Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và xác định hiệu quả kinh tế của việc trồng rau mầm họ cải BRASSICACEAE vụ đông và vụ xuân tại phường chiềng sinh thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541 KB, 44 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu đối với con người nó có vai trò
quan trọng như: có thể làm thuốc chữa bệnh, cung cấp vitamin cho con
người… Tuy nhiên hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, ô nhiễm
bởi các kim loại nặng, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nghiêm
trọng do đó việc trồng rau theo phương pháp truyền thống không đảm bảo
an toàn làm cho rau xanh dễ bị nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn từ đó ảnh hưởng
tới sức khỏe con người [10].
Rau mầm là một loại rau ăn thân lá, được sử dụng khi rau còn non, có
khoảng 2-3 lá. Rau mầm là nguồn cung cấp phong phú nhất các loại vitamin
và chất chống ôxi hóa, ức chế sự hình thành tế bào ung thư, giảm bệnh tim
mạch, giảm lượng cholesterol trong máu. Rau mầm hiện rất được ưa chuộng
ở thị trường các nước phát triển trên thế giới. Đây là một mặt hàng không
những bổ dưỡng mà còn an toàn, vệ sinh và tuyệt đối không sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, thời gian trồng ngắn 5-10 ngày, được trồng trên một số giá
thể sạch, kiểm soát được nước tưới, dinh dưỡng trong giá thể, ngăn chặn côn
trùng và bệnh hại [13].
Trong giai đoạn hiện nay, trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết
nhu cầu rau xanh tại chỗ rất tiện lợi lại đảm bảo an toàn đối với cư dân đô
thị, người dân thiếu đất canh tác hay đối với những người nông nhàn. Chỉ
cần tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày chăm sóc là đủ và có
rau an toàn tại chỗ để gia đình sử dụng, vừa tươi mới lại vừa ngon. Ngoài ra
trồng rau mầm trong gia đình là một cách thư giãn tuyệt vời sau những giờ
làm việc căng thẳng, một liệu pháp giảm stress hiệu quả thông qua ltrồng rau
mầm . Chỉ sau 2-3 ngày gieo hạt, chúng ta sẽ được chứng kiến hạt nảy mầm,
mầm cây lớn nhanh (chủ yếu là nhờ những chất dinh dưỡng sẵn có từ hạt),
màu xanh của lá mầm tạo cảm giác thú vị và thư giãn [13].

1



Sơn La là tỉnh có tiềm năng sản xuất rau tuy nhiên còn gặp nhiều khó
khăn do đó nhu cầu rau xanh cho người tiêu dùng chưa được đáp ứng đầy
đủ. Đặc biệt, khi đời sống con người ngày càng cao, rau không chỉ phải đủ
về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng [6]. Thành phố Sơn La, một
trong những trung tâm văn hóa và du lịch của tỉnh Sơn La vì vậy nhu cầu
rau chất lượng cao phục vụ cho các siêu thị, khách sạn, nhà hàng là rất cần
thiết. Bên cạnh đó do quá trình đô thị hóa, đất sản xuất rau bị thu hẹp, vấn
đề rau sạch trong đô thị trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân
thành phố. Trong xu thế hiện nay, sản xuất rau mầm tại nhà là một trong
những lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên mô hình sản xuất này mới chỉ mang
tính tự phát, chưa có những nghiên cứu cơ bản về vấn đề này, chưa đảm bảo
tiêu chuẩn trong sản xuất rau an toàn và bền vững. Để giúp cho những hộ gia
đình không có hoặc thiếu đất trồng rau có khả năng tự sản xuất và đáp ứng nhu
cầu về rau xanh chúng tôi tiến hành đề tài : Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh
trưởng và xác định hiệu quả kinh tế của việc trồng rau mầm họ Cải
Brassicaceae vụ thu đông và đông xuân tại phường Chiềng Sinh - thành
phố Sơn La.
2. Đối tượng nghiên cứu
Giống rau mầm họ Cải Brassicaceae:
- Cải xanh Brassica juncea của công ti sản xuất giống rau Bình Minh
- Cải củ trắng Raphanus satvus var acanthiformis của công ti sản xuất
giống rau Bình Minh
3. Địa điểm nghiên cứu
Số nhà 57 - Tổ 3 - phường Chiềng Sinh - thành phố Sơn La
4. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng và tính được hiệu quả kinh tế khi
trồng rau mầm họ Cải Brassicaceae vụ thu đông và đông xuân năm 2011 –
1012 từ đó tìm ra được phương pháp kỹ thuật trồng rau mầm phù hợp để áp
dụng trồng giống rau mầm họ Cải Brassicaceae tại thành phố Sơn La.

2


5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm, chiều cao thân, đặc điểm hình thái và hiệu
quả kinh tế của 2 giống rau mầm họ Cải Brassicaceae:
- Cải xanh Brassica juncea
- Cải củ trắng Raphanus sativus acanthiformis
6. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và xác định hiệu quả kinh tế của
việc trồng rau mầm họ Cải Brassicaceae vụ đông và xuân năm 2011 - 1012 tại
Thành phố Sơn La.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản về khả năng sinh trưởng của 2
giống rau mầm họ Cải Brassicaceae về: tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây, đặc
điểm hình thái, hiệu quả kinh tế
8. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 08/2011 đến tháng 5/2012
Kế hoạch thời gian nghiên cứu.
TT

Thời gian

Nội dung

1

Tháng 8 - 9/2011

- Chuẩn bị đề cương và bảo vệ đề cương


2

Tháng 10/2011

- Thiết kế thí nghiệm, trồng thử nghiệm

3

Tháng 11 – 1/2012

- Chăm sóc thí nghiệm và thu thập số liệu
- Báo cáo tiến độ thí nghiệm
- Tiếp tục trồng thử nghiệm rau mầm vụ đông
xuân.

4

Tháng 2 - 4/2012
- Hoàn thiện số liệu, xử lý số liệu viết báo cáo tiến
độ thực hiện đề tài, thông qua cấp khoa và trường.

5

Tháng 5 /2012

- Hoàn thiện đề tài và viết báo cáo, báo cáo đề tài.

3



9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên chậu vại
Thí nghiệm thiết kế với 2 công thức (mỗi vụ được coi là một công
thức) và nhắc lại 4 lần [4].
Trong mỗi vụ trồng cải trên các khay xốp, tiến hành theo dõi trên 6
xốp  6 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại theo dõi cố định 15

khay

cây/1khay, 2 ngày đo chỉ tiêu 1 lần.
Diện tích 1 khay thí nghiệm là: 40cm x 50cm x 7cm
Tổng diện tích thí nghiệm của một giống là: 1.2m2
Tổng diện tích thí nghiệm của một vụ gieo là: 2.4m2
- Thời điểm trồng của vụ đông: Từ 02/10/2010 đến 30/12/2011
Đợt

Đợt I

Đợt II

Lần 1

Ngày 02/10/2011

Ngày 02/11/2011

Ngày 02/12/2011

Lần 2


Ngày 12/10/2011

Ngày 12/11/2011

Ngày12/12/2011

Lần 3

Ngày 22/10/2011

Ngày 22/11/2011

Ngày 22/12/2011

Lần

Đợt III

- Thời điểm trồng của vụ xuân: Từ 03/01/2012 đến 30/03/2012
Đợt

Đợt I

Đợt II

Đợt III

Lần 1


Ngày 02/01/2012

Ngày 02/02/2012

Ngày 02/03/2012

Lần 2

Ngày 12/01/2012

Ngày 12/02/2012

Ngày 12/03/2012

Lần 3

Ngày 22/01/2012

Ngày 22/02/2012

Ngày 22/03/2012

Lần

* Thí nghiệm 1: đối với giống cải xanh Brassica juncea
Công thức 1: Trồng cải xanh ở vụ đông
Công thức 2: Trồng cải xanh ở vụ xuân
4



* Thí nghiệm 2: đối với củ cải trắng Raphanus sativus acanthiformis.
Công thức 1: Trồng củ cải trắng ở vụ đông
Công thức 2: Trồng củ cải trắng ở vụ xuân
9.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu
9.2.1. Tỉ lệ nảy mầm:
Tỉ lệ nảy mầm được tính = tổng số hạt nảy mầm : tổng số hạt đem gieo
9.2.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng : Chiều cao cây
+ Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của cây (cm): Đo từ gốc sát
mặt giá thể đến đỉnh lá cao nhất của cây.
+ Chiều cao cây cuối cùng (cm): Là chiều cao của cây khi đạt độ thu hoạch.
+ Thời gian sinh trưởng của giống (ngày): Là thời gian tính từ khi trồng
đến khi thu hoạch.
9.2.3. Chỉ tiêu về hình thái
Đánh giá đặc điểm hình thái của 2 giống Cải trong 2 vụ: Vụ đông và
vụ xuân
- Màu sắc thân: Xanh đậm, xanh nhạt, vàng nhạt, trắng...
- Màu sắc lá: Xanh đậm, xanh nhạt …
9.2.4. Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế
- Khối lượng (kg)/khay
- Độ bền rau cắt (ngày): Tính từ ngày cắt rau theo tiêu chuẩn đến ngày rau
tàn.
- Hiệu quả kinh tế được tính theo công thức:
Lợi nhuận thu được = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
+ Tổng thu nhập: Là giá trị thu nhập của 1vụ/khay, đơn vị tính theo VNĐ.
+ Tổng chi phí: Là tổng giá trị chi phí của 1vụ/khay, đơn vị tính theo VNĐ.
Tổng chi phí gồm: Cây giống, giá thể, chi phí khác ( nước, điện …).

5



9.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các chỉ tiêu về hình thái và thu thập các số liệu liên quan đến đề tài.
9.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0 thống kê so sánh
theo chương trình Excel.
10. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm ba phần:
Phần mở đầu.
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phần kết luận.

6


NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí - Địa lý
Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ 21015' - 21031' Bắc và 103045' 104000' Đông, cách Hà Nội khoảng 302 km về phía Tây Bắc. Phía Tây và
phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía
Nam giáp huyện Mai Sơn. Quốc lộ 6 đi qua thành phố, nối thành phố với
thành phố Điện Biên Phủ và thành phố Hòa Bình [6].
1.2. Địa hình
Thành phố Sơn La nằm trong vùng phân hóa mạnh, địa hình chia cắt
phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh
tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các
phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập

trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng
Sinh. Độ cao bình quân từ 700 - 800 m so với mực nước biển [6].
1.3. Khí hậu
Thành phố Sơn La nằm trong vùng núi cao mang đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít
mưa. Nhiệt độ trung bình 22,10C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.299
mm/năm, trung bình số ngày mưa là 137 ngày/ năm, độ ẩm trung bình
khoảng 85%. Nói đến Thành phố Sơn La, đây là một thành phố nằm ở tọa độ
21015' - 21031' vĩ độ Bắc và 103045' - 104000' vĩ độ Đông, có độ cao bình
quân từ 700 - 800 m so với mực nước biển. Nhiệt độ không khí: Trung bình
220C, cao nhất 370C và có năm xuống tới 20C trong tháng 1, do đó tháng 1 là
tháng lạnh nhất trong năm ở Thành phố Sơn La [6]. Dựa vào điều kiện tự
nhiên này cho nên Thành phố Sơn La có khả năng phát triển các loại rau củ

7


quả có chất lượng như cải củ, súp lơ, bắp cải, các loại rau gia vị…và đặc biệt
rất thích hợp để trồng các loại rau trong điều kiện mầm.
Thành phố Sơn La có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Trong thời gian chúng tôi
tiến hành trồng thử nghiệm từ tháng 10/2011 đến tháng 4/2012, lượng mưa
trung bình phân bố không đồng đều giữa các tháng, mưa nhiều vào tháng 10,
11,12, 03 mưa ít vào các tháng 1, 2, 4... Thành phố Sơn La có lượng mưa
trung bình đạt 562,4mm/7 tháng, lượng mưa tương đối cao đây chính là điều
kiện thuận lợi cho việc trồng các loại rau phong phú và đa dạng.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu khí hậu thành phố Sơn La
( Nguồn : Trạm khí tượng thủy văn thành phố Sơn La năm 2011 - 2012)
Nhiệt độ


Lượng

Giờ nắng

Độ ẩm

trung

mưa

trung

không khí

bình

trung bình

bình

trung bình

(T0C)

(mm)

(Giờ)

(%)


10/2011

22,4

185

164,6

86

11/2011

17,4

448

193,7

84

12/2011

17,5

185

147,2

88


01/2012

8,0

24,7

20,7

95

02/2012

13,5

77

105,9

91

03/2012

12,8

130,6

61,8

92


04/2012

19,3

54,8

109,0

95

Tháng

Tổng số giờ nắng cao đạt 1885 giờ, số giờ nắng trung bình đạt 157,08
giờ/tháng. Đặc biệt là số giờ nắng được phân bố tương đối đều trong các
tháng, không có tháng nào trong thời gian nghiên cứu có số giờ nắng trung
bình ít hơn 157,08 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho rau mầm sinh trưởng và
phát triển tốt, cho năng xuất cao.
8


1.4. Thuỷ văn
Thành phố Sơn La nằm trong vùng phân hóa mạnh, địa hình chia cắt
phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Trên địa bàn Thành
phố có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đà và sông Mã, chảy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam.
- Sông Đà chảy qua Sơn La 230 km
- Sông Mã chảy qua Sơn La 70 km
- Nước ngầm: có 140 mỏ xuất lộ
Bên cạnh hai con sông lớn, Sơn La còn có hệ thống suối lớn nhỏ, phân
bố khắp vùng, với hệ thống suối dày đặc của địa hình núi cao, dốc đứng đã

tạo khả năng phát triển hệ thống thuỷ điện và thuỷ lợi nhỏ, đáp ứng một phần
điện sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ sản xuất. Có nhiều sông suối lớn đổ
ra sông Đà và sông Mã tạo nên tiềm năng lớn về thủy điện.
Mặt khác, việc tích nước của hồ thuỷ điện Tạ Bú làm đẩy mực nước
ngầm ở các khe nứt của thành phố lên. Điều này là tiềm năng có thể khai thác
nguồn nước này để tưới cho chè, các loại cây lâu năm và các loại rau trồng
trên địa bàn thành phố [6]. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng ô
nhiễm nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp cùng với việc tồn dư của
thuốc bảo vệ thực vật khiến cho người tiêu dùng ngày càng hoang mang về
chất lượng của các loại rau trồng trên địa bàn thành phố hiện nay.
2. Điều kiện kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu
Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục,
y tế của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều
kiện cho thành phố trong việc giao lưu thông thương hàng hoá, trao đổi
thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và
khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh
[6]. Tuy nhiên với xu thế phát triển của Thành phố trong giai đoạn hiện
nay diện tích đất nông nghiệp trong đó phần lớn là diện tích đất trồng rau

9


trong nội thành có xu hướng ngày càng thu hẹp. Đây chính là dấu hỏi lớn
trong vấn đề giải quyết nhu cầu thực phẩm cho người dân Thành phố.
Trên cơ sở tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khí hậu …
chúng tôi nhận thấy, khí hậu thành phố Sơn La thích hợp trồng các loại cây
công nghiệp như chè, cây ăn quả, các loại rau đặc biệt là các loại rau mầm .
Đây được coi là một tiềm năng kinh tế lớn góp phần giải quyết vấn đề thực
phẩm sạch hiện nay trên địa bàn thành phố Sơn La nói riêng và tỉnh Sơn La
nói chung. Do đó, nếu biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất thì sẽ đem đến

hiệu quả kinh tế lớn hơn và tạo thu nhập cao, đồng thời cải thiện bữa ăn
cho người dân thành phố.

10


Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Tình hình nghiên cứu rau mầm trên thế giới
Rau mầm cũng là một trong những loại đang rất được ưa chuộng ở
nhiều nước trên thế giới không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại mà
còn bởi nhu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng loại rau này hiện
nay rất cao và hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh mẽ, giải quyết được vấn
đề công ăn việc làm mang lại thu nhập cao cho người nông dân, đồng thời
giải quyết được vấn đề thực phẩm sạch cho người dân đô thị hiện nay [13].
Steve Meyerowitz , 2002 [13]. Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng có
trong rau mầm và ông đưa ra kết luận rau mầm cải củ có hàm lượng vitamin
C gấp 29 và 4 lần vitamin A lần hơn sữa, rau mầm cũng chứa 1 lượng cao
antioxindants hoạt động ngăn chặn sự lão hóa.
James T.Ehler, 2005 [13]. Nghiên cứu lịch sử trồng và phát triển rau
mầm đã khẳng định rau mầm có 1 lịch sử lâu đời, chúng được trồng và phát
triển ở những nước văn minh hơn 5.000 năm qua và được dùng cho mục
đích chữa bệnh ở Trung Quốc thời xưa.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì rau mầm là một trong
những món ăn bổ dưỡng nhất và hoàn thiện nhất đối với sức khỏe con người.
Quá trình nảy mầm dưới tác dụng của ánh sáng sẽ tạo ra clorophyl (chất diệp
lục). Chất này giúp cho cơ thể khắc phục hiện tượng thiếu protein trong bệnh
thiếu máu [13] cung cấp thêm lượng vitamin C, caroten A, vitamin B… dồi
dào, có lợi cho sức khỏe, có tác tác dụng điều tiết hoạt động hệ thần kinh
trung ương của người và động vật, chống ôxi hoá để bảo vệ da, đồng thời

còn làm chậm quá trình lão hoà, làm đẹp cho nữ giới, dễ tiêu hoá và sử dụng
như một loại thực phẩm đa chức năng.
Các nhà khoa học Mỹ, Nhật nghiên cứu và xác định rằng mầm đậu tương
có chứa các phytoestrogen- genistein, daidzein là các nội tiết tố sinh dục nữ thực
vật, nhiều hơn hàng chục lần so với hạt đậu tương bình thường [13].
11


Theo các nhà khoa học của Trường đại học Y John Hopkins (Hoa Kỳ)
đã xác định mầm hạt súp lơ xanh (Broccoli sprouts) có chứa chất
Sulforaphan phòng chống ung thư nhiều hơn 30 lần so với súp lơ xanh đã
trưởng thành. Ngoài ra, mầm mướp đắng ăn cũng rất thơm ngon và đã được
chứng minh tốt cho người mắc bệnh tiểu đường [13].
Theo Paul Talalay và các đồng nghiệp tại Đại học Y khoa Johns
Hopkins trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện trong mầm rau cải xanh
(trồng khoảng 3 ngày) chứa số lượng lớn hợp chất sulforaphane tự nhiên, hỗ
trợ chất chống oxy hóa, nên có khả năng chống ung thư cao [13].
Tại Trung Quốc, rau mầm đã trở thành sản phẩm hàng hoá từ nhiều năm
nay, cho tới nay công nghệ này đã đạt đến mức độ hoàn thiện.
Cải mầm là một loại rau giàu năng lượng, dễ ăn và thông dụng. Đặc biệt
rau cải mầm dễ trồng, nhanh được thu hoạch, chi phí đầu tu thấp so với việc
trồng rau thu hoạch khi trưởng thành. Hiện nay mô hình sản xuất rau mầm đã
được hình thành và phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu rau mầm ở Việt Nam và Sơn La
Rau mầm là loại rau sạch đã được sử dụng rất phổ biến ở các nước châu
Âu từ những năm 1990. Ở Việt Nam, rau mầm hiện đang được sản xuất phổ
biến trên địa bàn Quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Gò Vấp. Rau mầm
từng bước xâm nhập vào thị trường thông qua siêu thị Metro, hệ thống
CoopMart và các quán ăn. Tuy vậy, các hộ sản xuất nói trên vẫn còn gặp

nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, bảo quản sản phẩm. Đã có những buổi hội
thảo đưa ra hướng phát triển rau mầm, nhiều thuận lợi và khó khăn đã được
nêu ra và các ban, ngành cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển trong
thời gian tới như xúc tiến thành lập Tổ hợp tác để điều phối tiêu thụ sản
phẩm, chống phá giá; hỗ trợ nông dân nguồn vốn vay để phát triển sản xuất;
tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật cho nông dân.

12


Thiết lập một vườn rau xinh xắn trong ngôi nhà bé nhỏ của mình giữa
nơi phố thị là mơ ước của không ít người dân thành phố. Từ nhu cầu rất thật
này, chương trình trồng rau sạch trong nhà phố của Công ty TNHH Nguyên
Nông - GINO Co, Ltd (TP.HCM) đã mở hướng cho người dân đô thị tận dụng
những không gian nhỏ trong nhà để tự trồng và chủ động được nguồn rau
xanh, sạch, an toàn với giá rẻ cho bữa ăn hàng ngày.
Ông Quách Vĩnh Tấn, Chủ nhiệm hợp tác xã Rau mầm Bình Tân (Quận
Bình Tân), một trong những đơn vị đang sản xuất rau mầm, cho biết: Rau
mầm được trồng theo phương pháp 4 không, nghĩa là không đất (trồng trên
bột xơ dừa) không phân hóa học, không thuốc trừ sâu, tăng trưởng và không
dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau (tưới nước bẩn rau sẽ rụi ngay). Sau khi
gieo hạt 5-8 ngày là có thể thu hoạch. Đặc biệt, do rau mầm được gieo trên
bột xơ dừa xay nhuyễn nên không sợ bị nhiễm kim loại nặng như trồng trên
đất. Chỉ trồng trong nhà (rau mầm không chịu nhiều ánh sáng) nên không bị
sâu bệnh, vì thế cũng không cần sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Phương
pháp trồng rau mầm được Sở NN-PTNT TPHCM khuyến khích và cấp giấy
chứng nhận là rau an toàn. Theo ông Tấn, hiện nay, loại rau mầm được ưa
chuộng nhất là mầm củ cải trắng và các mầm đậu thông thường. Ông cũng
cho biết đang nghiên cứu kinh nghiệm dân gian cũng như tham khảo một số
nhà chuyên môn để sắp tới có thể sản xuất thêm mầm bắp, mầm cỏ ngọt làm

rau cung cấp cho thị trường. Vì theo ông, những loại này khi chỉ vừa mọc
mầm là loại rau ngon, có dinh dưỡng cao [13].
Ông Nguyễn Phước Tân, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Mầm Xanh,
đơn vị đang cung cấp rau mầm cho một số chợ và các siêu thị Metro,
Co.opMart, cho biết đơn vị đang có 5 loại rau gồm mầm đậu xanh, đậu đen,
đậu đỏ, đậu phộng, mầm cải. Hiện công ty đang nghiên cứu sản xuất thêm
một số loại rau mầm thuộc họ đậu và cải để cung cấp cho hệ thống siêu thị
BigC, Maximark ...
Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng còn rất ít
người biết sử dụng rau mầm, loại rau này mới chỉ xuất hiện ở một số nhà
13


hàng. Do vậy, đây là một lĩnh vực khá mới mẻ nên các công trình nghiên
cứu về lĩnh vực này chưa nhiều. Để phục vụ cho việc ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất rau sạch hiện nay ta có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu gần đây.
Phan Quốc Kinh, 1997. Trong quá trình nghiên cứu về rau mầm ông
đã đưa đưa ra qquy trình sản xuất rau mầm bằng giấy ăn. Ông cũng khẳng
định rau mầm chứa nhiều chất điều chỉnh sinh học, chống độc, chống đột
biến… lại rất dễ được tiêu hóa, hấp thụ vào cơ thể [13].
Trần Thị Ba, 1999 [13]. Nghiên cứu hàm lượng một số chất có trong
rau mầm đã đưa ra kết luận ở trạng thái mầm các chất dự trữ trong hạt tự
biến đổi cơ cấu và tạo thành các vitamin cao nhất là E, C, B… rất bổ dưỡng
có khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, cholesterol, giảm huyết áp,
tăng khả năng kháng thể, gây hưng phấn và giữ gìn sắc đẹp.
Phan Thị Minh Tâm [13] khuyến cáo nếu ăn phải loại rau có chất độc
từ hạt giống, con người có thể bị ngộ độc. Mặt khác, rau mầm còn có thể
nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn E. coli trong quá trình thu hoạch
không bảo quản đúng cách

Nguyễn Thị Mĩ Duyên, 2005 [13]. Đã nghiên cứu trồng rau mầm trên
loại giá thể rẻ tiền và sẵn có tại tỉnh An Giang là trấu, tro trấu, đất hỗn hợp,
dinh dưỡng MS (Mara Skong) tự pha chế. Kết quả nghiên cứu khẳng định xơ
dừa là giá thể trồng rau mầm thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao.
Trần Nam Trung cùng cộng sự, 2011 [12] . Đã nghiên cứu động thái
biến đổi hàm lượng và khả năng kháng oxi hóa của glucosinolat (gls) trong
rau mầm họ hoa thập tự (Brassicaceae) ở thời gian thu hoạch khác nhau và
đưa ra kết luận hàm lượng glucosinolat (gls) trong rau mầm họ hoa thập tự
(Brassicaceae) giảm dần theo thời gian sinh trưởng.
Rau mầm là loại rau chứa nhiều chất xơ, các vitamin E, C, B... phù hợp
với mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi. Vì vậy, rất thích hợp cho
những bà nội trợ, người già, người về hưu...trồng và chăm sóc [13].
14


Ở Sơn La năm 2007 tác giả Nguyễn Tiến Thăng giảng viên trường
Đại học Tây Bắc đã nghiên cứu một số ảnh hưởng của giá thể đối với việc
trồng rau mầm đồng thời đưa ra quy trình sản xuất một số loại rau mầm họ
Cải (Brassicaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ rau Dền (Amranthaceae) và họ
Hòa thảo (Poaceae) trên địa bàn thành phố.
Ở Sơn La một số cơ sở sản xuất giá đỗ đã bước đầu mang lại những
hiệu quả kinh tế nhất định cho chính những người trồng rau, góp phần tăng
thu nhập, cải thiện bữa ăn hàng ngày cho người dân thành phố nói riêng và
tỉnh Sơn La nói chung.
Thành phố Sơn La có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi phù hợp cho phát
triển các loại rau. Do vậy, để góp phần làm nâng cao chất lượng rau mầm tại Sơn
La, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này và một lần nữa khẳng định sự đúng
đắn của đề tài.
2.2. Cơ sở của việc trồng rau mầm họ Cải Brassicaceae
2.2.1. Nguồn gốc, phân loại cây họ Cải Brassicaceae

Nói về nguồn gốc, theo tài liệu ngành thực vật học ta thấy cải
Brassicaceae là 1 họ lớn (hơn 350 chi và khoảng 3700 loài) tập trung trong
khu vực ôn đới có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở Bắc bắn cầu, đặc biệt ở
Địa Trung Hải, Tây và Trung Á. Ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ I sau
Công nguyên đã sớm có sự xuất hiện của rau họ cải ở Hi Lạp [2]. Trong đó:
Họ Cải (danh pháp khoa học: Brassicaceae), còn gọi là họ Thập tự
(Cruciferae), là một họ thực vật có hoa. Các loại cây trồng trong họ này gần
như đều có chứa chữ cải trong tên gọi.
Họ này chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế lớn, cung cấp
nhiều loại rau về mùa đông trên khắp thế giới. Họ này trước đây được gọi
là Cruciferae ("thập tự"), do bốn cánh hoa trên hoa của chúng trông tương
tự như hình thập tự. Nhiều nhà thực vật học vẫn còn gọi các thành viên của
họ này là các loài "hoa thập tự". Tên gọi Brassicaceae có nguồn gốc từ chi
điển hình của họ là chi Brassica.
15


2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây rau mầm họ Cải Brassicaceae
2.2.2.1. Cải củ (Raphanus sativus acanthiformis), còn gọi là Rau lú bú, thuộc
họ Cải (Brassicaceae).
Củ cải trắng Raphanus sativus acanthiformis thuộc họ thập tự và có
nguồn gốc từ Tây Á, Ai Cập, La Mã và Hi Lạp cổ đại, ngày nay củ cải
trắng đã phổ biến khắp thế giới. Củ cải trắng có loại hình hai năm và có
loại hình hàng năm có nguồn gốc từ châu Á không yêu cầu nhiệt độ lạnh để
ra hoa như loại hai năm. Cả hai loại đều tạo ra các rễ và lá từ thân ngắn
(còn gọi là củ). Cụm hoa là dạng hoa hữu hạn điển hình, các hoa có mầu
trắng, hồng.. và giao phấn rất cao nhờ côn trùng là ong. Hoa trắng hay đỏ,
có 6 nhị; 4 dài, 2 ngắn nở khoảng 8 giờ sáng và thích hơp trong điều kiện
ấm. Quả cải củ khác với các cây trong họ cải, quả dài 2,5 - 7,5 cm và rỗng
bên trong. Quả cải củ hình trụ có mỏ dài, hơi eo giữa các hạt; hạt hình tròn

dẹt, có một lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài 2,5-4mm,
rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc màu đen [2], [5], [7], [8].
Cây cải củ thuộc cây thân thảo sống hàng năm; có rễ củ trắng (tuỳ theo
loại có thể có màu đỏ, vàng tím, xanh), có vị nồng cay, dài đến 40cm (có thể
đến 1m); củ có dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Lá chụm ở đất, có
khía sâu gần đến gân chính.
Cải củ đã được trồng từ thời thượng cổ ở Trung Quốc và ở Ai Cập. Do
sự trồng trọt mà người ta đã tạo ra những dạng và giống trồng khác nhau. Cải
củ sinh trưởng phát triển tốt ở vùng khí hậu mát có khoảng nhiệt độ từ 15 280C, tốt nhất là 17-180C. Thời kỳ ra củ cần nhiệt độ hơi thấp (ngày ấm đêm
mát). Lúc ra hoa, kết quả, chịu ẩm hơn các loại cải khác nhưng không chịu
được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 320C. Các giống Cải củ cho năng suất
cao thường được trồng vào mùa đông ở những vùng có độ cao 20 - 700m, độ
pH thích hợp từ 6 - 6,5. Cải củ là cây dễ trồng, trong một năm có thể trồng
vào nhiều vụ.

16


Ở Việt Nam thường trồng nhiều giống cải củ. Giống sớm (40-50 ngày)
như giống tứ thời; giống vừa (3 tháng) như giống Tứ Liên, Quất Lâm, Thái
Lan và giống muộn (120-150 ngày) như các giống Hải Ninh, Trường Giang
(Trung Quốc)... Vụ sớm gieo từ tháng 7 đến tháng 8, vụ chính gieo từ cuối
tháng 8 đến hết tháng 9, trái vụ gieo từ tháng 4 đến tháng 6 [9], [10],[11].
2.2.2.2 Cải xanh (Brassica juncea)
Cải xanh Brassica juncea: Cải xanh được trồng ở nhiều nơi trên thế
giới nhưng phổ biến và tập trung ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung
Quốc. Hiện nay chưa xác đinh được chắc chắn nguồn gốc của cải xanh, tuy
nhiên nhiều tác giả nhất trí rằng trung tâm đa dạng của cải xanh là Trung Á.
Cải xanh có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng ẩm. Trong mùa lạnh,
cải xanh sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giầu mùn, thoát

nước tốt [5], [8].
Cải xanh được nhập từ Vân Nam–Trung Quốc năm 1993, được thuần
hoá và chọn lọc tại Viện Rau Quả.
Thời gian sinh trưởng từ 30-40 ngày (kể cả giai đoạn vườn ươm), lá xanh
đậm hình quạt mo, gân nhỏ, bẹ dài màu xanh nhạt cây dáng hình chữ V gọn.
Khối lượng bình quân 100-150gam/cây. Năng suất rau thu được rất cao
khoảng 20-30 tấn/ha. Cải xanh có thể sản xuất hạt giống tại vùng đồng bằng
Bắc Bộ và có thể trồng nhiều vụ trên năm, trồng được ở nhiều vùng khác
nhau [11].
2.3. Yêu cầu sinh thái của cây rau mầm họ Cải Brassicaceae
- Nhiệt độ: Ngâm hạt trong nước ấm 320C – 350C cho 2 – 4 giờ, hoặc
tại nhiệt độ phòng 200C – 220C suốt đêm. Điều này mang tất cả các hạt
cùng 1 tiêu chuẩn như nhau về độ ẩm và bắt đầu tiến trình nảy mầm trong
hạt. Tháo nước và rửa sơ lại. Gieo vào những vật liệu trồng rau mầm từ
những thùng chứa ngấm nước [3].
Duy trì sự nảy mầm ở nhiệt độ 21 – 26oC trong suốt giai đoạn nảy
mầm ( khoảng 5 ngày) cho chất lượng rau tốt nhất. Nhiệt độ khoảng 26 17


290C kết quả mầm phát triển nhanh hơn rau mầm cao hơn [10]. Tưới nước
kĩ bằng nước ấm 210C mỗi 4- 6 h, cho phép nước rút hết sau mỗi lần tưới
cho luồng khí lớn CO2 tích lũy và trao đổi, cung cấp đầy đủ sự thông khí và
khí O2 thổi vào. Sự tưới nước thường xuyên có thể giảm 6 - 8 h/ngày trong
suốt 4 – 5 ngày. Nhiệt độ và sự tưới nước thường xuyên đặc biệt quan trọng
trong suốt ngày thứ 2 của sự lớn lên của mâm để duy trì nhiệt độ mong
muốn, đây là thời gian mà lượng lớn nhất của sức nóng được phát ra bởi sự
nảy mầm của hạt, Sự nảy mầm của hạt không cho phép quá nóng...hạt có
thể bị thối úng và sự nhiễm khuẩn bacterial [13].
- Ánh sáng: không nhất thiết cần cho sự nảy mầm của hạt. Ánh sáng
có thể gây 1 số mầu xanh cho sự phát triển của lá. Điều này được coi là

nhược điểm trong nhiều loại rau mầm(Cookeville, 2002) [13].
- Dinh dưỡng: Bất cứ cây nào cũng hội đủ các yếu tố: Nguyên tố đa
lượng: N-P-K (Đạm – Lân - Kali); Nguyên tố vi lượng: Cu, Fe, Mo...;
Vitamin thường là B1, B6. Những vi lượng này trong nước máy bình
thường cũng có nhưng ít (Trần Huê, 2002) [13].
2.4. Yếu tố thí nghiệm là nhiệt độ
Trong sản xuất rau, đặc biệt là rau mầm, nhiệt độ là yếu tố khách
quan, hạn chế rất lớn, rất khó khống chế bằng những biện pháp kĩ thuật
thông thường. Nhiệt độ thay đổi theo vĩ độ địa lí, theo mùa, theo ngày và
đêm. Yêu cầu của cây rau đối với nhiệt độ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn
gốc, đặc tính thực vật học, giống và kĩ thuật trồng trọt.
Mỗi loại rau đều yêu cầu một giới hạn nhiệt độ nhất định để sinh
trưởng và phát triển. Nếu vượt quá giới hạn đó cây rau sinh trưởng bị trở
ngại dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Hiệu suất quang hợp của hầu
hết các loại rau đều ngừng ở 30oC.
Người trồng rau phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây rau sinh
trưởng phát triển tốt, như sắp xếp thời vụ gieo trồng hợp lí, tìm các biện
pháp chống nóng, chống rét cho cây...Yêu cầu của rau đối với nhiệt độ luôn
18


thay đổi theo từng thời kì sinh trưởng, phát triển. Cụ thể, đối với cây rau
cải mầm:
- Thời kì hạt nảy mầm: Không chỉ hạt của các loại rau cải mà hầu hết
các loại hạt giống rau đều nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25 - 30oC.
Với một số loại rau cải chịu rét có thể bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 10
- 15oC, nhiệt độ thích hợp là 18 - 20oC.
Nhiệt độ, nước và oxi là những điều kiện quan trọng cho quá trình
nảy mầm của hạt. Trong đó nhiệt độ là yếu tố có tính chất quyết định.
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình

nảy mầm của hạt.
- Thời kì cây con: Ở thời kì này cây đã ra khổi mặt đất, có thể quan sát
thấy lá mầm và đoạn thân non (trụ mầm). Nhìn chung rễ, thân lá, lá non
yếu nên nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng không có lợi cho sự phát triển của cây.
Nhiệt độ cao trong thời gian dài, ẩm độ thường xuyên ở mức bão hòa làm
cho cây giống có hiện tượng vống, cây nhỏ, lóng dài và yếu, màu thường
nhạt hơn so với cây bình thường. Nhiệt độ thích hợp cho rau cải mầm phát
triển trong thời kì này là 18 - 20oC.
Khi phân loại rau theo nhiệt độ, rau mầm họ cải được xếp vào loại
chịu rét trung bình. Nghĩa là cây đồng hóa mạnh khi nhiệt độ 15 – 20oC,
chúng có khả năng chịu rét trong thời gian ngắn.
Khi nhiệt độ trên 30oC thì sự tích lũy bằng 0. Khi nhiệt độ cao trên
40oC thì quá trình tiêu hao chất dinh dưỡng chiếm ưu thế, cây sinh trưởng
khó khăn, nhỏ, còi cọc, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm [5].
2.5. Khả năng nhiễm khuẩn và cách phòng trị bệnh cho rau mầm
Rau mầm là rau được trồng rất ngắn ngày (5 - 7 ngày), an toàn và bổ
dưỡng vì chứa nhiều vitamin E, C và B... Hiện nay, rau mầm đã và đang trở
thành loại rau được khuyến khích sản xuất trongchương trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và rất phù hợp với xu hướng tiêu thụ thực phẩm trên thị
trường.Các loại rau mầm thường dùng như cải củ, rau muống, cải tùa xại, cải
19


bẹ xanh, cải tần ô, hành tây... vì có mùi vị cay, nồng đặc trưng cho từng loại
rau, kích thích ăn ngon miệng. Hạt mầm được ủ và nuôi trong nhà được
ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng nên không dùng thuốc trừ sâu. Tất cả
các hạt rau đều chứa đầy đủ các chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi mầm trong
thời kỳ tăng trưởng của mầm, nên trong quá trình trồng không cần phải sử
dụng nhiều phân hóa học. Như vậy hàm lượng độc tố từ thuốc bảo vệ thực
vật và phân bón không có (đối với hạt không sử dụng thuốc bảo quản). Nói

theo cách khác - rau mầm là rau sạch, đang được mọi người xem như là một
thực phẩm tối ưu. Nhiều tài liệu đã đề cập đến rau mầm có khả năng tăng
kháng thể, chống lão hóa, gây hưng phấn và giữ gìn sắc đẹp.
Do rau mầm được trồng trong điều kiện nhiệt độ > 28 0C và ẩm độ
> 80 %, đặt nơi ánh sáng dịu không bị ánh nắng rọi trực tiếp. Với điều kiện
ẩm độ cao và ít ánh sáng là một trong những điều kiện dễ cho nấm bệnh phát
triển, chủ yếu là các nấm có nguồn gốc trong đất gây hại. Chúng gây bệnh cho
rễ và các phần của cây trồng tiếp xúc vớí đất. Vì vậy cây bệnh chỉ được phát
hiện thấy khi các bộ phận trên bề mặt giá thể có những biểu hiện như cây héo
vàng, đổ rạp, thối gốc.
2.5.1. Điều kiện phát sinh phát triển
Nhiệt độ, hàm lượng nước trong đất và độ pH là những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và bảo tồn của nấm. Nhiệt độ
thích hợp nhất của nấm là 25 – 28 0C, nhiết độ thấp nhất là 5 – 10 0C, cáo nhất
là 35 0C. Vì vậy hầu hết các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể con
người, pH thích hợp nhất cho nấm là 6 – 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp
cho nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm [2].
Nấm gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong
điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm,
hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn
dư cây trồng.

20


2.5.2. Triệu chứng bệnh do nấm gây ra
Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn
của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy
mà các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây
héo vàng, còi cọc và chết cây.

* Các bệnh thường xuất hiện trên rau mầm
a. Thối rễ
Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, Cylindrocladium,
Armillaria và nhiều loại khác. Bệnh này gây thối toàn bộ hệ thống rễ hoặc có
loài gây hại các rễ chính… Triệu chứng biểu hiện trên mặt đất là các hiện
tượng héo, lá chết và rụng xuống, khi bị bệnh nặng gây chết toàn cây [13].
b.Thối thân, lỡ cổ rễ, thối nhũn
Nấm gây bệnh: Phytophthora, Sclerotium, Rhizoctonia, Scleortinia,
Fusarium, Aspegillus niger. Triệu chứng điển hình của những loại bệnh này là
gây thối phần gốc thân sát mặt đất. Khi gốc thối dẫn đến hiện tượng héo vàng,
rụng lá và chết toàn cây. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm [13].
c. Lỡ cổ rễ và chết rạp cây con
Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, Sclerotium
rolfsii, Fusarium spp. Những nấm này có thể xâm nhiễm vào hạt và cây
con trong suốt thời gian nảy mầm của cây. Điều kiện thích hợp cho hạt nảy
mầm cũng là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển và gây bệnh như nơi
râm mát, khô hay đất ẩm, bề mặt đất mặt chặt là những điều kiện cho nấm
gây hại nặng [13].
d. Thối nhũn
Do vi khuẩn: Erwinia carotovora mô bệnh có mùi hôi khó chịu, phần lá
của cây bị héo rũ, cụp xuống để lộ rõ gốc và thối nhanh chóng. Trên mô bệnh
và thân cây dính dịch vi khuẩn màu vàng xám [13].

21


2.5.3. Biện pháp hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh
- Khay trồng sau thu hoạch phải vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng để diệt
mầm bệnh..
- Mua hạt giống chuyên dùng trồng rau mầm của các công ty có uy tín

(không có thuốc bảo quản). Trong qúa trình ngâm ủ hạt giống nên sử dụng
nước ấm (54 0C), loại bỏ các hạt lép, tạo chất và sạch bệnh..
- Nước dùng để phun cho rau mầm phải là nước sạch, nước qua xử lý.
Không sử dụng nguồn nước kênh mương, nguồn nước có nguy cơ nhiễm
khuẩn. Điều chỉnh ánh sáng, lượng nước tưới để tạo ẩm độ thích hợp.
- Giá thể trồng rau mầm phải là loại đất trồng sạch, không chứa các
thành phần hóa học có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Giá thể không nên
trồng nhiều lần. Sau mỗi lần trồng có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt
hết rễ còn sót, đem phơi nắng.
- Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc BVTV để xử lý giá thể để trừ
nấm bệnh như: Vivadamy 3 DD, Vi-ĐK Trichoderma và xử lý trước khi gieo
hạt từ 5 – 10 ngày.
- Khi phát hiện rau mầm có phát sinh bệnh, không được dùng thuốc
BVTV. Biện pháp xử lý duy nhất là hạn chế tưới nước, dùng muỗng vét các
chỗ bị bệnh ra khỏi khay, cách ly những khay bị bệnh ra khỏi khu vực sản
xuất để tránh lây lan [13].
2.6. Cách trồng rau mầm
2.6.1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu
- Giống: Có thể trồng rau mầm bằng các loại hạt giống như: củ cải
trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền…
- Đất trồng (giá thể): Qua nhiều thử nghiệm khoa học giá thể đi từ bụi
xơ dừa đã được xử lý là tốt nhất do đặc tính ưu việt của nó.Lượng sử dụng rất
ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng nhiều lần. Nếu lấy khay xốp (40cm
x 50cm x 7cm) làm định mức thì cần 2kg giá thể và 30 - 40g hạt giống là đủ.

22


Người ta thường sử dụng xơ dừa để làm giá thể trồng rau mầm vì nó có chứa
đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng.

- Khay: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng tiện lợi và
dễ sử dụng nhất là khay xốp.
- Kệ: Tùy theo kích thước của khay mà đóng kệ có kích thước cho phù
hợp. Có thể đóng kệ gỗ hoặc kệ sắt.
- Giấy lót: Dùng giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt
để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau.
- Bìa carton: Bìa dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu
mới gieo hạt.
- Bình tưới: Phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới. Các
bước tiến hành trồng rau.
2.5.2. Thực hiện
Bước 1: Ngâm hạt: Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45÷500C) trong
thời gian 2÷5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít
hơn). Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt
sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.
Bước 2: Làm giá thể: Khay xốp cho giá thể vào dày khoảng 2÷3cm.
Làm cho bề mặt bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo. Sau đó phun nước
cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2.
Mục đích của việc trải giấy thấm là để giá thể không bám vào cây gây bẩn khi
thu hoạch.
Bước 3: Gieo hạt: Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật
độ gieo tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng trung bình khoảng 10gr hạt /
40cm2 bề mặt giá thể. Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng
đậy bề mặt khay trong 2 ngày.
Bước 4: Chăm sóc cây: Sau 2 - 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay
ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực

23



tiếp. Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi
chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.
Bước 5: Thu hoạch: Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ
rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng
được ngay.
Chú ý: nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để
trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 - 5 ngày.
- Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng
không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa.
- 1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ
vừa đủ ướt mặt khay.
- 1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo
mức độ ẩm của giá thể.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các
loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu
chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính
mạng. Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc
đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu
mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit
cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của
những loại này.Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được nghiên cứu chứng
minh là ăn được như rau mầm củ cải trắng, mầm lạc, đậu tương, súp lơ, rau
muống... Hơn nữa, không nên ăn những cây măng mọc ở môi trường không có
ánh sáng vì môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều. Khi chúng ta sản
xuất tự túc rau mầm thì chỉ nên mua những hạt giống biết chắc chắn là ăn được
rau mầm, không nên thử nghiệm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra [2], [13].

24



Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm chúng tôi thấy tỷ lệ nảy mầm
và chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cây giống
và khả năng thích ứng của các giống với điều kiện nơi trồng. Cụ thể như sau:
3.1. Tỷ lệ nảy mầm của giống
3.1.1. Tỉ lệ nảy mầm của cải xanh Brassica juncea ở 2 vụ đông và vụ xuân
Qua nghiên cứu trồng thử nghiệm chúng tôi theo dõi và rút ra được kết
quả tỷ lệ cây nảy mầm của cải xanh Brassica juncea như sau:
Qua bảng 3.1 và hình 3.1 ta có nhận xét như sau:
Khi gieo hạt cải xanh ở đợt I của 2 công thức nhiệt độ trung bình của
công thức 1 là 22,40C đây là nhiệt độ thích hợp để hạt nảy mầm tỉ lệ nảy mầm
của đợt gieo khá cao đạt 86,75%, đối với công thức 2 nhiệt độ trung bình đạt
8,00C tỉ lệ nảy mầm của hạt đạt 84,22%. Sự dao động tỉ lệ nảy mầm của hạt
tuy không lớn song vần có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đối
với sự nảy mầm của hạt.
Đợt II của 2 công thức gieo trong khoảng thời gian nhiệt độ của 2 công
thức không có sự chênh lệch lớn ( 3,90C ) tỉ lệ nảy mầm của 2 công thức lần
lượt đạt 86,68%; 84,30%. Tuy nhiệt độ khá ổn định song ở công thức 2 có
những ngày nhiệt độ biến đổi mạnh, có những ngày nhiệt độ xuống dưới 100C
làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt cải xanh ở công thức 2.
Nhiệt độ chênh lệch ở đợt III là 4,70C, sự chênh lệch này không lớn nên
tỉ lệ nảy nầm của hạt vần giữ mức ổn định dao đông từ 84,24% đến 86,88%.
Ở tháng 3 có một số ngày nằm trong đợt rét đậm rét hại làm giảm tỉ lệ nảy
mầm của hạt.
Ở 2 công thức cho thấy tỷ lệ nảy mầm của giống cải xanh nhập nội
(công ti trách nhiệm hữu hạn giống rau Bình Minh ) tương đối cao dao động
từ 84,22% đến 86,88 %. Trong đó: Ở công thức 1 có tỷ lệ nảy mầm trung
bình là 86,75%và công thức 2 có tỷ lệ nảy mầm trung bình đạt 84,25%. Như
25



×