Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Nghiên cứu phong tục tang ma của dân tộc mường của xã huy hạ huyện phù yên, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.13 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới
Giảng viên Nguyễn Thị Hạnh về sự hướng dẫn tận tình, có hiệu quả của Cô.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể các Bác, các Chú là nghệ nhân, đặc biệt
là Ông Mo Đinh Văn Dầm tại bản Tọ, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề
tài của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy cô trong Ban Giám Hiệu nhà
trường, phòng Quan Hệ Quốc Tế đã tạo điều kiện để em được nghiên cứu, học
tập và trau rồi nhiều kiến thức bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong khoa Văn Hóa- Du Lịch, và
trong tổ Việt Nam Học đã tạo mọi điều kiện để cho em hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu này.
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, nhưng vì điều kiện
học tập và khả năng có hạn, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo, các bạn sinh viên và những người
quan tâm nghiên cứu khoa học nói chung và lĩnh vực văn hóa của dân tộc
Mường tại xã Huy Hạ nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn ./.

Sơn La, tháng 05 năm 2012
TÁC GIẢ

Sa Thị Thân

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4


1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................ 4
3. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 5
6. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 6
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
8. Cấu trúc của đề tài. .................................................................................. 6
9. Kế hoạch thời gian. .................................................................................. 6
Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hóa và giới thiệu sơ lược về phong tục Tang
Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La ........... 7
1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa ........................................................................ 7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về văn hóa ............................................................. 7
1.1.2. Quan niệm về bản sắc văn hóa ....................................................................... 8
1.1.3. Chức năng của văn hóa .................................................................................... 9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa của xã Huy Hạ huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La ....................................................................................... 10
1.2.1.Vị trí địa lý .......................................................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................... 11
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội............................................................................... 12
Chương 2. Phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La ................................................................................. 14
2.1. Những quan niệm của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ huyện Phù Yên về
phong tục Tang Ma ................................................................................... 14
2.2 Phần lễ trong nghi thức đưa Tang ......................................................... 15
2.3. Lễ đưa Tang ....................................................................................... 26
2.3.1. Chọn ngày lành, giờ tốt để đưa Tang.......................................................... 26
2.3.2. Trên đường đi ra huyệt ................................................................................... 26
2



2.3.3. Nghi lễ Mo.......................................................................................................... 27
2.3.4. Lễ chia của cải cho người chết ..................................................................... 28
2.3.5. Lễ cúng trước Mộ ............................................................................................. 28
2.4. Một số nghi lễ diễn ra sau khi đã chôn cất người chết ........................... 28
2.4.1. Lễ làm mát cho cả họ hàng sau khi đi tiễn đưa người chết trở về nhà
chủ………………………………………………………………………………….28
2.4.2 Lễ đóng cửa mộ (giỗ 3 ngày).......................................................................... 29
2.4.3 Tổ chức cúng vía cho người thân của người chết ..................................... 29
2.4.4 Lễ 49 ngày ........................................................................................................... 29
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa trong phong tục Tang ma ......................................................... 31
3.1 Những căn cứ xây dựng giải pháp......................................................... 31
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống của phong tục Tang Ma dân tộc Mường tại huyện Phù Yên................ 31
KẾT LUẬN................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 35

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập
quán riêng, nhưng tất cả những giá trị văn hóa đó đã tạo nên bản sắc văn hóa
Việt Nam độc đáo được hình thành và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Phong tục tập
quán có vai trò rất quan trọng, là tấm gương phản chiếu nền văn hoá cổ truyền
của dân tộc, giúp mỗi chúng ta có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc
khác. Chính vì thế, đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã phải trải qua nhiều
cuộc đấu tranh đánh đổi sự hy sinh và xương máu để gìn giữ những giá trị văn

hóa của dân tộc.
Do đó, việc gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống là việc làm rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hóa và toàn
cầu hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên cấp thiết.
Sơn La có 12 dân tộc anh em cư trú với nhiều đặc trưng văn hoá phong
phú, đa dạng. Chúng ta có thể biết đến phong tục kéo vợ của dân tộc Hmông,
phong tục tằng cẩu, những điệu múa xòe, múa sạp vui nhộn thu hút được nhiều
người tham gia của dân tộc Thái, hay những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu của
các dân tộc nơi đây. Tuy nhiên, phong tục tang ma của dân tộc Mường tại xã
Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La là đặc trưng văn hóa độc đáo nhưng nhiều
người chưa thật sự biết đến. Phong tục này được hình thành và gắn liền với đời
sống của người dân địa phương từ lâu và hiện nay cần được bảo tồn và phát huy.
Chính vì thế, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phong tục Tang ma của dân tộc
Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” nghiên cứu là một việc làm
có ý nghĩa thực tiễn và lý luận đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Đề tài về văn hoá của dân tộc Mường đã có rất nhiều các học giả trong và
ngoài nước đã nghiên cứu như cố Giáo sư Tử Chi, học giả pháp J.Cuisinier
chuyên nghiên cứu về văn hoá Mường. Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu
4


của Trương Sĩ Hùng, Bùi Thiện sưu tầm nghiên cứu về bộ sử thi "Đẻ đất đẻ
nước" của dân tộc Mường. Như vậy có thể thấy đề tài về người Mường và
không gian văn hoá Mường là một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm
chú ý của giới khoa học ngay từ thời Pháp thuộc và cho đến nay đề tài này vẫn
nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các học giả.
Tuy nhiên đề tài “Nghiên cứu về phong tục Tang Ma của dân tộc
Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” là công trình nghiên cứu

đầu tiên nhằm giới thiệu về đặc trưng văn hóa của người Mường qua phong tục
Tang Ma cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. Qua đó đề xuất các giải
pháp thích hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đó.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Giới thiệu phong tục Tang Ma của người Mường tại xã Huy Hạ, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống, loại bỏ hủ tục lạc hậu trong phong tục Tang Ma của người Mường
tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc các tài liệu lý thuyết về văn hóa.
- Khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống và loại bỏ hủ tục lạc hậu trong phong tục Tang ma của người
Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền giã
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp mô tả

5


6. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong tục Tang ma của người Mường
tại xã Huy Hạ ,huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
7. Phạm vi nghiên cứu
Là toàn bộ xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
8. Cấu trúc của đề tài.

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và giới thiệu sơ lược về phong tục Tang Ma của
dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Chương 2: Phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa trong phong tục Tang ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La.
9. Kế hoạch thời gian.
Thực hiện đề tài từ tháng 7/2011 – tháng 5/2012

6


Chương 1
Cơ sở lý luận về văn hóa và giới thiệu sơ lược về phong tục Tang Ma
của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

1.1 Cơ sở lý luận về văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về văn hóa
Có thể nói rằng văn hóa là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa. Dưới đây
là một số khái niệm cơ bản về văn hóa của các học giả.
Theo PGS. Đặng Đức Siêu: “Văn hóa là tổng thể những hành vi và suy tư
mà những người cùng sống trong một cộng đồng cần phải chia sẻ, thực hiện, mô
phỏng, học tập sáng tạo. Dựa vào văn hóa, có thể phân biệt các cộng đồng khác
nhau văn hóa cũng chính là ranh giới phân chia loài người với các loài sinh vật
khác. Về đại thể văn hóa bao gồm: niềm tin, quy tắc ứng xử, ngôn ngữ, tập tục,
lễ nghi, nghệ thuật kỹ thuật, trang phục cách sản xuất và chế biến thức ăn, các hệ

thống chính trị, kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng...”
Theo UNESCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng, văn hóa mang lại cho con người
khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những
sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo
lý. Chính nhà văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết
mình là phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân
tìm tòi không biết mệt, những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình
vượt trội lên bản thân”.
Theo Trần Quốc Vượng: “Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có
từ thuở bình minh của xã hội loài người”.
7


Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể… do con người sáng tạo ra
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình”.
1.1.2. Quan niệm về bản sắc văn hóa
Văn hóa của bất kỳ dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển
hình thành và phát triển đều tồn tại hai cơ chế: cơ chế thứ nhất có liên quan tới
sự phát triển nội sinh của chính nền văn hóa của dân tộc đó (văn hóa bản địa), đó
là sự chọn lọc, duy trì phát triển và lưu truyền những giá trị văn hóa đích thực
qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử, chúng được xem là tinh hoa của nền văn
hóa dân tộc. Cơ chế thứ 2 liên quan tới quá trình giao lưu giữa văn hóa bản địa
với văn hóa khu vực và thế giới( giao lưu văn hóa ), đó là sự hội nhập, dung hòa
(có tính cưỡng bức hoặc tự nguyện) những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đó

có thể là quá trình bổ sung, làm phong phú thêm vốn văn hóa bản địa nhưng
cũng có thể là quá trình tàn lụi của một nền văn hóa này trước sự thâm nhập,
thôn tính của một nền văn hóa khác. Do đó muốn duy trì và phát triển nền văn
hóa của mình, mỗi dân tộc bên cạnh sự hội nhập văn hóa phải có được ý thức
giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp chứa đựng bản sắc của dân tộc
mình, đó là những giá trị quý báu, là tinh thần văn hóa của một dân tộc được lựa
chọn, bảo tồn duy trì và phát triển qua các thời kỳ lịch sử, giúp chúng ta phân
định rõ cái riêng, cái độc đáo của một nền văn hóa .
Thực tiễn của lịch sử nhân loại đã chúng tỏ rằng sự phát triển văn hóa của
các dân tộc trên thế giới là rất đa dạng và phong phú. Sự đa dạng về văn hóa là
một hiện tượng phổ biến bởi mục đích tối thượng của con người là no đủ, hạnh
phúc cho con người thì những quan niệm, những phương pháp đạt tới, những
hình thức của mỗi dân tộc là rất khác nhau. Do vậy tôn trọng sự phong phú, đa
dạng của các nền văn hóa trong thời đại ngày nay là biểu hiện lý tưởng cao cả
của chủ nghĩa nhân văn cho con người và vì con người. Tôn trọng tính đa dạng
trong sự phát triển và bảo tồn văn hóa nhân loại chính là cơ sở để mỗi dân tộc
tìm về văn hóa bản sắc văn hóa của chính mình, ở đó có một hệ thống các giá trị
8


tinh hoa của dân tộc được vun đắp nên bởi lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước, là quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa để bổ sung , hoàn thiện những giá
trị mới, gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời làm cho những giá trị bền vững
được tồn tại sống động với thực tiễn xã hội.
1.1.3. Chức năng của văn hóa
Hiện nay, xác định chức năng của văn hóa còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Tuy nhiên theo tác giả Đặng Đức Siêu văn hóa có 05 chức năng như sau:
- Chức năng giáo dục: Là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động,
các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần có những phẩm chất và

năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện chức năng giáo
dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hóa mà còn cả
những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới. Như vậy văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc
hình thành nhân cách ở con người, trong việc trồng người. Với chức năng giáo
dục, văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch
sử nhân loại. Văn hóa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu
nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái ChânThiện- Mỹ. Văn hóa là “gien” xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người lại
cho các thế hệ mai sau.
- Chức năng nhận thức: Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động
văn hóa. Bởi, con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hành
động văn hóa nào. Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các hoạt
động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao trình
độ nhận thức của con người chính là phát huy tiềm năng ở con người.
- Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu
cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật
của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói cách khác văn hóa là sự
sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp trong đó văn hóa nghệ thuật là
biểu diễn lập trung nhất sự sáng tạo ấy.Với tư cách là khách thể của văn hóa,
9


con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng
vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi con người.
- Chức năng giải trí: Trong cuộc sống ngoài hoạt động lao động và sáng
tạo, con người còn có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo
tàng, lễ hội, ca nhạc sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy. Như vậy, sự giải trí bằng
các hoạt động văn hóa bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao động sáng
tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn diện.
- Chức năng dự báo: Con người ngày càng nhận thức ra vai trò chủ thể

sáng tạo của mình đối với lịch sử, văn hóa là tổng thể những hoạt động về tinh
thần và trí tuệ là sự phát triển dần dần nhưng quy luật của tự nhiên, của xã hội và
của con người, nhằm mở rộng sự hiểu biết, sức tưởng tượng khám phá và sáng
tạo của con người. Chính với ý nghĩ đó văn hóa có thể đưa ra những dự báo cần
thiết về tự nhiên xã hội và con người. Trong sự phát triển ồ ạt trong đời sống của
công nghiệp Tư bản chủ nghĩa, nhiều nhà văn hóa đã dự báo về những bi kịch có
thể dáng xuống đầu con người, khi sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, sự ô nhiễm
bầu khí quyển gia tăng. Những dự báo đó đã được chứng thực trong cuộc sống
hôm nay.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa của xã Huy Hạ huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La
1.2.1.Vị trí địa lý
Xã Huy Hạ là một xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Phù Yên, nằm trên
trục quốc lộ 37 cách thị trấn Phù Yên 2 km. Phía Bắc giáp với xã Huy Bắc, phía
Đông giáp với xã Huy Tân, phía Tây giáp với xã Tường Phù, phía Nam giáp với
xã Huy Tường. Với tổng diện tích tự nhiên 2.381,8 ha, trong đó diện tích lúa
178 ha, diện tích nông nghiệp 654 ha, dân số khoảng 5.935 người, bao gồm chủ
yếu 3 dân tộc anh em cùng sinh sống ( dân tộc Mường chiếm 90%; dân tộc Thái
chiếm 0,8%; Dân tộc Kinh chiếm 0,2%).
Xã có tổng số 17 bản. Hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ khá
thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, thông thương trao đổi hàng
hoá, thông tin kỹ thuật, tiếp thi các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên
10


tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài
huyện.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã Huy Hạ phát triển theo hướng
tích cực, các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển mạnh, đời sống văn hoá

vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.
Trước kia sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của xã Huy
Hạ. Nền kinh tế tự cung, tự cấp với trình độ canh tác lạc hậu, sản xuất chủ yếu ở
hai hình thức chính: Sản xuất nông nghiệp( lúa nước và nương rẫy) và khai thác
lâm nghiệp, hái lượm, săn bắt. Trong quá trình sản xuất người Thái, Mường sớm
có kinh nghiệm làm mương, phai, guồng dẫn nước để làm dẫn nước, làm ao, hồ
nuôi thả cá... Ngoài ra nhân dân còn trồng các loại cây như: Ngô, khoai, sắn,
bông ,mía...
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X ; Nghị quyết
Đảng bộ Sơn La lần thứ XI, XII; Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XVI, XVII, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Huy Hạ vững tin, ra sức đẩy
mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
Thời kỳ này, xã Huy Hạ đã nhận được sự quan tâm của Huyện Ủy, Hội
Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân xã đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiếp tục
phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, tận dụng thời cơ,
vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu nổi bật, tạo
bước để Huy Hạ phát triển trong giai đoạn mới.
Kinh tế tiếp tục phát triển, bình quân 5 năm (2005- 2010) đạt 14%/năm, thu
nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 6,5 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm
2005, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 39% công nghiệp và xây dựng tăng từ
18,8 lên 25%; giá trị dịch vụ- thương mại tăng từ 31% lên 36%. Cơ cấu kinh tế
mới hình thành rõ nét theo hướng sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Nông- lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tốc độ tăng trưởng 14,5% tăng
11


so với 2010 là 4.3%. Tổng giá trị sản phẩm 33.532750 đồng. Mở rộng diện tích
cây vụ ba,gieo trồng bằng những loại rau màu các loại là 24,25 ha đạt 80,8%kế

hoạch giao. Tiếp tục phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng cường các biện
pháp thâm canh tăng năng suất.
Chăn nuôi được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng, trọng
tâm là chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ, tạo chuyển biến quan trọng trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn và phát huy lợi thế tự nhiên.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông và xây dựng được quan tâm
đầu tư phát triển. Sản xuất vật liệu xây, điện, nước phát triển khá( sản lượng
điện thương phẩm tăng bình quân 17,8%/năm, nước thương phẩm tăng bình
quân 18,6%/năm, vật liệu xây dựng tăng 21%/năm), các ngành nghề công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đầu tư, nhiều cơ sở sản xuất mới được hình
thành.
Thương mại dịch vụ ngày càng được mở rộng, thị trường trong huyện cơ
bản ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, lưu thông thông suốt, tổng mức lưu
chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 18,34%/năm. Các lĩnh
vực viễn thông, vận tải, khách sạn, nhà hàng được đầu tư phát triển nhanh, đáp
ứng tốt nhu cầu.
Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng có bước phát triển mới, bám sát
nhiệm vụ chính trị và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời
sống của nhân dân, thu ngân sách năm 2011 là 3.429.631.490 đồng, đạt
176,11% kế hoạch. Tổng chi ngân sách 2.837.687.000 đồng đạt 145,14%.
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Xã Huy Hạ đã duy trì và phát triển về văn hóa, xã hội, phối hợp với đội
điện ảnh huyện Phù Yên tổ chức chiếu phim phục vụ nhân dân, nhân dịp đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI và ngày thành lập Đảng 3/2 được 17/17 cơ sở bản.
Văn hóa xã hội tiến bộ vượt bậc. Mạng lưới giáo dục phủ khắp các bản.
Chất lượng giáo dục được chú trọng, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp hàng
năm đạt từ 95% trở lên, số học sinh giỏi cấp trường và cấp huyện đều có sự
chuyển biến.
12



Thực hiện tốt công tác vận động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học
sinh đến trường, đến lớp đạt 99,5%. Tổng số học sinh cả 3 bậc học là: 1.145 học
sinh, tăng cường củng cố xây dựng cơ sở vật chất luôn nâng cao chất lượng dạy
và học.
Đến năm 2011 các bản trong xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có 1 trường trung học, 1 trường
tiểu học, 1 trường mầm non, mỗi bản có một trường mầm non và nhà trẻ được
xây dựng kiên cố, 3 trường về chất lượng dạy và học đạt tiên tiến cấp huyện trở
lên. Xã đang phấn đấu trường tiểu học được công nhận trường chuẩn Quốc gia .
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp, có 87%
số dân được xem truyền hình, 98% số dân được nghe đài.
Công tác bảo vệ chăm sóc cho người dân: Đến năm 2011, 100% số bản có
nhân viên y tế. Công tác dân số gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan
tâm, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm đúng mức. Thực hiện theo luật tổ
chức Hội Đồng Nhân Dân về công tác chỉ đạo tổng kết Hội Đồng Nhân Dân xã
khóa XVIII nhiệm kỳ 2004- 2011 đồng thời chỉ đạo các cơ sở tổ chức tuyên
truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII và Đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 1011- 2016.
*Tiểu kết:
Các nhân tố vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội có tác
động rất lớn đến việc hình thành những phong tục tập quán của dân tộc Mường
tại xã huy Hạ, đặc biệt là phong tục Tang Ma, trong đó đời sống kinh tế chủ yếu
dựa vào nông nghiệp, nên đặc trưng văn hoá chịu tác động sâu sắc vào mỗi b ản
sắc của dân tộc Mường tại xã.

13



Chương 2
Phong tục Tang Ma của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ, huyện Phù Yên,
tỉnh Sơn La

2.1. Những quan niệm của dân tộc Mường tại xã Huy Hạ huyện Phù Yên
về phong tục Tang Ma
Dân tộc Mường ở xã Huy Hạ cũng như bao dân tộc khác tại huyện Phù
Yên. Khi trong gia đình có người chết người ta không đem thi hài đi chôn cất
ngay, mà họ còn để trong nhà một thời gian nhất định để tổ chức nghi lễ phúng
viếng, sau đó mới mang thi hài đi chôn cất. Các công việc, các nghi lễ diễn ra
trong quãng thời gian khi người chết cho đến khi chôn cất được gọi chung là
“Tảm ma” (đám ma hay còn gọi là Tang lễ).
Việc tổ chức đám ma của người Mường có rất nhiều cách gọi khác nhau
“Việc câyl khà lả pằyl” ( chỉ người chết cao tuổi)
- “Việc khỏo” (chỉ người chết trẻ)
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa, cách gọi, cách nói về cái chết, dù nói gì
đi nữa cái chết là sự cố kinh khủng, đáng sợ vào loại bậc nhất của con người.
Với người chết, chết là hết, nhưng với người thân con cháu trong gia đình và
trong quan niệm dân gian người Mường chết chưa phải là đã hết. Chết là sự tắt
thở, tim ngừng đập của thể xác, là hình hài không còn hiện diện ở thế giới người
sống, thi hài sau Tang Lễ sẽ mang đi chôn cất, nhưng phần hồn của người đó lại
tiếp tục hành trình sang sống bên mường ma. Ở bên đó hồn cũng phải
Là mùa, là màng
Là trang, là trại
Là múa tê ọng
Là thong tê ăn
Dịch nghĩa:
Làm mùa màng
Làm trang trại
Làm mùa để uống

14


Làm nương để ăn
Sinh sống như khi còn sống. Không chỉ có như vậy bên đó hồn người chết
còn phải có trách nhiệm làm nên ăn, giàu có để bênh vực phù hợp con cháu ở
bên dương thế.
Giàu bên ma
Ma khả bên mol
Trong cuộc sống mỗi người có một tính nết, cái chết cũng vậy nó cũng
muôn nẻo, đa dạng. Mỗi người chết theo một con đường khác nhau, có người
chết bất đắc kỳ tử, có người chết vì đau ốm, vì sét đánh, vì chết đuối và nhiều
người còn tự tìm đến cái chết. Thật không kể sao cho hết mọi nguyên nhân dẫn
tới cái chết, nhưng tựu chung lại dân gian Mường phân loại chết thành hai loại
cơ bản đó là chết bình thường và chết không bình thường.
Chết bình thường là những người cao tuổi, dù con đường dẫn tới cái chết
như đau ốm, bệnh tật… nhưng tắt thở ngay tại nhà mình, được coi là cái chết
bình thường và đúng quy luật “câyl khá lả păyl”. Những người chết đuối, chết bị
sét đánh, chết vì đâm chém, tắt thở ngoài đường, ngoài chợ, hốc cây… nhìn
chung là tắt thở ở bên ngoài nhà sàn là chết không bình thường, những người
chết trẻ cũng được coi là chết không bình thường cho dù họ có tắt thở ngay
trong ngôi nhà của mình.
Từ quan niệm cho rằng, chết chưa phải là hết và không để cho người chết
“chết suông, đi không” người Mường tổ chức tang lễ để báo hiếu với cha mẹ, trả
ân với người chết và chuẩn bị hành trang, đồ lễ cho người chết sang thế giới
Mường Ma. Về mặt nhân sinh đó là bài thuốc tinh thần để giải tỏa lo lắng, trấn
an người sống, động viên họ chấp nhận tai ương, vững lòng tin vào ngày mai để
an tâm lao động, sản xuất.
2.2 Phần lễ trong nghi thức đưa Tang
Tang lễ cổ truyền của người Mường chủ yếu được diễn ra trong 3 bước

sau:
Chuẩn bị trước
tang lễ

Chính thức vào
tang lễ
15

Tú tem( hết tang)


Chuẩn bị cho Tang lễ
Chuẩn bị quan tài, lễ vật, quần áo mai táng, các thủ tục, nghi lễ cần thiết
… sau đó mới bước vào tổ chức Tang lễ. Việc chuẩn bị cho Tang lễ tùy theo
trường hợp chết và từng điều kiện cụ thể, có thể được tiến hành từ khi trong nhà
có ngời cao tuổi, người ốm nặng, khó qua khỏi hoặc gấp rút chuẩn bị ngay sau
khi có người chết.
Các công việc, nghi lễ chuẩn bị cho Tang lễ gồm:
Tên công việc, nghi lễ

STT

Ghi chú
Việc chuẩn bị quan tài với người

1

Chuẩn bị quan tài

Mường được coi là việc bình thường

khi trong nhà có người cao tuổi
Nhiều trường hợp khi xảy ra chết,

2

Chuẩn bị chăn, gối, quần, áo

người mới hối hả, gấp rút cắt vài,
may quần áo, chăn, gối, khâm liệm

3

Công việc này làm trước khi người đó

Làm vía cho người sắp chết

chết
Công việc này túy theo từng trường
hợp nhiều người con cháu đã chuẩn bị

4

quan tài sẵn sáng, làm đẹp từ khi còn

Sửa sang quan tài

sống, xong có nhiều trường hợp đột
tử người ta mới chặt cây, đục đẽo
quan tài.


Lúc sắp chết cho người đi gọi con,
5

em, cụ Mộng (cụ ngoại) đẻ ra người
sắp chết

6

7

Vuốt mắt nắm chân, tay thi hài cho
thẳng
Đánh chiêng báo cho bản trời đất
biết có người mới qua đời

16


8

9

10

11

12

Nấu nước thơm chuẩn bị tắm gội
cho thi hài

Giá đất, keo dính miết kẽ hở quan
tài
Tắm gội cho thi hài, đặt quan tài lên
đúng vị trí làm tang lễ
Cho người đi đến nhà thầy Mo nhờ
thầy đến làm lễ

Hai việc này thường phân công tiến

Cho người đi nhờ thầy kén và

hành cùng lúc

phường trống

13

Mặc quần áo khâm liệm cho thi hài

14

Cho thi hài nhập quan tài

15

16

Lập bàn thờ hồn người chết phía
trên đầu quan tài
Nghi lễ Mo nhập quan tài thức gọi

hồn ra
Họ hàng họp bàn chuẩn bị cho tang

17

lễ phân công người báo tang cho
anh em, họ hàng gần xa

18

Con cháu chuẩn bị hậu cần đảm bảo
vật chất đầy đủ
Chính thức vào Tang lễ
Sau khi các bước chuẩn bị đã xong, Tang chủ và các con cháu đã chuẩn bị

đủ vật chất đảm bảo cho tiến hành Tang lễ theo thời gian đã dự định. Số lượng
công việc và các nghi lễ trong đám Ma rất nhiều có những công việc phục vụ
cho lễ Tang xong cũng có những công việc chuẩn bị cho các nghi lễ.Các công
việc gồm:

17


Tên các
STT

Tên công việc

nghi lễ


Hình thức thể hiện

Ghi chú

chính

1

Chuẩn bị hậu

Xay gạo, bếp núc, mổ lợn,

cần phục vụ

mổ trâu, mổ vịt, nấu

Tang lễ

nướng phục vụ Tang lễ
Mũ mẩn của con gái,

2

Để Tang

Mặc Tang phục, con trai

con dâu của người chết

đội mũ rơm, các con gái,


làm bằng vải bông

con dâu đội mũ “mẩn”

trắng tự dệt của người
Mường

3

Làm các đồ vật

Các lễ

“đạo cụ” phục

Mo cúng Cúng cơm hàng bữa trong

vụ cho các nghi

dâng

lễ như gấp hoa

cơm

giấy, làm ống

Tiến


nước, viết giấy

hành

thông hành…

đêm Mo

Tổ chức đón tiếp
4

người đến phúng
viếng

Nghi lễ
thắp
hương
viếng

Đêm cuối thi hài
còn ở trong nhà
5

toàn bộ con,
cháu ở nhà gọi
hồn người chết
về

những ngày làm Tang lễ


Mo kể chuyện, Mo sử thi

Thường chủ yếu kể Mo

đẻ đất – đẻ nước

vào ban đêm

Người đến phúng viếng
lấy rượu, gạo đến giúp nhà
chủ và mang khăn Tang
đắp lên quan tài cho người
chết
Thầy Mo bưng 1 chậu

Nghi lễ
Mo rước
hồn

nước, 1 gương, 1 chiếc
lược sau khi gọi hồn về
mang chậu nước, lược và
gương đi đổ phía mặt trời
lặn

18

Phúng xong đi đến nhà
anh em thân cận của
tang chủ tổ chức tiếp

đón tại đó


Chuẩn bị đồ đạc,
những vật dụng
6

mà được sử dụng
hàng ngày của
người chết trước

Bày tất cả các vật dụng ví
Nghi lễ
chia của
cải

khi mất

dụ như quốc, xẻng, bừa,
cày, quần áo của người
chết, chăn màn, dao kéo,
chiếu, nồi niêu, dưới chân
quan tài
Ông Mo và con trai cả của
người mất đi tìm đất đào

Nghi lễ
7

huyệt đến mảnh đất vừa ý,


Đào huyệt chuẩn xin đất

ông Mo gieo quẻ xin,

bị mai Táng

đào

được thì cắm là rừng để

huyệt

làm mai, rồi sớm thông
báo cho anh em trong bản
đi đào huyệt giúp.

8

Tìm hòn đá làm

Tìm 5 hòn đá dài khoảng

nhà mồ

80 – 90 cm
Không Lộng là nhà làm
bằng thanh tre và vài mặt
chăn úp lên trên quan tài.


9

Làm nhà Không
Lộng, nhà Tham

Làm nhà Tham bằng cây
tre, cây bương rắn chắc
dùng đặt quan tài lên trên
khi đưa ma nó được dựng
ở ngoài đường, bên ngoài
ngõ

Nhấc khênh
10

quan tài ra nhà
tham để buộc
cho chắc chắn

Tại đây quan tài được
buộc cố định bên nhà
tham để khi khênh đi trèo
đèo lội suối quan tài
không bị lăn, xê dịch…..
19


Trong đoàn người đưa
ma có một con cháu


11

Khênh quan tài
đến mả chôn cất

Thầy mo đi trước,đến

của người mất vá hai

người con gái của người

ống nước, một cái áo

chết vác giấy thông

buộc vào đòn.khi đi

hành,rồi đến phường kèn

qua suối lấy áo dìm

trống.vừa đi vừa tấu

xuống chỗ nước chảy

nhạc,sau mới đến đoàn

xiết đặt hòn đá không

khênh quan tài,sau quan


cho áo trôi rồi tiếp tục

tài là đoàn phụ nữ đưa ma

vác hai ống nước đưa

vừa đi vừa khóc

tang,lúc quay về con
cháu giặt sạch chiếc áo
đó và mang về bàn thờ
Sau khi ông mo lấy hai

12

Vào trong đống

thanh kiếm vẽ hai

mả người ta cho

đường của hai góc dưới

tháo Không

chân mả,một đường đi

Lộng ra lấy hai


Hạ huyệt chôn cất

làm ăn,một đường đi

đòn khênh quan

thăm anh em họ hàng

tài lên miệng

thì con cháu mới được

huyệt

bỏ nắm đất để vĩnh biệt
người chết

Sau khi chôn cất xong, lúc này phường kèn trống ngừng tấu nhạc và quay
về. Phần Tang lễ đến đây coi như là kết thúc.
2.2.1.. Chức năng và nhiệm vụ của người đứng đầu Tang lễ
Dân tộc nào cũng vậy mỗi khi trong nhà có người già cả, ốm đau xem
chừng khó qua khỏi thì họ hàng, anh em, con cháu phải lo chuẩn bị trước những
thứ cần thiết cho một Tang lễ để khỏi bị động. Người cao tuổi nhất trong họ

20


đứng ra tổ chức cuộc họp với họ hàng, anh em, con cháu và chỉ định người làm
trưởng họ cho đám Tang.
Người trưởng họ (cốc hó) phải là người sắc sảo, hiểu biết phong tục tập

quán, lễ nghi, giỏi đối ngoại, thay mặt cả họ để tiến hành đám Tang. Trong một
đám Tang của người Mường Ông trưởng họ có vai trò rất quan trọng trong việc
tổ chức và điều hành chung xuyên suốt đám Tang.
Sau cuộc họp đó. Trưởng họ tổ chức thành lập ban tổ chức đám Tang gồm:
- Trưởng họ điều hành chung xuyên suốt đám Tang.
- Một người chuyên lo giúp trưởng họ điều hành các thủ tục lễ nghi, thờ
cúng (người này phải là người có kinh nghiệm, người ngoài họ cũng được)
- Một người con cháu trong dòng họ đứng ra chuyên ghi chép những đồ
phúng viếng của anh em, họ hàng, bạn bè, bản mường gần xa…
- Phân ra hai Rể Chầu lấy cháu rể bên Nội và cháu rể bên Ngoại của
người mất (con chú, con bác) chuyên giúp Ông Mo thực hiện các nghi lễ và
phục vụ ăn uống cho Ông Mo và phường Kèn.
- Vài người chuyên quản lý bếp núc lo phần ăn uống cho cả mọi người
trong đám Tang.
- Một người chuyên đón tiếp và cảm ơn khách đến phúng viếng (người
này phải là anh hay chú, bác của người quá cố)
- Một người phụ nữ điều hành số chị em đến giúp đám tang chuyên lo
gạo, nước, củi đuốc, lá chuối lót mâm cơm cho đám tang.
Tất cả những người được phân công trách nhiệm trên phải tuân theo sự
điều hành của trưởng họ. Nếu có gì khó khăn phải báo ngay cho trưởng họ biết
để cùng giải quyết.
Sau khi phân công xong các đầu việc, trưởng họ mới quy định:
- Những ai làm Rể Chầu?
- Số ngày đám Tang là bao lâu? Thống nhất số ngày làm đám Tang rồi
trưởng họ phân bổ bữa ăn cho các con cháu.
- Phân công người đi dạm, mời Ông Mo và phường Kèn
- Nhờ thợ cắt, thêu tấm vải phủ, làm nhà Không lộng…
21



Trước khi vào làm lễ chính và kết thúc Tang lễ, ông trưởng họ phải dẫn
anh em, con cháu, dâu rể của người quá cố đến lạy tạ Ông Mo và phường Kèn
2.2.2. Các thủ tục quan trọng trong Tang lễ và tổ chức tang lễ
Công việc của Ông Mo
Vị trí ngồi của ông mo là phía trên đầu bên phải quan tài. Khoảng cách
giữa chỗ ngồi với quan tài tùy theo gian nhà rộng hay hẹp từ 1m50 đến 2m25.
Nhiệm vụ của ông Mo:
- Điều chỉnh các phần tế lễ, chầu hàng ngày
- Đọc văn tế: Văn tế được chia ra làm mấy phần và phần nào đọc vào buổi
nào theo một hệ thống, trình tự nhất định cụ thể.
Trước khi vào lễ chính, ông Mo phải:
- Kể lại xuất xứ của nghề Mo
- Cúng tổ sư nghề Mo.
Vào lễ:
- Lần theo một chặng đường đời. Kể lại quãng đường của một đời người
từ khi mang thai, sinh ra, lớn lên, xây dựng nhà cửa… cho đến lúc chết.
- Thức hồn dậy, mời ăn , mời uống: Khi một người lúc đầu chưa biết mình
chết, cho nên ông Mo phải thức hồn dậy và báo cho hồn biết họ đã chết, rồi mới
ăn cơm uống rượu.
Trước khi khi đọc các bài văn tế, ông Mo phải bày mâm cúng tổ sư nghề
Mo. Mâm cúng tổ sư nghề Mo gồm: 1 bát hương, thịt gà luộc, 1 đĩa trầu cau, 7
đến 11 chén rượu, 2 chai rượu. Sau khi khấn, xin phép tổ sư xong ông Mo mới
quay lại khởi lễ. Ông cầm chuông rung lên một hồi, người quản chiêng cũng
dóng lên 3 hồi cụt, đồng thời phường kèn cũng thổi kèn trống lên, lúc này con
cháu mới được ngồi khóc bên quan tài. Sau một chập trống kèn và con cháu
khóc than thì 3 hồi chiêng cụt vống lên, trống kèn ngừng và con cháu cũng
ngừng than khóc, sau đó hai rể Chầu đưa một bát cơm, quả trứng luộc, 1 chai
rượu được bày vào mâm nhôm có một chén rượu đặt lên bên trên mâm cúng.
Mâm cỗ phải do hai Rể Chầu bưng mâm, mỗi rể phải cầm theo một con dao
nhọn ở hai bên mâm, đi bước theo nhịp kèn trống. Sau khi đặt mâm cỗ xuống

22


bàn cúng, hai rể vái lạy rồi rót rượu xong, đi giật lùi trở lại để cho các con cháu
vào rót rượu (châng nược) hầu người quá cố. Con cháu khi vào rót rượu phải vái
lạy 3 lần rồi rót 3 lần vào chén cho rượu đầy tràn , trước khi ra phải vái lạy 3 lần
nữa mới tiếp tục đến con cháu khác. Cùng lúc ấy khấn mời hồn người chết dung
cỗ con cháu dâng. Trong lúc dâng cỗ, trống kèn đều hòa nhạc, khi cuộc dâng
rượu dứt thì người quản chiêng dóng lên 3 hồi cụt, tiếng trống kèn ngừng, ông
Mo cũng nghỉ uống nước, hút thuốc rồi mới vào đọc văn tế theo thứ tự đã được
quy định. Công việc cuối cùng của ông Mo là tiễn người quá cố ra đến huyệt,
cúng, dặn dò, lấy kiếm vẽ đường đi làm ăn cho người chết và nhập cho hồn thổ
địa. Ông Mo phải có một mâm cơm riêng với chế độ đặc biệt.
Công việc của Rể Chầu
Rể Chầu mặc áo bình thường, rút khăn Tang trên đầu xuống buộc ngang
lưng, vai vác dao nhọn, đứng dưới chân linh cữu khoảng cách 2m, ngồi trên ghế
và đứng trên sàn, dưới gầm ghế đặt con dao nhọn chĩa mũi dao nhọn xuống gầm
sàn. Cứ mỗi bữa ăn Rể bưng mâm cỗ lên đặt vào bàn thờ người quá cố, cầm theo
con dao nhọn đi từng bước, đặt mâm, thắp hương, rót rượu, vái 3 lần rồi đi giật
lùi về vị trí cũ. Nhiệm vụ của 2 rể chầu còn phải chuẩn bị thức ăn cho Ông Mo
và phường Kèn( Rể bên Nội chuẩn bị cho Ông Mo, Rể bên ngoại chuẩn bị cho
phường Kèn).
Vợ hoặc chồng của người mất
Nếu vợ chết người chồng ngồi bên phải phía trên đầu linh cữu.
Nếu chồng chết người vợ ngồi bên trái phía trên đầu linh cữu.
Các con trai, con rể:
Con trai, con rể ngồi bên phải linh cữu, xếp từ con trưởng từ trên đầu
xuống các con thứ, con trai mặc quần áo Tang, đội mũ rơm, lúc chầu hầu bữa
người quá cố thì phải đứng chống gậy. Khi phường kèn tấu nhạc thì bỏ gậy ngồi
úp mặt vào linh cữu mà than khóc.

Con gái, con dâu: Mặc đồ Tang từ đầu đến chân, ngồi bên trái linh cữu,
không phải chống gậy và chầu hầu như con trai.
Rước mâm cỗ: (Tón pàn cố)
23


Con cháu đến nộp mâm cỗ là phải tổ chức đón rước mâm cỗ. Mâm cỗ
được sắp lên bàn gỗ có bốn chân và được trang hoàng rất đẹp. Mâm đặt ngoài
sân và cách nhà hiếu khoảng chục mét. Họ sắp những đồ thờ cúng lên bàn, bánh
kẹo, hoa quả, xôi, cá, gà luộc, lợn, gạo, rượu, vải, hoa giấy, tiền âm phủ… Ông
trưởng họ dẫn phường kèn và con cháu, họ hàng càng đông càng tốt cùng đi đón
rước mâm cỗ. Trống kèn đi trước, tiếp theo là mâm cỗ, theo sau mâm cỗ là con
cháu đi rước. Trước lúc khởi lễ rước mâm cỗ phải vống lên ba hồi chiêng cụt,
trống kèn cùng thổi lên rồi mới được nhấc mâm cỗ khiêng vào nhà hiếu. Mâm
cỗ được đặt bên cạnh phía dưới chân quan tài.
Khi Ông Mo khấn dẫn hồn người chết đón nhận lễ( mâm cỗ) xong, con
cháu vào thắp hương.
Tóm lại, công việc trong những ngày làm đám Tang cũng chỉ quanh quẩn
lặp đi, lặp lại những công việc nêu ở trên. Cứ như thế cho đến khi đưa Tang.
2.2.3. Các công cụ được sử dụng trong Tang lễ
* Công cụ hành nghề của Thầy Mo
Túi khót
Khót trong tiếng Mường được hiểu là những viên đá lạ, đá quý hiếm và có
tính thiêng. Khót của Ông Mo có nguồn góc tự nhiên và được lấy trong tự nhiên.
Sơ khai ban đầu của túi khót các Ông Mo chủ yếu có các thứ bằng đá, bằng
kim loại, mãi sau này mới có thêm các đò bằng xương, răng, sừng… động vật.
Túi khót của Thầy Mo không hẳn là túi chỉ đựng riêng khót, mà là tập hợp
của nhiều đồ vật khác nhau
1. Cơ bản túi khót có các thứ như sau:
2. Đồ bằng kim khí

3. Đồ bằng đá
4. Đồ bằng răng
+ Đồ bằng quả thực vật
+ Một số loại quặng
+ Đồ bằng củ
Khénh
24


Đây là chuông đồng nhỏ có cán cầm người Mường gọi là Khénh. Đay là
công cụ rất quan trọng của Thầy Mo, khénh rung lên tạo âm thanh linh thiêng, là
tiếng chuông của thầy Mo dẫn đường cho hồn người chết khỏi bị lạc đường.
Khénh còn là nhạc cụ chủ như cái gậy chỉ huy của nhạc trưởng để cho phường
kèn trống biết lúc nào biết tấu nhạc trong từng nghi lễ. Khénh của thầy mo có
cán hình chân chim, chuông nhỏ cán cầm dài khoảng 7-10cm, một đầu gắn vào
đỉnh chuông, đầu kia có hình chân chim 3 ngón khum. Mỗi ông mo phải có từ 35 chiếc Khénh.
Gươm, dao đô
Gươm là loại dao nhọn , dài khoảng 40cm. Đây là “đạo cụ” của các ông
mo. Ông mo thường chống kiếm trong lúc đứng tế lễ và một số nghi lễ mo, dung
chấn, đuổi tà ma.
Dao đô là con dao nhỏ được làm bằng sừng hoẵng khâu cạp bạc hoặc
đồng có chạm trổ rất tinh xảo, ông mo dung dao đô để thái ngảil làm thuốc và
mằn hà trong chữa bệnh.
Quạt
Đây là dụng cụ bắt buộc phải có của các ông mo. Họ cho rằng quạt có sức
mạnh có thể quạt đuổi ma quỷ, mang tiếng thầy mo đến mường ma, nên nghề
làm thầy mo đều phải có quạt coi đó là công cụ hành nghề không thể thiếu được.
Quạt của ông Mo là quạt làm bình thường bằng giấy hoặc vải. Số nan quạt phải
là số lẻ và có ít nhất 13 nan trở lên.
Cáo-quẻ xin âm dương

Quẻ xin âm dương của thầy Mo được làm bằng 3 que nứa dài khoảng 67cm, bề ngang rộng khoảng 5-7mm đó được gọi là cáo.
Cáo là vật để thầy Mo gieo quẻ xin âm dương, thể hiện sự giao tiếp giữa
thầy Mo với thế giới thần linh. Khi khấn mời các vị thần hay tổ tiên nhà tang
chủ ông Mo không thể thấy các vị nên phải nhờ đến cáo thông qua hành động
người Mường gọi là đánh cáo, thực ra là gieo cáo. Nếu gieo cáo thành thì các vị
đã về đủ, nếu chưa được thì phải khấn lại.
* Công cụ của phường trống kèn
25


×