Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biện pháp thi công cáp dự ứng lực căng sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 4 trang )

THI CÔNG CĂNG KÉO CÁP SÀN DỰ ỨNG LỰC

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị tài liệu thi công
- Các quy trình, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
- Thiết kế cấp phối vữa bơm lấp lòng ống ghen.
- Các biểu mẫu nghiệm thu.
2. Chuẩn bị vật tư
- Cáp dự ứng lực: chủng loại, quy cách, khối lượng
- Ống ghen: chủng loại, quy cách, số lượng
 Luồng cáp dự ứng lực vào trong ống ghen với quy cách theo thiết kế tại bãi chế tạo.
- Neo chủ động: chủng loại, số lượng
- Nêm neo.


- Ống chờ bơm vữa: quy cách, số lượng
- Chân chó: dùng để định vị và cố định ống ghen
- Đinh cố định chân chó.
- Ván khuôn đầu neo chủ động

Hình: Các chân chó được thiết kế theo các cữ
để định vị và cố định hệ ống ghen-cáp DƯL

- Thép tăng cường các đầu neo
- Băng keo.
- Thép buộc.
Thực hiện: Hà Văn Hân


Hình: Ván khuôn đầu neo chủ động và thép
tăng cường đầu neo (chủ động)


3. Chuẩn bị thiết bị
- Kích căng kéo cáp
- Đồng hồ áp lực
- Bơm dầu
- Máy bơm vữa
4. Chuẩn bị khác.
Hệ thống điện phục vụ thi công,…

II. LẮP ĐẶT CÁP DỰ ỨNG LỰC
1. Lắp đặt cáp dự ứng lực và ống ghen
2. Định vị và cố định đầu neo chết: tại vị trí dầm

Hình: Đầu neo chết được neo tại vị trí dầm

3. Định vị và cố định chân chó bằng đinh bấm
4. Định vị hệ ống ghen, cáp trên chân chó và cố định chúng
5. Lắp đặt ván khuôn đầu neo chủ động.
6. Lắp đặt thép tăng cường đầu neo
7. Đổ bê tông sàn (sau khi hoàn thành mọi công tác lắp đặt cốt thép, lắp dựng ván khuôn,...)
III. CĂNG KÉO CÁP DƯL

Quá trình căng kéo cáp dự ứng lực theo hai giai đoạn:
-

Giai đoạn thứ nhất: căng đến 20% lực căng thiết kế.

-

Giai đoạn thứ hai: căng đến 100% lực căng thiết kế.

Trình tự căng kéo cáp dự ứng lực cho mỗi giai đoạn như sau:
1. Lắp đặt đầu neo (nếu có), lắp đặt nêm neo.
Thực hiện: Hà Văn Hân



Hình: Lắp đặt nêm neo

2. Lắp đặt kích và máy bơm dầu, đồng hồ đo áp lực và các phụ kiện.

Hình: Lắp đặt kích thủy lực

Hình: Lắp đặt đồng hồ trên máy bơm dầu

3. Căng so dây: vận hành máy bơm dầu để căng cáp đến cấp lực 0,2 lần lực căng thiết kế. Sau
đó xả kích và áp lực trên đồng hồ trở về giá trị 0.

4. Tiến hành căng đến lực căng cần thiết, ví dụ đến cấp lực 0,2Ptk hoặc Ptk.
5. Trong quá trình căng kéo cáp đo và ghi lại độ dãn dài của cáp theo từng cấp lực căng kéo.
Ứng với mỗi cấp lực sẽ cho một giá trị độ giãn dài tương ứng. Do đó giá trị đo được ngoài
thực tế sẽ được kiểm tra lại bằng các giá trị theo thiết kế.
6. Trong trường hợp căng đến lực căng thiết kế có thể tiến hành cắt đầu cáp thừa và bơm vữa
để lấp lòng ống ghen.
IV. BƠM VỮA LẤP LÒNG ỐNG GHEN
Sau khi căng kéo xong có thể cho tiến hành bơm vữa lấp lòng ống ghen.
Trộn cấp phối vữa bơm bao gồm xi măng, sika (thông thường là Intraplast Z), nước theo một
tỉ lệ đã thiết kế rồi dùng máy bơm chuyên dụng để bơm vữa lấp lòng ống ghen.

Thực hiện: Hà Văn Hân



Hình: Máy trộn và bơm vữa chuyên dụng
Đối với các đường ống ghen có chiều dài lớn (đến bao nhiêu) cần bố trí nhiều vị trí ống chừa
bơm vữa nhằm tiện xử lý tắt ống và kiểm tra sự chắc chắn cho công tác bơm vữa.
Lấy mẫu vữa kiểm tra:
Kích thước mẫu vữa thường là: 7,07x7,07x7,07 cm.
Số lượng mẫu: tùy theo quy định của thiết kế.
V. BỊT ĐẦU NEO
Sau khi bơm vữa xong cần thi công bê tông bịt đầu neo.

Hình: Đầu neo chuẩn bị bịt bằng bê tông


Thực hiện: Hà Văn Hân



×