Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Nghiên cứu một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.53 KB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH LIÊN KẾT
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN CỦ TẠI XÃ
HOÁ QUỲ HUYỆN NHƯ XUÂN TỈNH THANH HOÁ

Tên sinh viên

: Nguyễn Thị

Trang Chuyên ngành đào tạo

: Kinh tế

nông nghiệp Lớp

: KT 51A

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Hữu Nhuần


HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận này trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Người cam đoan

Nguyễn Thị Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ và động viên. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy
cô giáo: trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, bộ môn phân tích định lượng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo hướng
dẫn ThS. Nguyễn Hữu Nhuần, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng và
truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện
Như Xuân, UBND xã Hóa Quỳ, Ban Giám đốc Nhà máy chế biến tinh bột sắn
xuất khẩu Như Xuân, những người sản xuất, người thu gom sắn đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình điều tra thu thập số liệu, thực hiện nghiên cứu đề
tài.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Trang


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nước ta đang từng bước đi lên trở thành một nước công nghiệp, tuy
nhiên ngành nông nghiệp vẫn được coi trọng, mục tiêu tới năm 2015 giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đất nước xuống còn 16 – 17%
nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và góp phần vào giá trị
xuất khẩu. Hiện nay cần phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp hàng hóa, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường từ đó nâng cao
vị thế của người nông dân. Để đáp ứng được yêu cầu đó người sản xuất cần
đầu tư nhiều hơn cho sản xuất, đặc biệt cần nhận thức rõ vai trò của liên kết
kinh tế trong sản xuất, của tiêu thụ nông sản qua hợp đồng…nhằm phát huy
điểm mạnh của mình, của đối tác liên kết, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Xã Hóa Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa là địa phương có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho trồng sắn, có nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu
Như Xuân đóng trên địa bàn xã tạo điều kiện cho việc đưa cây sắn trở thành
loại cây hàng hóa. Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã đã hình
thành các mô hình liên kết, tuy nhiên các mô hình này hoạt động chưa hiệu
quả. Do đó chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số
mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện Như
Xuân tỉnh Thanh Hoá”.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của các mô
hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã, từ đó đưa ra những định
hướng nhằm tăng cường các mối liên kết, nâng cao đời sống cho người dân

trồng sắn. Đối tượng nghiên cứu là những mô hình liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sắn củ trong thời gian 3 năm 2007 – 2009. Để có những thông tin
phục vụ đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng những nguồn thông tin thứ
cấp và sơ cấp, thông qua điều tra trực tiếp, tham khảo trong các tài liệu đã
được công bố. Số liệu thu thập được phân tích qua các phương pháp như


thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT cùng với hệ thống các chỉ
tiêu nghiên cứu phản ánh kết quả, hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ.
Quá trình nghiên cứu đã thu được những kết quả như sau: Diện tích
trồng sắn tại xã qua 3 năm 2007 - 2009 có biến động khá lớn chủ yếu do phụ
thuộc biến động giá thu mua sắn củ trên thị trường. Tiêu thụ sắn tại xã thông
qua 3 kênh tiêu thụ đó là kênh trực tiếp từ người sản xuất tới nhà máy chế
biến, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 trong đó trung gian là những người thu gom.
Trong sản xuất và tiêu thụ sắn đều tồn tại các mô hình liên kết và tác nhân
liên kết chính là người sản xuất, người thu gom và nhà máy chế biến. Các mô
hình liên kết chủ yếu ở đây là: liên kết giữa người sản xuất với người sản
xuất; liên kết giữa người sản xuất với người thu gom; liên kết giữa người sản
xuất với nhà máy chế biến; liên kết giữa người thu gom với người thu gom;
liên kết giữa người thu gom với nhà máy chế biến.
Khi tham gia liên kết người sản xuất chủ yếu nhận được sự hỗ trợ, đầu
tư về vốn sản xuất, về vật tư đầu vào, khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất,
đồng thời có nghĩa vụ phải bán sắn cho đối tác liên kết. Đối với người thu
gom khi liên kết họ nhận được những khoản chênh lệch về giá trong việc
cung ứng vật tư, vốn cho người sản xuất và chênh lệch giá trong thu mua sản
phẩm sắn củ. Đối với nhà máy chế biến, liên kết với mục đích hỗ trợ cho
người sản xuất đồng thời tạo được vùng nguyên liệu ổn định. Ngoài những lợi
ích trong liên kết các tác nhân phải thực hiện trách nhiệm của mình, tuy nhiên
vẫn còn những trường hợp tác nhân không thực hiện đúng như thỏa thuận
trong liên kết.

Qua đánh giá chung cho thấy tỷ lệ người sản xuất tham gia liên kết
thấp, các hộ tham gia liên kết tuy nhận được hỗ trợ từ đầu nhưng hiệu quả sản
xuất cao hơn người không liên kết không nhiều, do đầu tư chưa hiệu quả và
giá sản phẩm sắn củ không được đảm bảo ổn định nên khi xảy ra bất ổn
người sản xuất luôn là người chịu thiệt. Nội dung liên kết còn đơn giản, các
mô hình


liên kết thiếu tính chặt chẽ, hình thức liên kết chủ yếu là thỏa thuận miệng,
tuy đơn giản nhưng không có cơ sở pháp lý để giải quyết có hiệu quả. Nguyên
nhân dẫn đến tính phi hiệu quả trong liên kết xuất phát từ người sản xuất:
trình độ sản xuất chưa cao, thiếu trách nhiệm trong liên kết; từ phía người thu
gom: vì mục tiêu lợi nhuận cao nên ép giá người sản xuất, không chủ động
yêu cầu người nông dân phải tham gia liên kết qua hợp đồng; từ phía nhà máy
chế biến: đưa ra nội dung liên kết đơn giản và không tham khảo nhu cầu của
người sản xuất, bộ máy quản lý hoạt động chưa hiệu quả, để xảy ra tiêu cực
trong quá trình thu mua sản phẩm; nguyên nhân khác gồm biến động của nền
kinh tế, và sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương trong họat động của
nhà máy.
Từ những vấn đề tồn tại trong các mô hình liên kết, xác định rõ định
hướng phát triển cây sắn tại xã, tăng diện tích và quy tụ vùng nguyên liệu. Từ
đó chúng tôi đưa ra những nhóm giải pháp như sau: cải thiện các mô hình liên
kết đang có và vai trò của các tác nhân; nâng cao nhận thức của người dân về
liên kết; nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, hỗ trợ và xây dựng
những chính sách phù hợp cho hoạt động liên kết.
Từ các kết quả trên có thể đi đến kết luận: trong sản xuất và tiêu thụ sắn
củ tại xã đã tồn tại một số mô hình liên kết tuy nhiên số lượng tác nhân tham
gia liên kết ít, các mô hình liên kết còn lỏng lẻo chủ yếu thông qua thỏa thuận
miệng, nội dung liên kết đơn giản, hiệu quả trong liên kết chưa cao. Chính
quyền địa phương chưa quan tâm nhiều đến việc khuyến khích các mô hình

liên kết và chưa phát huy được vai trò người giám sát việc thực hiện các nội
dung liên kết. Hướng khắc phục chính là nâng cao nhận thức của người dân,
các tác nhân tham gia liên kết, chính quyền địa phương trong nhằm củng cố
lại những mô hình liên kết đã hình thành, tăng số lượng các tác nhân tham gia
vào liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phát huy lợi ích từ những
mô hình liên kết đối với các tác nhân.


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan..............................i
Lời cảm ơn................................ii
Tóm tắt khóa luận....................iii
Mục lục.....................................vi
Danh mục các bảng................viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ...ix
Danh mục hộp..........................ix
Danh mục các từ viết tắt................x

Phần I. MỞ ĐẦU......................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........3
1.2.1 Mục tiêu chung................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................3
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu..........3
1.3 Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu........................4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu......4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.........4

Phần II. TỔNG QUAN TÀI
LIỆU NGHIÊN CỨU...............5
2.1 Cơ sở lý luận....................5
2.1.1 Một số khái niệm.............5
2.1.2 Liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sắn.....................15
2.2 Cơ sở thực tiễn...............18
2.2.1 Tình hình liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sắn
trên thế giới....................18
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu
thụ sắn ở Việt Nam........20
Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.......................................23


3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

23


3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu...........................................30
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................31
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................32
3.2.4 Phương pháp phân tích......................................................................................32

3.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá....................................................................................33
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................35
4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sắn củ của xã Hóa Quỳ................................35
4.1.1 Thực trạng sản xuất sắn củ tại xã Hóa Quỳ......................................................35
4.1.2 Tình hình tiêu thụ sắn tại Hóa Quỳ...................................................................36
4.2 Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sẳn củ tại xã.........38
4.2.1 Người nông dân trồng sắn.................................................................................38
4.2.2 Người thu gom sắn củ.......................................................................................40
4.2.3 Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân.......................................42
4.3 Các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ..................................43
4.3.1...........................................................Liên kết giữa những người sản xuất
.........................................................................................................................43
4.3.2 Liên kết giữa người sản xuất và các tác nhân khác..........................................46
4.3.3 Liên kết giữa các tác nhân tiêu thụ...................................................................56
4.3.4...Đánh giá một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các mô
hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại Hóa Quỳ...........................59
4.4 Định hướng và giải pháp tăng cường các mô hình liên kết............................61
4.4.1 Định hướng........................................................................................................61
4.4.2 Giải pháp............................................................................................................61
Phần V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................64
5.1 Kết luận...........................................................................................................64
5.2 Khuyến nghị....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................67
Phụ lục 1: Phiếu điều tra hộ nông dân trồng sắn.......................................................69
Phụ lục 2: Phiếu điều tra người thu gom...................................................................76
Phụ lục 3: Phiếu điều tra nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân........78
Phụ lục 4: Mẫu hợp đồng trồng và bán sắn nguyên liệu năm 2010.........................81


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tình hình sử
dụng đất xã Hóa Quỳ....................
24

Bảng 3.2: Tình hình
nhân khẩu và lao động
xã Hóa Quỳ....................................
27

Bảng 3.3: Cơ sở vật
chất kỹ thuật của xã.......................
29

Bảng 3.4: Cơ cấu điều
tra tại xã Hóa Quỳ.........................
31

Bảng 4.1: Thông tin
chung của các hộ sản
xuất sắn..........................................
38

Bảng 4.2: Chi phí sản
xuất sắn tính trên 1 ha
năm 2009.......................................
39

Bảng 4.3: Thông tin

chung về người thu
gom sắn củ.....................................
41

Bảng 4.4: Tình hình
hoạt động của nhà máy..................
42

Bảng 4.5: Vùng nguyên
liệu của nhà máy............................
43

Bảng 4.6: Số lượng hộ
sản xuất tham gia liên
kết chia theo nội dung
liên kết............................................
45
Bảng 4.7: Tình hình
liên kết trong sản xuất


và tiêu thụ của người sản xuất với các tác nhân khác..................................................
47
Bảng 4.8: Lý do không tham gia liên kết của người sản
xuất năm 2009............................................................................................................
48
Bảng 4.9: Nội dung liên kết giữa người sản xuất và tác
nhân khác năm 2009...................................................................................................
49
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả sản xuất của các hộ trồng

sắn (tính trên 1ha).......................................................................................................
51
Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất của các hộ trồng sắn (tính
trên 1 ha).....................................................................................................................
52
Bảng 4.12: Ý kiến của người sản xuất về lợi ích khi tham
gia liên kết..................................................................................................................
53
Bảng 4.13: Quyết định của hộ về liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sắn.............................................................................................................
54
Bảng 4.14: Đánh giá mức độ khó khăn của người sản xuất......................................
55
Bảng 4.15: Tình hình tham gia liên kết trong tiêu thụ của
người thu gom.............................................................................................................
56
Bảng 4.16: Phân tích SWOT các mô hình liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hóa Quỳ................................................................
60


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang
Sơ đồ 2.1:
Phương thức
liên kết.............8
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ
phân phối sản
phẩm..............14

Sơ đồ 2.3: Các
dạng kênh phân
phối sản phẩm
.......................15
Sơ đồ 2.4: Mối
quan hệ liên kết
trong sản xuất
sắn.................17
Sơ đồ 2.5: Mối
quan hệ liên kết
trong tiêu thụ
sắn củ.............18
Biểu đồ 4.1: Sản
lượng sắn của
xã Hóa Quỳ...36
Sơ đồ 4.1: Kênh
tiêu thụ sắn củ
tại Hóa Quỳ...37
Sơ đồ 4.2: Liên
kết trong tiêu
thụ sắn củ của
người thu gom
.......................57

DANH MỤC
HỘP
Trang
Hộp 4.1: Đầu tư
cho cây sắn có
lãi…...............40



Hộp 4.2: Tăng số lượng hợp đồng được ký kết..........................53


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ
BVTV
ĐVT
KH

LĐBQ
LK
NSBQ
NSX
SL
SX
TG
UBND

Bình quân
Bảo vệ thực vật
Đơn vị tính
Khách hàng
Lao động
Lao động bình quân
Liên kết
Năng suất bình quân
Người sản xuất

Số lượng
Sản xuất
Thu gom
Uỷ ban nhân dân


Phần I

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nông nghiệp nước ta đang chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ
cấu nền kinh tế, có những đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực trong nước và góp phần vào giá trị xuất khẩu của nước ta. Mục tiêu
tổng thể kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) là đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững,
cải thiện đời sống của người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo, phát triển
kinh tế đất nước đồng thời bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và
môi trường. Theo đó tới năm 2015, phấn đấu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh
tế theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp, trong đó ngành công
nghiệp – xây dựng chiếm 49 – 50%; các ngành dịch vụ chiếm 33 – 34%; nông
– lâm nghiệp, thủy sản chiếm 16 – 17% cơ cấu ngành kinh tế. Tuy tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế giảm nhưng vẫn là ngành sản xuất
quan trọng cần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất sản lượng, giá trị sản
phẩm nông nghiệp và hướng tới những sản phẩm xuất khẩu, nhằm đạt mục
tiêu xuất khẩu nông, lâm sản năm 2015 là 21 tỷ USD (Thúy Nga, 2009).
Bên cạnh mục tiêu phát triển các ngành kinh tế, Đảng và Nhà nước ta
còn quan tâm đến việc phát triển nông thôn, giảm dần khoảng cách giữa nông
thôn với thành thị, trung du miền núi với đồng bằng. Để đạt được những mục
tiêu của đất nước cần phải có sự tham gia của Đảng và Nhà nước, cộng đồng
dân cư và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, từ đó đặt ra vấn đề phải có
sự liên kết giữa những đối tượng trên nhằm tạo ra sự đồng bộ trong quá trình

thực hiện và đem lại kết quả tốt hơn. Như vậy đối với ngành nông nghiệp, sản
xuất còn nhỏ lẻ và chịu nhiều tác động của thị trường cũng như điều kiện tự
nhiên thì sự liên kết trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu của ngành cũng là
một điều tất yếu và sự liên kết này diễn ra trong cả quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp.


Cây sắn chủ yếu được trồng ở khu vực trung du miền núi, do vậy để
phát triển thành một cây hàng hóa cần có định hướng trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ nhằm đảm bảo sản xuất có quy mô lớn và tiêu thụ được sản phẩm.
Năm 2008, tổng diện tích trồng sắn nước ta là 557,7 nghìn ha và sản lượng
đạt 9395,8 nghìn tấn, trong đó khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung có sản lượng lớn nhất 2808,3 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2009).
Hiện nay liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ đã trở nên cần thiết
đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung và người trồng sắn nói riêng.
Thông qua các mối liên kết giúp cho người sản xuất có sự ràng buộc với nhau
và các với các tác nhân khác trong tất cả các khâu từ việc cung ứng đầu vào
cho sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hạn chế và khắc phục những bất
lợi của tự nhiên, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, ổn định
sản xuất tránh tình trạng mất mùa được giá, được mùa mất giá…
Xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là địa phương có điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng sắn và sắn cũng là cây được trồng từ rất lâu
tại địa bàn xã. Trước đây đời sống còn khó khăn trồng sắn chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu về lương thực, nhưng hiện nay khi đời sống đã được nâng cao thì
diện tích trồng sắn vẫn được mở rộng đặc biệt từ khi xây dựng Nhà máy chế
biến tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân trên địa bàn xã Hóa Quỳ, sản phẩm sắn
củ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu của nhà máy và một phần nhỏ
cho chăn nuôi, do đó tại xã cây sắn bây giờ đã trở thành một loại cây hàng
hóa. Trong xã đã tồn tại các mối liên kết giữa nhà máy và người dân trong
cung ứng đầu vào cho trồng sắn và thu mua sản phẩm thông qua ký kết hợp

đồng, liên kết giữa các hộ nông dân trong quá trình sản xuất…điều này giúp
cho quá trình sản xuất và tiêu thụ ổn định hơn. Tuy nhiên trong thực tế,
người dân tại xã vẫn sản xuất tự do, khi giá thu mua sắn cao thì ồ ạt trồng dẫn
đến bán không được giá, vụ sau lại phá bỏ. Bên cạnh đó ảnh hưởng của suy
giảm kinh tế làm cho sản phẩm của nhà máy không bán được nên sắn

của


người dân trồng ra không tiêu thụ được. Từ đó cho thấy tính liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ trong trồng sắn tại xã còn yếu và cần quan tâm. Từ những
thực tế trên chúng tôi chọn nội dung: “Nghiên cứu một số mô hình liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện Như Xuân tỉnh
Thanh Hoá"

làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu và phân tích một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ sắn củ tại xã Hoá Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá từ đó đưa ra
những định hướng nhằm tăng cường các mối liên kết, đẩy mạnh sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm sắn củ nâng cao đời sống cho người dân trồng sắn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể


Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề liên kết

trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ.



Đánh giá thực trạng một số mô hình liên kết trong sản xuất

và tiêu thụ sắn củ tại xã Hóa Quỳ.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình liên kết

trong sản xuất và tiêu thụ sắn củ củ tại xã Hóa Quỳ.


Đưa ra một số định hướng và giải pháp tăng cường các mối

liên kết nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ sắn củ của xã.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1 Thực trạng sản xuất sắn củ tại xã Hóa Quỳ?
2 Có những mô hình liên kết nào tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ sắn tại
xã Hóa Quỳ và các mô hình liên kết này hoạt động như thế nào?
3 Các mô hình liên kết này mang lại những lợi ích gì cho người dân trồng
sắn trong xã?
4 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của các mô hình liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sắn?


5 Giải pháp nào nhằm tăng cường hiệu quả của các mối liên kết?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sắn tại xã Hóa Quỳ và các tác nhân tham gia các liên kết này.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn các mô
hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sắn tại xã Hoá Quỳ, các yếu tố ảnh
hưởng và định hướng tăng cường các mối liên kết.
Phạm vi thời gian:
gian

Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời
3 năm từ 2007 – 2009.

-

Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài tiến hành trong 6 tháng từ

tháng 12/2009 đến tháng 05/2010.
Phạm vi không gian: Do thời gian tiến hành đề tài ngắn nên chúng tôi
chỉ tiến hành nghiên cứu trên các hộ trồng sắn và các mối liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ trên địa bàn xã Hoá Quỳ huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá.


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm liên kết
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về liên kết. Xuất phát từ một từ gốc
La tinh “integration” trong hệ thống thuật ngữ kinh tế, liên kết có nghĩa là sự
gộp vào, sự hợp nhất, sát nhập nhiều bộ phận thành một chỉnh thể, vì vậy có
thời kỳ người ta gọi là “nhất thể hoá” và gần đây mới gọi là liên kết. Do có
nhiều cách hiểu về liên kết nên cũng có những khái niệm về liên kết kinh tế
khác nhau.

Trong từ điển kinh tế học hiện đại, David. W. Pearce định nghĩa “liên
kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau
một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát
triển”. Theo cách hiểu của khái niệm trên thì liên kết kinh tế mang lại sự phát
triển cho tất cả các ngành và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế.
Theo từ điển bách khoa toàn thư, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và
phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến
hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương biện pháp có liên quan đến
công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa các
bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước. Mục tiêu: tạo ra
mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế
hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá,
nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng


nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho thành viên, giá
cả cho


từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau. Liên kết kinh tế có nhiều
hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh
doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những hình thức phổ biến
là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản
xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu...các
đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức sở
hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuật hay
lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào bị mất

quyền tự chủ của mình cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào
đối với nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã ký với đơn vị khác.
Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ
động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể
kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện phân công và hợp tác lao
động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung (Hồ Quế Hậu, 2008). Khái niệm
chỉ ra rằng liên kết là nhu cầu và các chủ thể kinh tế sẽ chủ động liên kết với
nhau nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế của mình đồng thời đảm bảo lợi
ích cho cả đối tác tham gia liên kết.
Liên kết kinh tế là phương thức phát triển của chế độ hợp tác phản ánh
mối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các quá trình sản xuất xã
hội của các ngành, các địa phương, các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh
tế… Liên kết kinh tế là biểu hiện mức độ khác nhau của các hình thức xã hội
của sản xuất. Liên kết kinh tế với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sự kết hợp
có hiệu quả nhất về kỹ thuật, kinh tế và tăng cường trình độ, năng lực của các
thành viên tham gia liên kết (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
Như vậy ta có thể hiểu liên kết kinh tế là việc các chủ thể kinh tế tự
nguyện đứng ra thoả thuận, bàn bạc và đặt mối quan hệ với nhau nhằm đạt
được lợi ích kinh tế riêng của mình cũng như lợi ích chung của tất cả các đối


tác liên kết, sự liên kết được thể hiện thông qua các hợp đồng, giấy tờ có ràng
buộc về mặt pháp luật hoặc những cam kết trong hoạt động.
2.1.1.2 Phương thức liên kết
Trong liên kết kinh tế có rất nhiều chủ thể tham gia do đó mối quan hệ
giữa họ cũng phức tạp, khi liên kết với nhiều chủ thể khác nhau sẽ tạo ra những
mối quan hệ chồng chéo. Nhưng chúng ta có thể dựa vào vai trò của các chủ thể
để phân nhóm và chia thành hai phương thức liên kết là liên kết theo chiều
ngang và liên kết theo chiều dọc. Theo tài liệu của Phạm Thị Minh Nguyệt
năm 2006, chúng ta có thể hiểu về các phương thức liên kết này như sau:

-

Liên kết theo chiều ngang (làm chủ thị trường) là hình thức

liên kết giữa các chủ thể cùng một cấp, cùng mắt xích tạo nên sự mở
rộng về quy mô, chiếm lĩnh thị trường và có thể dẫn tới độc quyền
trong một số thị trường nhất định. Các thành viên tham gia liên kết này
thường có sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh lẫn nhau nhưng bằng cách
liên kết với nhau họ đã nâng cao sức cạnh tranh cho từng thành viên
cũng như cho tập thể liên kết. Trong thực tế được thể hiện bằng việc
sáp nhập các công ty cạnh tranh cùng loại sản phẩm hoặc hình thành
nên các liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ… việc liên kết này cho thấy có
hiệu quả tốt đặc biệt đối với những người kinh doanh quy mô nhỏ hoặc
nông dân, liên kết tạo cho họ khả năng làm chủ thị trường, giúp họ hạn
chế được sự ép cấp, ép giá của tư thương hay các cơ sở chế biến.
-

Liên kết theo chiều dọc (làm chủ dây chuyền sản xuất) là

liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu trong quá trình sản xuất,
giữa các tác nhân thuộc các mắt xích khác nhau thường theo chuỗi vận
động của sản phẩm, một liên kết dọc toàn diện bắt đầu từ khâu sản xuất
tới chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong liên kết này, thường mỗi tác
nhân liên kết đóng vai trò vừa là khách hàng vừa là người bán sản phẩm
cho đối tác khác. Hiện nay, phương thức liên kết này được thực hiện


rộng rãi và đem lại nhiều hiệu quả, chẳng hạn sự liên kết giữa nơi cung
ứng nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa cơ sở chế



biến với nơi tiêu thụ sẽ làm giảm bớt một phần chi phí trung gian, chi phí vận
chuyển, giảm giá thành sản phẩm… Mối liên kết bốn nhà đang được quan tâm
và đẩy mạnh trong nông nghiệp cũng chính là mô hình liên kết dọc mà mỗi tác
nhân ở đây là một “nhà”.
Chúng ta chia thành hai phương thức liên kết như trên, nhưng trong bất
kỳ một ngành hàng nào chúng ta cũng có thể thấy sự xuất hiện của hai
phương thức liên kết này và mỗi tác nhân có thể đồng thời tham gia cả hai
phương thức liên kết nói trên.
A
A
A
C
C
C
B
B

Liên kết ngang

Liên kết dọc

Sơ đồ 2.1: Phương thức liên kết
Sơ đồ trên thể hiện hai phương thức liên kết theo chiều ngang và theo
chiều dọc. Ta thấy liên kết theo chiều dọc làm tăng độ dài các mối liên kết và
liên kết theo chiều ngang giúp mở rộng mối liên kết.
2.1.1.3 Hình thức liên kết
Liên kết sản xuất, là hình thức hợp tác giữa các chủ thể nhưng không
thay đổi tư cách pháp nhân cũng như hình thức tổ chức của từng chủ thể.
Thông thường việc liên kết chỉ thực hiện ở một số khâu hay lĩnh vực nào đó

của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như liên kết giữa nông dân trồng
mía và Công ty mía đường Lam Sơn.


Liên doanh sản xuất, là hình thức hùn vốn giữa các bên tham gia, các
bên tham gia sẽ là các thành viên của doanh nghiệp liên doanh, có quyền hạn
trong quản lý doanh nghiệp, được hưởng lợi nhuận và rủi ro theo số vốn đóng
góp. Trong nông nghiệp có liên doanh giữa Công ty chè Phú Đa (Thanh Sơn –
Phú Thọ) liên doanh với Irắc trong sẩn xuất, chế biến chè; Công ty chè Sông
Cầu (Thái Nguyên) và Nhật Bản trong sản xuất chè đen, chè xanh xuất khẩu...
Liên hiệp hóa sản xuất, là kiểu liên kết ở mức độ cao theo cả chiều dọc
và chiều ngang theo một tổ chức thống nhất. Sự liên kết này vừa làm chủ thị
trường vừa làm chủ dây chuyền sản xuất, nó thể hiện ở các hình thức: Xí
nghiệp liên hiệp ngành; liên hiệp các xí nghiệp ngành (Phạm Thị Minh
Nguyệt, 2006).
2.1.1.4 Nội dung liên kết kinh tế
Nội dung liên kết thể hiện những thỏa thuận của các tác nhân tham gia
liên kết. Liên kết có thể được thực hiện ở nhiều khâu của quá trình sản xuất
như liên kết trong cung ứng vật tư đầu vào, cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật
trong chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm... Thông thường nội dung liên
kết bao gồm:
Các cam kết, thỏa thuận về điều kiện ưu đãi. Đây là những điều khoản
ưu đãi mà hai bên dành cho đối tác của mình thông qua quá trình bàn bạc,
thỏa thuận. Tùy vào khả năng, mục đích của mỗi tác nhân liên kết mà họ đưa
ra những điều khoản ưu đãi cho đối tác và vẫn đảm bảo lợi ích cho chính
mình.
Các cam kết, thỏa thuận về việc làm cụ thể của mỗi bên. Thể hiện sự
phân công về thời gian và công việc của mỗi bên phải làm trong suốt thời gian
liên kết, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai bên nhằm đạt được mục tiêu
chung của liên kết kinh tế.

Các cam kết, thỏa thuận về trách nhiệm thi hành của mỗi bên và hình
thức xử phạt nếu một bên vi phạm không thực hiện đúng như cam kết. Trong
phần này hai bên tham gia liên kết phải làm rõ ràng trách nhiệm thực hiện


×