Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận GIỚI THIỆU về “ VIÊTNAMNET VN” và CHUYÊN TRANG “TUẦN VN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.95 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Với chức năng cung cấp thông tin cho bạn đọc báo chí đã trở
thành một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của rất
nhiều người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà thông tin trở
thành một trong những nhân tố quyết định sự thành bại trong mọi
lĩnh vực của đời sống thì báo chí càng có vị trí cao trong xã hội.
Cũng xuất phát từ vai trò ấy báo chí ngày càng phát triển với một tốc
độ tróng mặt, hàng loạt các tờ báo, cơ quan báo chí lần lượt ra đời
tạo nên một thì trường báo chí thực thụ trên toàn thế giới. Và việc tồn
tại một thị trường báo chí tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt
giữu các sản phẩm báo chí khác nhau. Một tờ báo chỉ tồn tại khi thu
hút được rất nhiều bạn đọc. Để làm được điều đó đòi hỏi các tác
phẩm báo chí ấy phải đáp ứng được thị yếu của công chúng, thự sự
trở thành một người bạn thân thiết trong cuộc sống của bạn đọc. Tuy
nhiên trong mỗi một thời điểm khác nhau, giai đoạn khác nhau thị
yếu của công chúng luôn luôn có những sự thay đổi nhất định, điều
này đòi hỏi các nhà báo những người làm nên những tác phẩm báo
chí phải nắm bắt được điều này, có như thế những tác phẩm mà họ
làm ra mới thự sự thu hút được bạn đọc.

1


I. NỘI DUNG
1. tính cấp thiết của đề tài
Trên tinh thần nghiên cứu học tập, rèn luyện để trở thành một nhà
báo tác giả thực hiện một nghiên cứ về tâm lý tiếp nhận các sản phẩm
báo chí của công chúng thông qua một số tác phẩm đăng trên chuyên
trang “ Tuần VN”, nhằm tìm hiểu về tâm lý của công chúng khi tiếp
nhận một bài báo. Từ đó đưa ra được những kế luận cũng như một số đề
xuất nhằm nâng cao chất lượng của bài báo nhằm thu hút bạn đọc.


2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát và phân tích
- Đối tượng nghiên cứu:
Tâm lý tiếp nhận một sản phẩm báo chí của công chúng thông qua
một số bài báo đăng trên chuyên trang “Tuần VN” thuộc báo điện tử “
vietnamnet.vn”
- Phạm vi khảo sát và nghiên cứu:
Chuyên trang “Tuần VN” thuộc báo điện tử “ Vietnamnet.vn”
trong quá trình nghiên cứu do sự hạn chế về kiến thức cũng như rất
nhiều những nguyên nhân khác nhau. Chính bởi vậy tiểu luận không
tránh khỏi những hạn chế trong trình bầy cũng như nội dung, mong
được sự góp ý của bạn đọc, và quý thầy cô.

2


Chương I
GIỚI THIỆU VỀ “ VIÊTNAMNET.VN” VÀ CHUYÊN
TRANG “TUẦN VN”
1. Báo Vietnamnet.vn- trang báo điện tử hàng đầu Việt Nam
Được coi là một trong những tờ báo điện từ ra đời từ rất sớm ở Việt
Nam, Vietnamnet.vn đã có mặt trên thế giới mạng điện tử khi nhận được
giấy phép hoạt động vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 ( số giấy phép: 27/GPBVHTT) của bộ văn hóa thông tin. Báo điện tử Vietnamnet.vn sớm đã
nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng và bạn đọc.
Với chứ năng cung cấp thông tin cho nhân dân trên mọi mặt của cuộc
sống từ: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đến những thông tin thể thao,
giải trí,…. Vietnamnet.vn đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ mà Đảng và
nhà nước đã giao cho. Và một trong những nguồn thông tin có độ tin cậy
rất cao của các bạn đọc cũng như các tầng lớp công chúng khác nhau

© TUANVIETNAM.NET

Địa chỉ truy cập: www.tuanvietnam.net hoặc www.vietnamweek.net.
Toà nhà VietNamNet - 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: 04 37722729, Fax:
(04)37722734, Email:

3


Với lượng truy cập lên tới hơn 4 triệu lượt trong một ngày đây quả
thực là một thành tích đang khen đối với một tờ báo chưa đầy mười tuổi
này. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tin học, và thế giới
mạng. Vietnamnet đang có những bước phát triển mạnh mẽ và đang trở
thành một trong những trang báo điện tử hàng đầu của Việt Nam cũng
như bước đầu xây dựng thương hiệu của mình trên thế giới.
2. “ Tuần vn” chuyên trang nơi ý kiến của nhân dân được lên tiếng:
Có thể nói hiếm có một trang báo điện tử nào lại có một chuyên
trang dành được nhiều ý kiến đóng góp và thảo luận như chuyên trang
“ Tuần VN” của báo Vietnamnet. Không phải ngẫu nhiên “ Tuần
VN” lại thu hút bạn đọc đến thế, điều này xuất phát từ chính những
bài báo được đang trên chuyên trang này. Vào “ Tuần VN” chúng ta dễ
có thể nhận thấy những bài báo vô cùng hấp dẫn với những vấn đề
nóng hổi của cuộc sống được truyền tải thông qua những đánh giá
bình luận vô cùng sắc sảo của tác giả.
Một mặt khác những tác phẩm được đăng trên chuyên trang này
thường là những ý kiến của nhân dân, cũng như lỗi lòng mà nhâ dân
đang ấp ủ muốn chuyền ý kiến của mình đến đảng và nhà nước, trong
việc hoạch định những chính sách phát triển của đất nước.
Trong những năm qua “ Tuần VN” đã góp rất nhiều công sức vào
việc tham gia đóng góp các ý kiến của mình đối với những quyết sách
của Đảng và nhà nước, gọp phần vào việc giúp Đảng và nhà nước
tránh được việc đưa ra những chính sách phát triển sai lầm, làm tổn

hại đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với các chuyên mục khác của
Vietnamnet, “Tuần VN” đã đóng góp những công lớn vào việc thu hút
đọc giả đến với báo. Làm một nơi tin cậy của công chúng, cũng như nơi
tiếng nói là nỗi lòng của nhân dân lên tiếng trong nền báo chí Việt Nam.

4


Chương II
TÂM LÝ TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA CÔNG
CHÚNG THÔNG QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHUYÊN
TRANG “ TUẦN VN”
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng của một tác phẩm là tốt
hay không tốt từ ngôn từ, dọng điệu cho đến nội dung với những quy chuẩn
có được định trươc. Tuy nhiên có một cách đánh giá đơn giản và chính sác
nhất đó là tác phẩm đó có thu hút được nhiều bạn đọc hay không, có gây
được sự chú ý đối với công chúng và toàn xã hội hay không. Hay nói cách
khác là tác phẩm ấy có đáp ứng đúng được tâm lý tiếp nhận của công
chúng đối với tác phẩm báo chí không. Tâm lý tiếp nhận của công chúng
hay nó cách khác nó thể hiện những yêu cầu của công chúng đối với một
tác phẩm báo chí.
Thông qua một số tác phẩm đã gây được sự chú ý của bạn đọc được
đăng trên chuyên trang “ Tuần VN” của báo điện tử Vietnamnet sau đây
chúng ta sẽ đi tìm hiểu tại tâm lý tiếp nhận của công chúng đối với các tác
phẩm báo chí.
1.Tâm lý tiếp nhận của công chúng qua một số tác phẩm trên
chuyên trang “ TUẦN VN”.
1.1. Tâm lý tìm hiểu vấn đề “ hót”, mới, sự kiện được nhiều người
quan tâm.

Bất kì một tác giả nào khi sáng tạo ra tác phẩm đều coi đây là tiêu chí
đầu tiên và quan trọng, cái mới và cái “hót” ở đây không đơn thuần chỉ
được hiểu là cái xuất hiện đầu tiên mà nó còn là những vất đề có ý nghĩa,
dù đã xảy ra tại một thời điểm khác, nhưng trong thời điểm hiện tại nó vẫn
có những tác động và anh hưởng đến nhiều người, hay toàn xã hội.
Trong tác phẩm: “Quốc hội "bác" Dự án "cao tốc": Xin
chúc mừng Chính phủ!”. Của tác giả Nguyễn Lương Hải Khôi. Đề cập
đến một vấn đề mới, một sự kiện mới được rất nhiều người quan tâm đó là
5


việc Quốc Hội bác bỏ dự án đường cao tốc do chính phủ đề xuất. Vấn đề
này đã thu hút được rất nhiều người quan tâm, trong “ Tuần VN” đã có rất
nhiều tác phẩm liên quan đến vấn đề được nhắc tới như: “ Đường sắt cao
tốc- Quốc hội vượt lên chính mình” của tác giả PGS,TSNguyễn Ngọc Trân,
hay tác phẩm “ Hôm nay nhiều người nín thởi” của tác giả Thảo Dân… và
nhiều tác phẩm khác đã nhận được sự quan tâm của nhiêu bạn đọc.
Có thế lấy một ví dụ khác về nhu cầu tiếp nhận cái mới của công
chúng qua tác phẩm: “ Đất nước suốt ngày chỉ có lễ hội” của tác giả
Khánh Linh đề cập tới một vấn đề hiện nay rất nhiều lễ hội được tổ chức ào
át ở các địa phương khác nhau. Vấn đề này cũng được coi là cái mới trong
thị yếu của công chúng bởi nó có ý nghĩa về văn hóa và cách quản lý văn
hóa của chính phủ.
Như vậy có thể thấy một điều rất rõ rằng cái mới luôn chiếm được sự
quan tâm của đọc giả khi đọc báo, đặc biệt là đối với cái mới có ý nghĩa
lớn, tác động và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Tâm lý tiếp
nhận cái mới cái được nhiều người quan tâm là yếu tố hàng đầu trong tâm
lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí của công chúng.
1.2. Tâm lý tìm hiểu, và phát hiện những tư tưởng, thông điệp
được tác giả truyền tải trong bài viết một các dễ dàng:

Bất cứ một bạn đọc nào cũng muốn đọc những tác phẩm, bài viết thế
hiễn rõ ràng quan điểm và tư tưởng của tác giả. Không ai lại có nhu cầu tìm
đọc một bài viêt, hay ủng hộ một bài viết mà đọc song không biết tác giả
đang thể hiện vấn đề gì, không biết tác giả ủng hộ ai, hay thông điệp mong
muốn của tác giả đối với bạn đọc là gì.
Bất cứ mỗi tác phẩm nào mà tư tưởng, thông điệp của tác giả gửi đến
bạn đọc được phát hiện một cách dễ dàng, dễ hiểu, phù hợp với lợi ích của
đa phần bạn đọc điều được công chúng đón tiếp nồng nhiệt.
Điều này có thể thấy thông qua tác phẩm “ Nhận diện các địa
phương “siêu thành tích”, của hai tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn
6


Đình Nguyên, đọc tác phẩm có thể thấy những thông điệp mà hai tác giả
chuyển tải đến công chúng rất rõ ràng: trước hết là thái độ phản đối đối với
bệnh siêu thành tích trong ngành giáo dục ở một số địa phương, đồng thời
thể hiện những chính kiến của mình trong việc tìm ra các nguyên nhân của
căn bệnh này.
Hay trong một tác phẩm khác là: “ Dự án đường sắt cao tốc “ Quốc
Hội vượt lên chính mình”. Đọc tác phẩm này có thể thấy rõ thông điệp tác
giả muốn gửi tới công chúng là sự kiện tác Quốc Hội bác bỏ dự án đường
sắt cao tốc là một trong những quyết định chính sác, nó vượt qua được những
ý nghĩ phán đoán của rất nhiều người cho rằng cứ cái gì chính phủ đề ra là
quốc hội đề đồng ý. Cũng thông qua sự kiện nay tác giả đã thể hiện quan điểm
không đồng tình với dự án đường cao tốc mà chính phủ đề ra.
Thông điệp là một trong những nội dung quan trọng trong một tác
phẩm báo chí, không có ai làm bất cứ điều gì mà không có mục đích khi
người ta là một người bình thường, nhà báo cũng vậy khi họ sáng tạo một
tác phẩm báo chí cũng nhằm mục đích gửi thông điệp đến bạn đọc, nhằm
tìm ý kiến đồng thuận trong công chúng.

1.3. Tâm lý muốn đọc những tác phẩm có các dẫn dắt hay, trình
bầy và sử dụng ngôn ngữ đại chúng, cùng những chi tiết và lối phân
tích ấn tượng
1.3.1. đầu đề và cách dẫn dắt ( tít và sapo) cuốn hút.
Như chúng ta đã biết có rât nhiều cách đọc khác nhau từ đọc lướt, đọc
chi tiết đến đọc sâu, tuy nhiên để đến với hai cách đọc kia đọc giả bao giờ
cũng sử dụng cách đọc lướt. Chính bởi vậy đâu đề hay nó cách khác là tít
và sapo của một bài báo là rất quan trọng một bài báo dù hay đến đâu nếu
không có một đầu đề hay, một sapo vớ cách dẫn dắt hợp lý sẽ rất dễ bị đọc
giả bỏ quên khi tiếp cận với một trang báo. Sẽ là rất đáng tiếc khi ta hoàn
thành một bài báo có nội dung hay mà lại không chuẩn bị cho nó một cái tít
cuốn hút một sapo hợp lý.
7


Trên thực tế cho thấy những bài nào có tít càng dật gân thì càng gây
ấn tượng đối với đọc giả. Tuy nhiên cũng không hải vì vậy mà ta bỏ quên
đi yếu tố nội dung bởi nêu chỉ đơn thuần là giật tít hay là được thì bài báo
của chúng ta sẽ thành một bài “lá cá”, và tờ báo của ta cũng sẽ trở thành
một tờ “ lá cải” mà thôi.
Tít và sapo khi xây dựng phải phù hợp vớ nội dung và thông điệp
của bài báo ví dụ như trong tác thẩm: “ đất nước này suốt ngày chỉ có lễ
hôi?” tác giả đã sử dụng một tít rất hợp lý, vừa gây tò mò đối với bạn đọc,
vừa tạo ra một cách dẫn dắt của tác giả rất tài tình. Trong phần sapo tác giả
đã viết như sau: “Sự tràn lan nằm ở những festival, những ngày hội văn
hóa, những sự kiện... mà chúng ta mới tạo dựng ra, tạo cảm giác "đất
nước này suốt ngày chỉ có lễ hội", và "làm méo mó, mất đi giá trị mà
chúng ta đang cần giữ". – PGS Nguyễn Văn Huy (Nguyên GĐ Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam) chia sẻ.”. Sapo này đã dẫn dắt và giả thích
một phần ý nghĩa của cái tít mà tác giả sử dụng.

1.3.2. Trình bầy và sử dụng ngôn ngữ đại chúng:
Đây là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các quan hệ xã hôi, ngôn
ngữ nơi biểu đạt những ý nghĩ, thông điệp của chủ thể đối với đối tượng
phải luôn được sử dụng phù hợp đối với đối tượng được truyền đạt. Trong
báo chí đối tượng truyền đạt là công chúng chí bởi vậy đòi hỏi ngôn ngữ,
cách trình bầy trong tác phẩm phải là ngôn ngữ đại chúng,với một các trình
bầy đơn giản dễ hiểu. Chủ tịch Hồ Chí Minh một trong những nhà báo lớn
của nền báo chí Việt Nam khi căn dặn các nhà báo đã nói: trước khi viết
cần xác định ta viết cho ai, viết để làm gì, rồi sau đó mơi chọn cách viết
như thế nào cho hợp lý.
Vấn đề của một tác phẩm báo chí là càng truyền tải và cuốn hút được
nhiều người đọc càng tốt, chính bới vậy ngôn ngữ trong báo chí phải được
lựa chọn sao cho phù hợp với nhiều người vời những trình độ văn hóa và

8


nhận thức khác nhau, nên vì thế việc sự dụng ngôn ngữ đại chúng là một
tiêu chuẩn của bài báo
1.3.3. Chi tiết và lối phân tích ấn tượng:
Khi xây dựng một tác phẩm đòi hỏi tác giả phải phát hiện ra trong sự
kiện những chi tiết hay cuốn hút tạo điều kiện có nó nổi bất trong bài, cùng
với những phân tích hợp lý logic, từ đó mới có thể thu hút được đọc giả và
công chúng. Ta có thể thấy điều này trong tác phẩm: “ Cú sốc tích cực và
cái đà cho niềm tin lơn hơn” của tác giả Tô Văn Trường.
Ngay tít của bài báo cũng là một chi tiết gây ấn tượng làm gì có “cú
sốc” nào lại tích cực, mà lại là đà cho niệm tin?, đó là một chi tiết rất cuốn
hút cho bạn đọc. Trong tác phẩm có đoạn viết “Động cơ "bấm nút" của các
vị đại biểu Quốc hội đúng là vì tâm nguyện, ý chí của đông đảo cử tri cả
nước, vì quyền lợi của hàng triệu người dân đóng thuế cho Chính phủ và vì

sự phát triển bền vững của đất nước.Bất ngờ đến nỗi ngay cả khi tôi báo
tin kết quả "bấm nút", PGS Vũ Trọng Khải vẫn không tin đó là sự thật,
cho là tôi bị lừa, ngây thơ về chính trị. Anh Khải là con nhà nòi, am hiểu
về luật, và kinh tế xã hội. Ông cụ thân sinh ra Anh Khải là Ông Vũ Trọng
Khánh, vị Bộ trưởng Bộ tư pháp đầu tiên của Chính phủ Cụ Hồ năm 1945,
đồng thời là 1 trong 6 người soạn thảo Hiến pháp năm 1946. Kể ra như thế
để minh chứng rằng kết quả "bấm nút" vừa qua, đúng là cú sốc tích cực,
một niềm tin bị đảo ngược làm cho nhiều người (trong đó có PGS.Vũ
Trọng Khải) vui hết sức vì họ đã chẩn đoán sai kết quả. Đấy là trường hợp
rất hiếm thấy trong xã hội Việt Nam.” Như vậy chi tiết trong một bài báo
rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc thu hút công chúng, nó làm nên
một tác phẩm hấp dẫn hay không hấp dẫn, hay hay không hay, cách lập
luận cũng là mốt yếu tố tạo nên sự thích thú của bạn đọc khi thưởng thức
tác phẩm

9


1.4. nhu cầu tìm hiểu và tiếp nhận những tác phẩm có tính khách
quan, cũng như sự phối hợp giữa nó và các yếu tố chủ quan một cách
hiệu quả.
Nhà báo không thể bịa ra những sự kiên chí tiết để viết mà không
quan tâm đến những tác động mà nó ngây ra. Ngày nay khi xã hội đang
phát triển một cách mạnh mẽ, dân trí ngày càng được nâng cao, chính bới
vậy trong quá trình tìm đọc báo chí đọc giả cũng luôn luôn đặt câu hỏi tính
khách quan của sự kiện, đã qua cái thời báo chí nói gì công chúng tin đấy.
Như vậy để tạo nên sự cuốn hút của một tác phẩm đòi hỏi nhà báo phải
chứng minh cho đọc giả rằng thông tin mà mình viết là khách quan, đáng tin
cậy, tuy nhiên trong tác phẩm vẫn tồn tại cá yếu tố chủ quan, đó là các viết
của tác giả, thông điệp của tác giả, và ý tưởng sắp đặt chi tiết của tác giả.

Việc kết hợp các yếu tố chủ quan và khách quan một các phù hợp sẽ
làm nên tình hấp dẫn của bài báo đối với bạn đọc. một người viết khôn
khéo là một người phải biết sử dụng các chi tiết khách quan, đển làm và
chuyền tải thông điêp( yếu tố chủ quan ) của mình đến bạn đọc.
Vấn đề là ở chỗ bài báo phải thể hiện tối đa tính khách quan của nó( yếu tố
chủ quan của chi tiết, của sự kiên), mà không bộc lộ yếu tố chủ quan của tác giả
1.5.những yêu cầu về thể loại, và uy tín của nhà báo và tòa soạn
Chúng ta không thể xây dựng một tác phẩm nửa là tin, nửa là bình
luận… nó sẽ dẫn đế rất nhiều hệ quả xấu đối với bài báo. Thậm chí còn gây
ra những phản cảm đối với bạn đọc.
Một tác phẩm khi đảm bảo các yếu tố về chất lượng và hình thức một
các tốt, làm nên sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn đọc sẽ tạo ra uy tin cho
tác phẩm, cho nhà báo và tòa soạn. Từ đó tạo nên thương hiệu của nhà báo
cũng như trang báo mà họ phục vụ
Tóm lại có thể thấy tâm lý tiếp nhận một sản phẩm báo chí của đọc giả
rất đa dạng, phong phú, có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau để tạo nên
một tác phẩm cuốn hút bạn đọc, bỏ qua một tiêu chuẩn nào đó cũng sẽ làm
10


cho tác phẩm mất đi tính hấp dẫn của nó. Điều này đòi hỏi tác giả phải biết
phỗi hợp giữa các yếu tố khác nhau để tạo nên tính hấp dẫn của sản phẩm
mà mình làm ra, sao cho sứng đáng mới mồ hôi công sức, và lòng mong
mỏi của công chúng.
2.Một số giải pháp thu hút bạn đọc dựa trên tâm lý tiếp nhận các
sản phẩm báo chí của công chúng.
Thực tế cho thấy một tờ báo, tác phẩm báo chí thu hút được bạn đọc là
khi nó đáp ứng nhưng đòi hỏi của công chúng đối, cũng như tâm lý tiếp
nhận các sản phẩm báo chí của đọc giả. Chính bởi vậy để làm được điều
này đòi hỏi toàn soạn phải nắm bắt được nhu cầu của công chúng nhắm tác

động và tạo ra các sản phẩm báo chí phù hợp với tòa soạn và nhu cầu của
bạn đọc.
2.1.Không ngừng nghiên cứu khảo sát thị yếu của công chúng:
Nắm bắt được thị yếu của công chúng gúp ta nắm được tớ 50% cơ
hội thành công trong sản xuất, từ nhưng nhu cầu chúng ta mới quyết định
viết về mảng đề tài nào cho phù hợp, viết như thế nào cho cuốn hút bạn
đọc. Tuy nhiên có một điêu là không phải lúc nào thị yếu của công chúng
cúng như nhau đòi hỏi mỗi nhà báo phải tích cực tìm hiểu về thị yếu của
công chúng đển sáng tác, để viết bài. Mỗi tòa soạn phải có kế hoạch chiến
lược nghiên cứu trong từng giai đoạn một các cụ thể hợp lý.
2.2. Đào tạo đội ngũ nhà báo
Nhà báo là những người tạo ra tác phẩm để phục vụ công chúng bạn
đọc trong một tòa soạn, chính vì vậy họ quyết định phần lớn sự thành bại
của một tác phẩm cũng như toàn bộ tòa soạn. Trong giai đoạn hiện nay đòi
hỏi các nhà báo phải hội tụ trong mình rất nhiều các yếu tố để trở thành
một nhà báo giỏi
Trươc hết về đạo đưc, phải có tình thần phục vụ nhân dân, sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Môt thực tế đáng buồn là đã có không ít nhà báo

11


chạy theo đồng tiền mà làm mất đi đạo đức của một nhà báo cách mạng và
chân chính.
Chuyên môn nhà báo phải nắm vững các kiến thưc chuyên ngành, và
kiến thức xã hội, đồng thời thường xuyên chau dồi kiến thức để là giầu cho
kho tri thức của mình phụ vụ cho tác nghiệp. Một mặt khác nhà báo phải
luôn nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị yếu của công chúng để tạo ra các
tác phẩm cuốn hút bạn đọc. Đối với tòa soạn phải tạo mọi điều kiện về vật
chất và tinh thần cho các nhà báo yên tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ của

mình.
2.3. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà bào, tòa soạn với công
chúng và bạn đọc:
Khi chúng ta xây dựng được mối quan hệ này chúng ta có thể dễ dàng
nắm bắt nhưng nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của công chúng. Đồng thời với
nó là những ý kiến đóng góp của công chúng đối với tác phẩm mà mình tạo
ra. Điều này đòi hỏi phải xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa tòa soạn và
bạn đọc, giữa nhà báo và công chúng.

12


KẾT LUẬN
Trước những đòi hỏi của sự phát triển mỗi tòa soạn luôn luôn tìm
cách để các sản phẩm của mình làm ra được sự chấp nhận của công
chúng. Để làm được điều đó việc nghiên cứu thị yếu của công chúng
hay nó cách khác là những đòi hỏi của công chúng đối với các tác
phẩm báo chí trong từng giai đoạn khác nhau trở thành một việc làm
vô cùng quan trọng đối với mỗi tòa soạn báo.
Việc nắm bắt thị yếu của công chúng đang là một vấn đề bức bách,
cũng như là yếu tố quyết định sự tồn tại của một sản phẩm báo chí trong
lòng đọc giả, đã tạo ra một môi trường cạch tranh lành mạnh theo tiêu
chí phụ vụ nhân dân của các cơ quan báo chí. Khuyến khích sự phát triển
này là một việc nên làm của các cơ quan chức năng quản lý,
Xây dựng một chiến lược phát triển cho nền báo chí Việt Nam là
một vấn đề cấp bách, con đường ấy phải được hoạc định trên cớ sở
phục vụ nhân dân phục vụ cách mạng. Có như vậy báo chí của ta mới
thực sự là một nền báo chí cách mạng phụ vụ nhân dân phục vụ tổ
quốc. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với thực sự có sự cống hiến
của báo chí, bởi báo chí như Bác Hồ đã nói là một mặt trận quan trọng

trong sự nghiệp cách mạng ấy “Đối với những người viết báo chúng
ta, cái bút là vũ khí sắc bén - bài báo là tờ hịch cách mạng để động
viên quần chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và
mới, chống chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì độc lập dân
tộc, tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới”.

13


Các nhà báo Việt Nam tác nghiệp trong chuyến ra thăm quần đảo
Trường Sa
MỘT SỐ TÁC PHẨM BÁO CHÍ SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Nhận diện các địa phương "siêu thành tích"
Bệnh hình thức trong giáo dục có thể hiểu như là tình trạng thành
tựu giáo dục được nâng cao hơn khả năng thực tế một cách có hệ
thống (nhằm đáp ứng yêu cầu hay áp lực chính trị).
Trong vài năm gần đây, hầu như bất cứ một kì thi tốt nghiệp trung học
phổ thông nào cũng để lại nhiều dấu hỏi trong công chúng. Kì thi năm nay,
2010, cũng không phải ngoại lệ, với nhiều ý kiến cho rằng tỉ lệ tốt nghiệp
năm nay quá cao, và có lẽ bệnh thành tích trong giáo dục đang có nguy cơ
quay lại hay đang tái phát.
Tuy nhiên, chưa ai tìm ra cách định lượng bệnh thành tích, và cũng
chưa ai chỉ ra những địa phương nào có bệnh thành tích. Bài viết này sử
dụng các số liệu về tỉ lệ tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên trong
các năm từ 2006 đến 2010 (số liệu trích từ các nguồn: Tổng cục Thống kê,
Bộ GD và ĐT, Báo VietNamNet, và Báo Dân trí 18/06/2010) để nhận ra
những địa phương có dấu hiệu bệnh thành tích.
Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2010 có gì đáng chú ý?
14



Theo phân tích của chúng tôi, có 3 điểm đáng chú ý trong tỉ lệ tốt
nghiệp năm 2010: Tỉ lệ tăng nhanh từ năm 2007, độ dao động trong mỗi
tỉnh cao hơn mức độ khác biệt giữa các tỉnh, và mối tương quan về kết quả
của năm 2010 với tỉ lệ tốt nghiệp năm 2006 (năm được cho là đỉnh cao về
bệnh thành tích).
Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm nay xấp xỉ tỉ lệ tốt nghiệp năm 2006.
Theo số liệu mới nhất mà chúng tôi thu thập được thì tỉ lệ tốt nghiệp trung
bình trên toàn quốc năm 2010 là 90,2%. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ
năm 2006 ( ~92%), nhưng cao hơn hẳn so với các năm 2009 đến gần 10%,
năm 2008 khoảng 17%, và năm 2007 đến 27% (Biểu đồ số 1 và 2). Nếu lấy
thời điểm 2007 làm điểm khởi đầu, thì số liệu năm 2010 có nghĩa là tỉ lệ tốt
nghiệp tăng trung bình khoảng 9% mỗi năm trong thời gian 4 năm qua.
Tuy nhiên, tỉ lệ tốt nghiệp năm 2010, cũng như các năm trước dao
động rất lớn giữa các tỉnh thành và vùng (Bảng 1). Năm 2010, tỉ lệ tốt
nghiệp THPT được ghi nhận cao nhất ở các tỉnh thành đồng bằng sông
Hồng (97,8%) và vùng Bắc Trung Bộ (97,7%). Các tỉnh thành thuộc vùng
đồng bằng sông Cửu Long, có tỉ lệ thấp nhất (82,3%).
Một đặc điểm đáng chú ý khác là mức độ dao động về tỉ lệ tốt
nghiệp trong mỗi tỉnh thành trong thời gian 2006 - 2010 rất cao. Biểu đồ
2 dưới đây trình bày tỉ lệ tốt nghiệp trung bình cho 63 tỉnh thành. Có một
số tỉnh (chủ yếu là vùng Đông Bắc và Tây Bắc) có tỉ lệ tốt nghiệp giảm rất
nhanh giữa năm 2006 và 2007 (từ 90% năm 2006 xuống dưới 20% vào
năm 2007), nhưng sau đó thì cũng tăng rất nhanh.
Trong khi đó, độ khác biệt giữa các tỉnh cho từng năm thì có xu hướng
giảm theo thời gian. Điều này nói lên một nghịch lí là mức độ biến chuyển tỉ
lệ tốt nghiệp trong mỗi tỉnh cao hơn mức độ khác biệt giữa các tỉnh!
Căn bệnh luôn tái phát
Một cách có thể dùng để thẩm định xu hướng "bệnh thành tích" có tái

phát hay không là xem xét đến mối tương quan về tỉ lệ tốt nghiệp giữa các
15


năm, mà thước đo là hệ số tương quan (coefficient of correlation). Hệ số
tương quan là một chỉ số đo sự tương đồng giữa hai biến số, hay trong
trường hợp này là tỉ lệ tốt nghiệp giữa 2 năm.
"Bệnh thành tích" hay áp lực chính trị ?
Để định lượng bệnh thành tích, chúng ta cần một định nghĩa khả dĩ.
Thật ra, cho đến nay, chúng ta chỉ hiểu ngầm bệnh thành tích, chứ chưa có
ai định nghĩa nó như thế nào. Có tác giả như Huỳnh Bảo Sơn chẳng hạn,
xem bệnh thành tích là một hậu quả của chủ nghĩa hình thức.
Theo tác giả này "Bệnh thành tích là hậu quả của chủ nghĩa hình thức
và chính nó là mẹ đẻ của bệnh sao chép, học thuộc lòng và hiện tượng đào
tạo hình ống của hệ thống đại học ở nước ta." Nhưng đó vẫn chưa phải là
một định nghĩa của bệnh, mà chỉ là căn nguyên của bệnh.
Chiếu theo định nghĩa trên, có ba vế: Thứ nhất là thành tựu giáo dục.
Thứ hai là khả năng thực tế. Thứ ba là dùng cơ chế để đạt được thành tích
ảo. Nếu dựa theo đó, chúng tôi có thể định lượng bệnh thành tích bằng các
chỉ số cụ thể. Để định lượng bệnh, chúng ta cần một vài chỉ số thống kê để
đo lường qui mô và xu hướng phát sinh của bệnh thành tích.
Trong bài phân tích này, chúng tôi sử dụng tỉ lệ tốt nghiệp như là một
chỉ số đo lường một "thành tựu" giáo dục, bởi vì con số này phản ảnh tình
hình chung liên quan đến đầu ra của một địa phương. Nói đến xu hướng là
nói đến thời gian, cho nên chúng ta cần phải xem xét đến tỉ lệ tốt nghiệp
THPT trong thời gian qua.
Quốc hội "bác" Dự án "cao tốc": Xin chúc mừng Chính phủ!
Ngày 19/6/2010, Quốc hội đã không thông qua dự án xây tàu
Shinkansen Bắc Nam mà Chính phủ đề xuất. Nhìn từ sự kiện này,
nhiều người đã muốn bảy tỏ lời chúc mừng, trước tiên, đến Chính phủ,

và sau đó là, Quốc hội.

16


Một bên đề xuất, một bên khước từ. Tại sao lại chúc mừng cả 2? Thắc
mắc như vậy là biểu hiện của cái nhìn nông cạn. Bởi lẽ, sự khước từ này
phản ánh sự trưởng thành của cả hai, Quốc hội và Chính phủ.
Xin chúc mừng Chính phủ
Quốc hội "bác" đề xuất của Chính phủ, chính là biểu hiện của sự
trưởng thành của Chính phủ vậy.
Cốt tử của dân chủ là đối thoại. Trong đối thoại, đề xuất và bác bỏ là
chuyện bình thường. Bình thường với cả người bác bỏ và người bị bác bỏ.
Tiếp nhận và vui vẻ chờ đợi sự bác bỏ của phía người đối thoại là sự
trưởng thành của một năng lực văn hóa.
Một chàng trai tuổi 20 có thể chẳng thèm chào thầy giáo cũ chỉ để
khẳng định bản lĩnh cá nhân. Nhưng khi chàng trai đó trở thành một người
đàn ông trung niên, người ấy có thể cúi đầu thi lễ một đứa trẻ.
Ở tầm quốc gia, bản lĩnh này đặc biệt hơn thế nhiều. Trên thế giới,
những nước mà Chính phủ có khả năng lắng nghe sự bác bỏ của Quốc hội
thì không nhiều. Chủ yếu tập trung ở những nước đã phát triển, những nước
thuộc "thế giới hạng nhất".
Điều đó cho thấy Việt Nam đã tiến một bước tiến dài.
Ta thử nhìn sang Trung Quốc, một cường quốc kinh tế, Chính phủ đã
bao giờ để Quốc hội bác một kế hoạch của mình? Đập Tam Hiệp khổng lồ
xúc phạm đến Bà mẹ Trái Đất, hôm nay, đã bắt đầu gây họa, điều này các
nhà khoa học Trung Quốc đâu phải không thấy trước?
Hoặc, hãy thử nhìn sang một số nước Châu Phi, ở đó chính phủ có bao
giờ biết xin phép Quốc hội một lời, ngay cả khi phát động một cuộc chiến?
Đó là những quốc gia "trẻ con" vậy.

Không phải đợi đến khi Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc, người
Việt Nam mới nhìn thấy sự bản lĩnh già dặn của Chính phủ. Đọc "Hồ Chí
Minh toàn tập", chúng ta nhìn thấy ở đó tư tưởng dân chủ được triển khai
thành một hệ thống, thông qua những bài viết riêng lẻ. Nước Việt Nam
17


hiện đại được khai sinh và kiến thiết từ những dòng chữ ấy. Mối quan hệ
giữa hai điều này không phải là ngẫu nhiên.
Xin chúc mừng Quốc hội
Ở Quốc hội nước ta, đối thoại và tranh luận tự do giữa Nghị trường đã
là một điều hiển nhiên, ngay sau ngày thành lập. Hiến pháp 1946 có một
điều quy định: Đại biểu Quốc hội không bị truy tố vì lời nói của mình ở
Quốc hội!
Nhưng đáng tiếc thay, cuộc chiến kháng Pháp vệ quốc nổ ra, rồi chiến
tranh chống Mỹ thống nhất đất nước kéo dài, đã làm cho tinh thần đối thoại
và tranh luận không được phép phát triển thành một nét văn hóa chủ đạo.
Bởi lẽ, trong thời chiến, không ai có thể đem kế hoạch Chiến dịch
Điện Biên hay chiến dịch Hồ Chí Minh ra trình Quốc hội, rồi mời toàn dân
tranh luận sôi nổi trên báo chí. Trong chiến tranh, dân tộc buộc phải trao
sinh mệnh của mình cho những nhà hoạch định chiến lược, mà giờ đây đã
được thừa nhận là những anh hùng.
Trong sự nghiệp kiến thiết quốc gia, sự đối thoại, cùng tất cả các hiện
tượng của nó như "đề xuất" và "bác bỏ", "phê phán" và "biện bộ", "chứng
minh" và "phản biện", trở thành động lực của mọi động lực cho sự phát
triển của quốc gia.
Và cuối cùng, xin chúc mừng Báo chí và tinh thần công dân
Như vậy, cấu trúc của tiến trình ra quyết sách của Việt Nam đã có một
bước tiến đáng kể. Đã khắc phục quán tính của kiểu ra quyết định thời chiến, mà
tiến hóa hơn một bước, nhiều thành phần xã hội cùng tham gia vào quyết định,

trong trường hợp này là quyết định phủ quyết.
Điều này không thể có được ở những quốc gia mà tinh thần công dân còn
chưa nảy nở. Khi những con người mang tinh thần công dân, tinh thần coi trách
nhiệm đối với đất nước, với xã hội như là sứ mệnh của chính mình, đã lên tiếng
18


"trăm hoa đua nở", với vô số xu hướng khác nhau, thì rõ ràng, Việt Nam đã hội tụ
khá đầy đủ các yếu tố tinh thần cho sự phát triển bứt phá.

19



×