Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ (3 4 tuổi) theo hướng tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.11 KB, 28 trang )

sáng ki ến kinh nghi ệm giáo d ụ
c dinh d ưỡ
n g cho tr ẻ
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Sinh thời, Chủ Tịch Hồ
Chí Minh có lời căn dặn các giáo viên mẫu giáo: “Làm giáo viên mẫu giáo
tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như thế thì trước hết phải yêu trẻ.
Các cháu nhỏ quấy phải bền bỉ, phải chịu khó nuôi dạy được các cháu.
Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây
mọc lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Trẻ em
là thế hệ tương lai của đất nước, việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em
là trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đặc biệt
là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non. Chính vì vậy,
chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 (Số 226/QĐ – TTg)
và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã đề cập đến nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo trong việc đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào trường học, đặc
biệt quan tâm đến giáo dục dinh dưỡng cho trẻ bậc học mầm non.
Trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được và
hình thành dấu ấn lâu dài. Vì vậy tiến hành giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ
cho trẻ mầm non sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra
một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ,
biết lựa chọn ăn uống đúng cách một cách thông minh và tự giác để đảm bảo
sức khoẻ của mình. Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ
vào chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là việc làm
rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ
từ tuổi mầm non đến tuổi học đường.



Qua thực tế, ở trường mầm non B thị trấn Văn Điển nói chung và lớp mẫu
giáo bé C1 tôi giảng dạy nói riêng, giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho học
sinh được nhà trường, giáo viên thực sự quan tâm chú ý, nhưng vì trẻ còn
nhỏ, vốn kiến thức còn nghèo nàn nên làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến
thức dinh dưỡng – sức khỏe một cách tốt nhất là một vấn đề khiến tôi băn
khoăn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc Giáo dục dinh dưỡng – sức
khoẻ “sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ“với trẻ mầm non.
Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2013 – 2014, tôi đã đi sâu nghiên cứu lồng
ghép Giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ theo hướng tích hợp và đạt
được kết quả khả quan và đúc rút được một số kinh nghiệm. Đó chính là lý
do để tôi chọn đề tài:
“sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ (3- 4 tuổi)
theo hướng tích hợp”.
* Mục đích nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng về Giáo dục dinh dưỡng – Sức khoẻ của lớp mẫu
giáo bé C1 trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển.
+ Tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng Giáo dục dinh dưỡng –
sức khoẻ cho trẻ lớp mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) theo hướng tích hợp.
* Đối tượng nghiên cứu: Tôi đi sâu nghiên cứu lồng ghép Giáo dục dinh
dưỡng – sức khoẻvào các chủ đề thông qua các hoạt động theo hướng tích
hợp, nhằm cung cấp kiến thức dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ mẫu
giáo lớp C1 trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển năm học 2013 – 2014
* Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ
tháng 9/2013 và kết thúc tháng 4/2014


1.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


2.

Cơ sở lý luận: sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

Như chúng ta đã biết, nhu cầu dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng trong
từng thời kỳ phát triển của trẻ, đặc biệt với lứa tuổi mầm non. Vậy muốn trẻ
phát triển được toàn diện, trước hết trẻ phải được phát triển hài hoà, cân đối
cả về thể chất lẫn tinh thần để tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kiến thức cần thiết,
tạo nền móng tốt cho trẻ sau này. Để thực hiện tốt công tác Giáo dục dinh
dưỡng – sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi), giáo viên cần lựa chọn
các nội dung và các hình thức phù hợp với bài dạy, phù hợp với chủ đề và
khả năng nhận thức của trẻ. Lựa chọn các hình thức phù hợp sẽ làm cho trẻ
tiếp nhận các thông tin một cách hào hứng không bị gò bó áp đặt.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục về nội dung Giáo dục dinh dưỡng –
sức khoẻ thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là tích hợp vào các hoạt động của
các lĩnh vực khác, vào các chủ đề, kết hợp giáo dục trong các thời điểm và
tình huống hàng ngày. Giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻgóp phần phát triển
toàn diện về mọi mặt cho trẻ. Thông qua giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ
cung cấp cho trẻ một số khái niệm cơ bản như:
+ Biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khoẻ. Biết thức ăn cung cấp
dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Cung cấp kiến thức về bốn nhóm thực
phẩm cơ bản: Protein, Lippit, Glucid, Vitamin
+ Chúng ta cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức khoẻ có sức
lực để vui chơi học tập.
+ Thành phần các món ăn đơn giản quen thuộc trẻ ăn hàng ngày


+ Giữ gìn vệ sinh thân thể để giúp cho cơ thể phòng tránh bệnh tật, cơ thể sẽ
khoẻ mạnh.

+ Mặc trang phục phù hợp với thời tiết để phòng bệnh và vận động thoải
mái
+ Có 1 số vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm đến tính mạng cần
nhận biết và phòng tránh, để bảo vệ sức khoẻ.
sáng kiến kinh nghiệm mầm non về dinh dưỡng sáng kiến kinh
nghiệm giáo dục kỹ năng sống sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo
dục sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo dục tiểu học sáng kiến kinh
nghiệm quản lý giáo dục thpt sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo
dục thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt sáng kiến
kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh thcs
1.

Cơ sở thực tiễn

Trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển có một khu, nằm trên địa bàn Thị
Trấn Văn Điển Thanh Trì Hà Nội. Là trường điểm của ngành GD – ĐT huyện
Thanh Trì, nhiều năm liền trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp
thành phố và có nhiều giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp huyện.
1.

Thuận lợi: sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

– Năm học 2013 – 2014, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu
giáo bé (3-4 tuổi) với số học sinh là 45 cháu. Trong đó có 25 cháu nam và 20
cháu nữ.


– Lớp có 3 cô giáo phụ trách, có trình độ đạt chuẩn trở lên. Các cô đều có
lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ
– Lớp có tới 85% phụ huynh làm công nhân viên chức, 25% phụ huynh làm

nghề tiểu thương buôn bán.
– 100% trẻ được học bán trú tại trường, nên có thuận lợi trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ được thường xuyên
– Bản thân tôi cũng đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo bé (3-4
tuổi) nên phần nào cũng đã có được kinh nghiệm trong giảng dạy.
2. Khó khăn:

– Phần lớn học sinh được nuông chiều nên việc rèn nề nếp thói quen và kỹ
năng vệ sinh và thói quen ăn uống còn nhiều hạn chế.
– Lớp có nhiều cháu mới đi học chưa được học qua lớp nhà trẻ, cho nên còn
rất bỡ ngỡ.
– Vốn kiến thức về dinh dưỡng – sức khoẻ của lớp trong năm học trước: Số
trẻ có kĩ năng, kiến thức là 30%, còn lại 70% số trẻ trong lớp còn kém.
– Cơ sở vật chất và đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc giáo dục dinh dưỡng –
sức khoẻ cho trẻ còn ít, chưa phong phú đa dạng, khoa học, nên chưa thu hút
được trẻ .


– Do nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ thì nhanh nhẹn linh hoạt, sáng
tạo. Nhưng có trẻ thì lại chậm chạp, thụ động, không thích hoạt động. Vì vậy,
trong quá trình tổ chức hoạt động về giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ ở lớp
tôi đầu năm mang lại kết quả chưa cao.
III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng – sức
khoẻ cho trẻ (3-4 tuổi) theo hướng tích hợp:
1.Khảo sát cơ sở vật chất và khảo sát chất lượng học sinh đầu năm:
* Mục đích: Nhằm rà soát lại đồ dùng, đồ dùng đồ chơi trong lớp và khảo sát
nhận thức của trẻ về dinh dưỡng – sức khỏe để có kế hoạch đề xuất bổ sung,
thực hiện
* Cách tiến hành: sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
– Khảo sát cơ sở vật chất:

+ Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định được việc Giáo dục dinh dưỡng- sức
khoẻ cho trẻ là việc làm rất cần thiết đối với trẻ. Chính vì vậy tôi đã kiểm tra
rà soát những đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho việc dạy lồng ghép
giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ. Tôi khảo sát xem đồ dùng nào chưa
đủ, những đồ dùng nào còn thiếu và cần bổ sung thêm cái gì?…Từ đó qua
các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng sư phạm nhà trường tôi đã tham mưu
với ban giám hiệu trang bị, bổ sung những đồ dùng còn thiếu để phục vụ cho
việc giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ được tốt hơn.
+ Tôi đã đề nghị Ban giám hiệu đầu tư đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc giáo
dục dinh dưỡng – sức khỏe sau:
STT

Tên đồ dùng, đồ chơi

Số lượng

Mục đích sử dụng


1.
2.
3.

Tranh về các nhóm thực phẩm 02 tranh
Đồ chơi nấu ăn
2 bộ
Rau, củ quả nhựa
5 túi

4.


Bộ hàm răng giả

5.
6.
7.

Cho trẻ làm quen các nhóm thực phẩ
Cho trẻ chơi góc nấu ăn
Cho trẻ chơi góc bán hàng, nấu ăn
Dạy trẻ cách đánh răng trong hoạt độ

2 bộ

Bộ tranh truyện về giáo dục
dinh dưỡng
Đề can ký hiệu
Khăn mặt + khăn lau tay

rèn kỹ năng vệ sinh

1 bộ

Dạy trẻ trong các hoạt động

10 tờ
90 chiếc

Dán vào ca
Cho trẻ vệ sinh cá nhân


+ Ngoài ra, tôi còn làm thêm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên,
phế liệu như: giá đỗ bằng đất nặn, thịt, giò, chả bằng xốp, … để làm phong
phú thêm đồ dùng, đồ chơi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Một số món ăn được làm từ đất nặn.
+ Tôi còn cho trẻ tham quan bếp ăn để trẻ được làm quen với các loại thực
phẩm: Rau, củ quả, thịt, cá, trứng, sữa… mà hàng ngày bếp ăn nhà trường
nhập vào để cho các cháu ăn để cung cấp kiến thức về dinh dưỡng sức khỏe
cho trẻ
Một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ
– Khảo sát học sinh đầu năm.
+ Khảo sát tình trạng sức khoẻ, của học sinh đầu năm:
Thời gian
Tháng 9/ 2013
Tỷ lệ %

Số trẻ
45

Kênh BT
40
89%

Kênh SDD
2
4,4%

+ Tỷ lệ trẻ mắc bệnh qua khám sức khoẻ định kỳ đầu năm:

Trẻ thừa cân Trẻ thấp

1
2
2,2%
4,4%


3/45 trẻ mắc bệnh viêm mũi họng
2/45 trẻ mắc bệnh sâu răng
+ Khảo sát về kiến thức, kĩ năng dinh dưỡng – sức khoẻ của trẻ:
Biết sự liên
Trẻ nhận biết

Biết các bữa ăn

một số thực

trong ngày và lợi

Thời gian Số trẻ phẩm và món
ăn quen thuộc

ích của ăn uống đủ
lượng, đủ chất

quan giữa ăn

Lợi ích của việ

uống với bệnh


gìn vệ sinh thâ

tật

vệ sing môi trư

( sâu răng, suy đối với sức khỏ
dinh dưỡng, béo người

Đ
15


30

Đ
5


40

phì…)
Đ
5

33%

67%

11%


89%

11%


40

Đ
10


35

89%

22%

78%

Đầu năm
(Tháng 9)
45
-Tỷ lệ%

Với kết quả khảo sát đầu năm như trên, tôi thấy rằng: Mức độ nhận
thức về dinh dưỡng – sức khoẻ, các thói quen, kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá
nhân và thói quen hành vi trong ăn uống của trẻ còn hạn chế. Đa số trẻ chưa



có sự nhận biết về dinh dưỡng – sức khỏe. Tôi mong muốn cuối năm học này
sẽ nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ.
2. Xây dựng kế hoạch

* Mục đích: Tích hợp, lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ vào
các chủ đề trong năm học
* Cách tiến hành: sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
Để lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ, ngay từ đầu năm học,
tôi đã nghiên cứu tài liệu về giáo dục dinh dưỡng, nội dung từng chủ đề, căn
cứ vào khả năng nhận thức của trẻ từng giai đoạn phát triển để đề ra kế hoạch
lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào các chủ đề một cách hợp lý,
khoa học.

Chủ đề

Nội dung lồng ghép

Trường mầm non – Các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, hành vi văn minh trong ăn uố
– Tập thói quen tự phục vụ trong ăn uống.

– Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy đ
Giữ vệ sinh môi trường.
– Tập thể hiện bằng lời nói với cô giáo một số dấu hiệu khi ốm.

– Nhận biết những vật dụng, nơi an toàn và không an toàn tại trường. M

nguy hiểm khi theo người lạ, ra khỏi khu vực lớp, trường khi chưa đượ


phép của cô giáo. Giữ an toàn cho bản thân và cho bạn chơi.

– Vai trò của dinh dưỡng đối với sức khoẻ. Các bữa ăn trong ngày. Ăn

đủ chất để cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh. Các món ăn ưa thích. Một số t
phẩm có lợi cho sức khoẻ. Một số bệnh liên quan đến ăn uống.

– Vệ sinh thân thể, tập thói quen vệ sinh cá nhân. Tập tự phục vụ trong
hoạt.
– Giữ gìn bảo vệ sức khoẻ. Một số biểu hiện khi ốm.
– Mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
Bé và gia đình

– Phòng tránh nguy hiểm. Tập nói với người lớn khi bị lạc: địa chỉ, tên
tên mẹ…

– Các bữa ăn trong gia đình. Làm quen và tham gia giúp bố, mẹ chế bi
các món ăn đơn giản.
– Làm quen với 4 nhóm thực phẩm ( tháp dinh dưỡng)

– An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình. Tránh những vật dụng n
nguy hiểm.
Nghề nghiệp

– Giới thiệu một số nghề liên quan đến việc cung cấp thực phẩm, bảo v
khoẻ.
– Ăn uống đủ chất để lớn lên có sức khoẻ làm việc.


– An toàn: Tránh nơi nguy hiểm ở các khu vực sản xuất. An toàn với m

dụng cụ nghề: Mối nguy hiểm khi nhặt bơm kim tiêm (vì dễ lây nhiễm


– Giá trị thực phẩm từ động vật. Các món ăn nấu từ thực phẩm có ngu
Thế giới động vật gốc động vật

– An toàn: Không ăn thức ăn ôi thiu, mối nguy hiểm khi đến gần chó m
lạ. Cẩn thận khi tiếp xúc với 1 số con vật
Tết và lễ hội mùa
xuân

– Các món ăn ngày tết.
– Giữ gìn sức khoẻ trong ngày tết và khi chuyển mùa.
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin. Một số loại rau, quả giàu vitaminA.
– Rửa sạch, gọt vỏ, bỏ vỏ, bỏ hạt khi ăn 1 số loại quả.

Thế giới thực vật

– Giá trị của nhóm thực phẩm giàu vitamin. Các món ăn nấu từ thực ph
có nguồn gốc thực vật
– An toàn khi tham gia giao thông.

Phương tiện và

– Các phương tiện chuyên chở thực phẩm.

quy định giao
thông

– Xe cứu thương.
– Vai trò của nước đối với con người. Một số món ăn theo mùa.


Nước và các hiện – Liên quan giữa thời tiết với sức khoẻ.
tượng tự nhiên

– Ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết đối với sức kho

Quê hương -Bác – Một số món ăn truyền thống của quê hương.
Hồ


– Giữ vệ sinh ăn uống và môi trường tại quê hương trong những ngày
Các nội dung giáo dục được tôi lồng ghép và triển khai trong tất cả các hoạt
động như: Hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, …
* Kết quả: Qua quá trình thực hiện tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia
vào các hoạt động, 95% trẻ có kiến thức theo yêu cầu về giáo dục dinh dưỡng
– sức khỏe.
Sáng tác và sưu tầm một số bài thơ, bài hát, bài vè, câu đố, đồng dao,

3.

truyện… có nội dung giáo dục dinh dưỡng để dạy trẻ.
* Mục đích: Giúp truyền tải kiến thức cho trẻ nhanh nhất, không gây cảm
giác nhàm chán, nặng nề đối với trẻ mà trẻ tiếp thu nhanh hơn, khắc sâu hơn
* Cách tiến hành: sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
– Tôi đã sáng tác và sưu tầm thêm ngoài chương trình các bài thơ, bài hát, bài
vè, câu đố, đồng dao, truyện, … có nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ,
để dạy trẻ thông qua các hoạt động, nhằm cung cấp và củng cố kiến thức cho
trẻ
– Tôi đã sáng tác và sưu tầm được một số bài thơ, vè, đồng dao, truyện, bài
hát sau:
+ Bài thơ : “ Hoài, An đi chợ”; “Bà em”; “ Tắm gội”;

+ Bài vè: “ Thực phẩm”


Bài vè : Thực phẩm sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
Ve vẻ vè ve

Thân thể hàng ngày

Cái vè lá lốt

Hỏi bạn đó đây

Muốn sức khoẻ tốt

Phòng bệnh dễ lây

Phải ăn thật nhiều

Phải đi tiêm chủng

Chất đường, đạm, béo

Chống suy dinh dưỡng

Nhưng mà phải khéo

Ăn đủ calo

Đủ chất trong ngày


Có trong thịt bò

Nhất là trái cây

Thịt gà thịt lợn

Có nhiều sinh tố

Trứng, cá, tôm, cua

Uống sữa thì bổ

Có nhiều chất đạm

Giúp bạn lớn nhanh

Ăn thêm vừng lạc

Phải ăn rau xanh

Nó sẽ giúp bạn

Chống bệnh khô mắt

Mạnh khoẻ, thông minh.

Vệ sinh thật sạch

Sáng tác: Nguyễn Thị Thanh Tâm



Bài thơ: Hoài, An đi chợ.
Hoài, An hai bạn
Đi chợ cùng nhau
Hoài thì mua thịt
An lại mua rau
Hai bạn bảo nhau
Mua thêm gì nữa
Hoài thích quả dưa
An thèm táo đỏ
Lời cô đã dạy
Ta luôn ghi nhớ
Trong một bữa ăn
Phải đủ các chất
Dưa hay hồng đỏ


Là vitamin
Nào hai chúng mình
Cùng mua một thứ
Thịt, rau, hoa quả
Về cùng nấu cơm
Thế là bữa ăn
Vô cùng hợp lý.
Sáng tác: Nguyễn Thị Thanh Tâm
– Với bài thơ, bài vè trên, tôi có thể lồng ghép dạy trẻ trong mọi hoạt động:
Hoạt động khám phá, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, ….
Ngoài ra, tôi còn sáng tác và sưu tầm được một số bài hát, câu chuyện:
+ Bài thơ: “ Tắm gội”, “ bà em”
+ Đồng dao: “ Dung dăng dung dẻ”

+ Truyện: “ Vườn cây của bà”
+ Bài hát: “Mời bạn ăn” – Sáng tác Trần Ngọc; “Oẳn tù tì” – Sưu tầm


(Có phụ lục kèm theo)
* Kết quả: Trẻ hứng thú, say sưa, tích cực tham gia vào mọi hoạt động và
phát huy được tính tích cực của trẻ.
4.

Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ thông qua các
hoạt động

* Mục đích: Nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng – sức khỏe
cho trẻ thông qua mọi hoạt động một cách tốt nhất
* Cách tiến hành: sáng kiến kinh nghiệm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
– Việc tổ chức lồng ghép Giáo dục dinh dưỡng- Sức khoẻ để dạy trẻ thông
qua các hoạt động là rất cần thiết. Nhưng lồng ghép như thế nào cho phù hợp
với trẻ 3 – 4 tuổi là một điều không đơn giản, phụ thuộc rất nhiều vào người
giáo viên. Muốn thực hiện tốt giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn các
hình thức, nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với bài dạy và khả năng
nhận thức của trẻ. Qua đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng
thú. Trước khi tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ tôi dành thời gian
nghiên cứu đề tài, lồng ghép vào các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc
hoạt động ngoài trời sao cho hiệu quả. Cụ thể:
– Thông qua hoạt động học:
Ví dụ 1: Hoạt động khám phá:
Đề tài: Trò chuyện về cơ thể của bé
Chủ đề: Bản thân
Đây là hoạt động trẻ được trò chuyện khám phá các bộ phận trên cơ thể và
các giác quan một cách cụ thể. Qua việc trẻ được thực hành trải nghiệm, về

các bộ phận trên cơ thể mình cùng với sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ hiểu
được rằng: Các bộ phận trên cơ thể và các giác quan rất quan trọng, không


thể thiếu được bộ phận nào, nếu thiếu sót một bộ phận nào đó thì sẽ trở thành
người khuyết tật.
Thông qua bài học, tôi đặt câu hỏi: Muốn không bị đau mắt các con phải làm
gì? Muốn chân tay sạch sẽ hàng ngày các con phải làm như thế nào? Muốn
cao lớn khỏe mạnh các con phải làm gì? Qua đó tôi giáo dục trẻ phải biết bảo
vệ các bộ phận trên cơ thể và các giác quan như: Rửa mặt, chân tay sạch sẽ,
cắt móng tay ngắn, mặc quần áo phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất để cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh.
Hoạt động khám phá khoa học “Trò chuyện về cơ thể bé”
Ví dụ 2: Giờ học “ Làm quen với toán”
Đề tài: So sánh sự khác nhau về chiều cao của 2 bạn
Cô cho trẻ so sánh chiều cao giữa 2 bạn trong lớp để trẻ quan sát và nêu
nhận xét xem ai cao hơn? Vì sao?…cô đàm thoại cùng trẻ để trẻ biết về dinh
dưỡng của mỗi người khi ăn uống đủ chất cơ thể sẽ khoẻ mạnh, ai lười ăn,
kén chọn thức ăn sẽ dẫn tới gầy mòn sức khoẻ yếu, chiều cao không phát
triển.
Ví dụ 3: Giờ học “Tạo hình”
Đề tài: Vẽ các loại quả.
Chủ đề: Thế giới thực vật.
Khi cho trẻ quan sát tranh vẽ về các loại quả, cô đàm thoại cùng trẻ về giá trị
dinh dưỡng của các loại quả đối với con người rất cần thiết, giúp cho cơ thể
khoẻ mạnh. Tôi đặt các câu hỏi: Đây là quả gì? Con có thích quả này không?


Vì sao?… Từ đó kích thích trẻ say mê thích thú, tưởng tượng vẽ các loại quả
trẻ thích, mang lại hiệu quả cao trong tiết học.

Nhờ lồng ghép Giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ vào các tiết học một cách
nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, phát huy tính tích cực của trẻ, mà không làm
mất đi nội dung trọng tâm của tiết học. Tuỳ từng bài dạy giáo viên mầm
non phải sắp xếp lựa chọn nội dung, hình thức lồng ghép vào các phần như:
Ổn định tổ chức, bài mới hoặc ôn luyện củng cố, sao cho phù hợp với từng
bài dạy, không gây sự áp đặt, mà trẻ tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ
nhàng, thoải mái, gây hứng thú và phát huy được tính tích cực của trẻ.
– Thông qua hoạt động góc:
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Đặc biệt nói đến hoạt động
vui chơi của trẻ mẫu giáo, chủ yếu nói đến trò chơi đóng vai theo chủ đề, vì
nó là trò chơi đặc trưng nhất của trẻ mẫu giáo. Khi tham gia vào trò chơi trẻ
được thoả mãn nguyện vọng là sống và hoạt động như người lớn.đây chính là
cơ hội để giáo viên giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ thông qua các trò
chơi ở hoạt động góc đạt hiệu quả cao.
Chủ đề Trường mầm non.
Ví dụ: Góc bé tập làm nội trợ
Mục đích: Cho trẻ tập làm chế biến các món ăn đơn giản, học cách bầy món
ăn trông đẹp mặt và ngon miệng. Trẻ biết được ích lợi của thực phẩm đối với
con người.
Chuẩn bị: Đồ dùng, dụng cụ nấu ăn( xoong, nồi, bát đĩa, thìa…và một số
thực phẩm cần thiết).


Cách tiến hành: Trong quá trình trẻ chơi tôi thường tập cho trẻ giao tiếp trao
đổi với nhau để chọn món ăn, chọn thực phẩm, để biết thực phẩm đó cung
cấp chất gì? chế biến như thế nào?…cô gợi ý hỏi trẻ (Hôm nay cô cấp dưỡng
cho các cháu ăn món gì? cần mua những thực phẩm gì để nấu? Thực phẩm
này cung cấp chất gì? có lợi ích gì đối với cơ thể?…).cô hướng dẫn giúp trẻ
cách chế biến các món ăn, bày gọn gàng sạch sẽ.
Hoặc cô có thể gợi ý cho trẻ “ Trời hôm nay nóng quá, nếu được uống

cốc nước cam thì ngon tuyệt” cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện pha nước cam
như: Vắt nước cam, rót vào ly, cho thêm đường quấy đều, hay cách pha sữa
bột pha nước chanh….khi trẻ pha xong cô cho trẻ thưởng thức và hỏi trẻ (con
thấy hương vị của đồ uống ntn? Cung cấp chất gì? Có lợi ích gì cho cơ thể?
…).
Qua việc trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều lần, trẻ đã có kinh nghiệm, kĩ
năng thành thạo trong việc lựa chọn món ăn, lựa chọn thực phẩm để chế biến
và biết được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Ngoài ra ở góc bán hàng, tôi thường xuyên bổ xung thêm các đồ chơi sáng
tạo do cô tự làm để mở rộng thêm kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ như: Cá,
tôm, giò, nem, chả, đậu… các loại quả nhồi bằng xốp, được bày riêng theo
từng nhóm thực phẩm cho trẻ chơi, hoặc với những thực phẩm dễ kiếm, rẻ
tiền, tôi mua, góp nhặt mang đến trường để trẻ được hoạt động với những loại
thực phẩ thật giúp trẻ hứng thú, Ví dụ: Các loại rau tại vườn nhà, quả….
Thông qua góc chơi, trẻ được tự mình thực hành trải nghiệm, tự lựa chọn làm
các công việc trẻ thích trong thực tế. Trẻ lớp tôi rất say sưa, hứng thú, tích


cực tham gia hoạt động. Qua đó trẻ được lĩnh hội kiến thức về dinh dưỡng –
sức khoẻ một cách phù hợp mang lại hiệu quả cao.
– Thông qua hoạt động ngoài trời
Nhằm củng cố sự nhận biết về một số loại rau phổ biến, trẻ biết lợi ích của
rau đối với con người, phát triển khả năng quan sát và khả năng khái quát của
trẻ
Cô tiến hành cho trẻ quan sát vướn rau của trường, cho trẻ nêu nhận xét đặc
điểm đặc trưng của từng loại rau? Rau có loại ích gì đối với con người? Khi
ăn rau phải làm gì?
Cô cho trẻ biết rau xanh không thể thiếu được đối với con người, mỗi ngày ăn
rau xanh làm cho cơ thể khỏe mạnh, giảm bệnh tật cho nên mỗi ngày chúng
ta cần phải ăn rau xanh để cung cấp đủ chất cho cơ thể

Hoạt động ngoài trời “ Quan sát vườn rau”
– Giáo dục thông qua buổi rèn kỹ năng vệ sinh
Hoạt động: Rửa mặt, rửa tay
+ Mục đích: Trẻ biết rửa mặt khi ngủ dậy và khi mặt bẩn, biết rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và những lúc tay bẩn.
+ Chuẩn bị: Khăn lau mặt, vòi nước sạch, xà phòng thơm, khăn khô để lau
tay.
+ Tiến hành: Cô gợi ý, trò chuyện giúp trẻ nhận ra những việc làm quen
thuộc hành ngày của trẻ, ví dụ: Các con cần rửa tay (Lau mặt) khi nào? Rửa
tay (lau mặt) như thế nào cho đúng? Cho trẻ rủa tay thực hành. Qua đó cô


giáo dục cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giúp cho cơ thể luôn
khỏe mạnh phòng chống được các dịch bệnh ngoài da, về mắt…
* Kết quả:
Qua quá trình thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào các
hoạt động, tôi thấy rằng trẻ lớp tôi rất hứng thú khi được tham gia vào các
hoạt động và trẻ có thêm nhiều hiểu biết cũng như tầm quan trọng của dinh
dưỡng – sức khỏe
5. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh giáo dục dinh

dưỡng – sức khỏe cho trẻ
* Mục đích: Tuyên truyền với phụ huynh về kiến thức giáo dục dinh dưỡng –
sức khỏe để giữa gia đình và nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ trong việc
nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
* Cách tiến hành:
– Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã thông báo cho phụ huynh
được biết về tầm quan trọng của việc “Giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ”
cho trẻ và đưa ra các tiêu chí cần đạt đối với trẻ 3 – 4 tuổi. Để giáo viên và
phụ huynh cùng thực hiện, chăm sóc giáo dục trẻ hợp lý, đảm bảo sức khoẻ

cho trẻ.
– Xây dựng góc tuyên truyền của lớp với tiêu đề “Cha mẹ cần biết”, tôi trang
trí các nội dung, chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ như: Nội dung: “Ở
trường bé học gì?”, tôi luôn gắn chương trình hoạt động trong ngày của trẻ.
Nội dung: “Mẹ cũng là cô giáo”, tôi dán các bài thơ, bài hát, câu truyện phù
hợp với từng chủ đề để phụ huynh tiện theo dõi và cung cấp thêm kiến thức
cho trẻ. Nội dung: “Lời khuyên của bác sĩ”, tôi gắn các hình ảnh về cách


chăm sóc trẻ bị bệnh và cách phòng bệnh cho trẻ, trang trí tháp dinh dưỡng sử
dụng bữa ăn hợp lý, bảng đánh giá sức khoẻ của trẻ. Nội dung thông báo
những việc cần thiết, để phụ huynh tiện theo dõi. Góc tuyên lớp tôi được thay
đổi thường xuyên, làm phong phú nội dung, các hình ảnh khác nhau phù hợp
với chủ đề, với thời tiết và thực tế, để góc tuyên truyền thêm sinh động, hấp
dẫn. Phụ huynh được theo dõi thường xuyên, có thêm kinh nghiệm, để chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ tốt.
– Tuyên truyền với các bậc phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ và phát tờ
rơi, đối với những bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra tôi còn tuyên truyền với phụ huynh kiến thức về giáo dục dinh
dưỡng – sức khoẻ như: Kể tên 4 nhóm thực phẩm, lợi ích của thực phẩm đối
với con người, bữa ăn hợp lý, các kĩ năng về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh
thân thể và có ý thức tự bảo vệ mình để dạy trẻ ở nhà.
Tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
* Kết quả: Qua biện pháp này tôi thấy phụ huynh có thêm nhiều hiểu biết về
giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ và quan tâm hơn đến việc chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục cho trẻ, nên sức khỏe của học sinh lớp tôi được nâng
cao rõ rệt.
1.

Kết quả:


Sau một năm thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh
dưỡng – sức khoẻ cho trẻ 3-4 tuổi theo hướng tích cực, kết quả đạt được như
sau:
– Về tình trạng sức khoẻ của trẻ:


Thời gian

Số trẻ

Kênh BT

Tháng 9/ 2013 45

40

Tỷ lệ %
Tháng 4/ 2014 45
Tỷ lệ %

89%
44
98%

Kênh SDD
2

Trẻ thừa cân Trẻ thấp
1

2

4,4%
0
0

2,2%
0
0

4,4%
1
2%

– Tỉ lệ mắc bệnh qua đợt khám sức khoẻ cuối năm: 1/45 cháu bị sâu răng.
– Thông qua bảng đánh giá kết quả đạt được, tôi nhận thấy rằng:
+ Số trẻ tăng cân rõ rệt, không còn trẻ SDD và trẻ thừa cân, trẻ thấp còi giảm
một trẻ so với đầu năm là 2 trẻ.
+ 100% tăng cân qua các kỳ cân.
+ Số trẻ bị bệnh như: Viêm tai, viêm mũi – họng không còn. Trẻ khoẻ mạnh,
sạch sẽ, thông minh, nhanh nhẹn.
– Về kiến thức giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ của trẻ:

Thời gian

Số
trẻ

Đầu năm 45


Trẻ nhận biết

Biết các bữa ăn

một số thực

trong ngày và lợi

phẩm và món ăn ích của ăn uống đủ
quen thuộc

lượng, đủ chất

Đ
15

Đ
5


30


40

Biết sự liên quan

Lợi ích của vi

giữa ăn uống với


giữ gìn vệ sinh

bệnh tật ( sâu

thân thể, vệ si

răng, suy dinh

môi trường đ

dưỡng, béo phì…) sức khỏe con
Đ

Đ

5
40
10
35


(Tháng 9)
– Tỷ lệ %
33%

67%

11%


89%

11%

89%

22%

78%

43

2

40

5

44

1

44

1

95%

5%


89%

11%

98%

2%

98%

2%

Cuối năm
(Tháng 4)
Tỷlệ%

– Bản thân tôi đã có thêm kinh nghiệm trong việc dạy trẻ về giáo dục dinh
dưỡng – sức khoẻ theo hướng tích hợp. Lớp tôi được nhà trường đánh giá xếp
loại tốt về thực hiện giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ và được chọn làm lớp
điểm thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ.
1.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

1.

Kết luận:

– Giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ có vai trò rất quan trọng trong quá trình
chăm sóc giáo dục và sự phát triển của trẻ, ở lứa tuổi mầm non trẻ rất nhạy

cảm mau chóng tiếp thu những điều học được và hình thành dấu ấn lâu dài.
Nếu trẻ có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng – sức khoẻ, biết lựa chọn ăn


uống đúng cách và tự giác để bảo vệ sức khoẻ của mình thì sẽ hình thành ở
trẻ những phẩm chất, thói quen tốt ngay từ nhỏ. Đặc biệt đây cũng là tiền đề
để phát triển về mọi mặt cho trẻ. Chính vì vậy, những người làm công tác
giáo dục trong trường mầm non cần phải đề ra những nội, dung phương pháp
để giáo dục trẻ phù hợp. Muốn thực hiện tốt đòi hỏi người giáo viên phải có
lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục dinh
dưỡng – sức khoẻ, cho trẻ và làm tốt những việc sau:
– Giáo viên luôn linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn các hình thức giáo
dục dinh dưỡng – sức khoẻ vào các hoạt động phù hợp với chủ đề, phù hợp
với nội dung bài dạy và khả năng nhận thức của trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến
thức một cách hứng thú tạo tâm thế thoải mái để trẻ tích cực tham gia hoạt
động.
– Cung cấp các kiến thức, kĩ năng về dinh dưỡng – sức khoẻ cần thiết trong
các hoạt động, cho trẻ được thực hành trải nghiệm để vận dụng trong cuộc
sống hằng ngày.
– Sáng tác các bài hát, bài thơ, bài vè, câu truyện,… có nội dung giáo dục
dinh dưỡng để giáo dục trẻ, nhằm củng cố kiến thức về dinh dưỡng – sức
khoẻ cho trẻ.
– Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, để cung cấp kiến thức, kĩ năng, thói
quen về dinh dưỡng – sức khoẻ. Nhằm bảo vệ sức khoẻ, giúp trẻ phát triển
hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần.


×