BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG PHI CƯỜNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG CỦA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT
ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã ngành : 60 31 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đinh Phi Hổ
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG CỦA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC”
là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2011
Trương Phi Cường
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gởi lời cám ơn trân trọng nhất đến Quý Thầy, Cô Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức vô cùng quí báu, thiết thực. Những kiến thức, phương pháp nghiên
cứu và định hướng khoa học mà tôi đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường sẽ giúp tôi rất nhiều trong quá trình công tác và nghiên cứu sau này.
Đồng thời tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh cùng các Quý Thầy cô khoa Đào tạo Sau Đại học.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn PGS.TS Đinh Phi Hổ, người đã tận tình hướng dẫn,
động viên và góp ý tận tình giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin cám ơn sự động viên, ủng hộ của gia đình cùng sự động viên,
chia sẻ, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của các anh chị học viên
cao học trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn các anh chị, các em thuộc
Huyện Đoàn và Xã Đoàn của 3 huyện Đồng Phú, Bù Đăng và Bù Gia Mập đã giúp đỡ
tôi trong quá trình điều tra số liệu.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011.
Trương Phi Cường
ii
TÓM TẮT
Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất nước. Hàng
năm, sản lượng điều thu hoạch được mang đến cho Bình Phước một nguồn lợi không
nhỏ. Cây Điều trên đất Bình Phước còn là một trong những giống cây giúp người dân
Bình Phước xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên thời gian gần đây nguồn lợi từ Điều không
còn hấp dẫn người nông dân nữa. Để người nông dân gắn bó với ngành Điều thì phải
làm sao nâng cao thu nhập cho nông dân. Yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh
tranh và cải thiện thu nhập cho nông dân chính là năng suất lao động sản xuất Điều.
Tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng suất lao động sản xuất Điều là thách thức của
các nhà chính sách. Để thực hiện điều này cần nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động của hộ nông dân sản xuất Điều.
Với mục tiêu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất lao động sản xuất
Điều của hộ nông dân ở tỉnh Bình Phước và gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng xuất
lao động sản xuất Điều. Đề tài được thực hiện trên đối tượng là những hộ nông dân
trồng cây Điều của 3 huyện Đồng Phú, Bù Đăng và Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước.
Thông qua việc tổng hợp lý thuyết liên quan đến năng suất lao động nông nghiệp
và những nghiên cứu về năng suất lao động cùng với việc tham khảo ý kiến của
chuyên gia đã nhận diện 13 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động sản xuất Điều.
Căn cứ vào giả thuyết nghiên cứu, tiến hành thiết lập bảng câu hỏi điều tra,
phỏng vấn thử và điều chỉnh bảng câu hỏi điều tra trước khi tiến hành thu thập số liệu
chính thức.
Sau khi điều tra khảo sát, các phiếu thu thập sẽ được xem xét mức độ hoàn chỉnh
về thông tin. Những bảng khảo sát không đầy đủ thông tin được loại bỏ. Sau đó, tiến
hành mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích. Quá trình
phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua các công cụ: phân tích thống kê mô tả dữ
liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và Excel 2007, Phân tích định lượng với mô hình hồi
qui đa biến bằng phương pháp hồi qui tuyến tính bội và thực hiện các kiểm định cần
thiết.
Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp định lượng cho thấy có
6 nhân tố tác động đến NSLĐ của hộ nông dân sản xuất điều là : công nghệ sinh học,
kiên thức nông nghiệp, giống, dân tộc, học vấn và mô hình sản xuất đa dạng.
Ngoài ra, kết quả phân tích thống kê mô tả cũng cho thấy một số vấn đề đáng
iii
quan tâm khác như trình độ học vấn, diện tích đất, hạn chế trong áp dụng mô hình đa
dạng và một số khó khăn mà hộ nông dân gặp phải trong sản xuất.
Căn cứ vào kết quả của việc phân tích dữ liệu nghiên cứu, gợi ý những chính
sách nhằm nâng cao năng suất lao động cho hộ nông dân sản xuất Điều:
1) Nâng cao trình độ công nghệ sinh học
2) Nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho chủ hộ
3) Đưa giống Điều cao sản vào sản xuất đại trà
4) Đầu tư nâng cao đời sống xã hội của đồng bào Dân tộc
5) Đẩy mạnh phát triển giao dục ở nông thôn
6) Khuyến khích vận dụng mô hình sản xuất đa dạng trong sản xuất
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Giới thiệu .................................................................................................... 1
1.1.
Lý do nghiên cứu .................................................................................................. 1
1.2.
Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.5.
Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ....................................................... 3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.5.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 4
1.6.
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 4
1.6.1.1.
Dữ liệu thứ cấp ............................................................................. 4
1.6.1.2.
Dữ liệu sơ cấp ............................................................................... 4
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 5
1.6.2.1.
Thống kê mô tả ............................................................................ 5
1.6.2.2.
Phân tích hồi qui .......................................................................... 5
1.7.
Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 7
1.8.
Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 7
1.9.
Tóm tắt chương 1 ................................................................................................. 8
Chương 2: Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 9
2.1.
Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 9
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ...................................... 9
2.1.1.1.
Khái niệm .................................................................................... 9
2.1.1.2.
Đặc điểm .................................................................................... 10
2.1.2. Khái niệm về năng suất lao động .............................................................. 10
2.1.2.1.
Theo FAQ, WB và IMF.............................................................. 11
2.1.2.2.
Randy Barker (2002) ................................................................. 11
2.1.2.3.
Cách tính năng suất lao động sử dụng trong nghiên cứu .......... 12
2.1.3. Lý thuyết thay đổi công nghiệp trong nông nghiệp ................................... 12
v
2.1.3.1.
Khái niệm .................................................................................. 12
2.1.3.2.
Tiến bộ công nghệ và chuyển giao công nghệ sản xuất nông
nghiệp . ....................................................................................... 12
2.1.4. Lý thuyết các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp .......................... 13
2.1.4.1.
Vốn trong nông nghiệp .............................................................. 13
2.1.4.2.
Nguồn lao động nông nghiệp .................................................... 14
2.1.4.3.
Đất nông nghiệp ......................................................................... 14
2.1.4.4.
Công nghệ .................................................................................. 14
2.1.4.5.
Kiến thức nông nghiệp .............................................................. 15
2.1.5. Lý thuyết liên quan đến năng suất lao động nông nghiệp ........................ 15
2.2.
2.1.5.1.
Mô hình Ricardo ........................................................................ 15
2.1.5.2.
Mô hình Solow .......................................................................... 15
2.1.5.3.
Lewis (1955) .............................................................................. 16
2.1.5.4.
Todaro (1990) ............................................................................ 16
2.1.5.5.
Park S.S (1992) .......................................................................... 17
2.1.5.6.
Đinh Phi Hổ(2008) .................................................................... 18
2.1.5.7.
Hàm sản xuất ............................................................................. 19
Các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam ............................................................. 20
2.2.1. Tăng Văn Khiên (2005) ............................................................................ 20
2.2.2. Đinh Phi Hổ (2009) ................................................................................... 20
2.2.3. Đinh Phi Hổ (2010) ................................................................................... 21
2.2.4. Đinh Phi Hổ & Hoàng Thị Thu Huyền ..................................................... 22
2.2.5. Đinh Phi Hổ & Nguyễn Hữu Trí (2010) ................................................... 23
2.3.
Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 24
Chương 3: Mô hình và thiết kế nghiên cứu ............................................................. 24
3.1.
Mô hình lượng hoá năng suất lao động sản xuất điều và diễn giải mô hình ..... 24
3.1.1. Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng ............................................................... 24
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 27
3.1.3. Mô hình định lượng .................................................................................. 28
3.1.4. Diễn giải mô hình – Kỳ vọng tác động của các biến độc lập ................... 31
3.1.4.1.
Biến phụ thuộc (LnY) ................................................................ 31
vi
3.2.
3.1.4.2.
Biến độc lập ............................................................................... 31
3.1.4.3.
Các hệ số .................................................................................... 31
Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 32
3.2.1. Giới thiệu .................................................................................................. 32
3.2.2. Phương pháp khảo sát, cỡ mẫu ................................................................. 34
3.2.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ......................................................................... 34
3.3.
3.2.3.1.
Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ............................................... 34
3.2.3.2.
Phân tích định lượng với mô hình hồi qui đa biến .................... 35
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 37
Chương 4: Thực trạng – kết quả nghiên cứu............................................................ 38
4.1.
Thực trạng ngành điều ...................................................................................... 38
4.1.1. Thực trạng ngành Điều thế giới ................................................................ 38
4.1.2. Thực trạng ngành Điều trong nước ........................................................... 39
4.1.2.1.
Diện tích .................................................................................... 39
4.1.2.2.
Năng suất và sản lượng .............................................................. 40
4.1.2.3.
Thu mua và chế biến .................................................................. 41
4.1.2.4.
Xuất khẩu – Nhập khẩu ............................................................. 43
4.1.3. Thực trạng ngành Điều Bình Phước ......................................................... 46
4.2.
4.1.3.1.
Giới thiệu ................................................................................... 46
4.1.3.2.
Thị trường .................................................................................. 49
4.1.3.3.
Công tác khuyến nông ............................................................... 49
4.1.3.4.
Về giá ......................................................................................... 49
4.1.3.5.
Xuất khẩu – Nhập khẩu .............................................................. 50
Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 50
4.2.1. Kết quả dữ liệu và phân tích thống kê mô tả ............................................ 50
4.2.2. Phân tích hồi qui ....................................................................................... 74
4.2.2.1.
Xây dựng mô hình hồi qui ......................................................... 74
4.2.2.2.
Kết quả hồi qui .......................................................................... 77
4.2.2.3.
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui ........................ 81
4.2.2.4.
Kiểm định các vi phạm giả thuyết trong mô hình hồi qui ......... 83
4.2.2.5.
Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình ............... 89
vii
4.2.2.6.
4.3.
Tóm tắt kết quả hồi qui .............................................................. 91
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 92
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.................................................................... 93
5.1.
Kết luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 93
5.2.
Gợi ý chính sách ................................................................................................ 94
5.3.
5.2.1.
Liên quan đến nhân tố chi phí sinh học (SH) .......................................... 95
5.2.2.
Liên quan đến nhân tố kiến thức nông nghiệp (NV) ............................... 95
5.2.3.
Liên quan đến nhân tố giống (G) ............................................................. 96
5.2.4.
Liên quan đến nhân tố dân tộc của chủ hộ (Dtộc) ................................... 97
5.2.5.
Liên quan đến nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ (HV) ...................... 97
5.2.6.
Liên quan đến nhân tố mô hình sản xuất đa dạng (DD) .......................... 97
5.2.7.
Một số gợi ý về chính sách với các vấn đề khác ..................................... 98
Giới hạn đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo .................................................... 99
5.3.1. Giới hạn đề tài ........................................................................................... 99
5.3.2. Gợi ý nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 99
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 100
Phụ lục ....................................................................................................................... 103
Phụ lục A ............................................................................................................ 103
Phụ lục B ............................................................................................................. 104
Phụ lục C ............................................................................................................ 108
Phụ lục D ........................................................................................................... 109
Phụ lục E ............................................................................................................ 109
Phụ lục F ............................................................................................................. 110
Phụ lục G ........................................................................................................... 110
Phụ lục H ........................................................................................................... 111
Phụ lục I ............................................................................................................. 111
Phụ lục J .............................................................................................................. 112
Phụ lục K ........................................................................................................... 115
Phụ lục L ............................................................................................................ 118
viii
Phụ lục M ........................................................................................................... 119
Phụ lục N ........................................................................................................... 121
Phụ lục O ........................................................................................................... 121
Phụ lục P ............................................................................................................ 122
Phụ lục Q ........................................................................................................... 124
Phụ lục R ............................................................................................................. 126
Phụ lục S ............................................................................................................ 127
Phụ lục T ............................................................................................................ 129
Phụ lục U ........................................................................................................... 131
Phụ lục V ........................................................................................................... 132
Phụ lục W ........................................................................................................... 133
Phụ lục X ........................................................................................................... 133
ix
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 5
Hình 1.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 6
Hình 2.1: Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp ................... 17
Hình 2.2 : Con đường tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp
trên thế giới .................................................................................................. 18
Hình 3.1 : Mô hình đề nghị ........................................................................................... 30
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 33
Hình 4.1: Diện tích gieo trồng và điện tích thu hoạch Điều của cả nước
theo năm, 1995-2008 (Ha) ............................................................................ 40
Hình 4.2: Năng suất (tạ/ha) và sản lượng (nghìn tấn) Điều của cả nước
theo năm, 1995-2008 .................................................................................... 41
Hình 4.3: Lượng và kim ngạch xuất khẩu Điều của Việt Nam sang Hoa kỳ
theo tháng, 2008 ........................................................................................... 44
Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Điều của Việt Nam sang Trung Quốc
giai đoạn 2005-2008 (%) .............................................................................. 45
Hình 4.5: Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Phước ............................................................. 46
Hình 4.6: Công ty chế biến hạt Điều ............................................................................. 48
Hình 4.7: Cơ cấu độ tuổi của chủ hộ ............................................................................ 51
Hình 4.8: Cơ cấu về trình độ học vấn của chủ hộ ......................................................... 53
Hình 4.9: Khó khăn về giống ........................................................................................ 54
Hình 4.10: Cơ cấu về tuổi của vườn Điều ..................................................................... 55
Hình 4.11: Khó khăn trong việc vay vốn sản xuất ........................................................ 56
Hình 4.12: Thâm niên trong nghề trồng Điều ............................................................... 57
Hình 4.13: Tiếp xúc với cán bộ khuyến nông ............................................................... 59
Hình 4.14: Tham gia hội thảo khuyến nông .................................................................. 59
Hình 4.15: Tham gia câu lạc bộ nông dân ..................................................................... 60
Hình 4.16: Đọc sách ,báo nông nghiệp.......................................................................... 60
Hình 4.17: Theo dõi phát thanh, truyền hình về chương trình nông nghiệp ................. 61
Hình 4.18: Cơ cấu về năng suất lao động ..................................................................... 62
Hình 4.19: Khó khăn về diện tích đất sản xuất ............................................................. 70
x
Hình 4.20: Khó khăn về kỹ thuật sản xuất .................................................................... 71
Hình 4.21: Khó khăn về nguồn nước ............................................................................ 71
Hình 4.22: Khó khăn về vận chuyển ............................................................................. 72
Hình 4.23: Khó khăn về lao động .................................................................................. 73
Hình 4.24: Những yêu cầu hỗ trợ của hộ nông dân ....................................................... 74
Hình 4.25: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................... 75
Hình 4.26: Đồ thị phân tán của phần dư và giá trị dự đoán .......................................... 87
Hình 4.27: Biểu đồ tần số của phần dư ......................................................................... 88
Hình 4.28: Đồ thị phân tán của phần dư theo thứ tự quan sát ....................................... 89
xi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Năng suất lao động và so sánh năng suất lao động các nước ....................... 20
Bảng 2.2: Tương quan giữa năng suất lao động nông hộ và biến lý thuyết .................. 21
Bảng 3.1 : Định nghĩa và kỳ vọng biến ......................................................................... 31
Bảng 3.2: Phân bố mẫu .................................................................................................. 34
Bảng 4.1: Kim ngạch xuất khẩu nhân Điều của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 ....... 43
Bảng 4.2: Giới tính của chủ hộ ..................................................................................... 51
Bảng 4.3: Tuổi của chủ hộ ............................................................................................ 51
Bảng 4.4: Dân tộc của chủ hộ ........................................................................................ 52
Bảng 4.5: Trình độ học vấn của chủ hộ ......................................................................... 52
Bảng 4.6: Áp dụng mô hình trồng xen .......................................................................... 53
Bảng 4.7: Sử dụng giống ............................................................................................... 54
Bảng 4.8: Tuổi vườn Điều ............................................................................................ 55
Bảng 4.9: Việc vay vốn sản xuất ................................................................................... 56
Bảng 4.10: Thâm niên trong nghề trồng Điều của chủ hộ ............................................ 57
Bảng 4.11: Các biến định lượng khác ........................................................................... 58
Bảng 4.12: Năng suất lao động sản xuất Điều .............................................................. 62
Bảng 4.13: Năng suất lao động theo độ tuổi của chủ hộ .............................................. 63
Bảng 4.14: Năng suất lao động theo giới tính của chủ hộ ............................................ 64
Bảng 4.15: Năng suất lao động theo trình độ học vấn của chủ hộ ............................... 65
Bảng 4.16: Năng suất lao động theo dân tộc của chủ hộ.............................................. 66
Bảng 4.17: Năng suất lao động theo độ tuổi của vườn điều ......................................... 67
Bảng 4.18: Năng suất lao động theo loại giống ........................................................... 68
Bảng 4.19: Năng suất lao động theo áp dụng mô hình đa dạng trong sản xuất ............ 68
Bảng 4.20: Năng suất lao động theo vốn vay phục vụ sản xuất .................................... 69
Bảng 4.21 : Định nghĩa và kỳ vọng biến ....................................................................... 76
Bảng 4.22: Hệ số hồi qui (Coefficients) ........................................................................ 79
Bảng 4.23: Độ phù hợp của mô hình ............................................................................. 82
Bảng 4.24: Phân tích phương sai ANOVA ................................................................... 83
Bảng 4.25: Ma trận tương quan (Correlations) ............................................................. 84
Bảng 4.26: Kiểm định tương quan hạng Spearman....................................................... 86
xii
Bảng 4.27: Tổng hợp kết quả hồi qui và xác định các nhân tố ảnh hưởng và
không ảnh hưởng đến năng suất lao động .................................................. 91
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc)
GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GVA : Gross Value Added (Tổng giá trị gia tăng)
IMF : International monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
NSLĐ : Năng suất lao động
OECD: Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế )
OLS
: Ordinary least square (Phương pháp bình phương nhỏ nhất)
PTNT : Phát triển nông thôn.
WB
: World Bank (Ngân hàng Thế Giới)
xiv
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương 1 bao gồm các nội dung mang tính khái quát, giới thiệu tóm tắt những
vấn đề căn bản của toàn bộ quá trình nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực
tiễn của đề tài và cấu trúc của luận văn.
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất nước. Hàng
năm, sản lượng điều thu hoạch được mang đến cho Bình Phước một nguồn lợi không
nhỏ. Cây Điều trên đất Bình Phước còn là một trong những giống cây giúp người dân
Bình Phước xóa đói giảm nghèo. Điều là một loại cây cho trái nhưng trái Điều không
có giá trị kinh tế cao bằng hạt Điều.
Nhờ nó mà hàng ngàn hộ gia đình, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Xêtiêng
đã xóa được cái đói, giảm được nhiều hộ nghèo, không ít hộ nhờ được mùa Điều đã
vươn lên làm giàu, xây nhà cao, thậm chí có người còn sắm được cả xe hơi. Những tỷ
phú, triệu phú vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Điểu Kem ở xã Long Hà (huyện Bù
Gia Mập), Điểu Lôi ở xã Thống Nhất (Bù Đăng)...cũng đều bắt đầu đi lên bằng cây
Điều (Hướng tới lễ hội Quả Điều Vàng Việt Nam, Bình Phước 2010) [5]. Đến nay
phần lớn bà con dân tộc Xêtiêng vẫn tiếp tục gắn bó với cây Điều. Ngoài ra, hạt Điều
đang là nguồn hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, thu hút nhiều ngoại tệ.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Phước thời gian qua đã có
nhiều giải pháp tích cực thâm canh vườn Điều để đạt năng suất, sản lượng cao và giá
trị lớn. Cụ thể như: tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến tận hộ
nông dân thông qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm; khuyến khích nông dân mở
rộng diện tích điều cao sản chất lượng tốt với nhiều ưu điểm vượt trội thay cho các
giống điều bản địa kém phẩm chất hoặc thoái hóa trước đây; xây dựng những mô hình
kinh tế tổng hợp theo kiểu VAC hoặc kinh tế trang trại trồng Điều (Hướng tới lễ hội
Quả Điều Vàng Việt Nam, Bình Phước 2010) [5].
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Phước thời gian qua đã có
nhiều giải pháp tích cực thâm canh vườn Điều để đạt năng suất, sản lượng cao và giá
trị lớn. Cụ thể như: tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến tận hộ
nông dân thông qua hoạt động khuyến nông; khuyến khích nông dân mở rộng diện tích
Trang 1
điều cao sản chất lượng tốt với nhiều ưu điểm vượt trội thay cho các giống điều bản
địa kém phẩm chất hoặc thoái hóa trước đây; xây dựng những mô hình kinh tế tổng
hợp theo kiểu VAC hoặc kinh tế trang trại trồng Điều (Hướng tới lễ hội Quả Điều
Vàng Việt Nam, Bình Phước 2010) [5].
Tuy diện tích được phát triển ngày càng rộng, người dân và chính quyền đã có
những biện pháp cải tạo, nâng cao năng suất và áp dụng những mô hình tiến bộ mới
nhưng nhìn chung năng suất và chất lượng cây điều ở nước ta vẫn còn thấp so với
nhiều nước có trồng điều trên thế giới. Cụ thể là: Tại Braxin, sản lượng điều xuất khẩu
thấp hơn nước ta, nhưng năng suất bình quân là 2 tấn/ha. Trong khi đó, Bình Phước là
thủ phủ của cây điều cũng mới chỉ đạt bình quân trên 1,3 tấn/ha (Báo cáo của Uỷ Ban
Nhân Dân tỉnh Bình Phước 9/2009)[3].
Nghịch lý là, Việt Nam liên tục mấy năm gần đây là nước xuất khẩu nhân Điều
số 1 thế giới, nhưng ở trong nước thu nhập của người nông dân trồng Điều vẫn còn
thấp và không ổn định (Hướng tới lễ hội Quả Điều Vàng Việt Nam, Bình Phước
2010)[5]. Vì vậy, một số hộ dân đã đốn bỏ Điều để chuyển đổi sang trồng cây Cao su
có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó vì trồng cây
Cao su phải bỏ vốn ban đầu rất lớn và thời gian thu hoạch lại rất lâu. Mặt khác, đa số
hộ nông dân Bình Phước còn rất nghèo nhất là những hộ miền núi nên không đủ vốn
để chuyển đổi.
Như vậy, vấn đề mà những nhà chính sách có thể làm được là làm sao để có thể
cải thiện thu nhập của người nông dân chính trên cây Điều. Hai yếu tố quan trọng nhất
quyết định thu nhập của hộ nông dân trồng Điều là: Năng suất lao động và giá cả thị
trường. Giả định rằng giá cả thị trường ổn định thì yếu tố cải thiện thu nhập cho người
nông dân trồng Điều chính là năng suất lao động (NSLĐ) sản xuất Điều. Do đó, việc
tìm kiếm giải pháp có căn cứ khoa học nhằm nâng cao NSLĐ đó là thách thức của các
nhà chính sách. Để thực hiện được điều này cần nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến
NSLĐ sản xuất Điều và xác định tầm quan trọng của các yếu tố để từ đó gợi ý những
giải pháp nâng cao NSLĐ sản xuất Điều. Vì lý do mà tác giả chọn đề tài “CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA HỘ NÔNG DÂN SẢN
XUẤT ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC”.
Trang 2
1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Như trên đã giới thiệu, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Phước
thời gian qua đã có nhiều giải pháp nhằm tăng NSLĐ sản xuất Điều như thâm canh,
tăng diện tích, đưa giống mới về trồng, trồng xen với những loại cây khác…. Việc áp
dụng những biện pháp như trên để tăng NSLĐ sản xuất Điều thiếu hiệu quả và thiếu
căn cứ khoa học. Câu hỏi đặt ra cho các nhà chính sách là những chính sách nào đưa ra
có thể đạt hiệu quả cao và khoa học trong việc nâng cao NSLĐ sản xuất Điều. Vì vậy,
vấn đề nghiên cứu này nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ sản xuất điều, tìm
ra những yếu tố tác động thực sự đến NSLĐ sản xuất Điều và định lượng mức độ tác
động để từ đó đưa ra những đề xuất hiệu quả và khoa học.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của hộ nông dân sản xuất Điều ở
tỉnh Bình Phước.
Gợi ý chính sách nhằm nâng cao NSLĐ của hộ nông dân sản xuất Điều.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với những mục tiêu cụ thể được đề ra như trên, việc thực hiện nghiên cứu này
là việc giải quyết những câu hỏi sau :
1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến NSLĐ của hộ nông dân sản xuất Điều?
2) Mức độ tác động và hướng tác động ra sao?
3) Những giải pháp nào để nâng cao NSLĐ của hộ nông dân sản xuất Điều?
1.5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi giới hạn về thời gian, nguồn lực và yêu cầu của luận văn Thạc
sĩ, đề tài nghiên cứu được xem là đóng góp bước đầu cho nghiên cứu theo hướng này,
do vậy được giới hạn phạm vi và đối tượng như sau:
1.5.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ nông dân trồng Điều tại tỉnh Bình
Phước. Vấn đế nghiên cứu là năng suất lao động của hộ nông dân sản xuất Điều
và những yếu tố ảnh hưởng.
1.5.2.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu là 3 huyện : Bù Gia Mập (Được tách ra từ huyện
Phước Long), Bù Đăng và Đồng Phú trong tổng số 10 huyện thị. Sự lựa chọn này
dựa trên những yêu cầu sau: tổng diện tích điều lớn, thâm niên trồng Điều và việc
Trang 3
chuyển đổi giống mới trong sản xuất.
Bù Đăng
: 50.822 ha
Phước Long : 56.675 ha
Đồng Phú
: 23.920 ha
(nguồn: Niên giám thống kê Bình Phước, 2008)[15]
Thời gian : Từ 03/2010 đến 6/2011
1.5.3.
Nội dung nghiên cứu
Thực trạng nghề trồng Điều của cả nước nói chung và tỉnh Bình Phước
nói riêng.
Nhận diện yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của hộ nông dân sản xuất Điều.
Xây dựng mô hình hồi qui năng suất lao động sản xuất Điều.
Xác định yếu tố thực sự tác động và tầm quan trọng của nó.
Gợi ý giải pháp nâng cao thu nhập.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết
hợp với phương pháp định tính.
1.6.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1
Dữ liệu thứ cấp
Được thu nhập từ Niên giám thống kê – Tổng cục thống kê, Cục
thống kê, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước và các trang web, các
báo cáo thường niên ngành Điều việt nam của “Hiệp hội cây Điều”.
1.6.1.2
Dữ liệu sơ cấp
Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp chủ hộ nông dân trồng Điều
tại 3 Huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng và Đồng Phú của tỉnh Bình Phước. Do
giới hạn về thời gian và kinh phí nên số lượng mẫu là 210 mẫu được chia
đều cho 3 Huyện và phương pháp chọn mẫu là chọn thuận tiện rải rác đều
các xã có diện tích trồng Điều lớn.
Hình 1.1: Dữ liệu nghiên cứu.
Trang 4
Sơ cấp
Phỏng vấn chủ hộ
Niên giám thống kê
Nguồn
2008
dữ liệu
Báo, tạp chí
Thứ cấp
Các ban ngành tỉnh
Internet
1.6.2.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm Excel 2007 và SPSS for window 16.0 để phân
tích thống kê mô tả và phân tích hồi qui.
1.6.2.1.
Thống kê mô tả
Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, những khó khăn, yêu cầu hỗ
trợ của người nông dân, các đặc điểm cá nhân của chủ hộ, xác định mối
tương quan của một số yếu tố đến năng suất lao động .
1.6.2.2.
Phân tích hồi qui
Phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0, tiến hành thủ tục phân tích hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết
và độ phù hợp mô hình để tìm ra mô hình chính thức.
Hình 1.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Trang 5
Xác định vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết
Xây dựng giả thuyết
Thảo luận với CBKN
Lập bảng điều tra sơ bộ
Phỏng vấn thử
( 10 mẫu)
Bảng điều tra hiệu chỉnh
Thu thập dữ liệu chính thức: 210 mẫu
(300 mẫu)
Phân tích hồi qui
Phân tích mô tả
Kiểm định các giả thuyết
Kết quả, thảo luận
Đề xuất giải pháp
Kết luận, kiến nghị
1.7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Trang 6
Trong bối cảnh hiện nay của ngành trồng Điều của Bình Phước, một tình
huống nan giải được đặt ra là: làm thế nào có thể tăng năng suất lao động sản xuất
Điều. Chưa ai có câu trả lời hoàn hảo cho tình huống này. Nghiên cứu này sau khi
hoàn thành nó sẽ có một lời giải đáp cho câu hỏi trên một cách thuyết phục, chặt chẽ
và khoa học. Nhà chính sách sẽ căn cứ vào đó mà có những chính sách phát triển hợp
lý. Ngoài ra, nó còn giúp người nông dân nhận diện được rõ ràng các yếu tố ảnh
hưởng để có hướng sản xuất hợp lý. Nó sẽ đóng góp một phần rất lớn cho phát triển
ngành trồng Điều, giảm bớt khó khăn cho người lao động nghèo và góp phần đưa
ngành nông nghiệp của Bình Phước tiến đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
1.8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Nội dụng luận văn gồm 5 chương như sau :
Chương 1: Giới thiệu
Bao gồm : Lý luận về sự cần thiết của nghiên cứu; Mục tiêu, câu hỏi
nghiên cứu; Đối tượng phạm vi của nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Bao gồm: Nêu các khái niệm cần thiết và các lý thuyết liên quan.
Chương 3: Mô hình và thiết kế nghiên cứu
Bao gồm: Xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm; Các phương pháp
nghiên cứu được ứng dụng trong đề tài; Phương thức thu thập dữ liệu; Xác định
phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu điều tra và các kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Chương 4: Thực trạng - kết quả nghiên cứu
Bao gồm: Thực trạng sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động nông
nghiệp; Trình bày kết quả nghiên cứu đạt được để giải quyết, trả lời các câu hỏi,
mục tiêu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu đặt ra.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
Trên cơ sở chương 2 và 3 kết hợp với phân tích tình hình thị trường, định
hướng phát triển ngành nông nghiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng suất lao động sản xuất điểu của Bình Phước trong thời gian tới.
1.9. TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trang 7
Chương 1 bao gồm các nội dung mang tính khái quát, giới thiệu tóm tắt
những vấn đề căn bản của toàn bộ quá trình nghiên cứu:
Phần đầu của chương là phần lý do nghiên cứu đề tài: những lý do cụ thể
rõ ràng được đưa ra trên cơ sở thực tiễn để cuối cùng đưa đến một kết luận là
việc nghiên cứu đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG CỦA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT ĐIỀU Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC” là
cần thiết và thực tế nhất.
Những phần tiếp theo của chương là: xác định vấn đề nghiên cứu; Nêu rõ
hai mục tiêu nghiên cứu và hai mục tiêu nghiên cứu đó dùng làm cơ sở để đưa ra
ba câu hỏi nghiên cứu; Nêu lên đối tượng nghiên cứu là những hộ nông dân trồng
điều tại Tỉnh Bình Phước, phạm vi nghiên cứu là ba huyện ( Bù Đăng, Đồng Phú
và Bù Gia Mập); Trong phần phương pháp nghiên cứu nêu ra phương pháp thu
thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của hai phần mềm
Excel 2007 và SPSS 16.0; Nêu lên ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Phần cuối cùng của chương là phần cấu trúc của luận văn.
CHƯƠNG 2
Trang 8
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1.
Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
Theo Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững [9] và
Niên giám nông nghiệp-thực phẩm [7], nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác
cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra
lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp
là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy
sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa
phát triển.
Trong nông nghiệp có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng (Niên giám nông nghiệp-thực
phẩm [7]):
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ
cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa
trong nông nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế
biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu
vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ,
phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức
độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích
thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu.
2.1.1.2. Đặc điểm
Theo Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững [9],
Trang 9
nông nghiệp có 4 đặc điểm chủ yếu sau:
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Xuất
phát từ đặc điểm này cho thấy việc bảo tồn quỹ đất và không
ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề sống còn của sản
xuất nông nghiệp.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật
nuôi, chúng là những sinh vật.
Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu
sản xuất có tính thời vụ. Từ đặc điểm này, cần phải tiến hành
chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và
mang tính khu vực. Xuất phát từ đặc điểm này, phải có chính sách
kinh tế - xã hội thích ứng với từng khu vực.
2.1.2.
Khái niệm về năng suất lao động
Theo OECD [28], NSLĐ là sản lượng lao động có thể được tính theo sản
lượng sản xuất ra hoặc theo giá trị sản phẩm. Trong khu vực tư nhân, sản lượng
đầu ra thường là có thể tính được, còn trong khu vực nhà nước và các tổ chức phi
chính phủ khó hơn để tính toán lượng đầu vào ngay khi vừa rời bỏ khái niệm lao
động đồng nhất - homogeneous labour ("trên một lao động" hay "trên một giờ lao
động").
Nỗ lực lao động và chất lượng của sự nỗ lực đó nói chung.
Hoạt động sáng tạo trong kỹ thuật sản xuất.
Năng suất tương đối đặt được từ những hệ thống quản lý, tổ chức, điều
phối và kĩ thuật triển khai khác nhau.
Hiệu quả sản xuất của một số dạng lao động trên một số dạng lao động
khác.
Các khía cạnh đó của năng suất liên quan đến định tính hơn là định định
lượng - các khía cạnh đầu vào lao động. Một công ty hay một quốc gia có lượng
đầu ra tăng khi tăng số lượng lao động, ta không thể nói là công ty hay quốc gia
đó có NSLĐ tăng. Bởi vì trên thực tế, sản lượng trên mỗi lao động vẫn không
thay đổi. Hiểu rõ được điều này là hết sức quan trọng nếu một phần lớn những gì
được sản xuất ra bao gồm dịch vụ. Ban quản lý có thể rất lo lắng đến NSLĐ của
Trang 10