Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu phương pháp bảo quản và xử lý nảy mầm cho hạt trám trắng (canarium album raeusch) tại trường cao đẳng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.62 KB, 87 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

KS. NGUYỄN THỊ LOAN
KHOA NÔNG LÂM

HỆ THỐNG BÀI TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
DẠY - HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Đào tạo trình độ cao đẳng theo học chế tín chỉ
(Lƣu hành nội bộ)
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Trong sử dụng tiếng Việt, kĩ năng xây dựng đoạn là một trong những kĩ năng
rất khó và để hạn chế mắc một lỗi đến mức tối thiểu quả là một thách thức đối
với ngƣời học. Có rất nhiều dạng xây dựng đoạn văn nhƣ: Dựng đoạn theo nội
dung (dựng đoạn có câu chủ đề, dựng đoạn không có câu chủ đề); dựng đoạn
theo kết cấu (dựng đoạn diễn dịch, dựng đoạn quy nạp, dựng đoạn tổng phân
hợp, dựng đoạn song hành, dựng đoạn móc xích. Dựng đoạn theo chức năng
(dựng đoạn mở, dựng đoạn kết, dựng đoạn nối); biến đổi đoạn, chuyển đổi đoạn
vv.
Trong nghiên cứu này tác giả chỉ chú trọng nghiên cứu những lỗi sai thƣờng
mắc phải khi viết đoạn văn, đây là những lỗi phổ biến trong quá trình học tập bộ
môn. Hơn nữa, trong suốt quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành nhiều
khóa, nhiều mã ngành đào tạo của Nhà trƣờng, tác giả nhận thấy đa số sinh viên
thƣờng lúng túng khi viết đoạn văn. Họ mắc rất nhiều lỗi trong bài viết trên lớp
cũng nhƣ làm bài tập ở nhà. Đây cũng chính là lí do tác giả đƣợc chọn làm đối
tƣợng nghiên cứu chính của đề tài. Tác giả mong rằng kết quả của nghiên cứu
này sẽ giúp sinh viên nhận thức đƣợc mặt hạn chế của họ để có thể hoàn thiện kĩ
năng viết đoạn văn của mình hơn. Tác giả cũng hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ
giúp đƣợc những ai còn đang lung túng trƣớc khi tạo lập đoạn văn, văn bản. Tài
liệu đƣợc coi một tài liệu tham khảo có chất lƣợng đối với ngƣời dạy và học


môn Tiếng Việt thực hành nói riêng, giảng dạy và học tập tiếng Việt nói chung.
II. Lịch sử vấn đề.
1


Kỹ năng xây dựng đoạn văn tiếng Việt là một vấn đề không mới, nhiều tác giả
đã đề cập ở một số tài liệu dạy học ở một số cấp học phổ thông, họ chỉ dừng lại
mức độ sơ đẳng cho phù hợp với đối tƣợng tiếp nhận. Ở các tài liệu dạy - học
môn Tiếng Việt thực hành trƣờng cao đẳng, đại học đã có đề cập tới nhƣng chỉ
mang tính phổ quát chung cho tất cả HSSV trên toàn quốc. Cho đến nay, đã có
vài tài liệu đề cập đến vấn đề này nhƣng còn tản mạn, chỉ dừng lại cách chữa
đoạn văn, chƣa thấy một tài liệu nào viết một cách chu đáo, kỹ càng về cách
xây dựng đoạn văn và hệ thống bài tập về đoạn văn cho HSSV miền núi còn gặp
nhiều khó khăn về học môn Tiếng Việt thực hành nhƣ một tỉnh miền núi Sơn
La. Mặt khác, hiện nay đang tồn tại những cách hiểu khác nhau về đoạn văn.
Thiết nghĩ, để nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt thực hành cho HSSV
một trƣờng cao đẳng, đại học miền núi nhƣ ở một tỉnh miền núi Sơn La là một
việc làm cần thiết, thiết thực.
III. Mục đích nghiên cứu.
Thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Việt thực hành đào tạo trình độ cao đẳng ở
nhiều khóa ở các mã ngành khác nhau, chúng tôi thấy: Kỹ năng chữa lỗi và xây
dựng đoạn văn của HSSV còn nhiều hạn chế. Đề tài này nhằm trang bị cho
ngƣời dạy và ngƣời học nội dung kiến thức cần nắm vững trƣớc khi luyện tập
xây dựng đoạn văn. Chẳng hạn, các dạng loại đoạn văn; phát hiện nguyên nhân
mắc lỗi, cách chữa lỗi các dạng loại đó đồng thời nêu ra hệ thống bài tập xây
dựng đoạn văn. Trên cơ sở đó, giúp cho GV và HSSV dạy - học tốt hơn môn
học này.
Vì vậy, chúng tôi mong muốn tài liệu này sẽ hữu ích để nâng chất lƣợng dạy học môn này đào tạo theo học chế tín chỉ của bộ môn ở Nhà trƣờng.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Kiến thức cần nắm vững trƣớc khi luyện tập xây dựng đoạn văn.

- Nêu ra những cách hiểu của các tác giả về đoạn văn. Thống nhất cách hiểu để
thuận lợi cho việc nghiên cứu.
- Tổng hợp các dạng loại đoạn văn.
- Nêu những kiến thức cần năm vững trƣớc khi xây dựng đoạn văn.
2. Một số bài tập rèn luyện xây dựng đoạn văn.
V. Phƣơng pháp nghiên cứu.
1. Khảo sát thực tế.
2. Tập hợp, thống kê, phân loại.
VI. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu những lỗi thƣờng mắc phải khi xây dựng đoạn văn
tiếng Việt của HSSV hệ cao đẳng của Nhà trƣờng. Phân loại dạng, loại đoạn văn
và đề xuất cách chữa, cách xây dựng đoạn văn với các dạng loại khác nhau.
VII. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tƣợng của đề tài là xây dựng hệ thống dựng đoạn văn trong học phần Tiếng
Việt thực hành đào tạo một số ngành học của nhà trƣờng theo học chế tín chỉ.
VIII. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chƣơng.
2


Chương I. Hƣớng dẫn chung. Trình bày kiến thức nền liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhƣ: định nghĩa về đoạn văn, lỗi sai trong viết đoạn văn và cái nhìn
bao quát về lỗi sai thƣờng gặp đối với ngƣời học khi viết đoạn văn bằng tiếng
Việt.
Chương II. Luyện tập xây dựng đoạn văn theo nội dung và kết cấu.
Chương III. Luyện dựng đoạn văn theo chức năng.
ChươngIV. Luyện biến đổi đoạn văn.
Chương V. Luyện phát hiện và chữa lỗi đoạn văn.

B. NỘI DUNG

CHƢƠNG I: MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
TRƢỚC KHI LUYỆN XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
I. Khái niệm đoạn văn.
Hiện nay, trong các tài liệu, giáo trình còn tồn tại những cách hiểu khác nhau
về khái niệm đoạn văn:
- Đoạn văn đƣợc dùng với ý nghĩa là chỉ sự phân đoạn một nội dung, phân
đoạn ý của văn bản. Biểu hiện cụ thể của quan niệm này là bộc lộ những câu hỏi
thƣờng gặp của giáo viên(GV) đặt ra đối với học sinh (HS), kiểu nhƣ: bài này
chia làm mấy đoạn? mỗi đoạn nói gì? Nhƣ vậy, ở đây, mỗi đoạn phải có sự
hoàn chỉnh nhất định nào đó về mặt ý nghĩa, mặt nội dung. Không có sự hoàn
chỉnh ấy, không thể coi là đoạn văn.
- Cái khó xác định đoạn văn trong quan niệm đó là ở chỗ: Thế nào là một nội
dung, một ý hoàn chỉnh? Không dễ gì trả lời câu hỏi này. Trong phần lớn các
trƣờng hợp, để xác định đoạn văn, chúng ta đều phải dựa vào những dự cảm chủ
quan để phân định nội dung, để xem xét tính hoàn chỉnh của nó. Nhƣng đã dựa
vào dự cảm, nghĩa là mang nặng tính chủ quan, thì kết quả phân đoạn văn
thƣờng không đạt tới sự thống nhất, thiếu hẳn tính khách quan. Và cũng vì thế
những tiêu chí để phân định đoạn văn sẽ trở nên mơ hồ. Điều này, không chỉ ảnh
hƣởng đến việc xác định ranh giới đoạn văn trong một văn bản mà còn ảnh
hƣởng tới việc xác định cả tới việc định hình cụ thể diện mạo một đoạn văn và
vì thế giúp HS xây dựng đoạn văn trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn.
- Bên cạnh quan niệm trên, trong nhà trƣờng còn tồn tại một quan niệm khác về
đoạn văn. Đoạn văn đƣợc hiểu là sự phân đoạn hoàn toàn mang tính chất hình
thức. Cách hiểu này đƣợc ghi nhận trong các lời diễn giải, kiểu nhƣ: Muốn có
đoạn văn ta phải chấm xuống dòng, mỗi chỗ xuống dòng cho ta một đoạn
văn…Nếu quan niệm đoạn văn nhƣ vậy có nghĩa là bất chấp nội dung nhƣ thế
nào, khi cần thiết, chấm xuống dòng là ta có đƣợc một đoạn văn. Nhƣ vậy, phải
chăng đoạn văn đƣợc xây dựng một cách tùy tiện, không dựa vào cơ sở ngữ
3



nghĩa nào? Mà nếu đã tùy tiện nhƣ vậy, nghĩa là hoàn toàn phụ thuộc vào cá
nhân ngƣời viết, thì liệu đoạn văn có đƣợc xây dựng dựa trên một cơ sở chung
nào không?
Rõ ràng là việc xây dựng đoạn văn nếu không quy về những đặc điểm chung
nào đó thì ta không thể dạy đƣợc cho HS, và HS cũng chẳng cần phải rèn luyện
nhiều. Đoạn văn phải đƣợc xây dựng, đƣợc phân chia tuân theo những cơ sở
nhất định. Cách hiểu mang tính hình thức nhƣ trên là chƣa đầy đủ, nếu không
gắn yếu tố hình thức với nội dung. Khi tạo văn bản, ngƣời viết có quyền tự do
trong việc dựng đoạn, tách đoạn nhƣng không phải vì thế mà có quyền tùy tiện.
Bất kỳ một hình thức nào cũng chứa đựng một nội dung nhất định, cho nên một
mặt đoạn văn là tự do về phía ngƣời tạo lập văn bản, mặt khác, đoạn văn lại chịu
chi phối bởi chính nội dung do người viết trình bày. Nội dung bao giờ cũng phù
hợp với hình thức và việc phá vỡ sự thống nhất này sẽ đẩy nội dung đến chỗ khó
hiểu hoặc không thể hiểu đƣợc. Vì vậy, cách quan niệm đoạn văn chỉ thiên về
hình thức cũng khó có thể chấp nhận đƣợc.
- Hiện nay, một cách hiểu thỏa đáng hơn cả là nên coi đoạn văn vừa là sự phân
đoạn nội dung, vừa là phân đoạn về hình thức. Đoạn văn vừa là kết quả của sự
phân đoạn về văn bản về mặt lôgic - ngữ nghĩa, ngữ pháp, vừa là kết quả của
việc thể hiện biểu cảm, thẩm mỹ. Chúng ta chấp nhận theo quan niệm này. Ở
đây, đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một
nội dung nhất định (nội dung lôgic hay nội dung biểu cảm), đƣợc mở đầu bằng
chữ lùi dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. Nhƣ vậy, về mặt
nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định (phù hợp với cách
hiểu truyền thống) hoặc không hoàn chỉnh. Sự không hoàn chỉnh này là nằm
ngoài ý đồ của ngƣời viết chứ không phải đƣợc tạo ra một cách tùy tiện hoặc vô
ý thức. Chính đặc điểm không hoàn chỉnh này cho phép chúng ta phân biệt giữa
đoạn văn (một phần của văn bản) với văn bản. Chỉ văn bản mới có sự hoàn
chỉnh, trọn vẹn về nội dung, còn mọi đơn vị bậc dƣới của nó, trong đó có đoạn
văn, không phải lúc nào cũng có và cần có sự hoàn chỉnh. Vì vậy, trong một số

trƣờng hợp nào đó, tách khỏi văn bản, đoạn văn có thể trở nên khó hiểu, hoặc
không thể hiểu đƣợc. Còn khi đoạn văn đạt đến một mức độ tƣơng đối hoàn
chỉnh về nội dung, đoạn văn đó sẽ có những đặc điểm kết cấu đồng dạng, mỗi
đoạn văn đƣợc coi là đoạn ý (hay đoạn nội dung). Ngƣợc lại, đoạn văn không có
sự hoàn chỉnh về nội dung đƣợc gọi là đoạn lời hay đoạn diễn đạt. Nhƣ vậy,
trong tài liệu này, khi không cần xác định sự hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh
về nội dung trong đoạn, chúng ta sẽ dùng thuật ngữ đoạn, hay đoạn văn. Còn khi
cần phân định rõ ràng đặc điểm về nội dung của từng đoạn, chúng ta sẽ dùng
thuật ngữ đoạn ý hay đoạn nội dung và đoạn lời hay đoạn diễn đạt. Còn về mặt
hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh, dù đoạn văn đó có hay không có sự
hoàn chỉnh về nội dung. Điều này thể hiện ở chỗ: Sau mỗi đoạn bao giờ cũng
phải chấm xuống dòng. Chữ đầu đoạn bao giờ cũng đƣợc viết lùi và viết hoa.
Đây là những dấu hiệu tự nhiên mà bất kỳ đoạn văn nào cũng có, giúp ta có khả
năng tạo đoạn và nhận diện đoạn một cách rõ ràng.
- Các tác giả đã trình bày cách hiểu đoạn văn ở những góc độ khác nhau, chúng
ta có thể coi đây là định nghĩa đầy đủ: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao
4


gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ thể hiện một cách tƣơng đối trọn vẹn
về cùng một tiểu chủ đề. Nó có một cấu trúc nhất định và đƣợc tách ra khỏi đoạn
văn khác bằng dấu hiệu chấm xuống dòng, đƣợc bắt đầu bằng chữ cái hoa viết
thụt đầu dòng. (Tiếng Việt tập 2, NXBGD HN 1996)
Hệ thống bài tập đƣợc chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm đƣợc phân thành nhiều
loại, mỗi loại chia làm nhiều kiểu, mỗi kiểu chia làm nhiều dạng. Thứ bậc phân
chia đoạn văn theo cấp độ là: Nhóm-> loại-> kiểu
II. Phân loại đoạn văn
1. Bài tập nhóm 1: Luyện dựng đoạn theo nội dung và kết cấu.
1.1.Dựng đoạn theo nội dung.
1.1.1. Dựng đoạn có câu chủ đề.

1.1.2. Dựng đoạn không có câu chủ đề.
1.2. Dựng đoạn theo kết cấu.
1.2.1. Dựng đoạn diễn dịch.
1.2.2. Dựng đoạn quy nạp.
1.2.3. Dựng đoạn tổng phân hợp.
1.2.4. Dựng đoạn song hành.
1.2.5. Dựng đoạn móc xích.
2. Bài tập nhóm 2: Luyện dựng đoạn theo chức năng.
2.1. Dựng đoạn mở.
2.1.1. Dựng đoạn mở trực tiếp.
2.1.2. Dựng đoạn mở gián tiếp.
2.2. Dựng đoạn kết.
2.2.1. Dựng đoạn kết mở.
2.2.2. Dựng đoạn kết khép.
2.3. Dựng đoạn nối.
2.3.1. Dựng đoạn nối với phần trên.
2.3.1. Dựng đoạn nối với phần dƣới.
3. Bài tập nhóm 3: Luyện biến đổi đoạn.
3.1. Rút gọn đoạn.
3.1.1. Rút gọn đoạn có câu chủ đề.
3.1.2. Rút gọn đoạn không có câu chủ đề.
3.2. Mở rộng đoạn.
3.2.1. Mở rộng đoạn có câu chủ đề.
3.2.2. Mở rộng đoạn không có câu chủ đề.
3.3. Chuyển đổi đoạn.
3.3.1. Chuyển đổi nội dung (vị trí câu chủ đề)
3.3.2. Chuyển đổi theo kết cấu.
3.4. Tách đoạn.
3.4.1. Tách đoạn theo thời gian.
3.4.2. Tách đoạn theo không gian.

3.4.3. Tách đoạn theo sự thay đổi chủ đề.
3.4.4. Tách đoạn theo mục đích nhấn mạnh.
4. Bài tập nhóm 4: Luyện phát hiện và chữa lỗi.
4.1. Phát hiện và chữa lỗi nội dung.
5


4.1.1. Phát hiện và chữa lỗi chủ đề.
4.1.2. Phát hiện và chữa lỗi lôgic.
4.2. Phát hiện và chữa lỗi hình thức.
4.2.1. Phát hiện và chữa lỗi các phƣơng tiện liên kết.
4.2.2. Phát hiện và chữa lỗi về dung lƣợng (độ dài).
Từ sự phân chia trên, ta có hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn
văn nhƣ sau:
Hệ thống rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn

Nhóm 1:
Dựng đoạn
theo nội dung
và kết cấu

Dựng
đoạn
theo
nội
dung.

Dựng
đoạn
theo

kết
cấu.

Nhóm 2: Dựng
đoạn theo chức
năng

Dựng
đoạn
mở.

Dựng
đoạn
kết

Dựng
đoạn
nối

Nhóm 3: Luyện biến đổi
đoạn.

Rút
gọn
đoạn

Mở
rộng
đoạn


Chuyể
n đổi
đoạn

T ách
đoạn

Nhóm
4:
Luyện phát
hiện

chữa
lỗi
đoạn
Nội
dung

Hình
thức

III. Những yêu cầu cần nắm vững khi dựng đoạn văn.
1. Hệ thống bài tập trong tài liệu này đƣợc tách ra thành từng nhóm. Bố cục
chung đƣợc sắp theo sơ đồ trên. Muốn luyện tập có hiệu quả nhƣ mong muốn,
cần nắm vững mục đích luyện tập, nội dung kiến thức cần nắm.
2. Trƣớc khi bắt tay vào luyện tập, chúng ta cần nắm vững tất cả các dạng
đƣợc nêu ra ở phần chỉ dẫn. Những kiến thức này, nếu nhƣ đã có sẵn trong tài
liệu, giáo trình thì cần phải nghiền ngẫm và biết cách vận dụng. Để tạo điều kiện
tốt nhất cho ngƣời học, tài liệu này sẽ trình bày đầy đủ, ngắn gọn đủ để ngƣời
học luyện tập. Bởi vậy, việc ôn luyện, xem kỹ các kiến thức đƣợc chỉ ra trong tài

liệu này là hết sức cần thiết, đảm bảo luyện tập đạt đƣợc kết quả mong muốn.
3. Vì điều kiện không cho phép, tài liệu không đi quá sâu vào từng dạng nhỏ
hoặc các biến thể của dạng. Bởi thế, mỗi nhóm bài tập, trƣớc khi cung cấp các
bài tập cụ thể, tài liệu này sẽ gợi ra một số dạng và biến thể của dạng có tính
chất tiêu biểu nhất. Các dạng và biến thể này không trình bày ở những mục
tƣơng ứng trong phần luyện tập. Những đề mục trong phần luyện tập chỉ là đề
mục của các kiểu bài tập.
Tuy vậy, nếu xem xét kỹ từng bài tập trong các kiểu đó, chúng ta cũng có thể
thấy đƣợc từng dạng và biến thể của dạng. Điều này ngƣời luyện tập cần lƣu ý.

6


4. Hệ thống bài tập trong tài liệu này không chỉ sử dụng cho HSSV trƣờng cao
đẳng, đại học mà có thể vận dụng cho nhiều đối tƣợng ngƣời học khác nhau, ở
những trình độ khác nhau.
Tùy thuộc vào mặt nào còn non kém trong kỹ năng dựng đoạn, tùy thuộc vào
mục đích đặt ra, ngƣời luyện tập có thể chọn cho mình những kiểu bài tập rèn
luyện thích hợp nhất. Cần tránh tình trạng luyện tập tràn lan, dàn đều, thiếu hiệu
quả.
5. Số lƣợng bài tập trong tài liệu này tuy đã nhiều nhƣng chỉ đáp ứng đƣợc
một số dạng tiêu biểu. Thực ra, trong thực tế giao tiếp và tạo lập đoạn văn tiếng
Việt rất phong phú, đa dạng. Bởi vậy, những bài tập trong tài liệu này chỉ là một
phần dựng đoạn sinh động trong thực tế, trong tác phẩm văn học. Hơn nữa, tuy
tài liệu đã cố gắng tìm ra và hƣớng dẫn cho ngƣời học “kỹ thuật” dựng đoạn. Để
rèn kỹ năng dựng đoạn đạt hiệu quả mong muốn, ngƣời học cần phải vận dụng
tích hợp vốn hiểu biết, vốn ngôn ngữ, vốn văn học, kinh nghiệm sống v.v…Bởi
vậy, khi luyện tập, ngƣời học không chỉ nắm vững và vận dụng đƣợc “kỹ thuật”
dựng đoạn mà còn phải có lòng kiên trì, cần phải liên tục nâng cao vốn hiểu biết
về ngôn ngữ, về văn học…Đó là những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao

chất lƣợng dựng đoạn văn.
CHƢƠNG II
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN THEO NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU
I. Mô hình chung
Dựng đoạn theo nội dung

Có câu câu chủ đề

Đứng vị trí đầu
đoạn
Đoạn diễn dịch

Không có câu câu chủ đề

Đứng vị trí
cuối đoạn

Đứng vị trí đầu cuối đoạn

Đoạn quy
nạp

Đoạn tổng phân
hợp

Đoạn song hành

Đoạn móc xích

II. Mục đích luyện tập: Dựng đoạn nhƣ một đơn vị ngôn ngữ.

- Biết lập đoạn văn theo các kiểu kết cấu và viết theo kết cấu đã chọn.
- Biết dựng câu chủ đề và viết theo câu chủ đề.
- Dựng đƣợc đoạn văn mạch lạc về nội dung, rõ ràng về kết cấu.
III. Nội dung kiến thức HSSV cần nắm vững trƣớc khi luyện tập.
1. Câu chủ đề.
Câu chủ đề là câu:
- Nội dung: Giữ nhiệm vụ chủ hƣớng, là ý cơ bản của đoạn.
- Về hình thức: thƣờng đủ chủ ngữ, vị ngữ.
7


- Vị trí: thƣờng đứng đầu đoạn văn.
- Về dung lƣợng: Ngắn gọn, có độ dài không lớn so với các câu khác trong
đoạn. Câu chủ đề có 2 câu trở lên là câu chủ đề ghép: có thể ghép đứng liền
nhau; có thể ghép dãn cách (đầu - cuối đoạn).
- Cách trình bày nội dung trong đoạn.
Có 5 cách trình bày cơ bản: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc
xích. Mỗi cách trình bày này ứng với một kiểu kết cấu. Bởi vậy, tên gọi cách
trình bày này cũng chính là tên gọi kiểu kết cấu đoạn văn.
IV. Một số lƣu ý khi luyện tập
- Xét mối quan hệ giữa nội dung và kết cấu của đoạn. Chúng ta thấy chúng có
mối quan hệ chặt chẽ. Ứng với một kiểu đoạn nội dung lại có một kiểu đoạn kết
cấu. Bởi vậy, khi chúng ta luyện dựng đoạn về mặt nội dung cũng tức ta đang
dựng đoạn về kết cấu. Việc tách riêng hai mặt để luyện chỉ mang ý nghĩa về mặt
phƣơng pháp: lúc nhấn mạnh nội dung, lúc nhấn mạnh kết cấu.
- Những lỗi về mặt nội dung và kết cấu không đƣợc xem xét trong nhóm bài
tập này. Lỗi và cách chữa sẽ đƣợc luyện trong nhóm bài tập 4.
V. Bài luyện tập.
1. Luyện dựng câu chủ đề.
C1. Xác định câu chủ đề trong các đoạn văn sau đây:

- “Vang bóng một thời” vẽ lại cái “đẹp xƣa” của thời phong kiế suy tàn. Thời có
những ông Nghè, ông Cử, ông Tú chơi lan, chơi cúc, vui thú điền viên; họ
“uống rƣợu “ thạch lan hƣơng” và ngâm thơ Đƣờng; họ nhấm nháp chén trà sớm
mai với tất cả nghi lễ thiêng liêng; họ đánh bạc bằng thơ và hát ả đào trên sông
Hƣơng. Thời ấy tên đao phủ còn chém ngƣời bằng gƣơm, những thầy khóa đi thi
còn mang lều chõng, và ngƣời ta đi lại đƣờng trƣờng trên võng, trên cáng, vừa đi
vừa đánh cờ tƣớng, dềnh dàng, đủng đỉnh trên những con đƣờng vắng vẻ.
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc đời đấu tranh vô cùng gay go và
gian khổ. Đấu tranh để không bị ngã gục trƣớc số phận khắc nghiệt và tàn bạo.
Đấu tranh để chống lại những lƣới bẫy của kẻ thù, những thành kiến lỗi thời của
xã hội. Đấu tranh với bên ngoài, đấu tranh với cả bản thân trƣớc những ảnh
hƣởng tiêu cực của Nho giáo để nhập vào hàng ngũ của nhân dân cách mạng và
trở thành ngƣời nghệ sĩ nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã đấu tranh không phải
chỉ để giữ mình mà để khẳng định vị trí chiến đấu của bản thân mình trong cuộc
đời với tƣ cách ngƣời cần dân, ngƣời tri thức, ngƣời nghệ sĩ.
- Tất cả những đau thƣơng ấy là vì đâu? Thúy Kiều và Nguyễn Du nói là vì số
mệnh. Nhƣng số mệnh ở đây lại hiện ra dƣới hình thức những con ngƣời. Bọn
ngƣời ấy khá đông. Đầy đọa Kiều không phải chỉ có một ngƣời nhƣ trƣờng hợp
Thạch Sanh hay Ngọc Hoa, Phạm Tải. Đày đọa Kiều là cả một xã hội.
C2. Hãy viết câu chủ đề ở vị trí thích hợp vào đoạn văn dƣới đây:
Tài hoa, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm, công lý đều đều không còn có nghĩa
gì trƣớc thế lực của đồng tiền. Tài tình, hiếu hạnh nhƣ Kiều cũng chỉ còn là một
món hàng, không hơn, không kém. Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột nhất, tội lỗi
nhất trong suốt đời nàng, cái việc nghe lời Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng,
một phần cũng bởi vì ngọc vàng của Hồ Hiến.
C3. Dƣới đây là hai câu chủ đề. Hãy triển khai câu chủ đề này thành đoạn văn.
8


- Nghệ thuật trong “Nhật ký trong tù” thật là phong phú.

- Chí Phèo có một tính cách đa dạng, nhiều mâu thuẫn.
C4. Đoạn văn sau đây có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, hãy viết thêm vào c uối
đoạn một câu nữa để phối hợp với câu chủ đề đã có lập thành câu chủ đề ghép
giãn cách:
Trong ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao
hay của ta, và có lẽ cũng rất cổ của chúng ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò”:
Con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò kỳ, con cò quăm…Con
cò lặn lội luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng bên bờ
ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía ngƣời nông dân làm lụng.
C5. Hãy chọn vị trí và viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:
Đ1: Nhiều tuyến đƣờng bộ nhƣ quốc lộ 1,3,5,6…đã đi qua Hà Nội tạo ra mối
liên hệ chặt chẽ giữa Hà Nội với các địa phƣơng khác. Hội tụ về Hà Nội còn có
các tuyến đƣờng sắt quan trọng: Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải phòng. Mạng
lƣới đƣờng sông của Hà Nội chủ yếu là sông Hồng. Với cảng Hà Nội, thành phố
có thể trao đổi hàng hóa với phần lớn các tỉnh lớn phía Bắc. Đƣờng hàng không,
với sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm, đã tạo thành chiếc cầu nối giữa
nƣớc ta với thế giới.
Đ2: Một hôm, một bà cụ nông dân nói với tôi: Nƣớc Nam mình đẹp nhất có
con Kiều. Mà khổ nhất cũng con Kiều. Thƣơng nó quá”. Những nhà nho hoặc
khinh ghét Kiều nhƣ Nguyễn Công Trứ, Huỳnh Thúc Kháng, hoặc yêu Kiều nhƣ
Mộng Liên Đƣờng viết: Dẫu đời xa ngƣời khuất, không đƣợc mục kích tận nơi
nhƣng lời văn tả ra hình nhƣ máu chảy ở đầu ngọn bút, nƣớc mắt thấm trên tờ
giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn nhƣ đứt ruột” Còn
Chu Mạnh Trinh thì có thể nói là không những say Kiều, say văn chƣơng truyện
Kiều mà chính là say nàng Kiều y nhƣ say một giai nhân có thật.”
2. Dựng đoạn văn có câu chủ đề.
2.1. Dựng đoạn diễn dịch.
C1. Những đoạn văn sau đây đều đƣợc viết theo kiểu kết cấu diễn dịch nhƣng có
cách triển khai khác nhau. Hãy chỉ ra sự khác nhau đó:
Đ1: “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nƣớc. Chân bƣớc đi trên

đất Bắc mà lòng vẫn nhớ về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ
cả những tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em
bé Trung Quốc, nhớ ngƣời đồng chí đƣa tiễn sang sông, nhớ lá cờ đang tung bay
phất phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ.
Đ2: Rừng của chúng ta có rất nhiều loại gỗ quý. Ví dụ nhƣ: Pơ mu, đinh, táu,
lát…là những loại cây gỗ có giá trị xuất khẩu cao. Hoặc tâm thất, quế, hồi…là
những cây dƣợc liệu quý.
Đ3: Chim chóc đua nhau đến bên hồ về làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ
hồng, kêu vang nhƣ tiếng kèn đồng. Những con bói cá, mỏ dài, lông sặc sỡ.
Những con cuốc đen trũi len lỏi giữa các bụi ven hồ.
C2. Dựa vào đoạn văn kết cấu diễn dịch - chứng minh sau đây hãy viết một
đoạn văn khác nội dung tự chọn) có kiểu kết cấu tƣơng tự.
9


Nhiều ngƣời có bệnh “dùng chữ Hán”, những tiếng ta sẵn có không dùng mà
dùng chữ Hán cho bằng đƣợc. Thí dụ: ba tháng không nói là ba tháng mà nói là
Tam cá nguyệt. Xem xét không nói là xem xét mà nói là quan sát…
C3. Dựa vào đoạn văn kết cấu diễn dịch - giải thích sau đây hãy viết một đoạn
văn khác (nội dung tự chọn) có kiểu kết cấu tƣơng tự.
Dạy văn chƣơng ở phổ thông có nhiều mục đích. Trƣớc hết nó tạo điều kiện
cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con ngƣời, kết quả của
một thứ lao động đặc thù - lao động nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chƣơng
chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng
mẹ đẻ cho đúng cho hay. Dạy văn chƣơng cũng là một trong những con đƣờng
giáo dục thẩm mỹ.
C4. Dựa vào câu chủ đề sau đây, viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch - giải thích.
Bác Hồ sống thật giản dị.
C5. Dựa vào đoạn văn kết cấu diễn dịch (toàn thể - bộ phận) sau đây hãy viết
một đoạn văn khác (nội dung tự chọn) có kiểu kết cấu tƣơng tự.

Chẳng có nơi nào nhƣ Sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ cao vút.
Búp cọ dài nhƣ thân kiếm sắc. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài.
C6. Dƣới đây là một đoạn văn theo kiểu kết cấu diễn dịch - bao hàm. Hãy viết
một đoạn văn có kết cấu tƣơng tự:
Sau trận mƣa rào mọi vật đều sáng và tƣơi. Những đóa râm bụt thêm màu đỏ
chói. Bầu trời xanh bóng nhƣ vừa đƣợc gội rửa. Mấy đám mây bông trôi, sáng
rực lên trong ánh mặt trời.
C7. Dựa vào câu chủ đề sau đây. Hãy viết thành một đoạn văn có kết cấu diễn
dịch - giải thích:
Bác Hồ sống thật giản dị.
Bài tập 8. Hãy triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn theo kết cấu diễn
dịch - chứng minh (diễn dịch minh họa).
Nguyễn Công Hoan đã viết đƣợc rất nhiều truyện ngắn đặc sắc.
C8. Hãy triển khai những đoạn văn có nội dung tự chọn theo mô hình gợi ý dƣới
đây( câu A là câu chủ đề)
a. Khởi đầu (A) - giải thích - giải thích.
b. Khởi đầu (A) - chứng minh - chứng minh.
c. Khởi đầu (A) - bộ phận - bộ phận.
d. Khởi đầu (A) - (đƣợc) bao hàm - (đƣợc) bao hàm.
2.2. Dựng đoạn quy nạp.
C1. Hãy chỉ ra nét khác nhau về cách triển khai giữa 2 đoạn văn viết theo kết
cấu quy nạp sau đây:
Đ1: Làng xóm ta xƣa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng
xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có
trƣờng học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân kho của hợp tác xã, nhà mới
của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng
tiến bộ.
Đ2. Những cách chống nạn đói chia làm mấy hạng: nhƣ cấm nấu rƣợu bằng gạo
thay bắp, cấm các thứ bánh ngọt…để cho đỡ tốn ngũ cốc. Nhƣ vùng này san sẻ
thức ăn cho vùng khác. Nhƣ ra sức tăng gia trồng trọt các thứ rau khoai…Nói

10


tóm lại bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa
sau, chúng ta đều phải làm cả.
C2. Hãy phân tích cách trình bày đoạn văn quy nạp dƣới đây:
Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vƣơng
Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt
bán ngƣời; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lƣơng tâm; Khuyển Ƣng vì tiền mà lao
vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.”
C3. Dƣới đây là một đoạn văn theo kiểu kết cấu quy nạp - nhân quả. Hãy viết
một đoạn văncó nội dung tự chọn có kết cấu tƣơng tự:
Trong hàng nghìn năm dƣới ách thống trị của phong kiến ngoại bang xâm
lƣợc…văn nghệ bác học cổ điển ta có những tác phẩm tiến bộ mang cốt cách
dân tộc nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng thống trị ngoại bang…Trong
gần một thập kỷ dƣới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp, văn nghệ bác học
của ta bị lai căng nhƣng vẫn có những tác phẩm tiến bộ. Tuy nhiên, nền văn
nghệ bác học đó cũng không tích cực bằng văn nghệ của quần chúng…Vì vậy,
muốn phát huy truyền thống của dân tộc tốt đẹp, lành mạnh, phong phú và sâu
sắc thì trước hết phải chú trọng đến văn nghệ quần chúng.
C4. Hãy viết thêm các câu để hoàn thiện đoạn văn với câu chủ đề cuối đoạn sau
đây:
Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy.
C5. Viết các đoạn văn theo cấu trúc đã gợi ý sau đây:
a. Giải thích - giải thích…kết thúc(A)
b. Chúng minh - chứng minh…kết thúc(A)
c. Bộ phận - bộ phận…kết thúc(A)
d. Cụ thể - cụ thể…kết thúc(A)
C6. Cho câu chủ đề sau đây đứng ở cuối đoạn. Hãy viêt thêm một số câu khác
vào trƣớc câu chủ đề này để tạo thành một đoạn văn theo kiểu quy nạp.

Trong thơ Bác, ánh trăng luôn tràn đầy.
2.3. Đoạn tổng phân hợp.
C1. Tại sao đoạn văn sau đây đƣợc gọi là đoạn văn có kiểu kết cấu tổng phân
hợp?
Tiếng Việt của ta rất đẹp: đẹp nhƣ thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta
không thể nói tiếng ta đẹp nhƣ thế nào, cũng nhƣ không thể nào phân tích cái
đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhƣng đối với chúng ta là ngƣời Việt Nam,
chúng ta cảm thấy và thƣởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nƣớc ta,
tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà
văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của ngƣời Việt Nam
ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trƣớc đến nay là
cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
C2. Hãy viết thêm một câu vào cuối đoạn văn sau đây cho phù hợp câu chủ đề
đứng đầu đoạn tạo nên câu chủ đề ghép dãn cách.
Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có các dân tộc thiểu số anh em
tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thƣớc đã đem quân đi giúp Đinh Công Tráng
trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Tống Duy
Tân cũng đƣợc Cầm Bá Thƣớc giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp đƣợc
11


gần ba mƣơi năm ở Yên Thế, cũng do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền
núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trƣớc ngày tổng khởi nghĩa và trong thời
kháng chiến chông Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa
đồng bào thiểu số.
C3. Hãy viết thêm một câu vào đầu đoạn văn sau đây cho phù hợp tạo nên đoạn
văn có kiểu kết cấu tổng phân hợp.
Cũng nhƣ đồi mồi ở những nơi khác, đổi mới ở Hà Tiên giá trị nhất ở cái mai.
Ở đây, có những có những con nặng bảy tám chục kilôgam, đƣờng kính của cái
mai lên đến gần một mét và có thể bóc lên một kilôgam vảy. Vậy, đồi mồi đƣợc

sử dụng vào nhiều việc, nhất là làm những đồ mỹ nghệ: từ cán dao, gọng kính,
hộp thuốc lá cho đến bình cắm hoa, trâm lƣợc, quạt, giá gƣơng soi…Tất cả đều
là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đồi mồi quả đã làm cho Hà Tiên trở
thành một trong những mảnh đất quý của Tổ quốc ta.
C4. Dựa vào nội dung gợi ý sau đây, hãy viết thành những đoạn văn theo kết
cấu tổng phân hợp.
- Truyện thần thoại có nhiều yếu tố thần linh, hoang đƣờng.
- Tiếng cƣời trong kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam có rất nhiều cung bậc
khác nhau.
- “Bình Ngô đại cáo” là áng văn chƣơng bất hủ.
C5. Hãy viết thêm vào những đoạn văn sau câu chủ đề ghép để biến đoạn văn
thành đoạn văn có kiểu kết cấu tổng phân hợp.
- Văn học dân gian đã cho ta thấy rõ quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, những
kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao động, những quan hệ họ hàng, làng
nƣớc, những tín ngƣỡng, những phẩm chất đạo đức và những tình cảm nhiều
mặt trong đời sống con ngƣời. Điều đáng quý ở đây là tính chất cổ xƣa và tinh
nguyên của nó.
- Truyện Kiều có nhiều con ngƣời, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, tâm
trạng…khác nhau, thậm chí đối lập nhau nhƣng Nguyễn Du đều thể hiện một
cách thành công. Đó chính là thân hình đồ sộ của Tú Bà; dáng dấp hào hoa
phong nhã của Kim Trọng, cái lẩm nhẩm gật đầu ám muội của Sở Khanh; cái
cƣời sảng khoái của Từ Hải; một bộ mặt đen sì, ngơ ngẩn vì tình của Hồ Tôn
Hiến; hay các cảnh ngày hè rực rỡ lửa lựu; cảnh thu nhuộm màu vàng quan
san…Từ sự tinh tế của ánh trăng đến những nét rung cảm sâu thẳm trong lòng
ngƣời đều đƣợc Nguyễn Du thể hiện chính xác.
- Khác với đa số truyện ngắn của Nam Cao, Chí Phèo phản ánh xã hội nông
thôn trực tiếp trên bình diện đấu tranh giai cấp. Qua hình tƣợng Chí Phèo, một
trƣờng hợp nông dân lƣu manh hóa, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc,
cảm động cuộc sống đày đọa của ngƣời nông dân bị đè nén bóc lột đến cùng
cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi

dập đến mất cả hình ngƣời, tính ngƣời.
C6. Dựa vào các gợi ý sau đây, hãy viết thành những đoạn văn theo kiểu kết cấu
tổng phân hợp.
- Bảo vệ môi trƣờng tốt có tầm quan trọng đến sức khỏe con con ngƣời.
- Tiếng cƣời trong truyện tiếu lâm Việt Nam có rất nhiều cung bậc khác nhau.
- Hƣơng một số loài hoa có lợi cho sức khỏe con ngƣời.
12


3. Dựng đoạn văn không có câu chủ đề.
3.1. Đoạn song hành.
C1. Hãy giải thích vì sao lại gọi đoạn văn sau đây là đoạn văn có kết cấu song
hành:
Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dƣỡng trẻ thơ (hát ru). Ca dao là hình thức
trò chuyện tâm tình của những chàng trai, cô gái(hát ví, hát xoan, hát ghẹo). Ca
dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức tổ tiên và anh linh của những ngƣời
đã khuất (bài ca lễ hội). Ca dao là phƣơng tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân
hoan của những ngƣời sản xuất ( hò, lý).
C2. Các đoạn văn sau đây viết theo kiểu song hành nhƣng có sự khác nhau. Hãy
chỉ ra sự khác nhau đó.
- Ở đất Cà Mau, nhiều nhất là đƣớc. Đƣớc mọc san sát đến tận mũi đất cuối
cùng, thẳng tuột nhƣ hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà của dựng dọc
theo những bờ kênh dƣới những hàng đƣớc xanh rì. Sông rạch quanh co trong
đƣớc. Đƣớc kín bờ sông, kín đồng, kín bãi. Nhà nọ sang nhà kia phải đi trên cầu
bằng thân cây đƣớc.
- Chú thỏ có cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ƣơn ƣớt hít hít thở. Bộ hia mọc hai
bên mép cũng trắng nhƣ cƣớc. Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe nhƣ hai hòn bi, trông
rất hiền. Hai tai thỏ to nhƣ hai cái lá doi lúc nào cũng vểnh lên.
C3. Hãy giải thích vì sao lại gọi đoạn văn sau đây là đoạn có kết cấu song hành.
Ca dao (hát ru) là bầu sữa tinh thần nuôi dƣỡng tinh thần trẻ thơ. Ca dao là

hình thức trò chuyện tinh tâm tình của những chàng trai, cô gái (hát ví, hát
xoan, hát ghẹo). Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức tổ tiên và anh
linh của những ngƣời đã khuất (bài ca lễ hội). Ca dao là phƣơng tiện bộc lộ nỗi
tức giận hoặc lòng hân hoan của những ngƣời sản xuất (hò, lí).
C4. Đoạn văn sau đây đƣợc viết theo kiểu song hành liệt kê. Hãy dựa vào mẫu
này để viết một đoạn văn khác có kết cấu tƣơng tự với nội dung tự chọn.
Trong Ngục trung nhật ký, có những bài phác họa sơ sài mà chân thật và đậm
đà, càng nhìn càng thú vị nhƣ một bức tranh thủy mặc cổ điển. Có những bài
cảnh lồng lộng sinh động nhƣ những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có
bài làm cho ngƣời đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, rộn rịp.
C5. Đoạn văn sau đây đƣợc viết theo kiểu song hành tƣơng phản. Hãy dựa vào
mẫu này để viết một đoạn văn khác có kết cấu tƣơng tự với nội dung tự chọn.
- Nhƣng nếu Kiều là một ngƣời yếu đuối thì Từ Hải là một kẻ hùng mạnh.
Kiều là một ngƣời tủi nhục thì Từ Hải là kẻ vinh quang. Ở trong cuộc sống mỗi
bƣớc chân Kiều đều vấp phải một sự bất trắc thì trên quãng đƣờng ngang dọc Từ
không hề gặp khó khăn. Suốt đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình, Kiều
quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cƣời. Kiều đội trên đầu nào trung nào hiếu thì
trên đầu Từ Hải chỉ có một khoảng trống không “ nào biết trên đầu có ai”. Nếu
Kiều lê lết trên mặt đất liền đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên
phóng túng tự do. Kiều là hiện thân của mối mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên
hình của mối mặc cảm tự tôn.
C6. Đoạn văn sau đây đƣợc viết theo kiểu kết cấu song hành liệt kê tăng cấp (ý
của các câu đứng cuối đƣợc nhấn mạnh) dƣới đây. Hãy dựa vào mẫu này để viết
một đoạn văn khác có kết cấu tƣơng tự với nội dung tự chọn.
13


Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trƣờng học. Chúng thẳng tay chém giết những
ngƣời yêu nƣớc, thƣơng nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể
máu.

C7. Cho một số câu khởi đầu dƣới đây. Hãy tiếp tục triển khai thành đoạn văn
có kết cấu song song.
- Hàng ngày, Bác dùng bữa rất đạm bạc thƣờng chỉ có cháo bẹ và rau măng.
- Trong cái xã hội bon chen, bọn ngƣời giàu sang trở nên hợm hĩnh, lố lăng;
chúng chúc nhau sống lâu trăm tuổi để kéo dài cuộc sống xấu xa, ích kỷ.
- Ca dao, dân ca của chúng ta nói nhiều đến con cò.
C8. Đoạn văn dƣới đây viết theo kiểu song hành. Hãy dựa vào mẫu này để viết
một đoạn văn cùng kiểu với nội dung tự chọn.
“Ngục trung nhật ký” có những bài phác họa sơ sài mà chân thật và đậm đà,
càng nhìn càng thú vị, nhƣ một bức tranh thủy mặc cổ điển. Có những bài cảnh
lồng lộng sinh động nhƣ những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có bài
làm cho ngƣời đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp.
C9. Dựa vào một số câu mở đầu sau đây, hãy tiếp tục triển khai đoạn văn có kết
cấu song hành.
- Hàng ngày, Bác dùng bữa rất đạm bạc thƣờng chỉ có cháo bẹ và rau măng.
- Trong cái xã hội bon chen, bọn ngƣời giàu sang trở nên hợm hĩnh, lố lăng,
chúng chúc nhau sống lâu trăm tuổi để kéo dài cuộc sống xấu xa, ích kỷ.
- Ca dao, dân ca của chúng ta nói nhiều đến con cò.
C10. Hãy dựa vào kết cấu gợi ý dƣới đây để viết một đoạn văn có kết cấu tƣơng
tự với nội dung tự chọn.
- Song hành ( liệt kê thông thƣờng ): đối tƣợng tƣờng thuật chung cho các câu.
- Song hành ( liệt kê thông thƣờng ): đối tƣợng tƣờng thuật khác nhau giữa các
câu.
- Song hành ( liệt kê tăng cấp ): đối tƣợng tƣờng thuật chung giữa các câu.
- Song hành ( tƣơng phản ): đối tƣợng tƣờng thuật khác nhau giữa các câu.
3.2. Đoạn móc xích.
C1. Vì sao đoạn văn dƣới đây lại đƣợc gọi là đoạn có kết cấu móc xích.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia
sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kỹ thuật phải có văn
hóa. Vậy, việc tổ túc văn hóa là cực kỳ cần thiết.

C2. Đoạn văn viết theo kết cấu móc xích dƣới đây đƣợc xây dựng theo mối quan
hệ điều kiện - kết quả nối tiếp nhau giữa các câu. Hãy phân tích mối quan hệ đó
và dựa vào mẫu này hãy dựng một đoạn văn có kết cấu tƣơng tự nội tùy chọn.
Bây giờ, muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc thì phải nâng cao
đời sống của đồng bào. Muốn nâng cao đời sống của đồng bào, không phải cứ
nói mà làm ra cơm gạo. Cơm gạo không phải từ trên trời rơi xuống. Muốn có
cơm gạo thì mọi ngƣời phải làm cái gì? Muốn ấm no thì phải làm cái gì? Phải
làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất.
C3. Đoạn văn viết theo kết cấu móc xích dƣới đây đƣợc xây dựng theo mối quan
hệ suy luận. Hãy phân tích mối quan hệ đó và dựa vào mẫu này hãy dựng một
đoạn văn có kết cấu tƣơng tự nội dung tùy chọn.
14


Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều ngƣời đọc khó mà biết đúng là thơ Nguyễn Trãi
không: Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải dễ mà hiểu đúng. Lại
có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì
không biết chắc bài thơ đã đƣợc viết ra lúc nào trong cuộc đời nổi chìm của
Nguyễn Trãi. Cùng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì một ý nghĩa, nếu viết
năm 1430 thì ý nghĩa lại khác.
C4. Hãy dựa vào mối quan hệ móc xích gợi ý dƣới đây để viết thành từng đoạn
văn:
a. Móc xích / suy luận.
b. Móc xích / hỏi đáp.
CHƢƠNG III
LUYỆN DỰNG ĐOẠN THEO CHỨC NĂNG
I. Mô hình chung
Dựng đoạn văn theo chức năng

Đoạn mở


Trực
tiếp

Trực
tiếp

Đoạn kết

Mở

Khép

Đoạn nối

Thuần
túy

Không
thuần
túy

I. Mục đích luyện tập.
1. Biết lập đoạn văn không chỉ đúng về nội dung mà phải đúng về cách tổ chức
giao tiếp.
2. Biết viết những đoạn mở, đoạn kết, đoạn nối đúng với chức năng mà chúng
đảm nhiệm trong văn bản.
3. Có khả năng viết nhanh đoạn mở, đoạn kết, đoạn nối theo đúng ý định.
II. Nội dung kiến thức HSSV cần nắm vững.
1. Đoạn mở.

- Mở trực tiếp: Giới thiệu thẳng vấn đề cần trình bày. Cách này tiết kiệm thời
gian nhƣng thƣờng khô khan, ít lôi cuốn ngƣời đọc. Loại mở này, thƣờng sử
dụng nhiều trong văn bản khoa học.
- Mở gián tiếp: Thông qua một số gợi dẫn: câu chuyện, sự kiện, con số, so
sánh…sau đó mới nêu vấn đề cần trình bày. Cách này thƣờng dài, tốn thời gian
nhƣng lôi cuốn, hấp dẫn ngƣời đọc. Giao tiếp công công thƣờng sử dụng cách
mở này.
Đoạn mở cần phải giới thiệu đƣợc cơ bản của bài viết, tạo điều kiện tốt cho sự
phát triển ở phần chính.
15


2. Đoạn kết.
- Đoạn kết khép: Thâu tóm lại những vấn đề đã đƣợc trình bày trong bài. Loại
này, thƣờng đƣợc dùng trong các văn bản dài.
- Kết mở: Không mang tính tóm tắt mà mang tính liên tƣởng, cảm nghĩ, đề
xuất…vấn đề.
Đoạn kết phải khép lại đƣợc các vấn đề đã trình bày, tạo tính hoàn chỉnh cho
toàn bài và giải tỏa tâm lý, thỏa mãn cho sự chờ đợi của ngƣời đọc.
3. Đoạn nối.
- Đoạn nối thuần túy: không nhằm cung cấp thông tin mới mà chủ yếu để liên
kết các vấn đề đã trình bày.
- Đoạn nối không thuần túy: có phần cung cấp thông tin và phần nối. Phần này
thƣờng là một câu.
III. Một số lƣu ý khi luyện tập.
1. Nên chú ý luyện tập đầy đủ các kiểu đoạn văn chức năng. Tránh tình trạng
ngại khó, ngại viết dài mà bỏ qua những đoạn văn có tác dụng lớn trong giao
tiếp thực, chẳng hạn nhƣ: đoạn mở gián tiếp, đoạn kết mở.
2. Đoạn phát triển: chính là loại đoạn đã đƣợc trình bày trong các bài tập nhóm
1. Vì thế, trong khi luyện tập đoạn văn theo chức năng, chúng ta không trở lại

với nhóm bài tập đó nữa.
3. Việc dựng đoạn nối thuần túy mang tính chất phức tạp, nhƣng thực chất là
luyện câu nối. Bởi vậy, việc luyện tập thƣờng tập trung vào luyện sử dụng câu
nối.
IV. Bài luyện tập.
1. Dựng đoạn mở.
1.1. Đoạn mở trực tiếp:
Giới thiệu thẳng vấn đề định trình bày. Cách này tiết kiệm thời gian nhƣng
thƣờng khô khan, ít lôi cuốn ngƣời đọc. Loại mở này, văn bản khoa học sử
dụng nhiều.
C1. Đọc các đoạn mở sau đây và xác định nội dung của bài viết.
a. “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Hồ Chủ tịch là đối tƣợng nghiên cứu
phong phú về nhiều mặt: chính trị, triết học, lịch sử, văn học, mĩ học…Về
phƣơng diện văn học, “Bản án chế độ thực dân Pháp” là một hiện tƣợng văn
học. Bài này chỉ giải quyết một vấn đề trong nhiều vấn đề. Văn học mà ngƣời
làm công tác nghiên cứu có thể đề cập tới đó là việc sơ bộ nhận định vị trí quan
trọng của tác phẩm ấy trong thời đại văn học chúng ta.
b. Nói đến Hàn Mặc Tử không thể không nói đến “Mùa thu chín”. Bài thơ nhƣ
một điểm sáng trên nền văn học đánh dấu sự thành công của thơ ông.
c. Trong “Truyện Kiều”, cái đoạn Kiều nhờ em thay mình trả nghĩa chàng Kim,
cái đoạn trƣờng gọi là “Cảnh trao duyên” là một đoạn có thể gợi lên những suy
nghĩ đối với những anh chị em công tác và nói chung với những ai yêu sân khấu.
d. Viết đoạn mở trực tiếp theo các nội dung sau:
- Giới thiệu bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.
- Cách viết dễ hiểu của Bác Hồ.
- Đề tài nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao.
C2. Hãy vào đề trực tiếp theo một số đề tập làm văn sau đây:
16



a. “Bình Ngô đại cáo” đã biểu hiện đƣợc niềm tự hào cao độ của dân tộc trong
chiến thắng vẻ vang giành lại đƣợc hòa bình và độc lập sau 10 năm chiến đấu
gian khổ chống quân Minh xâm lƣợc.
b. Nhân dân ta đã nói về đạo làm con đối với cha mẹ qua bài ca dao:
Công cha nhƣ núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
c. Xuân Diệu đã gọi Hồ Xuân Hƣơng là “bà chúa thơ Nôm”. Hãy phân tích và
làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài bài thơ của Hồ Xuân Hƣơng.
d. Có nhận xét: “Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp”. Hãy giải thích nhận xét
và chứng minh nhận xét trên.
C3. Giả định dƣới đây là toàn bộ nội dung của một bài viết. Hãy viết thêm một
số đoạn mở trực tiếp cho nội dung này.
Thúy Kiều là một ngƣời tài sắc tuyệt vời. Nhƣng nói có tài có sắc ở đây chung
quy lại cũng là nói có tình. Bởi vì chữ tài của Kiều, cụ thể là tiếng đàn của Kiều,
cái sắc của Kiều, cụ thể là cái mặn mà, nồng thắm, trƣớc hết là biểu hiện cái
tình. Kiều không phải là ngƣời có thể dửng dƣng trƣớc mọi việc ở đời mà là
ngƣời hay động lòng, suy nghĩ.
Trong cảnh chơi xuân nô nức, dễ mấy ai để ý đến nấm mồ vô chủ. Nhƣng
Kiều để ý, hỏi han, thắp hƣơng, khấn vái và thƣơng xót không nỡ rời chân. Đến
khi nàng yêu thì đó là một thứ tình yêu say đắm, mãnh liệt.
Yêu nhau, nàng chủ động xây dựng hạnh phúc với ngƣời yêu. Gót chân nàng
thoăn thoắt đi sang nhà Kim Trọng, có hình ảnh nàng “ xăm xăm băng nẻo vƣờn
khuya một mình”, bây giờ đây vẫn có thể làm cho một số ngƣời ngơ ngác, phân
vân. Nhƣng thiết tha với hạnh phúc của mình, nàng lại càng thiết tha hơn nữa
với hạnh phúc của ngƣời.
Trƣớc cái nguy cha và em bị bắt, bị đánh đập đến chết, nàng không chút ngần
ngại, nàng dứt khoát hy sinh: “Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”. Ai không
mong cho con ngƣời nhƣ vậy đƣợc hạnh phúc? Nhƣng hạnh phúc toan nắm

đƣợc trong tay thì cuộc đời cƣớp mất. Bị đày đọa vào những vô cùng ô nhục
giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của một xã hội bất nhân, nàng vẫn cố vùng
dậy, cố làm chủ lấy đời mình. Nhƣng mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là
một lần bị dúi xuống, bị đạp xuống sâu hơn một lần nữa. Mà nào nàng có mơ
ƣớc chuyện gì cao xa đâu. Cái mơ ƣớc của nàng có khi thật bé nhỏ, thảm hại.
Nàng tính tới, tính lui, thậm chí chịu tra tấn cực hình để đƣợc yên thân làm một
ngƣời vợ lẽ. Thế mà rồi cũng không xong. Tất cả những cố gắng, những ƣớc mơ
lớn nhỏ của nàng đều tan ra nhƣ mây khói. Đời nàng không chỉ là một tấn bi
kịch mà còn là một chuỗi dài những bi kịch kiếp sau.
C4. Giả định có một số vấn đề sau đây sẽ đƣợc trình bày trong bài viết. Hãy viết
các loại đoạn mở cho các nội dung đó.
a. Khung cảnh và tâm trạng của tác bài thơ bài thơ “Thu điếu”.
b. Cách viết dễ hiểu, dễ nhớ của Bác Hồ.
c. Hình tƣợng ngƣời nông dân - nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu.
17


d. Nhân dân ta nói về đạo làm con với cha mẹ qua bài ca dao:
“Công cha nhƣ núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Hãy bình luận bài ca dao trên.
đ. “Bình Ngô đại cáo đã biểu hiện đƣợc niềm tự hào dân tộc cao độ của dân tộc
ta trong kháng chiến vẻ vang giành lại hòa bình và độc lập dân tộc sau 10 năm
kháng chiến gian khổ chống quan Minh xâm lƣợc”. Hãy chứng minh điều đó
qua một số tác phẩm văn học đã học.
e. Hãy viết thêm một số đoạn văn mở trực tiếp cho nội dung sau đây:
C5. Hãy vào đề trực tiếp cho các đề văn sau đây:

Đề 1: “Bình Ngô đại cáo” đã biểu hiện đƣợc niềm tự hào dân tộc ta trong chiến
thắng vẻ vang giành lại đƣợc hòa bình và độc lập sau 10 năm chiến đấu gian khổ
chống quân Minh xâm lƣợc.
Hãy chứng minh đánh giá đó qua một số đoạn văn tiêu biểu đã học.
Đề 2: Nhân dân ta đã nói đạo lý làm con với cha mẹ qua bài ca dao:
Công cha nhƣ núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Hãy bình luận bài ca dao trên.
Đề 3: Xuân Diệu đã gọi Hồ Xuân Hƣơng là “ bà chúa thơ Nôm”.
Hãy phân tích làm sáng rõ ý kiến trên qua một số bài thơ của Hồ Xuân
Hƣơng.
Đề 4: Có ngƣời nhận xét: “Truyện cổ tích là những ƣớc mơ đẹp”. Em hãy giải
thích và chứng minh nhận xét trên.
C6. Đọc các đoạn mở sau đây và xác định nội dung của bài viết.
a. “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Hồ Chủ tịch là đối tƣợng nghiên cứu
phong phú về nhiều mặt: chính trị, triết học, lịch sử, văn học, mĩ học…Về
phƣơng diện văn học, “Bản án chế độ thực dân Pháp” là một hiện tƣợng văn
học. Bài này chỉ giải quyết một vấn đề trong nhiều vấn đề. Văn học mà ngƣời
làm công tác nghiên cứu có thể đề cập tới đó là việc sơ bộ nhận định vị trí quan
trọng của tác phẩm ấy trong thời đại văn học chúng ta.
b. Nói đến Hàn Mặc Tử không thể không nói đến “Mùa thu chín”. Bài thơ nhƣ
một điểm sáng trên nền văn học đánh dấu sự thành công của thơ ông.
c. Trong “Truyện Kiều”, cái đoạn Kiều nhờ em thay mình trả nghĩa chàng Kim,
cái đoạn trƣờng gọi là “Cảnh trao duyên” là một đoạn có thể gợi lên những suy
nghĩ đối với những anh chị em công tác và nói chung với những ai yêu sân khấu.
d. Viết đoạn mở trực tiếp theo các nội dung sau:
- Giới thiệu bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến.
- Cách viết dễ hiểu của Bác Hồ.

- Đề tài nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao.
1.2. Đoạn mở gián tiếp.
18


- Mở gián tiếp: Thông qua một loạt sự dẫn dắt: câu chuyện, sự kiện, con số, so
sánh…sau đó mới nêu vấn đề trình bày. Cách này thƣờng dài, tốn thời gian
nhƣng lại lôi cuốn, hấp dẫn ngƣời đọc. Các văn bản mang tính giao tiếp công
cộng thƣờng sử dụng cách mở này.
- Đoạn mở cần phải giới thiệu đƣợc nội dung cơ bản của bài viết, tạo điều kiện
tốt cho việc viết phần phát triển.
C1. Dƣới đây là đoạn mở gián tiếp (theo lối so sánh) cho nội dung văn học. Hãy
dựa vào ví dụ này viết đoạn mở có kiểu triển khai tƣơng tự cho nội dung tự
chọn.
Bài thơ hay cũng nhƣ hòn ngọc quý, bông hoa đẹp; phải chăng còn hơn thế vì
ngọc cũng có lúc phải mòn, hoa có khi tàn héo nhƣng thơ hay thì còn sống mãi.
Ngọc đã quý vẫn cần bàn tay mài dũa, trƣng bày; thơ dù hay cũng cần đến
những lời bình tri âm tri kỷ. Những lời bình hay có khi mang lại hiệu quả không
ngờ nhƣ tạo thêm cho thơ một vầng hào quang nhƣ giúp đời phát hiện một vì
sao bị mây mù che khuất.
C2. Bàn về sức mạnh của ý chí, có một tác giả đã mở đầu bài viết của mình theo
kiểu gián tiếp bằng cách nêu một câu chuyện nhƣ sau:
Trong lúc Poocxena -quốc vƣơng Êtoruxko - bao vây La Mã vào năm 508
trƣớc công nguyên, một thanh niên La Mã tên là Muyxiuyt đã bị bắt. Tên vua
tức giận điên cuồng này đã ra lệnh đốt lửa tra khảo chàng thanh niên để tìm xem
ai là kẻ đồng mƣu. Muyxiuyt hiên ngang đi đến bên đống lửa và thản nhiên đƣa
tay vào trong ngọn lửa. Và Muyxiuyt cứ thế tiếp tục đối đáp với tên bạo chúa
cho tới lúc cánh tay cháy thành than. Kinh hãi trƣớc hành vi của chàng thanh
niên La Mã, quốc vƣơng Poocxena ra lệnh tha cho chàng và hạ lệnh lui binh.
Hình tƣợng Muyxiuyt đã đi vào sử sách của nhân loại nhƣ là tấm gƣơng của ý

chí. Ý chí có sức mạnh chiến tháng hết thảy.
Dựa vào cách mở trên. Hãy viết một đoạn mở có nội dung tự chọn.
a. Trong lời giới thiệu tập “ Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam” có đoạn mở
gián tiếp theo kiểu đề dẫn nhƣ sau:
Kể cũng lạ, con ngƣời sinh ra từ lúc chào đời là khóc chứ không phải là cƣời.
Rồi từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần
khóc, phải khóc. Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thƣơng cảm, trái
ngang và lại cả vì vui sƣớng, sung sƣớng, hạnh phúc. Vậy thì, xem ra tiếng khóc
không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cƣời. Nhƣng tại sao
dân gian lại chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cƣời mà không tạo ra
tuyện gây khóc?
Hãy viết đoạn mở theo kiểu tƣơng tự cho nội dung tự chọn.
b. Khi giới thiệu bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm, Đỗ Lai Thúy viết
đoạn mở bài:
Chọn một đề tài muôn thƣở nhƣ “Tống biệt hành” lại viết theo thể hành, một
thể thơ cũ theo luật đƣờng, Thâm Tâm đã tự đặt mình vào một thách đố lớn.
Nghìn năm trƣớc, trên lầu Hoàng Hạc thì tiên Lý Bạch phải gác bút giữa lúc thi
hứng đang dào dạt trƣớc một bài thơ của Thôi Hiệu. Vậy mà trƣớc Thâm Tâm
đã đi vào cổ điển bao nhiêu bài thơ, bài thơ viết về tống biệt, trong Đƣờng thi,
Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Tản Đà…Ngay trong phong trào thơ mới cũng
19


không ít kiện tƣớng làm thơ về đề tài này, đề tài „tủ” của chủ nghĩa lãng mạn. Bị
đè nặng bởi những cái bóng vĩ đại, lại chỉ có trên tay thứ “tài liệu” đã bị vắt kiệt
nhƣ vậy, nếu không muốn “núp bóng” để bị “cớm bóng” Thâm Tâm chỉ còn mỗi
một cách là vƣợt lên, tìm ra một hình thức nghệ thuật tân kỳ.
Đây là đoạn văn viết bằng cách dẫn ra một vài sự kiện trƣớc khi đi vào vấn đề
chính. Hãy viết đoạn mở theo kiểu tƣơng tự cho một nội dung tự chọn.
C3. Dƣới đây là những đoạn mở gián tiếp bằng cách nêu một mẫu chuyện lý thú

hoặc gợi ý tò mò của ngƣời đọc. Hãy dựa vào mẫu này để viết những đoạn văn
có kiểu kết cấu tƣơng tự cho một nội dung tự chọn.
a. Đoạn mở cho bài giới thiệu về: Chấn động và sự trùng hợp chấn động.
Khoảng 150 năm trƣớc, Napoleong chỉ huy quân pháp đánh Tây Ban Nha. Có
một đơn vị đi qua cầu treo, một ngƣời sĩ quan oai nghiêm hô: “Một, hai…một
hai” Theo lệnh, đơn vị đi đều bƣớc qua cầu. Gần đến đầu cầu bên kia, bỗng đánh
rầm một cái, cầu đứt, ném tất cả các sĩ quan và binh lính xuống sông, chết rất
nhiều. Và cũng khoảng 100 năm về trƣớc, có một đơn vị quân đội ở Petecbua đi
qua cầu trên sông Phootenga cũng bị tai nạn nhƣ trên. Nguyên nhân nào đƣa đến
tai nạn ấy. Đó chính là do chấn động và sự trùng hợp của chấn động.
b. Đoạn mở cho bài giới thiệu vấn đề.
Khi bạn đang ngồi, nếu không ngả ngƣời về phía trƣớc hay không cho chân
vào gầm ghế, bạn có đứng đƣợc không? Chắc bạn sẽ trả lời “ Khó gì, ai chả làm
đƣợc !” Vậy thì bạn hãy thử làm xem. Nào, một, hai, ba…Ô kìa, sao thế? Không
đứng đƣợc à? Đúng vậy đấy! Dù dùng hết sức bình sinh bạn cũng không thể nào
đứng dậy đƣợc đâu. Bạn đã bị lệch trọng tâm. Nếu hiểu về trọng tâm, bạn sẽ biết
tại sao khi đứng dậy bạn sẽ buộc phải co chân hoặc dƣớn ngƣời về phía trƣớc.
C4. Bàn về sức mạnh của ý chí, có một tác giả đã mở đầu bài viết của mình theo
kiểu gián tiếp bằng cách nêu một câu truyện nhƣ sau:
Trong lúc Poocxena - quốc vƣơng Êtoruxko - bao vây La Mã vào năm 508
trƣớc công nguyên, một thanh niên La Mã tên là Muyxiuyt đã bị bắt. Tên vua
tức giận điên cuồng này đã ra lệnh đốt lửa tra khảo chàng thanh niên để tìm xem
ai là kẻ đồng mƣu. Muyxiuyt hiên ngang đi đến bên đống lửa và thản nhiên đƣa
tay vào trong ngọn lửa. Và Muyxiuyt cứ thế tiếp tục đối đáp với tên bạo chúa
cho tới lúc cánh tay cháy thành than. Kinh hãi trƣớc hành vi của chàng thanh
niên La Mã, quốc vƣơng Poocxena ra lệnh tha cho chàng và hạ lệnh lui binh.
Hình tƣợng Muyxiuyt đã đi vào sử sách của nhân loại nhƣ là tấm gƣơng của ý
chí. Ý chí có sức mạnh chiến thắng hết thảy.
Dựa vào cách mở bài gián tiếp bằng việc kể lại một mẩu chuyện, hãy viết một
đoạn văn hoặc phần mở bài tƣơng tự cho một nội dung tự chọn.

C5. Trong lời giới thiệu tập “Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam” có đoạn mở
gián tiếp theo kiểu đề dẫn nhƣ sau:
Kể cũng lạ, con ngƣời sinh ra từ lúc chào đời là khóc chứ không phải là cƣời.
Rồi từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần
khóc, phải khóc. Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thƣơng cảm, trái
ngang và lại cả vì vui sƣớng, sung sƣớng, hạnh phúc. Vậy thì, xem ra tiếng khóc
không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cƣời. Nhƣng tại sao
20


dân gian lại chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cƣời mà không tạo ra
truyện gây khóc?
Hãy viết đoạn mở theo kiểu tƣơng tự cho nội dung tự chọn.
C6. Khi giới thiệu bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm, Đỗ Lai Thúy viết
đoạn mở bài:
Chọn một đề tài muôn thƣở nhƣ “Tống biệt hành” lại viết theo thể hành, một
thể thơ cũ theo luật đƣờng, Thâm Tâm đã tự đặt mình vào một thách đố lớn.
Nghìn năm trƣớc, trên lầu Hoàng Hạc thì tiên Lý Bạch phải gác bút giữa lúc thi
hứng đang dào dạt trƣớc một bài thơ của Thôi Hiệu. Vậy mà trƣớc Thâm Tâm
đã đi vào cổ điển bao nhiêu bài thơ, bài thơ viết về tống biệt, trong Đƣờng thi,
Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Tản Đà…Ngay trong phong trào thơ mới cũng
không ít kiện tƣớng làm thơ về đề tài này, đề tài „tủ” của chủ nghĩa lãng mạn. Bị
đè nặng bởi những cái bóng vĩ đại, lại chỉ có trên tay thứ “tài liệu” đã bị vắt kiệt
nhƣ vậy, nếu không muốn “núp bóng” để bị “cớm bóng” Thâm Tâm chỉ còn mỗi
một cách là vƣợt lên, tìm ra một hình thức nghệ thuật tân kỳ.
Đây là đoạn văn viết bằng cách dẫn ra một vài sự kiện trƣớc khi đi vào vấn đề
chính. Hãy viết đoạn mở theo kiểu tƣơng tự cho một nội dung tự chọn.
C7. Dƣới đây là những đoạn mở gián tiếp. Hãy dựa vào mẫu này để viết những
đoạn văn có kiểu kết cấu tƣơng tự cho một nội dung tự chọn.
a. Khoảng 150 năm trƣớc, Napoleong chỉ huy quân Pháp đánh Tây Ban Nha.

Có một đơn vị đi qua cầu treo, một ngƣời sĩ quan oai nghiêm hô: “Một,
hai…một hai” Theo lệnh, đơn vị đi đều bƣớc qua cầu. Gần đến đầu cầu bên kia,
bỗng đánh rầm một cái, cầu đứt, ném tất cả các sĩ quan và binh lính xuống sông,
chết rất nhiều. Và cũng khoảng 100 năm về trƣớc, có một đơn vị quân đội ở
Petecbua đi qua cầu trên sông Phootenga cũng bị tai nạn nhƣ trên. Nguyên nhân
nào đƣa đến tai nạn ấy. Đó chính là do chấn động và sự trùng hợp của chấn
động.
b. Khi bạn đang ngồi, nếu không ngả ngƣời về phía trƣớc hay không cho chân
vào gầm ghế, bạn có đứng đƣợc không? Chắc bạn sẽ trả lời “Khó gì, ai chả làm
đƣợc !” Vậy thì bạn hãy thử làm xem. Nào, một, hai, ba…Ô kìa, sao thế? Không
đứng đƣợc à? Đúng vậy đấy! Dù dùng hết sức bình sinh bạn cũng không thể nào
đứng dậy đƣợc đâu. Bạn đã bị lệch trọng tâm. Nếu hiểu về trọng tâm, bạn sẽ biết
tại sao khi đứng dậy bạn sẽ buộc phải co chân hoặc dƣớn ngƣời về phía trƣớc.
2. Luyện dựng đoạn kết.
2.1. Đoạn kết mở.
Đoạn kết mở không mang tính tóm tắt mà mang tính chất liên tƣởng, cảm
nghĩ, đề xuất…
C1. Dƣới đây là đoạn kết của một bài viết. Dựa vào đoạn này, hãy cho biết bài
viết nhằm viết về nội dung gì?
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ năm tháng đầu những bài thơ mới ra đời.
Vƣợt lên những bảo thủ trên thi đàn, thơ mới đã sớm đƣợc khẳng định. Thế Lữ,
Lƣu Trọng Lƣ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…đã đem lại cho thơ ca
những rạng rỡ của một thời kỳ mới. Hành trình của thơ mới trong mấy chục năm
qua không tránh khỏi những gian truân. Có quan niệm cực đoan xem thơ mới là
trào lƣu thơ ca lãng mạn, thoát ly không góp gì vào sự phát triển của cuộc đời,
21


của nguồn mạch thơ dân tộc. Có quan niệm thơ mới xem thơ mới chỉ đánh thức
phần mềm ủy mị trong ngƣời đọc hôm qua và hôm nay.

Trong những năm tháng cả đất nƣớc lên đƣờng chống Pháp và chống Mỹ, trên
thi đàn nổi lên “Những bài thơ đánh giặc”, “Những dòng thơ lửa cháy”, Thơ mới
nhành hoa duyên dáng này có lúc tƣởng nhƣ bị quên lãng đi trong không khí sôi
động của thời cuộc. Nhƣng rồi những giá trị tinh thần ấy không thể mất đi trong
sƣơng khói của thời gian và chính sự chọn lọc của thời gian đã chứng minh
nhành hoa tƣơi thắm ấy vẫn còn nhiều bông hƣơng sắc dành cho cuộc sống hôm
nay, để cho lòng ta thêm trân trọng yêu mến.
C2. Hãy viết đoạn kết mở cho phù hợp với đoạn mở bài sau:
Tác phẩm “Chí Phèo” là kết tinh những thành công của Nam Cao về đề tài
nông thôn và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trƣớc cách mạng. Khác với đa số
truyện ngắn khác của Nam Cao, Chí phèo phản ánh xã hội nông thôn trực tiếp
trên bình diện đấu tranh giai cấp. Qua hình tƣợng Chí Phèo một hình tƣợng lƣu
manh hóa, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đầy
đọa của ngƣời nông dân bị đè nén bóc lột đến cùng cực mà còn dõng dạc khẳng
định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình ngƣời,
tính ngƣời.
C3. Hãy viết đoạn kết bài sao cho phù hợp với đoạn mở bài sau:
Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Trong
thơ Nôm của Nguyễn Khuyến tiêu biểu nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu,
Thu ẩm, Thu vịnh. Có lẽ, bài “Thu vịnh” là bài đặc sắc nhất nhƣng cũng cần
thấy rằng bài “Thu điếu” là điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam ở
Bắc bộ.
C4. Dƣới đây là đoạn kết của một bài viết. Dựa vào đoạn này, hãy cho biết bài
viết nhằm viết về nội dung gì?
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ năm tháng đầu những bài thơ mới ra đời.
Vƣợt lên những bảo thủ trên thi đàn, thơ mới đã sớm đƣợc khẳng định. Thế Lữ,
Lƣu Trọng Lƣ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…đã đem lại cho thơ ca
những rạng rỡ của một thời kỳ mới. Hành trình của thơ mới trong mấy chục năm
qua không tránh khỏi những gian truân. Có quan niệm cực đoan xem thơ mới là
trào lƣu thơ ca lãng mạn, thoát ly không góp gì vào sự phát triển của cuộc đời,

của nguồn mạch thơ dân tộc. Có quan niệm thơ mới xem thơ mới chỉ đánh thức
phần mềm ủy mị trong ngƣời đọc hôm qua và hôm nay. Trong những năm tháng
cả đất nƣớc lên đƣờng chống Pháp và chống Mỹ, trên thi đàn nổi lên “Những bài
thơ đánh giặc”, “Những dòng thơ lửa cháy”, Thơ mới nhành hoa duyên dáng này
có lúc tƣởng nhƣ bị quên lãng đi trong không khí sôi động của thời cuộc. Nhƣng
rồi những giá trị tinh thần ấy không thể mất đi trong sƣơng khói của thời gian và
chính sự chọn lọc của thời gian đã chứng minh nhành hoa tƣơi thắm ấy vẫn còn
nhiều bông hƣơng sắc dành cho cuộc sống hôm nay, để cho lòng ta thêm trân
trọng yêu mến.
C5. Hãy viết đoạn kết mở cho phù hợp với đoạn mở bài sau:
Tác phẩm “Chí Phèo” là kết tinh những thành công của Nam Cao về đề tài
nông thôn và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trƣớc Cách mạng. Khác với đa
số truyện ngắn khác của Nam Cao, “Chí Phèo” phản ánh xã hội xã hội nông
22


thôn trực tiếp trên bình diện đấu tranh gia cấp. Qua hình tƣợng Chí Phèo một
hình tƣợng lƣu manh hóa, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động
cuộc sống đầy đọa của ngƣời nông dân bị đè nén bóc lột đến cùng cực mà còn
dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập đến mất
cả hình ngƣời, tính ngƣời.
C6. Hãy viết đoạn kết bài sao cho phù hợp với đoạn mở bài sau:
Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Trong
thơ Nôm của Nguyễn Khuyến tiêu biểu nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu,
Thu ẩm, Thu vịnh. Có lẽ, bài thu vịnh là bài đặc sắc nhất nhƣng cũng cần thấy
rằng bài Thu điếu là điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam ở Bắc Bộ.
C6. Hãy viết đoạn kết mở cho phù hợp với đoạn mở bài sau:
- Tác phẩm “Chí Phèo” là kết tinh những thành công của Nam Cao về đề tài
nông thôn và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trƣớc cách mạng. Khác với đa số
truyện ngắn khác của Nam Cao, “Chí Phèo” phản ánh xã hội xã hội nông thôn

trực tiếp trên bình diện đấu tranh gia cấp. Qua hình tƣợng Chí Phèo một hình
tƣợng lƣu manh hóa, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc
sống đầy đọa của ngƣời nông dân bị đè nén bóc lột đến cùng cực mà còn dõng
dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình
ngƣời, tính ngƣời.
- Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Trong
thơ Nôm của Nguyễn Khuyến tiêu biểu nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu,
Thu ẩm, Thu vịnh. Có lẽ, bài thu vịnh là bài đặc sắc nhất nhƣng cũng cần thấy
rằng bài Thu điếu là điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam ở Bắc Bộ.
2.2. Đoạn kết khép.
- Đoạn kết khép: Tóm lƣợc những vấn đề đã đƣợc trình bày trong bài. Loại kết
này thƣờng đƣợc dùng trong các văn bản dài.
- Đoạn kết cần phải khép lại đƣợc vấn đề trình bày, tạo tính hoàn chỉnh cho
toàn bài và giải tỏa đƣợc tâm lý, thỏa mãn đƣợc sự chờ đợi của ngƣời đọc.
C1. Dựa vào đoạn kết sau đây, hãy phán đoán xem nội dung bài viết trong phần
triển khai là gì?
Chất lƣợng nghệ thuật của các tác phẩm Nam Cao không hoàn toàn đồng đều
nhƣng nói chung bằng một tài năng lớn, Nam Cao đã có những đóng góp mới
mẻ đối với sự phát triển văn xuôi Việt Nam. Nghệ thuật tiểu thuyết Nam Cao có
sắc thái hiện đại rõ rệt và về nhiều mặt, đã đánh dấu bƣớc phát triển mới của tiểu
thuyết “quốc ngữ” Việt Nam, mới phôi thai vài ba chục năm, đang hiện đại hóa
với một tốc độ đặc biệt mau lẹ.
C2. Vì sao đoạn văn dƣới đây lại coi là đoạn kết khép? Nội dung chính của bài
viết ứng với đoạn kết thúc này là nội dung gì?
Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi, tế nhị đáp ứng mật thiết với nội dung phong
phú. Cách dùng chữ, những lối biến thể, những lối hình tƣợng hóa, nhân cách
hóa sát với thực tế biểu hiện ở nội dung, làm cho ca dao trở nên những câu hát
rất thấm thía về mặt trữ tình, cũng nhƣ về mặt phản ánh cuộc đời của nhân dân
lao động. Những thể phú, tỷ hứng của ca dao là những thể là mà ca dao Việt
Nam và kinh thi của Trung Quốc đều có. Những thể phú, tỉ, hứng của ca dao

Việt Nam và Kinh thi của Trung Quốc đều có. Có thể là những nhà thơ dân gian
23


của nhiều nƣớc khác cũng có những thể ấy, vì nó là những phƣơng pháp nghệ
thuật cơ bản, cần thiết cho việc cấu tứ cho thơ ca trữ tình.
C3. Dựa vào đoạn kết sau đây, hãy viết một đoạn kết khác thay cho đoạn kết
này:
Chung quy lại, chuyện cái áo sứt chỉ đƣờng tà bỏ quên trên cành hoa sen chỉ là
sự thêm thắt, đƣa đẩy để dắt chuyện buồng cau. Toàn bộ bài thơ là những việc
bịa ra gối lên nhau nhƣng vẫn làm chúng ta rung cảm vì cái bịa đó dựa trên cía
thật là hiện thực tâm trạng phong phú sinh động là tình yêu đằm thắm giữa
chàng trai đối với cô gái.
C4. Hãy viết đoạn kết cho các đề văn sau:
a. Tục ngữ có câu: Uống nƣớc nhớ nguồn.
Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ trên.
b. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
“Trong tay sẵn có đồng tiền,
Dẫu lòng đổi trắng thay đen có gì.”
Hãy phân tích và chứng minh câu thơ trên.
c. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng:
“Chị Dậu là tất cả cuốn Tắt đèn”.
Hãy cho biết ý kiến của bản thân về kết luận trên.
3. Luyện dựng đoạn nối
3.1. Dựng đoạn nối thuần túy.
- Không nhằm cung cấp thông tin mới mà chủ yếu để liên kết các vấn đề trình
bày.
- Đoạn nối cần sao cho uyển chuyển, liên kết đƣợc các ý, giữ cho mạch văn
đƣợc liên tục.
- Việc luyện đoạn nối thuần túy mang tính chất phức tạp nhƣng thực chất là

luyện câu nối. Bởi vậy, việc luyện tập có thể tập trung vào việc luyện câu nối.
C1. Vì sao đoạn văn dƣới đây lại đƣợc coi là một đoạn nối thuần túy?
Ở trên, tôi đã nói Xuân Diệu là một nhà thơ dồi dào cảm xúc về tình yêu. Ở
đây, không đơn thuần chỉ có tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu thiên nhiên, yêu
con ngƣời, yêu cuộc sống. Dƣới đây, tôi xin nói thêm, Xuân Diệu là một nhà thơ
luôn luôn tìm tòi cách thể hiện mới nên thơ ông đã thể hiện phong cách riêng.
C2. Hãy xác định đoạn nối trong các trƣờng hợp sau:
a. Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng
vào thực tế là lý luận suông. Dù xem đƣợc hàng vạn quyển lý luận, nếu không
biết đem ra thực hành thì khác nào cái hòm đựng sách.
b. Trở lên, là mấy điều về giảng văn nói chung. Sau đây, là những việc làm cụ
thể khi chuẩn bị một bài giảng văn.
c. Ở trên, đã phân tích bài Thu điếu, bây giờ chúng ta xem xét thêm bài “Thu
ẩm”, “Thu vịnh” để thấy hiểu rõ hơn về đặc điểm thơ Nguyễn Khuyến.
C3. Hãy cho biết câu nào có nhiệm vụ nối kết đoạn văn trong văn bản. Hãy xác
định nội dung phần đứng trƣớc của văn bản. Vì sao lại xác định đƣợc nội dung
đó?
Nhƣ vậy, “bản sắc trữ tình” của “Truyện Kiều” biểu hiện rất phong phú. Đó là
“cái tôi” trực tiếp của Nguyễn Du xuất hiện qua những lời bình luận ngoại đề 24


tiếng nói của tác giả xen lẫn vào cốt truyện, hòa cùng với sự phát triển vận
mệnh, hành động, tâm trạng của nhân vật; là những bức tranh thiên nhiên “tả
cảnh ngụ tình” đẹp đẽ…đặc biệt đó là những đoạn độc thoại nội tâm bộc lộ sâu
xa, chân thực, cụ thể đáy lòng nhân vật và có ý nghĩa phản ánh, khái quát tâm
trạng xã hội.
C4. Đoạn văn sau đây có câu nối không. Nếu có là câu nào. Câu đó chỉ ra nội
dung phần trƣớc hay phần tiếp theo của bài viêt?
Muốn việc thành công cán bộ phải có đức và có tài. Ngƣợc lại, việc thất bại do
phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp yếu kém. Đó là một thực tế. Sau

đây là những kinh nghiệm có tính thiết thực trong việc tuyển dụng cán bộ mà
chúng ta cận vận dụng.
3.2. Dựng đoạn nối không thuần túy (đoạn có chứa câu nối)
Có phần cung cấp thông tin và phần nối. Phần nối này thƣờng là một câu.
C1. Vì sao đoạn văn dƣới đây lại đƣợc coi là một đoạn nối thuần túy.
Ở trên, tôi đã nói Xuân Diệu là một nhà thơ dồi dào cảm xúc về tình yêu. Ở
đây, không đơn thuần chỉ có tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu thiên nhiên, yêu
con ngƣời, yêu cuộc sống. Dƣới đây, tôi xin nói thêm, Xuân Diệu là một nhà thơ
luôn luôn tìm tòi cách thể hiện mới nên thơ ông đã thể hiện phong cách riêng.
C2. Hãy xác định đoạn nối trong các trƣờng hợp sau:
a. Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng
vào thực tế là lý luận suông. Dù xem đƣợc hàng vạn quyển lý luận, nếu không
biết đem ra thực hành thì khác nào cái hòm đựng sách.
b. Trở lên, là mấy điều về giảng văn nói chung. Sau đây, là những việc làm cụ
thể khi chuẩn bị một bài giảng văn.
c. Ở trên, đã phân tích bài “Thu điếu”, bây giờ chúng ta xem xét thêm bài
“Thu ẩm”, “Thu vịnh” để thấy hiểu rõ hơn về đặc điểm thơ Nguyễn Khuyến.
C3. Hãy cho biết câu nào có nhiệm vụ nối kết đoạn văn trong văn bản. Hãy xác
định nội dung phần đứng trƣớc của văn bản. Vì sao lại xác định đƣợc nội dung
đó?
Nhƣ vậy, “Bản sắc trữ tình” của “Truyện Kiều” biểu hiện rất phong phú. Đó
là “cái tôi” trực tiếp của Nguyễn Du xuất hiện qua những lời bình luận ngoại đề
- tiếng nói của tác giả xen lẫn vào cốt truyện, hòa cùng với sự phát triển vận
mệnh, hành động, tâm trạng của nhân vật; là những bức tranh thiên nhiên “tả
cảnh ngụ tình” đẹp đẽ…đặc biệt đó là những đoạn độc thoại nội tâm bộc lộ sâu
xa, chân thực, cụ thể đáy lòng nhân vật và có ý nghĩa phản ánh, khái quát tâm
trạng xã hội.
C4. Đoạn văn sau đây có câu nối không. Nếu có là câu nào. Câu đó chỉ ra nội
dung phần trƣớc hay phần tiếp theo của bài viết?
Muốn việc thành công cán bộ phải có đức và có tài. Ngƣợc lại, việc thất bại do

phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp yếu kém. Đó là một thực tế. Sau
đây là những kinh nghiệm có tính thiết thực trong việc tuyển dụng cán bộ mà
chúng ta cận vận dụng.
C5. Hãy cho biết đoạn nối không thuần túy dƣới đây có gì khác với đoạn nối
thuần túy đƣợc nêu ra ở bài tập trên:
25


×