Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Ý nghĩa chi tiết hoang đường kỳ ảo trong chuyện người con gái nam xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.99 KB, 1 trang )

Ý nghĩa chi tiết hoang đường kỳ ảo trong chuyện người con gái Nam Xương
- Trước hết, kết thúc này làm chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật VN, một con người
đã ở thế giới bên kia vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, vẫn lo lắng cho phần
mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh dự.
- Đặc biệt, nó tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân
về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền
đáp xứng đáng. VN xinh đẹp đức hạnh không được sống hạnh phúc ở chốn trần gian thì nàng sẽ
được sống sung sướng ở một thế giới khác.
- Tăng tính bi kịch và giá trị tố cáo xã hội cho tác phẩm: Ở cuối truyện, VN đã trở lại dương thế
trong một không gian rực rỡ, uy nghi, nhưng bóng nàng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông, lúc
ẩn, lúc hiện, với lời tạ từ ngắn ngủi rồi loang loáng mờ nhạt dần và biến mất.
-> Kết thúc có hậu chỉ làm giảm độ căng của câu chuyện nhưng càng làm tăng tính bi kịch và giá
trị tố cáo cho tác phẩm.Hình ảnh VN cuối truyện như một thứ ảo ảnh, chỉ đủ an ủi cho người bạc
phận khi đã được trả lại danh dự, phẩm tiết, nhưng cũng làm tăng thêm thêm những bi kịch cho
số phận nhân vật. Khi sương khói kì ảo tan đi chỉ còn lại sự thực cay đắng đến nao lòng, VN
không trở lại được trần gian, trên bờ chồng và con đứng đấy trong sự trống vắng và hối hận.
Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ, VN mãi mãi không thực hiện được khát vọng bình dị được “vui
thú vui nghi gia nghi thất”, mất đi thiên chức làm vợ, làm mẹ. TS suốt đời sống cảnh gà trống
nuôi con, trong ân hận, day dứt. Bé Đản mãi mãi là đứa trẻ mồ côi thiếu vắng tình mẹ. …-> Tính
bi kịch thể hiện rõ nét ngay trong cái kết lung linh kì ảo.
- Kết thúc truyện như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với T.Sinh. VN không trở về
TS càng phải day dứt, ân hận vì lỗi lầm của mình. Đây là giấc mơ mà cũng là lời cảnh tỉnh của
tác giả. Nó để lại dư âm ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về giữ gìn hạnh
phúc gia đình.
- Thể hiện nhãn quan hiện thực sâu sắc của nhà văn. Ông cho rằng: Hạnh phúc không có trong ảo
ảnh hay ở thế giới khác. Hạnh phúc chỉ có trong cuộc đời thực và do con người tạo ra.
- Tạo nên nét đặc trưng của thể truyền kì.
=> Chính các chi tiết kì ảo này đã góp phần làm cho tác phẩm không còn là bản kể của văn học
dân gian mà trở thành một truyền kì – một sáng tạo đích thực của Nguyễn Dữ.




×