Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quản lý hoạt động biểu diễn Quan họ trong cơ chế thị trường (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.82 KB, 15 trang )

Quản Lý Hoạt Động Biểu Diễn

Tên đề tài : Quản lý hoạt động biểu diễn quan họ
trong cơ chế thị trường

Họ và tên : Lê Huy Hoàng Long
sđt
msv


Mở Đầu

Hoạt động tổ chức nghệ thuật có vai trò quan trọng trong
đời sống văn hóa,luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia,
góp phần giáo dục, định hướng về thẩm mĩ, phong cách, đạo
đức, lối sống đến người xem, nhất là giới trẻ. Trong những năm
qua việc ban hành và thực thi quy chế hoạt động biểu diễn và tổ
chức biểu diễn nghê thuật đã góp phần làm cho các loại hình
nghệ thuật phát triển, đadạng về hình thức, phong phú về nội
dung, nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng, đáp ứng
được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, để lại ấn
tượng đẹp với bạn bè quốc tế.
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật
khác nhau vì vậy đến nay chưa có một khái niệm đầy đủ, chính
xác. Mỗi khái niệm đưa ra chỉ bao hàm được một khía cạnh nào
đó. Tác giả Đình Quang quan niệm rằng nghệ thuật biểu diễn là
nghệ thuật tổng hợp, là một công trình tập thể. Tổng hợp vì nó
bao gồm cả giá trị văn học, hội họa, âm nhạc, vũ đạo; thể hiện ra
trong câu ca, nhạc nền, điệu bộ, dáng múa, phục trang, ánh
sáng... Tập thể vì đây là công sức góp lại của nhiều người, từ
đạo diễn, tác giả, diễn viên đến nhạc sĩ... Tác giả Trần Trí Trắc


thì cho rằng nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện sáng tạo của
nghệ sỹ trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ
tình cảm đến với tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của
dân tộc. Trong hệ thống văn bản luật của nhà nước cũng nêu rõ


biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt
động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng
qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình
tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân
khấu, ca, múa, nhạc...
Xây dựng một xã hội có đời sống vật chất đầy đủ, đời
sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh là mục tiêu mà
Đảng, Nhà nước và toàn dân đang theo đuổi. Trong đó các hoạt
động văn hóa nói chung và hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói
riêng càng cần được định hướng và quản lí nhằm phục vụ hiệu
quả cho mục tiêu đó. Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình
tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu
và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan.
“Quản lý là sự chỉ đạo, điều khiển một hệ thống, một quá trình
căn cứ vào các quy luật, định luật, nguyên tắc tương ứng để cho
hệ thống, quá trình vận động theo ý muốn của người quản lý
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, âm nhạc dân gian
Việt Nam là nguồn cội để nền âm nhạc Việt Nam phát triển.
Quan họ Bắc Ninh là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc sắc
của văn hóa dân gian Việt Nam. Cùng với thời gian, quan họ
Bắc Ninh không còn chỉ bó gọn là “quan họ làng” mà đã lan tỏa
tới khắp mọi miền của tổ quốc, thậm chí còn bay qua biên giới
tới bè bạn năm châu. Việc giới thiệu truyền bá cho dân ca quan

họ là rất nên làm, bởi chúng ta đã biết và có ý thức đến việc bảo
tồn lưu giữ vốn cổ của dân tộc. Chúng ta cũng đã biết dùng vốn
cổ đó để làm niềm tự hào cho nghệ thuật nước nhà. Trước kia,
các liền anh liền chị quan họ chỉ được hát trong sinh hoạt của
“quan họ làng”, còn nay, tiếng hát của họ đã được phát trên làn
sóng đài phát thanh, trên làn sóng truyền hình- trên các phương


tiện thông tin đại chúng. Quan họ không chỉ là các cuộc thi hát
giữa các làng với nhau mà đã trở thành những cuộc thi hát dân
ca tiêu biểu của đất Bắc, trở thành những làn điệu quen thuộc
của người Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta cũng cần mạnh dạn nhìn
nhận lại một số vấn đề về việc bảo tồn và phát huy giá trị của
dân ca quan họ. Vai trò của quản lý hoạt động biểu diễn là rất
quan trọng nghĩa vụ định hướng, chỉ đạo, điều khiẻn mọi hoạt
động văn hóa theo một con đường đã định.

Nội Dung
Chương I. Vài nét về dân ca quan họ Bắc Ninh
Đây là di sản văn hóa phi vật thể xuất phát từ tỉnh Hà
Bắc cũ (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang). Có một điều không phải
ai cũng biết đó là, “dân ca quan họ Bắc Ninh ” mà chúng ta
thường nghe chỉ là tên gọi mới thời gian gần đây. Các nhà
nghiên cứu đã khẳng định: nghệ thuật hát quan họ bắt nguồn ở
Bắc Giang, khi mà ở tỉnh này có tới 18 làng hát quan họ với rất
nhiều nghệ nhân đang ngày đêm truyền lại cho thế hệ trẻ những
làn điệu cổ trong không gian diễn xướng nguyên bản.


Một canh hát quan họ theo lối mộc tại làng Lim


Dân ca quan họ Kinh Bắc là một trong những loại hình nghệ
thuật gắn liền với lễ hội. Ngoài lời cổ vốn có, những làn điệu
dân ca đã được trải chuốt và trữ tình hóa nhằm tăng phần phong
phú về nội dung cũng như hình thức thể hiện của từng làn điệu.
Tại sao lại như vậy?
Trước đây, khi chưa có sự tác động của công nghệ âm thanh
hiện đại, những làn điệu quan họ Kinh Bắc đơn thuần chỉ là
những lời ca, tiếng hát mượt mà, tình tứ được các nghệ nhân có
giọng hát trời phú cùng với sự say mê, yêu thích và tích lũy qua
thời gian thể hiện. Những buổi hát quan họ được biểu diễn ở lễ
hội làng trong không gian làng quê mộc mạc, thân thuộc với cây
đa, bến nước, sân đình. Đó thực sự là những màn biểu diễn chân
tình mà cũng thật gần gũi với người nghe.


Ngày nay, nhu cầu thưởng thức quan họ Kinh Bắc ngày một
lớn đã dẫn tới không gian diễn xướng loại hình nghệ thuật này
có sự thay đổi. Công nghệ phát triển với những trang âm ánh
sáng xuất hiện, hỗ trợ cho phần trình diễn của các liền anh, liền
chị, nhằm đưa những làn điệu, câu hát quan họ tới gần hơn công
chúng qua hệ thống loa, mi-cro, đèn sân khấu… Như vậy, không
gian sinh hoạt quan họ Kinh Bắc đã không còn được như trước
nữa.
Văn hóa dân gian nói chung, quan họ Kinh Bắc nói riêng có
vai trò rất quan trọng, góp phần làm phong phú thêm đời sống
tinh thần của người dân xưa. Ngoài lễ hội, quan họ Kinh Bắc
còn được biểu diễn ở đình làng. Tại đây, các chàng trai, cô gái
có dịp biểu diễn, thi thố thông qua những màn đối đáp, hát giao
duyên. Trong khung cảnh thanh bình của làng quê Việt, những

câu hát quan họ cất lên như lôi cuốn, thu hút người nghe, hướng
họ tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tạo cho con người
những phút giây thăng hoa, bay bổng.
Tại những dịp lễ hội, những làn điệu dân ca quan họ được
vang lên bởi khả năng, kỹ thuật trong giọng hát cũng như biểu
diễn của các liền anh, liền chị. Điểm đặc biệt ở đây là phần trình
diễn của quan họ Kinh Bắc luôn theo một trình tự: đầu tiên là
bài "Mời trầu" qua sự thể hiện của các liền chị. Với giọng ca
mượt mà, đằm thắm, chân tình, từng liền chị mang những miếng
trầu tên cánh phượng một cách khéo léo mời những người có
tuổi trong làng cũng như các du khách tham dự.


“Mời trầu”

Khi đêm hội gần tàn, âm điệu tha thiết của "Người ở đừng
về" vang lên như níu chân người ở lại. Những câu hát như thể
hiện sự nuối tiếc, như trách thời gian sao trôi quá nhanh, khiến
cho những trái tim vừa tìm được sự đồng điệu thì đã tới giờ phút
chia tay. Cuộc hát đã kết thúc trong sự lưu luyến, bịn rịn, trong
lời hẹn tới ngày hội lần sau của các liền anh, liền chị.


Các liền anh, liền chị hát giao duyên

Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước
UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố
là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại với sự đánh giá cao
của Hội đồng chuyên môn của UNESCO về giá trị văn hóa đặc
biệt về tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát,

phong cách ứng xử văn hóa, bài bản và cả trang phục biểu diễn.
Như đã nói ở trên, ngoài vốn lời cổ sẵn có, những làn điệu quan
họ đã được chải chuốt và trữ tình hóa. Người hát phải đáp ứng
được những yêu cầu về âm thanh như: rõ ràng, nẩy hạt, nhẹ
nhàng, mềm mại; từng nốt, từng âm luyến láy trong các làn điệu
(được gọi là “vang, rền, nền, nẩy”). Giai điệu luyến láy này khi
kết hợp với những kỹ thuật thanh nhạc, đã tạo nên nhiều điểm
mới lạ trong phong cách thể hiện ở từng làn điệu dân ca. Tuy
nhiên, những nét phá cách vẫn tuân theo một quy định chung,
một trình tự nhất định về hình thức trình diễn của loại hình nghệ
thuật dân gian độc đáo này.


Thêm vào đó, những làn điệu dân ca kinh bắc hầu hết đều
viết ở hình thức hai đoạn đơn, có âm vực rộng và nhảy quãng.
Điểm đặc biệt của những làn điệu này sử dụng rất nhiều nhiều
nốt luyến đảo phách trong mọi âm vực của bài nhưng vẫn không
mất đi sự nhẹ nhàng và mềm mại trong từng làn điệu. Để tạo nên
những giai điệu mượt mà, trữ tình, đi vào lòng người như vậy,
nghệ nhân quan họ không chỉ cần có giọng hát hay mà còn phải
khéo léo, tinh tế khi sử dụng, kết hợp các nốt đen, đơn, trắng với
những nốt luyến trùm 4, nốt hoa mỹ cũng như quãng 2 đi lên tạo
nên sự nhẹ nhàng, mềm mại. Chỉ khi làm được điều này, quan
họ Kinh Bắc mới mang nét gần gũi, mộc mạc, tế nhị mà sâu sắc,
đọng lại những ấn tượng khó phai trong lòng người nghe.
Chương II. Thực trạng
1.

Những làn điệu dân ca Quan họ đã dẫn bị cuốn theo “ sự hiện
đại hóa”

Nếu như theo lối hát của quan họ truyền thống thì quan họ xưa
là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người kinh
bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi các liền
anh, liền chị am tường tiêu chuẩn tuân theo
luật lệ, quan họ truyền thống không có nhạc đệm chủ yếu là
vào dịp lễ hộ xuân thu khi nhị kỳ ở các làng quê nhưng quan
họ bây giờ là hình thức biểu diễn trên nền nhạc đệm, rất nhiều
bài quan họ được cải biên do đó yêu cầu về kĩ thuật hát độc đáo
cũng dần mất đi, cái hồn của quan họ xưa cũng dần phai nhạt.
Một thực tế là không gian quan họ bắc ninh đang bị dạn nứt do
chịu nhiều tác động của cuộc sống hiện đại, những bài quan họ
cổ xuất hiện ít hơn, trình dẫn quan họ theo lề lối cũ cũng dần


mất đi, hầu như không có sự sáng tạo, ứng tác trong cuộc thi, kể
cả các cuộc thi tổ chức hàng năm. Sự hiện đại hóa trong Quan
họ không hoàn toàn là tiêu cực bởi nó đáp ứng nhu cầu của xã
hội ngày nay : đơn giản, dễ nghe, thu hút không kém khán giả
song nó lại âm thầm làm mất đi vẻ đẹp của quan họ, cái hiện đại
làm phai mờ cái cổ truyền.
2.

Mục đích hát quan họ đã thay đổi

Nếu trước đây quan họ được coi là lối sinh hoạt quen
thuộc của người dân kinh bắc nhằm giao lưu kết bạn giữa các
liền anh, liền chị, gửi gắn tâm tư tình cảm nỗi niềm trong bài hát
đồng thời cũng là giữ nét đẹp văn hóa của vùng thì nay quan họ
đã trở thành những tiết mục biểu diễn nhằm thu lợi nhuận, quan
họ được biểu diễn trong các nhà hàng các buổi tiệc tùng, những

tiết mục được xây dựng dường như chỉ có hình thức mà nội
dung và chất lượng đã không còn được quan tâm. Đó là một
trong những nguyên nhân làm mất đi bản sắc cảu quan họ.
3.

Đội ngũ nghệ nhân hát quan họ ngày càng giảm đi cả về
chất và lượng.

Ngày nay với sự phát triển mạnh của các dòng nhạc
như nhạc trẻ, nhạc nước ngòai.. dường như quan họ lại càng
kém khán giả hơn và đội ngũ nghệ nhân hát quan họ cũng dần
ít đi. Nguyên nhân có thể là do “những di sản sống” hát quan
họ theo lối cổ đã hiếm nay lại khó hào hợp với đội ngũ hát
quan họ theo lối mới, hiện trạng cho thấy ngày nay ở vùng
kinh bắc chỉ còn hai nghệ nhân hát theo lối cũ là cụ Nguyễn
Thị Huyên và cụ Ngô Thị Nhi, còn lại những nghệ sĩ hát quan
họ theo lối mới hầu như chất lượng không cao, không chuyển


tải hết bản chất của quan họ và cũng với đó sự khan hiếm liền
anh có chất lượng cũng là điều khó khăn cho bắc ninh.
Chương III, Quản lý hoạt động biểu diễn quan họ trong cơ
chế thị trường
1.

Quy hoạch lại mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn

Tùy theo điều kiện của từng địa phương và thực tế
của các đơn vị nghệ thuật để sắp xếp, quy hoạch theo hướng
giảm dần các đoàn nghệ thuật công lập, tránh chồng chéo về loại

hình hoạt động. Ở cấp trung ương cần giữ nguyên các đơn vị
nghệ thuật truyền thống song song với việc đầu tư phát triển một
số đơn vị nghệ thuật hiện đại, thực hiện tốt cơ chế tự hạch toán
theo phương thức khoán chi hành chính và từng bước thực hiện
chính sách xã hội hóa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và
TP.HCM cần giữ nguyên và tiếp tục đầu tư cho các đơn vị hoạt
động hiệu quả, đúng phương hướng; chuyển dần các đơn vị hoạt
động kém hiệu quả sang hình thức bán công hoặc dân lập. Đối
với các tỉnh, thành phố khác thì cần tập trung xây dựng một đơn
vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của địa phương hoăc xây
dựng đơn vị nghệ thuật tổng hợp đối với vùng đông dân cư
2. Đầu tư cho sáng tác và dàn dựng tiết mục
Muốn có những tác phẩm đạt chất lượng cao, xứng đáng
với tầm vóc của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng
nhu cầu của công chúng, cần tập trung mở các cuộc vận động
sáng tác, các cuộc thi có mục đích và nội dung cụ thể. Trên cơ
sở kết quả của các cuộc vận động này, đầu tư kinh phí cho


những tác phẩm xuất sắc, giao cho một số đơn vị nghệ thuật và
nghệ sỹ có uy tín để dàn dựng.
Bên cạnh đó, phải đầu tư cho tác giả, đạo diễn đi thực tế để tác
phẩm của họ mang hơi thở cuộc sống, đáp ứng được mong mỏi
của công chúng. Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức
hội thảo và tọa đàm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, tạo hướng
mới cho sáng tác. Mở các lớp tập huấn sáng tác, kỹ thuật dàn
dựng... để nâng cao tri thức cho đội ngũ đạo diễn và kỹ thuật
viên...
3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
Cả nước hiện có khoảng 130 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp,

hơn 200 đoàn nghệ thuật xã hội hóa, hơn 42.000 đội văn nghệ
cấp xã, phường, hàng trăm đội thông tin tuyên truyền và gần 200
câu lạc bộ nghệ thuật tư nhân. Tuy nhiên, hầu như hệ thống cơ
sở vật chất của các đơn vị không đáp ứng được những yêu cầu
về công năng biểu diễn chuyên nghiệp và nhu cầu hưởng thụ
văn hóa nghệ thuật của công chúng.
Xuất phát từ thực tế đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần xem
xét, định hướng xây dựng, cải tạo các rạp, điểm biểu diễn nghệ
thuật. Đối với các đơn vị nghệ thuật truyền thống dân tộc, đảm
bảo đầu tư 100% trang thiết bị phục vụ biểu diễn và đầu tư tối
thiểu 70% cho các loại hình nghệ thuật hiện đại.
4.

Cải thiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, diễn viên

Những bất cập về chế độ, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực
đối với nghệ sĩ đang ảnh hưởng tới sức sáng tạo và sự phát triển


của ngành nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt, đối với đội ngũ nghệ
sĩ, diễn viên, thang lương hiện nay gồm 3 hạng, 26 bậc không
phù hợp với đặc thù của hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh đó,
mức phụ cấp nghề nghiệp thấp cũng chưa bù đắp được công sức
luyện tập nặng nhọc, phải thường xuyên di chuyển và hoạt động
của người nghệ sĩ. Cần có chính sách ưu tiên cụ thể cho họ như
điều chỉnh lại mức lương, rút ngắn số thang bậc để nghệ sĩ có
quỹ thời gian phấn đấu trong quá trình công tác; điều chỉnh chế
độ phụ cấp, chế độ ưu đãi với các nghệ sĩ, diễn viên có nhiều
cống hiến và đạt danh hiệu cao.
5. Đổi mới công tác quản lý

Phải tăng cường phối hợp quản lý giữa Cục nghệ thuật biểu diễn
và các cấp, ngành trong việc sản xuất và chuyển tải các sản
phẩm đến với công chúng. Xác lập một hệ thống cơ quan quản
lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý
nhà nước các cấp chủ động xây dựng văn bản phục vụ công tác
quản lý.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu
diễn và năng lực đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ
Thực tế cho thấy hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn xảy ra
nhiều tiêu cực. Ngoài lý do công tác quản lý thiếu hiệu quả thì
một phần không nhỏ là do năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
còn yếu kém về chuyên môn, đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên thiếu
sáng tạo, chưa nhanh nhạy nắm bắt thực tế...
Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh sự cố gắng của các cơ
quan quản lý nhà nước thì bản thân các đơn vị hoạt động biểu


diễn nghệ thuật phải có biện pháp, hướng đi riêng. Chủ động
trong việc quản lý, đào tạo nghệ sĩ, diễn viên thuộc đơn vị mình,
nắm rõ năng lực từng người để bố trí công việc đúng vị trí, khả
năng. Chủ động tạo nguồn kinh phí cho hoạt động nghệ thuật từ
các nguồn đầu tư, viện trợ. Đặc biệt, các đơn vị hoạt động biểu
diễn nghệ thuật nên chú trọng mở rộng việc tuyển chọn các tài
năng nghệ thuật trẻ có năng lực, từng bước trẻ hóa đội ngũ nghệ
sĩ, diễn viên, tạo sức sống cho ngành nghệ thuật biểu diễn Việt
Nam.
Biểu diễn nghệ thuật không chỉ giữ vai trò đặc biệt trong đời
sống xã hội mà còn là một bộ phận của nền kinh tế thị trường,
phát triển trong năng động, sáng tạo. Nhưng những mặt trái của
kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đang đẩy nghệ thuật

biểu diễn vào tình trạng lộn xộn, gây tác hại về văn hóa, chính
trị, tư tưởng... Trước tình hình đó, hơn bất kỳ biện pháp nào,
quản lý nhà nước chính là cách thức hiệu quả nhất. Sự quản lý
kết hợp giữa mềm dẻo, năng động với kỷ cương, kỷ luật; giữa
thuyết phục và cưỡng chế; giữa tập trung và dân chủ sẽ tạo ra sự
ổn định và phát triển cho nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.

Kết Luận
Dân ca quan họ bắc ninh là một loại hình nghệ thuật
biểu diễn đặc sắc, nó được hình thành và đi sâu vào đời sống
tinh thần của người dân từ lâu đời, ngày nay cùng với nhiều thể
lọai nhạc đương đại được du nhập từ các nước: Hàn Quốc, Hoa
Kỳ,Nhật Bản.. thì dân ca quan họ bắc ninh đang phải cố gắng


hết mình để chính bản thân quan họ không bị biến mất theo thời
gian. Quan họ Bắc Ninh là một hiện tượng văn hóa dân gian
sống động tồn tại ngay trong cuộc sống của người dân Kinh Bắc,
nó phục vụ cho chính đời sống tinh thần và tâm linh của họ hàng
ngày, hàng giờ, góp phần vào sự phát triển của mỗi cá nhân và
cộng đồng. Đó là một loại hình dân ca dân gian đặc trưng của
vùng Kinh Bắc, có từ lâu đời. Quan họ có nguồn gốc sâu xa từ
sinh hoạt giao duyên, hát đối đáp nam nữ từ thủa xa xưa mà hầu
hết các dân tộc anh em với người Việt đều có. Nó tồn tại thường
nhật nhưng tập trung nhất và thăng hoa trong sinh hoạt lễ hội
của nhân dân.




×