Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích khổ thứ ba của bài thơ đồng chí hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.16 KB, 4 trang )

Phân tích khổ thứ ba của bài thơ Đồng chí
I. Mở bài
- Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác - Khái quát nội dung + nghệ thuật - Giới thiệu, chép lại
khổ thơ
II. Thân bài
1. Khái quát: Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu
tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với
nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức
mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian
khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh
đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.
2. Phân tích:
Đêm nay rừng hoang sương muối
- Câu thơ vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian và tính chất của thời tiết.
- Hai chữ “ Đêm nay” gợi mọt thời điểm cụ thể. Đó là lúc trời đã khuya, con người và vũ trụ đi
vào sự nghỉ ngơi nhưng người lính vẫn thức
- “ Rừng hoang” gợi liên tưởng đến không gian rộng lớn mênh mông, hoang vụ, lạnh lẽo, thiếu
vắng sự sống con người.
->Thiên nhiên và thời tiết như đang thử thách người lính giữa núi rừng hoang vu trong sương
muối phủ dày. Cái lạnh thấm sâu vào da thịt thì người lính vẫn:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới


- Ba chữ “đứng cạnh bên” vang lên như một lời khẳng định sự gắn bó sẻ chia của những người
lính. Giữa núi rừng hoang vu, giữa cái rét run người, người lính vẫn sát cánh bên nhau để chờ
giặc tới.
- Họ đón đợi giặc trong tư thế hoàn toàn chủ động. Với cây súng, người lính trở thành linh hồn
của đất nước, của không gian và thời gian. Đêm đã khuya nhưng người lính vẫn toàn tâm toàn ý
hướng lên mũi súng. Trong giây phút đó, anh phát hiện một điều vô cùng kì diệu.
Đầu súng đang treo
* Tầng nghĩa thực:


- Câu thơ ngắn gọn, hàm súc tối đa, được sáng tạo trên một cơ sở thực tế: Đêm càng khuya, trăng
càng xuống thấp, người lính hướng mũi súng lên trời cao và họ có cảm giác như trăng treo lơ
lửng trên đầu mũi súng của mình.
* Tầng nghĩa tượng trưng: Câu thơ mở ra một tầng nghĩa phong phú. Chính từ tình đồng chí đã
trải qua bao thử thách gian nan đã tạo cho nhà thơ một cái nhìn thi vị. Sự hòa quyện giữa chất
hiện thực khốc liệt với chất lãng mãn bay bổng đã khiến cho “đầu súng đang treo”– trở thành
hình ảnh đẹp nhất trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Câu thơ thể hiện bản lĩnh nghệ thuật tài hoa của CH. Chỉ trong một câu thơ bốn chữ, nhà thơ đã
xây dựng thành công hai hình ảnh đối lập, đó là súng và trăng
- Từ xa xưa, trăng vốn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Nét độc đáo trong thơ Chính
Hữu là ông đặt trăng trong mối quan hệ với súng. Nếu súng là biểu tượng của chiến tranh chết
chóc thì trăng là hiện thân của hòa bình, của khát vọng hạnh phúc muôn đời. Nếu súng là hiện
thực khốc liệt thì trăng là lãng mãn bay bổng. Nếu súng mang đậm chất chiến sĩ thì trăng thể
hiện vẻ đẹp của người thi sĩ. Nếu súng ở rất gần thì trăng lại ở rất xa……


=> Hai hình ảnh tưởng chừng hoàn toàn đối lập lại được sử dụng cùng chung một dụng ý nghệ
thuật đều góp phần hoàn thiện và tôn vinh vẻ đẹp người lính.
- Chiến tranh gian khổ ác liệt, vật chất thiếu thốn, thiên nhiên khắc nghiệt cũng không làm cho
trái tim người lính trở nên khô cằn. Mà ngược lại trái tim ấy lại trở nên đằm thắm hơn, tình người
hơn, lãng mạn hơn. Họ không chỉ phát hiện mà còn cảm nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên ngay
trong hoàn cảnh gian khổ, ác liệt nhất. Điều đó cho thấy tâm hồn của những người lính thật tinh
tế, nhạy cảm.
c. Đánh giá: Có thể thấy đây là bức tranh không gian ba chiều. Sự xuất hiện của “trăng” tạo
chiều cao, người lính “đứng bên nhau” tạo chiều ngang, ý chí tạo chiều xa. Trăng vốn mang vẻ
đẹp mềm mại nhưng vĩnh hằng, kéo trăng về với súng cho thấy ý chí chiến đấu cũng theo đó mà
hóa thành vĩnh hằng. Sự khắc nghiệt của chiến tranh khói lửa trong một phút bỗng nhạt nhòa đi
trong bởi yếu tố trữ tình. Câu thơ cuối thể hiện góc nhìn tinh tế để chụp lấy cái thần của hình
ảnh. Vẻ đẹp người chiến sĩ được tôn vinh, đặt ngang với vóc dáng kì vĩ của trời đất, tầm vóc con
người sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, tầm vóc sử thi.

Ba câu thơ giúp người đọc cảm nhận đầy đủ hơn vẻ đẹp của người lính. Họ không chỉ dũng
cảm can trường trong khí phách mà rất đằm thắm, tinh tế trong tâm hồn, những con người đã
từng được ca ngợi:
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
3. Kết bài:
Đoạn là hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng
mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. Vừa
chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối
tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo,


gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Đồng thời nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục
đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ. Chính đêìu đó đã khiến
hình ảnh các anh sống mãi với thời gian.
………………………………………………



×