Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Báo cáo KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP THỰC TẾ “HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Du Lịch –
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình
để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp
cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Khoa Du Lịch
cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành Khoa khác. Đó là môn học
nghiệp vụ du lịch cho chúng em có những trải nghiệm thực tế bên ngoài để có thể
nắm vững kiến thức hơn và học hỏi được nhiều điều bổ ích bên ngoài đó là một
chuyến đi đầy bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Vân Anh đã tận tâm hướng dẫn chúng
em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thực hành chuyến đi học tập
thực tế Di sản Miền Trung để chúng em nắm vững được kiến thực và có bài học
kinh nghiệm rút ra từ chuyến đi bổ ích này . Nếu không có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện
được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu đi vào
thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu bài học, kiến thức của em
còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều
chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy
Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn
thiện hơn.

1


Câu1(2 điểm): Trình bày quá trình chuẩn bị hướng dẫn tham quan trên tuyến mà


nhóm anh chị phụ trách (6 giai đoạn với: thời gian cụ thể, nội dung công việc đã
thực hiện và kết quả đạt được cho từng giai đoạn).
Bước 1: Nghiên cứu và tích lũy tư liệu
Toàn bộ thành viên của nhóm 5 xe 1 đã thu thập và nghiên cứu những tư liệu liên
quan tới điểm du lịch, những vùng đất mà đoàn sẽ đi qua và những thông tin
khác.Đó là những tư liệu mà nhóm chúng em đã thu thập từ sách báo,và các
phương tiện thông tin đại chúng.
Những tư liệu đó bao gồm: giáo trình Địa lí du lịch việt nam, non nước việt nam,
các triều đại phong kiến việt nam, kiến trúc kinh thành Huế, đặc sản các vùng
miền,…
Sau khi thu thập được đủ thông tin liên quan cả nhóm sẽ phân loại thành những
nhóm thông tin khác nhau như thông tin về những địa phương mà hành trình sẽ đi
qua với những vấn đề địa lý , đặc điểm tự nhien,kinh tế,xã hội,tài nguyên du lịch,
thông tin về các điểm tham quan vói lịch sử hình thành và giá trị chứa đựng,những
đánh giá về điểm tham quan đó,các thông tin về chính trị -kinh tế- văn hóa –xã
hội…để tạo sự thuận lợi cho quá trình xây dựng bài thuyết minh. Ngoài ra, chúng
em đã nghiên cứu kỹ sơ đồ, bản đồ để tìm lộ trình và suy tính thời gian phải trải
qua cho chuyến tham quan đó.


Nhóm 5 đã sưu tập được đủ các tài liệu cho công việc của nhóm phụ trách.

Bước 2 : Khảo sát tuyến,điểm tham quan du lịch
Công tác khảo sát thực tế này giúp cho HDV : nắm được các cung đường và vị trí
của điểm tham quan;nắm được những đặc điểm trên lộ trình và tại điểm du lịch;có
được nguồn thông tin tư liệu phong phú và xác thực,có vốn sống thực tế.Đặc niệt
giúp HDV xác định được vị trí quan sát tốt nhất cho đoàn khách.Tuy nhiên vì điều
kiện không cho phép nên nhóm chúng em chưa có cơ hội đi khảo sát thực tế các
tuyến điểm.
2



Nhóm 5 đã lựa chọn các điểm du lịch nổi tiếng đặc biệt trên đường đi và không
trùng lặp với các nhóm khác để xây dựng bài thuyết minh. Đặc biệt chúng em khảo
sát và tính thời gian cụ thể của từng khung đường,khoảng cách giữa các điểm tham
quan trên tuyến để xây dựng chương trình.


Nhóm 5 đã xây dựng được phương án thực hiện cho hành trình và hình
dung được phần nào về lộ trình

Bước 3: Lựa chọn đối tượng chỉ dẫn,thuyết minh cho khách
Khi lựa chọn đối tượng để chỉ dẫn thuyết minh cho khách , nhóm 5 – xe 1 đã tiến
hành liệt kê tất cả các đối tượng tham quan có thể thuyết minh trong chương
trình.Để cho công việc được thuận lợi,nhóm 5 đã sắp xếp các đối tượng đã liệt kê
theo vai trò của đối tượng đó với tuyến du lịch,theo mức độ bảo tồn,giá trị và sự
nổi tiếng của chúng.Và khi lựa chọn đối tượng thuyết minh ,nhóm đã lưu ý tới đối
tượng được chỉ dẫn vì thông thường số lượng các đối tượng được sắp xếp sẽ phụ
thuộc vào mục đích ,chủ đề của chuyến tham quan,thời gian giành cho chuyến
tham quan và phương tiện sử dụng.
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu, nhóm 5 đã lựa chọn được các đối
tượng tham quan trên tuyến từ Đà Nẵng- Thánh địa Mỹ Sơn như sau:
1. Bảo tàng điêu khác Chăm
2.Cầu Câu Lâu, sông Thu Bồn
3. Kinh Đô cổ Trà Kiệu
4. Thánh Địa Mỹ Sơn
5. Bãi Biển Mỹ Khê


Nhóm 5 đã xác định được những đối tượng tham quan tiêu biểu và đặc sắc

nhất trong suốt chuyến hành trình ngày 5.

Bước 4: Lập hành trình chuyến tham quan (Phác thảo sơ đồ tuyến tham quan)
Nhóm của chúng em phụ trách ngày thứ 5 trong chuyến hành trình “Di sản miền
Trung” vì vậy mà tất cả các công việc đều ở trên xe là chủ yếu.Chúng em đã sắp
xếp khoa học tránh sự trùng lặp về đối tượng thuyết minh, các trò chơi hoạt náo
3


trên xe để đảm bảo sức khỏe và tâm lí thoải mái cho khách.Nhóm 5 đã vẽ lại tuyến
tham quan từ Đà Nẵng- Thánh địa Mỹ Sơn rõ ràng và chính xác trên bản sơ đồ
A0.Trên bản đồ bao gồm:
Các điểm tiêu biểu trên cung đường đặc biệt là thành phố Đà Nãng-địa điểm
ăn trưa.
Các điểm du lịch trên tuyến đã được lựa chọn để thuyết minh được thể hiện
chính xác trên bản đồ
-

Khoảng cách chính xác các cung đường

-

Thời gian


Nhóm 5 đã vẽ được tấm bản đồ chi tiết về lộ trình, thời gian di chuyển và
các điểm du lịch nổi tiếng sẽ di chuyển qua.

Bước 5 : Xem xét và khảo sát lại toàn bộ chương trình
Sau khi hoàn thành xong bước 4 nhóm 5 đã kiểm tra lại các vấn đề để:

-Xác định chính xác cung đường di chuyển của đoàn khách;
- Xác định chính xác những nội dung thông tin cần phải cung cấp cho du khách
trên lộ trình
- Xác định chính xác điểm quan sát chính hoặc phụ tại mỗi đối tượng tham quan;
- Xác định được khoảng thời gian di chuyển, khoảng thời gian dành cho khách tự
tham quan, quay phim, chụp ảnh và xác định tổng số thời gian thực hiện tại các
điểm tham quan đó.


Tiếp theo nhóm em đã xây dựng phương án và bản kế hoạch hướng dẫn
tham quan dưới đây:

4


BẢN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP THỰC TẾ
“HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG” (8N7Đ)
Ngày thứ: 05 (Đà Nẵng – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Biển Mỹ Khê)
Nhóm 5 – Xe 1 – Nhóm: Stronger
Trưởng nhóm: Vũ Hùng Cường

1. Thời gian thực hiện: 25/12/2015
2. Số lượng khách: ………

Phương tiện: Xe ô tô 45 chỗ . Biển số: ..............................................Màu sắc
Lái xe: ................................... SĐT:……..Phụ xe:........….. .. SĐT.....................
.....................…………
3. Nhà hàng ăn trưa: ....................................................Địa chỉ:.....
4. Khách sạn .................................................................Địa chi


5


STT

THỜI
GIAN

1

24/12/
2015

2

3

5h306h30

6h308h00

ĐỊA ĐIỂM
– CUNG
ĐƯỜNG
Trên xe
Tp.ĐN

KM

Khách sạn


0

Khách sạn
– Khu di
tích Mỹ
Sơn

60
km

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Nhắc khách thời gian và những chú ý trong ngày
hôm sau
Ăn sáng tự túc
5h45-6h00: Thu chìa khóa phòng từ trưởng phòng
Tập trung nhóm, tập hợp đoàn lên xe
Điểm danh, báo cáo trưởng đoàn/giáo viên phụ
trách xe, cho xe khởi hành khi được phép

Chào hỏi, giới thiệu nhóm, giáo viên phụ trách (nếu
có), lái xe, phụ xe
Giới thiệu khái quát chương trình ngày 5
Hoạt náo : Nhìn mặt & vỗ tay
Thuyết minh trên tuyến về :
+ Bảo tàng điêu khắc Chăm - ĐN
+ Sông Thu Bồn và Cầu Câu Lâu mới
+Nguồn gốc lịch sử tộc người Chăm
+Đời sống văn hóa của người Chăm

+Kinh đô cổ Trà Kiệu.
Hoạt náo, văn nghệ:
Hát đối
Nhắc nhở khách thời gian và một số chú ý khi tham
quan Mỹ Sơn

TG
TH

NGƯỜI
THỰC
HIỆN

5p

TN:
Cường

15
p
15
p
20
p
10
p

Hằng,
Hòa


5p
- Cường
1p
10
p
10
p
10
p
8p
10
p
8p
15
p

- Cường
- Hương
- Thảo
- Hằng
- Hòa
- Cường
- Hòa
-Thảo

5p
4

8h00–
10h30


Khu di tích
Mỹ Sơn

0km

Tập hợp đoàn, mua vé
Giới thiệu khái quát về khu di tích Mỹ Sơn
Tổ chức hướng dẫn và thuyết minh tại khu di tích
Mỹ Sơn:
+ Thuyết minh Khu C
+Thuyết minh Linga & Yoni
+Thuyết minh Khu B
Tự do tham quan, chụp ảnh
9h30: Tập trung đoàn xem điệu múa của Vũ nữ
Apsara
Tập hợp và kiểm đếm số lượng trước khi cho xe
khởi hành
6

15
p
50
p
30
p
10
p
20
p


- Cường
-Hương
-Cường,
Hòa,
Thảo
+Hòa
Thảo
Cường
-Hương,
Hằng


5

10h30
11h45

Mỹ Sơn –
Nhà hàng –
Khách sạn

60
km

Hoạt náo, văn nghệ: Đố tục giải thanh
- Thuyết minh: Bãi biển Mỹ Khê
Cho khách nghỉ ngơi
Nhắc khách các hoạt động tiếp theo, một số chú ý
trong chương trình buổi chiều và thời gian tập hợp.


15
p
30
p
15
p
20
p

-Thảo
- Hằng

5p
30
p
5p

- Hòa

6

11h4513h45

Nhà hàng –
Khách sạn

0
km


Tổ chức ăn trưa cho đoàn
Đoàn khách nghỉ ngơi tại khách sạn

30
p
1h

Cường,
Thảo

7

13h0017h00

Khách sạn
– Bãi biển
Mỹ Khê

0.5
km

-13h00: Tập hợp nhóm, di chuyển ra bãi biển Mỹ
Khê để chuẩn bị Teambuilding
- Thu lại chìa khóa và gửi chỗ quầy Lễ tân
-13h45: Tập hợp đoàn, dẫn đoàn ra địa điểm Team
Tổ chức Team
Khách tự do vui chơi tại bãi biển Mỹ Khê
Trở về khách sạn

1h


-Cường,
Hằng

7

15
p
15
p
2h
30
30
p
15
p

Hòa,
Hương,
Thảo
-Nhóm
tham gia


8

9




17h3022h00

Nhà hàng –
Khách sạn

22h –
22h30

Khách sạn

0

Tổ chức ăn tối cho đoàn
Khách tự do vui chơi, khám phá Đà Nẵng về đêm
Nghỉ đêm tại khách sạn

30
p

Hòa,
Hương,
Hằng

30
p

Hòa,
Hằng,
Thảo


Kiểm tra quân số

Nhóm 5 đã xây dựng được bản kế hoạch thực hiện chương trình du lịch

Bước 6: Xây dựng bài thuyết minh
Sau khi hoàn tất xong tất cả các công việc trên các thành viên trong nhóm tiến
hành xây dựng bài thuyết minh và kịch bản hoạt náo mà mình phụ trách trong
chuyến hành trình “di sản miền Trung”. Bài thuyết minh của chúng em đã đạt 2
yêu cầu :phù hợp với thời gian tham quan và các vấn đề được trình bày một cách
liên tục và logic về thời gian và không gian.
 Các thành viên nhóm 5 đã xây dựng được bài thuyết minh và kịch bản hoạt náo
của mình.

Câu 2(3 điểm) : Trình bày cụ thể phần việc mà anh/chị phụ trách trong chương
trình “Di sản miền Trung” (bài thuyết minh, hoạt náo, dẫn dắt, team, gala, ăn uống,
di chuyển, check in, check out…)

8


Công việc em phụ trách trong ngày 5( Đà Nẵng- Thánh địa Mỹ Sơn- Đà Nẵng) của
chuyến hành trình di sản miền Trung:
2.1. Hoạt động thuyết minh trên tuyến: Giới thiệu về Bảo tang Điêu Khắc
Champa Đà Nẵng
BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM (10p)
Lời đầu tiên cho phép hướng dẫn viên được gửi lời chào tới cô giáo và toàn thể các
bạn sinh viên của 2 lớp VNH1-K7 đang có mặt trên xe của chúng ta ngày hôm nay,
chúc các bạn có 1 chuyến tham quan thật vui và ý nghĩa. Hướng dẫn viên xin đựơc
tự giới thiệu về bản than, tôi tên Nguyễn Hương . Hôm nay rất vui và vinh dự cho
toi khi đựơc làm người đồng hành cùng cô và các bạn trong ngày thứ 5 của chuyến

đi học tập thực tế di sản miền trung. Xe ta đã được đi tham quan rất nhiều điểm du
lịch dẹp và nổi tiếng trải dài từ Hà Nội tới thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam
và điểm dừng chân tiếp theo của đoàn ta ngày hôm nay là Thánh Địa Mỹ Sơn
Vâng các bạn thân mến vừa rồi khi đi qua chân cầu rồng các bạn có để ý
thấy bên tay phải có tòa nhà màu vàng xung quanh có rất nhiều cây cổ thụ k ạ?có
phải tòa nhà rất đẹp phải không?.vậy đoàn ta có ai tò mò muốn biết đó là tòa nhà gì
không ạ? Vâng HDV xin bật mí đó chính là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng ạ!
Các bạn thân mến Bảo tàng điêu khắc chăm này là nơi đã lưu giữ qui mô lớn nhất
những hiện vật điêu khắc còn sót lại của dân tộc Chăm trong những lần khai quật,
hoặc tìm thấy ở các tháp Chăm ở những tỉnh duyên hải miền trungViệt Nam và
được khởi công xây dựng từ năm 1915 và mở cửa lần đầu tiên vào năm 1919, Bảo
tàng Điêu khắc Chăm thời đó có 160 cổ vật điêu khắc được trưng bày. Trải qua
nhiều thăng trầm theo dòng lịch sử, Bảo tàng được mở rộng quy mô ngày một lớn
hơn, nhưng vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc kiểu tháp chăm cổ, bộ sưu tập
hiện vật tư liệu về văn hóa Chăm cũng được bổ sung ngày một nhiều hơn. Đến
thăm Đà Nẵng ở thời hiện tại, du khách rất dễ dàng nhận ra bảo tàng tọa lạc ở vị trí
khá đẹp ngay trong thành phố Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương,
Bạch Đằng và đường 2/9. Bảo tàng có tổng diện tích 6.673m2, trong đó phần diện
tích trưng bày là 2.000 m². Bảo tàng điêu khắc Chăm được chính thức khánh thành
vào đầu năm 1919. Thật ra, hơn 20 năm trước đó, người ta đã tập trung về địa điểm
này nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng
Nam và các tỉnh lân cận. Một bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX cho thấy địa điểm
9


được chọn để tập trung các hiện vật là một gò đất có nhiều cây lớn, các mảng đài
thờ, tượng đá được xếp đặt rải rác ngoài trời.
Có thể nói, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là công trình kiến trúc hết sức độc đáo, hình
thành từ cách đây hơn 100 năm, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Khoảng
những năm cuối thế kỷ XIX, những hiện vật điêu khắc như các mảng đài thờ,

tượng đá ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng bắt đầu được những người Pháp yêu
ngành khảo cổ học thu thập, tập trung lại. Tháng 7 năm 1915, một bảo tàng cho tác
tác phẩm điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng chính thức được xây dựng với sự giúp đỡ
của Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) ở Hà Nội. Đến năm 1919 thì tòa nhà đầu tiên
của Bảo tàng chính thức hoàn thành theo thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp
là Delaval và Auclair. Sau đó, Bảo tàng trải qua 2 lần mở rộng nữa, nhưng vẫn giữ
được phong cách kiến trúc ban đầu cho đến ngày nay.
Hiện nay, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ,
hầu hết các tác phẩm điêu khắc là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu
chính là sa thạch, đất nung và đồng, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII
đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Phía ngoài khuôn
viên của Bảo tàng, các mảng đài thờ, tượng đá được xếp đặt rải rác, hài hòa với
không gian thoáng mát và trong lành, xen kẽ giữa những cây cổ thụ, làm tăng thêm
vẻ cổ kính, bí ẩn của Bảo tàng. Bên trong tòa nhà Bảo tàng trưng bày gần 500 hiện
vật, được phân chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương,
Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum,
Quảng Bình và Bình Định. Hơn 1.200 hiện vật còn lại được lưu giữ cẩn thận trong
kho. Cách phân chia này giúp khách tham quan dễ nhận ra dấu ấn đặc trưng về
kiến trúc Chăm của mỗi địa phương.
Những hiện vật được trưng bày nơi đây đều được những nghệ nhân chăm xưa tạo
tác rất tinh sảo đến từng chi tiết thể hiện sức sáng tạo tài hoa của nghệ nhân xưa
trong đó nổi bật là những tạo tác khắc họa thần Shiva,Brahma, Đài thờ Mỹ sơn E1.
Vâng trong văn hóa tín ngưỡng của người Chăm, thần Shiva được xem là thần của
những vũ điệu. Tác phẩm thần Shiva múa trong tư thế chữ S mềm mại và uyển
chuyển ở trung tâm với 14 cánh tay phụ, và những nhạc công đệm đàn đang chiêm
ngưỡng điệu múa Tandava của Shiva. Tuyệt tác này đã được những nghệ công
người Chăm tạo nên để nhắc nhở về sự vận động vĩnh cửu của vũ trụ.Về đài thờ
Mỹ sơn E1 Ở giữa của mặt trước đài thờ là một bậc cấp nhỏ. Thành của bậc cấp là
10



một bức chạm tả cảnh ba người trong điệu múa khăn. Người giữa trong tư thế uốn
mình hai chân xoãi gần sát đất, hai tay dang rộng nâng một dãi lụa với nét mặt
ngẩng nhìn lên. Hai bên là hai vũ công, chân trái khép lại, chân phải xoãi bật ra,
hai tay cong lên nâng dãi lụa. Tất cả toát lên một vẻ say sưa, thành kính trong nghi
lễ dâng cúng thần linh. còn Bức điêu khắc Thần Brahma với bốn đầu, bốn tay cầm
bốn vật tượng trưng. Trong tín ngưỡng Chăm, thần Braha là thần sáng tạo, một
trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo với nhiều giai thoại thú vị khác
nhau kể về việc ra đời của vị thần này.tất cả đều được các nghệ nhân chawmpa
chạm khắc công phu,tinh xảo đến từng chi tiết thể hiện được sức sáng tạo độc đáo
của các nghệ nhân
Nếu có dịp đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại TP Đà Nẵng, các bạn sẽ được
thưởng thức những tuyệt tác điêu khắc của vương quốc Chămpa cổ xưa, được thấy
nhịp thời gian âm vang trong từng hiện vật quý giá này. Đặc biệt khi tới đây các
bạn cũng được tận mắt thấy 3 bảo vật quốc gia gồm Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ
Sơn E1 và Tượng Bồ tát Tara đang được trưng bày tại đây.
Vâng các bạn thân mến! 3 bảo vật được xem là bảo vật quốc gia này ngoài giá trị
lịch sử nó mang lại. Nó còn có ý nghĩa to lớn góp phần tạo nên những giá trị đặc
trưng cho thành phố Đà nẵng. Những hiện vật này cũng được chú ý rất nhiều từ
những khách du lịch Đà Nẵng. HDV xin chia sẻ một số thông tin về 3 bảo vật quốc
gia này để các bạn được biết thêm.
Tượng Bồ Tát Tara là tượng đồng lớn nhất trong phong cách điêu khắc Chămpa
được tìm thấy được từ trước đến nay. Tượng sử dụng kỹ thuật đúc đồng và chạm
trổ điêu khắc mang nét đặc trưng, tiêu biểu cho phong cách Đồng Dương. Phong
cách tồn tại từ thế kỷ IX, mang nhiều nét bản địa Chămpa nhất. Theo các chuyên
gia, đây là bức tượng đồng hoàn mỹ nhất, đẹp nhất và có kỹ thuật đúc đồng cao
cùng kỹ thuật chạm khắc tinh xảo; chính vì vậy, mặc dù đã hơn 1.000 năm, tượng
đồng vẫn không có dấu hiệu ôxy hóa; tiêu biểu cho giai đoạn đầu phong cách Đồng
Dương và kỹ thuật đúc đồng. Tượng Bồ tát Tara thể hiện một thân hình phụ nữ đẹp
với cổ cao ba ngấn; bộ ngực tròn đầy với đôi vú hình bán cầu và gần nhau; bụng

hơi phệ và cách vùng lồng ngực bởi một nếp nhăn đẹp và sâu; mông nở, vai rộng,
đôi tay trần khoẻ mạnh cùng đưa đôi bàn tay xòe to đang cầm một vật gì đó bằng
ngón cái và ngón trỏ một cách cân xứng và duyên dáng. Điểm độc đáo của tượng
Bồ tát Tara là chiếc váy quấn (ngôn ngữ Chăm gọi là sarong). Chiếc váy quấn có
11


những đường nếp dọc, bó sát mình và buông dài đến mắt cá chân. Chạy dọc chính
giữa sarong bên trong là các nếp xếp chạy dọc theo thân sarong. Ngoài chiếc
sarong bên trong, tượng Tara còn mặc thêm bên ngoài một chiếc sarong nữa. Chiếc
sarong bên ngoài được vận rất khéo: Sau khi đã choàng và ôm sát lấy hai chân ở
phía sau, hai mép dưới được kéo chéo lên để vấn vào thành một dạng cạp váy trước
bụng; trong khi các tượng khác cùng phong cách thì thân giữa dài của sarong được
vắt ra ngoài.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 là đài thờ có niên đại sớm nhất (thế kỷ VII-VIII) còn lại
nguyên vẹn nhất từ trước đến nay. Điều độc đáo của đài thờ Mỹ Sơn E1 là trang trí
chạm khắc tinh xảo xung quanh chân đài thờ. các hình ảnh tái diễn sống động về
cuộc sống sinh hoạt, các hoạt động trong rừng, chơi nhạc… cho đến nghi thức tế lễ
tín ngưỡng của các tu sĩ Ấn Độ giáo ẩn dật, tu tập và hành đạo cách đây 1.3001.400 năm. Đặc biệt, đài thờ đã phản ánh được mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa
Ấn Độ và Chămpa trong giai đoạn đầu. Bố cục và điêu khắc trên đài thờ mang tính
biểu tượng. Các trang trí trên đài thờ mô phỏng các trang trí kiến trúc của một ngôi
tháp. Mặt trước có bậc cấp, có chạm khắc hình các vòm cửa và trụ cửa thu nhỏ. Ba
mặt còn lại, mỗi mặt có 1 vòm cửa như cửa giả của tháp. Ngoài ra còn có trang trí
theo môtíp các trụ áp tường. Bản thân một ngôi tháp Chăm Hindu giáo lại tượng
trưng cho một ngọn núi, đỉnh núi là nơi ngự trị của thần linh; vị thần cao nhất ở
đây là thần Siva, với biểu tượng linga đặt ở giữa đài thờ.
Đài thờ Trà Kiệu là bước chuyển tiếp của phong cách điêu khắc Chămpa trong giai
đoạn thế kỷ VII-X. Đây là đài thờ duy nhất, đặc trưng cho phong cách điêu khắc
Trà Kiệu. Đài thờ là một câu chuyện thần thoại kể về đám cưới của Hoàng tử
Rama và Công chúa Sita trong trường ca Ramayana huyền thoại. Với hình tượng

yoni và linga phía bên trên, đài thờ Trà Kiệu là một đài thờ Chămpa duy nhất còn
lại tương đối nguyên vẹn với phần bệ vuông ở dưới và bệ yoni tròn ở trên. Cấu tạo
của của bệ yoni với hai thớt tròn đối xứng qua hai lớp cánh sen và một chiếc linga
ba tầng đặt trong lòng là một cấu tạo tiêu biểu của tổ hợp yoni-linga trong văn hóa
cổ Ấn Độ. Đây cũng là một bệ thờ tiêu biểu cho loại bệ thờ Chămpa có phần chạm
khắc nhiều nhân vật theo lối kể chuyện với một bố cục hoàn chỉnh và giàu tính
nghệ thuật. Các đường nét điêu khắc hết sức tinh tế, sống động và phong phú, đủ
để khái quát thành các tiêu chí nền tảng của một phong cách nghệ thuật (búi tóc,
dáng điệu, trang sức, y phục, hoa văn, bố cục), tiêu biểu cho một bước phát triển
trong nghệ thuật Chămpa.
12


Dường như các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại đây hầu hết đều có một
cuộc đời chìm nổi như chính số phận của nền văn hóa rực rỡ đã sản sinh ra nó. Từ
trong đổ nát của thời gian, chiến tranh và cả sự quên lãng của con người, những tác
phẩm điêu khắc Champa tuyệt vời đã được nhiều thế hệ dày công mang về đây. Và
trong chỉnh thể có tính hệ thống này, các công trình của các nghệ nhân Champa
xưa lại có được một đời sống mới.
Đến bảo tàng, ta như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và
khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí,
những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các
vũ nữ, những bầu ngực căng tròn, nụ cười phảng phất nét thời gian... tất cả đều
sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ
nhưng người Champa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm quan
riêng của mình. Sự khúc xạ đó đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật của họ một vẻ đẹp
rất riêng, gần gũi nhưng lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế,
không lẫn lộn.
Hiện nay thì Bảo tàng được thành phố Đà Nẵng đầu tư nâng cấp, diện tích được

xây dựng thêm là 1.800m2 Công trình vẫn giữ được phong cách kiến trúc tổng thể
và kế thừa bố cục trưng bày ban đầu, song được bổ sung thêm 150 hiện vật mới,
trong đó có nhiều hiện vật rất quý như tượng nữ thần bằng đồng.Khi tới thăm Đà
Nẵng các bạn có thể ghé thăm Bảo tàng điêu khắc chăm.bảo tàng nằm ở số 2
đường 2/9 quận Hải Châu tp Đà Nẵng hoặc các bạn có thể đi hết đường Trần Phú
đến đường Nguyễn Văn Linh tới chân cần Rông các bạn rẽ phải vào đường 2/9 đi
thêm 100m là thấy Bảo tàng điêu khắc Chăm,từ khách sạn đến bảo tàng bạn chỉ
mất 30 phút các bạn có thể đi bằng oto hoặc xe bus đều được. thời gian mở cửa
tham quan từ 7h -17h30 hằng ngày ạ! Giá vé tham quan theo HDV tìm hiểu thìNgười lớn: 40.000 đồng/người,Học sinh, Sinh viên: 5000 đồng/người,Trẻ em dưới
16 tuổi: miễn phí.
Vâng và mong rằng vào dịp nào đó hướng dẫn viên có thể cùng cô và các bạn tới
thăm bảo tàng điêu khắc Chăm.

13


Chỉ một lát nữa thôi, xe của chúng ta sẽ đi qua cầu Câu Lâu sau đây bạn HDV
HươngThảo sẽ lên giới thiệu cho các bạn nghe. Cuối cung HDV xin chúc đòan ta
có chuyên hành trinh vui vẻ và ý nghĩa.
2.2. Hoạt động thuyết minh tại điểm: Sơ lược Thánh Địa Mỹ Sơn
SƠ LƯỢC VỀ THÁNH ĐỊA MỸ SƠN(10p)
Lời đầu tiên cho phép HDV Nguyễn Hương xin kính chào quý khách, chúc đoàn
ta có một chuyến tham quan thật vui vẻ và ý nghĩa.
Thưa quý khách, chỉ trong 60km từ Khách sạn - Đà Nẵng tới thánh địa Mỹ Sơn
đoàn ta đã được tìm hiểu qua rất nhiều địa danh như Cầu Rồng, Sông Hàn, Sông
Thu Bồn, Kinh đô Trà Kiệu...Và hiện tại chúng ta đang có mặt tại khu Thánh địa
linh thiêng của người Chăm. Như các bạn có thể thấy
Vâng, khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,
đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung
lũng nhỏ có đường kính khoảng 2km, được bao bọc bởi núi đồi, chỉ có một lối vào

duy nhất là con đường độc đạo nằm giữa hai quả đồi và một con suối chắn ngang
trước mặt con đường vào thung lũng. Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỉ
thứ IV, xưa kia thánh địa là nơi tổ chức cũng tế của vương triều Champa và là nơi
đặt lăng mộ của các vị vua hay hoàng thân quốc thích. Trong nhiều thế kỉ trước,
thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích
chính của văn hóa Champa tại Việt Nam. Trong đó Bhadravarman trị vì từ năm
381-413 là vị vua đầu tiên của Champa cho xây dựng ở đây một thánh đường để
thờ Linga và Thần Shiva, vị thần linh thiêng, hộ mệnh cho dân tộc Chăm.
Kiến trúc của thánh địa chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo cả về kiến trúc lẫn
văn hóa. Song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn. Một điều đáng
tiếc là cuối thế kỉ thứ VI khu đền bị hỏa hoạn thiêu hủy, tuy nhiên vào đầu thế kỉ
thứ VII vị vua kế vị là Sambhavarman cho xây dựng lại ngôi đền, nguyên liệu chủ
yếu là gạch, đá, sa thạch. Tổng số công trình kiến trúc có đến trên 70 chiếc, vâng
rõ ràng thì thánh đại Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa của nhà nước Champa. Nổi bật
trong thánh địa là những tháp Chăm huyền bí, kiểu dáng kiến trúc các ngôi tháp
đều được xây theo kiểu truyền thống , Tháp có bố cục 3 phần: Đế Tháp, Thân Tháp
và Mái tháp
14


Đế tháp: theo quan niệm của người Chămpa, đế tháp tượng trưng cho thế giới trần
tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc đá
phiến to. Xung quanh đế được trang trí các môtip hoa văn, hình con thú, hình
người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ…
Thân tháp: cũng theo quan niệm của người Chămpa, thân tháp tượng trưng cho thế
giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với
tổ tiên và hoà nhập với thần linh.
Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng
thu hẹp. Mỗi tầng lại mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa chính và cửa giả giống tầng
dưới và được trang trí những ngẫu tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ

Giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử... Tầng một và hai ở mỗi góc
thường trang trí các tháp nhỏ.
HDV xin bổ xung thêm một số thông tin về phong cách nghệ thuật Tháp Chăm để
các bạn có thể hiểu thêm, các Phong cách tháp Phong cách nghệ thuật các tháp
Chăm là hệ thống các phong cách xây dựng trong các thời kỳ liên tiếp nhau từ thế
kỷ 7 đến thể kỷ 17 ở miền Trung Việt Nam. Được nhà nghệ thuật học nổi tiếng
người Pháp Philippe Stern sắp xếp trật tự, niên đại và chia di tích Chăm Việt Nam
thành 7 phong cách nghệ thuật mang tính liên tục theo quá trình tiến triển của các
tháp Chăm như sau:
- Phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII
- Phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX
- Phong cách Ðồng Dương nữa sau thế kỷ IX
- Phong cách Mỹ Sơn A1 từ thế kỷ X đến thế kỷ XI
- Phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII.
- Phong cách Bình Ðịnh từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV
- Phong cách muộn từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII
Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ
Sơn hội tụ được nhiều phong cách, mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ 7
đến thế kỷ 8, phong cách Hoà Lai thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9, phong cách Ðồng
15


Dương từ giữa thế kỷ 9, phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình
Ðịnh, phong cách Bình Ðịnh .Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền
A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm. Mặc dù chịu ảnh hưởng
lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo
Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế
kỷ 10. Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới
24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký
hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có 2 của ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao,

thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2
tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử,
tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái.
Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm
1969.
Trong đoàn ta có bạn nào biết tại sao Mỹ Sơn lại được chọn để xây dựng thánh
địa không ạ?
Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn (nay thuộc
xã Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam) được chọn làm thánh đô - trung tâm tôn
giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa. Thung lũng này có đường
kính khoảng 2km, được bao bọc bởi các dãy núi cao. Gồm núi thiêng Mahaparvata
hay thần Siva nằm về phía Nam. Đỉnh của ngọn núi thiêng có hình dáng lạ tựa như
mỏ của chim thần Garuda – vị thần của sự bình an trong đạo Hindu. Núi Kucaka ở
phía Tây. Núi Subala ở phía Đông. Dòng suối khởi nguồn từ ngọn núi thiêng chảy
về hướng Bắc nối với sông Thu Bồn, tiếng Phạn là Mahanadi, hay nữ thần Ganga
vợ của thần Siva.
Có thể nói Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo của vương quốc cổ Chămpa. Mỹ Sơn có
một vị trí tâm linh quan trọng của cộng đồng dân cư, là chổ dựa tinh thần của
người Chăm xưa. Là công trình nghệ thuât độc đáo có giá trị đến ngày hôm nay.
Nơi đây từng viên gạch, góc tháp đều khoát lên mình những giá trị lịch sử - văn
hóa độc đáo được làm nên bằng những kỳ quan từ sức con người. Chính vì vậy mà
Mỹ Sơn được chọn để xây dựng Tháng địa.
Mỹ Sơn còn được UNESCO công nhận là di sản VH TG dựa trên 2 tiêu chí .

16


Tháng 12 năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di
sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu 2 tiêu chí sau
Thứ 1 có thể nói TĐMS như một ví dụ điển hình về trao đổi văn hóa với sự hội

nhập vào văn hoá bản địa từ những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ
thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ; và theo tiêu chí thứ 2 nó như là
bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất, phản ảnh sinh động
tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chămpa trong lịch sử văn hoá Đông Nam
Á.
Vâng trước khi kết thúc bài thuyết minh HDV xin gửi tặng quý khách một đoạn
thơ ngắn trong bài thơ “Hoàng hôn ở thánh địa Mỹ Sơn”

“Nhặt trong gạch nát hoang sơ
Nét hoa văn một giấc mơ đời người
Chân đi cỏ níu bời bời
Nghe vùng hoang phế nói lời thẳm sâu
Ngoái trông đỉnh tháp giãi dầu
Gặp trăng cô quạnh mọc đầu non xa
Một trời sao ngỡ mưa sa
Nửa nơi Trà Kiệu, nửa nhoà Mỹ Sơn
Tôi về mang nỗi cô đơn
Một vầng trăng, một hoàng hôn … theo về”.

Lời cuối HDV xin chúc đoàn chúng ta có một chuyến tham quan vui vẻ và đầy bổ
ích.
Sau đây chúng ta sẽ di chuyển vào khu đền tháp để được tìm hiểu rõ hơn về nơi
đây. Để tránh gây ùn tắc do đông người và tiện cho việc di chuyển và nghe thuyết
minh thì đoàn chúng ta sẽ di chuyển theo hàng ạ.
17


2.3. Hoạt động hoạt náo trên tuyến: Tổ chức trò chơi “ Nhà Báo Tìm Dũng Sĩ ”
Các bạn ơi! vừa rồi các bạn đã được tham quan khu Thánh Địa Mỹ Sơn và cũng
được thưởng thức những điệu múa của vũ nữ Apsara các bạn có thấy hay không?

có thấy đẹp không ạ?có quyến rũ không ạ? Vâng Chắc hẳn trong đoàn ta các bạn
nam sẽ rất thích và cũng không muốn về sớm thế này đâu nhỉ? Mình cũng rất thích
tiết mục thổi kèn? Không hiểu tại sao người ta có thể thổi lâu được đến vậy. Các
bạn có thấy khâm phục không ạ?? Các bạn có thấy hấp dẫn không ạ?
Vâng vậy để cho không khí sôi động hơn thì chúng mình cùng chơi một trò chơi
nhé. HDV cũng xin bật mí là có rất nhiều phần quà hấp dẫn lắm đấy ạ! Các bạn đã
sẵn sàng chơi chưa ạ?
Vâng trò chơi của mình có tên là Nhà Báo Tìm Dũng Sĩ.
Luật chơi như sau:
Mình sẽ chỉ định một thành viên trong đoàn ta làm nhà báo và bạn đấy (nhà Báo)
sẽ lên trên đầu xe và quay mặt ra trước xe không được quay mặt xuống phía dưới
xe nhìn. Sau đó t sẽ chỉ định ra một người phía dưới xe làm dũng sĩ.( bạn đó sẽ
đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan.sau đó ngồi xuống) tiếp theo thì bạn (nhà
báo) sẽ quay mặt vào bên trong xe .Và bạn nhà báo sẽ có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ
mà tớ và các thành viên trong đoàn vừa chỉ định bằng 5 câu hỏi.Bạn nhà báo phải
hỏi 5 câu có để có thể tìm ra được dũng sĩ.
Ví dụ : - dũng sĩ là nam hay nữ
-dũng sĩ có đeo mắt kính không?


Và các bạn thành viên bên dưới lưu ý giúp tớ các bạn sẽ không được phép
nói bất cứ điều gì liên quan đến dũng sĩ.các bạn chỉ được vỗ tay nếu nhà báo
nói đúng,còn sai các bạn chỉ được phép lắc đầu thôi ạ!

- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và
nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa,hát…)
-Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến
hành lại từ đầu.
-Tương tự như trên tơ sẽ lại mời lần lượt 4 bạn dũng sĩ nữa để các bạn đoán
Các bạn rõ luật chơi chưa ạ? Vậy bây giờ chúng ta bắt đầu chơi nhé!

18


2.4. Hoạt động trong tổ chức teambuilding ở bãi biển Mỹ Khê- Đà Nẵng:
- Tham gia vào đội hỗ trợ, giúp các bạn đóng cọc, căng dây cố định khu vực tổ
chức team. Hỗ trợ đóng cọc, căng dây, kẻ vạch ngăn cách của khu vực mỗi đội
chơi trong trò chiến hào rực lửa.
- Phát dụng cụ cho các đội chơi trong trò Vẽ tranh trên cát
- Nhiệm vụ làm thư ký: Quan sát và chấm điểm đội chơi trong các trò chơi truyền
vòng, Rồng rắn lên mây và Chiến hào rực lửa.

Câu3 (2 điểm): Dựa vào chương trình “Di sản miền Trung” mà anh/chị đã thực
hiện, hãy thiết kế 3 chương trình du lịch chuyên biệt (Yêu cầu: thuộc 3 loại du lịch
chuyên biệt khác nhau; cụ thể về lịch trình, điểm dịch vụ, giá, các dịch vụ kèm
theo…)
Chương trình 1: Tour du lịch thăm lại chiến trường xưa ( 5 ngày 4 đêm) ( Lao
Bảo- Khe Xanh- Địa đạo Vịnh Mốc- Ngã 3 Đồng Lộc-Quê Bác)
LỊCH TRÌNH TOUR
Ngày 1: Khởi hành đi Quảng Trị
04h00: Xe và Hướng dẫn viên của Viet Travel đón Quý khách tại trường đại học
công nghiệp Hà Nội, khởi hành đi Quảng Trị. Quý khách nghỉ chân ăn sáng tại Hà
Nam và nghỉ chân ăn trưa tại Nghệ An. Sau đó tiếp tục hành trình. Trên đường
đoàn vào thăm quan Nghĩa Trang Trường Sơn. Đến nơi Quý khách vào dâng hoa
và viếng hương nơi có hơn 10.333 ngôi mộ của các bộ đội chiến sỹ đã ngã xuống
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
17h00: Quý khách nhận phòng nghỉ ngơi, ăn tối. Qúy khách tự do khám phá Quảng
Trị về đêm.
Ngày 2 : Tham quan Quảng Trị
07h00: Sau bữa sáng xe và HDV đón quý khách Tiếp tục lộ trình theo QL1A,
chúng ta sẽ đến với Thành cổ Quảng Trị, nơi hứng chịu lượng thuốc súng nhiều

nhất nước. Sau đó đoàn tiếp tục tham quan Thánh địa La Vang -Nói đến Quảng Trị
19


mà không nói đến La Vang là một điều thiếu sót. Bởi vì ít ai là dân Quảng Trị mà
không nghe nói đến địa danh La Vang. Không những thế, La Vang đã là nơi mà từ
Bắc chí Nam nhiều người biết đến, không chỉ là người Công Giáo mà cả đồng bào
ngoài Công Giáo nữa. Ngày nay, trên thế giới nhiều người cũng biết đến La Vang.
Sau đó lên xe về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi. Chiều xe đưa đoàn đi tắm biển
Cửa Việt. Tại đây du khách sẽ được tắm biển, tự do vui chơi, nghỉ ngơi.
18h30: Đoàn về lại khách sạn Đông Hà ăn tối, quý khách nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 3: Quảng Trị - Lao Bảo – Khe Sanh
Sáng: Qúy khách ăn sáng sau đó Xe đưa quý khách đi cửa khẩu Lao Bảo – cửa
khẩu biên mậu sầm uất nhất khu vực miền Trung. Tại đây, bạn sẽ có dịp khám phá
khu vực miền núi của tỉnh, hòa mình vào không khí vùng cao mát rượi, tinh khiết
giữa nắng gió của Quảng Trị. Quý khách tự do mua sắm hàng hoá tại khu biên
mậu.
11h30: Qúy khách ăn trưa tại nhà hàng.
Chiều: Xe đưa đoàn về Quảng Trị. Trên đường về Qúy khách vượt ngã ba
Đakrông, sẽ đến căn cứ Khe Sanh, sân bay Tà Cơn. Tại đây, bạn sẽ được nghe kể
về 170 ngày đêm giao tranh ác liệt giữa ta và Mỹ, về nỗi ám ảnh “Điện Biên Phủ
tại Khe Sanh” của quân địch.
Ngày 4: Quảng Trị - Địa Đạo Vịnh Mốc - Ngã Ba Đồng Lộc - Vinh
07h00: Sau bữa sáng, quý khách trả phòng khách sạn. Xe và HDV Sau đó lên xe về
Vinh. Trên đường đi, đoàn ngắm cảnh và nghe giới thiệu về Cầu Hiền Lương sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17 - Giới tuyến tạm thời chia cắt 02 miền Nam Bắc Việt
Nam từ (1954 đến 1972).
08h00: Đoàn tham quan Địa đạo Vịnh Mốc, địa đạo Vịnh Mốc là công trình kiến
trúc độc đáo, với hàng ngàn mét giao thông hào chiến đấu, hệ thống hầm ngầm
chia thành 3 tầng, kết nối với nhau bằng 13 cửa ra vào thông ra biển và lên đồi, vừa
làm nơi sinh hoạt, ăn ở phòng tránh bom đạn cho dân vừa là nơi đóng trụ sở cho

chính quyền địa phương trong thời gian từ năm 1966 đến 1972. Chính nơi này đã
có 17 cháu bé ra đời.
20


Quý khách ăn trưa tại Quảng Bình. Sau khi ăn trưa Quý khách lên xe về Vinh Nghệ An, Trên đường về Quý khách ghé vào thăm quan Ngã Ba Đồng Lộc – Noi
10 cô gái Thanh niên Xung Phong đã Hy sinh tuổi xuân của mình cho đất nước.
Về đến Vinh, nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi và ăn tối. Sau khi ăn tối Quý khách
tự do dạo chơi ngắm Tp Vinh về đêm và nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 5: Vinh và về điểm hẹn
Sáng: Sau khi ăn sáng, quý khách làm thủ tục trả khách sạn, lên xe ôtô đi Nam
Đàn. Quý khách thăm quê ngoại làng Hoàng Trù,quê nội Làng Sen của Người.
Quý khách nghỉ chân ăn trưa trên đường đi. Sau khi ăn trưa đoàn lên xe khởi hành
về VPhúc.
19h00: Về đến Vĩnh Phúc, chia tay Quý khách tại điểm hẹn - kết thúc chương trình
chuyến đi.
GIÁ TRỌN GÓI CHO 1 KHÁCH: 4.890.000VND/1 khách
(Giá áp dụng cho đoàn từ 10 khách trở lên)
*Giá trên bao gồm:
1- Khách sạn 2* phòng trung tâm, 2 khách/ phòng( trường hợp lẻ ghép 3)
2- Xe ôtô du lịch 16 chỗ chất lượng tốt đưa đón theo chương trình.
3- Vé tham quan vào cửa 1 lần tại các điểm có trong chương trình
4- Các bữa ăn theo chương trình 9 bữa x 120.000đ/1bữa, 05 bữa phụ 30.000đ
5- Hướng dẫn viên suốt tuyến, vé thắng cảnh vào cửa lần 1
6- Bảo hiểm du lịch mức đền bù tối đa 20.000.000đ/1 người/1 vụ
* Không bao gồm:
1- Đồ uống, chi tiêu cá nhân,
2 - Thuế VAT...
Chương trình 3: Hành trình theo dấu chân Bác (4 ngày 3 đêm)
21



Ngày 1: Hà Nam- ATK Định Hóa- Tân Trào- Tuyên Quang
Buổi sáng:
05h30: Xe và hướng dẫn viên của công ty đón đoàn tại điểm hẹn lên đường đi
Thái Nguyên.( Trên đường đi đoàn
dừng chân ăn sáng tại nhà hàng).
- 09h00: Đến khu di tich ATK Định Hoá đoàn vào làm lễ dâng hương tại đền thờ
Bác, thăm quan lán Tỉn Keo nơi gắn với giai đoạn hoạt động của Người trong
những năm khó khăn của cuộc kháng chiến chống pháp cứu nước
từ năm 1947 - 1954. Cũng tại đây Bác cùng Đại tương Võ Nguyên Giáp và các
đồng chí lãnh đạo đã đưa ra quyết định lịch sử mở chiến dịch Điện Biên Phủ và đã
làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu” . Đoàn
cũng dừng chân thăm quan di tích những di tích đã đi vào lịch sử của dân tộc.
- 12h00: Quý khách dùng bữa tại nhà hàng.
Buổi chiều:
13h: Quý khách đi thăm quan cụm di tích Tân Trào với đình Hồng Thái, cây
đa Tân Trào, lán Nà Lừa.
- 16h00: Quý khách lên đường đi Tuyên Quang. Quý khách nhận phòng
Buổi tối:
-

18h45- 19h30 : Quý khách dùng bữa tại khách sạn.

-

20h: Khách vui chơi tự do.

Ngày 2: Cao Bằng- Thác Bản Dốc
Buổi sáng:

06h30: Quý khách dùng bữa tại khách sạn. Sau đó trả phòng lên đường đi
Cao Bằng.
- 10h00: Tới Cao Bằng, quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi
22


-

11h00: Quý khách dùng bữa trưa và nghỉ nghơi tại khách sạn.

Buổi chiều:
13h00: Quý khách lên đường đi thăm quan Quý khách lên xe đi thăm quan
thác Bản Dốc – thác nước cao, hùng vĩ nhất của Việt Nam nằm ngay sát biên giới
Việt – Trung.
Buổi tối:
17h30: Quý khách dùng bữa tại khách sạn với các món đặc sản của Cao
Bằng.
-

19h00: Khách vui chơi tự do.

Ngày 3: Cao Bằng- Pác Pó
Buổi sáng:
06h30: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau đó đoàn lên xe đi thăm
quan khu di tích Pác Bó nơi gắn với
thời gian hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1941-1945. Thăm
núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Bo
Bam, bãi Cò Rạc, suối Nậm.
-


12h: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng.

Buổi chiều:
13h00- 17h00: Quý khách tự do nghỉ ngơi thăm quan, khám phá thị xã Cao
Bằng.
Buổi tối:
-

17h30: Quý khách dùng bữa tối, nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 4: Cao Bằng- Hà Nam
Buổi sáng:
-

06h00:Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn, làm thủ tục trả phòng
23


-

7h30: Quý khách lên xe trở về Hà Nam.

Buổi trưa:
-

11h00: Quý khách dùng bữa trưa tại Thái Nguyên.

-

14h00: Quý khách về tới Hà Nam chia tay, kết thúc chương trình.


Chi phí trọn gói cho 1 khách là
( Giá áp dụng cho đoàn từ 30 người trở lên)
GIÁ TOUR BAO GỒM:
1. Xe vận chuyển tốt, đời mới đón - tiễn và phục vụ theo chương trình.
2. Ngủ 2 khách/phòng khách sạn tiện nghi 2sao tiện nghi: hệ thống máy nước
nóng lạnh, điện thoại, phòng tắm riêng, phòng tối đa 3 người, trường hợp đi 1
người, bắt buộc phụ thu phòng đơn.
3. Các bữa ăn chính theo chương trình: (4 bữa trưa +3 bữa tối)/ người, tiêu chuẩn
120,000 VNĐ/suất
4. Vé tham quan các điểm.
5. Hướng dẫn viên
6. Bảo hiểm du lịch: 3000đ/ ngày
Không bao gồm:
-

Phí sinh hoạt cá nhân, vui chơi giải trí cá nhân, ăn uống ngoài chương trình.

- Chi phí giặt là, điện thoại tại khách sạn.
-

Thuế VAT,….

Chương trình 3: Du lịch mạo hiểm (dl Đà Nẵng- Hội An- Huế- Phong Nha 5
ngày 4 đêm)
NGÀY 01: BÁN ĐẢO SƠN TRÀ – BIỂN MỸ KHÊ – SUN WHEEL
24


Hướng dẫn viên và xe công ty Cổ phần Vietnam Teambuilding đón quý khách tại

Đà Nẵng. Xe đưa quý khách đi dùng bữa trưa với các món đặc sản nổi tiếng Đà
Nẵng như: Bánh tráng cuốn thịt heo, mỳ Quảng,…Quý khách nhận phòng khách
sạn nghỉ ngơi. Quý khách đến tham quan bán đảo Sơn Trà, viếng Linh Ứng Tự –
ngôi chùa có tượng Phật Bà cao nhất Việt Nam, chiêm ngưỡng thành phố Đà Nẵng
từ trên cao và tắm biển Mỹ Khê. Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng, trải nghiệm
cùng vòng quay mặt trời Sun Wheel và chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, huyền ảo
của thành phố Đà Nẵng về đêm. (Phí tham quan tự túc).
NGÀY 02: BẢO TÀNG ĐÀ NẴNG – NGŨ HÀNH SƠN – HỘI AN
Quý khách dùng điểm tâm sáng, xe đưa quý khách đi tham quan bảo tàng Đà Nẵng
– Nơi trưng bày các kỷ vật phản ảnh đời sống văn hóa, lịch sử và con người xứ
Quảng. Tiếp tục hành trình, quý khách đi tham quan Ngũ Hành Sơn. Tại đây, quý
khách có cơ hội khám phá các hang động, viếng chùa Linh Ứng linh thiêng, tham
quan làng nghề điêu khắc đá Non Nước. Quý khách ăn trưa tại nhà hàng. Đoàn
khởi hành đến Hội An tham quan: Chùa Cầu Nhật Bản, nhà cổ hàng trăm năm tuổi,
hội quán Phước Kiến và xưởng thủ công mỹ nghệ. Quý khách ăn tối với đặc sản
Hội An như: Cao lầu, bánh vạc, hoành thánh, mỳ Quảng, .. Quý khách khởi hành
về lại Đà Nẵng. Đoàn tự do đi du thuyền ngắm cảnh sông Hàn và thành phố Đà
Nẵng về đêm, chụp ảnh cầu quay Sông Hàn, cầu Rồng phun lửa và nước vào cuối
tuần.
NGÀY 03: KDL BÀ NÀ – LĂNG KHẢI ĐỊNH – HUẾ
Quý khách dùng điểm tâm sáng và khởi hành đến KDL Bà Nà. Qúy khách sẽ tận
hưởng cảm giác bồng bền khi ngồi trên cabin cáp treo lơ lửng giữa chừng mây,
viếng chùa Linh Ứng với tượng Phật Thích Ca cao 27m, viếng đền thờ Bà Chúa
Mẫu Thượng Ngàn, tham gia vui chơi tại công viên Fantasy Parkvà tham quan khu
trưng bày hơn 40 tượng sáp những nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Quý khách ăn
trưa tại nhà hàng. Sau đó, đoàn khởi hành đi cố đô Huế. Tại đây, đoàn tham quan
lăng Khải Định – công trình kiến trúc độc đáo. Qúy khách nhận phòng khách sạn 4
sao và nghỉ ngơi. Quý khách ăn tối nhà hàng với đặc sản xứ Huế, sau đó xuống
thuyền Rồng để thưởng thức ca Huế trên sông Hương – nét văn hóa độc đáo của xứ
Huế.

NGÀY 04: HUẾ – THÁNH ĐỊA LA VANG – ĐỘNG PHONG NHA
25


×