Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đề xuất xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn cơ sở số học và ứng dụng trong trường cao đẳng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.91 KB, 74 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Ths. NGUYỄN ANH TUẤN
PHÓ TRƢỞNG KHOA SƢ PHẠM TỰ NHIÊN

ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MÔN CƠ SỞ SỐ HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC 2011 – 2012

SƠN LA, THÁNG 5 NĂM 2012
1


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Ths. NGUYỄN ANH TUẤN
PHÓ TRƢỞNG KHOA SƢ PHẠM TỰ NHIÊN

ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MÔN CƠ SỞ SỐ HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC 2011 – 2012



SƠN LA, THÁNG 5 NĂM 2012
2


MỤC LỤC

Trang

Phần I. Mở đầu

6

1. Lí do chọn đề tài

6

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

7

3. Mục đích nghiên cứu

8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu


9

6. Đối tƣợng nghiên cứu

9

7. Phạm vi nghiên cứu

9

8. Cấu trúc của đề tài

9

9. Kế hoạch thời gian

9

Phần II. NỘI DUNG

9

Chƣơng I. CƠ SƠ LÝ LUẬN

9

1.1. Định nghĩa trắc nghiệm khách quan

9


1.2. Các loại câu hỏi TNKQ

11

1.3. Câu hỏi phối hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan với loại
nhiều lựa chọn tự luận

13

1.4. Nguyên tắc soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan

14

1.5. Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan loại câu
hỏi nhiều lựa chọn

16

1.6. Ƣu, nhƣợc điểm của TNKQ

19

1.7. So sánh TNKQ và TNTL
Chƣơng II: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

20

2.1. Mục tiêu và yêu cầu kiến thức


23

2.2. Bảng trọng số

24

2.3. Hệ thống câu hỏi TNKQ

25

Chƣơng III: THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG
TRONG TRƢỜNG CĐSL
3.1. Mục đích thử nghiệm

23

43
43

3


3.2. Nhiệm vụ thử nghiệm

43

3.3. Kế hoạch thử nghiệm sƣ phạm

43


3.4. Kết quả thử nghiệm

44

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

72

3.1. Kết luận

72

3.2. Kiến nghị

73

Danh mục tài liệu tham khảo

74

4


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm Tự luận
Giảng viên
sinh viên
Nghiên cứu khoa học
Cao đẳng

Cao đẳng sƣ phạm
Cao đẳng Sơn La
Bài tập
Sƣ phạm toán lý
Tập hợp số Tự nhiên
Tập hợp số nguyên
Tập hợp số hữu tỉ
Tập hợp số thực
Tập hợp số phức

TNKQ
TNTL
GV
SV
NCKH

CĐSP
CĐSL
BT
SPTL
N
Z
Q
R
C
Cách kí hiệu câu hỏi
Câu 1.1.1
Câu 1.2.1
Câu 1.3.1
Chỉ số thứ nhất

Chỉ số thứ hai
Chỉ số thứ ba

Câu hỏi chƣơng 1 – bậc 1- câu số 1
Câu hỏi chƣơng 1 – bậc 2- câu số 1
Câu hỏi chƣơng 1 – bậc 3- câu số 1
Chƣơng
Mức độ nhận thức
Số thứ tự của câu hỏi theo từng mức độ
nhận thức

5


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Nghị quyết Trung ƣơng Đảng lần thứ II ( khoá VII) đã nhấn mạnh: “Phải
đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy của ngƣời học, từng bƣớc áp dụng các phƣơng
pháp hiện đại vào quá trình dạy học...” Bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích
các trƣờng đại học, cao đẳng, phổ thông sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm
khách quan (TNKQ) trong kiểm tra đánh giá các môn học. Nhiều trƣờng đã có
những nghiên cứu bƣớc đầu về cơ sở lý luận, phƣơng án tiến hành, tổ chức thí
điểm, kiểm tra một số môn học theo phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan.
- Một trong những phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm là việc đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của sinh viên. Vấn đề này đƣợc hội nghị toàn ngành giáo dục nhiều lần
đề cập đến và khẳng định: “ Đây là vấn đề hết sức to lớn của chất lƣợng đào tạo.
Nó chẳng những là khâu cuối cùng đánh giá độ tin cậy cao về sản phẩm đào tạo
mà nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào

tạo”.
- Trong quá trình đào tạo theo học chế Tín chỉ thì việc Kiểm tra đánh giá
thƣờng xuyên đƣợc đặc biệt coi trọng, kết quả kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên
phản ánh những nội dung mà SV tích lũy thƣờng xuyên thông qua việc tự học,
GV căn cứ vào kết quả này để tƣ vấn, điều chỉnh việc tự học của SV cũng nhƣ
thay đổi PPDH nhằm mục tiêu nâng cao chất lƣợng dạy và học.
- Việc sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan chƣa đƣợc triển khai
đối với bộ môn Cơ sở số học, do hiện tại nhà trƣờng chƣa có bộ câu hỏi trắc
nghiệm khách quan. Mặt khác hệ thống câu hỏi TNKQ có những ƣu điểm nổi
bật đó là: Trang bị cho GV, SV một công cụ tốt trong quá trình Dạy và Học, đặc
biệt là SV hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ để tự kiểm tra điều
chỉnh nhận thức, phƣơng pháp học tập của bản thân. Đồng thời với hệ thống câu
hỏi TNKQ này, Nhà trƣờng có thể sử dụng trong kiểm tra kết thúc học phần.
Với những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài “ Đề xuất hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm khách quan nội dung cơ sở số học và ứng dụng trong trƣờng
CĐ Sơn La" làm đề tài NCKH cấp trƣờng.
6


2. LỊCH SỦ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trắc nghiệm ra đời từ thế kỷ 19 nhƣng chủ yếu dùng để đo một số đặc
điểm của con ngƣời. Đến thế kỷ 20 E. Toocdaica là ngƣời đầu tiên dùng trắc
nghiệm để đo trình độ kiến thức của học sinh đối với một số môn học.
Ở Mỹ những năm 1920 ngƣời ta đã sử dụng trắc nghiệm vào trong quá trình
dạy học. Năm 1940 đã xuất hiện nhiều hệ thống trắc nghiệm dùng đánh giá kết
quả học tập của học sinh . Năm 1961 cùng với sự phát triển của trắc nghiệm,
hàng loạt các công ty trắc nghiệm ra đời, lúc này ƣớc lƣợng có khoảng 2000
công ty chuyên nhận xuất bản trắc nghiệm.
Năm 1963 ngƣời ta đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ máy
tính trong việc xử lý kết quả trắc trên diện rộng tạo điều kiện phát triển cho

phƣơng pháp trắc nghiệm trong nhiều lĩnh vực.
Những năm gần đây hầu hết các nƣớc trên thế giới đều đã sử dụng
phƣơng pháp trắc nghiệm một cách rộng rãi và phổ biến vào quá trình dạy học ở
tất các các cấp học, bậc học, Ví dụ nhƣ tại Mỹ, Anh, Pháp…
Năm 1969 tác giả Dƣơng Thiệu Tống đã đƣa môn trắc nghiệm và thống kê giáo
dục vào giảng dạy tại lớp cao học và tiến sỹ giáo dục tại trƣờng Đại học.
Năm 1972 Miền Nam đã sử dụng trắc nghiệm trong ôn thi tú tài và một số
tài liệu trắc nghiệm cũng ra đời trong thời gian này
Từ năm 1995 trắc nghiệm đƣợc quan tâm nghiên cứu trở lại. Bộ Giáo
dục và Đào tạo cùng với các truờng đại học đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội
thảo trao đổi thông tin, tập huấn về việc cải tiến phƣơng pháp KTĐG kết quả
học tập của học sinh sinh viên .Các khóa huấn luyện cung cấp những hiểu biết
về lƣợng giá trong giáo dục và các phƣơng pháp trắc nghiệm.
Năm 2006 trắc nghiệm khách quan đƣợc sử dụng cho kỳ thi tốt nghiệp
THPT và thi đại học cho môn học ngoại ngữ . Năm 2007 có bổ sung thêm
môn Vật lí, Hóa học, Sinh học . Đến nay trong việc thực hiện đổi mới
KTĐG đang đƣợc sử dụng rộng rãi kết hợp hình thức kiểm tra TNKQ và
TNTL ở tất cả các môn học cấp học bậc học.
Hiện tại trƣờng Cao đẳng Sơn La đã và đang rất quan tâm đến vấn đề kiểm
tra hết môn học học phần theo hình thức trắc nghiệm. Hơn nữa đối với học phần
cơ sở số học chƣa có bộ đề thi trắc nghiệm để phục vụ cho công tác kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

7


3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm học phần Cơ sở số học nhằm
- Giúp cho sinh viên ngành Sƣ phạm Toán lý trƣờng Cao đẳng Sơn La có công
cụ để tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân.

- Trang bị cho Giảng viên dạy học phần cơ sở số học một công cụ để áp dụng
vào quá trình kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên và định kỳ.
- Bổ sung cho ngân hàng đề của Nhà trƣờng bộ câu hỏi trắc nghiệm phục
vụ cho việc kiểm tra hết học phần Cơ sở số học của chuyên ngành CĐSP
Toán – Lý của Nhà trƣờng
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Các nhiệm vụ chính của đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phƣơng pháp trắc nghiệm, kỹ thuật xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.
- Nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm nội dung học phần Cơ sở số học từ đó
xác định mục tiêu nhận thức sinh viên cần đạt đƣợc.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho học phần Cơ sở số học
dạy ở trƣờng Cao đẳng Sơn La.
- Thử nghiệm sƣ phạm hệ thống các câu hỏi TNKQ đối với các lớp học học
phần Cơ sở số học chƣơng trình CĐSP toán lý ở trƣờng CĐ Sơn La. Trên cơ sở
đó nhằm chọn ra hệ thống câu hỏi chất lƣợng với mức độ tin cậy đảm bảo, phù
hợp với đối tƣợng sinh viên CĐ Sơn La, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phƣơng
pháp TNKQ và một số đề tài nghiên cứu về TNKQ ở các lĩnh vực khác nhau.
- Thiết kế bộ câu hỏi TNKQ môn cơ sở số học và tiến hành thử
nghiệm sƣ phạm ở một số lớp tham gia học môn cơ sở số học trong trƣờng CĐ
Sơn La.
6. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chƣơng trình, tài liệu giáo trình môn cơ sở số học

8



Nghiên cứu các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, đặc biệt là phƣơng pháp
trắc nghiệm khách quan
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan
- Nghiên cứu nội dung môn Cơ sở số học thuộc chƣơng trình đào tạo ngành
Sƣ phạm Toán – Lý hệ Cao đẳng
- Nghiên cứu yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, các yêu cầu cần đạt của
bộ môn Cơ sở số học.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chƣơng II: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chƣơng III: THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ ỨNG DỤNG TRONG TRƢỜNG
CAO ĐẲNG SƠN LA
Phần 3. Kết luận, kiến nghị
9. KẾ HOẠCH THỜI GIAN
Tính từ tháng 15/8/ 2011 đến 15/5/2012: Đăng ký đề tài, tiến hành nghiên cứu
thực hiện đề tài, hoàn thành đề tài trƣớc 15/ 5/ 2012, đăng ký nghiệm thu đề tài
tại hội đồng khoa học cấp khoa.

PHẦN 2. NỘI DUNG
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Định nghĩa trắc nghiệm khách quan
1.1.1. Định nghĩa
Trắc nghiệm khách quan là những câu trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng
của học sinh về môn học. Đó là những câu hỏi buộc thí sinh phải lựa chọn câu
trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. Loại trắc nghiệm này đƣợc gọi là
khách quan bởi vì chúng đạt đƣợc tính khách quan khi chấm điểm.
1.1.2. Phân loại:

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 5 dạng cơ bản sau:
9


Loại câu điền khuyết: Loại câu này đòi hỏi học sinh phải nhớ lại và cung cấp
câu trả lời bằng một hay một số ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận
định chƣa đầy đủ. Loại câu hỏi này còn đƣợc gọi là loại câu điền vào chỗ trống.
Loại câu ghép đôi: Loại câu hỏi này thƣờng có hai dãy thông tin gọi là các
câu dẫn và các câu đáp, chúng thƣờng đƣợc ghép lại với nhau theo kiểu tƣơng
ứng 1-1. Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp ghép
cuối cùng không chỉ đơn giản gắn kết với nhau theo kết quả của sự loại trừ liên tiếp.
Loại câu “đúng - sai” hoặc “có – không”: Ngƣời ta còn gọi loại câu “đúng
“ hay “sai” là cách lựa chọn liên tiếp. Đó có thể là những phát biểu (nhận định)
đƣợc đánh giá đúng hay sai và học sinh đƣợc hỏi trực tiếp để đƣợc trả lời “có”
hay “không”. Các phƣơng án trả lời là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức, một
lƣợng kiến thức đáng kể có thể kiểm tra một cách nhanh chóng.
Loại câu nhiều lựa chọn: Loại câu này thƣờng có hình thức của một câu
phát biểu không đầy đủ hay một câu dẫn đƣợc nối tiếp bằng một số câu trả lời
mà ngƣời học phải lựa chọn: Câu trả lời đúng hoàn toàn, câu trả lời tốt nhất
trong nhiều câu hợp lí, câu trả lời kém nhất, hay câu trả lời không liên quan gì
nhất, hay có nhiều hơn một câu trả lời thích hợp.
Một câu lựa chọn thƣờng bao gồm 4 bộ phận: Câu dẫn, câu chọn, câu đúng
(hoặc sai) phải chọn và câu nhiễu.
Loại câu nhiều lựa chọn đƣợc chia thành những dạng sau:
- Loại câu trả lời đúng: Câu dẫn đƣợc nối tiếp bằng một hay nhiều câu trả
lời thƣờng là 3 đến 5 câu, trong đó có một số câu đúng. Các câu khác đƣợc
coi là câu nhiễu hay câu bẫy (câu làm rối trí), là câu hoàn toàn sai nhƣng chỉ
những học sinh hiểu biết vấn đề mới có thể phân biệt đƣợc.
- Loại câu trả lời tốt nhất: Đó là câu trả lời tốt hơn bất kỳ một câu nhiễu nào
khác theo quan điểm của chuyên gia.

- Loại câu trả lời tìm câu sai: Các câu nhiễu đều là các câu trả lời đúng hoặc
là đúng một phần. Câu đƣợc chọn phải là câu kém nhất hoặc sai so với câu
khác. Tính chất kém của câu trả lời này không dễ bị phát hiện bởi một đối
tƣợng kém.
Ngoài những dạng trên còn có những biến thể của câu nhiều lựa chọn nhƣ:
Dạng có nhiều câu trả lời, câu kết hợp, dạng chỉ có một lời giải cho cả nhóm
câu hỏi.
Loại câu phức hợp: Loại câu này có thể đƣợc xem là những biến thể của các
loại câu hỏi trắc nghiệm đã trình bày. Có thể phân loại các câu hỏi trắc nghiệm
nhƣ sau:
10


- Kiểu trắc nghiệm khách quan, gồm: điền khuyết , đúng sai, nhiều lựa
chọn, gép đôi, phức hợp.
- Kiểu trắc nghiệm tự luận, gồm: Điền một từ, một cụm từ, tự trả lời bài
toán.
1.2. Các loại câu hỏi TNKQ
Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhƣng cơ bản có thể chia 4 loại chính là:
1.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm “Đúng - sai”
Đây là loại câu hỏi đƣợc trình bày dƣới dạng câu phát biểu và học sinh
trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phƣơng án “đúng” hoặc “sai”.
* Ƣu điểm của loại trắc nghiệm này là:
Đây là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự
kiện. Vì vậy viết loại câu hỏi này tƣơng đối dễ dàng, ít phạm lỗi mang tính
khách quan khi chấm.
* Nhƣợc điểm của loại trắc nghiệm này là:
Dễ đoán mò, do đó độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học
thuộc lòng hơn hiểu.
Học sinh giỏi có thể không thoả mãn khi buộc phải chọn “đúng” hay

“sai” khi câu hỏi quá dễ với học sinh.
1.2.2. Trắc nghiệm có nhiều câu trả lời lựa chọn
Loại này còn đƣợc gọi là câu hỏi nhiều lựa chọn. Đây là loại thông dụng
nhất, đƣợc dùng phổ biến nhất ở mọi cấp, mọi bộ môn. Loại này có một câu
phát biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn.
Trong đó có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất, còn lại đều là sai,
những câu trả lời còn lại là những câu mồi hay câu nhiễu.
* Ƣu điểm
- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những mục
tiêu dạy học khác nhau:
+ Xác định mối tƣơng quan nhân quả
+ Nhận biết các điều sai lầm
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát đƣợc với nhau.
+ Định nghĩa các khái niệm
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Nhận biết điểm tƣơng đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật.
11


+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật
+ Xét đoán vấn đề đang đƣợc tranh luận dƣới nhiều quan điểm.
- Độ tin cậy cao hơn: do yếu tố đoán mò hay may rủi thấp khi số phƣơng án
lựa chọn tăng.
- Tính giá trị tốt hơn: Với loại này ngƣời ta có thể đo đƣợc các khả năng nhờ
áp dụng các nguyên lý, định luật..., tổng quát hoá.... rất hữu hiệu.
- Thực sự khách quan khi chấm bài, điểm số của bài không phụ thuộc vào
chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và chủ quan của ngƣời chấm.
* Nhƣợc điểm
- Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất song các câu
nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi thế nào đó để đo đƣợc

các mức trí năng cao hơn mức nhớ, hiểu.
- Với những học sinh có óc sáng tạo, tƣ duy tốt, có thể tìm ra những câu trả
lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn.
- Các câu hỏi này không đo đƣợc khả năng phán đoán tinh vi và khả năng
giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một các hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc
nghiệm tự luận soạn kỹ.
- Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với câu hỏi khác và
cũng cần có nhiều thời gian để học sinh suy nghĩ chọn lựa câu hỏi
Lƣu ý: Khi viết câu hỏi loại này cần lƣu ý một số điểm sau:
+ Câu dẫn phải có nội dung ngắn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ
ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh đƣợc thì cần phải
đƣợc nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để
học sinh hiểu đƣợc mình đang đƣợc hỏi vấn đề gì.
+ Câu chọn đúng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu
dẫn, có cấu trúc song song nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt cú pháp với câu dẫn.
+ Nên có 4 phƣơng án trả lời để lựa chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phƣơng
án trả lời ít hơn thì yếu tố đoán mò hay may rủi sẽ tăng lên. Nhƣng nếu có quá
nhiều phƣơng án để lựa chọn thì giảng viên khó soạn và học sinh mất nhiều thời
gian để đọc câu hỏi, các câu gây nhiễu phải hợp lý và có sức hấp dẫn nhƣ nhau để
thử học sinh.
+ Phải chắc chắn chỉ có một phƣơng án trả lời đúng, các phƣơng án còn
lại là nhiễu.
+ Không đƣợc đƣa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên
viết một nội dung kiến thức nào đó
12


+ Các câu trả lời đúng nhất phải đƣợc đặt ở vị trí khác nhau, sắp xếp theo
thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, gần bằng nhau
1.2.3. Câu trắc nghiệm ghép đôi

Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh
tìm cách ghép các câu trả lời trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.
* Ƣu điểm: Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dùng loại này thích hợp với tuổi học
sinh trung học cơ sở hơn, có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức năng lực
trí tuệ khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết
các hệ thức hay lập các mối tƣơng quan
* Nhƣợc điểm: Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc
thẩm định các khả năng nhƣ sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại
câu hỏi này để đo mức năng lực trí tuệ cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu
danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho học sinh nối mỗi cột trƣớc khi
ghép đôi.
1.2.4. Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
Đây là câu hỏi TNKQ nhƣng có câu trả lời tự do, học sinh viết câu trả lời
bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn.
* Ƣu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác, phát huy óc
sáng tạo, học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu
trả lời. Dù sao việc chấm điểm cũng nhanh hơn TNTL song rắc rối hơn.
* Nhƣợc điểm: Khi soạn thảo loại câu hỏi này thƣờng dễ mắc sai lầm là
trích nguyên văn các câu từ trong sách giáo khoa.
Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thƣờng chỉ giới hạn vào chi tiết vụn
vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi
nhiều lựa chọn.
1.3. Câu hỏi phối hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan với loại
nhiều lựa chọn tự luận
- Đây là câu hỏi TNKQ loại nhiều lựa chọn đƣợc đặt thêm 01 câu hỏi giải
thích dƣới dạng văn “hãy giải thích một cách ngắn gọn vì sao chọn phƣơng án
đó”. Với loại câu hỏi này học sinh phải dùng cách hành văn của chính mình để
viết ra cách giải, cách suy luận, giải thích kết quả của mình đã chọn.
- Loại câu hỏi này gần nhƣ mang đầy đủ các ƣu điểm của loại câu hỏi
TNKQ loại nhiều lựa chọn và loại câu hỏi TNTL. Đặc biệt nó khắc phục đƣợc

các nhƣợc điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn: loại bỏ đƣợc khả năng đoán mò,
đánh giá khả năng tƣ duy sáng tạo, đánh giá đƣợc khả năng sử dụng ngôn ngữ
13


chuyên môn của học sinh để sắp xếp, diễn đạt, trình bày một vấn đề và ít tốn
thời gian chấm bài, khách quan hóa TNTL.
Tuy nhiên loại câu hỏi nhiều lựa chọn đã khó soạn này lại phối hợp với tự
luận lại càng khó hơn vì câu hỏi này phải có nội dung nhƣ thế nào đó để giáo
viên đánh giá đƣợc những gì cần đánh giá, mà phƣơng pháp trắc nghiệm khách
quan không thể thực hiện đƣợc.
Lưu ý: Khi chọn những câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn để phối hợp với tự
luận có những điểm cần lƣu ý sau:
+ Phải là những câu hỏi nhiều lựa chọn hay, có nội dung để đánh giá khả
năng ở mức độ trí lực cao nhƣ: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thực nghiệm, óc
quan sát tinh vi, nhận xét tinh tế... vì đánh giá các mức trí lực cao là nhƣợc điểm
của câu hỏi TNKQ song đó là những ƣu điểm của tự luận.
+ Dù câu hỏi TNKQ hay TNTL thì học sinh phải mất thời gian suy nghĩ
tƣơng đƣơng, song để đảm bảo độ tin cậy cho bài kiểm tra TNKQ thì số câu hỏi
phải nhiều vì vậy TNTL phải là câu trả lời đƣợc viết ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích,
ít tốn thời gian đo đó câu trả lời loại này cũng chỉ nên đề cập đến một vấn đề,
một nguyên tắc..., không nên hỏi nhiều vấn đề trong một câu hỏi nhƣ câu hỏi
TNTL.
+ Do cách chấm điểm phần tự luận mang tính chủ quan nên phần tự luận câu
hỏi loại này không nên cho quá nhiều điểm so với phần TNKQ
1.4. Nguyên tắc soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan
1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị
1.4.1.1. Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu muốn kiểm tra - đánh giá rõ
ràng. Cần phân chia nội dung chƣơng trình thành các nội dung cụ thể và xác
định tầm quan trọng của từng nội dung. Các mục tiêu phải đƣợc phát biểu dƣới

dạng những điều có thể quan sát đƣợc, đo đƣợc để đặt ra các yêu cầu về mức độ
đạt đƣợc của kiến thức , kỹ năng...
1.4.1.2. Lập bảng trọng số: Sau khi phân chia nội dung chƣơng trình thành
nội dung dạy học cụ thể, ngƣời ta tiến hành lập bảng trọng số bằng cách dùng
ma trận hai chiều để phân bố câu hỏi theo yêu cầu của nội dung và mục tiêu cần
kiểm tra, phân loại từng cầu hỏi trắc nghiệm theo hai chiều cơ bản: một chiều là
chiều các nội dung quy định trong chƣơng trình và chiều kia là chiều các mục
tiêu dạy học hay các kiến thức, kỹ năng, năng lực của học sinh... cần đạt đƣợc.
Sau đó phải kiểm tra lại các nội dung hay các mục tiêu của câu hỏi, số lƣợng câu
hỏi tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội
dung.
14


1.4.1.3. Chọn loại câu hỏi: Tuỳ theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học
mà chúng ta chọn loại câu hỏi, nhƣ câu hỏi có nội dung định tính, định lƣợng,
câu hỏi có nội dung hiểu, biết, vận dụng... Cần chọn ra những câu hỏi có mức độ
khó phù hợp với yêu cầu đánh giá và trình độ nhận thức của học sinh.
1.4.1.4. Ngoài ra giáo viên phải chuẩn bị đủ tƣ liệu nghiên cứu, tài liệu tham
khảo để có kiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chƣơng trình,
nắm chắc kỹ thuật soạn thảo câu hỏi TNKQ.
1.4.2 Giai đoạn thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bƣớc ở giai đoạn chuẩn bị mới bắt đầu chuẩn bị
câu hỏi. Muốn có bài trắc nghiệm khách quan hay, nên theo các quy tắc tổng quát sau:
- Bản sơ thảo các câu hỏi nên đƣợc soạn thảo trƣớc một thời gian trƣớc khi
kiểm tra.
- Số câu hỏi ở bản thảo đầu tiên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng
trong bài kiểm tra.
- Mỗi câu hỏi liên quan đến một mục tiêu nhất định. Có nhƣ vậy câu hỏi mới
có thể biểu hiện mục tiêu dạng đo đƣợc hay quan sát đƣợc.

- Mỗi câu hỏi phải đƣợc diễn đạt rõ ràng, không nên dùng những cụm từ có
ý nghĩa mơ hồ nhƣ: “thƣờng thƣờng” , “đôi khi”, “có lẽ”, “có thể”... vì nhƣ vậy
học sinh thƣờng đoán mò câu trả lời từ cách diễn đạt câu hỏi hơn là vận dụng sự
hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
- Mỗi câu hỏi phải tự mang đầy đủ các ý nghĩa chứ không tuỳ thuộc vào
phần trả lời chọn lựa để hoàn tất ý nghĩa.
- Các câu hỏi nên đặt dƣới thể xác định hơn là thể phủ định kép.
- Tránh dùng nguyên văn những câu trích ở sách hay bài giảng
- Tránh dùng những câu hỏi có tính chất “đánh lừa” học sinh.
- Tránh để học sinh đoán đƣợc những câu trả lời dựa vào dữ kiện cho ở
những câu hỏi khác.
- Các câu hỏi nên có độ khó vừa phải khoảng tử 40% - 60% số học sinh
tham gia làm bài kiểm tra trả lời đƣợc
- Nên sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự, mức độ khó dần và câu hỏi cùng loại
đƣợc xếp cùng một chỗ.
- Các chỗ trống để trả lời nên có chiều dài bằng nhau.
- Phải soạn thảo kỹ đáp án trƣớc khi cho học sinh làm bài kiểm tra và cần
báo trƣớc cho học sinh cách cho điểm mỗi câu hỏi.
15


- Trƣớc khi loại bỏ câu hỏi bằng phƣơng pháp phân tích thống kê, phải kiểm
tra lại câu hỏi cẩn thận, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chuyên gia, vì đôi khi
câu hỏi đó cần kiểm tra - đánh giá một mục tiêu quan trọng nào đó mà chỉ bằng
phƣơng pháp thống kê không thôi thì cũng chƣa thật sự buộc tuân thủ để loại bỏ
câu hỏi đó.
1.5. Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan loại câu hỏi
nhiều lựa chọn
1.5.1. Phân tích câu hỏi
1.5.1.1. Mục đích phân tích câu hỏi:

Sau khi chấm ghi điểm một bài kiểm tra TNKQ, cần đánh giá hiệu quả từng
câu hỏi. Muốn vậy, cần phải phân tích các câu trả lời của học sinh cho mỗi câu hỏi
TNKQ. Việc phân tích này có hai mục đích:
- Kết quả bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của
phƣơng pháp dạy học để kịp thời thay đổi phƣơng pháp dạy.
- Việc phân tích câu hỏi còn để xem học sinh trả lời mỗi câu hỏi nhƣ thế
nào, từ đó sửa lại nội dung câu hỏi để TNKQ có thể đo lƣờng thành quả, khả
năng học tập của học sinh một cách hữu hiệu hơn.
1.5.1.2. Phƣơng pháp phân tích câu hỏi:
Trong phƣơng pháp phân tích câu hỏi của một bài kiểm tra TNKQ thành
quả học tập, chúng ta thƣờng so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với
điểm số chung của toàn bài kiểm tra, với mong muốn có nhiều học sinh ở nhóm
điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng câu hỏi.
Việc phân tích thống kê nhằm xác định chỉ số: Độ khó, độ phân biệt của
câu hỏi. Để xác định thống kê độ khó, độ phân biệt ngƣời ta tiến hành nhƣ sau:
Chia mẫu học sinh thành 3 nhóm là bài kiểm tra:
+Nhóm điểm cao (H): từ 25% - 27% học sinh đạt điểm cao nhất.
+ Nhóm điểm thấp (L): Từ 25% - 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất.
+ Nhóm điểm trung bình (M1): Từ 46% - 50% số học sinh còn lại.
Tất nhiên việc chia nhóm này chỉ tƣơng đối.
- Nếu gọi: N là tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra
NH là số học sinh nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi cần phân tích
NM là số học sinh nhóm trung bình trả lời đúng câu hỏi cần phân tích
NL là số học sinh nhóm kém trả lời đúng câu hỏi cần phân tích
Thì:
16


+ Độ khó của câu hỏi đƣợc tính bằng công thức
K


NH  NM  NL
hoặc K  N H  N M  N L 100%
N
N

( 0 K  1 hay 0%  K  100%)

K càng lớn thì cho thấy câu hỏi càng dễ:
0  K  0,2: Là câu hỏi rất khó
0,2  K  0,4: Là câu hỏi khó
0,4  K  0,6: Là câu hỏi trung bình
0,6  K  0,8: Là câu hỏi dễ
0,8  K  1: Là câu hỏi rất dễ
+ Độ phân biệt của mỗi câu hỏi đƣợc tính bằng công thức:
P

NH  NL
; 1  P  1
 N H  N L  max

(NH – NL)max là hiệu số (NH – NL) khi nếu một câu hỏi đƣợc toàn thể học sinh
trong nhóm giỏi trả lời đúng và không có một học sinh nào trong nhóm kém trả lời
đúng
P của phƣơng án đúng càng dƣơng thì câu hỏi đó càng có độ phân biệt cao.
P của phƣơng án mồi càng âm thì câu hỏi đó càng hay vì nhử đƣợc nhiều
học sinh kém chọn lựa
1.5.1.3. Tiêu chuẩn chọn câu phù hợp: Các câu thoả mãn các tiêu chuẩn
sau đây đƣợc xếp vào các câu hỏi hay.
- Độ khó nằm trong khoảng 0,4  K  0,6.

- Độ phân biệt P  0,3.
- Câu hỏi mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm.
1.5.2. Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan
Một bài TNKQ tin cậy để sử dụng kiểm tra - đánh giá khi gồm những câu
hỏi tƣơng đối đạt tiêu chuẩn và dựa vào những đặc điểm sau:
1.5.2.1. Trung bình cộng số câu đúng:
X

Với

f

i

N

X: số câu hỏi
N: Số học sinh tham gia kiểm tra
17


fi: Số học sinh trả lời đúng câu hỏi thứ i.
Trung bình cộng số câu trả lời đúng phải vào khoảng X/2
1.5.2.2. Phƣơng sai, độ lệch chuẩn của TNKQ
- Phƣơng sai có công thức:
2

S =
Trong đó:


(Xi – X) 2
N

X: Trung bình cộng số đúng
Xi: Số câu trả lời đúng của học sinh thứ i
N: Số học sinh tham gia kiểm tra.

- Độ lệch chuẩn có công thức
S  s2

Độ lệch chuẩn cho ta biết mức độ khác nhau trong điểm số của một nhóm học
sinh.
1.5.2.3. Độ giá trị
- Giá trị nội dung bài TNKQ: Một bài TNKQ đƣợc coi là giá trị nội dung
khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiểu biểu của tổng thể các kiến thức, kỹ
năng, mục tiêu dạy học. Mức độ giá trị nội dung đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách so
sánh nội dung của bài TNKQ với nội dung của chƣơng trình học. Điều này đƣợc
thể hiện trong quá trình xác định mục tiêu kiểm tra và bảng đặc trƣng để phân bố
câu hỏi, lựa chọn câu hỏi.
1.5.2.4. Độ tin cậy
Độ tin cậy của bài TNKQ là số đo sự sai khác giữa điểm số bài TNKQ
và điểm số thực của học sinh. Tính chất tin cậy của bài TNKQ cho chúng ta biết
mức độ chính xác khi thực hiện phép đo với dụng cụ đo đã dùng. Trong thực tế
cho thấy có nhiều phƣơng pháp làm tăng độ tin cậy nhƣng lại giảm độ giá trị. Vì
vậy, một bài TNKQ có thể chấp nhận đƣợc nếu nó thoả đáng về nội dung và có
độ tin cậy 0,60  R  1,00.
Tóm lại: Một bài TNKQ hay là:
- Bài TNKQ đó phải có giá trị tức là nó đánh giá đƣợc những cái cần đánh
giá, định đánh giá.
- Bài TNKQ phải có độ tin cậy, một bài TNKQ hay nhƣng có độ tin cậy thấp

thì cũng không có ích, một bài TNKQ có độ tin cậy cao những vẫn có thể có độ
18


giá trị thấp, nhƣ vậy một bài TNKQ có độ tin cậy thấp thì không thể có độ giá trị
cao.
Để đánh giá độ tin cậy cần chú ý đến sai số đo lƣờng chuẩn, số học sinh
tham gia làm bài kiểm tra và đặc điểm thống kê của bài TNKQ
1.6. Ƣu, nhƣợc điểm của TNKQ
1.6.1. Ưu điểm
- Do số lƣợng câu hỏi nhiều nên phƣơng pháp TNKQ có thể kiểm tra nhiều
nội dung kiến thức bao trùm gần cả chƣơng, nhờ vậy buộc học sinh phải học kỹ
tất cả các nội dung kiến thức trong chƣơng.
- Phƣơng pháp TNKQ buộc học sinh phải tự giác, chủ động, tích cực học
tập. Điều này tránh đƣợc tình trạng học tủ, học lệch trong học sinh.
- Do số câu hỏi nhiều nên bài TNKQ thƣờng gồm nhiều câu hỏi có tính
chuyên biệt và có độ tin cậy cao.
- Có thể phân tích tính chất câu hỏi bằng phƣơng pháp thủ công hoặc nhờ
vào các phần mềm tin học do vậy có thể sửa chữa, bổ sung hoặc loại bỏ các câu
hỏi để bài TNKQ ngày càng có giá trị hơn. Ngoài việc phân tích câu hỏi còn
giúp giáo viên chọn lựa phƣơng pháp dạy phù hợp, hƣớng học sinh có phƣơng
pháp học tập đúng đắn, ít tốn công sức, thời gian chấm bài và hoàn toàn khách
quan, không có sự chênh lệch giữa các giáo viên chấm khác nhau. Một bài
TNKQ có thể dùng để kiểm tra ở nhiều lớp nhƣng phải đảm bảo không bị lộ đề.
- Kiểm tra bằng phƣơng pháp TNKQ có độ may rủi ít hơn TNTL vì không
có những trƣờng hợp trúng tủ, từ đó loại bỏ dần thói quen đoán mò, học lệch,
học tủ, chủ quan, sử dụng tài liệu... của học sinh, nó đang là mối lo ngại của
nhiều giáo viên hiện nay.
- Điểm của bài kiểm tra TNKQ hầu nhƣ thật sự điểm do học sinh tự làm bài,
vì học sinh phải làm 2,3... câu trở lên thì mới đƣợc một điểm trong thang điểm

10. Do vậy xác xuất quay cóp, đoán mò đƣợc điểm rất thấp.
1.6.2. Nhược điểm
- TNKQ dùng để đánh giá các mức năng lực trí tuệ ở mức biết, hiểu thì thực
sự có ƣu điểm còn ở mức phân tích, tổng hợp, đánh giá và thực nghiệm thì bị
hạn chế, ít hiệu quả vì nó không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo, chủ động,
khả năng tổng hợp kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp tƣ duy suy luận, giải thích,
chứng minh của học sinh hạn chế kỹ năng diễn đạt trình bày.
Vì vậy đối với cấp học càng cao thì khả năng áp dụng của hình thức TNKQ
càng bị hạn chế.
19


- Phƣơng pháp TNKQ chỉ cho biết “kết quả” suy nghĩ của học sinh mà
không cho biết quá trình tƣ duy, thái độ của học sinh đối với nội dung đƣợc
kiểm tra do đó không đảm bảo đƣợc chức năng phát hiện lệch lạc của kiểm tra
để từ đó có việc điều chỉnh việc dạy và việc học.
- Do sẵn có phƣơng án trả lời, nên TNKQ khó đánh giá khả năng quan sát,
phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, khả năng tổ chức, sắp
xếp, diễn đạt ý tƣởng, khả năng suy luận, óc tƣ duy độc lập, sáng tạo và sự phát
triển ngôn ngữ chuyên môn của học sinh.
- Việc soạn đƣợc câu hỏi đúng chuẩn là công việc thực sự khó khăn, nó yêu
cầu ngƣời soạn phải có chuyên môn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm và phải có
thời gian. Điều khó nhất là ngoài một câu trả lời đúng thì các phƣơng án trả lời
khác để chọn cũng phải có vẻ hợp lý.
- Do số lƣợng câu hỏi nhiều bao trùm nội dung của cả chƣơng trình học,
kiến thức yêu cầu không khó và không sâu, do đó hạn chế việc phát triển tƣ duy
cao ở học sinh khá giỏi. Có thể có một số câu hỏi mà những học sinh thông
minh có thể có những câu trả lời hay hơn đáp án đã cho sẵn, nên học sinh đó
không cảm thấy thoả mãn.
- Khó soạn đƣợc một bài TNKQ hoàn hảo và tốn kém trong việc soạn thảo,

in ấn để kiểm tra và học sinh cũng mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
1.7. So sánh TNKQ và TNTL
1.7.1. Cơ sở lý luận về trắc nghiệm tự luận.
1.7.1.1. Định nghĩa:
Trắc nghiệm tự luận là bài trắc nghiệm nhằm khảo sát khả năng của học
sinh về môn học. Đó là những câu hỏi lý thuyết, những bài toán đòi hỏi thí sinh
tự mình soạn câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. Bài trắc
nghiệm tự luận trong một chừng mực nào đó đƣợc chấm điểm một cách chủ
quan và các điểm cho bởi những ngƣời chấm khác nhau nên có thể không thống
nhất.
Để trả lời câu hỏi tự luận cần nhiều thời gian, nên bài trắc nghiệm tự luận
chỉ gồm ít câu hỏi.
1.7.1.2. Phân loại:
Câu hỏi trắc nghiệm tự luận có 4 dạng cơ bản sau:
- Loại điền thêm 1 từ, 1 cụm từ
- Loại câu hỏi tự trả lời bằng một câu hay một số câu.

20


- Loại câu trả lời dài dạng tiểu luận: Là những câu kiểm tra đòi hỏi học sinh
viết thành bài hoàn chỉnh. Loại câu hỏi này tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ
những tƣ duy sáng tạo, khả năng diễn đạt của mình.
- Các bài toán có liên quan đến số trị: Bài toán có thể áp dụng công thức,
định luật nào đó, những tình huống mới, với các điều kiện thay đổi đòi hỏi học
sinh phải có năng lực phân tích, tổng hợp đánh giá và quyết định
1.7.1.3. Ƣu, nhƣợc điểm của TNTL:
* Ƣu điểm:
+ Câu hỏi trắc nghiệm tự luận đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và
diễn tả bằng ngôn ngữ của chính mình. Vì vậy, nó có thể đo đƣợc trình độ phân

tích, tổng hợp, so sánh..., nó không ngừng kiểm tra đƣợc kiến thức của học sinh
mà còn kiểm tra đƣợc kỹ năng giải bài tập định tính cũng nhƣ định lƣợng.
+ Có thể kiểm tra - đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết
những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt tƣ tƣởng.
+ Hình thành cho học sinh kỹ năng sắp đặt ý tƣởng suy diễn, khái quát hóa,
phân tích, tổng hợp... phát huy tính độc lập tƣ duy sáng tạo cho học sinh.
+ Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn công hơn so với câu hỏi trắc nghiệm
khái quát.
* Nhƣợc điểm:
+ Bài kiểm tra tự luận thì số lƣợng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại phụ thuộc
vào tính chất chủ quan, trình độ ngƣời chấm do đó độ tin cậy thấp.
+ Cũng do phụ thộc vào tính chủ quan của ngƣời chấm nên nhiều khi cùng
một bài kiểm tra, cũng một ngƣời chấm những ở hai thời điểm khác nhau hoặc
cùng một bài kiểm tra nhƣng hai ngƣời chấm khác nhau chấm, kết quả sẽ khác
nhau, do đó phƣơng pháp này có độ giá trị thấp.
+ Vì số lƣợng câu hỏi ít nên không kiểm tra hết các nội dung câu trong
chƣơng trình, dẫn đến hiện tƣợng học tủ, học lệch.
1.7.2. Những năng lực đánh giá được
1.7.2.1. Loại TNTL:
- Học sinh có thể tự diễn đạt ý tƣởng bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của
mình nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã có.
- Có thể đo lƣờng khả năng suy luận nhƣ: Sắp xếp ý tƣởng, suy diễn, tổng
quát hoá, so sánh, phân biệt, phân tích tổng hợp một cách hữu hiệu.
- Không đo lƣờng kiến thức ở mức năng lực trí tuệ biết, hiểu một cách hữu hiệu.
21


1.7.2.2. Loại TNKQ
- Học sinh chọn câu đúng nhất trong số cá phƣơng án trả lời cho sẵn hoặc
viết thêm một vài từ hoặc một câu để trả lời.

- Có thể đánh giá những khả năng suy luận nhƣ: Sắp đạt ý tƣởng, suy diễn,
so sánh và phân biệt những không hữu hiệu bàng TNTL.
- Có thể kiểm tra - đánh giá kiến thức của học sinh ở mức năng lực trí tuệ
biết, hiểu một cách hữu hiệu.
1.7.3. Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm (Với một khoảng thời gian xác định)
- Loại TNTL: Có thể kiểm tra - đánh giá đƣợc một phạm vi kiến thức nhỏ
nhƣng rất sâu với số lƣợng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít.
- Loại TNKQ: Vì có thể trả lời nhanh nên số lƣợng câu hỏi lớn, do đó bao
quát phạm vi kiến thức rộng lớn hơn
1.7.4. Ảnh hưởng đối với học sinh
- Loại TNTL: Khuyến khích học sinh độc lập sắp đặt, diễn đạt ý tƣởng
bằng chính ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho giáo viên
đánh giá ý tƣởng đó, song môt bài TNTL dễ tạo sự “lừa dối” vì học sinh có thể
khéo léo đề cập đến những điểm mà họ không biết hoặc chỉ biết mập mờ.
- Loại TNKQ: Học sinh ít quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý
tƣởng của mình, song TNKQ khuyến khích học sinh tích luỹ nhiều kiến thức và
kỹ năng, không “học tủ” nhƣng đôi khi dễ dàng đoán mò.
1.7.5. Công việc soạn đề kiểm tra
- Loại TNTL: Việc chuẩn bị câu hỏi TNTL do số lƣợng ít nên không khó
lắm nếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực chuyên môn.
- Loại TNKQ: Việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có nhiều
kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững chắc. Đây là công việc rất tốn thòi
gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng đề thì công việc này đỡ tốn công sức hơn.
1.7.6. Công việc chấm điểm
- Loại TNTL: Đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian và khó cho
điểm chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn cẩn thận, công bằng, tránh
thiên vị.
- Loại TNKQ: Công việc chấm điểm nhanh chóng và tin cậy, đặc điểm
chiếm ƣu thế khi cần kiểm tra một số lƣợng lớn học sinh.


22


Chƣơng 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
2.1. Mục tiêu và yêu cầu kiến thức
2.1.1. Chương 1 - Số Tự nhiên
- Nhận biết các tập hợp số, các tính chất cơ bản của tập hợp số tự nhiên
- Xác định đƣợc nguyên lý quy nạp, tính sắp thứ tự tốt, giải thích đƣợc hệ
tiên đề về số tự nhiên.
- Mô tả và giải thích đƣợc các tính chất, phép toán trên tập hợp số tự nhiên
- Biết cách xác định các hệ thống ghi số g- phân.
- Áp dụng làm BT tƣơng ứng với các phần lý thuyết về số tự nhiên.
2.1.2. Chương 2: Số nguyên
- Nhận biết, mô tả và giải thích đƣợc các khái niệm, tính chất, về vành số
nguyên
- Xác định và biết cách ghi số nguyên Z và thực hành các phép tính trên Z
- Mô tả và giải thích đƣợc các quan hệ trên Z, quan hệ thứ tự.
- Xác định đƣợc lực lƣợng của tập hợp Z.
- Áp dụng làm đƣợc các bài toán về tính chất của tập số nguyên Z, các phép
toán trên tập số Z.
2.1.3. Chương 3: Số hữu tỉ
- Nhận biết, mô tả và giải thích đƣợc các khái niệm, tính chất, về tập hợp số
hữu tỉ, trƣờng số hữu tỉ, tính chất phân số.
- Xác định các quan hệ thứ tự trên Q, và thực hành các phép tính trên Q
- Mô tả và giải thích đƣợc các tính chất cơ bản về quan hệ thứ tự, lực lƣợng
của tập hợp Q.
- Xác định đƣợc các tính chất của số thập phân hữu hạn và số thập phân vô
hạn tuần hoàn, biết cách biểu diễn , thực hiện các phép toán.
- Áp dụng làm đƣợc các bài toán về tính chất của tập số Q, các phép toán
trên tập số Q.

2.1.4. Chương 4: Số thực – Số phức
- Nhận biết, mô tả và giải thích đƣợc các khái niệm, tính chất, về tập hợp số
thực và số phức
- Xác định các quan hệ trên tập số R và số C, thực hiện các phép tính trên
tập số R và C,
23


- Mô tả và giải thích đƣợc các tính chất cơ bản tập số phức , biết cách biểu
diễn số phức, thực hiện các phép toán cộng, nhân, khai căn trên tập số phức.
- Hiểu và xác định đúng các tính chất đặc trƣng của số phức, trƣờng số
phức.
- Xác định đƣợc một số phƣơng trình nghiệm phức và cách giải 1 số phƣơng
trình phức.
- Áp dụng làm đƣợc các bài toán về tính chất của tập số C.
2.1.5. Chương 5: Liên phân số
- Nhận biết về liên phân số hữu hạn và liên phân số vô hạn, xác định đƣợc
các tính chất cơ bản của liên phân số.
- Biểu diễn đƣợc dạng của liên phân số, giản phân và các tính chất của giản
phân, biết tìm giá trị của 1 liên phân số.
- Biểu diễn số thực bởi liên phân số, xác định đƣợc 1 số ứng dụng của liên
phân số, biết cách giải phƣơng trình vô định bằng cách áp dụng liên phân số.
- Áp dụng các vấn đề về liên phân số để giải và khai thác 1 số dạng toán cơ
bản trong chƣơng trình cơ sở số.
2.2. Bảng trọng số

Tầm quan
Trọng %

Số câu hỏi TNKQ


Chƣơng 1. Số tự nhiên

20% (25c)

10

10

5

Chƣơng 2. Số nguyên

17% (20c)

8

8

4

Chƣơng 3. Số hữu tỉ

25% (30c)

12

12

6


Chƣơng 4. Số thực và số phức

25% ( 30c)

12

12

6

Chƣơng 5. Liên phân số

13% (15c)

6

6

3

Tổng số

120 câu

48

48

24


Nội dung

B1

B2

B3

+) Bậc 1(B1): Nhận biết, nhớ lại, xác định công thức, và các tính chất, định
nghĩa…
+) Bậc 2(B2): Hiểu ở mức độ : Mô tả, giải thích lại đƣợc các KN, ĐN,TC, thành
thạo kỹ năng tính toán…
24


+) Bậc 3(B3):Phân loại, phân tích, tính toán, áp dụng đƣợc các vấn đề lý thuyết
vào bài tập, suy luận, tổng hợp, đánh giá,…
2.3 . Hệ thống câu hỏi TNKQ
2.3.1. Chương 1 - Số Tự nhiên
1.1.1: Tập hợp A tƣơng đƣơng ( hay đẳng lực ) với tập hợp B, kí hiệu
A B. Tìm phƣơng án đúng trong các phƣơng án sau:
a/ A B  tồn tại một đơn ánh f: A  B
b/ A B  toàn ánh f: A  B
c/ A B  song ánh f: A  B
d/ A B  tƣong ứng bất kì f: A  B
1.1.2: Trong các phƣơng án sau phƣơng án nào sai?
a/ Cho X = a, b, c , Y  1, 2, c thì X

Y


b/ Cho X = a, b, c , Y  1, 2, 3 thì X

Y

c/ Cho X = a, b, c , Y  1, a, b, c thì X
d/ Cho X = a, b, c , Y   a, b, c thì X

Y
Y

1.1.3: Trong các phƣơng án sau phƣơng án nào sai?
a/  tập hợp A ta luôn có: A A
b/  tập hợp A, B nếu A B thì B A
c/  tập hợp A, B, C nếu A B thì B C thì A C
d/  tập hợp A, B, C, D nếu A B thì C D thì A C
1.1.4: Chọn phƣơng án đúng trong các phƣơng án sau:
a/ Tập hợp A là hữu hạn nếu A đẳng lực với một bộ phận thực sự của nó
b/ Tập hợp A là vô hạn nếu A đẳng lực với tập hợp hữu hạn B
c/ Tập hợp A là vô hạn nếu A không hữu hạn
d/ Tập hợp A là hữu hạn nếu B hữu hạn thì A đẳng lực với B
1.1.5: Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
a/ Mọi số tự nhiên đều có số liền trƣớc duy nhất
b/ Mọi số tự nhiên đều là số liền sau của một số tự nhiên duy nhất
c/ Giữa hai số tự nhiên luôn tồn tại một số tự nhiên
d/ Mọi số tự nhiên đều có số liền sau duy nhất
1.1.6. Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?
a/ Tập con của một tập hợp hữu hạn là tập hợp hữu hạn
b/ Tích Đề các của hai tập hợp hữu hạn là một tập hợp hữu hạn
25



×