Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích vẻ đẹp 2 chị em Thúy Kiều và Thúy Vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.49 KB, 4 trang )

Phân tích vẻ đẹp 2 chị em Thúy Kiều và Thúy Vân
1. Mở bài : - Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích.
- Giới thiệu khái quát vẻ đẹp hai chị em : Là những cô gái có vẻ
đẹp hoàn hảo.
- Viết lại 4 câu thơ.
2. Thân bài :
Khái quát : Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ngay trong phần mở đầu
của tác phẩm. Đoạn trích đã thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ
thuật miêu tả nhân vật.
b.Phân tích :
*Nhan sắc :
Nguyễn Du đã dùng bốn câu thơ miêu tả Thúy Vân, một cô gái hiện lên vô cùng
xinh đẹp, một vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu tưởng chừng không có vẻ đẹp nào hơn thế
nữa. Nhưng ngay sau đó, ông dùng 12 câu thơ để miêu tả Thúy Kiều như ngầm dự
đoán vẻ đẹp sẽ hoàn mĩ hơn người :
" Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn".
Câu thơ vừa mang ý so sánh, vừa mang ý tương phản. Nếu Thúy Vân đẹp
một vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu thì Thúy Kiều đẹp một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Đến
đây ta mới hiểu dụng ý của NGuyễn Du, ông đã sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả


chân dung Thúy Vân trước đây làm điểm tựa, làm phông nền nổi bật lên chân dung
Thúy Kiều. Thúy Vân đã đẹp hoàn hảo nhưng Thúy Kiều lại còn vượt lên trên sự
hoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt bích. Thúy Kiều không chỉ hơn Thúy Vân ở
vẻ đẹp mà còn ở tình người mặn mà đằm thắm. Câu thơ so sánh mà để khẳng
định :
" Làn thu thủy nét xuân sơn ".
Cách miêu tả chân dung của nhà thơ hoàn toàn khác so với khi miêu tả Thúy
Vân, ông không đi và chi tiết cụ thể mà điềm nhãn. Bút lực của ông tập trung vào
miêu tả đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn. Vẫn là bút pháp ẩn dụ tượng trưng nhưng có


sự sáng tạo : đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như nước hồ mùa thu, đôi lông mày
xinh tươi như vẻ núi mùa xuân. Ngôn ngữ chắt lọc tinh tế cao độ khi nói đến từ
"làn", người đọc thường liên tưởng đến làn nước sóng. Ở đây Nguyễn Du miêu tả
đôi mắt Thúy Kiều như làn nước mùa thu. Đôi mắt ấy không chỉ mang ánh sắc
xanh của nước mà còn lấp lánh sự hiểu biết của trí tuệ, của đời sống tâm hồn
phong phú. Với một vẻ đẹp tuyệt bích như vậy đã khiến cho thiên nhiên phải đố kị
ghen ghét :
" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".
Đối với Thúy Vân, thiên nhiên sẵn sàng nhường bước chịu thua, nhưng với Thúy
Kiều, thiên nhiên lại oán hờn ghen ghét bởi vì đó là sắc đẹp "nghiêng nước nghiên
thành". Nguyễn Du đã không ngần ngại khẳng định :


"Sắc đành đòi một".
Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp có một không hai.
* Tài :
- Khác với Thúy Vân, Nguyên Du chỉ miêu tả nhan sắc của nàng, với Thúy Kiều
ông lại chú trọng đến tài năng. Sáu câu thơ liên tiếp miêu tả tài năng trên mọi
phương diện của nàng :
" Thông minh vốn sẵn tính trời
Một thiên tài bạc mệnh lại càng não nhân".
Kiều là một cô gái " thông minh vốn sẵn tính trời", đó là một trí thông minh thiên
bẩm - một quà tặng của tạo hóa. Không chỉ thông minh, Thúy Kiều còn rất nhiều
tài năng : cầm, kì, thi, họa. Đó đều là những thú chơi tao nhã nhưng không phải
cũng có thẻ học được bởi nó còn phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi người.
Vậy mà Thúy Kiều lại "lầu bậc, ăn đứt". Kiều giỏi về âm luật. Tiếng đàn của nàng
hay hơn bất kì tiếng đàn của một nghệ sĩ nào. Đặc biệt, Kiều còn biết soạn nhạc,
làm thợ, đánh cờ, biết vữ. Một loại các từ ngữ "vốn, "sẵn , " pha nghề", lầu bậc" …
tạo nên một hệ thống cực tả tài năng của Thúy Kiều.
* Tình :

- Kiều không chỉ có một vẻ đẹp mặn mà, tài năng thiên bẩm mà còn có một tâm
hồn đa sâu đa cảm. Bởi vậy không ngẫu nhiên mà Nguyễn Du là đặc tả đôi mắt của
nàng. Và đôi mắt của Thúy Kiều không chỉ đẹp mà đó còn là một đôi mắt có hồn.


Đôi mắt của một con người đa sầu, đa cảm. Sự đa cảm ấy thể hiện ngay trong khúc
" Bạc mệnh" của nàng. Đọc toàn bộ truyện Kiều, ta cảm thấy từ trong con người
nàng toát lên một đời sống nội tâm phong phú.
c. Đánh giá nâng cao :
Chỉ trong 12 câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã ca ngợi và khẳng định một tài
năng hiếm có, một năng khiếu trời cho nàng, sắc và tài đều đạt đến mức tuyệt mĩ.
Tạo hóa đã ban tặng cho nàng quá nhiều mà ở đời vốn có lẽ công bằng, ca dao đã
từng nói :
"Một vừa phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen".
Ngay Nguyễn Du cũng đã từng quan niệm : "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét
nhau ; Chữ tài liền với chữ tai một vần". Vậy mà Thúy Kiều không chỉ đẹp, chỉ tài,
Thúy Kiều còn có tình người đằm thắm. Điều đó như ngầm dự bảo trước: Kiều sẽ
có một số phận long đong, vất vả.
Vượt lên trên số mệnh, người ta vẫn say đắm dung nhan của Thúy Kiều. Vẽ
được một bức chân dung đẹp tuyệt đỉnh như vậy, ta thấy Nguyễn Du là một người
vô cùng tài hoa. Ông đã dành cho người con gái trong xã hội phong kiến ấy sự trân
trọng, ca ngợi.
……………………………………………………………



×