A. LỜI MỞ ĐẦU
Truyền thống giáo duc của dân tộc ta là “tiên học lễ, hậu học văn” và sau này
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định quan điểm đúng đắn này: “có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
trên cơ sở kế thừa va phát hu`y truyền thống tốt đep đó Đảng và nhà nước ta đã xác
định muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài cho đất nước
chúng ta không chỉ dạy cho học sinh của mình về văn hóa mà còn phải làm tốt công
tác giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Đặc biệt , với sinh viên ở các trường đại
học, cao đẳng thì vấn đề này lại càng quan trọng và cấp thiết hơn. Đây là nguồn
nhân lực trực tiếp xây dựng và phát triển trong xã hội. Là một sinh viên chuyên
ngành giáo dục chính trị, em càng cảm thấy việc giáo dục hành vi đạo đức cho sinh
viên trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “giáo dục
hành vi đạo đức cho sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị”. Trong quá trình
làm không tránh khỏi được những thiếu sót, em mong cô đóng góp và bổ sung cho
bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Làm rõ nội dung giáo dục đạo đức và hành vi đạo đức cho sinh viên chuyên
ngành giáo dục chính trị và giải pháp thực hiện mục đích đó.
Bài tiểu luận của em gồm 3 phần:
A. Lời mở đầu
B. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Các giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục hành vi đạo đức
cho sinh viên chuyên ngành chính trị.
C. Kết luận
B. PHẦN NỘI DUNG
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1
Khái niệm đạo đức – hành vi đạo đức
1.1.1 Đạo đức
Dưới góc độ Triết học, đạo đức được coi là một hình thái của ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, quyết định đạo đức. Đây là cách hiểu khái
quát về đạo đức, song dưới góc độ giáo dục đạo đức cách hiểu này chưa cụ thể.
Dưới góc độ đạo đức học, đạo đức là hệ thống chuẩn mực biểu hiện thái độ
đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.
Mỗi cá nhân là một thành viên của xã hội và bao giờ cũng tồn tại trong một
xã hội nhất định. Mọi hoạt động sống của cá nhân luôn diễn ra mối quan hệ hai
chiều với các cá nhân khác và với cả xã hội. Trong quá trình quan hệ qua lại với
nhau các cá nhân thường đưa ra những yêu cầu, nguyên tắc, đòi hỏi cho mình, cho
người khác và cho xã hội nhằm làm cho các mối quan hệ qua lại với nhau được diễn
ra và đảm bảo lợi ích của các cá nhân tham gia vào các mối quan hệ đó. Những yêu
cầu, nguyên tắc, đòi hỏi,… mà con người tự giác đưa ra và tự giác tuân thủ đó còn
được gọi là các chuẩn mực đạo đức.
Như vậy, đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá
quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của cả xã hội.
Những chuẩn mực đạo đức sẽ chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá
nhân khi họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Những chuẩn mực đạo đức chính
là những chỉ bảo, gợi ý cho con người nên làm gì, không nên làm gì, nên tỏ thái độ
như thế nào… Các chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện quan niệm về cái thiện,
cái ác, lòng nhân ái, nghĩa vụ, lương tâm, hạnh phúc, danh dự, lòng tự trọng…
Đạo đức của một xã hội nhất định biểu thị cụ thể thành một hệ thống chuẩn
mực đạo đức tương ứng của tất cả các nội dung nói trên, tạo thành ý thức đạo đức
của một xã hội nhất định, phản ánh một tồn tại nhất định. Ý thức đạo đức xã hội
thay đổi tùy theo hình thái kinh tế - xã hội và chế độ chính trị - xã hội khác nhau vì
tồn tại xã hội bao giờ cũng qui định ý thức xã hội. Tuy nhiên, trong đạo đức của các
chế độ chính trị - xã hội khác nhau cũng có một số vấn đề đạo đức giống nhau, như
2
lòng nhân ái, tính tự trọng, khiêm tốn, lễ độ,…Nhưng trong lĩnh vực đạo đức căn
bản vẫn là “xã hội nào thì đạo đức ấy”. Đạo đức của xã hội ta là đạo đức XHCN.
Điểm đặc trưng của nền đạo đức XHCN là được xây dựng trên nền tảng công bằng,
không cố người bóc lột người, trên nền tảng kết hợp thỏa đáng giữa lợi ích cá nhân
với lợi ích xã hội, lợi ích tập thể với lợi ích của nhà nước.
1.1.2 .Hành vi đạo đức
1.1.2.1 Khái niệm
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có
ý nghĩa về mặt đạo đức. Hành vi đạo đức được biểu hiện trong cách đối nhân xử
thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói… của mỗi con người.
Hệ thống chuẩn mực đạo đức, quan niệm đạo đức của một xã hội nhất định
chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành vi đạo đức sống động của các cá nhân
cụ thể. Song hành vi đạo đức của cá nhân sống trong một nền văn hóa nhất định nào
đó thì vẫn thường xảy ra hiện tượng có sự “pha tạp” trong hành vi đạo đức của họ.
Vì ở mỗi hoàn cảnh xã hội cụ thể luôn tồn tại nhiều nên đạo đức bên cạnh nên đạo
đức chính thống tương ứng với xã hội đó. Do vậy nhiệm vụ của giáo dục đạo đức
XHCN là giúp cho người được giáo dục có được hành vi đọc đức phù hợp với nền
đạo đức XHCN và kế thừa những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đpej của dân
tộc, thoát khỏi những tàn dư đạo đức của các chế độ xã hội cũ đã lỗi thời.
1.1.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức
Để đánh giá một con người có đạo đức hay không, người ta căn cứ vào hành
vi của người đó. Giá trị đạo đức của hành vi được xem xét theo những tiêu chuẩn sau:
Tính tự giác của hành vi thể hiện ở chỗ cá nhân có hiểu biết, có thái độ, có ý
chí đạo đức, nói cách khác là có ý thức đạo đức về hành vi của mình. Những hành
vi của con người nếu như chủ thể của hành vi đó chưa ý thức về hành vi của mình,
chưa tự giác hành động, hành động đó còn có tính chất bắt buộc thì không thể coi
đó là hành vi đạo đức. Ví dụ, một người do sự cưỡng bức của những người xung
quanh mà phải miễn cưỡng nhường chỗ cho người già trên ô tô, thì không được
xem đó là hành vi đạo đức.
3
Hành vi của con người chỉ được coi là hành vi đạo đức khi được chủ thể
hành động ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa về hành vi của mình và chủ thể hoàn
toàn tự mình hành động dưới sự thúc đẩy của những động cơ trong nội tâm mình.
Chẳng hạn tự nguyện, vui lòng nhường chỗ cho người khác trên ô tô, đó là hành vi
có đạo đức.
Tính có ích của hành vi là hành động của cá nhân đem lại lợi ích cho xã hội.
Tính có ích của hành vi phụ thuộc vào thế giới quan của chủ thể hành vi, nhất là
nhân sinh quan. Chủ nghĩa vị kỷ của giai cấp tư sản đặt lợi ích của giai cấp mình lên
trên hết, do đó trong xã hội tư bản người có đạo đức là người làm sao thu được
nhiều lợi nhuận nhất. Trong xã hội XHCN chúng ta, một hành vi được gọi là hành
vi đạo đức tùy thuộc ở chỗ nó có thúc đầy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho
công cuộc đổi mới trong việc xây dựng xã hội XHCN hay không?
Tính không vụ lợi của hành vi là hành động có mục đích vì người khác, vì xã
hội. Người có hành vi đạo đức trong tính toán của mình không bao giờ lấy lợi ích cá
nhân làm trung tâm. Các chiến sỹ ngoài mặt trận, các anh hùng… là những con
người đã thể hiện tính không vụ lợi trong hành vi của mình.
1.1.2.3 Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức
Tri thức và niềm tin đạo đức
Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức
qui định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
Để hành vi của mình có giá trị đạo đức trước hết con người phải có tri thức
đạo đức, phải biết đạo lý đòi hỏi ở họ điều gì họ cần phải làm gì và điều gì không
được làm. Cũng có trường hợp đạo đức không phải thể hiện ở chỗ là một hành vi
nào đó, mà thể hiện ở chỗ kìm hãm hành động đó. Con người phải hiểu tất cả những
điều nói trên trước khi hành động. Sự hiểu biết như thế chính là tri thức đạo đức.
Tri thức đạo đức có được là dựa trên cơ sở của quá trình tư duy sâu sắc và
độc lập của cá nhân khi họ tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức. Việc nhận thức
được kết quả, hậu quả có thể có được của hành vi đạo đức là một điều kiện quan
trọng đối với hành vi đạo đức, vì nó là cái để khẳng định hành động đó của con
người là có tính tự giác hay chỉ là hành động mù quáng. Hiểu như vậy, chúng ta
thấy tri thức đạo đức là yếu tố quan trọng của hành vi đạo đức.
4
Cần phải phân biệt việc hiểu tri thức đạo đức khác với việc học thuộc lòng
một cách hình thức các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức. Không ít các trường hợp,
con người thuộc những khái niện đạo đức (trung thực là gì? Vì sao phải trung thực?),
những chuẩn mực đạo đức (sinh viên phải trung thực trong thi cử), nhưng họ vẫncos
những lúc không có những hành vi đạo đức tương ứng (chẳng hạn quay cóp).
Việc hiểu biết về chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức là quan trọng nhưng
chưa hoàn toàn đảm bảo để có hành vi đạo đức. Ngoài tri thức đạo đức, còn có sự
tin tưởng nào đó của cá nhân về lợi ích của các chuẩn mực đạo đức đối với xã hội.
Sự tin tưởng này chính là niềm tin đạo đức của cá nhan. Niềm tin đạo đức là sự tin
tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính
chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt
để các chuẩn mực ấy.
Niềm tin đạo đức là một trong những yếu tố quyết định hành vi đạo đức của
con người, là cơ sở để làm bộc lộ những phẩm chất ý chí của đạo đức như lòng
dũng cảm cứu người bị nạn, tính kiên quyết đấu tranh chống thói hư tật xấu, tính
kiên trì khắc phục nhược điểm của bản thân…
Việc hình thành niềm tin đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trang bị
những khái niệm về đạo đức, thể nghiệm những hiểu biết trong cuộc sống và trong
sinh hoạt, tổ chức giáo dục gia đình, dư luận tập thể… là những yếu tố quan trọng.
Động cơ và tình cảm
Để có được hành vi đạo đức không chỉ có tri thức và niềm tin đạo đức mà
cần có động cơ đạo đức.
Động cơ đạo đức là nhu cầu đạo đức được con người ý thức đầy đủ về đối
tượng để thỏa mãn nhu cầu đạo đức đó. Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã
được con người ý thức và nó trở thành động cơ chính làm cơ sở cho hành động của
con người trong các mối quan hệ xã hội, biến hành động của con người thành hành
vi đạo đức.
Hành vi đạo đức là loại hành động luôn gắn với động cơ đạo đức, động cơ
như thế nào thì hành động như thế ấy. Ví dụ như, anh công an nghe thấy tiếng kêu
thất thanh “cướp” đã nhanh chóng lao về phía có tiếng kêu, không sợ tên cướp có
vũ khí để bắt tên cướp đó. Nguyên nhân của hành động dũng cảm đó là tinh thần
5
trách nhiệm, đó là động cơ thúc đẩy cho hành vi đạo đức. Nguyên nhân như thế
cũng chính là mục đích của hành động.
Động cơ đạo đức vừa bao hàm ý nghĩa về mặt mục đích hành động vừa bao
hàm ý nghĩa nguyên nhân của hành động.
Động cơ với ý nghĩa là nguyên nhân hành động sẽ trở thành động lực lâm lý,
có tác dụng phát động mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của con người(như ví dụ
trên, ta thấy anh công an quên nguy hiểm), thúc đẩy con người hành động (liều
mình, tay không bắt kẻ cướp có vũ khí) theo tri thức và niềm tin của bản than đối
với các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức (tinh thần trách nhiệm). Do vậy, muốn có
hành vi đạo đức tất yếu phải có động cơ đạo đức.
Động cơ đạo đức với ý nghĩa là mục đích của hành vi đạo đức sẽ qui định
chiều hướng tâm lý của hành động, qui định chiều hướng tâm lý của hành động, qui
định thái độ cá nhân đối với hành động của mình. Giá trị đạo đức của hành vi được
thể hiện ở mục đích của nó. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều khi động cơ của hành
động có thể mâu thuẫn với bản than hành động. Chẳng hạn việc học sinh học tốt có
thể chỉ là kết quả của những ham thích địa vị; việc sinh viên làm một điều tốt, có lợi
cho tập thể lại do tính hiếu danh, kiêu ngọa hoặc do một sự cầu lợi riêng nào đó.
Vì vậy, giáo dục đạo đức không chỉ là rèn luyện những hành vi đạo đức mà
điều quan trọng hơn cả là xây dựng những động cơ đạo đức vững bền. Hệ thống
những kích thích liên thục thúc đẩy hành vi đạo đức của con người là nhiệm vụ cơ
bản của công tác giáo dục đạo đức.
Cùng với nhu cầu đạo đức với tư cách là nguồn phát sinh động cơ đạo đức
thì thái độ tích cực của cá nhân trọng mối quan hệ giữa mình với người khác và với
xã hội cũng là một trong những yế tố tham gia vào việc tạo ra động cơ đạo đức.
Thái độ đánh giá đó được gọi là tình cảm đạo đức.
Tình cảm đạo đức là thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của ngươi
khác và hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người
khác và với xã hội.
Tình cảm đạo đức sẽ khơi dậy những nhu cầu đạo đức, thúc đẩy con người
hành động một cách có đạo đức trong mối quan hệ giữa nó với người khác, với tập
thể, với xã hội. Xuất phát từ vai trò của tình cảm đạo đức mà nhà thơ, nhà cách
6
mạng dân chủ người Nga Nicolai Đôbrôliubốp đã nói rằng: “Niềm tin và tri thức chỉ
coi là có thật khi nó đã đi vào trong con người, đã hòa lẫn với tình cảm và ý chí của
con người”. Với ý nghĩa như vậy, tình cảm đạo đức được xem như là một trong
những loại động cơ thúc đẩy và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhan.
Thường người ta chia tình cảm đạo đức tích cực và tình cảm đạo đức tiêu
cực. Chẳng hạn, tình đồng đội là tình cảm đạo đức tích cực, lòng ghen tỵ là tình
cảm đạo đức tiêu cực.
Thiện chí và thói quen đạo đức
Con người có tri thức đạo đức, tình cảm đọa đức chưa thể có hành vi đạo
đức thật sự mà còn phải có khả năng biến ý thức đạo đức trở thành hành vi đạo đức.
Như trên đã trình bày, giá trị đạo đức không phải ở tri thức đạo đức mà ở chỗ lựa
chọn động cơ đạo đức, ở ý định của hành vi đạo đức, tức là ở tính xác định của ý
chí. Hành vi đạo đức bao giờ cũng đứng trước một tình huống giữa một bên là điều
muốn làm và bên kia là điều phải làm. Chẳng hạn khi làm bài thi có sinh viên quên
mất kiến thức đã học, lúc này ở sinh viên đó sẽ nẩy ra ý định dở tài liệu ra để xem
(muốn làm), nhưng cũng ở thời điểm đó hình như nội qui học tập đang nhắc nhở
trong họ(phải làm). Như vậy, trong nội tâm sinh viên này diễn ra cuộc đấu tranh
động cơ, họ đang đứng trước câu hỏi: “Nên hành động theo hướng nào?”. Để giải
quyết tình huống đó, trong mối tương quan giữa “cái muốn làm” và “cái phải làm”
con người phải có ý chí đạo đức.
Ta có thể xem ý chí con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức là ý chí
đạo đức, hay còn gọi là thiện chí.
Để ý thức đạo đức biến thành hành vi đạo đức có thiện chí vẫn chưa đủ. Một
hành vi đạo đức chỉ có thể xảy ra thực sự khi có một sức mạnh tinh thần, sức mạnh
của thiện chí mà người ta thường gọi là nghị lực. Nghị lực là năng lực phục tùng ý
thức đạo đức của con người. Không có nghị lực con người không vượt qua giới hạn
của động vật, hành động của con người sẽ bị những nhu cầu của bản than chế ước
một cách tuyệt đối. Nghị lực cho phép con người buộc những nhu cầu, nguyện
vọng, ham muốn của mình phục tùng ý thức đạo đức. Con người có thể có thiện chí
mà không có nghị lực để thể hiện thiện chí đó. Trong trường hợp này người ta gọi
anh ta là người nhu nhược.
7
Như vậy, ở đây ta thấy ý chí con người vừa có tính chất xác định về chất
(thiện chí), vừa có tính chất xác định về lượng (nghị lực). Có thiện chí không hẳn là
có nghị lực.
Ngược lại, nghị lực không phải bao giờ cũng là dấu hiệu của tính xác định
đạo đức của cá nhân.
Do vậy, trong giáo dục đạo đức, cần hình thành cho con người những thiện
chí và làm cho họ có nghị lực biến thiện chí đó thành hành vi đạo đức thực sự.
Trong quan hệ hàng ngày với người khác, với xã hội, những qui cách ứng
xử đòi hỏi con người phải có những hành vi sẵn sàng. Nghĩa là hành vi đạo đức
không chỉ dừng lại ở mức độ thực hiện một thiện chí nào đó nhờ sự thức đầy của
nghị lực mà trở thành hành động tự động hóa, trở thành thói quen đạo đức.
Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở
thành nhu cầu đạo đức của người đó và nếu nhu cầu này được thỏa mãn con người
cảm thấy dễ chịu, nếu nhu cầu không được thỏa mãn con người cảm thấy khó chịu.
Trong thực tế giáo dục đạo đức, người ta thường thấy có sự không ăn khớp
giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Nguyên nhân của sự không ăn khớp đó
không hoàn toàn do ý thức đạo đức, mà một phần là do con người thiếu thói quen
đạo đức. Dựa trên kinh nghiệm giáo dục thanh thiếu niên của mình mà nhà giáo dục
nổi tiếng người Nga – A.X. Macarencô đã nhấn mạnh: “Dù anh có xây dựng được
bao nhiêu những quan niệm đúng đắn về điều phải làm, tôi có quyền nói với anh
rằng, anh chẳng giáo dục gì hết nếu anh không giáo dục thói quen cho các em”.
1.1.2.4 Mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý trong cáu trúc
của hành vi đạo đức
Các yếu tố nằm trong cấu trúc của hành vi như trình bày ở trên có mối tương
quan với nhau.
Tri thức đạo đức chính là tiền đề, là cơ sở để đưa ra mục đích của hành vi
đạo đức. Tuy nhiên nếu xét tri thức một cách biệt lập thì đó không thể là yếu tố
quyết định có hay không có hành vi đạo đức. Mà tình cảm đạo đức, thiện chí mới là
yếu tố phát động mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của con người. Thiện chí là
điều kiện đảm bảo cho con người có hành vi đạo đức, những cũng nhiều khi hành vi
đạo đức vẫn chưa được thực hiện nếu như con người chưa có sự hiểu biết về những
8
hình thức và phương pháp của hành vi đạo đức. Có thiện chí mà không có tri thức
đạo đức đầy đủ thì con người không thể tránh khỏi lúng túng, bế tắc trong cách ứng
xử. Nhất là trong xã hội các tình huống xảy ra luôn biến động, phức tạp.
Con người có tri thức và niềm tin đạo đức, có tình cảm và động cơ đạo đức,
nghĩa là có ý thức đạo đức, có thiện chí nhưng cũng chưa đủ để đảm bảo luôn luôn
có hành vi đạo đức, Có thể nói một cách khác, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo
đức còn có một khoảng cách. Nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải nối liền khoảng
cách đó, làm cho ý thức đạo đức và hành vi đao đức của người được giáo dục đạt
tới sự thống nhất cao nhất. Yếu tố làm cho ý thức đạo đức được thể hiện trong hành
vi đạo đức chính là thói quen đạo đức.
Muốn có thói quen đạo đức thì phải tổ chức hoạt động của người được giáo
dục đảm bảo cho hành vi đạo đức được lặp đi lặp lại thường xuyên một cách có hệ
thống. Một trong những yếu thố tâm lý đảm bảo cho ý thức biến thành thói quen
trong hành vi đạo đức là nghị lực cá nhân. Nghị lực của cá nhân chỉ có được khi họ
có hiểu biết sâu sắc về các chuẩn mực đọa đức, có niềm tin đạo đức bền vững, có
tình cảm đạo đức mãnh liệt và có động cơ đạo đức cao cả.
Giáo dục đạo đức, thực chất là hình thành những phẩm chất cho người được
giáo dục và tạo ra ở họ đồng bộ các yếu tố tâm lý nói trên
1.1.2.5 Nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức
Qua những vấn đề trình bày ở trên về hành vi đạo đức chúng ta thấy một
hành vi đạo đức cụ thể, xét đến cùng bao giờ cũng do nhưng con người cụ thể, do
những nhân cách trọn vẹn thực hiện. Bởi hành vi đạo đức được thực hiện bao gồm
tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức, thiện chí, nghị lực, thói quen.
Toàn bộ hệ thống phẩm chất, năng lực cùng với sự tự ý thức về bản thân của con
người đều tham gia vào hành vi đạo đức. Do đó, ta có thể kết luận rằng, chủ thể của
hành vi đạo đức là toàn bộ nhân cách của một con người cụ thể. Giáo dục đạo đức
phải thông qua tổ chức hành vi đạo đức để giáo dục toàn bộ nhân cách con người.
Tuy nhiên, nói nhân cách trọn vẹn thực hiện hành vi đạo đức không có nghĩa
là mọi đặc điểm nhân cách của cá nhân đều có tác dụng ngang nhau đối với hành vi
đạo đức. Trong nhân cách có các yếu tố sau chi phối rõ nét nhất đối với hành vi đạo
đức:
9
Tính sẵn sàng của hành vi đạo đức
Con người khi đã chuyển hóa tri thức xã hội – lịch sử biến thành tri thức của
bẩn thân và chỉ những tri thức nào được cá nhân kiểm nghiệm trong thực tiễn mới
tạo nên niềm tin đạo đức của họ. Niềm tin đạo đức là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ
thống thứ bậc động cơ của nhân cách và biểu hiện thành xu hướng đạo đức nhân
cách. Niềm tin đạo đức sẽ định hướng cho mọi hành động có tính đạo đức. Như
vậy, xu hướng đạo đức của nhân cách là cơ sở đầu tiên, cơ bản để có tính sẵn sang
hành động có đạo đức.
Tuy nhiên xu hướng đạo đức của nhân cách cũng chưa đủ để tạo ra tính sẵn
sang hành động có đọa đức, vì xu hướng cũng mới chỉ ở dạng vạch chiều hướng
cho hành động, do vậy còn có các thành phần khác nữa mới đủ tạo nên tính sẵn
sàng của hành động đạo đức như phẩm chất ý chí và phương thức hành vi.
Phẩm chất ý chí như tính mục địch, tính quyết đoán, tính kiên trì… là yếu tố
cần thiết để chuyển những thuộc tính của xu hướng thành hành động.
Mọi hành vi đạo đức đều là hành vi tự giác và phần nhiều hành vi đạo đức là
hành động có ý chí, có đấu tranh động cơ.
Trong xã hội, các chuẩn mực đạo đức còn được qui định cả đến cách thức
thể hiện, cả thao tác (ví dụ, như cách xưng hô, lời chảo hỏi, tư thế đứng, ngồi,…).
Do vậy, khi thực hiện hành vi đạo đức chủ thể hành vi phải thực hiện đúng qui cách
do xã hội qui định, cách mà người ta thường gọi là “hành vi văn minh”
Cuối cùng, phải làm cho phương thức hành vi trở thành kỹ xảo, thói quen
hành vi thì mới làm cho tính sẵn sáng của hành động có đạo đức trở nên đầy đủ và
trọn vẹn.
Tóm lại, tính sẵn sang của hành động đạo đức liên quan đến các phẩm chất
của nhân cách (mặt đức như: thái độ, tình cảm, phẩm chất ý chí…) và cả năng lực
(mặt tài như: sự hiểu biết về chuẩn mực, qui tắc đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen
đạo đức).
Ý thức bản ngã
Ý thức bản ngã là ý thức về bản thân mình. Đây cũng là một thành phần
tham gia qui định hành vi đạo đức. Trên bình diện đạo đức ý thức bản ngã xuất hiện
10
dưới hình thức như là nhu cầu tự khẳng định, lương tâm, lòng tự tọng, danh dự cá
nhân.
Nhu cầu tự khẳng định
Nhu cầu tự khẳng định là sự cần thiết khẳng định mình là một thành viên
của xã hội, thành viên của một tập thể… Nhu cầu muốn được mọi người thừa nhận
và được như vậy thì bản thân mình mới thấy yên lòng. Chẳng hạn, muốn được mọi
người chú , tôn trọng, khen ngợi… Đây là một nhu cầu cơ bản của con người (có
lúc nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu trở thành nhân cách). Cũng như mọi nhu
cầu khác, nhu cầu tự khẳng định nảy sinh và phát triển mạnh mẽ trong hoạt động và
giao lưu, đồng thời cũng biến động trong quá trình sống cùng với sự biến động vị trí
của mình trong các quan hệ xã hội của cá nhân.
Một biểu hiện rõ rệt của nhu cầu tự khẳng định là sự tự đánh giá. Tự đánh
giá những hoạt động, những phẩm chất, năng lực của bản than. Việc tự đánh giá
cũng như sự tự đánh giá của xã hội, tập thể, gia đình, bạn bè… giữ vai trò quan
trọng trong xu hướng đạo đức của từng người. Nếu sự đánh giá là thích hợp (khách
quan và dựa trên những chuẩn mực đạo đức thích hợp) thì sẽ thuận lợi cho sự phát
triển tâm lý, đạo đức. Ngược lại, sự tự đánh giá không thích hợp, có thể diễn ra theo
hai hướng: thấp hơn hoặc cao hơn khả năng thức của bản thân. Nếu thấp hơn (nhất
là quá thấp) thì chủ thể rơi vào tình trạng bi quan, hoài nghi… từ đó có thể dẫn họ
tới chỗ tự ti. Nếu cao hơn sẽ làm cho chủ thể rơi vào bệnh kiêu căng, tự cao, tự
đại… từ đó dễ dẫn đến coi thường người khác và tất yếu sẽ bị cô lập, cách biệt.
Lương tâm là sự kết tinh của nhu cầu đạo đức và ý thức đạo đức đã trở thành
bản tính của một con người
Lương tâm cũng là hình thức biểu hiện của ý thức bản ngã. Khi được hình
thành lương tâm trở thành một khả năng tự đánh giá về đạo đức của mỗi người. Sự
đánh giá của lương tâm có đặc điểm là dựa trên những chuẩn mực ít nhiều lý tưởng
hóa và biểu hiện thành tình cảm đạo đức. Vì vậy, khi hành vi đạo đức được đánh giá
là “đạt yêu cầu” thì lương tâm thanh thản. Nhưng hành vi đạo đức bị đánh giá là
không đạt yêu cầu, là sai trái… thì lương tâm bị cắn rứt, dày vò, đau khổ, … Sự cắn
rứt của lương tâm tuy âm ỉ nhưng dai dẳng, khó chịu.
11
Giáo dục đạo đức cuối cùng phải đạt tới sự tự đánh giá, tự kiểm tra, tự giáo
dục về đạo đức của chủ thể.
Cùng với nhu cầu tự khẳng định và lương tâm thì lòng tự trọng (tự coi trọng
mình, tự gìn giữ tư cách, phẩm chất của bản thân), danh dự cá nhân (tiếng tăm tốt
về bản thân) cũng là những biểu hiện của ý thức bản ngã, cũng là những chỉ số của
giáo dục đạo đức, là dấu hiệu của quá trình giáo dục đạo đức đã chuyển thành kết
quả của tự giáo dục về đạo đức.
1.1.3 Chức năng của đạo đức
1.1.3.1 Chức năng điều chỉnh hành vi
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi làm
cá nhân và xã hội cùng tồn tại và phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và
cộng đồng.
Loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, trong đó có
chính trị, pháp quyền và đạo đức…
Chính trị điều chỉnh hành vi giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia bằng
các biện pháp đặc trưng như ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo lực…
Pháp quyền và đạo đức điều chỉnh hành vi trong quan hệ giữa các cá nhân
với cộng đồng bằng các biện pháp đặc trưng là pháp luật và dư luận xã hội, lương
tâm. Sự điều chỉnh này, có thể thuận chiều, có thể ngược chiều.
Điều chỉnh hành vi của đạo đức và pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi
và phương thức điều chỉnh.
Pháp quyền thể hiện ra ở pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc mọi
người phải tuân theo. Những chuẩn mực của pháp luật được thực hiện bằng ngăn
cấm và cưỡng bức (quyền lực công cộng cùng với đội vũ trang đặc biệt, quân đội,
cảnh sát, toà án, nhà tù…). Pháp quyền là đạo đức tối thiểu của mỗi cá nhân sống
trong cộng đồng.
Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối với các hành vi cá nhân. Phương
thức điều chỉnh là bằng dư luận xã hội và lương tâm. Những chuẩn mực đạo đức
bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và cả chuẩn mực khuyến khích.
12
Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm
đòi hỏi từ tối thiểu tới tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng để phân
biệt đạo đức với các hình thái ý thức khác, các hiện tượng xã hội khác và làm thành
cái không thể thay thế của đạo đức.
Mục đích điều chỉnh: bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng tạo nên
quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng đồng và
cá nhân (và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng).
Đối tượng điều chỉnh: Hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh quan hệ
cá nhân với cộng đồng (gián tiếp).
Cách thức điều chỉnh được biểu hiện: Lựa chọn giá trị đạo đức; xác định
chương trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức; xác định phương án cho hành vi
bưỏi chuẩn mực đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềm tin, lý tưởng, tình
cảm của đạo đức, kiểm soát uốn nắn hành vi bởi dư luận xã hội.
Chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bởi hai hình thức chủ yếu.
Xã hội và tập thể tạo dư luận để khen ngợi khuyến khích cái thiện, phê phán
mạnh mẽ cái ác.
Bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi cơ sở những chuẩn mực
đạo đức xã hội.
1.1.3.2 Chức năng giáo dục
Con người vươn lên “chân - thiện - mỹ”. Con người là sản phẩm của lịch sử,
đồng thời là chủ thể của lịch sử. Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn
cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.
Con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội. Hệ thống ấy tác động
đến con người và con người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo đức do con người
tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái khách quan hoá tác
động, chi phối con người.
Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá
nhân chịu sự tác động. Ở đây, môi trường đạo đức: tác động đến đạo đức cá nhân
bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để chuyển hoá
đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá
nội dung giáo dục bằng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong
13
đời sống xã hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát
triển thành thói quen, truyền thống, tập quán đạo đức.
Hiệu quả giáo dục đạo đức phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, cách
thức tổ chức, giáo dục mức độ tự giác của chủ thể và đối tượng giáo dục trong quá
trình giáo dục.
Giáo dục đạo đức gắn với tiến bộ đạo đức:
Nhân đạo hóa các quan hệ xã hội và mức độ phổ biến nhân đạo hóa các
quan hệ xã hội; sự hoàn thiện của cấu trúc đạo đức và mức độ phổ biến của nó…sẽ
giúp chủ thể lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, đánh giá đúng tư cách
của người khác hay của cộng đồng cũng như tự đánh giá đúng thông qua mục đích,
yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức, hình thức và các bước đi của quá trình
giáo dục sẽ giúp mỗi cá nhân và cả cộng đồng tạo ra các hành vi và thực tiễn đạo
đức đúng.
Như vậy, chức năng giáo dục của đạo đức cần được hiểu một mặt “giáo dục
lẫn nhau trong cộng đồng”, giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng
đồng;mặt khác, là sự “ tự giáo dục” ở các cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cá nhân lẫn cấp
độ cộng đồng.
1.1.3.3 Chức năng nhận thức
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có chức năng nhận thức
thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội.
Sự phản ánh của đạo đức với hiện thực có đặc điểm riêng khác với các hình
thái ý thức khác.
Đạo đức là phương thức đặc biệt của sự chiếm lĩnh thế giới con người. Nếu
xét dưới góc độ bản thể luận, đạo đức là hệ thống tinh thần, được quy định bởi tồn
tại xã hội. Nhưng xét dưới góc độ xã hội học thì hệ thống tinh thần (nhận thức đạo
đức) không tách rời thực tiễn – hành động của con người. Do vậy, đạo đức là hiện
tượng xã hội vừa mang tính tinh thần vừa mang tính hành động hiện thực.
Sự nhận thức của đạo đức có đặc điểm:
Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức. Và đa số trường
hợp có sự hòa quyện ý thức đạo đức với hành động đạo đức. (Khác những khoa học
14
và ứng dụng nghiên cứu thành tựu khoa học có khoảng cách về không gian và thời
gian).
Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngoài) và
hướng nội (tự nhận thức – hương vào chính mình, chính chủ thể).
Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mức, giá trị, đời sống đạo đức của xã hội
làm đối tượng. Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, trách nhiệm và nghĩa vụ, hạnh
phúc và ý nghĩa cuộc sống…, những “cách thức và phương tiện” tạo ra các giá trị
đạo đức. Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhận thức đã chuyển hóa đạo đức của xã
hội như là cái chung thành ý thức đạo đức của cá nhân như là cái riêng.
Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình – chủ thể đạo đức –
làm đối tượng nhận thức. Đây là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu
những nhận thức, hành vi, đạo đức của mình với những chuẩn mực giá trị chung
của cộng đồng. Từ cách nhận thức này mà chủ thể hình thành phát triển thành các
quan điểm và nguyên tắc sống: sáng tạo hay chủ động, hy sinh hay hưởng thụ, vị
tha hay vị kỷ, hướng thiện hay sa vào cái ác…
Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là to lớn. Dư
luận xã hội là sự bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn lương tâm
là sự phê bình. Cả hai đều giúp chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình – giá trị
mà xã hội mong muốn.
Từ nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm của mình và sẵn sàng để
ho thành trách nhiệm đó. Trong cuộc sống có vô số những trách nhiệm như vậy. Nó
luôn đặt ra trong quan hệ phong phú giữa chủ thể đạo đức với xã hội, gia đình, bạn
bè, đồng chí, đồng đội, tập thể, dân tộc, gia cấp, tổ quốc.
Nhận thức đạo đức (đạo đức phản ánh hiện thực) ở hai trình độ: trình độ
thông thường và trình độ lý luận.
Nhận thức đạo đức ở trình độ thông thường là ý thức thông thường, những
giá trị riêng lẻ. Nó đáp ứng nhu cầu đạo đức thông thường đủ để chủ thể xử lý kịp
thời trong cuộc sống và sự phát triển bình thường của xã hội. Mọi cá nhân đều có
thể và cần phải ảnh ánh đạo đức ở trình độ này.
Nhận thức đạo đức ở trình độ lý luận là những nhận thức có tính nguyên tắc
được chỉ đạo bởi những giá trị đạo đức có tính tổng quát. Trình độ này đáng ứng
15
những đòi hỏi của sự phát triển đạo đức và tiến bộ xã hội. Đây là yếu tố không thể
thiếu được trong hệ tư tưởng và hành vi của các gia cấp cầm quyền.
Nhận thức đạo đức đưa lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức. Các cá nhân, nhờ
tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức (trở thành đạo đức cá nhân). Cá
nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để
cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức (hiện thực hóa đạo đức).
1.2 Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho sinh viên chuyên ngành giáo
dục chính trị
1.2.1 Đặc điểm của sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, Mác
đã nhận định “tổng hòa của các quan hệ xã hội”. Sinh viên là những thanh niên có
tuổi đời còn trẻ, ưa các hoạt động giao tiếp, tri thức được đào tạo chuyên ngành một
cách hệ thống và khoa học. Chính vì vậy, sinh viên sẽ tiếp thu những cái mới trước
sự tìm tòi và sáng tạo là những người có khả năng nhạy cảm với các vấn đề chính trị
xã hội.
Đối với sinh viên chuyên ngành giáo dục chính trị, bên cạnh những đặc điểm
chung đó mang những đặc điểm riêng, đặc thù của chuyên ngành. Đó là: sinh viên
chuyên ngành giáo dục chính trị họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện
vai trò cá nhân. Trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường, chính là quá trình lâu
dài để họ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp, tư duy, và bản lĩnh chính
trị. Sinh viên tự nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của những môn chuyên ngành
Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học…hơn
nữa, việc nhận thức được phương pháp duy vật biện chứng, thế giới quan khoa học,
cách mạng của hệ tư tưởng Mác – Lênin là yêu cầu cơ bản trong nghề nghiệp của
mình sau này.
1.2.2 Các nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên chuyên ngành giáo
dục chính trị
16
1.2.2.1 Giáo dục cho sinh viên về phẩm chất chính trị đạo đức
Thứ nhất, giáo dục cho sinh viên phẩm chất chính trị, đạo đức:
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; có dũng khí đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa
cơ hội, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều; chống các quan điểm sai lầm, phản
động và các tệ nạn xã hội.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn,
giản dị, lời nói đi đôi với việc làm, có quan điểm quần chúng đúng đắn. Có ý thức
tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có tình yêu nghề nghiệp.
Thứ hai, giáo dục cho sinh viên về trình độ lý luận chính trị và
tri thức khoa học:
Được đào tạo cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có sự hiểu biết nhất định về những quan điểm, tư tưởng khác nhau và cách
thức, phương pháp đấu tranh với quan điểm tư tưởng sai trái, thù địch, đi ngược lợi
ích dân tộc và đối lập với hệ tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có kiến thức văn hoá tổng hợp, nhất là kiến thức về khoa học xã hội và nhân
văn, về thế giới hiện đại, về đất nước và con người Việt Nam trên các phương
diện: lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hoá…
Có trình độ ngoại ngữ và tin học theo yêu cầu đào tạo.
Thứ ba, giáo dục cho sinh viên về năng lực:
Có tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức chuyên sâu về môn giáo dục chính
trị, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt
nhiệm vụ giảng dạy lý luận chính trị theo mục tiêu tổng quát đã nêu.
Có trình độ nghiệp vụ sư phạm cơ bản, vững chắc để giảng dạy giáo dục
chính trị đáp ứng yêu cầu cụ thể.
Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.
17
Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ
chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, sinh viên phải có đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao.
18
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ.
Quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức là một quá trình phức tạp.
Mỗi phẩm chất đạo đức của con người là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách
quan, chủ quan. Chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh, sinh viên.
2.1. Về phía nhà trường
Một trong những khâu của quá trình giáo dục đạo đức là hình thành cho
người được giáo dục những hiểu biết về đạo đức. Nhà trường chính là nơi cung cấp
cho học sinh, sinh viên những tri thức đạo đức cần thiết. Thông qua các giờ lên lớp
học sinh, sinh viên sẽ được trang bị những tri thức đạo đức một cách khái quát và hệ
thống. Vốn tri thức này có tác dụng quan trọn ở chỗ giúp cho họ có cơ sở đúng đắn
để nhận ra và phân biệt giữa hiện tượng đạo đức và hiện tượng phi đạo đức biểu
hiện muôn hình vạn trạng trong cuộc sống hàng ngày, đó là cơ sở để tạo nên tính tự
giác trong hành vi đạo đức của học sinh, sinh viên.
Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức nói chung và việc cung cấp những
tri thức đạo đức nói riêng cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ của tất cả các môn
học trong nhà trương, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. Cùng với tất cả các môn
học thì ở các trường phổ thông qua các giờ đạo đức, giờ giáo dục công dân; ở các
trường đại học, cao đẳng là thông qua giảng dạy các môn chủ nghĩa Mác – Lênin,
đạo đức học,... đã góp phần quan trọng giúp cho sinh viên thình thành thế giới quan
khoa học, nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở rộng rãi, vững chắc cho đạo
đức xã hội chủ nghĩa các em.
Trong các giờ giảng dạy, giảng viên ngoài việc cung cấp những tri thức nói
chung, tri thức đạo đức nói riêng còn có khả năng tác động rất lớn vào tình cảm, ý chí
của học sinh, sinh viên. Các câu chuyện sống động minh họa cho những giờ học,
những tác động đạo đức của văn học, nghệ thuật trong chương trình ngoại khóa… là
những biện pháp hiệu nghiệm tác động vào tình cảm đạo đức của học sinh, sinh viên.
Các hình tượng nghệ thuật của câu chuyện sẽ góp phần vào sự hình thành thái độ,
tình cảm đạo đức từ đó dễ chuyển tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức.
19
Ở nhà trường cũng luôn diễn ra sự tiếp xúc giữa học sinh, sinh viên với
người thực việc thực, với chủ thể của các hành vi đạo đức sống động. Điều này có
sức thuyết phục rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho họ. Những Hành vi đạo đức
diễn ra trong nhà trường rất dễ trở thành mẫu thực cho học sinh, sinh viên noi theo
trong những hoàn cành đòi hỏi cách xử sự tương ứng. Như vậy, sức thuyết phục lớn
của “người thực, việc thực” là có khả năng đi thẳng vào niềm tin đạo đức của mỗi
người.
2.2. Tập thể và các tổ chức đoàn thể xã hội
Mỗi học sinh, sinh viên ở trong nhà trường sẽ đồng thời là thành viên của
một số tập thể khác nhau. Họ vừa là thành viên trong một lớp học, vừa là đoàn viên
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, vừa là cầu thủ của đội bong đá, vừa là thành viên
của câu lạc bộ tiếng Anh… Khi họ tham gia vào các buổi họp lớp, họp Đoàn, câu
lạc bộ… họ sẽ dần làm quen với việc tôn trọng ý kiến tập thể. Đồng thời, các ý kiến
cá nhân đều được tập thể kiểm tra và đánh giá. Như vậy, dư luận tập thể học sinh,
sinh viên, ý kiến của mọi thành viên trong tập thể không chỉ có tác dụng thông báo
nội dung các chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức, mà còn có tác dụng kiểm tra,
đánh giá và điều chỉnh sự nhận thức của mỗi người về các chuẩn mực, nguyên tắc
đạo đức. Cho nên dư luận tập thể đúng đắn, lành mạnh là điều rất quan trọng. Để có
dư luận lành mạnh người làm công tác giáo dục cần phải biết cách tạo ra dư luạn
chung lành mạnh, đúng đắn đó.
Muốn vậy, trước hết các giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải có
khả năng xây dựng tập thể lớp trở thành một tập thể tốt. Chỉ có trong một tập thể tố
mới có dư luận xã hội lành mạnh, có tác dụng hướng dẫn, kiểm tra những tri thức
đạo đức, niềm tin đạo đức của mỗi học sinh, sinh viên; kiểm tra, đánh giá và củng
cố những thói quen đạo đức của họ.
Một tập thể tốt phải đạt được những dấu hiệu sau: Có mục đích thống nhất,
có tinh thần trách nhiệm trước xã hội, có yêu cầu chặt chẽ đối với mọi thành viên,
mọi thành viên phải phục tùng ý chí của tập thể, phải có sự lãnh đạo thống nhất, các
thành viên phải được bình đẳng trước tập thể.
Ngoài tập thể lớp học sinh, sinh viên còn là thành viên của một số tập thể
khác nhau nữa. Mỗi tập thể đều có mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và hình thức hoạt
20
động riêng. Do vậy, người giáo viên phải có khả năng làm cho dư luận của những
tập thể khác nhau này có sự thống nhất về những vấn đề giống nhau. Chỉ có trong
tình huống như vậy thì dư luận xã hội trong tập thể mới có tác dụng giáo dục đạo
đức cho học sinh, sinh viên.
Hơn nữa, người giáo viên còn phải biết chủ động hướng dư luận của tập thể
học sinh, sinh viên theo cũng một hướng chủ định (theo các nói của A.X.Macarenco
là cùng nói một giọng “đô”); đồng thời cũng phải biết dẹp đi những dư luận không
có lợi cho việc giáo dục đạo đức.
Mọi dư luận của tập thể học sinh, sinh viên về những hành vi đạo đức của
mỗi thành viên trong tập thể sẽ tạo nên không khí đạo đức của tập thể. Khi bầu
không khí đạo đức của tập thể được hình thành đầy đủ và đúng đắn, lành mạnh sẽ là
môi trường nảy sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức của học
sinh, sinh viên.
2.3. Gia đình và nề nếp gia đình
Mỗi người đều sinh sống trong những gia đình nhất định, ở đây sẽ diễn ra
các mối quan hệ trực tiếp xã hội đầu tiên giữa những đứa trẻ và ông bà, bố mẹ, anh
chị em. Thông qua gia đình các mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ. Mọi
sinh hoạt trong gia đình đều có ảnh hưởng lớn lao đến sự hình thành đạo đức của
học sinh, sinh viên; trong đó nề nếp gia đình và sự tổ chức giáo dục của gia đình có
ý nghĩa quan trọng. Các nề nếp trong gia đình chính là cụ thể hóa các chuẩn mực
đạo đức đầu tiền mà con người lấy đó làm căn cứ để điều khiển, điều chỉnh hành vi
của mình, xã hội hóa bản thân mình.
Các bậc phụ huynh trong gia đình phải xác định rõ mục đích của việc giáo
dục đạo đức cho con em mình. Khi đã xác định được mục đích giáo dục đạo đức
cho con cái đúng đắn, cha mẹ phải ý thức sâu sắc rằng, đạo đức của bản thân họ có
ảnh hưởng quyết định đạo đức con cái mình. Các bậc phụ huynh không nên nghĩ
rằng, giáo dục con cái là trực tiếp giảng bài, khuyên răn, sai bảo hoặc ngăn cấm
chúng điều gì đấy, mà bất cứ lúc nào trong cuộc sống của cha mẹ, thậm chí cả khi
họ vắng mặt thì họ vẫn đang giáo dục đạo đức cho con cái mình. Từ cách ăn mặc,
nói năng, cách bàn luận, cách thể hiện thái độ của cha mẹ đối với những người xung
quanh… tất cả những điều đó ít nhiều đều ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức của con
21
cái mình. Do vậy, để giáo dục đạo đức cho con cái các bậc phụ huynh phải thật sự
nghiêm khắc với bản thân, luôn kiểm soát từng thái độ, hành vi, phong cách của
mình. Những thái độ, hành vi, phong cách đúng với chuẩn mực đạo đức của cha mẹ
là những tác động giáo dục đạo đức đầu tiên và quan trọng nhất đối với con trẻ.
Hính ảnh mẫu mực trong cuộc sống, trong lao động, trong ứng xử của cha mẹ luôn
là tấm gương về đạo đức cho con cái, nhất là đối với lứa tuổi nhỏ, khi cha mẹ luôn
là thần tượng của các con.
Cùng với cuộc sống của gia đình, trẻ em còn tiếp nhận các tác động phong
phú của hoàn cảnh sống. Những tác động đó có cả tác động tích cực và tác động
tiêu cực đối với việc hình thành đạo đức của các em. Tổ chứ giáo dục gia đình
không có nghĩa là cha mẹ cấm đoán hay né tránh các em tiếp xúc với những ảnh
hưởng xấu của ngoại cảnh, vì có làm như vậy cũng không thể ngăn được tác động
không mong muốn của ngoại cảnh mà các bậc phụ huynh phải giáo dục để các em
hiểu, kịp thời nhận ra và chống lại các tác động tiêu chứ của những sự việc, con
người xấu; tạo ra một “hàng rào” miễn dịch, không để cho những tác động xấu xâm
nhập vào tâm hồn các em. Cha mẹ cần theo dõi sát sao những thái độ, hành vi, cử
chỉ của con cái mình để kịp thời uốn nắn những quan niệm, thái độ, hành vi không
phù hợp với nguyên tắc đạo đức của chúng.
Khi bước vào tuổi đầu thanh niên, do sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này,
các em chịu ảnh hưởng lớn tự bạn bè, trong sự tự đánh giá bản thân thường cao hơn
thực tế, các em mong muống không bị phụ thuộc vào cha mẹ. Do vậy, giai đoạn này
các em chịu ảnh hưởng từ xã hội lớn hơn ở gia đình. Các bậc phụ huyng cần tạo
điều kiện để các em xây dựng những yêu cầu trong nề nếp gia đìnhmoojt cách dân
chủ phù hợp với các nguyên tắc đạo đức và khéo léo khích lệ các em thức hiện
chúng một cách kiên trì.
Đặc trưng của cuộc sông sinh viên là không sống chung cùng gia đình. Phần
lắn sinh viên sống cùng với nhau trong ký túc xá nhà trường hoặc trong các khu nhà
trọ. Có thể nói đối với sinh viên đó là cuộc sống hoàn toàn khác với giai đoạn trước
đây khi mà họ còn học ở trường phổ thông. Một cuộc sống đòi hỏi có sự tự lập cao
vì họ sẽ phải tự mình tổ chứ, tự đưa ra yêu cầu, tự kiểm tra , tự điều chỉnh những
hành vi của mìnhddeer đảm bảo cho hoạt động của mình được diễn ra tốt đẹp, đồng
22
thởi lại tạo ra được sự hài hòa với các thành viên cùng chung sống. Mặt khác, sinh
viên có ý thức về việc tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, mỗi sinh viên
đều xuất thân từ những hoàn cảnh riêng, trong đó có chứa đựng những nề nếp sinh
hoạt riêng của gia đình mình đã tạo nên cho họ ít nhiều có những thói quen, những
cách ứng xử, những hành vi đạo đức riêng trong cuộc sống. Bước chân vào cuộc
sống sinh viên, một cuộc sống có sự có sát giữa các nề nếp sinh sống khác nhau và
không phải mọi cách sống của các thành viên đều đi đúng nguyên tắc đạo đức, đều
được thành viên khác chấp nhận (dù đúng chuẩn mực). Cuộc sống sinh viên lại
thoát hẳn sự theo dõi kiểm tra, nhắc nhở của các bậc phụ huynh, các nhà giáo
dục(nhất là khi sinh viên sống trong các khu nhà trọ). Đây là giai đoạn khó khăn
nhất trong giáo dục đạo đức, bởi trong bối cảnh như vậy không phải sinh viên nào
cũng làm chủ được bản thân mình trước những tác động tiêu cực, từ đó họ dễ mất đi
những thói quen hành vi đạo đức đã hình thành trước đây. Do vậy, cha mẹ, thầy cô
không nên cho rằng sinh viên đã trưởng thành, họ phải tự chịu trách nhiệm về mình,
cho rằng việc giáo dục đạo đức của mình đã hoàn thành rồi, việc còn lại là sinh viên
tự tu dưỡng bản thân, từ đó dẫn đến buông lỏng việc giáo dục đạo đức cho họ. Bên
cạnh các tri thức của các môn học, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cụ thể cho
nề nếp sinh hoạt của sinh viên, có sự kiểm tra cụ thể việc thực hiện những nề nếp
đó. Cần có sự kết hợp với các tổ chức xã hội để làm việc này cho có hiệu quả.
2.4. Bản thân chính sinh viên
Quá trình giáo dục bao giờ cũng kéo theo quá trình tự giáo dục và kết quả
của quá trình giáo dục do quá trình tự giáo dục quyết định.
Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi cá nhân là một quá trình lâu dài,
khó khăn và phức tạp. Trong quá trình đó các tác động bên ngoài và các tác động
bên trong thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay
đổi tùy theo từng gian đoạn phát triển nhân cách của con người. Nhiệm vụ của giáo
dục đạo đức là phải làm cho các yếu tố bên trong dần dần lấn át được các yếu tố bên
ngoài trong việc điều chỉnh hành vi của người được giáo dục. Khi tri thức đạo đức
được chuyển hóa thành niềm tin đạo đức lúc đó mọi hành vi đạo đức của con người
sẽ có tính nguyên tắc. Khi nhân cách của cá nhân phát triển khá đầy đủ, lúc đó việc
xem xét, đánh giá hay cư xử bất cứ điều gì, cá nhân cũng sẽ dựa trên quan điểm,
23
niềm tin đạo đức của chính mình. Lúc này những tác động bên ngoài sẽ được sang
lọc thông qua cái bên trong, cá nhân sẽ dựa vào cái bên trong của mình để đánh giá,
tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Lương tâm đã trở thành nhân tố điều chỉnh, điều
khiển hành vi đạo đức của mình. Như vậy, sự hình thành đạo đức của cá nhân do
ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, mà trước hết là do tác động giáo dục của
nhà trường, của tập thể, của gia đình sẽ dần chuyển thành sự tự giáo dục mà trong
đó sự tự tu dưỡng là yếu tố cơ bản.
Sự tự du dưỡng về mặt đạo đức là một hành động tự giác, có hệ thống mà
mỗi cá nhân thực hiện đối với bản thân mình nhằm khắc phục những hành vi trái
đạo đức và bồi dưỡng, củng cố những hành vi đạo đức của bản thân mình, thúc đẩy
sự phát triển nhân cách.
Tự tu dưỡng là nhu cầu của mỗi cá nhân ở trình độ ý thức đã phát triển. Mọi
cá nhân đều có mong muốn làm cho mình tốt hơn lên, bồi bỏ tình cảm và ý chí của
mình, khắc phục những thói hư tật xáu, làm cho mình biết phân biệt điều thiện với
điều ác. Do đó, tự tu dưỡng là một con đường nhằm hình thành những phẩm chất
đạo đức ở mỗi cá nhân học sinh, sinh viên. Tạo cho học sinh, sinh viên có khả năng
tự tu dưỡng là một yêu cầu giáo dục đạo đức trong nhà trường.
Ý thức và khả năng tự tu dưỡng do đâu mà có? Có thể nói rằng, hoàn cảnh
bên ngoài, sự giáo dục, kinh nghiệm sống của các em là nguồn gốc của sự tu dưỡng
cá nhân. Chính trong cuộc sống, trong giáo dục, các em sẽ nhận thức được mình,
nhận thức được những người khác, đối chiếu yêu cầu của những người xung quanh
với khả năng của bản thân mình. Trong quá trình được giáo dục các em sẽ hình
thành được những cơ sở đạo đức của bản thân, những khái niệm, những quan niệm,
thái độ, niềm tin và thói quen đạo đức… Tất cả những cái đó có vai trò điều chỉnh
hành vi đạo đức của các em và quyết định cả xu hướng đạo đức của nhân cách trong
tương lai của các em. Khi các em càng phát triển thì sự tự tu dưỡng của các em càng
có vai trò to lớn và có hiệu lực trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức cho
bản thân mình.
Để tiến hành tự tu dưỡng tốt thì học sinh, sinh viên phải có những điều kiện
nhất định, những tiền đề nhất định. Trước hết, các em phải tự nhận thấy được mình
còn thiếu cái gì, cần rèn luyện thêm những phẩm chất đạo đức nào và con đường
24
vươn tới như thế nào? Sự tự nhận thức về những đòi hỏi đó đối với bản thân học
sinh, sinh viên chỉ có được khi họ được giáo dục đến một mức độ nhất định. Như
vậy, tiền đề của sự tự tu dưỡng là do giáo dục tạo ra những thuộc tính về nhận thức,
về tình cảm, về ý chí của cá nhân.
Điều kiện để tiến hành tự tu dưỡng bao gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, học sinh, sinh viên phải tự nhận thức được bản thân mình, đánh giá
đúng mình, luôn luôn có thái độ phê phán nghiêm túc với những hành vi đạo đức của
chính mình, những thái độ tự mãn, kiêu ngọa hay tự ti đều trái với điều kiện này.
Thứ hai, học sinh, sinh viên phải có một viễn cảnh về cuộc sống tương lai,
về lý tưởng của đời mình. Cá nhân chỉ tích cực tu dưỡng đạo đức của mình khi biết
mình phải đi tới đâu, cần phải trở thành con người như thế nào?
Thứ ba, học sinh, sinh viên phải có phẩm chất ý chí mạnh mẽ, phải có nghị
lực. Điều kiện này giúp cho họ có thể tiến hành tự tu dưỡng một cách liên tục và có
hệ thống.
Thứ tư, công việc tự tu dưỡng của mỗi người phải được tập thể giúp đỡ, phải
được dư luận tập thể đồng tình và ủng hộ.
Thứ năm, việc tự tu dưỡng của học sinh, sinh viên phải được giáo viên
hướng dẫn, đánh giá, uốn nắn thường xuyên.
Thứ sáu, học sinh, sinh viên phải có động cơ tự tu dưỡng đạo đức chính xác,
tốt đẹp, xuất phát từ ý nghĩa xã hội cao cả.
Đứng về phía nhà giáo dục, để có thể lãnh đạo, giúp đỡ quá trình tự tu dưỡng
của người được giáo dục thì cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, nắm vững mục đích, phương pháp và tổ chức việc tự tu dưỡng của
người được giáo dục. Trong tổ chức việc tự tu dưỡng, điều đầu tiên là phải hướng
dẫn các em lập kế hoạch tự tu dưỡng. Trong đó bao gồm những nét đạo đức mà các
em cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục.
Thứ hai, phải làm cho người được giáo dục hiểu rằng: tự tu dưỡng phải được
diễn ra trong hoạt động thực tiễn mới đem lại hiệu quả, vì chỉ qua thực tiễn thì niềm
tin đạo đức mới được hình thành.
Thứ ba, làm cho người được giáo dục hiểu rằng: tự kiểm trả, tự đánh giá
thường xuyên là một việc làm không thể thiếu được của người tự tu dưỡng, vì có như
vậy thì mới có cơ sở để tự khuyến khích vươn lên và củng cố lòng tin cho bản thân.
25