Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.91 KB, 9 trang )

Đề 1

Câu 1:
-

Đoạn văn trích trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” – sáng tác năm
1971 – giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra hết sức ác liệt.
( 0,5đ)

-

Đây là lời của Phương Định – nhân vật chính của truyện. Qua lời kể của cô,
ta thấy PĐ là cô gái lạc quan, yêu đời. có đời sống nội tâm phong phú, biết
đánh giá về bản thân. ( 0.5đ)

-

Câu có lời dẫn trực tiếp : Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo “ Cô có cái nhìn
sao mà xa xăm”
( 0.25đ)
Câu đặc biệt: Im ắng lạ.

( 0.25đ)

Câu 2: Thí sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
-

Văn bản là một bài văn với bố cục ba phần.

-


Nội dung : suy nghĩ về tính tự lập của học sinh hiện nay.

-

Hành văn : rõ ràng, chính xác, sinh động, mạch lạc và chặt chẽ.

Sau đây là một số gợi ý về nội dung :
+ Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của
người khác.


+ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích
cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học
sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản
lĩnh được nâng cao.
+ Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những
biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực :
quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài,
không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại
yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập.
+ Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp
học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh
vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập,
không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết,
phù hợp và đúng mức.
+ Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống.
Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành
đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không

phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu


không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những
hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.
* Biểu điểm:
- Điểm 3: Đảm bảo các yêu cầu trên. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể.
Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 2: Chưa đảm bảo yêu cầu của điểm 3.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, thiếu ý, mặc nhiều lỗi.
Câu 3:
* Yêu cầu chung:
- Về kĩ năng: Đảm bảo là bài làm văn nghị luận thơ, bố cục rõ ràng, hệ thống
luận điểm, luận cứ, lập luận chặt sẽ. Các luận điểm hướng về làm rõ chủ đề - nhận
xét. Câu, đoạn đúng ngữ pháp, logic. Lời văn mạch lạc, trong sáng, biểu cảm,
thuyết phục. Biết vận dung linh hoạt cácc phép luận: phân tích, giải thớch, chứng
minh, bình luận, tổng hợp.
- Về kiến thức : Làm nổi bật được cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người lính và vầng
trăng -> Sự thức tỉnh của người lính.
*Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài:
-

Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

-

Khái quát NT – ND bài thơ -> Giới thiệu đoạn thơ.



2. Thân bài: Đảm bảo các ý:
* Khổ thơ thứ tư là một tình huống bất ngờ xảy ra làm chuyển mạch cảm
nghĩ của tác giả:
- Lãng quên vô tình có thể là mãi mãi nếu không có một bất ngờ. Hoàn cảnh bài
thơ được đẩy đến bước ngoặt mới khi “thình lình đèn điện tắt - phòng buyn-đinh
tối om”. Đây là một tình huống rất quen thuộc, rất thực nhưng cũng tình huống ấy
đã tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm.
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn"
- Bốn câu thơ với hai từ "thình lình, đột ngột” được đảo trật tự, tạo nên nhịp thơ
nhanh, nhấn mạnh sự việc bất thường: “đèn điện tắt, phòng tối om” > < "Vầng
trăng tròn" toả sáng. Tình huống bất ngờ đã tạo nên sự đối lập giữa ánh sáng và
bóng tối. Nơi thành phố hiện đại với ánh điện, cửa gương khiến người ta chẳng
mấy khi cần và ít chú ý đến ánh trăng, chỉ đến khi tắt điện thì mới lại có dịp đối
diện với "vầng trăng tròn". Và trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh
sáng, người ta không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng khi nhận ra vầng trăng vẫn tròn
như xưa, đẹp đẽ, đầy đặn, vẹn nguyên không mảy may sứt mẻ. Việc "bật tung cửa
sổ" chỉ là một việc làm theo thói quen. Nhưng khi người và trăng mặt nhìn mặt thì


tình xưa nghĩa cũ dâng trào lên trọn vẹn, đủ đầy - một sự tình cờ mà như được sắp
đặt. Dường như vầng trăng "tròn vành vạnh" vẫn luôn đứng bên cửa sổ chờ đợi.
Trăng xuất hiện đột ngột đã có sức rung động mạnh mẽ làm thức tỉnh những cảm
xúc và đánh thức lương tâm con người.
- Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất
ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ.
- Trăng thiên nhiên không phải chỉ khi đèn tắt mưới "đột ngột" xuất hiện. "Đột
ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc thảng thốt, bất ngờ của nhà thơ khi nhận ra trăng

vẫn tròn, vẫn toả sáng, vẫn đồng hành cùng con người.
* Hình tượng vầng trăng và cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ
a. Khổ thơ thứ năm diễn tả sự xúc động mãnh liệt của nhà thơ.
"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng về bể
như là sông là rừng”
- Nhà thơ lặng lẽ đối diện với trăng trong tư thế lặng im có phần thành kính:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt”. Từ “mặt” cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa
dạng nghĩa của ý thơ.
+ Nhà thơ đối diện với mặt trăng, người bạn tri kỷ mình đã lãng quên, vầng
trăng đối diện với con người hay nói cách là quá khứ đối diện với hiện tại; thuỷ


chung tình nghĩa đối diện với bạc bẽo, vô tình và lãng quên để tự thú về sự bội bạc
của mình.
+ Đối diện với trăng nhà thơ làm thức tỉnh tình cảm, lương tâm con người: như
nhìn thấy cả mặt trong đó và tư vấn lương tâm, hổ thẹn, ân hận về sự thay đổi của
mình.
- Cuộc sống đối thoại không lời trong khoảnh khắc ấy đã làm nhà thơ “rưng
rưng” xúc động vì quá khứ vất vả gian lao nhưng tràn ngập niềm vui cùng với
trăng, với thiên nhiên bấy lâu tưởng đã lãng quên bỗng ùa về trong nỗi nhớ. “rưng
rưng” nhưng muốn khóc mà cứ nghẹn ngào…
- Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi vào quá khứ, vào một thời
họ đã lãng quên - soi vào chính mình. Có quá khứ xa và gần, đất nước và quê
hương, thiên nhiên và cuộc sống, lao động và chiến đấu, tập thể và cá nhân. Trăng
còn gợi lên hình ảnh của hiện tại, sự giàu đẹp, nỗi gian lao vất vả còn phải phấn
đấu, niềm tin và hy vọng, sự hùng vĩ của thiên nhiên và sức mạnh của con người
trong cuộc sống thông qua một loạt các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập,
các hình ảnh liệt kê: “như là đồng là bể – như là sông là rừng”. Tất cả làm cho

người đọc thực sự xúc động và hoà chung cảm xúc với trữ tình của bài thơ.
* Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và triết lý nhân sinh của
nhà thơ qua hình tượng trăng.
“Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
- Trong cuộc gặp lại không lời này trăng và người như có sự đối lập. Trưng đã
trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi. “Trăng cứ tròn
vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá
khứ, dù cho con người đổi thay “vô tình”.
- Ánh trăng còn được nhân hoá “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi
liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thuỷ
chung, tình nghĩa, nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vô tình
quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
- Tình cảm của trăng, tấm lòng của trăng chính là tình cảm của những người
đồng chí đồng đội, của đồng bào, của nhân dân. Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật
mình” thức tỉnh, cái “giật mình” của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng, nó thể
hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn. Giật mình
để không chìm vào lãng quên. Giật mình để không đánh mất quá khứ. Con người
giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của nhân cách trở về với lương
tâm trong sạch, tốt đẹp.
- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất
lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt.


- Qua đó Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo
lý ân nghĩa thuỷ chung.

3. Kết bài:
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy gây nhiều xúc động bởi cách diễn tả bình dị như
lời tâm sự, lời tự thú, lời nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ
thơ bất ngờ mới lạ.
“Ánh trăng” có ý nghĩa sâu sắc, khái quát bởi lời nhắn nhủ không chỉ dành
riêng cho những người lính chống Mỹ mà nó có ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi
thời – trong đó có chúng ta.
* Biểu điểm:
- Điểm 4.5 – 5: Đạt các yêu cầu chung, cơ bản đạt các yêu cầu cụ thể; bố cục chặt
chẽ, văn viết
mạch lạc, có cảm xúc; có một vài lỗi không đáng kể.
- Điểm 3.5 – 4: Đạt một phần Yêu cầu chung, có chú ý về bố cục, lời văn; có một
số lỗi không đáng kể.
- Điểm 2: Nắm được tinh thần của bài thơ, khai thác đoạn thơ tập trung vào khía
cạnh nội dung, có phân tích hình ảnh, câu chữ nhưng chưa sâu. Đạt 1/2 số ý của
Yêu cầu cụ thể, có chú ý về bố cục, lời văn nhưng nhiều chỗ diễn đạt vụng và mắc
nhiều lỗi chính tả.- Điểm dưới 2,0: Nắm tác phẩm hời hợt, làm bài không đúng
hướng, sai rất nhiều về diễn đạt và từ ngữ, chữ viết xấu.


………………………………………………………………



×