Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.69 KB, 14 trang )

Họ và tên: Anong Vongphayloth
Lớp: Quản trị kinh doanh XD&CN 50c
Mã sinh viên: CQ506018
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Công Hoa, Ths.Đoàn Xuân Hậu

ĐỀ ÁN MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH

Tên đề án:Tìm hiểu về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong một thế giới toàn cầu hóa đang là xu thế chủ đạo,chưa bao giờ người
ta thấy cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các quốc gia nói chung và giữa các
doanh nghiệp nói riêng lại gay gắt như hiện nay.Đặc biệt trong thời đại thông tin
đang chi phối gần như toàn bộ nền thương mại thế giới buộc các doanh nghiệp
muốn tồn tại phải khẳng định được chỗ đứng của mình của mình trên thương
trường không còn con đường nào khác là phải đổi mới trang thiết bị ứng dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh
doanh.Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thi công cuộc đổi
mới trở nên ngày càng bức thiết hơn bao giờ hết vì thiết bị phục vụ cho sản xuất
trong các doanh nghiệp công nghiệp của ta còn lạc hậu ,năng xuất lao động thấp
,giá thành sản phẩm còn cao nên chưa đạt kết quả mong muốn,bên cạnh đó việc
đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất ở các doanh nghiệp nước ta còn nhiều
bất cập .Chính vì những lí do trên làm chúng ta hiểu đường lối của đảng và nhà
nước ta trong vấn đề đổi mới công nghệ để tằng cường kinh tế là hoàn toàn hợp
lí.Là một sinh viên được sống và lam việc trong chế độ xã hội chủ nghĩa tươi

1


đẹp,đồng thời cũng là chủ nhân tương lai của đất nước thì việc nghiên cứu vấn đề
đổi mới công nghệ sẽ giúp em có được sự hiểu sâu sắc về kinh tế đất nước.Em xin


chân thành cảm ơn thầy Lê công Hoa và Đoàn xuân Hậu đã hướng dẫn tận tình để
em hoàn thành đề án này.

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
Chương 1: Tác động của công nghệ mới đến nâng cao năng lực sản xuất
trong các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Công nghệ và đổi mới
1.1. Công nghệ trong các doanh nghiệp.
1.2. Quan niệm về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
2. Năng lực sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp.
2.1. Năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp.
2.2. Nâng cao Năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp.
3. Vai trò của đổi mới công nghệ tới Năng lực sản xuất
Chương 2: Thực trạng ở Việt nam.
1.Thực trạng đổi mới công nghệ và một số kết quả đạt được
2. Những vấn đề hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong hoạt động đổi mới công
nghệ
2.1 Hạn chế về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Việt nam
2.2. Những tác động chưa tốt của đổi mới công nghệ tới năng lực sản xuất
3. Những thách thức
3.1. Về vai trò.
3.2. Biểu hiện.
3.3. Người sử dụng công nghệ.
3.4 Chất lượng của công tác đổi mới.
2


Chương 3: Một số giải pháp đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản xuất trong
các doanh nghiệp
Kết Luận.

Tài liệu tham khảo.

3


Chương I: Tác động của công nghệ mới đến nâng cao năng lực sản xuất trong
các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Công nghệ và đổi mới công nghệ.
1.1.Công nghệ trong các doanh nghiệp.
Trong thời kì đầu của công nghiệp hóa người ta quan tâm đến công
nghệ là các phương pháp giải pháp kĩ thuật trong các dây truyền sản xuất.
Từ khi xuất hiện các quan hệ thương mại thì công nghiệp được hiểu theo
nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kĩ
thuật, kĩ năng ,phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành
một loại sản phẩm nào đó. Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản.
- Công cụ ,máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó duocwdjj gọi la phần cứng
của công nghệ
- Thông tin, phương pháp,quy trình bí quyết.
- Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lí.
- Con người.
( ba bộ phận sau gọi là phần mềm công nghệ ).
Bất kì quá trình sản xuất nào đều đảm bảo 4 thành phần trên. Mỗi thành phần
đều đảm nhiệm những chức năng nhất định. Trong đó thành phần trang thiết bị
được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình hoạt động nhưng nó lại do con người
lắp đặt và vận hành. Thành phần con người được coi là nhân tố chìa khóa của nhân
tố hoạt động sản xuất nhưng lại phải hoạt động theo hướng dẫn do thành phần
thông tin cung cấp.
Thành phần thông tin là cơ sở hướng dẫn người lao động vận hành máy móc thiết
bị và đưa ra các quyết đinh. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ lien kết các thành
phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy khoa học công nghệ có nội dung khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.Mối liên hệ này được phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác
nhau.
4


1.2. Quan niệm đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.
Đổi mới công nghệ là quá trình phát triển và dựa vào thị trường những sản phẩm
mới, quá trình đổi mới công nghệ bao gồm hai nội dung cơ bản.
• Đổi mới sản phẩm
Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới , hoặc
cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình. Việc tạo ra một
sản phẩm mới rất khó khăn. Trước hết phải đảm bảo được những điều
kiện tiền đề
Đó là, có đầy đủ thông tin về yêu cầu của thị trường cũng như thông
tin về kết quả đã đạt được của công ty khác, phải có nguồn chi phí lớn
để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tiền đề hoạt động này thường
trải qua bốn giai đoạn:
- Trước hết, nghiên cứu xác định khả năng sản xuất sản phẩm mới và
luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
- Tiếp theo tiến hành thiết kế sản phẩm mới, xác định các thông số kỹ
thuật và quy trình công nghệ.
- Sau đó tổ chức sản xuất thử và xác định chi phí sản xuất.
- Cuối cùng tham dò thị trường và sản xuất hang loạt.
• Đổi mới quy trình sản xuất
Tiến bộ công nghệ đối với các nước phát triển được tập chung chủ yếu vào
việc cải tiến quy trình công nghệ. Việc cải tiến này cho phép nâng cao năng
xuất của người lao động.
2. Năng lực sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh

nghiệp
2.1. Năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp.
Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp là khả năng hay trình độ trong việc
phối. kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất và lực lượng lao động, công
cụ lao động, đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu
thị trường từ nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.
5


Chúng ta can chú ý đến năng lực sản xuất của một doanh nghiệp không đồng
nhất với quy mô doanh nghiệp đó mà năng lực sản xuất chính biểu hiện bằng
những chỉ tiêu hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh như năng xuất lao
động, suất hao phí vốn, thời hạn hoàn vốn đầu tư…Một doanh nghiệp có thể
có quy mô lớn chưa chắc đẵ có năng lực sản xuất khi hiệu quả sản xuất nó
cao. Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào…ở đây chúng ta chỉ xét đến
tới các yếu tố máy móc thiết bị với tư cách là yếu tố trực tiếp trong quá trình
sản xuất.
2.2.Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp được đánh giá bởi nhiều yếu
tố, chỉ tiêu khác nhau như năng xuất lao động, hiệu quả sử dụng vốn vốn cố
định, vốn lưu động…Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản
xuất như trình độ người lao động, trình độ quản lý và đặc biệt là khả năng áp
dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Nâng cao năng lực sản
xuất trong các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực công nghệ từ đó
giúp doanh nghiệp tăng khả năng áp dụng vào thành tựu khoa học công nghệ
mới vào trong sản xuất, từ đó tăng khả năng đổi mới công nghệ trong các
doanh nghiệp.
3. Vai trò của đổi mới công nghệ tới năng lực sản xuất.
Như đã giới thiệu ở trên, máy móc thiết bị là một traong những yếu tố

tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hóa máy
móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đới với mỗi doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển
cần xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học
công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm ,
tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng
suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu…Nhờ vậy tăng khả
6


năng cạnh tranh mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công
nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp giàu tiềm năng.

Chương II: Thực trạng ở Việt Nam
1.

Thực trạng về đổi mới công nghệ và một số kết quả đạt được.
Bước vào đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp công nghiệp Việt

Nam được tổ chức sắp sếp lại và giảm đáng kể. Về công nghệ hết sức lạc
hậu không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Quá trình đổi mới công
nghệ với sự cố gắng, lỗ lực tập trung đầu tư ứng dụng các thành tưu khoa
học công nghệ hiện đại vào sản xuất mà trực tiếp là việc đổi mới máy móc
thiết bị kĩ thuật công nghệ phù hợp ,đã tạo được những bước tiến mới nâng
cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp, tạo ra năng xuất
lao động cao.,chất lượng sản phẩm được cải tiến, là cơ sở để mở rộng thị
trường hàng công nghiệp Việt Nam cả trong và ngoài nước.
Nếu nhìn nhận về xu thế đổi mới công nghệ dưới góc độ hướng đi của
doanh nghiệp thì hai xu thế đang được chú trọng hiện nay ở Việt Nam là ứng

dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất và tăng cường kĩ thuật an toàn.
Tự động hóa đã thực sự xâm nhập vào nước ta theo hai hướng rõ rệt.
Một là các doanh nghiệp ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội có nhu
cầu nâng cấp trình độ hiện có , cải tiến trang thiết bị theo hướng hiện đại
Hai là, các doanh nghiệp trong nước, các khu công nghiệp, các lien
doanh đã có và đang xây dựng mới các nhà máy thiết bị nhập khẩu tiên tiến
và có trình độ công nghệ cao.Tự động hóa đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn
trong các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Do tầm quan trọng của
công nghệ tự động hóa. Ngày 28/3/2008 chính phủ ban hành nghị quyết 27
của chính phủ về ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hóa phục vụ
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Nghị quyết đó đã đề ra mục tiêu ngắn
hạn và mục tiêu dài hạn.

7


+Về mục tiêu ngắn han : Các doanh nghiệp công nghiệp phải lựa chọn
trực tiếp thu giám định, làm chủ ,khai thác có hiệu quả công nghệ tự động
hóa tiên tiến của nước ngoài khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
+Về mục tiêu dài hạn nghị quyết khẳng định đến năm 2012 trình độ tự
động hóa ở Việt Nam phải tiếp cận được với các nước trong khu vực và thế
giới .Tiến tới làm chủ và phát huy cơ bản trong vấn đề này
2. Những vấn đề hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong hoạt
động đổi mới công nghệ.
2.1 Hạn chế về đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Việt
nam.
Một là, tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm so với yêu cầu phát triển
của doanh nghiệp, của ngành và yêu cầu của quá trinh công nghiệp hóa ,
hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
Hai là, trình độ quản lí và năng lực chuyên môn thấp thiếu tinh thần

trách nhiệm của một số ít cán bộ quản lí xuất nhập khẩu và chuyển giao
công nghệ, gây nên tình trạng nhiều thiết bị cũ lạc hậu được nhập vào nước
ta với giá thành cao, không phát huy được hiệu quả, gây tổn thất kinh tế, ảnh
hưởng xấu đến môi trường va xã hội.Do khả năng hạn chế nên các hợp đồng
chuyển giao thường do một bên soạn thảo và trách nhiệm không rõ ràng. Khi
có những trục trặc thường bên giao không chịu trách nhiệm thua thiệt, các
doanh nghiệp Việt Nam phải chịu.
Ba là, đổi mới công nghệ còn mang tính tự phát chưa có môi trường
pháp lí và quy hoạch tổng thể về chiến lược phát triển khoa học công nghệ.
Sự phối hợp giữa doanh nghiệp ngành và cơ quan nghiên cứu khoa học công
nghệ chưa được chặt chẽ.

8


Tóm lại ,những tồn tại trên là lực cản làm giảm tốc độ đổi mới công
nghệ so với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp công nghiệp.cần có những giải
pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ của doanh nghiệp công
nghiệp kịp thời với yêu cầu của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

9


2.2. Những tác động chưa tốt của đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp
Thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành đổi mới công
nghệ nhưng còn nhiều bất cập.
Thứ nhất, một số doanh nghiệp phải nhập công nghệ quá lạc hậu so
với thế giới thậm chí là so với cả trong nước.Dẫn đến nước ta có nguy cơ trở
thành bãi thải công nghệ của các nước phát triển đồng thời không ngững

nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp mà còn hạn chế nó. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như thiếu hiểu biết, thiếu thông
tin , thậm chí có hiện tượng tiêu cực của người giao dịch trong chuyển giao
công nghệ, đổi mới công nghệ…
Thứ hai, là một số các doanh nghiệp nhập lại công nghệ tiên tiến
nhưng lại không thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì trình độ người
lao động trong các doanh nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu vận hành các
công nghệ đó.
3. Những thách thức.
3.1. Vai trò.
Công tác chuyển giao khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng và
là nhu cầu lớn trong quá trình phát triển, đổi mới vùng nôn thôn miền núi,
ngày nay người nông dân có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, do vậy phương thức chuyển giao cũng rất đa dạng và phong phú.
3.2. Biểu hiện.
Sự thành công của công tác chuyển giao khoa học công nghệ không
phải là những tập báo cáo mang tính toàn diện mà phải là những dịch vụ, kết
quả của quá trình nghiên cứu mà người lao động được hưởng trực tiếp.

10


3.3. Người sử dụng công nghệ
Cơ sở của việc chuyển giao công nghệ chính là sử dụng rộng dãi kết
quả nghiên cứu. Như vậy, người sử dụng kết quả là rất quan trọng, quyết
định tới việc chuyển giao thành công hay không.
3.4. Chất lượng của công tác đổi mới công nghệ
Trong thế giới ngày nay khi mà công nghệ thông tin được sử dụng
nhiều trong quá trinh tạo ra máy móc thiết bị hiện đại có tính chất tiên tiến
thì yêu cầu đặt ra cho công tác đổi mới công nghệ là phải sử dụng một cách

có hiệu quả những tính năng siêu việt của máy móc từ đó mới có thể nâng
cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp.

Chương III : Một số giải pháp đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản
xuất trong các doanh nghiệp
• Phải xây dựng chiến lược và quy hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ,đảm
bảo cho các doanh nghiệp công nghiệp phát triển ổn định,vững chắc, giành
thắng lợi trong cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
• Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyển giao đổi mới và phát
triển công nghệ.
• Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư đổi mới công nghệ.
• Phải tạo sự phối hợp liên kết thường xuyên dưới nhiều hình thức, giữa cơ
quan nghiên cứu khoa học công nghệ với doanh nghiệp công nghiệp.
• Đổi mới công nghệ gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến
lược phát triển công nghệ của đất nước cũng như chiến lược phát triển của
doanh nghiệp.
• Đổi mới công nghệ phải nhằm mục tiêu từng bước bắt kịp trình độ so với
các nước trong khu vực và trên thế giới tiến tới chủ động sang tạo công nghệ
theo mô hình nghiên cứu- Triển khai.

11


• Đổi mới công nghệ phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội một cách bền
vững.

12



Kết Luận
Nước ta là nước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để
xây dựng cơ sở hạ tầng cho chủ nghĩa xã hội chúng ta không thể xem xét
nhẹ công tác đổi mới công nghệ và nó thực sự là xu thế tất yếu khách quan.
Bên cạnh những thành quả mà chúng ta đã đạt được nhờ đổi mới công
nghệ,chúng ta không tránh khỏi những tiêu cực hạn chế. Trong thời gian tới
theo nhận định của nhiều người thì Việt Nam sẽ la điểm đến của nhiều dự
án đầu tư sản xuất kinh doanh, Việt Nam có thể trở thành “ Con rồng châu á
‘’ và công tác đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất ngày càng
được coi trọng theo tầng bước phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước.

13


Tài liệu tham khảo
1. Phạm Ngọc Lãng- Đổi mới cơ chế quản lí (ứng dụng của công ty tin học
viễn thông).
2. Nguyễn Thanh Thịnh - quy hoạch phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học
phát triển công nghệ ở Việt Nam (vietnam net.com)
3. Phạm Xuân Nam - Quá trình phát triển CN ở Việt Nam triển vọng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (diễn đàn kinh tế).
4. Nguyễn Văn Linh - Đổi mới để tiến lên (Diễn đàn kinh tế)
5. Hoàng Xuân Long - Kinh nghiệm của Trung Quốc và vấn đề thương mại
hàng hoá các hoạt động khoa học và công nghệ (tài liệu.vn)
6. Công nghệ và quản lý công nghệ (bộ môn quản lý công nghệ trường
ĐHKTQD).
7. Tạp chí công nghiệp - Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp thực
trạng và những vấn đề cần giải quyết.
8. Tạp chí công nghiệp số 3, 5, 7, 10, 15, 19, 23 năm 2009 - 2010.


14



×