Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Một số biện pháp huy động trẻ đến lớp mẫu giáo bé ở trường mầm non c thị trấn văn điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.91 KB, 34 trang )

M ột s ốbi ện pháp nh ằm huy độn g tr ẻ
đến l ớp m ẫu giáo
Một số biện pháp nhằm huy động trẻ đến lớp mẫu giáo Giáo dục mầm
non là bậc học đầu tiên, là mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân có nhiệm vụ đặt nền móng cơ sở hình thành và phát triển nhân cách con
người mới Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và xu hướng phát triển của thời đại.
Ngay từ Luật Giáo Dục năm 1998, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước ta đã
thực sự coi trọng Giáo dục mầm non, coi Giáo dục mầm non là nền móng
then chốt chất lượng cho các bậc học tiếp theo. Do vậy, từ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển Giáo dục Mầm non
giai đoạn 2001 – 2020, mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 là : “Xây dựng
hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ
tuổi…”. Nhận thức đúng đắn được vị trí của giáo dục mầm non trong chiến
lược phát triển con người sẽ giúp cho nền giáo dục nước ta phát triển theo kịp
các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên cung cấp những kiến thức đơn giản
cho trẻ em thông qua các hoạt động học và vui chơi. Các môn ở trường mầm
non cũng chỉ là những môn học mang tính chất “Nhận biết” và “Làm
quen” với các hiện tượng tự nhiên và vấn đề xã hội. Tuy nhiên nếu không có
những kiến thức được thông qua nhận biết và sự làm quen ban đầu ở trường
mầm non thì trẻ vào học ở trường tiểu học sẽ rất khó khăn. Các cháu như


những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây
non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn. Ở độ tuổi này cô dạy trẻ những kiến thức cơ bản
như : Nói to, rõ ràng, đủ câu, nhận biết và gọi tên đồ vật – sự việc, vận động
thô – tinh, hát, múa…. Điều này thực sự quan trọng và mang lại lợi ích sau
này cho trẻ ở những lớp mẫu giáo kế tiếp. Vì vậy nếu trẻ được đến lớp học thì
trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp cùng cô, các bạn và mọi người xung
quanh…. Từ đó, để xây dựng nền nếp, thói quen và cách tổ chức thực hiện


các hoạt động học tập trong ngày của trẻ tại trường mầm non.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc
sống sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của
gia đình và toàn xã hội. Thế nhưng một số gia đình vẫn còn xót con không
muốn cho con đi học vì “Không biết khi cho con đi học ở lớp mẫu giáo bé
con có được chăm sóc chu đáo bằng ở nhà, hay có bằng cho con đi gửi lớp
tư thục, ở nhà có ông bà trông sẽ yên tâm hơn….”.
Năm học 2014 – 2015 phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì đã hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học : “Đảm bảo tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ và
mẫu giáo tăng từ 0,5 – 1%, phấn đấu tỉ lệ chung toàn Huyện đạt ít nhất 30%
trẻ độ tuổi nhà trẻ và 98,5% trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường”. Chính vì vậy
việc huy động trẻ đến trường là rất cần thiết.
Thực tế trường mầm non C Thị Trấn Văn Điển là một trường mới được thành
lập, có phòng học rộng rãi thoáng mát, được xây dụng thiết kế theo quy mô
trường chuẩn quốc gia mức độ II. Nhiều phụ huynh chưa nắm được tầm quan
trọng của Giáo dục mầm non, việc huy động trẻ ra lớp còn gặp nhiều khó
khăn, tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo bé đến lớp chưa đủ số lượng theo chỉ tiêu
giao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì. Tỉ lệ toàn trường chưa


cao so với mặt bằng chung của toàn huyện. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp
mẫu giáo bé tại trường mầm non C Thị Trấn Văn Điển, tôi luôn suy nghĩ
công tác huy động số lượng là việc làm vô cùng quan trọng, trước hết nhằm
duy trì và phát triển ngành học mầm non sau nữa là đào tạo những chủ nhân
tương lai của đất nước. Mà thực tế ở lớp tôi, số học sinh ra lớp vẫn còn ít,
tổng số 15 trẻ. Vì vậy tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để huy động
được số trẻ trong độ tuổi ra lớp được nhiều nhất. Chính vì lí do trên mà tôi
chọn đề tài : “Một số biện pháp nhằm huy động trẻ đến lớp mẫu giáo bé ở
trường mầm non C Thị Trấn Văn Điển”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN :

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy : Sự tăng tốc
trong quá trình phát triển thể lực của trẻ phụ thuộc vào mối liên quan chặt chẽ
giữa dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ còn việc hình thành các kỹ năng vận
động thô, vận động tinh, sự khéo léo và phối hợp các giác quan phụ thuộc rất
nhiều vào môi trường giáo dục cũng như quá trình tự rèn luyện của đứa trẻ có
sự định hướng của người lớn.
Từ lọt lòng đến 1 tuổi : trẻ sơ sinh có những khả năng mới, có nhu cầu
gắn bó, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người gần gũi (lúc này chủ yếu là
những người thân : bà, bố, mẹ…)
Trẻ từ 1 – 3 tuổi : Kỹ thuật chụp cắt lớp hình ảnh não bằng bức xạ hạt
positron cho phép khẳng định việc nuôi, dạy trẻ 3 năm đầu có tính quyết định
đến sự phát triển của bộ não con người, thời kỳ trẻ chập chững biết đi đồng


thời là thời kỳ thám hiểm, đứa trẻ như “một nhà thực nghiệm”, “một nhà hoạt
động thực tiễn”, thế giới đồ vật đã trở thành đối tượng nhận thức của trẻ, nảy
sinh nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, xuất hiện
“Cái tôi” đó là dấu hiệu khởi đầu của sự hình thành nhân cách, các yếu tố di
truyền cung cấp các chất liệu “ thô” còn môi trường giáo dục sẽ tiếp tục đúc
nặn tâm hồn và ý chí của đứa trẻ.
Lứa tuổi mẫu giáo 3 – 6 tuổi : Vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo đối
với sự phát triển của trẻ, nhu cầu giao tiếp của trẻ đối với con người, đối với
trẻ cùng lứa tuổi, đối với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội trở nên
mạnh mẽ, trẻ có nguyện vọng mong muốn được tự lực, nhiều đứa trẻ đã bộc
lộ “cái tôi” một cách mạnh mẽ. Bên cạnh kiểu tư duy trực quan hành động ở
tuổi nhà trẻ đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng, sơ đồ, đó là tiền

đề phát triển tư duy logic cần thiết ở tuổi học đường sau này.
Như vậy, nếu đứa trẻ chỉ sống trong gia đình thì phạm vi tiếp xúc với
môi trường xung quanh, với con người rất hạn hẹp không đáp ứng được nhu
cầu phát triển của trẻ mà chỉ có đưa trẻ đến trường mầm non, nơi có môi
trường giáo dục theo hệ thống, mọi tác động giáo dục đều đúng lúc, phù hợp
với độ tuổi thì mới giúp trẻ phát triển một cách toàn diện được. Đó chính là
sự cần thiết phải cho trẻ trong độ tuổi Mầm non đến trường.
1.

CƠ SỞ THỰC TIỄN :

2.

Đặc điểm chung :


Trường mầm non C Thị Trấn Văn Điển nằm ở giữa khu tập thể Yên
Ngưu, là 01 trong 03 trường mầm non thuộc địa bàn Thị Trấn Văn Điển.
Trường có 10 lớp trong đó có 03 lớp mẫu giáo bé.
Nhà trường được sự quan tâm của Huyện ủy, hội đồng nhân dân, Ủy Ban
Nhân Dân, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Thanh Trì đã tạo điều kện tốt
nhất về cơ sở vật chất khang trang cho nhà trường, sự động viên tinh thần, hỗ
trợ cơ sở vật chất của Ủy Ban Nhân Dân thị Trấn Văn Điển và các bậc phụ
huynh.
Thời gian bàn giao muộn nên số trẻ ra lớp chưa cao. Trường được bàn
giao vào tháng 8 năm 2014 muộn so với kế hoạch nên việc chuẩn bị tổ chức
các hoạt động cho năm học mới gặp khó khăn. Thời gian tuyển sinh quá gấp,
100% trẻ tuyển sinh mới nên số trẻ ra lớp chưa cao, nhà trường phải có kế
hoạch tuyển sinh liên tục trong năm học. Năm học 2014 – 2015, nhà trường
vinh dự được công nhận là trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Đa số phụ huynh làm nghề công nhân, buôn bán. Một số phụ huynh chưa
thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ tới trường, lớp mầm non.
Một số gia đình có ông bà ở nhà trông cháu nên thường xuyên cho con nghỉ
học.
Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé C1 với sĩ
số 15 trẻ. Lớp có 3 cô với trình độ một cô có trình độ đại học, hai cô có trình
độ trung cấp sư phạm mầm non.


2. Thuận lợi :

Trường được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II năm học
2012 – 2013 với đội ngũ giáo viên nhiệt tình và đạt nhiều danh hiệu.
Được sự quan tâm của các cấp, nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng phục
vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Cả 03 cô phụ trách lớp đều có tuổi đời trẻ, nhiệt tình tâm huyết với nghề.
Bản thân tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm, có nhiều năm công tác, nhiều
năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi.
Phụ huynh rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con.
3. Khó khăn :

Trường mới thành lập một số trẻ trên địa bàn vẫn còn đi học ở các trường
khác lân cận và trường tư thục nhiều. Vì vậy, trẻ ra lớp chưa đông.
Có nhiều trường tư thục đang mở trên địa bàn.
Việc xây dựng cầu nối ở khu Quốc Bảo với Yên Ngưu chưa hoàn thiện
nên việc phụ huynh cho con vào học còn chưa thuận lợi.
Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng phải đưa trẻ đến
lớp mẫu giáo, vẫn nghĩ trẻ 3 tuổi có thể ở nhà với ông bà hoặc cho đi học ở
các trường tư thục. Một số gia đình có ông bà ở nhà trông cháu nên thường
xuyên cho con nghỉ học. Tỷ lệ chuyên cần của lớp chưa cao.



III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1.

Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác huy động trẻ ra lớp :

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện công tác huy động trẻ ra lớp có ý nghĩa rất
quan trọng đối với nhà trường cũng như cá nhân mỗi giáo viên trong trường.
Kế hoạch càng cụ thể bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.
* Cách thực hiện :
Kế hoạch huy động trẻ ra lớp được lập vào đầu năm học, bắt đầu từ
tháng 8. Khi được phòng giáo dục chuyển nhân sự từ trường mầm non A Thị
Trấn Văn Điển sang trường mầm non C Thị Trấn Văn Điển để xây dựng môi
trường lớp học, tôi đã xác định xây dựng kế hoạch huy động trẻ ra lớp để đạt
chỉ tiêu theo “Điều lệ trường mầm non”. Vì đây là một ngôi trường hoàn toàn
mới được thành lập, lớp học được thiết kế theo trường chuẩn mà trẻ ra lớp
chưa cao nên việc thu hút trẻ đến lớp là điều rất cần thiết đối với Ban Giám
Hiệu cũng như giáo viên trong trường.
Trên cơ sở từ kế hoạch chung của nhà trường mà tôi đã rà soát, nắm chắc đối
tượng cần huy động ra lớp để lên kế hoạch cụ thể. Nắm được số lượng trẻ
trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi trong địa bàn phụ trách theo kết quả điều tra đã
được nhà trường phân công.
Xây dựng từng nội dung chính cụ thể, đưa ra phương pháp và biện pháp như
thế nào ? Công tác phối hợp thực hiện ra sao ? Để vận động trẻ ra lớp đạt
hiệu quả. Sau khi lập kế hoạch xong, tôi trình kế hoạch lên cho hiệu trưởng
nhà trường duyệt, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch. Tôi dựa vào phương pháp,


biện pháp đã tìm ra trong kế hoạch để vận dụng linh hoạt vào thực tế công tác

thực hiện của lớp phụ trách.
Tôi đã xây dựng kế hoạch theo từng tháng cụ thể như sau :

STT

Thời gian

Nội dung công việc
– Ổn định tổ chức đưa trẻ vào nền
nếp.

Biện pháp thực hiện

– Tổ chức các hoạt động đưa t
nền nếp ăn, ngủ, sinh hoạt.
– Xây dựng nội dung họp phụ

– Họp phụ huynh học sinh năm học huynh đầu năm.
2014 – 2015.
– Tổ chức Tết Trung Thu cho trẻ.
1

Tháng 9

– Rèn trẻ các tiết mục văn ngh

tham gia tết trung thu và tổ ch

chợ quê nhằm thu hút trẻ ra lớ


– Vẽ tạo nhiều góc mở cho trẻ

động, sử dụng sản phẩm của tr
– Trang trí môi trường lớp học đẹp,
gây hứng thú.

trang trí lớp, tuyên truyền phụ

huynh ủng hộ nguyên vật liệu…

– Điều tra trẻ trong độ tuổi mầm

– Phối kết hợp với Ban Giám H

non ở trên địa bàn.

đồng nghiệp, ban ngành, đoàn

trên địa bàn đi đến nhà dân để
tra.
2

Tháng 10


– Phát biểu ý kiến với Ban Giá

Hiệu kết hợp với các ban ngàn

địa bàn thông báo trên các thô


– Tham mưu với Ban Giám Hiệu để đại chúng để huy động trẻ ra lớ
huy động trẻ ra lớp.

– Gây hứng thú cho trẻ khi đư

3

Tháng 11

– Duy trì số trẻ ra lớp đã có. Tiếp đến lớp, tạo sự tin tưởng cho p
tục vận động trẻ ra lớp để đạt chỉ huynh.
tiêu số trẻ ở lớp.
– Tham gia tập luyện văn nghệ

– Tập luyện các tiết mục văn n

chuẩn bị lễ : “Đón bằng công nhận để tham gia hội diễn, biểu diễn
4

Tháng 12

trường mầm non đạt chuẩn quốc giacông chúng trong địa phương

mức độ II” và chuẩn bị hội diễn văn phụ huynh biết và biết về thươ

nghệ : “Mừng Đảng – Mừng xuân” hiệu của trường. Từ đó, các bậ

huynh tự tuyên truyền và thích


con đến học ở trường mầm no
Thị Trấn Văn Điển.

– Rèn trẻ tập văn nghệ biểu tro

ngày lễ noel. Tạo sự phấn khở

– Tổ chức tốt : “Ngày lễ noel” cho mạnh dạn hứng thú cho trẻ khi
lớp.
trẻ

– Căn cứ vào kết quả khảo sát

quả của trẻ, lên danh sách. Họ


– Chuẩn bị tốt công tác sơ kết học
kỳ I

huynh thông báo kết quả học t
lớp và sức khỏe của 100% trẻ
từng phụ huynh.

– Duy trì số trẻ đã có. Tiếp tục nhận – Tuyên truyền phụ huynh cho
trẻ trong độ tuổi vào lớp học.

ra lớp học.

– Họp sơ kết học kỳ I lên kế hoạch
5


Tháng 1

thu hút trẻ ra lớp.

– Thông báo sĩ số trẻ trong lớp

hoạt động của trẻ ở trường mầ

non, thông báo để phụ huynh t

truyền cho nhau về kế hoạch h

động trẻ ra lớp trong các tháng
theo của năm học.
– Phối kết hợp với Ban Giám

và đồng nghiệp trang trí trườn

và tổ chức các tiết mục văn ng


– Tham gia tổ chức lễ đón bằng

công nhận trường chuẩn Quốc gia biểu diễn trong ngày lễ đón trư
mức độ II dưới sự chỉ đạo của BGH chuẩn.
nhà trường.

– Biểu diễn văn nghệ để : “Mừ
Đảng – Mừng xuân”

– Tham gia hội diễn văn nghệ
“Mừng Đảng – Mừng Xuân”.

– Tuyên truyền động viên trẻ đ
6

Tháng 2

– Ổn định tình hình dạy và học sau đều thực hiện chương trình giá
tết, vận động học sinh nghỉ học sau trẻ 3 – 4 tuổi.
tết vào học.
– Tiếp tục vận động phụ huynh cho
con đến lớp học.

7

– Nắm bắt điều tra trẻ trong độ

chưa đến lớp. Tuyên truyền ch
Tháng 3

huynh biết tác dụng của việc c
con đến trường mầm non.

– Trao đổi với phụ huynh về sự

– Khảo sát trẻ cuối năm học. Thông đổi của trẻ khi được đến lớp h
8

Tháng 4


báo cho phụ huynh biết kết quả

Qua đó, phụ huynh sẽ nhiệt tìn

khảo sát.

tuyên truyền về sự thay đổi củ
khi được đến lớp.


9

– Chuẩn bị tổng kết năm học.

– Rèn trẻ tập văn nghệ để biểu
trong ngày tổng kết năm học.

Tháng 5

– Phối hợp với ban giám hiệu

– Tổng kết kết quả huy động trẻ ra kết kết quả huy động trẻ ra lớp
lớp.
một năm học.
* Kết quả :
Nhờ việc xây dựng kế hoạch cụ thể từng công việc, từng biện pháp thực
hiện theo từng tháng, bản thân tôi chủ động thực hiện theo kế hoạch đã xây
dựng theo từng tháng. Mỗi tháng số trẻ ra lớp đều tăng hơn so với đầu năm,
trẻ có ý thức học tập hơn, phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình hơn trong việc

động viên trẻ đi học đều.
2. Xây dựng môi trường thân thiện, tạo hứng thú cho trẻ đến trường :

Môi trường lớp học gồm môi trường bên trong và môi trường ngoài lớp học,
là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt
động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ
hấp dẫn trong cuộc sống. Môi trường thân thiện có thẩm mỹ, phù hợp với chủ
đề sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng
cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ.
* Cách thực hiện :
Trong năm học này tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé và lớp tôi
được chọn là lớp điểm để thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và vận dụng khả năng
của mình để lên kế hoạch xây dựng môi trường lớp tôi thật sự thân thiện và


kích thích trẻ khiến phụ huynh cho con ra lớp học. Nhận thức được điều đó
tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện
pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp
với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm
sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Để làm được điều đó tôi
đã tiến hành cụ thể như sau :
Sắp xếp gọn gàng ngăn nắp : Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã thống nhất
và cùng có kế hoạch xây môi trường lớp học với màu sắc hài hoà nhẹ nhàng,
các đồ dùng đồ chơi trong lớp vừa tầm với trẻ luôn gọn gàng ngăn nắp mà
không xa cách, tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ và hứng thú tham gia các hoạt
động trong lớp. Sự thân thiện với môi trường trong lớp là phải tạo cho trẻ sự
gần gũi. Nếu bước vào một lớp học rất đẹp nhưng trẻ không thấy được sự gần
gũi, không dám sờ mó vào bất kỳ thứ gì, hoặc không được xê dịch mọi thứ
thì không thể tạo được môi trường tích cực và thân thiện với trẻ. Không chỉ

trang trí trong lớp học, tôi còn trang trí nhà vệ sinh là nơi rất cần thiết trong
lớp học mầm non trong đó có hình ảnh bé trai, bé gái, có hình ảnh ở các
mảng tường ngộ nghĩnh đáng yêu, hình ảnh các thao tác rửa tay đúng cách
cho trẻ nhìn, trang trí cây xanh trong góc tường để tạo sự gần gũi thân thiện
mỗi khi trẻ vào đó. Nhà vệ sinh sắp xếp ngăn nắp loại bỏ bớt những đồ dùng
không cần thiết, luôn khô thoáng và sạch sẽ.
Để thu hút trẻ đi học đều, thường xuyên tôi tạo sự hứng thú cho trẻ bằng
nhiều hình thức như : Tăng cường trang trí lớp với những hình ảnh ngộ
nghĩnh, bắt mắt theo từng chủ đề nhằm thu hút trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên.


Lớp học thân thiện là một lớp “đẹp”, nhưng lớp đẹp không phải là một lớp
học bề thế. Đẹp ở đây là cảnh quan thiên nhiên đẹp, hài hoà, thanh khiết,
mang lại cho trẻ tâm trạng thoải mái khoan khoái, tươi vui khi đến trường,
vào lớp. Tôi tạo dấu ấn bằng màu xanh của lá, những sắc màu rực rỡ của hoa,
không gian thoáng mát, sạch sẽ giúp cho trẻ học tập, rèn luyện, vui chơi thêm
sảng khoái, hào hứng. Tôi tạo màu xanh ở lớp học bằng cách : Trồng thêm
chậu cây, chậu hoa, trang trí góc thiên nhiên hài hòa đẹp mắt, để mỗi ngày
đến lớp, trẻ có cảm giác như mình đang vào công viên với một tâm trạng
tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học : cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi
thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần,
màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái. Tạo nên
tình yêu thiên nhiên của trẻ. Trẻ hào hứng đi học.
Tôi đã tạo ấn tượng tốt đẹp đối với trẻ ngay từ ngày đầu tiên đến trường. Vì
thế chuẩn bị tổ chức ngày khai giảng thật vui tạo tâm thế háo hức đối với trẻ
bằng nhiều hình thức trang trí đẹp mắt. Chuẩn bị cho năm học mới tôi trang
trí lớp đẹp, phù hợp với trẻ. Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, vệ
sinh trường lớp sạch sẽ, tạo cho trẻ sự thoải mái, thích thú, tạo ấn tượng tốt
đối với các bậc phụ huynh.
Xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với

trẻ trong lớp : Việc rèn trẻ nền nếp của lớp cần được thực hiện ngay khi đón
trẻ vào năm học mới. Chúng tôi có kế hoạch xây dựng quy ước với trẻ cách
lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, cô giáo dán các ký hiệu hình ảnh
đồ dùng đồ chơi ở từng góc chơi, khi trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ở góc nào thì sẽ


cất đúng nơi có dán ký hiệu sẵn. Hay là quy định với trẻ về cách giao tiếp khi
chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân
mật trong các vai chơi. Các bạn nam cần nhường nhịn các bạn nữ, cùng tham
gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau.
Cung cấp nguyên vật liệu và làm mới góc chơi : Việc làm mới các góc chơi
trong lớp là việc không hề đơn giản bởi công việc của các cô giáo đã rất bận
rộn, không có nhiều thời gian trống, cả ngày các cô đều phải tham gia các
hoạt động với trẻ. Chính vì vậy mà chúng tôi cùng vận động phụ huynh tham
gia ủng hộ cho lớp, dán thông báo vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ
chơi theo các chủ đề trên lớp với từng chủ đề trong lớp học chúng tôi có sự
thay đổi thường xuyên về đồ dùng đồ chơi trong góc, phụ huynh ủng hộ cho
lớp các nguyên vật liệu đã qua sử dụng, các đồ chơi cũ để có nhiều đồ chơi
bổ sung vào các góc. Có thể là đồ chơi cũ của trẻ trong lớp mang đến, có thể
là tranh ảnh cũ của gia đình giấy, lịch bìa để trang trí …Hình ảnh trong các
góc chơi được thay đổi theo các chủ đề tạo cho trẻ sự thích thú với điều mới
lạ.
Trang trí môi trường bằng chính sản phẩm của trẻ : Với trẻ lớp tôi là lớp mẫu
giáo bé tôi luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí vào các góc chơi
trong lớp học .
Ví dụ : Chủ đề : “Gia đình” tôi thực hiện : Ở trong lớp có các góc hoạt động
với nhiều đồ dùng đồ chơi về gia đình. Trẻ được vẽ, tô màu, làm các đồ dùng
cho các góc bằng các nguyên vật liệu bỏ đi như : xốp màu, vỏ sữa chua, các
lon nước, cốc đựng bánh,…Thông qua các buổi chơi góc, trẻ được hoạt động



với chính sản phẩm của mình đã làm với thái độ rất thích thú, qua giao tiếp
giữa vai chơi người mua người bán cũng giáo dục cho trẻ về thái độ ân cần
niềm nở, tạo được mối quan hệ thân thiện khi chơi…Bên cạnh đó tôi còn trao
đổi và vận động phụ huynh mang tranh ảnh về gia đình của bé đến lớp, cho
trẻ cùng giao lưu và trò chuyện về những người thân trong gia đình mình, trẻ
rất hứng thú khi được tham gia các hoạt động trò chuyện tìm hiểu về những
người thân trong gia đình.
Tận dụng tối đa diện tích trong lớp học để trẻ được hoạt động : Với diện tích
lớp khá rộng nhưng không có phòng ngăn cách, việc bày các giá đồ chơi
trong lớp cũng chiếm diện tích lớn trong lớp, đôi khi trẻ chơi ở các góc khác
nhau hay bị ảnh hưởng. Tôi đã bố trí đan xen các góc động – tĩnh cũng như
bày các giá đồ chơi từng góc sao cho lớp học trông thoáng hơn. Trường tôi có
hành lang sau rộng nên bố trí 2 góc chơi ra ngoài (góc âm nhạc, khám phá) để
trẻ hoạt động không bị ảnh hưởng đến các góc chơi khác. Phòng ngoài bố trí
các góc sách, học tập để trẻ có không gian riêng, phù hợp khi hoạt động. Bên
ngoài lớp học ở góc thiên nhiên tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ cho nhiều
cây xanh với nhiều loại cây được lựa chọn đẹp, phù hợp, có màu sắc nổi bật
cho trẻ quan sát tìm tòi những điều mới lạ. Để góc thiên nhiên luôn xanh đẹp
các cô cùng dạy trẻ các kỹ năng chăm bón cây, nhổ cỏ, tưới nước giáo dục trẻ
biết yêu quý bảo vệ cây xanh và có thái độ thân thiện gần gũi với môi trường.
Qua đó trẻ cảm nhận đựơc vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiên
nhiên và con người, hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho lớp và có
tác dụng làm môi trường xanh đẹp trong lành.


Môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp được chúng tôi thay đổi
thường xuyên theo tháng, theo giai đoạn, đồ dùng đồ chơi trong lớp luôn
được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ những đồ dùng đồ chơi hỏng, đảm bảo an toàn
có tác dụng giáo dục phù hợp với từng chủ đề và có tính thẩm mỹ cao, hài

hoà về màu sắc, hình dáng hấp dẫn giúp trẻ hứng thú và tiện lợi trong sử
dụng. Một điều quan trọng nữa là lớp học phải hợp lý trong cách sắp xếp các
đồ dùng đồ chơi, bố trí các vị trí thuận tiện cho trẻ hoạt động…
Luôn thay đổi đồ dùng, đồ chơi nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú trong học tập
cũng như trong vui chơi. Nhu cầu về đồ chơi cho trẻ là thiết thực và vô tận,
tuy chúng ta không có khả năng mua đồ chơi cho trẻ, nhưng chúng ta biết đáp
ứng nhu cầu chơi với đồ chơi của trẻ bằng cách tự làm đồ dùng, đồ chơi cho
trẻ từ những nguyên vật liệu thiên nhiên : cát, sỏi, lá cây, vỏ cây… từ phế thải
như : vỏ đồ hộp, bao thuốc lá, hộp sữa, vải vụn, mút xốp…, chẳng hạn làm
ghế đá bằng

xốp, làm tàu hỏa, ô tô bằng những hộp sữa tươi… Tôi

cho trẻ cùng làm với cô để phát triển tư duy, gây hứng thú đối với trẻ. Tạo
cho trẻ sự ham thích đi học, không thích ở nhà. Đồng thời giáo dục trẻ biết
tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi. Từ đó, giáo dục trẻ ý thức bảo
vệ môi trường. Qua đó, phụ huynh thấy được sự cần thiết khi cho con đến lớp
không những được cô giáo chăm sóc mà còn dạy trẻ rất nhiều điều. Thấy
được sự thay đổi của con khác xa khi ở nhà với ông, bà, bố mẹ…
Ngoài ra tôi và trẻ còn tham gia các hội thi của cô và cháu do nhà trường và
phòng giáo dục – đào tạo tổ chức. Tham gia hội diễn văn nghệ “Bé vui trung
thu”, “Ngày lễ noel”, văn nghệ : “Đón trường chuẩn quốc gia mức độ II”.


Hoạt động này đem lại cho trẻ niềm vui, những ấn tượng đẹp, đồng thời là
phương tiện giáo dục mạnh mẽ về mọi mặt đối với trẻ. Nhờ vậy gây được
hứng thú cho trẻ, trẻ thích đến trường đến lớp và hồi hộp chờ đón những ngày
hội, ngày lễ lớn của trường. Phụ huynh vui mừng khi thấy con tự tin biểu
diễn trên sân khấu, tham gia vào các ngày hội, ngày lễ. Tạo đông lực cho phụ
huynh luôn chú ý cho con đi học đều để được cô giáo dạy dỗ nhiều điều. Đó

cũng là cách để quảng cáo về hoạt động của trường cho phụ huynh biết. Từ
đó, gây được thiện cảm của phụ huynh đối với cô giáo khi muốn gửi con vào
trường, họ thấy được việc cho con đi học là rất cần thiết bởi con được tham
gia học tập trong một môi trường hoàn toàn tin tưởng với đội ngũ giáo viên
đầy nhiệt huyết với nghề. Không những thế phụ huynh còn giới thiệu cho
nhau biết về trường lớp con đang học như thế nào để những phụ huynh khác
có ý định cho con đi học cũng muốn gửi con vào trường.
* Kết quả: Các bậc phụ huynh cũng ngạc nhiên và thích thú về môi trường
lớp học của con mình và rất nhiệt tình ủng hộ cho các hoạt động của lớp. Từ
đó, phụ huynh thấy sự khác biệt của con khi ở nhà và ở trường. Mỗi khi đến
đón con họ rất vui vẻ, có phụ huynh còn tâm sự con chỉ thích đi học, không
thích ở nhà. Phụ huynh tuyên truyền nhau nên cho con đi học đều và yên tâm
khi gửi con cho cô giáo. Một số phụ huynh còn tuyên truyền cho những phụ
huynh khác có con trong độ tuổi chưa đi học đến xin vào trường để con được
học trong môi trường giáo dục rất tốt.
Đặc biệt trẻ lớp tôi rất thích đi học, thích tham gia vào các hoạt động trang trí
tạo môi trường cho lớp học …Với sự nỗ lực tìm tòi vận dụng khả năng của
mình cùng vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động trên lớp, thay đổi


môi trường thường xuyên theo chủ đề. Tôi đã thực sự tạo được môi trường
lớp học đầy đủ các tiêu chí là một lớp học thân thiện góp phần cùng với nhà
trường “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tạo hứng thú
cho trẻ đến trường.
3. Quan tâm, động viên, khuyến khích trẻ đến lớp :

“Ngày đầu tiên đi học, em mắt ướt nhạt nhòa, cô vỗ về an ủi chao ôi sao
thiết tha”. Ngày đầu tiên đến lớp sẽ là ấn tượng sâu sắc nhất đối với sự thay
đổi môi trường trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Tạo nên, sự hứng thú với
trẻ khi đến lớp nếu như được cô giáo quan tâm, động viên, vỗ về. Vì vậy, cô

giáo biết cách quan tâm, động viên, khuyến khích trẻ đến lớp là rất quan
trọng tạo cho trẻ sự yên tâm, an toàn khi ở lớp với cô giáo. Trẻ sẽ không cảm
thấy sợ hãi khi không có người thân ở cạnh mà vui vẻ đến lớp một cách hồn
nhiên.
Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ : Đối với trẻ, nếu lần đầu tiên đến
lớp mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với bà
mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt ngày, còn khi đến trường,
trẻ phải vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy, cần tư vấn cho bố mẹ,
các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi
đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho
trẻ cảm thấy lớp cũng như ở nhà, khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu,
quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường…Lúc về nhà, bố mẹ nên lắng nghe
những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ những gì đã
xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác


tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với giáo viên những
đặc điểm riêng của con mình , ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính
…để cô giáo có biện pháp chăm sóc – giáo dục phù hợp.
* Cách thực hiện :
Ngày đầu trẻ đến trường cũng là ngày trẻ thay đổi cuộc sống bình thường
nên gặp nhiều khó khăn : Cô giáo, các bạn, mọi sinh hoạt đều rất mới mẻ và
lạ lẫm. Có nhiều cháu nhút nhát, sợ, nhiều cháu thường hay tự do chạy, nhảy
hoặc cào cấu các bạn …Vì thế khi được nhận cháu mới vào lớp tôi thường
giành thời gian để trao đổi với phụ huynh, tìm hiểu đặc điểm riêng của trẻ,
hoàn cảnh gia đình, những yêu cầu của phụ huynh đối với lớp học. Để dễ
dàng hiểu trẻ tôi yêu cầu phụ huynh xin các cháu vào trường nộp một bản
phiếu nhập học, một bản photo hộ khẩu. Trên cơ sở đó tôi nắm bắt được đặc
tính thói quen của trẻ để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Để trẻ dễ quen lớp,
quen cô tôi thường quan sát, trò chuyện với trẻ và trao đổi với phụ huynh về

tình hình sức khỏe và tình hình học tập của trẻ ở lớp, tạo tâm thế trẻ thích đến
trường, lớp cho các cháu.
Ví dụ: Lớp tôi có cháu Diệu Anh khi mới đến lớp cháu thường hay ngồi
một chỗ không chơi với các bạn. Phụ huynh có phản ánh cháu thay đổi hẳn
tính tình trước đây, cháu hay líu lo kể chuyện và thường chơi với bà nhưng từ
khi đi học được mấy hôm cháu lầm lì ở lớp. Khi đi học về cháu ít nói, ít cười,
không hồn nhiên như trước. Qua trao đổi và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình cháu
tôi biết cháu chỉ chơi với bà, ít được tiếp xúc với mọi người. Hàng ngày, tôi
dành thời gian trò chuyện với cháu. Tạo điều kiện cho cháu tham gia vào các


hoạt động, quan tâm đến cháu nhiều hơn… Chỉ sau một đến hai tháng cháu
thích đi học, vui vẻ chơi với các bạn, thường hay kể về gia đình mình.
Ngay từ những ngày đầu trẻ vào học, tôi vui vẻ đón trẻ trên tay phụ
huynh, cử chỉ của tôi luôn niềm nở, tạo cho trẻ những ấn tượng đẹp niềm tin
khi trẻ xa cha mẹ. Tôi cố gắng dỗ dành cháu để cháu không khóc nhiều.
Những lúc cháu khóc tôi tìm đủ mọi cách cho cháu mến tôi và phụ huynh yên
lòng trao con cho tôi mà không khóc nữa. Sau đó, tôi tìm mọi cách gần gũi
cháu vào các giờ rảnh rỗi như : Sau giờ học trò chuyện cùng cháu hay ca hát,
kể chuyện cháu nghe và qua đó còn giáo dục lễ giáo cho cháu và giáo dục
thẩm mỹ, để cháu mến mình hơn, vì việc đi học là điều kiện khó khăn với trẻ
3 tuổi.
* Kết quả : Sau thời gian 1 – 2 tuần mà trẻ lớp tôi đã quen cô giáo, tự tin khi
đến lớp, nhiều trẻ còn tự đeo ba lô đi đến lớp một cách rất tự giác, không còn
trường hợp nào quấy khóc như ngày đầu tiên đến lớp. Phụ huynh yên tâm khi
đưa con đến lớp, nhiều phụ huynh tâm sự con khi về nhà đã biết tự lập một số
lao động tự phục vụ như : Cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, biết tự xúc ăn, biết
chào hỏi lễ phép….Đa số phụ huynh đã có thiện cảm với tôi và môi trường
lớp học do tôi và đồng nghiệp cùng lớp tạo nên.
4. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng – chăm sóc – giáo dục trẻ :


Phát triển giáo dục mầm non, tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và
toàn diện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Chất
lượng nuôi dưỡng – chăm sóc – giáo dục trẻ là cơ sở quan trọng để làm tốt
công tác huy động trẻ ra lớp.


* Cách thực hiện :
+ Chất lượng nuôi dưỡng – chăm sóc : Là một trường mới thành lập, muốn
trẻ ra lớp ngày càng nhiều thì phải lấy uy tín chất lượng nuôi dưỡng – chăm
sóc thật tốt. Tôi đã theo dõi trẻ ở lớp tôi phụ trách và tham khảo ý kiến đồng
nghiệp phụ trách một số lớp khác xem trẻ có thích ăn các món ăn ở trường
hay không. Nên tôi đã cùng chị em trong trường phát biểu góp ý kiến đề xuất
lên Ban Giám Hiệu thay đổi, chế biến các món ăn hợp khẩu vị của trẻ để trẻ
ăn hết xuất, tìm tòi thực phẩm để trẻ có bữa ăn đủ lượng, đủ chất và cân đối
về dinh dưỡng. Để phụ huynh nắm bắt được thực đơn ăn của trẻ tôi đã làm
bảng tuyên truyền có dán thực đơn ăn của trẻ cho phụ huynh đọc và tìm hiểu.
Phối kết hợp với nhân viên y tế cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng và khám
sức khoẻ định kỳ cho 100% trẻ của lớp để kịp thời có những biện pháp giảm
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng như : Tuyên truyền, vận động phụ huynh tăng khẩu
phần trứng, sữa cho trẻ trong tuần, luôn chú ý tới trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi
nhiều hơn trong bữa ăn. Hàng năm chúng tôi cân, đo cho 100% trẻ 4 lần/năm
vào : tuần II tháng 09, tháng 12, tháng 02 và tháng 04. Trẻ suy dinh dưỡng,
béo phì và thấp còi thì mỗi tháng cân, đo 1 lần.
Chăm sóc trẻ trong các hoạt động như giờ ăn : Tôi động viên các cháu nên ăn
nhiều để tốt cho sức khỏe và mau lớn, dạy trẻ cầm thìa bằng tay phải để tự
xúc ăn, tôi xếp xen kẽ các cháu ăn nhanh với cháu ăn chậm để các cháu đua
nhau ăn hết suất ăn. Khi chuẩn bị bữa ăn cũng là lúc ta tạo ra các kích thích
để hướng trẻ vào bữa ăn. Tiếng động khi chuẩn bị đồ dùng ăn uống, mùi
thơm, màu sắc của thức ăn, tiếng nói… được lặp lại trong nhiều ngày liên

tiếp có tác dụng kích thích trẻ thèm ăn. Cũng cần chú ý cho trẻ ăn đúng vào


những giờ nhất định để giúp hệ tiêu hóa trẻ tiết dịch và hoạt động tốt. Thời
gian chuẩn bị cũng chỉ nên từ 5 – 10 phút, không nên để trẻ chờ đợi
lâu. Chăm sóc trẻ trong bữa ăn : Tôi luôn chú ý tạo không khí vui vẻ cho
bữa ăn qua nét mặt, cử chỉ, lời nói của mình để cho trẻ ăn. Giới thiệu món ăn
hấp dẫn. Sử dụng trò chơi đơn giản dẫn dắt trẻ vào bữa ăn và trong khi trẻ ăn
(đối với trẻ chưa chú ý ăn và trẻ biếng ăn) : Tôi chú ý xúc thức ăn cho trẻ :
dùng thìa vừa miệng trẻ, lượng thức ăn xúc vừa phải. Cho trẻ nhai nuốt hết
thức ăn rồi mới xúc tiếp. Khuyến khích trẻ tập tự xúc thức ăn. Dù trẻ tự xúc
còn rơi vãi, chưa có ý thức nhặt cơm vãi vào đĩa. Tôi động viên trẻ, dần dần
trẻ sẽ xúc ăn gọn hơn. Cho trẻ tự xúc thức ăn, trẻ sẽ rất thích thú với bữa ăn.
Tôi hướng dẫn cho trẻ cách cầm thìa, cách xúc và phụ giúp với trẻ. Nếu trẻ
ngậm thức ăn trong miệng, dỗ dành cho trẻ nhai nuốt. Có thể bày những trò
chơi thi ăn để trẻ hào hứng. Nếu trẻ ăn chậm, nuốt không hết thức ăn trong
miệng, có thể cho trẻ uống thìa nước hoặc nước canh, sẽ giúp cho trẻ nuốt
thức ăn được dễ dàng hơn vì nhiều khi do lượng nước bọt của trẻ tiết ít làm
trẻ khó nuốt.
Đối với trẻ ăn chậm, thức ăn lấy vào bát vừa phải, ăn hết rồi lấy tiếp. Không
nên để thức ăn chảy vữa mất ngon. Khi trẻ ăn cũng nên có lời khen trẻ.
Cũng cần chú ý tuyệt đối, không nên la mắng, dọa, thậm chí đánh trẻ.
Điều này sẽ làm cho trẻ sợ bữa ăn, ăn không ngon miệng. Dần dần trẻ dễ trở
thành biếng ăn.


Giờ ngủ : Tôi có thể mở băng hát ru cho trẻ nghe để trẻ dễ dàng đi
vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc. Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ không cảm thấy
mệt mỏi, uể oải. Trẻ cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái sau giấc ngủ trưa.
Đảm bảo an toàn về tính mạng cho trẻ : Tôi luôn chú ý rà soát đồ dùng đồ

chơi sắc nhọn. Các vật nhọn, sắc như : dao, kéo, để đúng nơi quy định, xa
tầm tay của trẻ. Đồ chơi đúng quy cách, có đầu hoặc mép không được sắc,
nhọn, không cho trẻ chơi đồ đã bị hư hỏng, gãy vỡ lộ đầu sắc ra ngoài.
Tránh điện giật và tránh bỏng : Các vật nóng như : nước sôi, thức ăn nóng,
các thiết bị nhiệt, điện… để xa tầm với của trẻ. Tránh hóc, sặc dị vật ở đường
thở như : đồng xu, cúc áo; sặc nước, cháo, gối, chăn hoặc các vật khác bịt
đường thở khi trẻ đang ngủ.
Chất lượng giáo dục: Cùng với việc huy động trẻ ra lớp là thực hiện công
tác giáo dục trẻ theo các lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm
non. Tôi thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm ra các
hình thức dạy học sinh động, lôi cuốn, thu hút trẻ, tìm ra các nội dung tích
hợp vào tiết dạy nhằm mục đích giúp trẻ hứng thú học, đạt hiệu quả giờ dạy
cao nhất. Từ đó, trẻ hứng thú, thích đi học hơn ở nhà.
Trong các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày, tôi luôn chú ý tạo hứng thú học
tập cho trẻ để trẻ thích được đến lớp, thích được học tập, vui chơi cùng các
bạn.
Với hoạt động thể dục sáng, tôi để cho phụ huynh thấy được sự vui tươi,
phấn khởi của trẻ mỗi khi đến lớp bằng hình thức cho trẻ tập thể dục sáng ở


sân trường. Để phụ huynh thấy được nếp học tập của trẻ ở lớp khác hẳn ở
nhà. Trẻ có sự tiến bộ thay đổi khi được đi học. Qua đó, họ yên tâm khi gửi
con cho cô giáo. Tạo động lực luôn cho con đi học đều.
Trẻ ở độ tuổi này rất thích những hình ảnh sinh động, màu sắc sặc sỡ nên
trong các hoạt động giáo dục tôi chuẩn bị rất nhiều đồ chơi phong phú như :
đồ chơi rau củ, quả, các viên gạch nhỏ, quả bóng, bông hoa nhiều màu sắc,
đồ chơi lắp ghép ….và tranh ảnh, mô hình theo chủ đề và hướng trẻ “Học mà
chơi – chơi mà học” với những đồ chơi đó. Để trẻ tiếp thu kiến thức phù hợp
với lứa tuổi tôi luôn chú trọng việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học lấy trẻ
làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo môi trường phong

phú, an toàn cho trẻ hoạt động. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú,
phù hợp chủ đề để bổ sung cho các góc chơi của trẻ. Chủ động, sáng tạo, linh
hoạt trong việc thiết kế các hình thức tổ chức dạy học sinh động, hấp dẫn, thu
hút trẻ. Tích cực chú ý rèn luyện cho các cháu mạnh dạn, tự tin, thích hoạt
động tập thể, thích giao lưu với bạn bè, từ đó các cháu thích được đi học hơn,
tỷ lệ chuyên cần và tỷ lệ bé ngoan tăng cao.
Khi trẻ tiếp thu được các kiến thức cơ bản, tôi sử dụng hình thức tích hợp
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh qua chính con em của mình bằng cách
trước khi trẻ đi học về tôi dặn dò trẻ về nhà phải múa hát, đọc thơ, kể
truyện…. cho ông bà, bố mẹ cùng nghe. Qua việc làm đơn giản trên tôi thấy
phụ huynh rất vui vẻ và yên tâm với công tác chăm sóc giáo dục của tôi,
thường xuyên cho con đi học.


×