Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo thực tập: Phân tích Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thu Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.78 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP
Cơ sở thực tập: Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại
Thu Thủy

Giáo viên hướng dẫn : TH.S Vũ Đình Khoa
Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Thị Hương

Mã sinh viên

: 0641180151

Lớp

: Tiếng Anh 2 – K6

(Học chương trình 2 khoa Quản trị kinh doanh)

HÀ NỘI- 2015


LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
Phần 1: Khái quát chung về Doanh nghiệp tư nhân thương mại.........................2
Thu Thủy..................................................................................................................2
Bảng 10: Bảng cân đối kế toán năm 2015.............................................................25
2.4.Đánh giá chung và đề xuất lựa chọn chuyên đề...............................................29
Công tác quản lý tài sản cố định ............................................................................30


KẾT LUẬN.....................................................................................................................32


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập cơ sở ngành là một bước đệm quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên,
giúp cho sinh viên rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp xã hội đồng thời xây dựng các mối
quan hệ với đơn vị thực tập, thu thập các thông tin, dữ liệu để phục vụ cho việc hoàn
thiện báo cáo thực tập. Trong quá trình thực tập, sinh viên có điều kiện cọ sát với thực
tế, ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tập vào các hoạt
động thực tiễn của đơn vị thực tập, qua đó củng cố kiến thức chuyên sâu của ngành
học. Như vậy, thực tập cơ sở ngành không những giúp cho sinh viên tích lũy được
kinh nghiệm sống mà còn có cơ hội để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên ngành
Trong thời gian kiến tập tại Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thu Thủy, em đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, các anh, các chị trong công ty cùng
với sự chỉ bảo tận tình của thầy Vũ Đình Khoa, giảng viên trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội. Nhờ đó mà em có điều kiện hoàn thành tốt bản báo cáo kiến tập này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới quý Công ty, tới gia đình, Thầy Cô và
bạn bè và những người đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này !
Trong báo cáo kiến tập này em đã cố gắng trình bày một cách ngắn gọn, trung thực và
chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nội dung chính
được đề cập tới trong bản báo cáo này gồm:
Phần 1: Khái quát chung về doanh nghiệp
Phần 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa
qua
Tuy đã rất cố gắng nhưng do vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong báo cáo
không tránh khỏi những mặt hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
thầy cô, anh chị để em hoàn thiện báo cáo này một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

1



Phần 1: Khái quát chung về Doanh nghiệp tư nhân thương mại
Thu Thủy
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Tên giao dịch và thông tin cơ bản
Tên công ty: Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thu Thủy
Tên giao dịch: THU THUY TRADING, PTE
Mã số thuế: 0101704676
Tên khách sạn: THE SANCTUARY
Địa chỉ: Số 38 Ngõ Huyện, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đại diện pháp luật: Nguyễn Thu Thủy
Ngày cấp giấy phép: 07/07/2005
Ngày hoạt động: 15/07/2005 (Đã hoạt động 11 năm)
Điện thoại: 0439262113
Quy mô công ty: Từ 5-20 nhân viên
Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dịch vụ khách
sạn.
Email:
Website: thesanctuary.vn
1.1.2. Các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã trải qua các giai đoạn sau:
-

Tháng 8/ 2005 doanh nghiệp có tên là Doanh nghiệp Tư Nhân Thương mại Thu

Thủy,
Địa chỉ: 48 Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thời điểm đó, do vốn kinh doanh chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết
bị còn nghèo nàn, khách sạn hoạt động với qui mô nhỏ.

Ngày nay, nền kinh tế nước ta càng ngày càng phát triển, vị trí địa lí thuận lợi, khí hậu
ôn hòa, có nhiều cảnh đẹp có thể sánh với các nước. Đặc biệt với bề dày văn hóa lịch
sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến, Hà Nội luôn là điểm đến thu hút được nhiều du
khách trong và ngoài nước.
2


-

Tháng 5/2008 Giám đốc công ty đã quyết định chuyển trụ sở khách sạn đến 38

Ngõ Huyện, Phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội và mở rộng quy mô khách sạn
của mình và tiến hành xây dựng khách sạn 3 sao quy mô như hiện nay.
Tháng 3/ 2009 khách sạn chính thức đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
của du khách. Với kiến trúc xây dựng hiện đại được trang bị các thiết bị tiên tiến kết
hợp với phong cách truyền thống.
Ngày 30/ 4/ 2007, Doanh nghiệp tư nhân thương mại Thu Thủy chính thức đổi
tên khách sạn thành _ Khách Sạn THE SANCTUARY.
1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của doanh nghiệp
1.2.1. Các chức năng của doanh nghiệp
Chức năng sản xuất
Các khách sạn du lịch tổ chức tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, do đặc điểm tiêu dùng
của nó: không tiêu thụ tại chỗ, thời gian tiêu dùng tương đối ngắn, nhu cầu tiêu dùng
không đồng bộ. Mặt khác, để tiết kiệm thời gian tiêu dùng sản phẩm ăn uống, các dịch
vụ khác thì việc phục vụ tiêu dùng sản phẩm dịch vụ phải do chính các cở sở kinh
doanh khách sạn đảm nhiệm, phấn đấu có chất lượng cao.
Chức năng này là chức năng đặc biệt, nó ngày càng được mở rộng cùng với sự phát
triển của xã hội và đời sống văn hóa của con người.
Con người tồn tại và phát triển được phải thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn nhu cầu tinh
thần. Trong đó nhu cầu ăn uống là không thể thiếu được. Khi xã hội phát triển thì nhu

cầu du lịch của con người cũng tăng lên, khi đó nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú tất
yếu sẽ tăng lên. Cơ sở này tạo điều kiện cho khách sạn chức năng sản xuất ra những
sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ở chức năng này nó giải quyết 3
vấn đề sau:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất cho ai?
- Sản xuất như thế nào?
Sản phẩm dịch vụ là một danh từ nói lên chất lượng hoặc trạng thái của mọi sự vật
hiện tượng cụ thể hoặc trừu tượng, vì thế sản phẩm du lịch được hiểu như là món hàng
cụ thể (bầu không khí, nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của khách sạn, vận chuyển
hoặc các bài hướng dẫn về các di tích văn hóa lịch sử - danh lam thắng cảnh của hãng
dịch vụ du lịch…)
-

Chức năng lưu thông

3


Cũng như các khách sạn khác, khách sạn The Sanctuary cũng tổ chức quá trình lưu
thông sản phẩm của mình. Lưu thông là quá trình thay đổi hình thái giá trị của hàng
hóa dịch vụ từ hàng hóa dịch vụ sang tiền.
Tổ chức quá trình lưu thông nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về hàng hóa dịch vụ tại
các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu mặt hàng, dịch vụ theo không gian và thời gian
một cách liên tục với chi phí thấp nhất. Mục tiêu đó được thể hiện tại khách sạn thông
qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Chức năng này được biểu hiện khác nhau trong
từng thời kì, lưu thông là do sản xuất quyết định và ngược lại nó cũng tác dụng trả lại
đối với sản xuất, nó cung cấp cho sản xuất những thông tin về nhu cầu hàng hóa trên
thị trường.
Tóm lại: Mỗi công ty kinh doanh khách sạn du lịch thường thực hiện 3 chức

năng, các chức năng xảy ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi chức
năng có vị trí, vai trò riêng quyết định đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường hiện nay.
1.2.2. Nhiệm vụ của khách sạn
- Đối với nhà nước:
+ Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của công ty, nhà nước giao cho: lợi nhuận, thuế,
khấu hao tài sản cố định và các chỉ tiêu khác.
+ Chấp hành bảo vệ tốt tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước, tôn trọng mọi chính sách
pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch không ngừng nâng cao hiệu quả quả quá trình kinh
doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa dịch vụ cho thị trường, tự bù đắp chi phí.
- Đối với khách hàng:
+ Tiếp đón khách đến nghỉ tại chỗ và thực hiện các dịch vụ: giặt ủi, giới thiệu các tour
đảo đáng tin cậy cho khách, đặt vé xe cho khách…
+ Phục vụ tốt các nhu cầu của khách, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khách sạn.
Nghiêm túc thực hiện các hoạt động đã ký kết với khách.
- Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn:
+ Thực hiện phân theo hoạt động và cân bằng xã hội
+ Tổ chức tốt đời sống văn hóa xã hội
+ Không ngừng nâng cao đời sống, trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cho
nhân viên trong đơn vị.
+ Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Đối với vấn đề bảo vệ môi trường:
Khách sạn The Sanctuary được hoạt động năm 2005 đến nay, khách sạn ra đời trong
hoàn cảnh đang còn khó khăn. Cho nên vật tư thiết bị kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, hệ
thống xử lý nước thải chưa đáp ứng được đúng với yêu cầu hiện nay.
4


Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường khách sạn đã từng bước cải tạo và tiếp tục các

biện pháp khắc phục để đảm bảo kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ khoa học và công
nghệ môi trường về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình sửa chữa sản
xuất kinh doanh.
1.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn

- Kinh doanh lưu trú.
- Kinh doanh ăn uống.
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác…
+ Dịch vụ giặt ủi.
+ Tổ chức các tuyến du lịch trong thành phố, tham quan các địa danh quanh
khu vực phía bắc, bơi lặn, thăm đồng quê.
+ Dịch vụ thuê ô tô, xe gắn máy, tàu và ca nô.
+ Đặt vé theo yêu cầu của khách các tuyến trong và ngoài nước bằng các
phương tiện: Ô tô, máy bay, tàu…
+ Dịch vụ đưa đón khách tại sân bay:
Xe 4 chỗ ngồi: 360.000 VND.
Xe 7 chỗ ngồi: 450.000 VND.
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Doanh nghiệp
1.3.1. Cơ cấu tổ chức

5


Chủ doanh
nghiệp

Trưởng
Bộ
Phận
Lễ Tân


Trưởng
Bộ
Phận
Buồng

Trưởng
Bộ
Phận
Bếp

Nhân
Viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Bộ
Phận
Kế
Toán

Trưởng
Bộ Phận
Bảo
Dưỡng &
Bảo Trì


Trưởng
Bộ
Phận
Bảo Vệ

Nhân
viên

Nhân
viên

Nguồn:Phòng kế toán
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự Doanh nghiệp tư nhân thương mại Thu Thủy
-

Qua sơ đồ trên cho thấy khách sạn chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc

cùng với sự trợ giúp của phó giám đốc để có thể phân bố nguồn lực vào những vị trí
thích hợp. Với cơ cấu tổ chức như vậy nói lên bước đầu thành công trong công tác
quản lý và kinh doanh khách sạn, đưa khách sạn ngày càng đi lên.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1)
Giám đốc khách sạn: Nguyễn Thu Thủy
Là người lãnh đạo cao nhất có mọi quyền hành điều phối công việc trong khách sạn, là
người có trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. giám
đốc còn chịu trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao, là ngươi đại diện
pháp nhân của khách sạn trước pháp luật.
2)
Bộ phân lễ tân: Trưởng bộ phận: Lê Chí Dũng

Gồm 4 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận lễ tân.
Trưởng lễ tân:
6


Là người đại diện cho bộ phận lễ tân chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc tổ
chức dịch vụ, đón tiếp, chịu trách nhiệm về các hoạt động đăng ký chỗ, thanh toán với
khách hàng, phân công ca làm việc cho nhân viên và theo dõi nhân viên làm việc.
- Nhân viên lễ tân:
Là bộ mặt của khách sạn, có nhiệm vụ đón khách, nhận và trả phòng cho khách, là
trung tâm quảng cáo, giới thiệu cho khách các sản phẩm dịch vụ mà khách cần, giúp
khách sạn chọn lựa và bán các dịch vụ bổ sung như: Tham gia các tour du lịch, giới
thiệu khu du lịch.
3)
Bộ phận buồng: Trưởng bộ phận: Nguyễn Thị Duyên
Gồm 10 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận.
-Trưởng bộ phận buồng: là người giám sát nhân viên và luôn làm cho các phòng của
khách sạn cũng như các khu vực trong khách sạn gọn gàng, sạch sẽ, giải quyết các
tình huống và yêu cầu của khách hàng trong thời gian lưu trú tại khách sạn, phân
chia ca làm việc cho nhân viên trong bộ phận.
-3 nhân viên giặt ủi: đáp ứng đủ mọi nhu cầu giặt ủi cho khách hàng cũng như giặt ủi
ga, gối,… để luôn đảm bảo sự thơm tho, sạch sẽ cho phòng ngủ của khách.
-5 nhân viên làm phòng: là người được tuyển chọn và đào tạo, có kỹ năng cao và thành
thạo trong công việc dọn phòng, nắm vững nghiệp vụ, làm phòng trong khách sạn
và đặc biệt là không thể thiếu đức tính cần cù, siêng năng, trung thực.
- 2 nhân viên công cộng: 1 nhận viên phụ trách chăm sóc toàn bộ cây cảnh trong
khuôn viên khách sạn, 1 nhân viên phụ trách dọn vệ sinh ở khu vực tiền sảnh, hành
lang, cầu thang…
Tất cả các nhân viên đều dày dặn kinh nghiệm đủ để đáp ứng việc tăng năng suất
buồng giường và có thể đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

4)
Bộ phận bảo dưỡng, bảo trì: Trưởng bộ phận Nguyễn Thành Đạt
Có 3 nhân viên có nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, nước trong khách sạn,
sửa chữa kịp thời các tiện nghi bị hư hỏng trong khách sạn nhằm mang tới cho du
khách những dịch vụ đạt chất lượng nhất.
5)
Bộ phận kế toán : Nguyễn Thị Bích Trâm
Có nhiệm vụ thu nhận các báo cáo doanh thu, đề xuất mua hàng từ các bộ phận, thống
kê doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như các chứng từ thu chi hàng tháng, quý và
năm để báo cáo cho giám đốc.
6)
Bộ phận bảo vệ: Trưởng bộ phận : Lê Ngọc Thảo
Có 6 nhân viên bao gồm cả trưởng bộ phận.
Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm trước ban giám độc về trật tự trong khuôn viên
khách sạn, có nhiệm vụ phân ca cho nhân viên thực hiện công việc có hiệu quả, đảm
bảo công tác phòng cháy chữa cháy và đảm bảo trật tự cho khách sạn 24/24h.
7


7)
Bộ phận bếp: Trưởng bộ phận Nguyễn Bình Minh
Gồm 5 nhân viên kể cả bếp trưởng. Bếp trưởng là người phụ trách mọi công việc về
nhu cầu ăn uống trong khách sạn và nhà hàng.
Tình hình chung về nguồn nhân lực tại khách sạn:
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nhìn chung, trình độ
chuyên môn của người lao động ở khách sạn tương đối tốt, có trình độ tay nghề cao,
tạo sự phát triển toàn diện của khách sạn. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, đội ngũ
cán bộ công nhân viên ngày được rèn luyện lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng.
1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1. Các nhóm sản phẩm chính

- Dịch vụ phòng
- Dịch vụ nhà hàng
- Dịch vụ tour du lịch đi các địa danh khu vực phía Bắc như Vịnh Hạ Long, Sa Pa,
Hoa Lư-Tam Cốc…
- Dịch vụ phương tiện di chuyển đến các địa danh du lịch nổi tiếng phía Bắc, phía
Nam, Lào, Trung Quốc…
- Dịch vụ thuê xe đưa đón sân bay, nhà ga
1.4.2. Quy trình thực hiện sản phẩm dịch vụ chính
Đối với mọi khách sạn, dịch vụ chủ yếu là dịch vụ phòng với hai thủ tục chính nhận
phòng và trả phòng.

Quy trình nhận phòng:

8


Đón khách

Dẫn khách
lên phòng

Cung cấp thông
tin tour du lịch,
phương tiện

Mượn hộ chiếu
khai báo

Cung cấp thông tin
về thiết bị phòng


Viết hóa đơn nếu
chưa thanh toán

Đặt cọc chìa
khóa và giao
chìa

Lắng nghe và giải
quyết vấn đề phát sinh
trong thời gian khách
lưu trú

Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện thủ tục nhận phòng cho khách hàng tại khách sạn
The Sanctuary
- Đón khách từ sân bay, nhà ga…
- Mượn hộ chiếu khai báo sau khi kiểm tra lại danh sách khách đặt phòng
- Trong trường hợp, khách chưa thanh toán hết, viết hóa đơn và yêu cầu khách thanh
toán
- Yêu cầu khách đặt cọc chìa khoá, sau đó giao chìa khóa cho khách, hướng dẫn
những thông tin cơ bản về giờ trả phòng, các chế độ ưu đãi cho khách hàng khi lưu
trú tại khách sạn
- Dẫn khách lên phòng và hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị trong phòng
- Trò chuyện, tư vấn về các địa điểm tham quan quanh Hà Nội và các tour du lịch,
phương tiện di chuyển
- Trong quá trình khách lưu trú sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh, lễ tân sẽ
là người luôn lắng nghe và giải quyết các vấn đề phát sinh đó.

Quy trình trả phòng


9


Mượn lại
chìa khóa

Kiểm tra và thanh
toán các khoản nợ
(nếu có)

Trả tiền đặt
cọc chìa khóa
và hộ chiếu

Gọi điện báo
bộ phận
buồng phòng

Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện thủ tục trả phòng cho khách hàng tại khách sạn
The Sanctuary

-

Mượn lại chìa khóa của khách
Kiểm tra lại hồ sơ lưu trú xem xét các khoản nợ nếu có và yêu cầu khách thanh toán
Trả lại tiền đặt cọc chìa khóa và hộ chiếu cho khách
Gọi điện báo bộ phận buồng phòng để dọn phòng trống

Phần 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
trơng thời gian qua

2.1. Tình hình hoạt động Marketing và tiêu thụ sản phẩm
2.1.1. Sản phẩm dịch vụ chính

Loại Phòng

VIP

Giá

Số Phòng

104, 802
10

Việt Nam

Quốc Tế

(VNĐ)

(USD)

1.200.000 –

63 – 95


1.800.000
102, 202, 302, 402,502,602,
DOUBLE DELUXE

TRIPPLE DELUXE

700.000

702,701, 601, 501

37

103, 203, 303, 403, 503, 603,
703

DOUBLE SUPERIOR

204, 304, 404, 504, 604, 704,
801

TWIN SUPERIOR

101, 201, 301, 401, 803

TRIPPLE STANDARD 105, 206, 306, 406, 506, 606,
706
STANDARD

205, 305, 405, 505, 605, 705,
707, 607, 507, 407, 307, 207

800.000

42


550.000

29

500.000

26

500.000

26

450.000

24

Bảng 1.Bảng giá phòng
Bảng giá trên áp dụng cho thời vụ du lịch, những mùa thấp điểm giá có thể giảm
xuống. Các ngày lễ, Tết tăng 30% trên bảng giá niêm yết. Ưu tiên cho những khách
hàng thân thiết và các công ty lữ hành.
Đặt phòng:
-

Giờ nhận phòng: 12h00

-

Giờ trả phòng: 11h00


-

Giữ phòng đến 15h00 nếu khách đặt phòng không đảm bảo

-

Giá phòng được thay đổi

-

Tặng 1 giờ karaoke với dàn âm thanh sống động cho khách ở 2 phòng trở lên,

mang đến giây phút thư giãn cho quý khách.
-

Không tính thêm phụ cho 1 trẻ em dưới 12 tuổi đi cùng bố mẹ

-

Bảng giá đã bao gồm 105 thuế VAT và 5% phí phục vụ

2.1.2. Tình hình kinh doanh những năm gần đây
Bảng 2. Doanh thu của khách sạn THE SANCTUARY từ năm 2013-2015
11


ĐVT: nghìn đồng
Chênh
Chênh lệch


NỘI
DUNG

ĐVT

2013

2014

lệch

2015
2013 – 2014

2014-2015

Lưu Trú

Đồng 7.558.625

Ăn uống

Đồng

+/-

%

+/-


%

7.650.265

7.795.356

+91.640

+1,21

+145.091

+1,9

800.500

880.427

+2.834

+0,36

+79.927

+9,98

Đồng 1.056.875

1.108.545


1.206.287

+51.670

+4,89

+97.742

+8,82

Đồng 9.413.166

8.769.310

+94.474

+1,13

+225.018

+2,66

797.666

Dịch Vụ
Bổ Sung
khác
Tổng
Cộng


10.702.07
0

(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu từ các dịch vụ đều tăng, cụ thể doanh thu từ hoạt
động lưu trú năm 2014 tăng 1,21% so với năm 2013, năm 2015 tiếp tục tăng 1,9% so
với năm 2014. Dịch vụ ăn uống tương tự cũng tăng, đặc biệt năm 2015 tăng mạnh
9.98% so với năm 2014. Các dịch vụ bổ sung khác tăng ổn định. Điều này cho thấy
tình hình kinh doanh dịch vụ của khách sạn tương đối ổn định, đem lại doanh thu tăng
đều qua các năm.
• Công suất sử dụng buồng phòng
Theo số liệu của nguồn kế toán khách sạn The Sanctuary thì công suất sử dụng phòng
được chia theo tính thời vụ du lịch.
Trong mùa du lịch (mùa cao điểm), sản phẩm sẽ được bán với số lượng nhiều và
thường có giá trị cao. Ngoài mùa du lịch (thấp điểm), sản phẩm sẽ khó bán được (kể cả
về số lượng lẫn giá cả).
Mùa cao điểm: Công suất sử dụng phòng là 89%
Mùa thấp điểm: Công suất sử dụng phòng là 61%
12


Nhìn qua công suất sử dụng phòng cho ta thấy khách sạn sử dụng phòng tương đối
nhiều, tuy mùa thấp điểm đạt 61% nhưng bù lại vào mùa cao điểm dường như khách
sạn đã sử dụng gần hết công suất phòng hiện có trong khách sạn đạt 89%. Khách sạn
hoạt động hiệu quả.

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hạng 4 -5 sao
• Khách sạn Boss Legend
Khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, nằm tại phố Hàng Thùng, vị trí đẹp, gần hồ Hoàn

Kiếm và khu vực tượng đài Lý Thái Tổ.
Là một khách sạn lớn đa dạng, sang trọng, có các dịch vụ đa dạng và chất lượng dịch
vụ tốt.
- Thị trường:
Đối tượng khách hàng tiềm năng và chủ yếu là du khách nước ngoài cũng như trong
nước đến tham quan, làm việc tại Hà Nội nhờ lợi thế vị trí địa lý thuận lợi nằm tại khu
vực trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Khách sạn được đánh giá hạng 4 sao nên đối tượng chủ yếu là các doanh nhân, hộ gia
đình, khách du lịch có thu nhập khá trở lên, có nhiều sự lựa chọn phòng cho các đối
tượng khác nhau.
-

Sản phẩm

Những đặc trưng của Boss Legend Hotel
Tiện Nghi
An ninh 24 giờ, báo chí, bếp chung, cho thuê xe, cửa hàng lưu niệm, cửa hàng quà
tặng, dịch vụ du lịch, dịch vụ đưa đón, dịch vụ giặt là, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ phòng
24 giờ, dịch vụ taxi, dịch vụ vé, đưa đón sân bay, máy ATM rút tiền tại chỗ, máy fax,
máy in, máy photocopy, nhà chờ chung / khu vực tivi, nhà hàng, nhân viên hướng dẫn,
13


phòng gia đình, quán bar cạnh bể bơi, trung tâm hội nghị, tủ đựng đồ có khoá, vật
dụng nướng BBQ…
Thể thao và giải trí
Bồn tắm nước nóng, hồ bơi trong nhà, massage, phòng tắm hơi, phòng thể dục, phòng
xông hơi, spa, tắm nước khoáng nóng
Internet



Miễn phí Wi-fi tất cả các phòng



Wi-Fi ở khu vực công cộng

Đậu xe


bãi đỗ xe



dịch vụ trông xe

Ngôn ngữ sử dụng
-

Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc (Quan

Thoại), Tiếng Việt
Loại phòng
Deluxe ( Royal Deluxe- Internal View)
Deluxe (Royal Deluxe – City View)
Executive
Suite (Hướng Phố)
Suite (Gia đình)
Suite
Deluxe


Đơn giá (VND)
1.413.000
1.650.000
1.875.000
2.100.000
2.550.000
3.750.000
1.400.000
Nguồn: Expedia

Bảng 3: Loại phòng và đơn giá của khách sạn Boss Legend
Phân phối và xúc tiến bán hàng:
Đặt phòng đóng vai trò chủ yếu trong mảng dịch vụ phòng, là tiền đề cho các dịch vụ
kèm theo trong kinh doanh khách sạn. Ngày nay, với sự phát triển của Internet và các
trang mạng dịch vụ, công việc đặt phòng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. tân dụng được
14


lợi thế đó, cùng với quyết tâm đầu tư nghiêm túc cho dịch vụ khách sạn, Boss Legend
nhận được chứng nhận chất lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, và được các trang
web du lịch uy tín ưu tiên như TripAdvisor.com, Agoda.com với chính sách giảm giá
hấp dẫn.
Sự phát triển mạnh mẽ của các trang điện tử khác cũng là điều kiện thuận lợi để quảng
bá hình ảnh khách sạn qua các pop-up quảng cáo trên Youtube, Google…
Qua các lễ hội truyền thống tại Hà Nội hay các tỉnh thành quanh khu vực phía bắc, sân
bay, nhà ga cũng là địa điểm lý tưởng để khách sạn lựa chọn quảng bá thông tin dịch
vụ.
Chính sách giá cả linh hoạt, tùy từng thời điểm và nhu cầu của khách hàng giúp khách
sạn Boss Legend gặt hái được nhiều thành công đáng kể trong công tác thu hút khách

hàng, đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ.
* Ưu điểm
- Vị trí đẹp, trung tâm thành phố, gần các trung tâm lữ hành.
- Dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng.
- Diện tích lớn
- Kiến trúc được thiết kế hiện đại, sang trọng và tiện nghi.
- Là khách sạn duy nhất có hồ bơi trong nhà tại Hà Nội.
* Nhược điểm:
- Giá cả cao
- Đối tượng chủ yếu là khách quốc tế, việt kiều, doanh nhân.
Không hấp dẫn khách địa phương và khách sử dụng các dịch vụ.
Nhận xét: nhìn chung khách sạn Boss Legend mạnh nhất ở bộ phận
khách sạn. Có lợi thế hơn khách sạn The Sanctuary khi nằm ở khu vực có nhiều du
khách. Đây là một đối thủ cạnh tranh lớn.
-

Đối thủ cạnh tranh hạng 3 sao
15


Khách sạn Gem Boutique
Nằm trên phố Hàng Đào, có lịch sử hình thành lâu đời, đang chuẩn bị xây dựng lại.
Ưu điểm:
- Gần các trung tâm lữ hành, có vị trí thuận lợi nơi tập trung nhiều
du khách.
- Giá cả hợp lý.
- Dịch vụ đa dạng phong phú.
Nhược điểm:
- Kiến trúc không hấp dẫn.
- Thiết kế và trang trí phòng không thu hút.

- Diện tích nhỏ.
- Khu vực đông người, ồn ào.
-

Đối thủ cạnh tranh dưới 3 sao

Khách sạn Vietnam Backpackers, Khách sạn Splendora, Khách sạn Holiday: đây là
những khách sạn nhỏ hơn khách sạn The Sanctuary nhưng đây là đối thủ cạnh tranh
khá gay gắt với khách sạn The Sanctuary với giá cả thấp hơn, chất lượng dich vụ
không bằng.
2.2.

Tình hình sử dụng tài sản cố định

2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Khách sạn gồm 11 tầng, có nhà hàng, hồ bơi, tầng hầm để xe. Bãi đậu xe rộng rãi và
an toàn cho quý khách.
Với 50 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trang bị đầy đủ tiện nghi, sang trọng
Hệ thống hồ bơi, sân tắm nắng, quầy bar, café phục vụ 24/24 trên sân thượng và tiền
sảnh lễ tân.
16


Nhà hàng trên sân thượng có sức chứa 60 khách phục vụ ăn sáng và cơm đoàn với các
món Âu, Á các món hải sản tươi sống.

Bảng 4. Các trang thiết bị trong phòng
LOẠI PHÒNG

TRANG THIẾT BỊ, TIỆN NGHI

Ban công nhìn ra thành phố, máy lạnh, tủ lạnh, điện thoại,
tivi LG tinh thể lỏng, truyền hình cáp vệ tinh, máy vi tính,

VIP

wifi, hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, bồn tắm, báo
cháy rự động, phòng rộng và có phòng khách riêng.
Ban công có thể nhìn ra biển và thành phố, máy lạnh, tủ

DELUXE

lạnh, điện thoại, tivi, truyền hình cáp vệ tinh, hệ thống nước
nóng năng lượng mặt trời, bồn tắm, báo cháy tự động.
Phòng có máy lạnh, tủ lạnh, điện thoại, tivi truyền hình cáp

SUPERIOR

vệ tinh, hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, bồn tắm,
báo cháy tự động.
Phòng có máy lạnh, tủ lạnh, điện thoại, tivi truyền hình cáp

STANDARD

vệ tinh, hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, bồn tắm,
báo cháy tự động

Bảng 5. Kết cấu tài sản cố định 2015

Loại tài sản cố định


Năm 2015

Tài sản cố định

3.100.190

Tài sản cố định hữu hình
-Nguyên giá

3.100.190
11.470.183
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Bảng 6. Danh mục tài sản trong phòng của khách sạn

17


Giá
STT

Tên tài sản

ĐVT

Số lượng
(VNĐ)

1


Bảng khóa + Chìa khóa

Cái

01

150.000

2

Nệm giường

Cái

02

3.650.000

3

Gối

Cái

03

75.000

4


Áo gối

Cái

03

35.000

5

Ga giường

Cái

04

280.000

6

Mền

Cái

02

420.000

7


Khăn tắm

Cái

03

45.000

8

Khăn mặt

Cái

03

20.000

9

Rèm nhựa bồn tắm

Cái

01

270.000

10


Dép

Cái

03

12.000

11

Gương soi

Cái

03

160.000

12

Ly thủy tinh

Cái

04

8000

13


Gạt tàn

Cái

01

24.000

14

Giỏ rác nhựa

Cái

01

25.000

15

Điện thoại

Cái

01

150.000

16


Điều khiển điều hòa

Cái

01

100.000

17

Điều khiển tivi

Cái

01

100.000

18

Tivi (21 inch)

Cái

01

3.999.000

19


Tủ lạnh

Cái

01

1.850.000

20

Máy điều hòa

Cái

01

8.260.000

2.2.2. Lao động, tiền lương

Lực lượng lao động của khách sạn
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, khách sạn gặp không ít khó khăn nhưng đơn
vị vẫn bền bỉ tiếp tục phấn đấu không ngừng trong đầu tư tìm biện pháp kinh doanh có
18


lãi, xây dựng đi đúng hướng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày được rèn luyện lớn
mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng
-


Phân theo cơ cấu trình độ
Bảng 7. Trình độ nguồn nhân lực trong khách sạn

Bộ
phận

Tổng
số lao
động

Trình Độ Chuyên
Môn

Trình Độ Ngoại Ngữ

ĐH

CĐ TC

PT

ĐH

Bằng C

Bằng

Bằng

B


A

Không

Ban
Giám
Đốc

2

2

0

0

1

1

0

0

0

Kế
toán


1

1

0

0

0

0

1

0

0

Lễ
Tân

4

3

1

0

1


1

2

0

0

Tổ
Buồng

10

0

6

4

0

0

1

3

6


Bếp

5

2

3

0

0

0

1

2

2

Bảo
dưỡng
& Bì

3

0

3


0

0

0

1

0

2

Tổ
Bảo
Vệ

5

0

2

3

0

0

1


2

2

Tổng
Cộng

30

8

15

7

2

2

7

7

12

Tỷ
Trọng
(%)

100


26.7

50.0

23.3

6.7

6.7

23.3

23.3

40.0

19


Nhận xét: Qua bảng phân tích tình hình chất lượng lao động tại Khách sạn The
Sanctuary.
Tổng số lao động trong khách sạn là 30 người trong đó: Lao động phổ thông 8
người chiếm 23.3% ở các tổ phục vụ là chiếm đa số. Lao động có trình độ đại học là 8
người chiếm 26.7% chủ yếu là ở các bộ phận quản lý. Còn lại là lao động có trình độ
Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp là 15 người chiếm 50.0% chủ yếu là ở các bộ
phận phục vụ.
Tổng số lao động trong khách sạn là 30 người trong đó: Lao động có bằng Đại
học ngoại ngữ là 2 người chiếm 6.7%. Lao động có bằng C là 2 người chiếm 6.7%.
Lao động có bằng B là 7 người chiếm 23.3%. Lao động có bằng A là 7 người chiếm

23.3%. Còn lại chiếm 40% là không có trình độ ngoại ngữ.
Nhìn chung, nguồn nhân lực của khách sạn có trình độ chuyên môn tương đối, đội
ngũ quản lý và nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Nhân viên của khách sạn
thường xuyên được đào tạo qua các lớp chính quy về du lịch, kết hợp với đào tạo tại
chỗ nên trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao.
Bảng 8. Tình hình số lượng lao động tại khách sạn The Sanctuary:
Bộ phận

Độ tuổi trung bình

Ban giám đốc

40

Kế toán

35

Lễ tân

24

Buồng

30

Bếp

34


Bảo trì – Bảo dưỡng

32

Bảo vệ

25

Nhận xét:
20


Từ bảng số liệu trên cho thấy độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên tại khách
sạn còn rất trẻ. Đây là một điểm mạnh của khách sạn trong kinh doanh du lịch. Khách
sạn cần phát huy được sức trẻ cũng như suy nghĩ sáng tạo trong kinh doanh. Trong
thời gian tới, với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nếu được đào tạo nâng cao trình độ
thì đây sẽ là một trong những điểm mạnh của khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh
trên địa bàn tỉnh.
Ở chức vụ lãnh đạo thường là những người lớn tuổi. Lao động du lịch có độ tuổi tương
đối trẻ từ 30 – 40 tuổi, trong đó lao động nữ từ 20 – 30 tuổi, nam từ 40 – 50 tuổi.
2.2.3. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp
* Quỹ lương: Để khích lệ được tinh thần làm việc của người lao động thì lương
thưởng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi người lao động cảm thấy họ
được đền đáp xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra thì họ sẽ nhiệt tình với công việc
hơn, do vậy mà hiệu suất công việc mang lại sẽ tăng lên. Hơn nữa lương cũng là một
khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Làm thế nào để không giảm tiền lương của
người lao động vừa tiết kiệm được chi phí là một điều rất cần thiết. Đó là yếu tố quan
trọng nhất làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tổng quỹ lương là tổng số tiền Doanh nghiệp dùng để trả lương và các khoản phụ
cấp có tính chất lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong một thời gian

nhất định.
Các thành phần Tổng quỹ lương của Doanh nhiệp:
+ Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương khoán.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ
quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
Ngoài ra trong tiền lương kế hoạch còn được tính các khoản tiền trợ cấp bảo hiểm
xã hội cho cán bộ công nhân viên trong thời kỳ đau ốm, thai sản, tai nạn lao đông.
Phương pháp xác định quỹ tiền lương trong doanh nghiệp:
Vkh = Lđb x Lgmin x (Hcb + Hpc) x 12 tháng
21


Trong đó: Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch
Lđb: Số lao động định biên
Lgmin: Mức lương tối thiểu của công ty áp dụng
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân
Hpc: Hệ số bình quân các khoản phụ cấp định biên của công ty
Cdv: Hoa hồng lãi dịch vụ
Cụ thể:
Chị Hiền thâm niên 4 năm, hiện làm lễ tân.
Mức lương tối thiểu công ty áp dụng là 1.150.000 đồng
Hệ số cấp bậc: 2,4
Hệ số phụ cấp: 1,98
Lãi dịch vụ: 28.000.000 đồng
% lãi: 15%
Mức lương hằng tháng chị Hiền nhận được: 1.150.000 * 2,4 * 1,98+
15%*28.000.000= 8.264.800 (đồng)



Các hình thức trả công lao động của doanh nghiệp

Tùy từng đối tượng nhân viên mà công ty áp dụng những phương pháp tính lương
khác nhau, bao gồm:
- Đối với nhân viên văn phòng công ty áp dụng hình thức trả lương theo ngày công
- Trả lương theo doanh thu: Áp dụng đối với nhân viên bán hàng, nhân viên kinh
doanh với những mức hưởng % theo doanh số khác nhau nhằm kích thích tinh thần
làm việc, phấn đấu của nhân viên, gia tăng doanh thu lợi nhuận cho công ty cũng như
thu nhập của bản thân.
- Trả lương theo tiêu chuẩn: phương pháp này sẽ thưởng ở mức 100% khi hoàn thành
một tiêu chuẩn nhất định, nó chủ yếu đánh vào tâm lý nhân viên, thúc đẩy họ làm việc
đạt mức tiêu chuẩn
22


2.3. Khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Những năm gần đây, doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thu Thủy đã gặt hái được
những thành công nhất định trong hạng mục tìm kiếm sự tin dùng của khách hàng, mở
rộng thị trường tiêu thụ. Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, tuy không quá
mạnh nhưng khá ổn định. Cụ thể, lợi nhuận trong 2 năm trở lại đây đều tăng, năm
2014 tăng 18% so với năm 2013, năm 2013 tăng 24% so với năm 2012. Kết quả kinh
doanh khả quan này phần nào cho thấy tiềm lực tài chính ổn định của công ty.
Bảng 9. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2015
Đơn vị tính : nghìn đồng

THUYẾT

STT

CHỈ TIÊU




(1)

(2)
Doanh thu bán hàng và cung

(3)

MINH
(4)

01

VI.25

1
2

cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh

hàng và cung cấp dịch vụ

10

4

(10=01 – 02)

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng

11

5

và cung cấp dịch vụ (20 =

20

7
8
9

(5)
9.882.070

02

thu
Doanh thu thuần về bán

3

6

NĂM 2015

10 – 11)

Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
-Trong đó: chi phí lãi vay
Chi phí bán hang
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt

9.882.070
VI.27

6.352.674
3.529.396

21

VI.26

122.089

22
23
24
25

VI.28

83.520
134.230
1.032.937


10

động kinh doanh

30

2.535.028

11

(30=20+(21-22)-(24+25))
Thu nhập khác

31

992.036

23


×