Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận cao học lịch sử các học thuyết kinh tế học THUYẾT KINH tế của TRƯỜNG PHÁI cổ điển mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.97 KB, 20 trang )

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN MỚI
I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu
1. Hoàn cảnh ra đời
- Cuối 19 đầu 20 những mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tế của
các nước tư bản ngày càng sâu sắc, các hiện tượng thất nghiệp khủng hoảng kinh tế
đã làm tăng thêm đấu tranh giai cấp. Do đó cần phải có một sự phân tích mới
- Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang thời kỳ độc quyền làm
nảy sinh nhiều các hiện tượng kinh tế xã hội mới, vì vậy đòi hỏi phải có sự phân
tích kinh tế mới.
- Chủ nghĩa Mác ra đời đã tác động sâu sắc đến các tư tưởng kinh tế tư sản
và trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của nhà tư sản.
2. Đặc điểm:
- Ủng hộ tự do cạnh tranh chống lại sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào
kinh tế. Theo họ cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng cung- cầu và đảm
bảo cho nền kinh tế phát triển.
- Trường phái này dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện
tượng và quá trình kinh tế xã hội, họ ủng hộ thuyết giá trị chủ quan. Theo thuyết
này: cùng một loại hàng hóa với người cần nó, hay nó có ích lợi nhiều thì giá trị
của nó lớn hơn giá bán.
- Muốn biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế thuần túy. (chủ trương
chia kinh tế chính trị thành kinh tế ứng dụng, kinh tế xã hội…)
- Họ tích cực ứng dụng toán học vào việc phân tích kinh tế. Họ sử dụng các
công cụ toán học như công thức, đồ thị, mô hình… để đưa ra các khái niệm mới.
Ví dụ: ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn…
Còn gọi trường phái này là trường phái giới hạn.
- Số đơn vị vật phẩm càng ít thì ích lợi càng lớn
b. Lý thuyết giá trị giới hạn


- Ích lợi giới hạn là ích lợi của sản phẩm cuối cùng quyết định giá trị của sản
phẩm, vì vậy giá trị giới hạn chính là giá trị của vật phẩm hay sản phẩm giới hạn.


Giá trị này quyết định tất cả giá trị của tất cả các sản phẩm khác.
- Khi sản phẩm tăng lên thì giá trị giới hạn sẽ giảm dần và như vậy muốn có
nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
c. Định đoạt nhu cầu của Hesman Gossen
Theo ông nhu cầu của con người chịu sự chi phối của các định luật sau:
- Định luật 1: bất cứ một nhu cầu nào. Việc tiêu dùng liên tục sản phẩm có
khả năng thỏa mãn nhu cầu có tác dụng làm cho cường độ của nhu cầu giảm dần
và cuối cùng là đi đến mất hẳn.
Ox: số lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu.
Oy: mức độ thỏa mãn nhu cầu.
Nếu X tăng thì Y giảm.
- Định luật 2: cá nhân con người ý thức được nhu cầu của mình và biết rõ
phương tiện mà minh có thể thỏa mãn các nhu cầu đó.
Định luật này cho thấy khi tiêu dùng sản phẩm nếu biết tính toán thì con
người sẽ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu.
d. Lý thuyết sản phẩm kinh tế
Theo trường phái này một vật coi là sản phẩm kinh tế phải đạt được 4 tiêu
chuẩn sau:
- Vật đó phải có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người.
- Vật phẩm trong tự nhiên có rất nhiều nhưng con người phải biết rõ công
dụng của nó thì vật đó mới trở thành sản phẩm kinh tế.
- Nếu là sản phẩm kinh tế thì vật đó phải ở trong tình trạng có khả năng sử
dụng chứ không ở dạng tiềm năng.


- Nếu là sản phẩm kinh tế thì vật đó phải ở trong tình trạng khan hiếm. Số
lượng của nó là có hạn.
2. Các lý thuyết kinh tế về trường phái giới hạn ở Mỹ
- John Bates Clark (1847 – 1938)
a. Lý thuyết về năng suất giới hạn

- Theo ông, ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất của nó nhưng năng suất
lao động của người công nhân có xu hướng giảm sút. Vì vậy người công nhân thuê
sau cùng là người công nhân giới hạn, sản phẩm của họ là sản phẩm giới hạn, năng
suất của họ là năng suất giới hạn, năng suất này nó quyết định năng suất của tất cả
các người công nhân khác.
b. Lý thuyết về phân phối:
- Theo ông, công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản do đó họ điều nhận
được sản phẩm giới hạn tương ứng. Vì vậy tiền công của công nhân bằng sản phẩm
giới hạn của lao động, phần còn lại là thặng dư của người tiêu dùng lao động hay
chính là lợi nhuận kinh doanh. Từ đó, ông cho rằng người công nhân giới hạn đã
nhận được sản phẩm đầy đủ do anh ta tạo ra. Vì vậy anh ta không bị bóc lột.
c. Lý thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến
- Chi phí bất biến: đây là chi phí không thay đổi so với qui mô sản phẩm sản
xuất ra.
- Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi theo qui mô sản xuất sản phẩm.
Hai loại chi phí hợp thành= chi phí xí nghiệp= chi phí toàn bộ.
3. Các lý thuyết của trường phái giới hạn thành Lausanne (Thụy Sĩ)
- Leon Walras
a. Lý thuyết giá trị
- Theo ông, giá trị là tất cả của những vật hữu hình hay vô hình nhưng trong
tình trạng khan hiếm, có ích với con người và số lượng là có hạn. Đồng thời, mức


độ có ích lợi của vật đối với cá nhân tùy thuộc vào tương quan giữa vật với khả
năng thỏa mãn nhu cầu của con người.
b. Lý thuyết về giá cả:
- Ông cho rằng trao đổi là hiện tượng xã hội, khách quan.
- Sự trao đổi được tiến hành trên thị trường do đó muốn phân tích giá trị trao
đổi cần phải phân tích thị trường.
- Khi nghiên cứu trao đổi giữa hai sản phẩm rút ra định luật:

Giá cả hay tương quan trao đổi ngang bằng với tương quan nghịch đảo của
số hàng hóa trao đổi.
Ví dụ: 5kg gạo= 1kg thịt. Gọi:
+ Qg: số lượng gạo
+ Qt: số lượng thịt
+ Pg: giá của gạo
+ Pt: giá của thịt.
Ta có: Qt/Qg= 1/5 tương quan trao đổi giữa thịt và gạo
Pt/Pg= 5/1 giá giữa thịt và cá.
Pt/Pg= Qg/Qt
c. Lý thuyết cân bằng tổng quát
* Có 3 loại thị trường:
- Thị trường sản phẩm: nơi mua và bán hàng hóa. Tương quan trao đổi của
các hàng hóa là giá cả.
- Thị trường tư bản: nơi hỏi và vay tư bản. Lãi suất tư bản cho vay là giá của
tư bản.
- Thị trường dịch vụ: đây là nơi thuê mướn công nhân. Tiền công là giá cả
dịch vụ.


* Theo ông cả 3 thị trường trên độc lập với nhau nhưng chúng có quan hệ
với nhau, do quan hệ cung cầu chi phối nên cả 3 thị trường đó đều có sự cân bằng.
Do đó, nền kinh tế ở trong tình trạng cân bằng tổng quát.
- Điều kiện để có cân bằng tổng quát: sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi
phí sản xuất.
4. Các lý thuyết kinh tế của trường phái giới hạn Cambridge (Anh)
- Marshal
a. Đối tượng và phương pháp của kinh tế chính trị
- Kinh tế chính trị học nó xem xét đời sống xã hội và cá nhân đặc biệt nó có
quan hệ với việc giành và sử dụng các vật chất cần thiết

- Sử dụng thuật ngữ kinh tế học sẽ thích hợp hơn kinh tế chính trị học
b. Lý thuyết về của cải và nhu cầu:
- Theo ông của cải bao gồm những vật thỏa mãn nhu cầu theo những cách
trực tiếp và gián tiếp. Nó có thể là của cải vật chất và phi vật chất
- Ông cho rằng có của cải cá nhân, của cải tập thể và của cải của một xã hội.
- Theo ông, nhu cầu về một của cải là có giới hạn ông đưa ra qui luật chung
của cầu là: số lượng cầu càng lớn thì giá cả càng nhỏ
c. Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố sản xuất
- Theo ông, sản xuất là việc chế tạo ra các ích lợi, ông ví nó như là sự thay
đổi hình thức hay là sự thay đổi sử dụng vật chất.
- Theo ông, các yếu tố sản xuất gồm có đất đai lao động và tư bản. Trong 3
nhân tố thì ông ví đất đai là nhân tố thứ nhất, nó vận động theo qui luật hiệu suất
giảm dần; lao động là yếu tố thứ hai- sự nhọc nhằn của con người để chế biến ra
sản phẩm, tuân theo nguyên tắc ích lợi giới hạn; Tư bản là yếu tố thứ ba, là bộ phận
của cải mà cá nhân tiết kiệm từ số thu nhập của họ.
d. Lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng


- Theo ông, thị trường là tổng thể những người có quan hệ kinh doanh hay
nơi gặp gỡ giữa cung và cầu. (Thị trường theo nghĩa hẹp: là vị trí địa lý mang yếu
tố không gian và thời gian ở đó người mua và người bán gặp gỡ nhau trao đổi
hàng hóa dịch vụ thông qua tiền tệ; Thị trường theo nghĩa rộng: thị trường là tổng
hợp các điều kiện để thực hiện giá trị của hàng hóa)
- Giá cung của hàng hóa (giá đối với người bán): giá của họ theo chi phí sản
xuất qui định.
- Giá đối với người mua: được quyết định bởi ích lợi giới hạn.
- Giá cả cân bằng: là kết quả của sự va chạm giữa giá của người mua và giá
của người người bán, hay chính sự va chạm đó đã xác định giá cả của hàng hóa
trên thị trường.
e. Lý thuyết giá trị phân phối và trao đổi

- Theo ông, tiền công của người lao động là những phí tổn cần thiết để nuôi
dưỡng duy trì năng lực.
- Lợi tức là giá phải trả cho người sử dụng tư bản.
- Lợi nhuận: tiền thù thao thuần túy cho năng khiếu quản lý kinh doanh, sử
dụng tư bản và năng lực tổ chức hoạt động.
- Đối với ruộng đất thì đây là yếu tố sản xuất đặc thù và có cung không đổi.
Do đó, giá cả ruộng đất chịu ảnh hưởng của cầu và năng suất giới hạn của nó.
* Đánh giá chung:
- Trường phái này có 2 thời kỳ: ở thời kỳ cuối thế kỷ 19 thì trường phái này
ủng hộ tự do cạnh tranh và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế,
phương pháp của họ là phương pháp phân tích vi mô; ở đầu thế kỉ 20: các học
thuyết của họ đã có nhiều sắc thái của tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế,
phương pháp phân tích của họ là phương pháp phân tích vĩ mô.
- Tuy nhiên:


+ Các học thuyết này đều bác bỏ học thuyết của Mác về giá trị, giá trị thặng
dư, về tư bản.
+ Các học thuyết của trường phái này được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa
duy tâm chủ quan, nó không tính đến vai trò quyết định của sản xuất và các yếu tố
lịch sử xã hội.
HỌC THUYẾT JOHN MAYNARD KEYNES
Sơ lược:
- Adam Smith: thuyết bàn tay vô hình và vai trò tối thiểu của nhà nước.
- David Ricacdo: thời điểm chưa khủng hoảng và quan niệm về sự cung và
cầu của thị trường.
- Thuyết trạng thái cân bằng tổng quát LeonWalras: hàng hóa- tư bản- lao
động.
=> không giải quyết được cuộc đại khủng hoảng.
- Trường phái tân cổ điển có đặc điểm: muốn biến kinh tế chính trị thành

kinh tế học và áp dụng rộng rãi toán học trong phân tích kinh tế. (Trường phái cổ
điển người đầu tiên vận dụng toán học vào kinh tế là Wiliam Petty).
- Học thuyết của trường phái tân cổ điển: Giá trị- giới hạn.
I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm:
Freid man- theo trường phái của Keynes, đạt giải Nobel kinh tế năm 2008.
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Từ đầu thế kỉ 20, mâu thuẫn của CNTB cực kì sâu sắc, đặc biệt là cuộc đại
khủng hoảng 1928-1933 đã làm mất lòng tin về “Bàn tay vô hình” của Adam Smith
và lý thuyết cân bằng của Leon Walras.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao đòi hỏi phải
có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.


- Đây cũng là thời kỳ ra đời CNTB độc quyền nhà nước. Trên thực tế Nhà
nước đã can thiệp vào kinh tế nhưng chưa có một lý luận nào làm cơ sở.
- Thành tựu vĩ đại của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở Liên Xô và
các nước XHCN tác động.
2. Đặc điểm:
- Quan điêm tư tưởng cơ bản: đề cao vai trò can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế. Coi nó là lực lượng điều tiết chủ yếu kinh tế thị trường hiện đại.
- Về phương pháp:
+ Lấy phân tích vĩ mô là chính.
+ Mặc dù còn yếu tố tâm lý chủ quan, nhưng là chủ quan số lớn, tâm lý xã
hội.
+ Tập trung phân tích các nhân tố liên quan đến tổng cầu của nền kinh tế. Vì
thế trường phái này còn gọi là trường phái trọng cầu.
Logic lý thuyết trọng cầu của Keynes: qui mô sản xuất việc làm thu nhập
cầu qui mô sản xuất.
II. Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của Keynes
1. Mô hình phân tích kinh tế của Keynes

- Coi sự vận động của nền kinh tế là kết quả tác động theo quan niệm hàm số
giữa ba nhóm đại lượng cơ bản:
+ Đại lượng xuất phát: đó là những đại lượng thuộc về phía cung giả định
không biến đổi như: tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ…
+ Đại lượng khả biến độc lập: là những khuynh hướng tiêu dùng, đầu tư, tiết
kiệm, ưu chuộng tiền mặt…
+ Đại lượng khả biến phụ thuộc: là những chỉ tiêu cấu thành nền kinh tế như
GDP, GNP, công ăn việc làm…
- Tương quan một số đại lượng vĩ mô: nếu kí hiệu Q là sản lượng, R là thu
nhập, I là đầu tư, X là tiết kiệm thì ta có:


Q= R; Q= C + I(1); R= C+S(2); nên I= S (đầu tư= tiết kiệm) (C là chi tiêu)
Theo ông, muốn tăng thu nhập và việc làm phải giảm tiết kiệm.
2. Một số khái niệm và quan điểm cơ bản:
- Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (MPC):
Là khuynh hướng cá nhân phân chia phần thu nhập tăng thêm của mình cho
tiêu dùng cá nhân theo tỷ lệ ngày càng giảm dần.
MPC= dC/dR (chi tiêu tăng thêm/thu nhập tăng thêm)
đây là qui luật tâm lý cơ bản của các cộng đồng dân cư tiên tiến.
Do MPC giảm do đó dẫn đến cầu tiêu dùng tương đối.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến “thiểu cầu” và gây ra khủng
hoảng thất nghiệp.
Nhân tố ảnh hưởng tới MPC:
+ Thu nhập: R tăng dẫn đến C tăng và ngược lại.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến R: tiền công danh nghĩa, giá cả, lãi suất,
thuế…
+ Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chi tiêu (C): sở thích, tâm lý, tập quán
sinh hoạt, tham vọng kinh doanh, tiết kiệm hay hào phóng…
- Hiệu quả (năng suất) giới hạn của tư bản:

HQGH= thu hoạch tương lai/giá cung tài sản tư bản
Trong đó:
+ Thu hoạch tương lai: là thu nhập dòng dự kiến do đầu tư đem lại.
+ Giá cung tài sản tư bản (phí tổn thay thế): là mức giá đủ khiến nhà sản
xuất quyết định sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Quan hệ giữa HQGH của tư bản và lãi suất:
+ Lim(I)= HQGH- r (r: lãi suất)
Nếu HQGH> r thì DN còn đầu tư
Nếu HQGH <= r thì DN thôi đầu tư


Vốn đầu tư (tỉ)
1
2
3
4

HQGH (%)
18
9
6
4

Lãi suất (%)
6
6
6
6

Chênh lệch (%)

12
3
0
-2

Do vậy doanh nghiệp sẽ dừng đầu tư ở qui mô vốn đầu tư là 3 tỉ
Vì HQGH của tư bản ngày càng giảm nên không khuyến khích doanh nhân
đầu tư dẫn đến giảm tương đối cầu đầu tư là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng,
thất nghiệp.
- Lãi suất (r): là khoản thù lao cho việc không sử dụng tiền mặt trong một
thời gian nhất định
Hai nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
+ Khối lượng tiền mặt đưa vào lưu thông (tỉ lệ nghịch)
+ Khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt (tỉ lệ thuận): là khuynh hướng có tính
hàm số ấn định lượng M mà dân chúng muốn giữ theo mức r nhất định (m=L(r))
r dưới CNTB thường ổn định và cao dẫn đến kích thích tiết kiệm, giảm đầu
tư làm cho đầu tư và tiêu dùng giảm tương đối.
r là khuynh hướng cao độ có tính qui ước. Dân chúng có thể làm quen với
việc hạ dần r do đó nhà nước cần lợi dụng tâm lý này để chủ động hạ dần r để kích
thích cầu nền kinh tế. (Việt Nam có mức lãi suất cao nhất:12%, Ấn Độ 7%...)
- Số nhân đầu tư: là hệ số biểu thị mức phóng đại của sản lượng hay thu
nhập do kết quả tăng thêm 1 đơn vị đầu tư đem lại.
K= mức gia tăng của sản lượng/ mức gia tăng của đầu tư=∆ Q/∆I
Giữa k và MPC có mối quan hệ:
K= 1/(1-MPC)= 1/MPS (khuynh hướng tiết kiệm)
MPC càng cao thì K càng lớn và ngược lại.
Tác động lan tỏa thông qua k:


+ I tăng cầu về lao động và tư liệu sản xuất tăng cầu về C tăng, công ăn việc

làm tăng ∆R tăng đầu tư mới tăng… cứ như vậy số nhân đầu tư sẽ phóng đại thu
nhập lên nhiều lần.
Nâng cao MPC không chỉ kích thích tăng cầu tiêu dùng mà còn nâng cao
hiệu quả của đầu tư tăng thêm.
Tóm lược lý thuyết của Keynes:
- Khi việc làm tăng lên thì thu nhập cũng tăng và tiêu dùng tăng. Nhưng do
MPC tác động nên tăng tiêu dùng nhỏ hơn tăng thu nhập làm cho cầu tiêu dùng
giảm tương đối tác động tiêu cực đến qui mô sản xuất và việc làm.
- Để điều chỉnh việc giảm tương đối cầu tiêu dùng phải tăng đầu tư. Nhưng
do HQGH của tư bản ngày càng giảm trong khi lãi suất (r) tương đối ổn định và
cao nên không khuyến khích các doanh nhân đầu tư cầu đầu tư giảm tương đối
tổng cầu suy giảm.
Cơ chế thị trường tự nó không thể khắc phục được tình trạng tụt hậu, vì vậy
phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình đầu tư qui mô lớn
nhằm thu hút tư bản nhà nước nhàn rỗi và lao động thất nghiệp.
- Khi có việc làm người lao động sẽ có thu nhập tăng chi tiêu cầu tiêu dùng
tăng giá cả tăng HQGH tăng DN hăng hái đầu tư --> K hoạt động sản lượng
được phóng đại, nền kinh tế tăng trưởng, khủng hoảng và thất nghiệp được ngăn
chặn.
* Kiến nghị về chính sách kinh tế của Keynes: Tập trung vào kích cầu nền
kinh tế.
- Nhà nước phải duy trì cầu đầu tư.
- Kích thích mọi hình thức đầu tư để tạo việc làm tăng thu nhập (kể cả sản
xuất vũ khí).
- Kích thích mọi hình thức tiêu dùng.


- Sử dụng chính sách tài chính tiền tệ làm công cụ chủ yếu đề điều tiết vĩ
mô.
+ Chính sách tài chính: tăng đầu tư nhà nước, tăng thuế thu nhập cá nhân

giảm thuế thu nhập công ty.
+ Chính sách tiền tệ: lạm phát có kiểm soát, giảm lãi suất.
3. Những bổ sung và phát triển học thuyết Keynes của trường phái Keynes
mới và sau Keynes
* Ở Mỹ:
- Phát triển lý thuyết ngừng trệ:
Bổ sung cho việc giải thích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế và chu kì kinh
doanh không chỉ do yếu tố bên trong mà còn do yếu tố bên ngoài trong đó đặc biệt
là tác động của chu kì kinh doanh chính trị.
Nguyên lý gia tốc bổ sung cho mô hình số nhân đầu tư, coi đây là tác nhân
bên trong quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phồn thịnh.
- Thay lạm phát có kiểm soát bằng tăng nợ nhà nước, khuyến khích chi tiêu
chính phủ.
- Sử dụng ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu để điêu tiết kinh tế.
* Ở Pháp:
- Không nhất trí với quan điểm dùng lãi suất để điều tiết mà thay bằng kề
hoạch hóa. Nhưng không phải kiểu kế hoạch hóa tập trng mệnh lệnh mà bằng kế
hoạch hóa định hướng.
- Đưa ra lý thuyết “các đơn vị kinh tế chỉ huy”
* Trào lưu hậu Keynes
Chủ yếu tập trung phân tích việc phân phối thu nhập, lượng thu nhập và
lượng tiết kiệm tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Đánh giá học thuyết Keynes:
* Những đóng góp:


- Vạch rõ nguyên nhân khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và các giải pháp
khắc phục.
- Khẳng định vai trò can thiệp của nhà nước trong kinh tế thị trường hiện tại.
Học thuyết của Keynes là liều thuốc cải tử hoàn sinh cho CNTB.

* Hạn chế:
- Mục tiêu đặt ra không đạt được.
- Gây ra nhiều tai biến mới cho nền kinh tế TBCN.
- Quá coi nhẹ cơ chế thị trường, quá coi trọng sự điều tiết của nhà nước.
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI
I. Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm chủ yếu
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Sự phát triển hết sức mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
và sự xuất hiện lý thuyết Keynes đã làm cho trường phái tự do kinh tế lần đầu tiên
mất thống trị.
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933: đã tác động đến toàn bộ
các nước TBCN, và chính nó làm tan rã tư tưởng của trường phái tự do kinh tế.
- Những thành tựu quản lý theo kế hoạch ở các nước XHCN đã làm cho tốc
độ tăng trưởng ở các nước này vào những thập kỉ 50, 60 và đầu 70 vượt xa các
nước tư bản chủ nghĩa. Điều đó đã tác động ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tự do
kinh tế.
Các nhà kinh tế học phải sửa đổi lại lý thuyết tự do kinh tế cho phù hợp với
tình hình mới Chủ nghĩa tự do mới xuất hiện.
2. Những đặc điểm chủ yếu
- Họ muốn áp dụng và kết hợp tất cả các quan điểm cũng như phương pháp
luận của trường phái tự do cũ, của trường phái Keynes để hình thành hệ tư tưởng
mới điều tiết nền kinh tế TBCN.


- Tư tưởng cơ bản của họ là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở
một mức độ nhất định.
- Khẩu hiệu của họ: thị trường nhiều hơn và nhà nước can thiệp ít hơn.
- Họ nhấn mạnh yếu tố tâm lý cá nhân trong việc quyết định sản xuất và tiêu
dùng.
II. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở CHLB Đức- Lý thuyết

về nền kinh tế thị trường xã hội
1. Những quan điểm cơ bản về kinh tế thị trường xã hội
a. Nền kinh tế thị trường xã hội:
Là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân với công bằng xã hội
Từ khái niệm rút ra:
- Nguyên tắc tự do và công bằng xã hội được kết hợp chặt chẽ với nhau
trong mục tiêu toàn bộ nền kinh tế: khuyến khích và động viên những động lực do
sáng kiến cá nhân để đảm bảo lợi ích của nền kinh tế + Loại trừ những hiện tượng
tiêu cực khi điều kiện cho phép.
- Trong nền kinh tế thị trường xã hội thì nguyên tắc đảm bảo quyền tự chủ
của người tiêu dùng và công dân chiếm vị trí thống trị. Mọi hoạt động kinh tế
chính trị phải được hoạch định trên cơ sở chú ý nhu cầu và nguyện vọng của cá
nhân.
b. Các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội
- Đảm bảo quyền tự do cá nhân.
- Đảm bảo công bằng xã hội. Theo họ thị trường chỉ có thể vận hành một
cách thuận lợi khi đảm bảo công bằng xã hội. Và sự công bằng xã hội chỉ có thể
đạt được khi thông qua các chính sách xã hội.
- Chính sách kinh doanh theo chu kỳ: để thị trường vận động tự do thì không
cân đối và ổn định được tất yếu dẫn đến khủng hoảng chu kỳ. Vì vậy, nhà nước cần
có các chính sách nhằm chống khủng hoảng và điều chỉnh sự mất cân đối đó.


- Chính sách tăng trưởng kinh tế xã hội:
+ Tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động một
cách thuận lợi.
+ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hoàn chỉnh và đồng bộ.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hóa năng lực sản xuất.
- Chính sách cơ cấu: họ coi đây là tiêu chuẩn đặc trưng của nền kinh tế thị
trường xã hội. Họ thực hiện chính sách cơ cấu năng động linh hoạt, phù hợp của

yêu cầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ và yêu cầu của kinh tế chính trị đất
nước.
- Đảm bảo tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường.
c. Chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội
- Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả.
- Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và tăng năng suất lao động.
- Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Tạo ra tính linh hoạt của sự điều chỉnh các hoạt động kinh tế cho phép duy
trì sự di chuyển liên tục các nguồn tài nguyên đến nơi sử dụng có hiệu quả cao
hơn.
- Kiểm soát được sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị.
- Tạo ra quyền tự do lựa chọn và hành động của cá nhân.
* Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường xã hội còn có những nguy cơ
làm hạn chế cạnh tranh:
Một là, những nguy cơ do chính phủ gây ra.
+ Thông qua các chính sách mà đặc biệt là chính sách tài khóa (thuế và chi
tiêu chính phủ) và chính sách tiền tệ (lãi suất và mức cung tiền) cùng các qui định
của nhà nước có thể làm hạn chế cạnh tranh.
+ Các hoạt động thương mại của nhà nước.
Hai là, những nguy cơ do tư nhân gây ra.


+ Hạn chế theo chiều ngang: đó là việc thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh
tranh để hình thành nên các tổ chức độc quyền.
+ Hạn chế theo chiều dọc: đó là việc thỏa thuận giữa người sản xuất và
người tiêu thụ trong việc định giá thống nhất để loại bỏ cạnh tranh ở khâu bán lẻ.
+ Hình thành một số doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường nắm được
những vị trí nhất định cho phép họ không bắt buộc phải cạnh tranh hoặc ít phải
cạnh tranh.
+ Sự tẩy chay, cấm vận: hình thức phổ biến nhằm chống lại cạnh tranh.

+ Việc phân biệt đối xử không công bằng với bạn hàng.
+ Sự tập trung hóa bằng cách hợp nhất các đối thủ cạnh tranh nhằm thủ tiêu
cạnh tranh giữa họ với nhau.
d. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội
Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế theo 2 nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc hỗ trợ:
Để hỗ trợ cho cạnh tranh có hiệu quả và phát huy vai trò của cá nhân thì nhà
nước cần phải:
- Tạo ra được hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và đồng bộ.
- Xây dựng được kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
- Thông qua các chính sách và công cụ: kế hoạch hóa, pháp luật, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm.
* Nguyên tắc phù hợp với thị trường: nhà nước thực hiện các chính sách:
- Chính sách sử dụng nguồn nhân lực, chính sách cơ cấu, chính sách tăng
trưởng, chính sách thương mại…
e. Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội
- Nâng cao mức sống của nhóm dân cư có mức thu nhập thấp.
- Bảo vệ tất cả các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về kinh
tế xã hội do những rủi ro của nền kinh tế thị trường.


- Nhà nước cần: thực hiện chính sách thu nhập, bảo hiểm, phúc lợi xã hội
khác (trợ cấp xã hội, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp nhà ở… )
3. Thành tựu và hạn chế
* Thành tựu:
- Đã thực hiện được 2 mục tiêu: tự do cá nhân và đoàn kết xã hội.
- Kết hợp công nghiệp hiện đại với sự phát triển thương mại sâu rộng.
* Nguyên nhân:
- Coi trọng năng suất lao động cao.
- Coi trọng nguồn nhân lực đào tạo và bồi dưỡng con người.

- Đẩy mạng nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ
- Quan tâm đến các vấn đề xã hội
* Những khó khăn:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm dần: một mặt do bản thân mô hình, mặt
khác do gánh nặng sau khi thống nhất nước Đức.
- Về mặt xã hội: chủ nghĩa cực đoan tăng lên làm ảnh hưởng sự đoàn kết xã
hội.
- Sự khủng hoảng con người: người dân Đức đòi hỏi thực hiện toàn vẹn các
nhu cầu.
- Vấn đề can thiệp của nhà nước cần phải xem xét lại.
III. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ
1. Lý thuyết trọng tiền của Friedman:
- Ông cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố có tính quyết định đến việc tăng
sản lượng quốc gia.
Theo họ, sở dĩ có suy thoái và lạm phát là do sự thay đổi mức cung tiền tệ:
+ Khi lượng tiền cung ứng tăng nhanh hơn mức thu nhập sẽ dẫn tới tăng giá
và lạm phát sẽ cao.


+ Khi lượng tiền cung ứng ích hơn mức cần thiết, tất yếu dẫn đến tổng cầu
của nền kinh tế giảm sản lượng và việc làm giảm theo.
Tổng cầu trong nề kinh tế đóng:
Yo= AD=C+I+G
Tổng cầu trong nền kinh tế mở:
Yo= AD= C+I+G+ NX
- Ông cho rằng giá cả hàng hóa phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ, nên rất cần
quan tâm đến giá cả và lạm phát.
Ta có: M= (P.Q)/V
Trong đó: M là mức cung tiền- khối lượng tiền tệ.
V: tốc độ lưu thông của tiền tệ

P: giá cả
Q: sản lượng.
Giả định: V ổn định, Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc ít vào M nên mọi sự
thay đổi M đều dẫn đến sự thay đổi của P.
Nếu M tăng, P tăng và ngược lại.
- Ông ủng hộ và bảo vệ tự do cạnh tranh, bảo vệ tự do kinh doanh, ủng hộ
chế độ tư hữu. Bảo vệ quyền tự do hoạt động và trách nhiệm của doanh nghiệp. Đề
nghị nhà nước không can thiệp vào kinh tế.
2. Lý thuyết trọng cung
Tiêu biểu: Laffer.
- Theo họ khối lượng sản xuất hàng hóa phản ánh kết quả hoạt động kinh tế
và do khối lượng những chi phí sản xuất quyết định. Khi chi phí tăng thì khối
lượng sản xuất tăng cung tăng.
- Họ cho rằng nhà nước phải tác động vào các yếu tố dài hạn: vốn, lao động,
công nghệ… thì sẽ làm kinh tế phát triển ổn định. Các yếu tố này chính là yếu tố


đầu vào. Nhà nước tác động vào các yếu tố cung tăng chi phí sản xuất. Đến lượt
nó cung mới lại tạo ra cầu mới. Vì vậy nền kinh tế vận động ở trạng thái lý tưởng.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung của nền kinh tế:
+ Số lượng và chất lượng của nguồn lao động.
+ Khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn.
+ Cải tiến kỹ thuật và áp dụng khoa học công nghệ mới Nhà nước giảm thuế
tăng tiết kiệm, tăng đầu tư kích thích sản xuất kinh doanh và cải tiến kỹ thuật.
- Công cụ để phân tích kinh tế: Lý thuyết đường cong Laffer:

Kết luận:
+ Theo họ cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập cá nhân và thu nhập quốc gia
3. Kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lí ở Mỹ
Tiêu biểu: Lucas

Dựa trên 2 giả định:
- Mọi người đều sử dụng thông tin của mình một cách tốt nhất, họ hiểu biết
về chính sách kinh tế như những người đặt ra chính sách. Vì vậy họ có những lựa
chọn hợp lý và không ai có thể đánh lừa được họ.
- Giá cả và tiền lương là linh hoạt thông qua quan hệ cạnh tranh và qui luật
kinh tế mà cung- cầu cân bằng nhau.


IV. Đánh giá chung
* Các lý thuyết của họ đều thấy rõ hạn chế của cơ chế thị trường tự do cạnh
tranh.
* Các lý thuyết này đã quan tâm đến tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
đồng thời quan tâm đến các vấn đề xã hội.
* Họ có những đánh giá về tầm quan trọng và hiệu quả can thiệp của nhà
nước vào nền kinh tế ở những mức độ khác nhau và đưa ra được một số giải pháp
chính sách điều tiết vĩ mô.
Tuy nhiên:
+ Việc giải thích hiện tượng nguyên nhân hiện tượng khủng hoảng kinh tế
mang tính chủ quan dựa vào các yếu tố tâm lý xã hội, tâm lý tiêu dùng.
+ Chưa vạch rõ nguyên nhân bản chất của các hiện tượng lạm phát, thất
nghiệp.



×