BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THANH TÙNG
DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ
THEO HƢỚNG VẬN DỤNG VÀO NGHIỆP VỤ Y TẾ
CHO SINH VIÊN NGÀNH Y – DƢỢC
Chuyên ngành: LL và PPDH môn Toán
Mã số: 62 14 01 11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Người hướng dẫn Khoa học: 1. TS. Trần Luận
2. PGS.TS. Cao Thị Hà
Phản biện 1: GS.TS Đào Tam
Trường Đại học Vinh
Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Tiến Đạt
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Phản biện 3: TS. Nguyễn Hắc Hải
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Trường
họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi.............giờ...........phút, ngày........tháng........năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thanh Tùng (2012), “Một hướng tiếp cận dạy học thực hành
gắn với chuyên môn nghiệp vụ cho SV chuyên ngành y tế”, Tạp chí
giáo dục, số đặc biệt, tháng 4/2012, tr.156-157.
2. Nguyễn Thanh Tùng – Hoàng Nam Hải (2014), “Bồi dưỡng năng lực
vận dụng toán học vào TT thông qua khai thác các bài toán thực tế
trong dạy học XSTK ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 83, tháng 10/2014, tr.8-11.
3. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học Thống kê cho SV chuyên ngành
Y tế bước đầu NCKH qua thực hành và bài tập lớn”, Tạp chí Khoa học
Giáo dục, số đặc biệt, tháng 4 năm 2015, tr.41-45.
4. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Phát triển năng lực nghề nghiệp thông
qua tổ chức một số hoạt động ngoại khóa về việc vận dụng kiến thức
Thống kê Y học trong NCKH và hoạt động nghiệp vụ y tế”, Kỉ yếu
Hội thảo Khoa học: Phát triển năng lực nghề nghiệp Giáo viên Toán
Phổ thông Việt Nam, NXB ĐHSP, tr.221-227.
5. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học Thống kê cho SV Y – Dược”,
Chương trình và Tóm tắt báo cáo Hội thảo toàn quốc XSTK: Nghiên
cứu, ứng dụng và giảng dạy, tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 23 đến
25/5/2015.
6. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Đổi mới dạy học XSTK theo hướng tích
hợp để nâng cao năng lực NCKH cho SV Y – Dược”, Tạp chí Khoa học
Đại học Sài gòn, số 30, tháng 7/2015, tr.74-77.
7. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Khai thác số liệu thực tế thuộc lĩnh vực y học
nhằm kích thích hứng thú cho SV chuyên ngành Y – Dược trong dạy học
XSTK”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 119, tháng 8/2015.
8. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học XSTK cho SV ngành Y – Dược
theo hướng phân hóa phù hợp từng chuyên ngành”, Tạp chí Giáo dục,
số 365, tháng 9/2015, tr.43-45.
9. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Bồi dưỡng cho SV trường Đại học Y –
Dược năng lực suy luận thống kê để diễn giải việc đọc số liệu và dự
đoán thống kê về các vấn đề y học”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt,
tháng 10/2015, tr.127-130.
10. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học tích hợp với các môn Thống kê
Y học, Tin học và Nghiên cứu khoa học trong các Trường Đại học Y –
Dược”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 8A,
Vol.60, tr.187-192.
BÁO CÁO KHOA HỌC
1. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Nâng cao hiệu quả dạy học nội dung XSTK cho
SV chuyên ngành Y tế thông qua tập dược NCKH“. Báo cáo tại Hội thảo Quốc
tế Pháp – Việt tại Đại học Sư phạm Huế, ngày 17-19 tháng 4 năm 2015.
2. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học Thống kê cho SV Y – Dược”. Báo
cáo tại Hội thảo toàn quốc XSTK: Nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy, tại
Thành phố Đà Nẵng từ ngày 23 đến 25/5/2015.
3. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Một số đề xuất về việc dạy học tích hợp ba
môn XSTK, Tin học ứng dụng và Nghiên cứu khoa học”. Báo cáo tại Hội
thảo: Dạy học Xác suất Thống kê, SPSS và Nghiên cứu Y học, tại Trường
Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, ngày 14/10/2015.
4. Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Đổi mới Dạy học Thống kê cho sinh viên các
Trường Đại học Y – Dược”. Báo cáo tại Hội thảo và tập huấn về: Nội dung
và Phương pháp giảng dạy Thống kê toán học. “Chương trình trọng điểm
Quốc gia phát triển toán học”, tại Thành phố Cần Thơ, từ ngày 4 đến
5/12/2015.
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mục tiêu giáo dục đại học
Nghị quyết 29-NQ/TW nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để mọi người tự học, tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học (NCKH). Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
1.2. Những khó khăn trong NCKH của cán bộ y tế và sinh viên (SV) Y-Dược
Thuận lợi đối với các y bác sĩ là nguồn cơ sở dữ liệu, số liệu nhưng
họ lại không biết vận dụng Xác suất Thống kê (XSTK) vào đề tài nghiên
cứu của mình.
Đối với SV thì ngược lại, họ được trang bị kiến thức XSTK ngay từ
khi vào trường, thế nhưng việc lấy số liệu thực tế trong y học rất khó khăn,
phải khám và chữa bệnh mới có số liệu để NCKH.
1.3. Vai trò của XSTK đối với lĩnh vực Y học
* Vai trò của XSTK đối với cán bộ y tế
XSTK giúp cho việc chẩn đoán bệnh: Một bệnh nhân khi đến khám
bệnh, họ sẽ được Bác sĩ hỏi một số điều về tình trạng bệnh tật của bệnh
nhân, nếu chưa đủ cơ sở chẩn đoán bệnh, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm để
hỗ trợ cho việc chẩn đoán. Từ kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, các kết
quả xét nghiệm (dữ liệu), các dữ kiện y học kết hợp với các phương pháp
XSTK sẽ là cơ sở để họ đưa ra chẩn đoán đúng và chọn phương pháp điều
trị thích hợp cho bệnh nhân.
Việc khám chữa bệnh, đòi hỏi cán bộ y tế phải ghi chép lại, rút kinh
nghiệm cho các lần chẩn đoán bệnh, khám bệnh và chữa trị bệnh sau này.
Họ cần phải coi trọng Thống kê và NCKH. Nếu một y bác sĩ chỉ chú trọng
đến khám chữa bệnh thì họ chỉ là một người thợ có tay nghề, nếu đúng
nghĩa là y bác sĩ thì họ cần phải làm và biết NCKH, và có như thế người y
bác sĩ mới được gọi là thầy thuốc.
* Vai trò của Thống kê đối với nghiên cứu Y học
Ngoài việc khám và chữa bệnh, nhân viên y tế cần phải biết XSTK để
làm NCKH và ứng dụng các NCKH đối với công việc của mình.
2
Thống kê học chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện
các công trình NCKH. Vì một bài báo y học nếu không được phân tích
thống kê đúng phương pháp thì sẽ không có giá trị về mặt khoa học.
Nếu nhà nghiên cứu có rất ít những hiểu biết về thống kê trước khi bắt
đầu tiến hành nghiên cứu, thì sau đó họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sử
dụng các phép toán thống kê để phân tích lý giải số liệu. Mặt khác số liệu
thu thập không sử dụng các giá thiết, phương pháp kiểm định của thống kê
sẽ ít có giá trị khoa học, ít có ý nghĩa ứng dụng trong lý luận và thực hành.
Thống kê đóng một vai trò cực kì quan trọng, một vai trò không thể
thiếu được trong các công trình NCKH, nhất là khoa học thực nghiệm. Có
thể nói rằng ngày nay, nếu không có thống kê thì các thử nghiệm gen với
triệu triệu số liệu chỉ là những con số vô hồn, vô nghĩa. Một công trình
NCKH, cho dù có tốn kém và quan trọng cỡ nào, nếu không được phân tích
đúng phương pháp sẽ không có ý nghĩa khoa học gì cả.
1.4. Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và đề cập một cách có hệ thống về
việc khai thác các yếu tố thực tiễn trong dạy học XSTK cho ngành Y – Dược
Việc dạy học môn XSTK ở các Trường Đại học Y – Dược còn ít gắn
với nghiệp vụ y tế. GV dạy lý thuyết nhiều nhưng ít thực hành, các minh họa
cho môn học thiếu sát thực, sử dụng các dữ liệu giả định, dẫn đến SV học tập
và nghiên cứu thiếu hứng thú. GV dạy môn XSTK không liên hệ môn học
này với các môn học liên quan như môn Tin học ứng dụng (Phần mềm
Thống kê), Y học và môn NCKH. GV và SV chưa thấy được vai trò của
XSTK đối với nghiệp vụ y tế. Do đó, SV không biết vận dụng XSTK vào
NCKH cũng như vào nghiệp vụ y tế của mình trong khi học tập và sau khi ra
trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để SV chuyên ngành Y tế thích học môn
XSTK và thấy rõ vai trò quan trọng của XSTK trong Y học? Phải đổi mới
phương pháp dạy và học XSTK Y học như thế nào cho phù hợp, đúng đắn và
hiệu quả? Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học XSTK theo
hướng vận dụng vào nghiệp vụ Y tế cho SV ngành Y – Dược.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về dạy học XSTK cho SV chuyên
ngành Y – Dược
Chương trình LOE cho việc học thống kê ở trường Y, do GS.TS
Muriel NEY, Viện nghiên cứu LIG, Trung tâm NCKH Quốc gia và TS.
Marie – Caroline Croset, Viện Đào tạo Giáo viên và Viện Nghiên cứu
LIG, Đại học Grenoble biên soạn: Ở Grenoble từ năm 2009, một hoạt động
giả lập trên mạng để tạo động cơ và lôi cuốn SV. SV được trải nghiệm thế
3
giới sức khỏe cộng đồng. SV sẽ học cách phê phán những bài báo khoa học
bằng cách tự mình thực hiện điều tra và viết bài. Họ sử dụng các dữ liệu
thực (điều tra trên đối tượng SV hoặc công chúng), tuy nhiên không phải
về y học và với số lượng ít.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học XSTK cho SV chuyên
ngành Y – Dược
Năm 1980, GS Nguyễn Xuân Lộc lập nhóm Ứng dụng Thống kê của
Viện Tính toán Điều khiển kết hợp với Bệnh viện Việt - Đức nghiên cứu
về Chất độc màu da cam.
Năm 1981, GS Klaus Krikeberg hỗ trợ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương thành lập nhóm Ứng dụng Thống kê trong nghiên cứu Dịch tễ (có
trang bị máy tính mini MICRAN).
Năm1990, Thụy Điển, Hà Lan hỗ trợ các dự án nghiên cứu Y tế tại
Việt Nam, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài bằng các chương trình
cung cấp kĩ năng Phân tích Thống kê trong Y học cho cán bộ Việt Nam.
Năm 1996, bài báo đầu tiên có áp dụng phân tích thống kê trong
nghiên cứu Y học tại Việt Nam công bố trên tạp chí quốc tế.
Các công bố khoa học từ năm 2000 đến 2014 có trên 250 bài báo trong
tạp chí quốc tế về áp dụng Thống kê toán nghiên cứu Y tế Việt Nam. Có trên
80 luận án Tiến sĩ sử dụng phương pháp Thống kê nghiên cứu Y tế được bảo
vệ ở nước ngoài.
Đào tạo Tiến sĩ trong nước: Từ năm 2005, các nghiên cứu y học ngày
càng được chú trọng và đòi hỏi dùng Phương pháp Thống kê trong luận án
tiến sĩ.
Các kết quả nghiên cứu thống kê trong Y học đã từng bước được sử
dụng trong hoạch định chính sách y tế, các hoạt động can thiệp và quản lí
y tế.
Từ các hợp tác với chuyên gia nước ngoài, các cán bộ y tế đã tiến hành
nhiều hợp tác nghiên cứu với cán bộ thống kê Toán – Tin học trong nước.
Năm 2014, Đào Hồng Nam với công trình Dạy học XSTK ở Trường Đại
học Y.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án đề xuất một phương án dạy học XSTK cho SV ngành Y tế
ở trường Đại học Y – Dược theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp
vụ Y tế, nhằm góp phần nâng cao năng lực vận dụng Toán học vào thực
tiễn (TT) nghề nghiệp tương lai cho SV.
4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Tổng quan một số vấn đề có liên quan đến đề tài.
* Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng XSTK vào hoạt động
nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế.
* Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và giáo trình XSTK
trong một số Trường Đại học Y – Dược.
* Tìm hiểu thực trạng dạy học XSTK cho SV khối ngành Y tế với
việc tăng cường vận dụng vào TT nghề nghiệp.
* Đề xuất một số biện pháp dạy học XSTK cho SV ngành Y tế ở
trường đại học Y – Dược theo định hướng tăng cường vận dụng Toán học
vào TT y học.
* Thực hiện thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và
hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu việc dạy học một số
chương của môn XSTK mà chủ yếu là Thống kê cho SV ngành Y tế ở trường
Đại học Y – Dược theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế.
6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn XSTK ở trường Đại học Y – Dược.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học môn XSTK ở trường Đại học Y – Dược theo hướng tăng
cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học XSTK cho SV ngành Y –
Dược theo định hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế và sử dụng
hợp lí các biện pháp đó trong quá trình dạy học thì sẽ nâng cao năng lực vận
dụng XSTK vào nghiệp vụ y tế.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lí luận
8.2. Điều tra, quan sát
8.3. Thực nghiệm sư phạm
9. Những vấn đề đƣa ra bảo vệ
- Dạy học XSTK ở các trường đại học Y – Dược hiện nay chưa tạo
điều kiện cho SV liên hệ và vận dụng XSTK vào TT nghề nghiệp; Cần phải
có những biện pháp khắc phục tình trạng đó, góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học XSTK ở các Trường Đại học Y – Dược.
5
- Phương án tích hợp ba môn: XSTK, Tin học ứng dụng và NCKH
trong dạy học ở Trường Đại học Y - Dược có cơ sở lý luận và TT.
- Hệ thống các ví dụ và bài tập bổ sung theo hướng phân hóa phù hợp
với các đối tượng SV theo các chuyên ngành khác nhau ở Trường Đại học
Y - Dược.
- Các biện pháp nhằm tăng cường vận dụng XSTK vào lĩnh vực Y tế
cho SV khả thi và hiệu quả.
10. Những đóng góp của luận án
10.1. Về mặt lý luận
- Làm rõ cơ sở lý luận và TT của việc vận dụng XSTK vào nghiệp vụ
y tế.
- Đề xuất phương án tích hợp ba môn: XSTK, Tin học ứng dụng và
NCKH trong dạy học ở Trường Đại học Y - Dược.
- Thiết kế hệ thống các bài tập phân hóa cho phù hợp với các chuyên
ngành trong Trường Đại học Y – Dược.
10.2. Về mặt thực tiễn
- Hệ thống các ví dụ và bài tập theo hướng phân hóa phù hợp với các
đối tượng SV theo các chuyên ngành khác nhau ở Trường Đại học Y Dược.
- Xây dựng lại nội dung hai chương “Mẫu và các đặc trưng mẫu” và
“Tương quan - Hồi quy” của giáo trình XSTK của Trường Đại học Kỹ
thuật Y – Dược Đà Nẵng theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ
y tế.
- Đề xuất các biện pháp tác động vào quá trình dạy học các chương Lí
thuyết mẫu, Ước lượng tham số Thống kê, Kiểm định giả thuyết Thống kê,
Tương quan và Hồi quy cho SV ngành Y tế ở trường Đại học Y – Dược.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Sơ lƣợc về XSTK
1.2. Khái quát về vai trò của XSTK đối với lĩnh vực Y học
1.3. Vấn đề vận dụng XSTK vào thực tiẽn y học
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản
* Vận dụng, ứng dụng, áp dụng
* Thực tiễn, thực tế?
* Tình huống thực tiễn
* Bài toán thực tiễn
Bài toán thực tiễn (TT) là bài toán có thực và phù hợp trong TT, nhằm
phục vụ những mục đích thiết thực trong TT và có ý nghĩa trong TT. Kết
quả của bài toán TT phải là một ứng dụng, một bài học hoặc một đóng góp
cho xã hội.
1.3.2. Mối liên hệ giữa XSTK và TT y học
Bài toán XSTK Y học là bài toán sử dụng kiến thức XSTK nhằm
mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong việc phòng bệnh, khám bệnh
và chữa bệnh.
1.3.3. Năng lực vận dụng XSTK vào TT y học
Năng lực nói chung và năng lực vận dụng XSTK vào TT y học nói
riêng đều tồn tại và phát triển thông qua hoạt động, chúng đều có thể
được bồi dưỡng phát triển thông qua giáo dục đào tạo. Do đó để hình
thành và phát triển các thành tố năng lực này cho SV Đại học Y – Dược
qua dạy học XSTK chúng ta cần phải:
- Biên soạn giáo trình theo quan điểm tăng cường và làm rõ mạch tri
thức XSTK. Trong đó giảm tính toán thuần túy mà chú trọng đến cơ sở dữ
liệu thống kê, xử lý thống kê và năng lực đọc hiểu, suy luận thống kê và tư
duy thống kê.
- Tăng cường khai thác các bài toán thực tế trong y học liên quan đến
XSTK để SV làm quen và có ý thức ứng dụng tri thức đã học để giải quyết
các bài toán xuất hiện trong nghề nghiệp của mình sau này. Đặc biệt, số
liệu đưa ra giảng dạy trong XSTK phải gắn liền với y học, đem lại niềm
vui và hứng thú học tập cho SV trong quá trình học.
- Xây dựng hệ thống bài tập theo từng chuyên ngành Y – Dược, phù
hợp với từng nội dung XSTK.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo xu hướng tiếp cận năng lực
7
người học, trong đó năng lực vận dụng giải quyết các bài toán TT trong y
học phải được xem trọng trong chương trình.
- Đổi mới thi cử, tăng cường tỉ trọng toán ứng dụng, phần thực hành
trong đánh giá, kiểm tra SV.
- Xây dựng khung đánh giá năng lực vận dụng XSTK vào TT y học
trong đánh giá SV.
1.4. Thực trạng Dạy học XSTK ở Trƣờng Đại học Y – Dƣợc
1.4.1. Giới thiệu một số chuyên ngành Y học ở Trường Đại học Y – Dược
1.4.2. Thực trạng Dạy học XSTK cho SV chuyên ngành Y – Dược ở Việt Nam
Việc dạy học XSTK ở Việt Nam dường như đang bị coi nhẹ. Thực tế
cho thấy nhiều giảng viên (GV) còn lúng túng trong thực hành giảng dạy,
thậm chí có những quan niệm sai lầm về mục đích dạy học XSTK. Các
kiến thức về XSTK được giảng dạy hoàn toàn tách rời và ít vận dụng vào
nghiệp vụ y tế.
1.4.3. Thực trạng việc giảng dạy XSTK ở các trường đào tạo cán bộ y tế
với việc tăng cường vận dụng Toán học vào TT nghề nghiệp.
1.4.3.1. Khảo sát một số giáo trình XSTK tại một số trường Đại học Y – Dược
Một số giáo trình tại các Trường Đại học Y – Dược đã đưa một số nội
dung về y tế nhưng không nhiều, vẫn còn nhiều nội dung không gắn với
nghề nghiệp, một số nội dung thuần túy về lĩnh vực toán. Các nội dung liên
quan đến ngành nghề thì có tính chắp vá và không đi theo một chuyên
ngành nào.
1.4.3.2. Thực trạng việc dạy học XSTK ở một số trường Đại học Y – Dược
1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng để làm cơ sở đề xuất các biện pháp dạy học
XSTK theo hướng tăng cường vào nghiệp vụ y tế cho SV Y – Dược.
2. Đối tượng khảo sát
Lập các phiếu điều tra đối với GV, các Y bác sĩ và SV nhằm đánh
giá thực trạng dạy và học XSTK đối với SV Y – Dược, tình hình NCKH
của các cán bộ y tế.
3. Thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát tháng 4/2015 và tháng 9/2015.
4. Phương pháp khảo sát
Đối với GV: Trao đổi, bàn luận với các GV dạy môn XSTK tại các
trường Đại học Y – Dược, tìm hiểu về Giáo trình, phương pháp giảng dạy,
phương pháp đánh giá SV. Chúng tôi tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc về
nội dung, chương trình và thời lượng, số đơn vị học trình khi dạy môn này.
8
Đối với các cán bộ y tế, bác sĩ, dược sĩ, các SV sau khi ra trường:
Tìm hiểu về công tác tham gia NCKH, tìm ra những khó khăn và lý do yếu
kém của họ khi làm NCKH để tìm hướng khắc phục.
Đối với SV Y – Dược: Trao đổi, dự giờ, thăm lớp và phát phiếu điều tra,
thăm dò nhằm thu thập số lượng thông tin cần thiết về vấn đề học XSTK tại
trường và học môn này theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế.
5. Kết quả khảo sát và phân tích
a. Đối với GV: Phần lớn các GV dạy học XSTK cho SV ngành Y –
Dược đều có ý kiến cần phải gắn môn học XSTK với nghiệp vụ y tế
(83%). 58% GV không bao giờ giao bài tập lớn về lĩnh vực y học cho SV
khi dạy học XSTK cho SV Y – Dược. Việc đưa TT Y học vào nội dung
trong các bài học XSTK sẽ làm cho SV hứng thú và dễ hiểu bài (58%).
Giáo trình XSTK theo chuyên ngành Y – Dược chưa có (42%).
b. Đối với các y bác sĩ, dược sĩ: Các cán bộ y tế đều có chung nhận
xét rằng: môn Thống kê rất quan trọng đối với việc NCKH (53%). Tuy có
thuận lợi về kinh nghiệm (44%), có nguồn dữ liệu từ việc khám chữa bệnh
(56%) và có thực tế (32%) nhưng các y bác sĩ ít làm NCKH và nếu có làm
thì chất lượng còn yếu kém. Nguyên nhân do họ không nắm vững kiến
thức Thống kê và chỉ sử dụng kiến thức Thống kê sơ sài, đơn giản (54%);
thiếu hiểu biết NCKH (66%) và không biết sử dụng phần mềm Thống kê
SPSS (22%).
c. Nhận xét kết quả điều tra dành cho SV
Qua điều tra, chúng tôi nhận được: 82% SV cho rằng XSTK là môn
học khó, trừu tượng, chỉ có 26% SV thích học môn này. Các em không xác
định được hướng giải bài tập hoặc làm sai ngay từ đầu, hiểu sai bản chất.
Một số SV có ý thức học tốt thì cũng chỉ tập trung vào áp dụng lý thuyết,
công thức đã học để tính toán, giải một số bài toán trong giáo trình. Việc
vận dụng kiến thức XSTK vào các tình huống nghiệp vụ y học còn nhiều
hạn chế. Khi được hỏi: Có nên tăng cường ứng dụng vào nghiệp vụ y tế
đối với môn XSTK không? thì có đến 95% SV trả lời là nên và đồng tình
ủng hộ.
9
CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ
THEO HƢỚNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN
CHO SINH VIÊN NGÀNH Y – DƢỢC
2.1. Một số định hƣớng xây dựng và thực hiện các biện pháp sƣ phạm
tăng cƣờng vận dụng Toán học vào TT cho SV Y – Dƣợc
Định hướng 1: Các biện pháp phải hướng đến mục tiêu bồi dưỡng năng
lực vận dụng XSTK vào TT Y học cho SV.
Định hướng 2: Các biện pháp phải phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Định hướng 3: Các biện pháp phải có tính khả thi trong điều kiện hiện nay
của các Trường Đại học Y – Dược.
Định hướng 4: Các biện pháp phải đảm bảo mục tiêu, nội dung chương
trình đào tạo môn XSTK cho SV Y – Dược.
2.2. Một số biện pháp dạy học XSTK theo hƣớng tăng cƣờng vận dụng
Toán học vào TT cho SV ngành Y – Dƣợc
Từ những định hướng trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sư
phạm để tăng cường khả năng vận dụng XSTK vào TT cho SV trường
Đại học Y – Dược như sau:
2.2.1. Biện pháp 1: Điều tra, khai thác số liệu thực tế nhằm gợi động cơ,
kích thích hứng thú và bồi dưỡng năng lực suy luận thống kê cho sinh
viên ngành Y – Dược trong dạy học XSTK
2.2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
- Theo Wilbert J. Mckeachie thì: “Một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất của dạy học là làm cách nào để hình thành động cơ học tập bên
trong để SV hứng thú học tập”.
- Theo Phan Anh: “Khai thác nguồn gốc TT của các tri thức sẽ gợi
được động cơ trực tiếp cho việc tiếp thu các tri thức toán học cần truyền
thụ. Mặt khác, nó giúp cho SV thấy được ứng dụng thực tế của các tri thức
toán học. Từ đó, dần dần hình thành cho SV động cơ hoạt động vận dụng
Toán học vào TT đời sống.”
2.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Mục đích của biện pháp là gây động cơ và kích thích hứng thú cho
SV thông qua việc khai thác số liệu thực tế trong y học, đồng thời hướng
dẫn SV biết xử lý số liệu và diễn giảng các kết quả sau khi đã xử lý số liệu.
- Ý nghĩa của biện pháp là làm cho SV thấy được việc học XSTK
thực sự là để phục vụ cho nghiệp vụ của mình sau này.
10
2.2.1.3. Nội dung và kỹ thuật thực hiện biện pháp
a. Kỹ thuật 1: Sử dụng những công cụ khám sức khỏe có thật từ thực tế
Dụng cụ đo mắt
Dụng cụ đo thể lực
Dụng cụ đo thể lực
Dụng cụ đo huyết áp
Thuốc viên bổ sung vitamin tổng hợp
Multivitamin
Thuốc men tiêu hóa sống
Biosubtyl - II
11
b. Kỹ thuật 2: Sử dụng những số liệu thực lấy trên con người thực, vật thực
* Khám sức khỏe lâm sàng cho sinh viên lớp mình.
* Lấy số liệu từ việc hướng dẫn SV phỏng vấn, lập bảng hỏi về thực tế y học.
* SV tự kiểm tra sức khỏe cho mình và cho các người khác.
* Lấy các số liệu để làm ví dụ, minh họa cho bài học; ra bài tập cũng như
bài tập lớn cho SV.
c. Kỹ thuật 3: Yêu cầu SV sáng tạo trong việc tìm ra các đề tài nghiên cứu
y học hoặc đặt ra các bài toán theo chuyên ngành của mình trong môn
XSTK Y học.
d. Kỹ thuật 4: Khi đưa các ví dụ, bài tập từ các giáo trình cho SV tham
khảo phải cụ thể hóa theo chuyên ngành SV theo học và chỉnh sửa cho hợp
lý trong lĩnh vực y học.
e. Kỹ thuật 5: Bồi dưỡng cho SV năng lực suy luận thống kê để diễn giải
các vấn đề y học qua việc đọc số liệu TK và các dự đoán.
Kết quả từ thực hiện biện pháp:
- Lấy được các số liệu, dữ liệu có thực trong thực tế.
- Xử lý được các số liệu qua kiến thức XSTK.
- Diễn giảng các kết quả nhờ suy luận Thống kê.
2.2.1.4. Các chú ý khi thực hiện biện pháp
Để phát huy tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động học tập, gợi
động cơ, gây hứng thú cho SV trong quá trình dạy học XSTK cho SV
ngành Y – Dược, GV cần phải thường xuyên liên hệ và gắn chặt với nghề
nghiệp của các em.
Việc chuẩn bị các dụng cụ đo đạc để lấy số liệu phải đơn giản và
thuận tiện.
GV phải phân công, chia nhóm, chia tổ, giao công việc hợp lý. Đảm
bảo em nào cũng làm việc. Đảm bảo đúng thời gian và tiến độ.
Việc lấy số liệu phải chính xác và khoa học, SV ghi chép cẩn thận.
2.2.2. Biện pháp 2: Tích hợp ba môn XSTK, Tin học ứng dụng (SPSS) và
NCKH thành một môn TKNCYH để giúp SV có kết quả đầu ra là năng lực
thực hiện Khóa luận hoặc công trình NCKH sau khi ra trường.
2.2.2.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Ở Việt Nam, thực tế tích hợp trong dạy học đã xuất hiện từ rất lâu,
chỉ có điều trước kia không dùng thuật ngữ “tích hợp” và chưa được hiểu
một cách thấu đáo, chỉ dừng lại ở chỗ coi tích hợp là sự liên hệ, lồng ghép.
12
Với các quan điểm tích hợp của Forgaty (1991), của Xavier Rogier,
của Susan M.Drake, Tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và đào tạo về tích
hợp đã đề cập 3 mức độ tích hợp: Tích hợp trong nội bộ môn học; Tích
hợp đa môn; Tích hợp liên môn.
2.2.2.2. Mục đích, Ý nghĩa của biện pháp
Mục đích của biện pháp: Biện pháp này nhằm rèn luyện năng lực tiến
hành các NCKH và thực hiện khóa luận.
Ý nghĩa của biện pháp: Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách
gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ
thể mà SV sẽ gặp sau này. Tập dượt cho SV vận dụng các kiến thức kĩ
năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho công việc.
2.2.2.3. Nội dung và kỹ thuật thực hiện biện pháp
Vận dụng dạy học tích hợp đối với chuyên ngành Y – Dược
Trên cơ sở và các quan điểm dạy học tích hợp hiện nay, chúng tôi đã
thực hiện việc hợp nhất các môn học có liên quan ở Trường Đại học Y –
Dược để có kết quả đầu ra là các kết quả về NCKH và đồng thời giúp SV
liên hệ được các kiến thức đã học với nhau nhằm mục đích phục vụ cho
công tác chăm sóc sức khỏe của các em sau này.
DH tích hợp với các môn Thống kê Y học, Tin học ứng dụng và NCKH
trong các trường Đại học Y – Dược
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào DH Thống kê Y học cho SV
khối ngành Y tế là cần thiết.
Những hạn chế khi dạy và học riêng biệt ba môn Thống kê Y học, Tin học
ứng dụng, NCKH
Quá nặng về phân tích lí thuyết, ít định hướng TT và hành động; Mất
thời gian ôn lại kiến thức cũ; Kiến thức rời rạc, không có tính hệ thống; Lí
thuyết và thực hành tách rời nhau; Không giúp người học làm việc tốt trong
các nhóm; Nội dung trùng lặp; Không có tính kế thừa và sự liên hệ; Các GV
không thống nhất thuật ngữ, không sử dụng cùng một chuẩn; Khó để thực
hiện NCKH.
a. Kỹ thuật 1: Dạy học kiến thức XSTK vững chắc.
b. Kỹ thuật 2: Rèn luyện khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin, kỹ năng
thực hành trong Tin học để phân tích và xử lý số liệu (sử dụng máy tính
cầm tay, một số phần mềm ứng dụng trong phân tích và xử lý số liệu).
c. Kỹ thuật 3: GV tìm các tài liệu về NCKH trong lĩnh vực Y học và
hướng dẫn cho SV.
13
d. Phối hợp ba kỹ thuật trên
2.2.2.4. Các chú ý khi thực hiện biện pháp
Khó khăn khi thực hiện DH tích hợp ba môn này: vì đây là một quan
điểm mới đối với nhà trường, GV và phương diện quản lí. Các chuyên gia,
các GV phụ trách ba môn học trên rất khó để chuyển đổi từ chuyên môn
sang lĩnh vực mới trong đó cần sự kết hợp với chuyên ngành khác. Đào tạo
lại GV phải nắm vững ba môn học là vấn đề khó. GV phải lựa chọn phương
pháp DH phù hợp, linh hoạt với mỗi chủ đề tích hợp. Các phương pháp
thường được sử dụng đó là phương pháp DH theo dự án, phương pháp trực
quan, phương pháp thực địa, phương pháp DH nêu và giải quyết vấn đề.
2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng giải một số dạng toán XSTK
thường gặp trong NCKH và hoạt động nghiệp vụ cho SV ngành y tế, phù
hợp theo từng chuyên ngành.
2.2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Để SV có thể tiến hành tốt các NCKH và hoạt động nghiệp vụ y tế,
cần phải rèn luyện cho họ kỹ năng giải một số dạng Toán XSTK thường
gặp trong các lĩnh vực này, với nội dung càng gần với TT hoạt động của
họ càng tốt.
Theo Thái Duy Tuyên: “Kiến thức trong các bài tập không nằm dưới
dạng những khái niệm, định luật và lý thuyết chung chung, mà thường tồn
tại trong những điều kiện nhất định nào đó, phản ánh những trạng thái nhất
định của lí thuyết và TT. Trong trường hợp này, kiến thức không còn là
một cái gì trừu tượng, mà đã được cụ thể hóa trong điều kiện nhất định làm
chỗ dựa cho trí nhớ.”
2.2.3.2. Mục đích, Ý nghĩa của biện pháp
- Mục đích của biện pháp là rèn luyện kỹ năng giải một số dạng toán
có nội dung gắn với chuyên môn nghiệp vụ y tế, thường có trong NCYH
và hoạt động nghiệp vụ.
- Ý nghĩa của biện pháp là: Kỹ năng giải các dạng toán này là cơ sở
quan trọng để tiến hành các NCYH và hoạt động nghiệp vụ sau này của
SV.
2.2.3.3. Nội dung và kỹ thuật thực hiện biện pháp
a. Kỹ thuật 1:
Chọn lọc, sưu tầm và sáng tác các ví dụ, bài tập liên quan đến đúng
chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần đối với SV Y tế qua các bài học,
chương học trong chương trình XSTK
14
b. Kỹ thuật 2:
Kết hợp với cán bộ y tế và SV chuyên ngành Y – Dược chuyển các
bài toán XSTK có nội dung phù hợp với chuyên ngành để bổ sung vào các
ví dụ và bài tập, bài tập lớn cho môn học.
Các bước chuẩn bị để viết Giáo trình XSTK các chuyên ngành Y học
Bước 1: Khuyến khích SV sáng tác các đề toán tương tự ví dụ, bài
tập trong giáo trình phù hợp với chuyên ngành mình đang theo học.
Bước 2: Kết hợp với các bác sĩ chuyên ngành để kiểm định các đề
bài đảm bảo hợp lý và đúng chuyên môn nghiệp vụ y học.
Bước 3: Tích lũy qua việc tìm tòi, sáng tác và sưu tầm các ví dụ và
bài tập minh họa, ứng dụng XSTK trong y học.
Bước 4: Thu thập và chọn lọc để viết Giáo trình XSTK cho mỗi
chuyên ngành y học.
c. Kỹ thuật 3: Trình bày các dạng Toán XSTK thường dùng trong Y học,
NCYH và đưa ra các phương pháp giải đối với mỗi dạng
2.2.3.4. Các chú ý khi thực hành biện pháp
- GV cần nghiên cứu thêm các tài liệu, sách vở về NCKH của lĩnh
vực y tế;
- Thường xuyên tìm tòi, sưu tầm, sáng tác các ví dụ phù hợp với các
chuyên ngành khác nhau;
- Nên viết riêng Giáo trình cho mỗi chuyên ngành, chẳng hạn Giáo
trình XSTK cho chuyên ngành Dược, Giáo trình XSTK cho chuyên ngành
Xét nghiệm, Giáo trình XSTK cho chuyên ngành Nha, Giáo trình XSTK
cho chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Giáo trình XSTK cho chuyên ngành Hộ
sinh… chứ không nên dùng Giáo trình XSTK chung như hiện nay.
2.2.4. Biện pháp 4: Thiết kế hệ thống bài tập lớn theo hướng vận dụng
XSTK trong NCKH và hoạt động nghiệp vụ cho SV ngành y tế.
2.2.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Quá trình dạy học ở Đại học, về bản chất là quá trình nhận thức có tính
chất nghiên cứu của SV được thực hiện dưới vai trò chủ đạo của GV, nên
phương pháp dạy học ở Đại học phải xích gần với phương pháp nghiên cứu
khoa học.
2.2.4.2. Mục đích, Ý nghĩa của biện pháp
Mục đích là đào tạo SV biết đem kiến thức ra để phục vụ cho cộng
đồng ngay sau khi rời ghế nhà trường. Đối với môn học Thống kê, ngoài việc
trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản, GV cần phải giúp cho các em
biết NCKH để phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe con người sau này.
15
2.2.4.3. Nội dung và kỹ thuật thực hiện biện pháp
a. Kỹ thuật 1: Giao Bài tập lớn cho SV.
b. Kỹ thuật 2: Tìm Bài tập lớn từ các tạp chí, luận án, luận vănY học.
c. Kỹ thuật 3: Tìm Bài tập lớn từ việc SV hoặc GV tự đề xuất, hoặc tự nghĩ
ra trong TT Y học và cuộc sống cho SV.
d. Kỹ thuật 4: Phát triển Bài tập lớn thành các đề tài NCKH cho SV.
e. Kỹ thuật 5: Hướng dẫn và trình bày các phương pháp NCKH cho SV và
khuyến khích SV NCKH.
2.2.4.4. Các chú ý khi thực hành biện pháp
Các bước để có được ví dụ, bài tập, bài tập lớn, đề tài NCKH đối với
SV Y - Dược:
1. GV nghiên cứu và soạn kỹ kiến thức bài học theo từng chương với
định nghĩa, công thức, chứng minh và minh hoạ chúng bằng các kiến thức
toán, đảm bảo đầy đủ, chính xác về phương diện toán học.
2. Các ví dụ, bài tập không liên quan đến y học thì chúng tôi thay đổi
nội dung cho phù hợp với các thuật ngữ y học, nếu không chuyển được sang
lĩnh vực y học thì chúng tôi thay thế bằng các ví dụ và bài tập y học khác.
3. Đối với các ví dụ, bài tập thuần tuý về toán ở các Giáo trình, GV
cần đưa chúng về các bài toán có nội dung y học, bằng cách sáng tác hoặc
giao cho SV tự đặt ra đề toán dựa trên nội dung đề toán thuần tuý và
chuyên ngành của SV.
4. Kiểm tra tính đúng đắn và phù hợp với TT và chuyên ngành Y Dược, bằng cách tham khảo chuyên môn từ các y bác sĩ về tính hợp lý,
tính khả dụng và tính thời sự cũng như vai trò cần thiết, quan trọng từ các
ví dụ và bài tập này.
5. Cuối cùng, GV sắp xếp, hệ thống và chọn lọc để đưa vào bài soạn
để giảng cho SV và tiến đến việc viết lại Giáo trình Y - Dược cho SV.
6. Phân loại theo từng chuyên ngành để có thể có Giáo trình chuyên
ngành.
Kết quả: SV sẽ được học các kiến thức XSTK có nội dung Y học và tiến
đến việc hoàn thiện Giáo trình XSTK cho mỗi chuyên ngành mà chúng tôi
dự kiến sẽ viết lại các Giáo trình sau này.
2.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (dã ngoại, thâm
nhập thực tế ... ) về sử dụng kiến thức XSTK trong NCKH và hoạt động
nghiệp vụ y tế.
2.2.5.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Theo Nguyễn Bá Kim, mục tiêu bao trùm của các hoạt động ngoại
khóa là nhằm hỗ trợ việc dạy học nội khóa. Sự hỗ trợ này thể hiện ở các
mặt sau đây: Gây hứng thú cho quá trình học tập môn Toán. Bổ sung, đào
16
sâu và mở rộng kiến thức nội khóa. Tạo điều kiện gắn liền nhà trường với
đời sống, lý luận liên hệ với TT, học đi đôi với hành. Rèn luyện cách thức
làm việc tập thể. Tạo điều kiện phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu.
2.2.5.2. Mục đích, Ý nghĩa của biện pháp
Điều quan trọng nhất mà mỗi SV học được từ những buổi sinh hoạt
ngoại khóa chính là kiến thức về xã hội và sự cảm thông, nhạy bén với
những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Chính từ những hoạt động
phong phú này, SV có cơ hội hoàn thiện nền tảng kiến thức vững chắc,
nâng cao tính sáng tạo, sự tự tin cũng như kĩ năng giải quyết vần đề, và
nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm đối với xã hội.
2.2.5.3. Nội dung và kỹ thuật thực hiện biện pháp
a. Kỹ thuật 1: Tổ chức trò chơi về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
b. Kỹ thuật 2: Tổ chức cho SV đi dã ngoại, tham quan, Tổ chức buổi dạ hội.
c. Kỹ thuật 3: Tham gia các hoạt động từ thiện.
d. Kỹ thuật 4: Thành lập các Câu lạc bộ Nghiên cứu Y học.
2.2.5.4. Các chú ý khi thực hành biện pháp
Việc ngoại khoá được thực hiện vào các ngày nghĩ, các dịp nghĩ lễ,
hưởng ứng các phong trào... vừa giúp SV vui chơi, giải trí, vừa làm các
công việc từ thiện.... kết hợp với việc lấy số liệu để NCKH.
2.2.6. Biện pháp 6: Tạo sự đồng thuận đối với GV và Cán bộ quản lý
trong các trường Đại học Y – Dược về dạy học XSTK theo hướng tích
hợp, để nâng cao năng lực NCKH cho SV
2.2.6.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Nghị quyết 29-NQ/TW: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây
dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên
nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học”.
2.2.6.2. Mục đích, Ý nghĩa của biện pháp
Việc dạy học XSTK cho SV trong các trường Đại học Y – Dược theo
hướng tích hợp để nâng cao năng lực NCKH cho SV là cần thiết và bổ ích,
đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục và đào
tạo các cấp học nói chung và trình độ đại học nói riêng. Vì vậy, cần phổ
biến những công việc có ích và có kết quả trong việc dạy học cho SV
chuyên ngành Y – Dược.
2.2.6.3. Nội dung và kỹ thuật thực hiện biện pháp
a. Kỹ thuật 1: Tổ chức các buổi Xeminar, Hội thảo về việc dạy Tích hợp
ba môn thành một môn và có kết quả đầu ra.
b. Kỹ thuật 2: Thuyết phục Cán bộ quản lý và GV.
17
c. Kỹ thuật 3: Đề xuất đổi mới DH XSTK trong nhà trường đào tạo cán bộ y tế:
- Thành lập Bộ môn Thống kê Nghiên cứu Y học.
- Đào tạo GV Thống kê Nghiên cứu Y học.
- GV Thống kê kết hợp với các GV NCKH các khoa, bộ môn chuyên
ngành hoặc Trưởng Khoa, Bộ môn chuyên ngành (Khoa Y, Khoa Điều
dưỡng, Khoa Sản, Khoa Xét nghiệm, Khoa Nha, Khoa Dược, Khoa Y tế công
cộng, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Vật lí Trị liệu, Khoa Hình ảnh Y học,...)
- Viết lại Giáo trình TKNCYH chuyên ngành.
- Xây dựng Phòng Thực hành Thống kê Nghiên cứu Y học.
d. Kỹ thuật 4: Góp phần hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình môn
học XSTK theo hướng tăng cường ứng dụng TT và biên soạn lại giáo trình
XSTK y học theo hướng tích hợp
2.2.6.4. Các chú ý khi thực hành biện pháp
- Để vận động có hiệu quả cần phải có những kết quả thực nghiệm
đáng tin cậy và có tính thuyết phục.
- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm cần tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, đồng nghiệp, các y bác sĩ...
18
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, nội dung thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện nhằm kiểm nghiệm tính đúng
đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ra trong luận án. Cụ thể:
+ Thực nghiệm vòng 1: Thực hiện một số nội dung trong các biện
pháp 1, 2, 3, 4 và kiểm nghiệm sự phù hợp của mỗi biện pháp.
+ Thực nghiệm vòng 2: Rút kinh nghiệm từ Thực nghiệm vòng 1. Thực
hiện đầy đủ các nội dung trong các biện pháp 1, 2, 3 và 4 qua việc bổ sung và
phối hợp tất cả các biện pháp trong quá trình giảng dạy. Ưu tiên biện pháp 1,
3. Khẳng định độ tin cậy, tính đúng đắn và sự khả thi của các biện pháp được
đề xuất. Ngoài ra, trong quá trình thực nghiệm vòng 2: Tham gia chiến dịch
Mùa hè xanh và tổ chức Ceminar để kiểm nghiệm biện pháp 5 và 6.
- Đánh giá tác động của việc tiến hành dạy học có sử dụng các biện
pháp sư phạm đề xuất trong luận án đến việc thực hiện mục tiêu học tập,
nội dung môn XSTK nói riêng, đáp ứng mục tiêu dạy học nói chung.
- Cơ sở để thực hiện đổi mới: viết lại giáo trình, thay đổi phương
pháp dạy học đối với SV các trường Đại học Y – Dược.
- Thực hiện các biện pháp đã trình bày trong luận án, SV chuyên ngành
Y – Dược sẽ vận dụng tốt kiến thức XSTK vào lĩnh vực y tế của mình.
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm
- Đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác.
- Phù hợp với đối tượng SV, sát với nội dung chương trình và tình
hình thực tế dạy học.
3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Soạn Giáo án thực nghiệm và tiến hành dạy thực nghiệm;
- Thực nghiệm một số biện pháp sư phạm đã đề xuất trong chương 2;
- Thu thập, xử lý các kết quả thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và
hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
3.1.4. Các nguyên tắc tổ chức thực nghiệm
- Hướng dẫn SV nắm chắc kiến thức môn học XSTK;
- Giúp SV thấy được vai trò quan trọng của môn học XSTK đối với
lĩnh vực y học của mình;
- Tổ chức cho SV thực hành và luyện tập những hoạt động phù hợp
với nội dung và mục tiêu bài học;
- Trong quá trình dạy - học, luôn gợi động cơ, tạo hứng thú cho SV;
- Dẫn dắt SV vận dụng tri thức như phương tiện và kết quả của hoạt
động học tập; giúp SV biết vận dụng kiến thức môn XSTK vào TT y học.
19
3.1.5. Nội dung thực nghiệm
Trong quá trình thực hiện đề tài tại trường Đại học Kỹ thuật Y –
Dược Đà Nẵng, chúng tôi đã thuyết phục đồng nghiệp cùng đưa thực hành
vào chương trình giảng dạy. Trong các giờ bài tập, chúng tôi đã đưa ra các
bài tập lớn và giao cho SV về nhà thực hiện. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành
dạy thực nghiệm tại trường Đại học Y – Dược Huế, Đại học Y – Dược
Thành phố Hồ Chí Minh với 2 chương: Chương I: Mẫu và các đặc trưng
của mẫu; Chương V: Tương quan và hồi quy (Chương đầu và chương cuối
của môn Thống kê).
Giáo án thực nghiệm được tổng hợp từ các giáo trình XSTK của các
trường Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học Y - Dược Huế, Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng và các Giáo
trình XSTK của các trường Đại học khác, kể cả các giáo trình Thống kê của
trường Đại học Y tế công cộng. Đối với các lớp thực nghiệm, chúng tôi dạy
theo giáo án tự biên soạn, còn các lớp đối chứng thì dạy theo giáo trình đang
sử dụng tại các trường mà chúng tôi đi thực nghiệm.
Trong thực nghiệm, chúng tôi tiến hành hai công việc chính sau:
- Tiến hành dạy thực nghiệm biện pháp 1, 2, 3 và 4 đã nêu ở chương
2 của luận án.
Khảo sát và điều tra về quan điểm và nhận thức của SV trong quá
trình học môn XSTK. Sau thực nghiệm, đánh giá hiệu quả tiếp cận tri thức
lý thuyết môn học; đánh giá khả năng của SV trong vận dụng kiến thức
môn XSTK vào nghiệp vụ Y tế, qua đối chiếu kết quả hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng.
3.2. Thời gian, đối tƣợng, quy trình, phƣơng pháp đánh giá kết quả
thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Thời gian, đối tượng thực nghiệm sư phạm
Căn cứ vào những yêu cầu cụ thể của luận án, chúng tôi tiến hành thực
nghiệm theo hai vòng.
Vòng 1: Từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015, thực nghiệm lần 1
với 2 lớp, tại trường Đại học Y – Dược Huế: 1 lớp thực nghiệm là lớp
ĐDKT4.1A và 1 lớp đối chứng là lớp ĐDKT4.1B. GV dạy lớp thực
nghiệm và đối chứng đều do NCS. Trần Thúy Hiền với 12 năm kinh
nghiệm giảng dạy.
Vòng 2: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2015, thực nghiệm lần 2
- Tại trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng với 2 lớp, gồm 1
lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng: 1 lớp thực nghiệm là lớp ĐH Dược
2C và 1 lớp đối chứng là lớp ĐH Dược 2B. GV dạy lớp thực nghiệm là tác
giả luận án với 30 năm kinh nghiệm và GV dạy lớp đối chứng là Thạc sĩ
Đặng Nhật Tân với 13 năm kinh nghiệm giảng dạy.
20
- Tại trường Đại học Y – Dược Thành phố Hồ Chí Minh: 1 lớp thực
nghiệm và 1 lớp đối chứng: lớp thực nghiệm là lớp Y1, lớp đối chứng là lớp
Y2. Dạy lớp thực nghiệm và đối chứng đều là TS. Đào Hồng Nam với 25
năm kinh nghiệm giảng dạy.
Trong vòng 2 này, chúng tôi tham gia chiến dịch mùa hè xanh và tổ
chức Xeminar về Dạy học XSTK trong nhà trường đào tạo cán bộ y tế tại
Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng.
3.2.2. Quy trình, cách thức triển khai nội dung thực nghiệm
3.2.2.1. Quy trình thực nghiệm
- Chọn mốc thời gian thích hợp để chuẩn bị dạy các lớp thực nghiệm
phù hợp với tiến độ giảng dạy ở các trường, đảm bảo GV dạy thực nghiệm
và đối chứng tiến hành đúng tiến độ chương trình.
- Chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về số
lượng và trình độ.
- Hướng dẫn và giải thích mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và
phương pháp thực nghiệm cho các GV dạy các lớp thực nghiệm và đối chứng.
3.2.2.2. Các hình thức triển khai nội dung thực nghiệm
+ Tích hợp trong quá trình DH
Việc tích hợp trong quá trình dạy học được tiến hành với tất cả 5
biện pháp:
Trong biện pháp 1, chúng tôi đã cho SV mang theo các vật dụng y tế
để có thể lấy số liệu, giúp cho việc minh họa bài học qua các ví dụ, bài tập
XSTK có nội dung, có những thuật ngữ liên quan đến Y học cho SV nhằm
gợi động cơ, tạo hứng thú cho các em. Đối với biện pháp này, thì sau các
ví dụ và bài tập, bao giờ chúng tôi cũng diễn giảng cho SV những kết quả
có được từ bài toán Thống kê. Các em đọc được các kết quả từ việc tính
toán, và nhất là SV có thể dự đoán được các bệnh tật và mức phát triển của
bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh và tiên liệu cách chăm sóc
bệnh nhân trong khám và chữa bệnh sau này.
Trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi đã đưa vào Giáo án các
bài tập lớn, các hướng để SV có thể thực hiện các NCKH, và nhất là chúng
tôi đưa vào hướng dẫn thực hành SPSS nếu có thời gian, còn không thì
chúng tôi cho SV đọc thêm ở nhà. Qua đó, việc tích hợp 3 môn Thống kê,
Tin học ứng dụng và NCKH trong biện pháp 2 được thực hiện.
Đối với biện pháp 3, bước đầu, chúng tôi đã dạy thực nghiệm cho SV
Khoa Dược, nên trong Giáo án bài học, chúng tôi đã đưa ra toàn bộ các ví
dụ và bài tập, bài tập lớn đều có liên quan đến ngành Dược, giúp các em
thấy được vai trò của XSTK đối với ngành nghề của mình. (Thực nghiệm
vòng 2, tại trường ĐHKTYD ĐN với lớp Dược 2C).
21
Đối với biện pháp 4, thì hầu như sau các bài giảng, chúng tôi đã có
một số lượng bài toán nhất định, các bài tập lớn và các hướng nghiên cứu
sau khi học xong bài học mới, để giao cho các em về nhà làm, qua việc
sáng tác và tìm tòi tài liệu, sách báo, tạp chí y học, luận văn, luận án cùng
với trao đổi với các đồng nghiệp và các y bác sỹ.
Đối với biện pháp 5, chúng tôi đã cùng SV tham gia phong trào Mùa
hè xanh, đi khám chữa bệnh ở các vùng sâu, vùng xa.
Đối với biện pháp 6, chúng tôi đã tổ chức Xeminar tại trường Đại học
Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng với các nội dung mới, cần thiết và bổ ích giúp
SV trong việc học tập, nghiên cứu và làm khoa học trong lĩnh vực y tế.
3.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
3.2.3.1. Nội dung đánh giá
Đánh giá về sự tiến bộ của SV trong học tập cũng như trong vận dụng
kiến thức vào nghiệp vụ Y tế qua các GV khác và qua chính các em SV.
3.2.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm:
Kiểm tra tự luận; Phiếu khảo sát dành cho SV; Quan sát lớp học;
Phỏng vấn; Phương pháp thống kê toán học.
3.3. Tiến trình thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Thực nghiệm sư phạm vòng 1 (Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2015)
Kết quả thu được của các nhóm qua kiểm tra bài 2
(Thực nghiệm sư phạm vòng 1)
Điểm xi
Số SV 0 1 2 3
Thực nghiệm
Đối chứng
78
97
4
5
6 7 8
9 10
x
0 0 0 3 3 6 13 2 14 14 22 7,71 4,2407
0 0 0 3 15 13 10 4 10 11 30 7,23 5,7808
35
30
25
20
THỰC NGHIỆM
15
ĐỐI CHỨNG
10
5
0
1
2
s2
3
4
5
6
7
8
9
10
Biểu đồ kết quả điểm kiểm tra bài 2 tại thực nghiệm sư phạm vòng 1.