Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Lập phương án quy hoạch sử dụng đất xã búng lao huyện mường ảng tỉnh điện biên giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.29 KB, 69 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Cao đẳng Sơn La, được sự
nhiệt tình giảng daỵ của các thầy cô giáo trong trường nói chung, khoa Nông Lâm
nói riêng đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, tạo cho tôi được lòng tự tin,
vững bước trong cuộc sống và công tác sau này.
Để hoàn thành quá trình và đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo
chương trình đào tạo của nhà trường, tôi đã thực hiện chuyên đề với đề tài:
“Lập phương án quy hoạch sử dụng đất xã Búng Lao- huyện Mường Ảngtỉnh Điện Biên giai đoạn 2013- 2020”.
Với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trần Minh Tiến,cùng sự giúp đỡ của
các thầy, cô giáo trong khoa Nông Lâm, sự tạo điều kiện của UBND xã Búng Lao,
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Ảng, cùng với sự nỗ lực của bản
thân tôi đã hoàn thành đề tài này theo đúng nội dung và kế hoạch đươc giao.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần
Minh Tiến đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn UBND xã Búng Lao, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La,năm 2013
Sinh viên

Đoàn Thị Hằng


MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
1.1. Tính cấp bách của đề tài .............................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ...............................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................4


2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ....................................................4
2.1.1.Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất......................................................4
2.1.2. Căn cứ lý luận làm quy hoạch sử dụng đất ............................................5
2.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất....................................................5
2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước ...............6
2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ......................6
2.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ......................7
2.3.3 Tình hình quy hoạc sử dụng đất của địa phương ...................................8
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 10
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ........ 10
3.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................... 10
3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất .......................................... 10
3.2.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ....................................... 11
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu trong phòng................. 11
3.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .................................................... 11
3.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích xử lý số liệu ..................... 11
3.3.4. Phương pháp minh họa- bản đồ.......................................................... 11
3.3.5. Phương pháp thảm khảo ý kiến chuyên gia ......................................... 11
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 13
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường ............. 13
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 13
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ........................................................................ 15
4.1.3. Thực trạng môi trường ....................................................................... 16
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 16
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 16
4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................. 17
4.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.............................................. 18
4.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập............................................... 21

4.2.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng ................................................................... 22


4.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ........................... 27
4.3. Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai........................................ 28
4.3.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai ..................................................... 28
4.3.2.Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ......................................................... 31
4.3.3. Đánh giá tình hình biến động đất đai.................................................. 33
4.3.4. Đánh giá tiềm năng đất đai của xã Búng Lao...................................... 37
4.4. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.................................... 38
4.4.1. Định hướng sử dụng đất dài hạn ........................................................ 38
4.4.2. Phương hướng sử dụng đất ................................................................ 39
4.5. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã Búng Lao – huyện Mường
Ảng – tỉnh Điện Biên...................................................................................... 41
4.5.1. Hoạch định ranh giới xã .................................................................... 41
4.5.2. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp. ............................................ 41
4.5.3. Quy hoạch đất nông nghiệp ................................................................ 51
4.5.4. Nhóm đất chưa sử dụng ..................................................................... 54
4.6. Lập kế hoạch sử dụng đất ......................................................................... 54
4.6.1. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất ............................................................ 54
4.6.2. Kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 2013 – 2016 ............................... 56
4.6.3. Kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ sau 2017 – 2020 ............................... 57
4.7.Hiệu quả của phương án quy hoạch đến năm 2020 ..................................... 57
4.7.1 Hiệu quả về kinh tế ............................................................................. 57
4.7.2 Hiệu quả về xã hội .............................................................................. 58
4.7.3 Hiệu quả về môi trường ...................................................................... 58
4.8. Các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................... 58
4.8.1. Giải pháp về chính sách ..................................................................... 58
4.8.2. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................. 59
4.8.3. Giải pháp về đầu tư ........................................................................... 59

4.8.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện ........................................................... 59
PHẦN V: KẾT LUẬN....................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. MNCD: Mặt nước chuyên dùng
2. FAO: Tổ chức lương thực thế giới.
3. THPT: Phổ thông cơ sở.
4. THCS: Trung học cơ sở.
5. CT-TTg: Chỉ thị của chính phủ
6. TTg: Thủ tướng chính phủ.
7. UBND: Ủy ban nhân dân
8. GDP: Tổng thu nhập.
9. TL: Thủy lợi.
10. CSD: Chưa sử dụng.
11. WTO: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 01

Thực trạng tăng trưởng kinh tế của xã qua một số năm

Bảng 02

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã qua một số năm

Bảng 03

Kết quả sản xuất ngành trồng trọt qua một số năm của xã Búng Lao


Bảng 04

Kết quả sản xuât ngành chăn nuôi qua một số năm

Bảng 05

Tình hình phân bố dân cư xã Búng Lao năm 2012

Bảng 06

Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản

Bảng 07

Hiện trạng sử dụng các loại đất của xã Búng Lao năm 2012

Bảng 08

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã năm 2012

Bảng 09

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Bảng 10

Hiện trạng đất chưa sử dụng của xã năm 2012

Bảng 11


Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2007- 2012

Bảng 12

Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2007- 2012

Bảng 13

Dự báo dân số và số hộ xã Búng Lao đến năm 2020

Bảng 14

Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở xã Búng Lao giai đoạn 2013-2020

Bảng 15

Quy hoạch vị trí cấp đất ở mới xã Búng Lao giai đoạn 2013- 2020

Bảng 16

Quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản

Bảng 17

Quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2013- 2020

Bảng 18

Kế hoạch sử dụng đất chuyên dùng



danh môc biÓu
STT
1

2

3
4
5
6
7
8
9
10

Ký hiÖu

Tªn biÓu

biÓu
BiÓu
01/HT

Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

Biểu 05/HT-

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch


QH

sử dụng đất kỳ trước

BiÓu

Tổng hợp nhu cầu tăng, giảm diện tích sử dụng đất trong kỳ

01/QH

quy hoạch sử dụng đât

BiÓu
02/QH
BiÓu
05/QH
BiÓu
06/QH
BiÓu
07/QH

Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2020 của xã Búng Lao
Tình hình biến động sử dụng đất từ năm HT đến năm QH
Diện tích đất không thay đổi mục đích sư dụng đất
Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

BiÓu

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã


11/QH

Búng Lao

BiÓu

Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch xã

12/QH

Búng Lao

BiÓu

Phân kỳ đất chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch của xã

13/QH

Búng Lao


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp bách của đề tài
Đất đai là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và tất cả các sinh vật
khác trên trái đất, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con
người, không có đất đai con người không thể tồn tại được. Đối với mỗi quốc gia,
đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của
đất nước, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh và quốc phòng. Đặc biệt trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản

xuất đặc biệt và chủ yếu, không gì có thể thay thế được. Đối với mỗi quốc gia, đất
đai là có giới hạn, vì vậy việc lập phương án quy hoạch là rất cần thiết để sử dụng
đất một cách có hiệu quả và bền vững.
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch là một trong 13 nội dung về quản lý đất
đai. Mục đích của công tác này là phân bổ đất đai hợp lý, khoa học và có hiệu quả
phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và sự phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, đất đai chưa được coi như là một hàng hóa cho đến khi Luật Đất
đai 1993 ra đời và có hiệu lực, nhà nước ta đã cụ thể hóa giá trị đất đai và coi đất
đai như là một hàng hóa đặc biệt. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng do
đó đất đai ngày càng trở nên khan hiếm. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu
cầu sử dụng đất đai ngày càng nhiều, từ đó đất đai trở nên khan hiếm, đặc biệt là
đất ở đô thị, khu dân cư nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng
đất phản ánh sự tác động của con người lên tài nguyên đất đai, là kết quả của quá
trình chọn lọc và sử dụng lâu đời của con người. Vì vậy việc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một trong các hoạt động nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về đất đai.
Trong quy hoạch sử dụng đất cần đặc biệt quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất
cấp xã. Đây là cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đáp ứng yêu cầu sử dụng
1


đất của hiện tại và tương lai của các ngành cũng như nhu cầu sinh hoạt của các đối
tượng sử dụng đất trên địa bàn xã. Nó là căn cứ để xây dựng các biện pháp bảo vệ
tài nguyên và môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội của địa phương
Xã Búng Lao là một xã miền núi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có nhiều
điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy xã có diện tích đất tự nhiên
lớn, nhưng hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Cùng với các tập quán sản xuất của người
dân, đã gây nên tình trạng sử dụng đất một cách bừa bãi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thoái
hóa đất. Do đó việc lập ra một kế hoạch sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả là rất

cần thiết.
Xuất phát từ các thực tế đã phân tích nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quy hoạch sử dụng
đất xã Búng Lao – huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2020”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Củng cố kiến thức đã học trên lớp, tiếp cận với công tác quy hoach sử dụng
đất cấp xã ở thực tế.
- Đánh giá được toàn bộ tình hình quản lý sử dụng đất của xã Búng Lao
- Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng
- Giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương. Làm cơ sở để
hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ sử dụng đất theo pháp luật. Giúp Nhà nước quản lý đất một cách chặt chẽ và có
hướng để phát triển kinh tế.
1.2.2. Yêu cầu
- Các số liệu, tài liệu thu thập được phải có giá trị thực tiễn và pháp lý
-Thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ quy định pháp luật
về đất đai. Các quy định được quy định tại thông tư 19, nghị định 69, Luật đất đai
2003, nghị định 181…
2


- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tính khoa
học, tính thưc tế.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
2.1.1.Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua
việc phân phối và tái phân phối quỹ đất trong cả nước, tổ chức sử dụng đất như một
tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác gắn liền trên đất nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường”.
Như vậy quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế, xã hội có tính chất
đặc thù. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của
một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội đươc xử lý bằng các phương
pháp phân tích, tổng hợp về sự phân bố của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
có tính chất đặc trưng của sự phân dị giữa các cấp vùng lãnh thổ theo quan điểm
tiếp cận hệ thống, để hình thành các phương án, tổ chức lại việc sử dụng đất đai
theo pháp luật của Nhà nước. Bản thân quy hoạch sử dụng đất được coi là hệ thống
các giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát triển kinh tế, xã hội trên một
vùng lãnh thổ nhất định, cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện tại và
tương lai của các nghành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi thành
viên trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật kinh tế vừa mang
tính pháp chế.
+ Biểu hiện của tính kinh tế là nhằm khai thác tài nguyên đất để mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
+ Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ đất đai được đo đạc vẽ lại thành bản đồ,
tính toán và thống kê diện tích, thiết kế để phân chia khoảnh thửa để giao cho c ác
mục đích sử dụng khác nhau.
4


+ Biểu hiện của tính pháp lý: Đất đai được Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn
bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử dụng đất có
nghĩa vụ cấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách về đất đai của Nhà nước.

2.1.2. Căn cứ lý luận làm quy hoạch sử dụng đất
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hôi và quốc phòng, an
ninh của các ngành và địa phương.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường.
- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
- Định mức sử dụng đất.
- Kết quả thực hiện QHSDĐ KHSDĐ kỳ trước.
- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
2.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Cơ sở pháp lý của việc quy hoạch sử dụng đất xã Búng Lao dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ luật đất đai ngày 20 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về
hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 30/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 04/2005/ QĐ- BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ tài nguyên và
môi trường về việc ban hành quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp.
- Quyết định số: 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Chính phủ về việc
5


phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ
2006 – 2020.
- Quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 của UBND tỉnh Điện Biên về
việc công bố số liệu diện tích đất tự nhiên đơn vị hành chính các cấp tỉnh Điện Biên.

2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nƣớc
2.3.1 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Trên thế giới, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều
năm trước. Mỗi nước lại có những phương pháp quy hoạch khác nhau.
+ Ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông âu trước đây: Tiến hành
quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập hồ sơ phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
+ Ở Pháp: Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng quy hoạch theo hình thức
mô hình hóa nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên môi trường
và lao động áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý tăng hiệu quả
sản xuất.
+ Ở Canada: Chính phủ liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trung gian.
Chính phủ đưa ra mục tiêu chung của cấp quốc gia, tao điều kiện thuận lợi và
khuyến khích hoạt động quy hoạch ở các Bang. Ngoài ra Chính phủ còn có vai trò
có sự hỗ trợ có sự tham gia vào các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến quá trình
lập quy hoạch bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp và vấn đề môi trường
ngày càng được quan tâm bảo vệ.
+ Ở Philippin: Quy hoạch đất đai được phân làm 3 cấp: cấp quốc gia, cấp
vùng, cấp huyện. Cấp quốc gia đưa ra những hướng dẫn chỉ đạo chung. Các vùng
triển khai một khung chung theo quy hoạch, theo vùng. Cấp huyện triển khai các đồ
án tác nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các

6


ngành và các quan hệ giữa các cấp quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tao điều
kiện để các chủ sử dụng đất tham gia.
+ Ở Trung Quốc: Công tác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát triển nhưng chỉ
dừng lại ở mức độ quy hoạch tổng hể các ngành mà không tiến hành làm quy

hoạch ở cấp nhỏ hơn như ở Việt Nam.
Để có một phương án chung làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất
đai ở phạm vi thế giới, năm 1992 FAO đã đưa ra quan điểm quy hoạch đất đai
nhằm sử dụng đất đai một cách có hiệu quả, bền vững, đáp ứng tốt nhất những yêu
cầu của hiện tại và đảm bảo an toàn lương thực cho tương lai, chú trọng đến hiệu
quả kinh tế xã hội và môi trường gắn liền với khả năng sử dụng bền vững. Phương
pháp quy hoạch này được áp dụng ở 3 mức: quốc gia, huyện, xã.
FAO đưa ra phương pháp này nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng vào điều kiện
cụ thể của từng quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển thì quy hoạch đất đai
chủ yếu phục vụ cho việc phát triển và sản xuất nông nghiệp đảm bảo cho an toàn
lương thực. Còn đối với quốc gia phát triển thì quy hoạch đất đai hướng vào bảo
vệ, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
2.3.2 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Quy hoạch sử dụng đất đã và đang là một chủ chương phát triển mang tính
chiến lược của quốc gia trong rất nhiều các lĩnh vực và diễn ra ở khắp các tỉnh,
thành trên cả nước.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau 10 năm thực hiện đã đạt được những kết
quả tích cực: Tăng cường một bước hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về đất
đai, khai thác tốt tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khoanh định quỹ đất
sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ chiến lược
và xuất khẩu; việc bảo vệ và phát triển rừng có chuyển biến; đáp ứng cơ bản nhu
cầu đất để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển đô thị;
7


đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua đấu giá, thu tiền
khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng
từng bước được khai thác đưa vào sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất
cho phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
vẫn còn một số hạn chế như: Chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa
cao; Chuyện “dự án treo” và đất quy hoạch sân gôn tập trung ở các nơi vốn là đất
hai vụ lúa, đất “bờ xôi ruộng mật” không được sử dụng hiệu quả, bỏ hoang hóa,
đang có nguy cơ thu hẹp mục tiêu giữ vững 3,8 triệu ha đất lúa.
Việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp cũng còn nhiều bất cập, chưa mang
lại hiệu quả cao. Theo tính toán của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn, tốc độ tăng hệ số sử dụng đất lúa giảm từ 2,15% giai đoạn 1990
– 2000 xuống còn -0,03% giai đoạn 2000 – 2009, do đó tỷ lệ đóng góp cho tăng
trưởng của hệ số sử dụng đất giảm từ 40,4% giai đoạn 1990 – 2000 xuống còn 1,5% giai đoạn 2000 – 2009. Ngành Lâm nghiệp với diện tích lớn, chiếm gần 14
triệu ha, nhưng có đóng góp rất nhỏ cho GDP (tính giá trị kinh tế đơn thuần chỉ
khoảng 1%; nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì khoảng 3 – 4%). Và
đến năm 2012, dù chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể nhưng chắc chắn hệ số này
không tăng, thậm chí còn tiếp tục giảm sút…
Tính kết nối liên vùng, liên tỉnh và quản lý quy hoạch còn yếu; việc chấp hành
kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm; tình trạng sử
dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả còn xảy ra ở nhiều nơi; chính sách,
pháp luật, việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập; công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.3.3 Tình hình quy hoạc sử dụng đất của địa phương
*QHSDĐ tỉnh Điện Biên

8


Thực hiện Nghị quyết số 10-2006/NĐ-CP về việc quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 của tỉnh Điện Biên và kế hoạch sử dụng đất. Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở
Tài nguyên – Môi trường chỉ đạo các huyện, thị xã trong tỉnh lập quy hoạch sử
dụng đất. Đến nay toàn bộ 7 huyện, thị xã trong tỉnh đã có quy hoạch sử dụng đất.
Nghị quyết số 10/NQ-CP đưa ra chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 như sau:

+ Cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp 738.519,15 ha chiếm 77,4% tổng diện
tích đất tự nhiên, tăng 12,02%. Diện tích đất phi nông nghiệp 24.305,13 ha, chiếm
2,55% tổng diện tích tự nhiên, tăng 0,46%. Diện tích đất chưa sử dụng là
191.332,62 ha, chiếm 20,05% , giảm 12,48%.
+ Diện tích chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp là 3.595,98 ha, tổng diện tích đất thu hồi là 3.595,98 ha. Tổng diện tíc h đất
chưa sử dụng đưa vào sử dụng là 118.263,07 ha.
Thực hiện Nghị quyết 10-2006/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các
huyện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất tổng
thể của tỉnh Điện Biên, trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

9


PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Toàn bộ quỹ đất đai trong phạm vi lãnh thổ xã Búng Lao- huyện Mường
Ảng- tỉnh Điện Biên.
+Điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình quản lý
và sử dụng đất của xã Búng Lao
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hiện trạng sử dụng đất 2012
+ Địa bàn xã Búng Lao
+Thời gian thực hiện: 18/02//2013 đến 28/04/2013
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, điều kiện khí hậu thời tiết…..
- Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước…

3.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Thực trạng dân số, lao động, việc làm
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất
- Tình hình quản lý đất đai (theo 13 nội dung về quản lý đất đai)
- Tình hình biến động đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch kỳ trước

10


3.2.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
3.2.4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai trên địa bàn xã
3.2.4.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và quan điểm sử dụng đất
- Định hướng các chỉ tiêu phát triển kinh tế
- Định hướng các chỉ tiêu về xã hội
- Quan điểm sử dụng đất trước mắt và lâu dài
3.2.4.3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch theo nhóm đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa
sử dụng.
3.2.4.4. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu trong phòng.
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu đã có ở địa phương
3.3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Đây là phương pháp điều tra thu thập số liệu của các thôn trong địa bàn xã, đối
chiếu các tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập được với thực trạng sử dụng đất ở địa phương.
3.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Exel để tính toán và xử lý số liệu. Các kết quả nghiên
cứu thể hiện chi tiết trong báo cáo, bảng biểu và biểu đồ. Sử dụng phầm mềm word
để làm báo cáo.
3.3.4. Phương pháp minh họa- bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch, mọi thông tin cần thiết,
liên quan đều được thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp tạo thành tập bản đồ: Bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1: 10000.
3.3.5. Phương pháp thảm khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo các ý kiến của các cán bộ địa chính, các nhà khoa học.

11


PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trƣờng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Búng Lao là xã vùng ngoài nằm ở phía Đông của huyện Mường Ảng, nằm
trên trục quốc lộ 279 nối với hai trung tâm thị trấn Mường Ảng và thị trấn Tuần
Giáo, cách trung tâm huyện Mường Ảng 21

km với tổng diện tích tự nhiên

5267,74 ha, xã có vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Ảng Tở và xã Nà Sáy của huyện Tuần Giáo
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với xã Ảng Tở huyện Mường Ảng
+ Phía Tây Nam giáp xã Ảng Cang huyện Mường Ảng
+ Phía Nam giáp xã Nặm Lịch và Xuân Lao huyện Mường Ảng
+ Phía Đông giáp xã Chiềng Sinh huyện Tuần Giáo.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình cơ bản chủ yếu của xã là đồi núi. Độ cao so với mặt nước biển từ
300 – 1300m, chia làm 3 loại địa hình cơ bản như sau:
+ Địa hình núi cao sườn dốc, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và Tây Bắc;
+ Địa hình đồi thấp sườn thoải, phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam và phía
Nam của xã.
+ Địa hình thung lũng, bãi bằng được phân bố xen kẽ giữa địa hình đồi núi.
4.1.1.3. Khí hậu
Búng Lao chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu miền núi phía Tây Bắc Việt
Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các
hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với các điều kiện địa hình nên mùa khô từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau giá lạnh nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có
sương muối; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 không khí nóng ẩm và mưa nhiều.
13


- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 20 -250C;
+ Nhiệt độ cao nhất là 37,50C, vào các tháng 5, 6, 7 và 8;
+ Nhiệt độ thấp nhất là 30C vào các tháng 12, 1 và 2 năm sau.
- Chế độ mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình trong năm
khoảng 227,5mm, phân bố không đồng đều cả về thời gian lẫn không gian, lượng
mưa vào các tháng mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm; vào mùa khô
lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm, trong đó mưa ít nhất
vào tháng 12 và tháng 1, trung bình lượng mưa chỉ đạt 20,7mm.
- Độ ẩm:
Búng Lao là khu vực có độ ẩm không khí tương đối cao. Độ ẩm tương đối
trung bình khoảng 83%, mùa mưa độ ẩm không khí có thể lên tới 92%. Thời kỳ
chuyển tiếp giữa mùa khô và đầu mùa mưa thường xuất hiện khô hanh, độ ẩm
không khí xuống thấp. Tháng có độ ẩm tương đối cao nhất là tháng 7, tháng khô

nhất là tháng 3 và tháng 4.
- Sương mù:
Số ngày có sương mù nhiều, bình quân 105 ngày/năm, cá biệt vào mùa khô còn
xuất hiện sương muối vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau thành từng đợt 1 – 2 ngày.
- Chế độ gió:
Búng Lao chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc, gió
Đông Nam và gió Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào các tháng mùa đông
(tháng 10 đến tháng 3 năm sau) có đặc điểm khô, lạnh kèm theo sương muối, đây là
những hiện tượng thời tiết bất lợi cho đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông
nghiệp nên cần có biện pháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại. Gió Đông Nam
thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa (tháng 4 đến tháng 9). Gió Tây Nam (gió
Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 có đặc điểm là khô và nóng.
14


4.1.1.4. Thủy văn
- Nước mặt: trên địa bàn xã có suối Nậm Cô chảy qua dọc theo quốc lộ 279,
với lưu lượng nước vừa phải vào mùa khô và lớn vào mùa mưa là nguồn cung cấp
chính cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của bà con nhân dân trong xã. Còn
lại một số con suối nhỏ phân bố đều khắp trên địa bàn xã lưu lượng nước vừa phải
cung cấp một phần nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Nước ngầm: Hiện nay chưa có nguồn tài liệu nào khảo sát về nguồn nước
ngầm của vùng nói chung và của xã nói riêng. Nhìn chung nguồn nước ngầm chưa
được khai thác sử dụng.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Nhìn chung quỹ đất đai của xã khá dồi dào, theo kết quả thống kê đất năm
2012 thì tổng diện tích đất tự nhiên 5367,74 ha. Đất đai của xã thuộc đất đồi núi
chất lượng khá tốt, tầng đất dày. Theo đánh giá thổ nhưỡng, xã có các nhóm đất
chính sau: Nhóm đất phù xa ven suối, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit

mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn
vàng nhạt trên núi cao và núi đá, sông suối. Cho thấy khả năng bố trí các loại hình
sử dụng đất theo hướng nông lâm nghiệp là rất phù hợp.
Thích hợp với cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây
cà phê, cây ăn quả…
4.1.2.2. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2012 tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã
là 2836,61 ha, trong đó:
- Diện tích đất rừng sản xuất là 1538,13 ha, trong đó diện tích đất có rừng tự
nhiên sản xuất là 518,21ha; diện tích đất có rừng trồng sản xuất là 88,27 ha; diện
tích đất khoang nuôi phục hồi rừng sản xuất là 931,65 ha.

15


- Diện tích đất rừng phòng hộ 1298,48 ha, trong đó: diện tích đất có rừng tự
nhiên phòng hộ 617,75 ha; diện tích đất có rừng trồng phòng hộ là 32,39 ha; diện
tích đất khoang nuôi rừng trồng phòng hộ 648,34 ha.
4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Tổng dân số hiện có của xã là 5106 khẩu với 1100 hộ bao gồm một số dân tộc
chung sống: Thái, H’Mông, Kinh, Khơ Mú, Hoa. Mỗi dân tộc có những nét văn
hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Những thiết chế văn hóa,
xã hội truyền thống của từng dân tộc, những làn điệu dân ca, các lễ hội với những
trang phục và các điệu múa cùng với các món ăn đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.
4.1.3. Thực trạng môi trường
Về cơ bản hiện trạng môi trường trên địa bàn xã vẫn được đảm bảo, tuy nhiên
vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường sống trong khu dân cư tập trung đối với bà con
nhân dân trong xã nhất là tại những bản vùng xã trung tâm còn tương đối mơ hồ
hay cụ thể hơn là chưa tốt, cụ thể như việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình hướng dẫn; tập quán chăn nuôi

gia súc, gia cầm ngay dưới sàn nhà, chất thải sinh hoạt và chất thải gia súc chưa
được xử lý chặt chẽ gây nên tình trạng mất vệ sinh môi trường trong khu dân cư
nhất là vào những ngày mùa mưa. Trong giai đoạn tới xã cần có những biện pháp
cụ thể trong việc nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống của người dân ngay tại
địa bàn sinh sống.
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân huyện, đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã đã và đang thực hiện tốt
các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Búng Lao, từng bước đưa
nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc.

16


Bảng 01: Thực trạng tăng trƣởng kinh tế của xã qua một số năm
Năm
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2009

2010

2011

2012

Giá trị sản xuất (GDP)


Tỷ Đồng

17

20

25

29

Tốc độ tăng trưởng

%

6,7

7,2

8,0

8,5

Thu nhập bình quân

Tr.đ/ng

3,8

4,3


5,0

5,8

( Nguồn: Báo cáo HĐND xã Búng Lao)
Hiện tại Búng Lao là một trong những xã có tốc độ phát triển kinh tế khá nhất
đối với những xã nằm ngoài phạm vi trung tâm huyện. Qua bảng ta thấy tốc độ tăng
trưởng kinh tế từ năm 2007 đến năm 2012 của xã tăng từ 6,7% lên 8,5%/năm; thu
nhập bình quân đầu người tăng từ 3,8 triệu đồng/người/năm lên 5,8 triệu
đồng/người/năm. Trong thời gian tới cần có sự quan tâm chỉ đạo hơn nữa của các
cấp chính quyền nhằm cụ thế hóa những chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm đưa xã Búng Lao dần thoát khỏi những xã thuộc chương trình đầu tư
135 của chính phủ.
4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã đã
có nhiều thay đổi mang tính tích cực; ngành dịch vụ thương mại tuy còn mới mẻ
nhưng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ tại khu vực trung tâm xã và rất có tiềm
năng. Tuy vậy cán cân kinh tế của xã vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, nền
kinh tế của Búng Lao vẫn là nền kinh tế thuần nông, quá trình chuyển dịch cơ cấu
cây trồng đã và đang được chính quyền và người dân quan tâm song quá trình áp
dụng vào thực tế còn chậm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã qua một số năm
được thể hiện qua bảng 02:

17


Bảng 02: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã qua một số năm
Năm

Đơn Vị


Chỉ tiêu

tính

2009

2010

2011

2012

Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100

- Nông nghiệp

%

93,5


92

88

85

- Công nghiệp và xây dựng

%

1,5

2

3,5

5

- Thương nghiệp và dịch vụ

%

5

6

8,5

10


Trình độ dân trí thấp nên còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất. Thu nhập của người dân vẫn chủ yếu từ sản xuất
nông nghiệp.
4.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
4.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
* Ngành trồng trọt:
Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của xã có 1182,61 ha chiếm 26,85%
diện tích đất nông nghiệp của xã. Năm 2012 xã đã chỉ đạo tổ chức sản xuất nông
nghiệp đúng lịch, đúng thời vụ và đã đạt được kết quả quan trọng, tổng diện tích
gieo trồng là 874 ha, tổng sản lượng lương thực 1730 tấn đạt 97% so với năm 2011,
bình quân lương thực đầu người là 344 kg/người/năm. Số liệu chi tiết được thể hiện
qua bảng 03.
Bảng 03. Kết quả sản xuất nông ngành trồng trọt qua một số năm xã Búng Lao
Chỉ tiêu

Lúa xuân

ĐVT

Năm

Năm

Năm

Năm

2009


2010

2011

2012

Diện tích

Ha

67

90,8

90,8

90,8

Năng suất

Tạ/ha

60

55

64

64,4


18


Sản lượng

Tấn

402

499

581

584

Diện tích

Ha

131

124

124

124

Năng suất

Tạ/ha


51

53

55

53

Sản lượng

Tấn

645

657

682

657

Lúa

Diện tích

Ha

156

146,2


150

140

nương

Năng suất

Tạ/ha

9

12

12

12

Sản lượng

Tấn

140,4

175,44

180

168


Diện tích

Ha

127

178

150

120

Năng suất

Tạ/ha

28

20

20

27

Sản lượng

Tấn

458


356

300

324

Diện tích

Ha

76,5

80

80

80

Năng suất

Tạ/ha

12

15

15

15


Sản lượng

Tấn

918

120

120

120

Diện tích

Ha

66,5

30

30

30

Năng suất

Tạ/ha

10


10

10

10

Sản lượng

Tấn

665

30

30

30

Diện tích

Ha

175

180

180

150


Năng suất

Tạ/ha

60

60

60

60

Sản lượng

Tấn

1050

1080

1080

900

Diện tích

ha

200


340

393

Lúa mùa

Ngô

Đỗ tương

Lạc

Sắn

Cà phê

(Nguồn:Báo cáo HĐND xã Búng Lao)
*Ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và chăn
nuôi lợn, gia cầm để giải quyết một phần nhu cầu thực phẩm của gia đình. Ngành
chăn nuôi còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là
chăn thả tự nhiên nên năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2012 xã

19


Búng Lao chỉ đạo các bản làm tốt công tác thú y, quan tâm phát triển và giữ vững
tổng đàn gia súc của toàn xã.
Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm được thể hiện qua bảng 04.

Bảng 04. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua một số năm
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng đàn trâu

Con

840

632

745

720

Tổng đàn bò

Con

234


317

312

220

Tổng đàn lợn

Con

3500

2359

3195

1915

Tổng đàn gia cầm

Con

8545

7545

6222

4685


(Nguồn:Báo cáo HĐND xã Búng Lao)
*Ngành lâm nghiệp:
Theo kết quả điều tra, toàn xã hiện có 2836,61 ha diện tích đất lâm nghiệp,
trong đó diện tích đất có rừng đạt 1333,8 ha độ che phủ.
Hiện nay, việc khai thác lâm sản chủ yếu là nhằm phục vụ dân dụng tại chỗ và
được chính quyền quan tâm, quản lý chặt chẽ. Việc khai thác những sản phẩm phụ
tại rừng như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong,… đã góp phần phục vụ đời
sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
4.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp với nghề sản xuất công cụ lao động thủ công (dao,
cày, quốc) mang tính tự phát với quy mô hộ gia đình tranh thủ lúc nông nhàn, chưa
hình thành các tổ nhóm sản xuất.
- Việc khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát bước đầu phát triển, tuy nhiên
vẫn mang tính tự phát theo từng hộ gia đình.
- Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống tuy vẫn được giữ gìn, bảo tồn song chỉ
còn giữ được ở một số hộ, thu nhập về nghề dệt không rõ nét, có nguy cơ mai một
và mất dần nếu không được quan tâm và đầu tư phát triển.

20


×