Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỘ PHẬN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIA VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.03 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

LÊ THỊ THU HOÀI
LỚP ĐHQTKDDL3. KHÓA 7

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BỘ PHẬN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIA VIỆT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S TRẦN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI, 02/2016


PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, ngành du lịch được coi là là ngành công nghiệp không khói bởi
không chỉ nó mang lại hiệu quả lao động cao mà còn thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển. Không những thế du lịch còn được nhiều quốc gia trên thế giới
coi là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình. Như vậy, du lịch chính là
phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa, là cầu nối với thế giới
bên ngoài, tiến bộ xã hội, tình hữu nghị, hoà bình và hiểu biết lẫn nhau.
Đất nước chúng ta đang phát triển, du lịch cũng ngày càng chiếm tỉ lệ cơ
cấu cao hơn so với các ngành nông lâm, ngư nghiệp, xây dựng. Với sự ra đời của
hàng ngàn các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống hay
các khách sạn có quy mô từ nhỏ tới lớn đã góp phần không ngừng vào GDP của
đất nước.
Trước sự phát triển không ngừng của ngành, những sinh viên đang ngồi
trên ghế nhà trường như chúng em không chỉ cần có những kiến thức sách vở mà
còn cần những kinh nghiệm thực tiễn. Những kinh nghiệm thực tế đó rất bổ ích


cho chúng em sau khi ra trường. Chính vì vậy khoảng thời gian đi thực tập thật
sự rất cần thiết và quý báu. Nhờ có thời gian thực tập mà em có thể hình dung
được công việc của mình trong tương lai, tránh khỏi những bỡ ngỡ khi ra trường.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Gia Việt là nơi em thực tập trong thời
gian vừa qua, em đã được công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng với sự giúp
đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc, các anh chị trong công ty. Tại đây, em đã được
làm việc một cách thực sự và qua đó tìm ra những phương pháp làm việc riêng
và thu được những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực. Qua đây em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Gia Việt đã
tạo cho em điều kiện thuận lợi để hoàn thành đợt thực tập vừa qua. Em xin
chúc công ty ngày càng phát triển và ngày một thành công hơn nữa.
Từ những thực tế em đã thu được trong chuyến thực tập về hoạt động kinh
doanh tổ chức bộ phận nhà hàng của công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Gia
Việt, bài báo cáo thực tập của em với mục đích tìm hiểu đánh giá cơ cấu tổ chức


hoạt động kinh doanh tại nhà hàng cũng như vị trí mà mình đã được thử sức
trong quá trình thực tập. Bài báo cáo còn nhiều hạn chế, rất mong thầy, cô góp ý
chỉnh sửa để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIA VIỆT

1.1.

Quá trình hình thành và phát triển công ty

Được thành lập vào ngày 27/01/2015 với sự góp vốn của 5 người , do ông
Nguyễn Lương Hiền đứng tên.Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Gia Việt bao

gồm 2 bộ phận: Nhà hàng – Café Holyzone và Foot Massage. Ban đầu với tên
gọi Offlinezone, sau đó đổi tên thành Holyzone như hiện nay.
Tọa lạc tại số 5, ngõ 118 phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội,
không quá ồn ào mà với không gian yên tĩnh, thiết kế cổ điển, Holyzone là nơi
gặp gỡ của nhiều khách hàng trung niên cũng như các bạn trẻ thích sự tĩnh lặng.
Với việc tổ chức các đêm nhạc hội với các ca sỹ, ban nhạc nổi tiếng hiện nay,
Holyzone ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản, chuyên
nghiệp, tạo nên những dấu ấn cho khách hàng, thu hút họ trở lại với nhà hàng.

1.2.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng
• Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Gia Việt nói chung, nhà hàng
Holyzone nói riêng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các khách hàng, không
phân biệt tuổi tác. Với chương trình âm nhạc vào các tối thứ3, 5, 6,7,
Holyzone mang lại không gian giải trí ấm cúng, gần gũi cho các khách
hàng.
• Cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách
• Cung cấp dịch vụ massage, thư giãn cho khách

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty.
* Đối với khách hàng:


- Hoàn thành tốt những công việc mà 2 bên đã thảo luận và kí hợp đồng.
- Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ như tốt như đã
cam kết.
- Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc theo những luật định mà pháp luật đề

ra về thuế, tài chính, về các chính sách pháp luật.
- Trong thị trường cạnh tranh, công ty cần thực hiện cạnh tranh 1 cách lành
mạnh với các công ty khác trong cùng khối kinh doanh cũng như các công
ty bạn hàng, tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh để giưc vững uy tín của
công ty trên thị trường.
* Đối với nội bộ công ty:
- Cần có chính sách về lương, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ đối với nhân viên
phù hợp theo đúng quy định của Nhà nước.
- Chính sách khen thưởng đối với nhân viên ưu tú, những tấm gương sáng
trong làm việc và học tập.

1.3.

Các ngành nghề kinh doanh của công ty
Phụcvụ các dịch vụ ăn uống, nhận đặt tiệc với quy mô nhỏ.
Phục vụ đồ uống ( café, sinh tố, nước ép, mocktail, cocktail,..)
Dịch vụ massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự ( trừ các
hoạt động thể thao).

1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty
1.4.1. Mô hình tổ chức
Hội đồng thành
viên

Quản lý


Nhân viên

Bộ

phận
Lễ tân

Bộ
phận
Bảo
vệ

Bộ
phận
Tạp vụ

Bộ
phận
Bếp

Bộ
phận
Bàn

Bộ
phận
Bar

Bếp trưởn

1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
a. Hội đồng thành viên
- Hội đồng thành viên có nhiệm vụ quản lý chung về 2 lĩnh vực nhà hàng và dịch


vụ massage. Ngoài ra, Hội đồng thành viên còn có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch
kinh doanh cho công ty, tham gia vào công việc tuyển dụng và quản lý nhân
viên.
b. Quản lý

Bộ
phận
Kế
toán


- Là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp tại công ty, dưới sự chỉ đạo của hội
đồng thành viên, điều khiển các hoạt động diễn ra tại công ty, bao gồm nhà hàng
và massage.
- Nhắc nhở các nhân viên thực hiện các công việc được giao.
c. Nhân viên pha chế
- Kiểm tra hoa quả, café, trà mời, vệ sinh tất cả dụng cụ trong bar.
- Kiểm kê, báo cáo cụ thể tất cả hàng hóa của bộ phận bar.
- Pha chế các loại đồ uống theo yêu cầu của khách.
-Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc.
d. Nhân viên phục vụ
- Vệ sinh sảnh trước, vệ sinh mặt bàn.
- Set up giấy ăn, gạt tàn, lọ tăm; chuẩn bị các lọ gia vị cho bàn điểm tâm sáng.
- Xếp lại bàn ghế gọn, ngăn nắp.
- Vệ sinh tất cả mặt kính trong nhà hàng
- Vệ sinh khay bê nước, khay bê đồ ăn
- Chào hỏi, đón tiếp khách khi khách vào nhà hàng.
- Phục vụ đồ ăn, đồ uống theo yêu cầu của khách.
- Giải đáp các thắc mắc và cung cấp các thông tin sản phẩm, chương trình
khuyến mại của nhà hàng cho khách.

-Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc.
e. Nhân viên làm việc tại bếp
* Bếp trưởng
- Chịu trách nhiệm về các món ăn trong ngày. Đảm bảo cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm an toàn, chất lượng.
- Kiểm kê đồ và báo cáo với quản lý.
- Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc.
* Phụ bếp


- Phụ giúp bếp trưởng trong quá trình lên thực đơn, thực hiện chế biến các món
ăn khi khách yêu cầu.
- Dọn dẹp bếp khi hết ngày.
- Bảo quản các đồ dung, dụng cụ bếp.
f. Bộ phận kế toán
* Nhân viên thu ngân
- Chịu trách nhiệm thu tiền theo hóa đơn của khách.
- Viết báo cáo tổng hợp cuối ngày.
- Thu chi các khoản dưới sự chỉ bảo của hội đồng thành viên.
- Bảo quản các tài sản tại quầy thu ngân.
-Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc.
* Nhân viên kiểm kho
- Kiểm kê các mặt hàng tại nhà hàng.
- Gọi thêm đồ khi cần thiết.
g. Nhân viên tạp vụ
- Dọn dẹp tại nhà hàng, bếp, massage.
- chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh tại nhà hàng.
h. Nhân viên lễ tân Massage
- Chào hỏi khi khách đến.
- Lấy thông tin khách hàng, dịch vụ khách sử dụng.

- Sắp xếp nhân viên phục vụ.
- Cung cấp thông tin cho khách, cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách hàng
( nước uống, đồ ăn,…)
- Thu tiền các dịch vụ khách sử dụng, viết báo cáo và giao tiền quầy cho quản lý.
- Hỏi ý kiến khách hàng về các dịch vụ khách sử dụng.
i. Nhân viên massage
- Thực hiện các nhu cầu massage của khách.


- Dọn dẹp các phòng massage, vệ sinh các đồ dùng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty đạt được như
sau:
2. Nhà hàng

Quý

Doanh thu

I

645000000

II

690500000

III

813000000


IV

833000000

Quý

Doanh thu

I

94000000

II

106500000

III

110500000

IV

112000000

3. Massage


Qua biểu đồ trên có thể thấy,doanh thu của công ty chủ yếu là do hoạt động kinh
doanh của nhà hàng. Doanh thu của nhà hàng tăng dần qua các quý, nhất là các

quý cuối năm.

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN PHỤC VỤ
NHÀ HÀNG TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
DỊCH VỤ GIA VIỆT.

2.1. Cơ cấu tổ chức.
Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức nhà hàng tối ưu là một nhiệm vụ quan trọng
với cấp quản lí của công ty. Công ty đã nghiên cứu học hỏi để đưa ra một cơ cấu
tổ chức phù hợp nhất để nhà hàng đứng vững và mang lại hiệu quả cho công ty.


Đó là một cơ cấu tổ chức hỗn hợp nhưng hài hòa. Cơ cấu tổ chức này có sự kết
hợp giữ cơ cấu tổ chức trực tuyến và cơ cấu chức năng.
Mối quan hệ trực tuyến là mối quan hệ từ trên cao xuống thấp như từ quản lí nhà
hàng tới các bộ phận bếp,bàn,.. và sau cùng là các nhân viên. Mối quan hệ chức
năng là mối quan hệ giữa các bộ phận trong cùng 1 nhà hàng như bộ phân phục
vụ với bộ phận bếp, hay bộ phận bếp với bộ phận tạp vụ.
Nhờ những mối quan hệ trên mà việc quản lí cũng như thực hiện các công việc
hàng ngày sẽ được thực hiện một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Từ đó mang lại
hiệu quả cao trong công việc.

*Ưu điểm:
- Sự thống nhất trong phân công nhiệm vụ, trách nhiệm nhân viên.
- Nguồn thông tin chính xác rõ ràng.
- Lợi thế hơn nhờ tạo ra mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận.
- Tận dụng nhờ việc sử dụng các trang thiế bị hiệu quả.
- Mô hình khá đơn giản gọn gàng, từ đó sẽ giúp cho việc dêc điều hành và kiểm
soát.
*Nhược điểm:

- Đòi hỏi quản lí nhà hàng phải có kiến thức,kĩ năng nghề nghiệp một cách toàn
diện, đặc biệt là kiến thức về mặt ẩm thực.


- Nếu các bộ phận có mâu thuẫn thì việc phối hợp sẽ không tốt, làm ảnh hưởng
tới chấ lượng của sản phẩm và giảm uy tín của nhà hàng và của công ty.
2.2. Các vị trí làm việc tại bộ phận phục vụ của nhà hàng.
2.2.1.Trưởng bộ phận phục vụ.
Nhiệm vụ:
- Sắp xếp lịch làm việc và khu vực làm việc cho nhân viên: lên kế hoạch sắp xếp
số lượng nhân viên trong ca làm việc dựa trên số lượng booking đã có hoặc kịp
thời bổ sung, linh động thay đổi nhân viên làm việc trong ca đó.
- Kiểm tra, giám sát tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên: quan sát, chú
trọng thái độ làm việc của nhân viên để chỉnh sửa kịp thời tránh những vấn đề
đáng tiếc xảy ra.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo và kiểm tra các nhân viên phục vụ:
training cho nhân viên từ cách đi đứng,chào hỏi, dẫn đường cho khách,…cho tới
quy trình phục vụ khách sao cho đạt chuẩn.
- Giải quyết những khiếu nại, các thắc mắc của khách hàng và nhân viên: chịu
trách nhiệm giải quyết những thắc mắc của nhân viên về quá trình phục vụ,
những vẫn đề có thế xảy ra và hướng giải quyết những vấn đề đó.
- Hướng dẫn và giúp đỡ nhân viên mới cho tới khi tiếp thu được công việc của
bộ phận mình.
- Báo cáo trực tiếp với quản lý nhà hàng: báo cáo về tình hình phục vụ, chất
lượng phục vụ của như những feedback của khách sau khi sử dụng dịch vụ tại
nhà hàng.
2.2.2. Nhân viên phục vụ.
- Lấy order từ khách hàng: lấy order của khách hàng cần phải rõ ràng,chính xác
món ăn, số lượng, đơn vụ tính.
- Giới thiệu cho khách các món ăn và đồ uống trong nhà hàng cho khách: nhân

viên phục vụ cần có kiến thức về món ăn cũng như đồ uống để có thế giới thiệu
tới khách.


- Phục vụ khách hàng đồ ăn và đồ uống: nhân viên phục vụ cần thục hiện đúng
quy trình và phong cách phục vụ của nhà hàng.
- Kiểm tra món ăn trước khi phục vụ: phục vụ đúng bàn, đúng món ăn, số lượng,
và đúng thứ tự.
- Sẵn sang trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của khách : nhân viên phục vụ cần
phải niềm nở, ân cần, có thái độ hòa nhã với khách.
- Đảm bảo khu vực làm việc sạch sẽ : luôn kiểm tra các dụng cụ trong ca làm
việc của mình.

2.2.3. Lễ tân.
- Luôn kiểm tra và nắm rõ thông tin về số lượng khách đã đặt bàn trong ngày và
những ngày kế tiếp. Thông báo ngay cho trưởng bộ phận về các yêu cầu đặc biệt
của khách hàng (nếu có).
-Chịu trách nhiệm nắm bắt thông tin về số lượng khách đặt, phối kết hợp với các
bộ phận khác để phục vụ khách kịp thời.
Tiếp đón khách hàng một cách cởi mở, thân thiện và đưa khách tới bàn. Thông
báo rõ ràng cho nhân viên phục vụ tại khu vực đó về sự có mặt của khách.
-Nhận điện thoại của khách, cung cấp thông tin về nhà hàng, số lượng bàn còn
trống và tư vấn cho khách hàng về vị trí ngồi theo sở thích của họ. Đối vái các
đối tác của nhà hàng, nối máy tới các phòng ban có liên quan.
- Luôn hiểu rõ về các dịch vụ kinh doanh, phong cách ẩm thực của nhà hàng, số
lượng bàn trong nhà hàng để cung cấp thông tin cho khách hàng được rành
mạch, cụ thể.
- Chú ý về trang phục và luôn trang điểm nhẹ trong ca làm việc, luôn tự tin trong
giao tiếp và cố gắng tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng ngay từ lần tiếp xúc
đầu tiên, luôn nói cảm ơn khách hàng trước và sau khi phục vụ.

-Lắng nghe các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng để có phương án giải quyết
cho họ. Báo cáo ngay cho trưởng bộ phận về các sự cố phát sinh.

2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
2.3.1.Doanh thu.


Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ
thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu nhà hàng là tổng số tiền thu được của khách trong kỳ nghiên cứu do
hoạt động dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác mang lại cho nhà hàng.
Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản
phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong
khách sạn nhà hàng nói riêng.
Doanh thu trong nhà hàng gồm 2 phần chính: doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
và doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác. Trong kinh doanh nhà hàng, các nhà
hàng cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống và các nhu cầu
dịch vụ bổ sung khác cho khách.
2.3.2.Chi phí.
Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp nhà hàng, là biểu hiện bằng tiền
toàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh của nhà hàng.
Phân loại:
– Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh: chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống,
chi phí của nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ bổ sung
– Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí: chi phí tiền lương, chi phí chi trả về
cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác (chi phí điện, nước), chi phí vật tư
trong kinh doanh, hao phí về nguyên liệu hàng hóa trong quá trình vận chuyển,
bảo quản, chế biến.

Các chi phí khác


Căn cứ tính chất biến động của chi phí: chi phí bất biến (đầu tư vào cơ sở vật
chất – kỹ thuật) là những khoản chi phí không hoặc ít thay đổi khi doanh thu
thay đổi, chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi.
Lợi nhuận thu được = Doanh thu – Chi phí.
Doanh thu của nhà hàng ước tính đạt 600 triệu mỗi tháng với 30 nhân viên hoạt
động trong nhà hàng. Con số này đã tăng vượt bậc so với cùng kì năm ngoái.
Điều này cho thấy, nhà hàng đã và đang đi vào hoạt động ổn định và từng bước
phát triển.



×