VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCM CITY
Prof. Dr. Vũ Tình
TRIẾT HỌC
Chương trình dùng cho cao học
và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
1.THẾ GIỚI QUAN
VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
1.1. Khái niệm “thế giới quan”
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm,
quan niệm của con người về thế giới.
Thế giới quan bao hàm cả những quan điểm,
quan niệm về giới tự nhiên và cả những quan
điểm, quan niệm về bản thân con người, xã hội
loài người.
1.2. Nguồn gốc của thế giới quan
TGQ ra đời từ cuộc sống; nó là kết quả trực tiếp
của quá trình nhận thức; song, suy cho đến
cùng nó là kết quả của cả những yếu tố khách
quan và chủ quan, của cả hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn.
1.3. Nội dung của thế giới quan
Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở 3
góc độ:
1). Các đối tượng bên ngoài con người.
2). Bản thân con người.
3). Mối quan hệ của con người với các đối
tượng bên ngoài con người.
1.4. Cấu trúc của thế giới quan
TGQ có cấu trúc phức tạp nhưng 2 yếu tố cơ
bản là tri thức và niềm tin.
Một TGQ nhất quán là TGQ có tri thức và niềm
tin thống nhất với nhau tạo cơ sở để con người
hành động theo tri thức và niềm tin của mình.
1.5. Chức năng của thế giới quan
TGQ có nhiều chức năng nhưng chức năng
chung nhất là chức năng định hướng cho hoạt
động của con người.
1.6. Phân loại thế giới quan
Tuỳ theo cách tiếp cận mà TGQ được phân
thành nhiều loại TGQ khác nhau:
- TGQ duy vật và TGQ duy tâm.
- TGQ siêu hình và TGQ biện chứng.
- TGQ khoa học và TGQ phản khoa học.
- V.v.
TGQ khoa học là TGQ được hình thành và phát
triển trên thành tựu của các khoa học.
2. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA
THẾ GIỚI QUAN
Sự phát triển của TGQ đã được thể hiện dưới 3
hình thức cơ bản:
1). TGQ huyền thoại.
2). TGQ tôn giáo.
3). TGQ triết học.
2.1. Thế giới quan huyền thoại
TGQ huyền thoại là TGQ hình thành và phát
triển trong giai đoạn đầu của xã hội loài người.
Đặc trưng cơ bản của TGQ huyền thoại:
1). Về hình thức thể hiện
TGQ huyền thoại thể hiện chủ yếu qua các
chuyện thần thoại.
2). Về tính chất
- Tri thức và niềm tin truyền từ người này qua
người khác từ trí tưởng tượng, suy luận tưởng
tượng của người dẫn chuyện.
- Nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa
thực và ảo, giữa thần và người; trật tự không
gian, thời gian bị đảo lộn.
Một số Thần trong
Thần thoại Hy Lạp
THẦN ÁI TÌNH EROS
Cuộc chiến thành Troy
3).Về trình độ nhận thức
TGQ huyền thoại thể hiện trình độ nhận thức
thấp, chủ yếu ở cấp độ nhận thức cảm tính
nên những gì trừu tượng thường được con
người hình dung dưới những dạng sự vật
hữu hình, cụ thể.
2.2. Thế giới quan tôn giáo
TGQ tôn giáo là TGQ có niềm tin mãnh liệt vào
sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế
giới; niềm tin này được thể hiện qua các hoạt
động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng
siêu nhiên ấy.
Đặc trưng cơ bản của TGQ tôn giáo
1). Về hình thức biểu hiện
TGQ tôn giáo thể hiện chủ yếu qua giáo lý của
các tôn giáo.
2). Về tính chất
Niềm tin cao hơn lý trí.
Nặng tính hư ảo. Tuyệt đối hoá yếu tố thần
thánh, vai trò con người bị hạ thấp.
3). Về trình độ nhận thức
TGQ tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và
khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn
rất thấp nên con người bất lực, sợ hãi trước
những lực lượng tự nhiên cũng như những lực
lượng xã hội dẫn đến việc họ thần thánh hoá
chúng, quy chúng về sức mạnh siêu tự nhiên và
tôn thờ chúng.
2.3. Thế giới quan triết học
TGQ triết học là TGQ có hạt nhân lý luận là các
học thuyết triết học.
Trong TGQ triết học, các học thuyết triết học là
bộ phận quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả
những quan điểm, quan niệm còn lại của TGQ.
Đặc trưng cơ bản của TGQ triết học
1). Về hình thức thể hiện
- TGQ triết học thể hiện chủ yếu qua các học
thuyết triết học.
- TGQ triết học không chỉ thể hiện quan điểm,
quan niệm của con người về thế giới mà nó còn
chứng minh các quan điểm, quan niệm ấy bằng
lý luận.