Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 9 tuyển chọn hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.67 KB, 2 trang )

: Có ý kiến cho rằng câu thơ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Là sản phẩm của cái tâm, còn câu thơ:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đàu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Là sản phầm tài năng của Nguyễn Du được thể hiện qua Truyện Kiều. Em có đồng
ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Gợi ý:
* Lời nhận định trên là đúng:
- Giải thích ngắn gọn: Tài, Tâm
- Câu thơ thứ nhất được viết lên nhờ cái tâm của giả.
+ "Phận" là thân phận, số phận. Theo quan niệm cũ số phận của con người được
sung sướng hay đau khổ là do một thế lực huyền bí, thiêng liêng định đoạt. -> Lời
cảm thán cho số phận đàn bà đau khổ.
+ "Bạc mệnh" hay mệnh bạc là số phận, số mệnh tiền định mỏng manh, đen tối,
trải qua nhiều đau thương bất hạnh. "Bạc mệnh" không chỉ riêng ai mà là "lời
chung", là số phận đáng thương của hầu hết mọi người phụ nữ trong xã hội cũ.
=> Hai câu thơ trên là tiếng khóc của Thuý Kiều khi đứng trước nấm mồ Đạm Tiên
trong một buổi chiều thanh minh. Đó là tiếng khóc của nàng cho mọi người phụ nữ


tài hoa bạc mệnh ngày xưa, và cũng tự khóc cho đời mình mai sau (sự cảm). Ý thơ
mang tính chất khái quát rất cao, biểu hiện sâu sắc sự đồng cảm, xót thương - cảm
hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều.
- Câu thơ thứ hai được sáng tạo bút lực tài hoa của người nghệ sĩ: Câu thơ được
viết trên cơ sở quan sát tinh tế, lửa trong câu thơ là ẩn dụ lâm thời chỉ hoa lựu.
Giữa lửa và hoa lựu có nét tương đồng về sắc đỏ. Cách nói này làm lời thơ gợi
cảm giàu hình ảnh, gợi vẻ đẹp của những bông hoa lựu như thắp lửa giữa đêm
trăng, lập loè ẩn hiện nơi đầu tường. Lấy vẻ đẹp của hoa lựu với sắc đỏ là đặc
trưng của mùa hè là cách nói độc đáo sáng tạo thể hiện cái nhìn tinh tế, tài năng


nghệ thuật và t©m hån nh¹y c¶m, t×nh yªu thiªn nhiªn tha thiết của Nguyễn Du



×