của địch, phát tán các tài liệu có quan điểm
sai trái. Đồng thời các binh chủng của công tác tư tưởng như tuyên truyền,
cổ động, truyền thông đại chúng, văn hóa văn nghệ phải mài sắc cảnh giác,
chủ động kịp thời vạch trần bản chất phản động, phản khoa học, phản bội
dân tộc của các quan điểm sai trái, phản động; phê phán, bác bỏ và đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch.
Đội ngũ các bộ lý luận, cán bộ truyền thông đại chúng, đội ngũ giảng

viên lý luận chính trị, báo cáo viên, tuyên truyền viên, phải làm tròn vai
trofchieesn sĩ xung kích trong cuộc đấu tranh này. Hơn lúc nào hết, cần
phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng tư tưởng, chủ động tiến
công đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn DBHB trên mặt trận tư tưởng- văn
hóa, giữ vững ổn định chính trị, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện
đất nước theo định hướng XHCN đi đến thắng lợi.
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CUỘC ĐẤU TRANH
DBHB TRONG HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO HIỆN NAY
Nhận thức rõ vị trí quan trọng của công tác tư tưởng, trong thời gian
qua, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo thường xuyên và chặt chẽ cuộc đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ đường lối, cương lĩnh
của Đảng, làm thất bại những âm mưu và thủ đoạn DBHB của các thế
lực thù địch.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cuộc đấu tranh tư tưởng
hiện nay, trước mắt, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
- Một là, phải hiểu rõ mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan với tác động
khách quan, nhân tố bên trong và tác động bên ngoài để giải quyết đúng
đắn mối quan hệ này trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay.
Phép biện chứng của sự phát triển đã khẳng định: điều kiện chủ quan,
nhân tố bên trong là quyết định nhất. Sự vững mạnh của yếu tố bên trong
của Đảng, Nhà nước, nhân dân, của toàn bộ hệ thống chính trị là nhân tố
quyết định; nội bộ chúng ta vững mạnh thì sẽ làm thất bại mọi âm mưuvà
25


×