Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất đường thô hiện đại, năng suất 2350 tấn mía/ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 100 trang )

Đồ án tốt nghiệp

1

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

MỞ ĐẦU

N

ước ta là một nước có truyền thống sản xuất đường từ lâu đời. Theo thời gian
cùng với sự phát triển của ngành đường trên thế giới, nghề làm đường của
nước ta cũng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng cũng như kỹ thuật canh
tác, chế biến [12].
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng đường của nước ta hàng năm tăng 15%, như vậy
theo dự tính đến năm 2010, Việt Nam sẽ cần khoảng 1,6-1,7 triệu tấn đường, trong
khi những năm gần đây ngành mía đường Việt Nam đang phải rất chật vật để giữ
sản xuất ổn định 1 triệu tấn đường/năm.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường tăng nhanh như vậy, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đang chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt tổng quan phát triển
mía đường Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó có vấn đề
xử lý các nhà máy đường đã có quyết định ngừng hoạt động, vấn đề mở rộng và xây
dựng mới các nhà máy đường nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội
nhập AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN ) và WTO là những nhiệm vụ trọng
tâm. Định hướng trước mắt là trong một thời gian sớm nhất phải tự túc được đường,
chấm dứt nhập khẩu và tiến tới có xuất khẩu [12].
Như vậy dự án đầu tư xây dựng thêm nhà máy đường mới với công nghệ hiện
đại là cần thiết.
Đường sacacaro được sử dụng nhằm thỏa mãn:
- Nhu cầu trong đời sống hằng ngày của người dân.
- Nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác: sản xuất bánh kẹo, sữa,


đồ hộp, nước giải khát…Do công nghiệp Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao
(trên 8 %), nhất là khi gia nhập WTO, tham gia AFTA nên nhu cầu sử dụng đường
cũng tăng theo.
Ngoài ra các phế liệu và phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường như: bã, mật
rỉ, bùn lọc … được sử dụng sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, rượu cồn, sản phẩm
sợi, bột giấy, ván ép …
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiều vùng đất đai từ Bắc đến Nam
rất thuận tiện cho phát triển trồng mía, nhất là các tỉnh ven biển miền Trung và
Đông Nam bộ. Vì thế ngành sản xuất đường mía có tiềm năng rất lớn. Nhưng chúng
ta vẫn phải nhập khẩu đường và hàng năm lượng đường nhập lậu cũng tương đương
với nhập chính ngạch, đó là một nghịch lí. Ngun nhân của tình trạng này là do
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

2

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

phong trào xây dựng ồ ạt các nhà máy đường khi thực hiện “Chương trình quốc gia
1 triệu tấn đường” trong những năm 1990 mà thiếu chiến lược lâu dài, thiếu qui
hoạch vùng mía ngun liệu nên tình trạng thiếu mía ngun liệu xảy ra thường
xuyên tại hầu hết các nhà máy làm các nhà máy hoạt động không hết công suất thiết
kế, phần lớn các nhà máy có cơng nghệ sản xuất lạc hậu nên hiệu quả sản xuất thấp.
Hiện nay cả nước có 37 nhà máy đang hoạt động nhưng chỉ có một số nhà máy như:
Lam Sơn, Nghệ An Tatte&Lyle, Bourbon Tây Ninh … có qui hoạch vùng mía
ngun liệu tốt nên thường xuyên có đủ nguyên liệu hoạt động hết cơng suất, các

nhà máy cịn lại phải hoạt động cầm chừng trong tình trạng thua lỗ triền miên.
Từ những phân tích trên cho thấy, nếu xây dựng nhà máy đường sử dụng cơng
nghệ hiện đại, có tính tốn qui hoạch phát triển vùng mía ngun liệu tốt thì nhà
máy sẽ hoạt động hiệu quả góp phần giải quyết lượng đường thiếu hụt, giải quyết
việc làm cho người dân.
Vì vậy đề tài” Thiết kế nhà máy sản xuất đường thô hiện đại, năng suất 2350
tấn mía/ngày” là cần thiết và khả thi.

SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

3

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Chương 1
LẬP LUẬN KINH TẾ KĨ THUẬT
1.1. Đặc điểm tự nhiên của vị trí xây dựng nhà máy
Khu công nghiệp Nam Đông Hà được Thủ Tướng chính phủ cho phép thành
lập tháng 4 năm 2004 ở phường Đông Lương thị xã Đông Hà cách trung tâm thị xã
2 km về phía nam, cách cảng Cửa Việt 12 km, nằm cạnh ga Đông Hà và quốc lộ
1A, Cách sân bay Phú Bài Huế 81 km, Cách sân bay Quốc tế Đà Nẵng 170 km. Đặc
biệt khu công nghiệp Nam Đông Hà gần đường xuyên á và cách Khu Kinh Tế
Thương Mại đặc biệt Lao Bảo 51 km. Khu công nghiệp gần sông Hiếu là nguồn
cung cấp nước thuận lợi [13].
Về điều kiện khí hậu của tỉnh Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió

mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam, có sự phân hố của
địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đơng cùng với vị trí địa lý và quy định đặc thù
khí hậu Quảng Trị [13]
1.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu
Với vị trí của nhà máy thì nguồn nguyên liệu được thu mua từ nhiều vùng trong
tỉnh như các phường trong thị xã, từ các huyện phía nam là Triệu Phong, Hải Lăng,
Các huyện phía bắc như Gio Linh, Vĩnh Linh nhờ tuyến quốc lộ 1A chạy xuyên qua
làm cho việc vận chuyển nguyên liệu rất dễ dàng và thuận lợi. Cách nhà máy về
phía tây là các huyện Cam Lộ, Đakarong, Hướng Hố có nguồn đất đai màu mở và
có Quốc lộ 9 làm tuyến đường chính để vận chuyển.
1.3. Nguồn cung cấp hơi - nước
Nước là nhân tố khơng thể thiếu trong q trình sản xuất đường. Nước được sử
dụng để nấu đường, cung cấp cho lò hơi, dùng để vệ sinh nhà máy, cho sinh hoạt…
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy lấy từ sông Hiếu và hệ thống nước của khu
công nghiệp nếu cần. Để phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau phải có biện
pháp xử lí nước thích hợp. Thông thường nước lấy từ sông phải qua 2 quá trình xử
lí là q trình lắng để loại chất thải cơ học (bùn, rơm rác …) và quá trình lọc để đạt
các chỉ tiêu hóa lí thích hợp. Nguồn cung cấp hơi được lấy từ lị hơi của nhà máy.
Ngồi ra có thể tận dụng nước ngưng tụ để tái sử dụng, đó là nước ngưng tụ của
hiệu bốc hơi thơng qua kiểm tra hàm lượng đường hợp lí. Trong nhà máy hơi được
sử dụng để cung cấp cho xưởng điện của nhà máy, các nồi nấu, hệ thống gia nhiệt,
các tuabin của thiết bị ép …
1.4. Nguồn cung cấp nhiên liệu
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp


4

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Trong nhà máy đường, lò hơi sử dụng nhiều nhiên liệu nhất. Nhiên liệu dùng
để đốt lị hơi là bã mía từ cơng đoạn ép. Tuy nhiên, lúc khởi động máy ở thời kỳ
đầu mùa vụ khơng có bã mía thì cần có lượng nhiên liệu khác như dầu FO, củi đốt.
Ngoài ra cần xăng dầu cho các thiết bị vận chuyển, dầu nhớt bơi trơn các thiết bị.
Nhiên liệu có thể mua từ các nhà cung cấp gần nhà máy.
1.5. Khả năng hợp tác hóa
Nhà máy đóng trong khu cơng nghiệp nên khả năng hợp tác hóa rất cao. Sản
phẩm của nhà máy là đường thơ có thể cung cấp cho xuất khẩu và làm nguyên liệu
để sản xuất đường tinh luyện. Trong khu cơng nhiệp cịn có nhà máy sản xuất phân
bón vi sinh, nhà máy giấy, nhà máy cồn có thể sử dụng phế phẩm của nhà máy như:
mật rỉ, bùn lọc, bã. Sự hợp tác giúp quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng thuận
tiện, tiết kiệm phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra sự hợp tác cũng
giúp tăng cường sử dụng các cơ sở hạ tầng, các cơng trình điện nước.
1.6. Nguồn tiêu thụ sản phẩm
Nguồn cung của thị trường đường trong nước đang thiếu, hàng năm đều phải
nhập khẩu mà nhu cầu sử dụng đường tăng 15% hàng năm nên vấn đề tiêu thụ sản
phẩm khơng khó khăn. Sản phẩm của nhà máy được cung cấp cho nhu cầu sử dụng
hàng ngày, làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm khác như: Nhà
máy chế biến bánh kẹo, chế biến sữa, cho các nhà máy đường tinh luyện... Về thị
trường cụ thể cho nhà máy, sản phẩm ngoài tiêu thụ tại thị trường Quảng Trị cịn có
thể phân phối tại các tỉnh Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên
Huế, và các Tỉnh thành khác như Thành Phố Đà Nẵng, Quảng Nam…
1.7. Điều kiện giao thông vận tải
Đối với nhà máy đường điều kiện giao thông vận tải hết sức quan trọng, nhà
máy cần vận chuyển một lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu đến nhà máy đồng thời
phải vận chuyển thành phẩm, phụ phẩm đến nơi tiêu thụ.

Hệ thống giao thơng thuận lợi giúp giảm phí vận chuyển.
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp nằm cạnh quốc lộ 1A và Quốc lộ 9, gần
ga Đông Hà, mạng lưới giao thông liên huyện quanh nhà máy được xây dựng hoàn
chỉnh, nghĩa là hệ thống giao thông rất thuận lợi.
1.8. Nguồn cung cấp nhân lực
Khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều lao động có trình độ. Nhà máy sử dụng
cơng nghệ hiện đại nên cần ít cơng nhân. Lượng cơng nhân cần thiết có thể tuyển từ
nhiều nguồn và phải qua đào tạo nếu cần. Còn đội nhũ cán bộ kĩ thuật, quản lí điều
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

5

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

hành tuyển từ nguồn đã tốt nghiệp tại các trường đại học.Việc xây dựng nhà máy
giúp giải quyết việc làm cho một lượng lao động dư thừa trong khu vực.
1.9. Xử lí nước thải và các chất thải khác
Trong nhà máy đường thải ra một lượng lớn nước thải như: nước thải từ các
thiết bị, nước vệ sinh công nghiệp, nước thải sinh hoạt…Nước thải từ nhà máy chứa
nhiều thành phần phức tạp bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ, là môi trường thuận
lợi cho vi sinh vật phát triển, rất dễ gây ơ nhiễm mơi trường và nguồn nước ngầm.
Vì vậy phải xử lí đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào hệ thống nước thải của khu công
nghiệp.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI
Khu vực

ép

Khu lị hơi
Nước thải sinh hoạt

Khu kiểm tra sản xuất
Nước thải rửa thiết bị

Lưới chắn
rác

Tuyển nổi
dầu mỡ

Nước đã xử


Bể trung
hịa
Bể lọc bằng
cát

Bể xử lí
sinh học

Bùn

Sản xuất phân
vi sinh


Ngồi ra cịn nguồn chất thải khác là rác, phải thu gom và xử lí định kì.
Khí thải nhà máy chứa nhiều bụi, khói từ lị hơi, lị sấy và các thiết bị khác.
Phải xử lí bằng xiclon tách bụi và các thiết bị xử lí thích hợp để khí thải đạt tiêu
chuẩn khí thải cơng nghiệp theo tiêu chuẩn qui định.
1.10. Năng suất nhà máy
Năng suất nhà máy 2350 tấn mía/ngày. Với địa điểm và các điều kiện đầu vào
của nhà máy như: nguồn nguyên liệu, nước, … như đã phân tích ở trên thì hồn
tồn có thể đáp ứng các các điều kiện cho nhà máy hoạt động với năng suất này.
Tóm lại: Với các điều kiện đã nêu trên thì khả năng xây dựng một nhà máy
đường thô tại phường Đông Lương thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị với năng suất
2350 tấn mía/ ngày là hồn tồn có thể, góp phần kích thích sự phát triển của các
SVTH: Văn Viết Mười
Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

6

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

ngành sản xuất khác trong hệ thống cụm sản xuất công nghiệp của tỉnh qua đó thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp


7

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Đường sacaroza
Sacaroza là thành phần quan trọng nhất của mía, là sản phẩm của công nghiệp
sản xuất đường, là một disacarit có cơng thức C 12H22O11. Trọng lượng phân tử của
sacaroza là 342,30.
Sacaroza được cấu tạo từ hai đường đơn là α,d – glucoza và β,d – fructoza.
Sacaroza có tính ức chế rất mạnh trong việc tổng hợp vitamin B1 trong cơ thể.
Dùng đường q nhiều khơng có lợi, nhất là đối với người lao động nặng, vì
nếu bổ sung vitamin B1 khơng đủ, khi chuyển hố gluxit sinh ứa lactat, dễ tăng mệt
mỏi. Ngoài ra nếu ăn nhiều đường quá trong một lúc, lượng đường trong máu tăng
đột ngột đến 200 – 400 mg% (giới hạn là 80 – 120 mg%), tế bào tuỷ sẽ không tạo
đủ lượng insulin làm cho việc chuyển glucoza thành glucogen để dự trữ ở gan và
cơ, thận sẽ làm việc quá tải và đường theo nước giải ra ngồi [3, tr 11].
2.1.1. Tính chất lý học của sacaroza
Tinh thể đường sacaroza thuộc hệ đơn tà, trong suốt khơng màu. Tỷ trọng
1,5878, nhiệt độ nóng chảy 186-188oC.
Nếu ta đưa từ từ đến nhiệt độ nóng chảy, đường biến thành dạng đặc sệt trong
suốt. Nếu kéo dài thời gian đun hoặc đem đun ở nhiệt độ cao, đường sẽ bị mất nước
rồi bị thuỷ phân biến thành caramen.
- Độ hoà tan của đường sacaroza trong nước tăng theo chiều tăng nhiệt độ.
Bảng 2.1. Độ hoà tan của sacaroza trong nước
Nhiệt độ
Độ hoà tan
Nhiệt độ

Độ hoà tan
(oC)
(g sacaroza/100g nước)
(0C)
(g sacaroza/100g nước)
0
179,20
60
287,36
10
190,50
70
302,50
20
203,90
80
362,20
30
219,50
90
415,70
40
238,10
100
487,20
50
260,10
- Độ hồ tan của sacaroza cịn phụ thuộc vào các chất khơng đường có trong
dung dịch đường. Đường sacaroza khơng hồ tan trong dầu hoả, cloroform, CCl 4,
CS2, benzen, tecpen, ancol, glixerin khan. Trong dung dịch ancol có nước, sacaroza

hồ tan một ít. Đường sacaroza cịn hoà tan giới hạn trong anilin, piridin, etyl
axetat, amyl axetat, phenol và amoniac.
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

8

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

- Độ nhớt của dung dịch đường tăng theo chiều tăng nông độ và giảm theo
chiều tăng nhiệt độ.
- Nhiệt dung riêng của sacaroza tính theo cơng thức C= 4,18 x (0,2387+
0,00173t) kj/ kg độ. Nhiệt dung riêng trung bình của sacaroza từ 22-51oC là 0,3019.
- Dung dịch sacaroza có độ quay cực bên phải. Độ quay cực riêng của sacaroza
ít phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ. Do đó rất thuận tiện cho việc xác định đường
bằng phương pháp phân cực.
Trị số quay cực của sacaroza [ α ]20 = + 66,469 + 0,00870C – 0,00235C 2 (C:
nồng độ sacaroza trong 100ml nứơc ). Trị số quay cực trung bình của sacaroza [ α
]20 = 66,5o.
Kiềm, muối của axit yếu làm giảm độ quay cực của sacaroza [3, tr 12].
2.1.2. Tính chất hoá học của sacaroza
- Tác dụng với axit: dưới tác dụng của axit, sacaroza bị thuỷ phân thành
glucoza và fructoza theo phản ứng:
[H+]
C12H22O11 + H2O
C6H12O6 + C6H12O6

Sacaroza
Glucoza
Fructoza
+ 66,5o
+52,5o
- 93,0o
Hỗn hợp có góc quay trái ngược với góc quay phải của sacaroza. Do đó phản
ứng trên là phản ứng nghịch đảo và hỗn hợp là đường nghịch đảo.
- Tác dụng của kiềm: phân tử đường sacaroza khơng có nhóm hydroxyl
glucozit nên khơng có tính khử. Khi tác dụng với kiềm hoặc kiềm thổ, sacaroza tạo
thành sacarat. Trong sacarat, hydro của nhóm hydroxyl được thay thế bằng kim loại.
Như vậy trong môi trường này có thể coi sacaroza như một axit yếu. Phản ứng tạo
sacarat phụ thuộc vào: nồng độ của dung dịch, lượng kiềm và lượng sacaroza.
Trong dung dịch đậm đặc và kiềm dư, sacaroza sẽ tạo nên nhiều sacarat.
C12H22O11 + NaOH
HOH + NaC12H21O11
Khi tác dụng với vôi sẽ thu được các phức sacarat như sau:
C12H22O11.CaO.H2O: monocanxi sacarat
Dễ hoà tan trong nước
C12H22O11.2CaO.2H2O: dicanxi sacarat
C12H22O11.3CaO.3H2O: tricanxi sacarat. Ít hồ tan trong nước nên được ứng
dụng để lấy đường sacaroza ra khỏi rỉ đường củ cải.
Ở trong dung dịch kiềm loãng và dung dịch đường lạnh hầu như khơng có tác
dụng. Nếu kiềm đặc và ở nhiệt độ thấp, đường cũng bị phân giải. Ở pH = 8-9 và đun
nóng một thời gian, sacaroza bị phân hủy thành hợp chất có màu vàng và màu nâu.
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại



Đồ án tốt nghiệp

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

9

Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao, đường bị phân huỷ tạo ra các axit và
chất màu....Tốc độ phân huỷ tăng theo độ pH, ở nhiệt độ sôi (trong 1h) và pH = 8-9
sacaroza chỉ bị phân huỷ 0,05%. Nếu cùng nhiệt độ trên nhưng pH = 12 thì sự phân
huỷ đó tăng 0,5%.
Đường bị phân huỷ %
1,5
1
0,5
8pH 9 10 11 12

Hình 3.1: Sự phân huỷ sacaroza theo pH
Sự phân huỷ và tạo thành các sản phẩm có màu thường do những phản ứng
sau:

- H2O

- H2O

C12H22O11
Sacaroza
(không màu)

C12H20O10
Izosacaran

(không màu)

- H2O

- H2O

- 2H2O

- H2O

C12H18O9
C36H50O25
Caramelan
Caramelan
Ehrlich sacaran
- 19nH2O

C36H48O24
C96H102O50
(C12H8O4 )n hoặc (C3H2O)
Caramelin
Humin
(Schiff)
Chất màu caramen được coi như là hợp chất humin. Đó là sự polyme hố ở
mức độ khác nhau của β- anhidrit [3, tr 14].
3.2 Cơ sở lý thuyết của quá trình làm sạch
2.2.1. Tác dụng của pH
2.2.1.1. Ngưng kết chất keo
Keo tồn tại trong nước mía ở trạng thái ổn định khi keo mang điện tích hoặc có
lớp nước bao bọc bên ngồi. Keo sẽ ngưng kết lại nếu mất các tính chất trên. Để

ngưng kết keo thường cho vào nước mía những chất điện li để thay đổi pH của môi
trường, keo hấp phụ chất điện li và trung hồ về điện. lúc đó, keo mất trạng thái ổn
định và ngưng kết.

2.2.1.2. Làm chuyển hoá đường sacaroza
Khi nước mía ở mơi trường axit sẽ làm chuyển hoá đường sacaroza tạo thành
hỗn hợp đường glucoza và fructoza gọi là phản ứng nghịch đảo:
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

10

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

C12H22O11 + H2O
C6H12O6 + C6H12O6
Sacaroza
glucoza fructoza
Tốc độ chuyển hoá tăng theo sự tăng nồng độ [H+] trong nước mía
2.2.1.3. Làm phân huỷ đường sacaroza
Trong môi trường kiềm, dưới tác dụng của nhiệt độ, sacaroza bị phân huỷ. Khi
pH càng cao lượng chất phân huỷ càng lớn. Sản phẩm phân huỷ sacaroza rất phức
tạp: fufurol, 5 – hidroximetyl–fucfurol, axit lacic, axit axetic...Những sản phẩm đó
có thể tiếp tục bị oxi hoá dưới tác dụng của oxi khơng khí.
2.2.1.4. Làm phân huỷ đường khử
Trong nước mía hỗn hợp có chừng 0,3 – 2,4% đường khử tồn tại tương đối ổn

định trong môi trường axit. Khi pH > 7 sẽ phát sinh các phản ứng phân huỷ đường
khử, sự phân huỷ phụ thuộc vào pH hay nhiệt độ.
2.2.1.5. Tách loại các chất không đường
Với pH khác nhau có thể tách loại các chất khơng đường khác nhau.
Khi pH = 7 – 10, các muối vô cơ của Al 2O3, P2O5, SiO2... dễ bị tách loại. Khi pH
= 7 tách loại được 50% chất keo (pentozan). pH = 5,6 trên 98% protein có thể bị
tách loại, nếu vượt quá giá trị đó, hiệu quả làm sạch thấp.
2.2.1.6. Tác dụng của nhiệt độ
Loại khơng khí trong nước mía, giảm sự tạo bọt. Tăng nhanh các q trình
phản ứng hố học. Tác dụng tiệt trùng, đề phòng sự lên men axit và sự xâm nhập
của vi sinh vật vào nước mía. Giảm tỉ trọng nước mía, ngưng tụ chất keo, tăng tốc
độ lắng chất kết tủa.
2.2.1.7. Tác dụng của vôi
Trung hồ các axit hữu cơ và vơ cơ, tạo các điểm đẳng điện để ngưng kết một
số chất keo, làm trơ phản ứng axit của nước mía hỗn hợp, ngăn ngừa chuyển hố
đường sacaroza.
Kết tủa hoặc đơng tụ các chất không đường, đặc biệt protein, pectin, chất màu
và những axit tạo muối không tan, phân huỷ một số chất không đường, đặc biệt
đường chuyển hoá, amit.
Tác dụng cơ học: Kết tủa tạo thành có tác dụng kéo theo những chất lơ lửng và
những chất khơng đường khác.
Sát trùng nước mía: với độ kiềm khi có 0,35% CaO phần lớn vi sinh vật khơng
sinh trưởng, tuy nhiên có trường hợp phải dùng đến 0,8% CaO.
2.2.1.8. Tác dụng của P2O5
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp


11

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

P2O5 kết hợp với vôi tạo thành kết tủa photphat canxi:
Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 = Ca3(PO4)2 + H3PO4 + H2O
Kết tủa Ca3(PO4)2 có tỷ trọng lớn, có khả năng hấp phụ chất keo và chất màu
cùng kết tủa.

Chương 3
CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
3.1. Chọn phương pháp sản xuất
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

12

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

3.1.1. Chọn phương pháp làm sạch
Trong sản xuất đường, trừ phương pháp trao đổi ion, các nhà máy đường hiện
đại sử dụng 3 phương pháp để làm sạch nước mía hổn hợp, đó là:
- Phương pháp vơi làm sạch nước mía chỉ dưới tác dụng của nhiệt độ và vôi thu
sản phẩm là đường thơ.
- Phương pháp sunfit hố thường dùng để sản xuất đường trắng RS có thể

dùng sản xuất đường thơ pol cao.
- Phương pháp cacbonat hoá dùng để sản xuất RE.
Đường thơ là đường có tinh thể màu vàng, độ pol ≤ 96%. Qua quá trình nghiên
cứu lý thuyết, để sản xuất đường thơ có hai phương pháp làm sạch là:
- Phương pháp SO2 kiềm nhẹ
- Phương pháp vôi
Phương pháp SO2 kiềm nhẹ có hiệu quả làm sạch cao hơn, loại chất không
đường tốt hơn, nhưng thiết bị và thao tác phức tạp hơn, hoá chất tiêu hao nhiều.
Hơn nữa phương pháp này sản xuất đường trắng, độ pol cao nhưng sản xuất đường
thô không cần sản xuất đường quá trắng, phương pháp này không kinh tế.
So sánh hai phương pháp trên cùng với thực tế nhà máy nên tôi chọn phương
pháp vôi làm phương pháp sản xuất.
Trong phương pháp vôi có 3 loại:
- Phương pháp cho vơi vào nước mía lạnh
Đưa nước mía hỗn hợp vào thùng trung hịa, rồi cho sữa vôi vào khuấy trộn đều
sao cho PH = 7,2 - 7,5. Sau đó đun nước mía đã gia vôi đến 102 -105 oC, rồi lắng
thu nước lắng trong, nước bùn đưa đi ép lọc để tận thu.
- Phương pháp cho vơi vào nước mía nóng
Đầu tiên đun nước mía hỗn hợp đến 105 oC để làm ngưng tụ một số keo. Cho
vơi vào thùng trung hịa khuấy trộn đều để kết tủa được hồn tồn, sau đó loại chất
kết tủa ở thiết bị lắng.
- Phương pháp cho vôi phân đoạn.
Nước mía hốn hợp được gia vơi 2 lần: gia vơi sơ bộ, gia vơi lần 2, đun nóng 2
lần: lần 1 ở nhiệt độ 90-105 oC sau khi gia vôi sơ bộ, lần 2 ở nhiệt độ 100-105 oC sau
khi gia vơi lần 2. Sau đó tách hơi rồi tách kết tủa
Phương pháp cho vơi vào nước mía lạnh có hiệu suất làm sạch thấp nhất trong
3 phương pháp và tiêu tốn nhiều vơi nhất. Cịn phương pháp cho vơi vào nước mía
nóng thì màu nước mía dễ bị đậm và so với phương pháp cho vôi phân đoạn thì vẫn
SVTH: Văn Viết Mười


Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

13

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

sử dụng nhiều vôi hơn. Phương pháp cho vôi phân đoạn nhiều ưu điểm hơn cả trong
3 phương pháp vôi, vừa cho hiệu quả làm sạch tốt lại sử dụng ít vơi nhất.
Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất. Do đó tơi chọn phương pháp cho
vơi phân đoạn để làm sạch nước mía.
Đối với q trình sản xuất, làm sạch tơi chọn phương pháp cho vơi phân
đoạn, lấy nước mía tơi chọn phương pháp ép và nấu tôi chọn chế độ nấu 3 hệ.

3.2. Dây chuyền công nghệ và thuyết minh
3.2.1. Dây chuyền công nghệ
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

14

Qua những phân tích trên tôi đề nghị một dây chuyền công nghệ sản xuất

đường thô bằng phương pháp cho vôi phân đoạn như sau
Mía
Cân
Cẩu mía
Gia nhiệt 2 ( t0 =100-105oC)
Bàn lùa
Tản hơi

Bã vụn

Băng tải mía
Lắng
Nước bùn

Chất trợ lắng

Dao băm1

Trộn bã
Lọc chân khơng

Bùn

Nước mía trong
Dao băm 2

Nước lọc trong

Gia nhiệt 3
Máy đánhBốc

tơi hơi
0
(115-120 C)
nhiều nồi
Nước thẩm thấu

Máy épMật chè
Băng tải bã
Nước mía hỗn hợp
Lọc kiểm tra
Định lượng
Non B

Non A

Gia vôi sơ bộTrợ
( pH=
tinh6-6,4)

Ca(OH
Trợ tinh
)2
Máng phân phối

o
Gia nhiệt 1Máng
( t0 =70-75
C)
phân phối


Gia vôi lần 2Li( pH=
tâm 7,6-8,2)

Ca(OH
)2
Li tâm
Đường A
Mật A
SVTH: Văn Viết Mười

Làm nguội

Bã vụn

Bã thơ
Đốt lị
Non C
H3PO
Trợ
tinh
4

Máng phân phối
Li tâm

Đường C
Mật B
Mật C
Đường B
Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đường hồ
Sấy thùng

Sàng

Sàng phân loại

Hịa tan
Đóng bao

Bảo quản


Đồ án tốt nghiệp

15

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

3.2.2. Thuyết minh dây chuyền cơng nghệ
3.2.2.1. Thu nhận, xử lí và ép mía
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

16


GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

a. Thu nhận
Mía được vận chuyển về nhà máy chủ yếu bằng xe tải, qua cân để xác định
trọng lượng, rồi lấy mẫu để xác định chữ đường. Sau đó mía được đưa về bãi tập
trung cho cần trục bốc và phân phối vào bàn lùa để đưa mía xuống băng tải. Cuối
bàn lùa có bộ phận san bằng để ổn định lượng mía xuống băng tải.
b. Xử lí mía
Mục đích của q trình này là cắt xé mía và đánh tơi để phá vỡ cấu trúc vỏ thân
và làm vỡ các tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép.
Băng tải đưa mía đã san bằng đến máy cắt xé 1, sau khi qua máy cắt xé 1, mía
được đưa đến máy cắt xé 2 với hệ thống dao nhiều lưỡi hơn tiếp tục băm mía thành
những mảnh nhỏ hơn trước khi đến máy đánh tơi.
Sau khi đánh tơi mía được đưa lên cao cho rơi theo lớp xuống một băng tải
khác, tại đây sử dụng nam châm điện để loại vụn sắt tránh hỏng trục ép.

Hình 3.1: Máy cắt xé mía [4, tr12] Hình 3.2: Máy đập tơi kiểu búa [4, tr 12]

c. Ép mía
Nhằm thu lượng nước miá đến mức tối đa có thể.
Hệ thống máy ép gồm 1 máy ép dập và 4 máy ép kiệt. Đầu tiên mía được đưa
vào máy ép dập vừa có tác dụng lấy nước mía vừa làm cho mía dập vụn hơn và thu
nhỏ thể tích lớp mía để cho hệ thống máy ép sau làm việc ổn định, tăng năng suất,
hiệu suất ép và giảm bớt công suất tiêu hao. Sau đó bã được băng tải nghiêng đưa
lên cao đổ vào phểu nạp bã của máy ép 2 và ép tiếp. Cứ như vậy qua máy ép 3,4,5
để ép kiệt nước mía. Nước mía hỗn hợp lấy từ máy ép 1 và 2 được thu về bể chứa
rồi dùng bơm lên lưới lọc sàng cong để loại cặn, bã nhỏ và chảy xuống thùng chứa
nước mía hỗn hợp. Từ đây nước mía được bơm đi định lượng và sang cơng đoạn
làm sạch.


SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

17

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Trong khi ép, ta sử dụng phương pháp thẩm thấu kép để thu triệt để lượng
đường trong mía. Dùng nước có nhiệt độ t = 45- 47oC phun vào bã trước khi vào
máy ép 5. Nước mía thu được từ máy ép 5 phun vào bã trước khi vào máy ép 4, cịn
nước mía thu được từ máy ép 4 phun vào bã trước khi vào máy ép 3, và nước mía
thu được từ máy ép 3 phun vào bã trước khi vào máy ép 2.
Nước nóng

Nước mía hỗn hợp

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống máy ép
Bã mía sau khi qua máy ép 4 được đi qua băng tải lưới, trong quá trình băng tải
chuyển động những bã vụn rơi xuống dưới còn bã lớn đến lò hơi làm nhiên liệu đốt
lò. Sử dụng máy ép tỷ số hằng.

Hình 3.4: Máy ép tỷ số hằng [14 ]
3.2.2.2. Làm sạch và cơ đặc nước mía
Mục đích là nhằm loại tối đa những chất khơng đường ra khỏi nước mía, đặc
biệt chất keo và chất hoạt động bề mặt.

a. Gia vôi sơ bộ ( pH= 6-6,4)
Mục đích là nhằm trung hịa nước mía hỗn hợp, tạo điểm đẳng điện kết tụ một
số keo và axit hữu cơ, tẩy màu nước mía, ức chế sự phát triển của một số tế bào vi
SVTH: Văn Viết Mười
Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

18

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

sinh vật, giảm chuyển hố đường. Q trình này sử dụng sữa vơi, nồng độ 8 -10Be,
hàm lượng khoảng 0,2% so với mía. Ngồi ra phụ thuộc vào nồng độ P2O5 đo được
trong nước mía hỗn hợp, cơng đoạn này có tiến hành bổ sung thêm một lượng P 2O5
nhất định dưới dạng axit H3PO4. Sử dụng thiết bị trung hồ có cánh khuấy.
b. Gia nhiệt 1 (to = 90-105oC)
Mục đích của cơng đoạn này là nâng nhiệt độ của nước mía lên 90-105oC, giúp tăng
nhanh vận tốc phản ứng, tăng khả năng hấp thụ Ca(OH)2 vào nước mía gây ngưng
kết một số keo (do mất nuớc), hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.

Hình 3.5: Thiết bị gia nhiệt ống chùm [6, tr 113]
c. Gia vơi lần 2 (pH=7,6-8,2)
Mục đích: tạo điểm đẳng điện tiếp tục kết tủa các chất không đường trong nước
mía. Phân huỷ một số chất khơng đường đặc biệt là đường chuyển hố, amit. Ở giai
đoạn gia vơi lần 2 Ca(OH)2 dư sẽ kết hợp với P2O5 trong nước mía hỗn hợp theo
phương trình phản ứng sau:
Ca(OH)2 + 2H3PO4 = Ca3(PO4)2 + H2O
Ca3(PO4)2 tạo thành có tác dụng hấp phụ các chất không đường, chất màu cùng

kết tủa theo. Sử dụng thiết bị gia vôi như ở gia vôi sơ bộ .
d. Gia nhiệt 2 ( to= 100-105oC)
Mục đích nhằm tiêu diệt vi sinh vật, làm giảm độ nhớt của dung dịch, tăng
nhanh tốc độ lắng, làm ngưng kết chất keo, giảm tỉ trọng nước mía tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình lắng tiếp theo diễn nhanh và hiệu quả. Sử dụng thiết bị gia
nhiệt như gia nhiệt 1.
e. Lắng

SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

19

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Mục đích nhằm tách bùn và cặn ra khỏi nước mía hỗn hợp để thu được nước
mía trong. Thiết bị được sử dụng là thiết bị lắng trọng lực làm việc liên tục, huyền
phù liên tục cho vào thiết bị, nước trong và bùn liên tục lấy ra

Hình 3.6: Thiết bị lắng liên tục
f. Lọc chân khơng
Mục đích nhằm thu hồi đường cịn sót lại trong bùn lắng ở thiết bị lắng. Để lọc
nước bùn dùng máy lọc chân không thùng quay, lớp lọc bằng vải hoặc bằng kim
loại. Trước khi lọc nước bùn được trộn với một lượng nhỏ bã vụn mía để tăng tốc
độ lọc ngăn cản những chất kết tủa li ti thơng qua lớp lưới lọc đi vào nước mía lọc
và làm cho lớp lưới lọc tương đối xốp không rắn chắc, lọc tốt. Lượng vụn bã mía

thường chiếm 25-30% so với chất khô bùn lọc tương đương 2,5kg vụn bã khơ cho
một tấn mía. Nhiệt độ q trình lọc là 85-900C.

Hình 3.7: Máy lọc chân khơng liên tục [14]
g. Gia nhiệt 3 ( t0=110-115 oC)
SVTH: Văn Viết Mười
Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

20

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Mục đích làm tăng nhiệt độ nước mía đến gần nhiệt độ sơi trước khi vào thiết
bị bốc hơi nhằm giảm lượng nhiệt sử dụng ở thiết bị bốc hơi, giảm thời gian bốc
hơi. Nâng nhiệt nước mía lên 110 – 115oC. Sử dụng thiết bị như ở gia nhiệt 1.
h. Bốc hơi (cô đặc)
Mục đích tách bớt nước trong nước mía hỗn hợp, tạo điều kiện cho quá trình
nấu đường. Sử dụng thiết bị cơ đặc ống tuần hồn trung tâm, hệ cơ đặc nhiều nồi.

Hình 3.7: Thiết bị cơ đặc ống chùm thẳng đứng [6, tr 114]
i. Lọc kiểm tra.
Sau khi lọc chân khơng nước mía trong thu được gọi là chè trong, để kiểm tra
ta tiến hành lọc kiểm tra lần cuối trước khi đi gia nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả
truyền nhiệt, hạn chế được sự đóng cặn trong thiết bị truyền nhiệt và nấu đường.

SVTH: Văn Viết Mười


Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

21

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Hình 3.8: Thiết bị lọc ống [14]

3.2.2.3. Nấu đường- trợ tinh-li tâm- thành phẩm
a. Nấu đường
Mục đích nhằm tách bớt nước đưa dung dịch đường đến quá bão hòa để thu tinh
thể đường, được thực hiện trong nồi nấu chân khơng dạng ống chùm.

Hình 3.9: Thiết bị nấu [14]
* Nấu non A
Nguyên liệu nấu non A là mật chè, đường hồ B và đường cát C hòa tan.
Nguyên liệu được cấp vào nồi từng mẻ, nhiệt độ nấu khoảng 70-72 oC. Quá trình nấu
chia làm 4 giai đoạn:
- Cô đặc đầu: cô đặc dung dịch đến nồng độ cần thiết để chuẩn bị tạo mầm tinh
thể, thời gian cô đặc đầu từ 30-35 phút.
- Tạo mầm tinh thể: khi thấy độ nhớt dung dịch tăng, tiến hành tạo mầm bằng
cách dùng đường B hòa với mật chè tạo thành hỗn hợp giống để nấu A, gọi là
phương pháp đường hồ B.

SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại



Đồ án tốt nghiệp

22

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

- Nuôi tinh thể: sau khi tạo đủ tinh thể cần khống chế không cho tinh thể mới
xuất hiện bằng cách dùng nước hoặc nguyên liệu bổ sung vào nồi nấu để ổn định
hệ số q bão hịa. Ni tinh thể đến kích thước nhất định.
- Cô đặc cuối: khi tinh thể đạt đến kích thước u cầu thì ngừng bổ sung
ngun liệu, cơ đặc cho đến khi ra đường rồi ngừng cấp hơi. Sử dụng nước rửa tinh
thể, kiểm tra và tháo đường xuống thiết bị trợ tinh.
Thời gian nấu đường A: 2- 4 h/mẻ.

* Nấu non B
Nguồn nguyên liệu nấu B gồm mật chè, mật A. Các nguyên liệu được đưa vào
thùng chứa và duy trì ở nhiệt độ 75-80oC rồi đưa vào nồi nấu theo từng mẻ. Nhiệt
độ nấu non B khoảng 72-75 oC. Đầu tiên giống B được hút vào nồi nấu ( 6-8% so
với đường non B). Sau đó mở van hơi và tiếp liệu. Nhiệt độ nguyên liệu nấu đưa
vào phải cao hơn nhiệt độ nồi nấu 3-5 oC. Kết thúc nấu B xả khối nấu xuống máng
phân phối đến thùng trợ tinh. Thời gian nấu non B: 4- 6 h/mẻ.
* Nấu non C
Nguyên liệu nấu non C là mật chè và mật B. Các nguyên liệu này được cho vào
thùng chứa và duy trì ở nhiệt độ =75-80 oC, được cấp vào nồi từng mẻ với nhiệt độ
nấu 72-75 oC. Lượng giống cho vào khoảng 22-23% so với đường non C. Cần dùng
nhiều nước để rửa non C do độ nhớt cao. Thời gian nấu non C: 8-12h/mẻ.
b. Trợ tinh
Đường non có độ nhớt cao nên rất khó kết tinh, để lấy được đường ta phải nấu

trong thời gian dài dễ gây ra hiện tượng caramen hoá gây tổn thất đường, hiệu quả
thu hồi thấp. Trợ tinh là kết tinh đường non ngoài nồi nấu đường trong các thiết bị
làm lạnh tự nhiên hoặc cưỡng bức nhằm hạ nhiệt độ của đường non tạo điều kiện
cho sự kết tinh đường xảy ra, đồng thời làm cho đường non thích ứng với điều kiện
ly tâm.

SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

23

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Hình 3.9: Thiết bị trợ tinh [14]

c. Li tâm
Mục đích của cơng đoạn li tâm là tách tinh thể đường ra khỏi mật bằng lực li
tâm. Sử dụng máy li tâm tự động gián đoạn để li tâm đường non A, B và máy li tâm
liên tục để li tâm đường non C.

a
b
Hình 3.11: a, Thiết bị ly tâm gián đoạn - b, Máy li tâm liên tục [14].
d. Sấy đường
Mục đích: đường sau khi ly tâm có độ ẩm 0,2-2%, cần phải sấy khơ và làm
nguội đường mới có thể đóng bao và bảo quản nếu khơng đường bị ướt, đóng cục

khơng bảo quản lâu được.
Để bảo quản đường, cần thực hiện hệ số an toàn khi bảo quản:
Hệ số an toàn = Phần nước (%)/(100- Pol) [CNDM- nguyễn ngộ]
Khi hệ số an tồn ≤ 0,25 thì đường bảo quản. Nếu lớn hơn 0,25 thì đường bảo
quản khơng tốt. Thiết bị được sử dụng là máy sấy thùng quay nằm ngang.

SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp

24

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

Hình 3.13: Cấu tạo máy sấy thùng quay [2, tr 160]
e. Sàng làm nguội
Nhờ hệ thống sàng rung đảo đường tránh vón cục và nguội nhanh.
f. Phân loại
Đường được phân loại nhờ sàng rung, những hạt khơng đạt kích thước lọt sàng
phải đưa đi nấu lại, những hạt đạt đưa đi xuống phễu đóng bao.
g. Đóng bao, bảo quản
Mục đích phân phối đường vào bao với khối lượng nhất định tạo điều kiện cho
bảo quản, vận chuyển và phân phối.
Đường chảy qua hệ thống cân tự động và chảy vào bao, thường trọng lượng
mỗi bao 50 kg. Sau khi đóng bao đưa vào kho xếp thành dãy tạo điều kiện cho
thơng gió, sắp xếp theo nguyên tắc bao đưa vào trước lấy ra trước.
* Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đường thô

1. Chỉ tiêu cảm quan
Yêu cầu
Chỉ tiêu
Ngoại
hình
Mùi vị

Màu sắc

Hạng 1
Hạng 2
Tinh thể vàng đến nâu, kích thước tương đối đồng đều, tơi khơ, khơng
vón cục
Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt, khơng có
mùi lạ
Tinh thể màu vàng nâu đến Tinh thể màu nâu hoặc nâu đen
nâu.
Khi pha vào nước cất cho dung dịch
Khi pha vào nước cất cho tương đối trong
dung dịch tương đối trong

SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


Đồ án tốt nghiệp
2.Chỉ tiêu hóa lí
STT
1

2
3
4
5

GVHD:Trương Thị Minh Hạnh

25

Tên chỉ tiêu

Độ pol (oZ), không nhỏ hơn
Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m), không lớn hơn.
Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn.
Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105 oC trong 3h, % khối lượng
(m/m), không lớn hơn.
Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn
Chương 4

Mức
Hạng 1 Hạng 2
98,5
96,5
0,35
0.65
0,3

0,4

0,2


0,5

1000

2500

CÂN BẰNG VẬT CHẤT
SỐ LIỆU BAN ĐẦU ( theo nhiệm vụ thiết kế)
+ Hàm lượng sacaroza: 12,4 %
+ Chất không đường: 2,9 %
+ Thành phần xơ : 11,8 %
+ GP bã
: 76 %
+ Độ ẩm bã : 48,7 %
+ Nước thẩm thấu : 25%
+ Hiệu suất ép
: 96,4 %
4.1. Cơng đoạn ép
Tính cho G = 2350 tấn. Qui ước gọi sacaroza là đường
4.1.1. Tính thành phần mía nguyên liệu
1. Khối lượng đường trong mía = G × % hàm lượng đường trong mía
12,4
= 291,4 (tấn).
100
2. Khối lượng chất khơng đường = G × % chất khơng đường

=2350 ×

= 2350 ×


2,9
= 68,15 (tấn).
100

3. Khối lượng chất tan = khối lượng đường + khối lượng chất không đường
=291,4+68,15 = 359,55 (tấn)
4. Khối lượng xơ = G x % xơ
= 2350 x

11,8
100 = 277,3 (tấn)

4.1.2. Tính bã mía
SVTH: Văn Viết Mười

Thiết kế nhà máy đường thô hiện đại


×