Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.22 KB, 17 trang )

VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ
THỊ TRƯỜNG
1.Vốn và vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu
được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn còn
phản ánh nguồn lực tài chính của doanh nghiệp để đầu tư vào một loại hình sản
xuất, kinh doanh. Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu vốn để vận hành và phát
triển. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có không đủ để đảm bảo nhu cầu phát triển sản
xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung ứng vốn để đảm bảo
vốn ổn định và đủ mạnh. Với ý nghĩa quan trọng của vốn như vậy, việc nghiên
cứu bắt đầu làm rõ khái niệm cơ bản vốn là gì và vai trò của vốn đối với doanh
nghiệp thể hiện như thế nào.
1.1.Khái niệm.
Theo quan điểm của Marx, vốn (tư ban) là giá trị đem lại giá trị thặng dư là
một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn
nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã
quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Các nhà kinh tế học đại diện cho trường phái kinh tế khác nhau cũng có
các quan điểm khác nhau về vốn. Theo P.Samuelson vốn là những hàng hoá
được sản xuất ra để phục vụ quá trình sản xuất mới ,là một đầu vào cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong cuốn kinh tế học của D.Begg
tác giả đã đưa ra hai định nghĩa về vốn hiện vật và vốn taì chính của doanh
nghiệp: vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất ra các
hàng hoá khác; vốn tài chính là các loại giấy tờ có giá trị của doanh ngiệp.
Các quan điểm của vốn ở trên tuy thể hiện được vai trò tác dụng trong
những điều kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể
nhưng vẫn bị hạn chế bới đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. Thực
chất vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp dang nắm
giữ. Vốn và tài sản là hai mặt có giá trị hiện vật của một bộ phận nguồn lực sản
xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế trị trượng hiện nay,vốn được quan niệm là toàn bộ


những gía trị ứng ra ban đầu và quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp.
Khái niệm này không những chỉ ra vốn là đàu vào của sản xuất mà còn đề cập
tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt
, chia cắt mà toàn bộ trong mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục trong
suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó
đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và
phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Vì vậy, các
doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc
trưng của vốn. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp vì chỉ khi
nào các doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị của đồng vốn thì
doanh nghiệp mới có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả được.
Các đặc trưng cơ bản của vốn:
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định: có nghĩa là vốn được
biều hiện của giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian; điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn đầu tư
và tính hiệu quả của đồng vốn.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô
chủ không có ai quản lý.
- Vốn được quan niệm như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt có
thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường; tạo nên sự giao lưu sôi động
trên thị trường vốn, thị trường tài chính.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình mà còn được
biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình (Tài sản vô hình của doanh
nghiệp có thể là vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất, bằng phát minh sáng
chế, các bí quyết về công nghệ.... ).

1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp.
Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu
và nợ; mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳ
theo tính chất của chúng. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh
nghiêp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố
như:
- Trạng thái của nền kinh tế.
- Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Ngành kinh doanh hay kĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.
- Trình độ khoa học - kỹ thuật và trình độ quản lý.
- Thái độ của chủ doanh nghiệp.
- Chính sách thuế..v.v...
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách
có hiệu quả, các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tuỳ vào mục đích
và loại hình từng doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo các tiêu
thức khác nhau.
1.2.1Phân loại vốn theo nguồn hình thành
1.2.1.1Vốn chủ sở hữu
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao
gồm các bộ phận chủ yếu:
- Vốn góp ban đầu.
- Vốn bổ sung.
• Bổ sung từ lợi nhuận
• Bổ sung từ chủ sở hữu
a. Vốn góp ban đầu khi thành lập doanh nghiệp
Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ sở hữu bao
giờ cũng phải góp một số nhất định khi thành lập doanh nghiệp. Khi nói đến
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức
sở hứu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình

thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của
nhà nước. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp là Nhà nước . Hiện nay, cơ chế
quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói
riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải
có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Chẳng hạn, đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu
tố quyết định để hinh thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty
và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy
nhiên, các công ty cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau, do đó
cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Trong các loại hình doanh
nghiệp khác như Công ty TNHH, Công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
( FDI), các nguồn vốn cũng tương tự như trên; tức là vốn có thể do chủ đầu tư
bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp.v.v...Tỷ lệ và quy mô góp vốn của
các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ( như luật pháp,
đặc điểm ngành kinh tế- kỹ thuật, cơ cấu liên doanh).
b. Vốn bổ sung.
1. Bổ sung từ lợi nhuận hàng năm
Vốn bổ sung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ lợi
nhuận để lại doanh nghiệp, nó được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từ
quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Quy mô số vốn ban đầu của chủ
doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần
được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động
sản xuất - kinh doanh,doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ
có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi
nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận dược sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất -
kinh doanh của doanh nghiệp.
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia nên nguồn vốn nội bộ có một phương
thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn trong các doanh nghiệp, vì

doanh nghiệp đã phát huy được nguồn lực của chính mình, giảm được chi phí,
giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là khi có biến động trên thị trường
tài chính. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để
lại ( retained earnings ), họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để
lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như
doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tực đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào
khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách
khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước.
Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan
đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi Công ty để lại một phần lợi nhuận trong
năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các
cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần ( cổ tức ) nhưng bù lại họ có quyền
sở hữu số cổ phần tăng lên của Công ty.
Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ
bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu
lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ
trước mắt ( ngắn hạn ) do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu
tỷ lệ trả cổ tức thấp hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị
giảm sút.
Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức của
công ty cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như:
- Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ
- Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trước.
- Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu
của công ty, tâm và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó.
- Hiệu quả của việc tái đầu tư.
2. Bổ sung từ chủ sở hữu.
• Phát hành cổ phiếu bổ sung.

Đối với một doanh nghiệp cổ phần thì nguồn vốn do các cổ đông thành
viên đóng góp là điều kiện tiên quyết để thành lập công ty. Mỗi cổ đông là một
chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ vốn góp và chịu trách nhiệm hữu hạn bằng giá trị
cổ phần mà họ nắm giữ.
Ngoài số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp, trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, mở rộng qui mô,
doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung,
đây là một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng cho doanh nghiệp trong việc
huy động vốn. Chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc
phát hành và kiểm soát các loại cổ phiếu khác nhau.
Phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu là giấy xác nhận sự tham gia góp vốn của
một chủ thể ( gọi là cổ đông ) vào một công ty, tức là xác định cổ đông có
quyền sở hữu một phần vốn đối với công ty đó theo tỷ lệ phần trăm cổ phiếu
của cổ đông đó. Cổ phiếu có thể được phát hành thành hai loại: cổ phiếu
thường, cổ phiếu ưu tiên.
Cổ phiếu thường: Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu thôngthường), nó
thuộc loại cổ phiếu không kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát
hành ra nó, không có mức lãi suất cố định. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất
nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty mà

×