Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

1 hệ thống chính trị đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.9 KB, 25 trang )

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CHLB ĐỨC
Tổ 1 – Cán bộ khoa học trẻ
Đức nằm tại trung tâm của Châu Âu và là nước đông dân số nhất trong Liên
minh Châu Âu với 82 triệu dân với diện tích 357.104,07 km². Các thành phố lớn
nhất ở Đức là Berlin, Hamburg, München, Köln và Frankfurt. Với tổng sản phẩm
quốc nội cao, Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Đức là
một nước cộng hòa nghị viện liên bang, với quyền lập pháp liên bang thuộc về
Quốc hội Đức và Hội đồng liên bang đại diện cho 16 bang. Cả hai cơ quan này đều
đặt trụ sở ở Thủ đô Berlin.
1.

Khái quát về Cộng hòa liên bang Đức
Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan
Mạch ở phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và Áo ở
phía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa
Đông và Tây Âu, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải.
-

-

Diện tích:
356.975 km2
Dân số :
82,037 triệu người
Ngôn ngữ:
Tiếng Đức.
Quốc khánh :
03 tháng 10 (ngày thống nhất nước Đức)
Tài nguyên :
CHLB Đức là nước có ít tài nguyên khoáng sản, nhưng
có nhiều sông ngòi có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận lợi cho giao


thông vận tải và thủy điện. Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sông
Rhein, Elbe, Main, Weser, Danuyp và Spree.
CHLB Đức gồm 16 bang. Đứng đầu mỗi bang là một Thủ hiến bang.
Thủ tướng:
Bà Angela Merkel (CDU) từ ngày 22/11/2005
Tổng thống:
Ông Horst Köhler (CDU) từ ngày 1/7/2004.
Chủ tịch Quốc hội Norbert Lammert (CDU) từ ngày 18/10/2005.

Sau chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, các nhà nước Nam Đức hợp nhất với
Hiệp hội các nhà nước Bắc Đức lập ra đế chế Đức. Ngày 18.01.1871 vua Phổ
Wilhelm đệ Nhất được phong làm Hoàng đế. Bismarck, người có công rất lớn
1


trong việc tập hợp các nhà nước cắt cứ Đức thành một nước Đức thống nhất, đã
làm Thủ tướng suốt 19 năm.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia:
CHLB Đức và CHDC Đức.
Ngày 7/9/1949, ở phần đất phía Tây đã tổ chức tuyển cử, bầu Nghị
viện Tây Đức và tuyên bố thành lập nước CHLB Đức.
- Ngày 7/10/1949, ở phần phía Đông, nước CHDC Đức được thành lập.
- Ngày 3/10/1990, các bang ở phía đông (CHDC Đức cũ) sát nhập vào
CHLB Đức và được coi là ngày Quốc khánh (ngày thống nhất) của
nước CHLB Đức. Ngày 24/6/1991 Quốc hội CHLB Đức đã bỏ phiếu
chọn Berlin làm Thủ đô của CHLB Đức.
Luật cơ bản (Hiến pháp)
-

2.


Từ “Luật cơ bản” được dùng thay vì “Hiến pháp” tại hội nghị Bonn ngày
8/5/1949, dưới sự phê chuẩn của 3 quốc gia Anh, Pháp, Hoa Kỳ phe đồng minh
phương Tây ngày 12/5/1949 và có hiệu lực từ ngày 23/5/1949, để chỉ tính cách tạm
thời chỉ có giá trị cho Tây Đức, và một hiến pháp mới sẽ thay thế khi nước Đức
thống nhất.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Luật cơ bản, được coi là một mẫu hình
của thành công bởi nó đặt các quyền cơ bản lên hàng đầu, ấn định các nguyên tắc
của một nhà nước liên bang dân chủ và xã hội, cũng như thành lập một cấp tòa án
cao nhất giám sát việc tuân thủ hiến pháp là những trụ cột của nền dân chủ Đức.
Ban đầu hiến pháp này được áp dụng trong Ba Vùng (khu vực do các nước
Anh, Hoa Kỳ ,Pháp chiếm đóng tại Tây Đức) sau đó là Cộng hòa Liên bang Tây
Đức, tuy cũng áp dụng nhưng không có hiệu lực chinh thức tại Tây Berlin.
Mặc dù một số điều dựa vào Hiến pháp Cộng hòa Weimar, tuy nhiên các
người soạn thảo muốn đảm bảo một nhà độc tài sẽ không có được cơ hội lên nắm
quyền lực với bản Hiến pháp mới này, đảm bảo nhân quyền và nhân phẩm được
2


đặt lên hàng đầu. Các nguyên tắc Cộng hoà, Dân chủ, Liên bang, Pháp quyền và
Nhà nước xã hội là phần quan trọng của Hiến pháp. Các điều trong Hiến pháp là cố
định không thể xóa bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung theo cách thông thường.
Đây là trật tự luật pháp và chính trị cơ bản của Cộng hòa liên bang Đức.
Những quyền cơ bản quy định trong Luật cơ bản có một ý nghĩa đặc biệt, nhất là
quyền nêu trong điều 1 Luật cơ bản. Điều này nhấn mạnh việc tôn trọng nhân
phẩm con người là tài sản cao quý nhất của trật tự hiến pháp.
Quyền cơ bản là chương đầu tiên trong bản Hiến pháp. Nội dung chính của
chương quy định về các quyền cơ bản cá nhân của một công dân với nhà nước. Thể
hiện sự tự do nhân quyền của nước Đức.
3/10/1990 bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất, Luật cơ

bản trở thành Hiến pháp của toàn nước Đức
Hiến pháp Đức quy định về tam quyền phân lập của nước Đức. Nước Đức
chia ra làm 3 hệ thống độc lập với nhau: hành pháp, lập pháp, tư pháp.
-

-

Ngành hành pháp do Tổng thống là người đứng đầu, là nguyên thủ quốc
gia. Thủ tướng là người điều hành chính phủ.
Ngành lập pháp được đại diện bởi Bundestag (hạ viện) được bầu cử phổ
thông, trực tiếp, phiếu kín. Với các bang của nước Đức được đại diện bởi
Bundesrat (thượng viện).
Ngành tư pháp do Tòa án Hiến pháp Liên bang đứng đầu, giám sát tính
hợp hiến và luật.

Luật cơ bản Đức 1949 đã có sự tách biệt rõ đâu là quyền (Rechte) và đâu là
nghĩa vụ (Pflichte) cơ bản của công dân. Ưu điểm qui định này là bất cứ ai khi đọc
luật cơ bản cũng có thể hiểu được điều gì được phép làm (quyền) và những gì bắt
buộc phải làm (nghĩa vụ).
Hiến pháp chỉ được sửa đổi khi thấy cần thiết, ảnh hưởng đến toàn bang
hoặc nhà nước. Theo Luật cơ bản, các đảng phái chính trị có nhiệm vụ tham gia tạo
3


lập ý nguyện chính trị của nhân dân. Qua đó việc các đảng cử ứng cử viên của
mình vào các chức vụ chính trị và tổ chức tranh cử, vận động cử tri trở thành một
nhiệm vụ lập pháp. Vì lý do này các đảng nhận được từ nhà nước một khoản tài
chính để cân đối những chi phí nảy sinh khi ra tranh cử. Phương thức bồi hoàn chi
phí tranh cử được thực hiện đầu tiên ở Đức và nay đã được áp dụng tại đa số các
nền dân chủ. Theo quy định của Luật cơ bản, việc xây dựng các đảng chính trị phải

tuân theo những nguyên tắc dân chủ cơ bản (dân chủ đối với đảng viên). Các đảng
chính trị cần phải công nhận nhà nước dân chủ.
Những đảng phái bị nghi ngờ là không có tư tưởng dân chủ có thể bị cấm
theo đề nghị của chính phủ liên bang. Tuy nhiên những đảng đó không bắt buộc bị
cấm. Nếu chính phủ liên bang cho rằng, việc cấm đảng là phù hợp, vì những đảng
như vậy tạo nên một nguy cơ đe dọa hệ thống dân chủ, thì chính phủ liên bang chỉ
có thể đệ đơn đề nghị cấm mà thôi. Lệnh cấm chỉ có thể được Tòa án hiến pháp
liên bang ban hành mà thôi. Bằng cách đó ngăn chặn được tình trạng các đảng cầm
quyền cấm một đảng khác có thể sẽ gây khó dễ cho họ trong cuộc đua tranh chính
trị. Trong lịch sử Cộng hòa liên bang Đức chỉ xảy ra khá ít các vụ xét xử cấm đoán
đảng và càng ít hơn các vụ dẫn đến tuyên xử cấm đảng phái. Tuy Luật cơ bản
giành đặc quyền cho các đảng chính trị, nhưng trong cốt lõi thì các đảng chính trị
vẫn là các hình thức thể hiện của xã hội. Các đảng phải gánh chịu mọi nguy cơ khi
thất bại trong bầu cử, khi đảng viên từ bỏ đảng và khi bản thân đảng bị phân hóa vì
các vấn đề nhân sự và nội dung hành động.
3.

Thể chế nhà nước
• Lập pháp
Quốc hội liên bang (Hạ viện)
Quốc hội liên bang là cơ quan đại diện của nhân dân, là thiết chế chính trị có
sự uỷ quyền cao nhất của nhân dân.
Quốc hội liên bang là cơ quan được bầu đại diện cho nhân dân. Về mặt kỹ
thuật thì một nửa trong tổng số 598 nghị sĩ được bầu theo danh sách ứng cử viên
4


của các đảng tại các bang (lá phiếu thứ hai) và nửa còn lại được bầu trực tiếp cho
ứng cử viên tại 299 khu vực bầu cử (lá phiếu thứ nhất). Việc phân chia này không
hề làm thay đổi vai trò then chốt của các đảng trong hệ thống bầu cử. Tại các khu

vực bầu cử chỉ các ứng cử viên thuộc một đảng nào đó, mới có cơ hội thắng cử.
Việc nghị sĩ Quốc hội liên bang là đảng viên của một đảng là để thể hiện sự phân
chia phiếu bầu. Nhưng để tính đa số không bị sự hiện diện của các đảng nhỏ và rất
nhỏ làm phức tạp, một quy định hạn chế, còn gọi là ngưỡng 5%, không cho các
đảng đó có đại diện trong Quốc hội liên bang.
-

Gồm 631 ghế, nhiệm kỳ 4 năm.
Các Đảng tranh cử phải giành được 5% phiếu bầu mới được thàm gia vào
QH liên bang.
Trong QH liên bang có Hội đồng Trưởng lão gồm: Đoàn chủ tịch và đại diện
các Đảng phái trong Quốc hội liên bang. Hội đồng Trưởng lão đề cử danh
sách chủ tịch, các phó chủ tịch, các uỷ ban thường trực (thành lập 22 Uỷ ban
thường trực ứng với các Bộ trong Chính phủ). Hội đồng Trưởng lão soạn
thảo các chương trình làm việc của Quốc hội liên bang.

Quốc hội liên bang là nghị viện của Đức. Nghị sĩ Quốc hội liên bang được tổ
chức trong các đoàn nghị sĩ của các đảng và họ bầu một nghị sĩ trong số họ vào
chức vụ chủ tịch quốc hội. Quốc hội liên bang có nhiệm vụ bầu thủ tướng liên
bang và giữ thủ tướng ở chức vụ đó bằng cách chấp thuận chính sách của thủ
tướng. Quốc hội liên bang có thể bãi nhiệm thủ tướng liên bang bằng cách bỏ
phiếu mất tín nhiệm. Trong trường hợp đó Quốc hội liên bang tương tự như các
quốc hội khác. Cũng không có sự khác biệt lớn, khi ở Đức thủ tướng được bầu, còn
ở Anh hoặc các nền dân chủ nghị viện khác thì thủ tướng được nguyên thủ quốc
gia bổ nhiệm. Trong các nền dân chủ nghị viện khác người được bầu vào chức vụ
đứng đầu chính phủ luôn luôn là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong quốc hội.
Nhiệm vụ lớn thứ hai của nghị sĩ Quốc hội liên bang là nhiệm vụ lập pháp.
Từ năm 1949 khoảng hơn 10.000 dự án luật đã được đưa ra quốc hội và hơn 6.600
luật đã được thông qua. Đa số trong số đó là các luật sửa đổi. Về điểm này Quốc
5



hội liên bang cũng giống quốc hội của các nền dân chủ nghị viện khác ở chỗ Quốc
hội liên bang chủ yếu thông qua các dự án luật do Chính phủ liên bang đưa ra. Tuy
nhiên Quốc hội liên bang, có trụ sở tại tòa nhà quốc hội ở Berlin, thể hiện ít hơn
tính chất của một quốc hội nặng về thảo luận như Quốc hội Anh. Quốc hội liên
bang thiên nhiều hơn về tính chất một quốc hội làm việc theo kiểu Quốc hội Mỹ.
Các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội liên bang bàn luận kỹ càng và chi tiết các
dự thảo luật trình quốc hội.
Quốc hội liên bang lập pháp thông qua các dự luật. Một dự luật được đệ
trình sẽ thảo luận ba lần. Dự luật phải được ít nhất 5% tổng số nghị sĩ kí tên và
trước khi trình QHLB phải được chuyến đến Chính phủ xin ý kiến.
-

Lần 1: QHLB có ý kiến chỉ đạo chung rồi giao cho các Uỷ ban chuyên
môn nghiên cứu.
Lần 2: Chủ tịch Uỷ ban chuyên môn báo cáo kết quả trước QHLB
Lần 3: Dự luật được giao cho Uỷ ban khác thảo luận, sau đó biểu quyết
thông qua toàn văn tại QHLB.

Nhiệm vụ lớn thứ ba của Quốc hội liên bang là kiểm tra hoạt động của
chính phủ. Phần công việc kiểm tra của quốc hội được công bố trước công luận là
do phe đối lập trong quốc hội thực hiện. Phần kiểm tra ít thấy được, nhưng không
vì thế mà ít tác dụng hơn, do nghị sĩ của các đảng cầm quyền đảm nhận. Trong
những cuộc họp kín họ đặt ra những câu hỏi nghiêm khắc cho các đại diện của họ
trong chính phủ. Hoạt động này được thực hiện thông qua 1 giờ chất vấn vào đầu
phiên họp toàn thể của QHLB
Ngoài ra, Quốc hội liên bang còn có nhiệm vụ kiểm soát bầu nửa số thành
viên của Toà án Hiến pháp liên bang; kiểm soát bộ máy hành chính và quân đội.
Hội đồng liên bang (Thượng viện)

Hội đồng liên bang đại diện cho các bang và là một dạng nghị viện thứ hai
bên cạnh Quốc hội liên bang. Hội đồng liên bang phải thảo luận về từng đạo luật
6


liên bang. Hội đồng liên bang có chức năng tương tự như nghị viện thứ hai và
thường được gọi là thượng viện ở các nhà nước liên bang khác. Thành viên của
Hội đồng liên bang hoàn toàn là đại diện chính phủ các bang. Số lượng phiếu bầu
chia cho từng bang tỉ lệ tương đối với dân số của bang. Mỗi bang có ít nhất ba
phiếu bầu, những bang có số dân đông nhất có tối đa sáu phiếu bầu.
Hội đồng liên bang tham gia xây dựng các đạo luật liên bang. Ở đây có sự
khác biệt với thượng viện của các nước liên bang khác. Luật cơ bản quy định hai
hình thức tham gia. Những đạo luật liên bang gây thêm những chi phí hành chính
cho các bang hoặc thay thế những đạo luật của các bang phải được Hội đồng liên
bang chấp thuận. Cụ thể là Hội đồng liên bang phải chấp thuận một đạo luật như
vậy của quốc hội liên bang thì đạo luật đó mới có hiệu lực. Về điểm này Hội đồng
liên bang có vai trò của một cơ quan hành pháp tương tự như vai trò của Quốc hội
liên bang. Hiện nay gần 50% các đạo luật liên bang phải có sự chấp thuận của Hội
đồng liên bang. Vì các đạo luật liên bang về cơ bản đều do bộ máy hành chính các
bang thi hành, nên các luật quan trọng nhất và tốn kém nhất tạo điều kiện để thẩm
quyền hành chính của các bang được thể hiện. Cần phân biệt những “luật phải chấp
thuận” này với “những luật phản đối” một vấn đề nào đó. Tuy Hội đồng liên bang
có thể không chấp thuận “một luật phản đối”, nhưng Quốc hội liên bang cũng có
thể bác bỏ sự phản đối đó bằng biểu quyết đa số như trong Hội đồng liên bang: đa
số đơn giản hoặc đa số hai phần ba, trong trường hợp này thì ít nhất là với đa số
nghị sĩ quốc hội liên bang (đa số tuyệt đối).
Một cuộc cải cách hệ thống liên bang được thực hiện từ tháng 9.2006 đã
điều chỉnh mới thẩm quyền của liên bang và các bang. Mục tiêu của cuộc cải cách
là cải thiện năng lực điều hành và ra quyết định của liên bang và các bang và phân
chia rõ hơn nữa trách nhiệm chính trị.

Hội đồng liên bang đại diện cho 16 bang, với 69 ghế. Các bang đều có
mặt trong Hội đồng LB, tuỳ thuộc vào số dân mà mỗi bang có từ 3-6 ghế. Đại
diện mỗi bang được lựa chọn thông qua bầu trong nội bộ bang, nhưng phải có
hàm từ bộ trưởng trở lên của bang đó. Thủ tướng các bang thay nhau làm Chủ
7


tịch Hội đồng liên bang với thời hạn một năm. Chủ tịch HĐLB thực hiện các
công việc của Tổng thống khi Tổng thống vắng mặt.
Quá trình lập pháp
Các dự thảo luật của Chính phủ phải trình qua Hội đồng Liên bang; trong
vòng từ 3-6 tuần, HĐLB phải cho ý kiến.Nếu quá thời hạn, HĐLB không có ý kiến
thì Chính phủ có thể trực tiếp trình QHLB.
+ Mọi dự luật liên quan đến các bang bắt buộc phải thông qua HĐLB
(lợi ích các bang được coi trọng hơn lợi ích của đảng).
+ Đối với Dự luật khác, HĐLB có quyền phản đối nhưng Dự luật đó
vẫn có thể thông qua nếu 1/2 tổng số thành viên QHLB tán thành.
QHLB và HĐLB cùng quyết định về luật lệ của Liên bang và có quyền sửa
Hiến pháp với đa số 2/3 trong cả 2 cơ quan cùng tán thành.


Hành pháp
Tổng thống liên bang

Tổng thống liên bang là người đứng đầu Nhà nước, với tư cách là nguyên
thủ quốc gia. Tổng thống có quyền:
-

-


Thay mặt Nhà nước Liên bang trong việc đối nội, đối ngoại
Kiểm tra, ký và công bố các luật
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Đề nghị, bổ nhiệm và miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng (Tổng thống bổ nhiệm
Thủ tướng phải dựa vào đa số Nghị viện. Nếu QHLB không đạt đa số phiếu
khi bầu Thủ tướng, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng và giải tán
QHLB )
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Bộ trưởng (Theo đề nghị của Thủ tướng)
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Thẩm phán liên bang
Và 1 số thẩm quyền khác như ban lệnh ân xá…
8


Tổng thống do Hội nghị Liên bang gồm các thành viên của QHLB và đại
diện Quốc hội 16 bang bầu
-

Nhiệm kỳ tổng thống là 5 năm và làm không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.
Ứng cử viên tổng thống phải là Hạ nghị sĩ, 40 tuổi trở lên
Hình thức bầu là bỏ phiếu kín.

Tổng thống phải từ bò Đảng phái, không được tham gia các cơ quan nhà
nước khác khi đang tại chức, không được kinh doanh.
Chính phủ liên bang
Ở Cộng hoà Liên bang Đức hiện nay, Chính phủ chỉ là một phần của hành
pháp. Hành pháp ở Đức được chia thành hai bộ phận là Chính phủ và Hành chính :
-

-


Hành chính: bao gồm một hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ thi hành luật,
các cơ quan này có nhiệm vụ hỗ trợ các Bộ trưởng trong việc thực hiện các
nhiệm vụ mà Bộ đó phụ trách.
Chính phủ: là cơ quan hiến định có nhiệm vụ điều hành đất nước được thể
hiện thông qua việc xây dựng và quyết định các chính sách chính trị của liên
bang, trình dự án luật, trình dự án ngân sách và chi tiêu theo ngân sách đã
được duyệt, ban hành văn bản pháp quy và giám sát điều hành hoạt động thi
hành pháp luật.

Chính phủ liên bang bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng. Chính phủ liên
bang được thành lập gồm hai bước :
+
+

Bước thứ nhất : Hạ nghị viện bầu người đứng đầu Chính phủ là Thủ
tướng.
Bước thứ hai :Tổng thống liên bang bổ nhiệm các các thành viên Chính
phủ (các Bộ trưởng liên bang) theo đề nghị của Thủ tướng. (Các Bộ
trưởng không nhất thiết là phải là nghị sĩ, tuy nhiên trên thực tế gần như
tất cả các Bộ trưởng đều là nghị sĩ)

9


Chính phủ liên bang có quyền :
-

Đề nghị dự Luật
Yêu cầu các Uỷ ban của Quốc hội LB họp xem xét dự luật
Yêu cầu bổ sung hoặc giảm chi ngân sách

Lập các kế hoạch về ngân sách, hành chính…
Giám sát việc thi hành pháp luật ở các bang
Tổ chức các toà án liên bang
Và một số quyền khác như : trực tiếp quản lý các công việc liên quan đến tài
chính liên bang, giao thông…

Thủ tướng liên bang là thành viên duy nhất của Chính phủ liên bang được
bầu. Thủ tướng có quyền :
-

-

Hiến pháp trao cho thủ tướng quyền tự chọn Bộ trưởng là người đứng đầu
các cơ quan chính trị quan trọng nhất.
Thủ tướng liên bang quyết định số lượng các bộ và ấn định thẩm quyền của
các bộ.
Thủ tướng liên bang có thẩm quyền đưa ra định hướng. Thẩm quyền định
hướng cụ thể hóa quyền của Thủ tướng liên bang ấn định những trọng tâm
công tác của chính phủ
Có quyền đề nghị Tổng thống giải tán Quốc hội liên bang trong vòng 21
ngày (Tuy nhiên quyền giải thể này sẽ không còn nếu Quốc hội Liên bằng
thông qua bầu Thủ tướng mới với đa số phiếu bầu)

Ví dụ : Cho đến nay mới xảy ra hai lần quốc hội định bãi nhiệm thủ tướng,
nhưng chỉ một lần thành công vào năm 1982. Năm đó thủ tướng đương nhiệm
Helmut Schmidt (SPD) bị quốc hội mất tín nhiệm và Helmut Kohl (CDU) được
bầu làm thủ tướng.


Tư pháp


Cộng hoà Liên bang Đức là nước có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc
trưng của truyền thống pháp luật châu Âu lục địa. Tuy nhiên, là một nhà nước Liên

10


bang nên hệ thống tòa án và công tác đào tạo các chức danh tư pháp của Đức có
nhiều điểm khác biệt.
Đức là nhà nước Liên bang, do vậy, hệ thống tòa án được tổ chức tại cấp
Liên bang và cấp Bang. Hệ thống tòa án Đức bao gồm Tòa án Hiến pháp liên bang
và Tòa án tối cao liên bang.
Tòa án Hiến Pháp liên bang
Tòa án Hiến pháp Liên bang là một thiết chế Bảo hiến, độc lập và ngang
bằng với Nghị viện và Chính phủ.
Tòa án Hiến pháp có chức năng giải thích Hiến pháp, xét xử sơ thẩm và
chung thẩm các vụ kháng cáo, kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạo
luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang hay giữa liên bang và bang, quyết định
tính vi hiến của các đảng. Tòa án Hiến pháp có thể tuyên bố đạo luật là vi hiến và
xóa bỏ đại luật đó, thậm chí ngay cả khi vấn đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ
vụ việc cụ thể, có thể giải tán một đảng nếu đảng đó đe dọa nền tự do, dân chủ (tư
sản).
Tòa án hiến pháp giải quyết các vụ khiếu kiện về bầu cử, quyền và nghĩa vụ
công dân, quyền con người.
Tòa án Hiến pháp gồm 2 viện: Tòa Thượng thẩm và Tòa Sơ thẩm. Mỗi viện
có 8 Thẩm phán mà một nửa do Hạ viện, một nửa do Thượng viện bầu ra. Nhiệm
kỳ của thẩm phán là 12 năm, tuổi không dưới 40 và không quá 68. Thẩm phán
không được kiêm nhiệm chức vụ trong Nghị viện hay Chính phủ, nhưng có thể
tham gia giảng dạy ở các trường đại học và nghiên cứu khoa học.
Tòa án tối cao liên bang

Tòa án tối cao chia thành 5 tòa án độc lập nhưng có Hội đồng chung để đảm
bảo sự thống nhất. Đó là tòa án thường, tòa lao động, tòa hành chính, tòa xã hội,
11


tòa tài chính.Hệ thống tòa án lao động được coi là kết quả của sự chuyên môn hóa
trong hoạt động xét xử dân sự của tòa án thường và các hệ thống tòa án tài chính
và hệ thống tòa án bảo hiểm xã hội được coi là sản phẩm của quá trình chuyên môn
hóa và từ hoạt động xét xử của hệ thống tòa án hành chính.
Tòa án thường ( Tòa tư pháp): là tòa án xét xử các vụ án dân sự và
hình sự. Hệ thống này gồm bốn cấp là Tòa án khu vực, tòa án liên khu vực, tòa án
cấp cao của Bang và Tòa án liên bang về dân sự và hình sự.
Về dân sự, tòa án khu vực (Amtgericht) có thẩm quyền xét xử các
tranh chấp có giá ngạch đến 6.000 Euro, các vụ án hôn nhân gia đình (không phụ
thuộc vào giá ngạch). Việc giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình
tại tòa án khu vực thông thường do một thẩm phán thực hiện (không có hội thẩm,
kể cả các vụ hôn nhân và gia đình). Về hình sự, tòa án khu vực có thẩm quyền xét
xử các vụ án hình sự có mức hình phạt tối đa là 4 năm tù giam. Về cơ bản, tòa hình
sự tại tòa án khu vực cũng xét xử thông qua 1 thẩm phán. Một điểm đáng lưu ý
trong pháp luật về tố tụng dân sự của Đức là không phải mọi phán quyết sơ thẩm
đều có thể yêu cầu xử phúc thẩm. Chỉ có thể yêu cầu phúc thẩm, nếu nội dung yêu
cầu phúc thẩm có giá ngạch từ 6.000 Euro trở lên hoặc tòa án sơ thẩm cho phép
phúc thẩm và ghi rõ trong bản án. Ngoài ra, Thủ tục tố tụng dân sự Đức có quy
định về thủ tục đòi tiền nhanh (tòa án khu vực có thẩm quyền thực hiện thủ tục đòi
tiền nhanh) đối với các quyền yêu cầu đòi tiền rõ ràng.
Tòa án liên khu vực (Landgericht), có thẩm quyền xét xử dân sự đối
với các vụ tranh chấp có giá ngạch từ 6.000 Euro trở lên, xét xử phúc thẩm các bản
án sơ thẩm của tòa khu vực. Các hội đồng xét xử dân sự sơ thẩm cũng như phúc
thẩm tại tòa án khu vực bao gồm 3 thẩm phán chuyên nghiệp (đối với các hội đồng
xét xử các tranh chấp về thương mại hội đồng xét xử gồm 1 thẩm phán chuyên

nghiệp và 2 hội thẩm là thương gia). Cá biệt, có thể giao các vụ việc xét xử sơ
thẩm cũng như phúc thẩm tại tòa án liên khu vực cho 1 thẩm phán. Tòa án hình sự
thuộc tòa liên khu vực xét xử sở thẩm các vụ án hình sự từ 4 năm tù giam trở lên
và xét xử phúc thẩm phán quyết sơ thẩm của tòa án khu vực. Việc giám đốc thẩm
12


phán quyết của Tòa án liên khu vực chỉ được phép dưới những điều kiện nhất định
(có những vấn đề mới phát sinh cần có đường lối xét xử thống nhất của tòa án cấp
cao hơn, hoặc về cùng một vấn đề nhưng có sự vận dụng pháp luật khác nhau của
các tòa án khác nhau ở cùng một cấp và việc một bản án có được giám đốc thẩm
hay không được tòa án xét xử phúc thẩm xác định rõ trong bản án phúc thẩm).
Tòa án cấp cao của bang (Oberlandesgericht), là tòa án xét xử phúc
thẩm các bản án sơ thẩm dân sự của tòa án liên khu vực, xét xử phúc thẩm các vụ
án hôn nhân và gia đình của Tòa án khu vực. Về hình sự, tòa án cấp cao của bang
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về khủng bố. Thông thường mỗi bang có một tòa
án cấp cao của bang, cá biệt có một số bang có 2 hoặc 3 tòa án cấp cao.
Ở cấp Liên bang, tòa án xét xử dân sự và hình sự có tên gọi là Tòa án
Liên bang về hình sự và dân sự (Bundesgerichtshof). Về dân sự, Tòa án cấp cao
của bang chủ yếu xét xử giám đốc thẩm. Về hình sự, Tòa án Liên bang là Tòa án
phúc thẩm của Tòa án cấp cao của các Bang về các tội liên quan đến tội khủng bố,
và xét xử sơ trung thẩm các vụ về an ninh quốc gia.
Tòa Lao động:
Hệ thống tòa án lao động (Arbeitsgericht), bao gồm tòa án lao động địa
phương (Arbeitsgericht), tòa án lao động Bang (Landesarbeitsgericht) và Tòa án
lao động Liên bang (Bundesarbeitsgericht). Tòa án lao động xét xử các tranh chấp
lao động tập thể (giữa công đoàn và hiệp hội người sử dụng lao động) và tranh
chấp lao động cá nhân (tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động)
Tòa Hành chính
Hệ thống tòa án hành chính (Verwaltungsgerichtbarkeit), hệ thống này gồm

03 cấp là Tòa án hành chính địa phương (Verwaltungsgericht), Tòa án hành chính
của Bang (Landesverwaltungsgericht) và Tòa án Hành chính Liên bang
(Bundesverwaltungsgericht). Hệ thống Tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử
các tranh chấp giữa một bên là cơ quan nhà nước và phía bên kia là công dân, cụ
13


thể, tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các khiếu nại về các hành vi hành
chính của cơ quan nhà nước (ví dụ khiếu nại về quyết định không cấp phép xây
nhà về hạn chế quyền sử dụng bất động sản v.v...).
Tòa xã hội
Hệ thống tòa xã hội (Sozialgerichtsbarkeit), bao gồm Tòa án xã hội địa
phương (Sozialgericht), Tòa án xã hội Bang (Landessozialgericht) và Tòa án xã hội
Liên bang (Bundesozialgericht). Các tòa án xã hội xét xử các tranh chấp về trợ cấp
xã hội giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xã hội và công dân.
Tòa tài chính
Hệ thống tòa án tài chính, bao gồm Tòa án tài chính Bang (Finanzgericht),
Tòa án tài chính Liên bang (Bundesfinanzgericht). Hệ thống tòa án tài chính xét xử
các tranh chấp về thuế giữa một bên là công dân và bên kia là cơ quan nhà nước.

Tại Đức, Tòa án đảm nhiệm luôn cả công tác kiểm sát, công tố, thi hành án,
công chứng, thừa phát lại, quản lý cả lực lượng cảnh sát tư pháp và các trại giam.
Theo Điều 96 Luật cơ bản, Liên bang có thể thành lập một tòa án giải quyết các vụ
việc liên quan đến bảo hộ kinh doanh; các tòa án hình sự liên bang có lực lượng vũ
trang. Các thẩm phán của các tòa án trên được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng có thẩm
quyền về từng lĩnh vực và một ủy ban lựa chọn thẩm phán do Hạ viện lựa chọn.
Các thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật.


Chính quyền bang, địa phương

Cấp bang

Cộng hòa Liên bang Đức có 16 bang, trong đó có 13 bang và 3 thành phố
được hưởng quy chế đặc biệt như một bang. Mỗi bang có bộ máy chính quyền với
chủ quyền riêng. Do đó, mỗi bang cũng có Hiến pháp và cách thức phân giao
14


quyền lực riêng. Các bang tự tổ chức nên các nhánh cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Nguyên tắc phân chia quyền lực của bang như sau: quyền lập pháp
thuộc về nhân dân và đại biểu nhân dân (thông qua Nghị viện bang); quyền hành
pháp thuộc về Chính phủ bang, các xã và liên xã; quyền tư pháp được thực thi bởi
các thẩm phán độc lập thông qua Tòa án bang.
Đứng đầu bang là Thủ hiến. Giữa các bang đều có mối quan hệ được quy
định rõ trong Hiến pháp. Trong mối quan hệ giữa các bang và liên bang, nhìn
chung, cấp Liên bang chịu trách nhiệm về lập pháp, điều phối và tạo xung lực
chính trị trong khi cấp Bang chịu trách nhiệm theo dõi và thực thi chính sách công.
Mỗi bang cũng có quyền lập pháp của mình, nhưng trước hết, phải thực hiện các
đạo luật của liên bang như của chính bang mình. Các bang có Hiến pháp và đạo
luật riêng để điều chỉnh những lĩnh vực hoạt động mà Hiến pháp và Luật pháp Liên
bang không quy định. Nghị viện Bang có quyền thông qua luật về chính quyền địa
phương, hệ thống cảnh sát, văn hoá và giáo dục. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là cùng
chính quyền hành chính Bang thực hiện công việc hành pháp. Một phần hoạt động
của Nghị viện Bang do cấp Liên bang quy định thông qua khung pháp lý chung.
Liên bang có thẩm quyền lập pháp trên hầu hết các lĩnh vực (quốc phòng, ngoại
giao và quốc tịch) trong khi Bang có quyền về các dịch vụ: Giáo dục, văn hoá và
cảnh sát. Trong các lĩnh vực giao thoa (Luật dân sự, hình sự, công ty), Bang thực
hiện khi Liên bang không làm. Liên bang có thể định ra các điều khoản khung để
các Bang cụ thể hoá, áp dụng thực hiện
Chính quyền địa phương

Đơn vị hành chính địa phương được Hiến pháp bang quy định. Dưới bang là
huyện, tổng, thành phố không thuộc huyện; tiếp đó là cấp xã, công xã. Một số bang
lớn còn chia ra các vùng, huyện, công xã. Các cơ quan chính quyền địa phương
đều do dân trực tiếp bầu. CHủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ máy hành
chính, cũng do dân trực tiếp bầu. Riêng cấp vùng không có cơ quan chính quyền,
mà do Chính phủ bang đảm nhiệm. THẩm quyền liên bang, bang và chính quyền
địa phương được phân định rõ ràng.
15


Đối với địa phương, tùy trường hợp cụ thể, có thể có thêm cấp hành chính
huyện, quận, hoặc chỉ có cấp xã, liên xã, thành phố nhỏ. Khhis niệm địa phương ở
đây được dùng để chỉ các xã, thành phố nhỏ, liên xã. Đó là đơn vị hành chính cấp
thấp nhất, nhưng thực hiện những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Các cơ quan hành
chính nhà nước địa phương là những cơ quan đại diện cho dân, do dân bầu ra theo
hình thức bầu cử phổ thông, trực tiếp, tự do và bí mật.
Có thể nói, địa phương thực thi tới 70% công việc hành chính, nên về
nguyên tắc, tất cả những gì liên quan đến cộng đồng tại địa phương đều được coi là
nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Hoạt động của chính quyền địa phương tại
Đức tuân theo nguyên tắc tự quản địa phương. Cơ sở pháp lý hình thành nên chế
độ này là Hiến pháp Liên bang và Luật của các bang/
Đơn vị hành chính tự quản địa phương ở ĐỨc là xã và liên xã. Hai loại đơn
vị hành chính này có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về tất cả các công
việc của cộng đồng địa phương trong khuôn khổ pháp luật. Địa phương được toàn
quyền tuyển chọn, sử dụng công chức tùy theo nguồn tài chính địa phương; được
tự chọn cho mình phương thức tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương. Trong
khuôn khổ pháp luật, xã có nghĩa vụ và quyền điều hành công việc của mình theo
tinh thần tự chịu trách nhiệm. Xã có quyền khiếu kiện trước các tòa án có thẩm
quyền về những sự can thiệp trái pháp luật và những cản trở đối với quyền tự quản
của mình. Các xã, liên xã có biểu tượng riêng, có cờ và con dấu công vụ của mình

4.

Các đảng chính trị và tổ chức chính trị xã hội
• Các đảng chính trị
Hệ thống đảng phái của Đức là một hệ thống bao quát, dễ hiểu.
Liên minh dân chủ thiên chúa giáo và Liên minh xã hội thiên chúa giáo

Các đảng liên minh của Đức thuộc đại gia đình các đảng dân chủ thiên chúa
giáo ở châu Âu và ra ứng cử trên khắp nước Đức với tư cách là đảng Liên minh
dân chủ thiên chúa giáo (CDU) – trừ vùng Bayern. Tại bang Bayern CDU không tự
16


ra ứng cử và nhường bang này cho đảng Liên minh xã hội thiên chúa giáo (CSU) là
đảng có quan hệ khăng khít với CDU ra ứng cử.
Trong quốc hội Cộng hòa liên bang Đức, các nghị sĩ của hai đảng này sát
nhập lâu dài với nhau trong một đoàn nghị sĩ chung chiếm đa số ghế trong quốc
hội.
Đảng Xã hội – Dân chủ
Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD) là đảng mạnh thứ hai trong hệ thống đảng
phái ở Đức. Đảng này thuộc đại gia đình các đảng dân chủ xã hội và đảng xã hội
dân chủ ở châu Âu. Liên minh hai đảng CDU/CSU và đảng SPD về nguyên tắc đều
hành động vì một nhà nước xã hội. Liên minh CDU/CSU chủ yếu tập hợp các tầng
lớp hành nghề độc lập, thương nhân và doanh nghiệp; SPD gần gũi các nghiệp
đoàn hơn.
Đảng dân chủ tự do
Đảng dân chủ tự do (FDP) thuộc đại gia đình các đảng tự do ở châu Âu.
Quan điểm chính trị chủ đạo của đảng này là nhà nước can thiệp ít nhất vào thị
trường. FDP nhận được sự ủng hộ chủ yếu từ những tầng lớp có thu nhập và học
thức cao hơn trong xã hội.

Đảng xanh
Đảng Xanh thuộc đại gia đình các đảng Xanh và đảng Sinh thái ở châu Âu.
Đặc điểm chương trình hành động của đảng này là sự phối hợp giữa nền kinh tế thị
trường và các quy định nhà nước đưa ra để bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Đảng
này cũng đại diện chủ yếu cho một khối cử tri có thu nhập và học thức trên mức
trung bình.
Đảng cánh tả

17


Đảng cánh tả là lực lượng chính trị trẻ nhất và đã trở nên quan trọng hơn của
nước Đức. Đảng này đặc biệt mạnh tại năm bang mới gia nhập Cộng hòa Liên
bang Đức sau khi nước Đức tái thống nhất. Tuy nhiên đến nay đảng này cũng đã có
mặt trong quốc hội các bang khác. Là một đảng tuyên truyền cho công bằng xã hội
thì đảng này chủ yếu cạnh tranh với đảng Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD).

Biểu tượng

Tên đảng

Viết tắt

Liên minh
Dân chủ
Thiên chúa
giáo

CDU


Liên minh
Xã hội Thiên
chúa giáo

CSU

Đảng xã hội
dân chủ Đức

SPD

Đảng cánh tả

LINKE

Đảng Xanh

GRÜNE

Người đứng
đầu

Angela Merkel

Horst Seehofer

Sigmar Gabriel

Katja Kipping
và Bernd

Riexinger

Số ghế
tại
Quốc
Hội
Đức

Số ghế
tại
Nghị
viện
Châu
Âu

Dân chủ Thiên
chúa giáo,
Chủ nghĩa tự do
kinh tế

255

29

Dân chủ Thiên
chúa giáo, Bảo
thủ, Chủ nghĩa
khu vực

56


5

Dân chủ xã hội,
Con đường Thứ
ba

193

27

64

7

63

11

0

7

631

86

Hệ tư tưởng

Chủ nghĩa xã hội

dân chủ

vệ môi
Simone Peter vàBảo
Cem
Ozdemir
trường,Xã hội
công bằng, Dân
chủ cơ sở.

Đảng dân
chủ tự do

FDP

Christian Linder

Tổng số

18

Chủ nghĩa tự do,
Chủ nghĩa tự do
cổ điển




Các nhân tố chính trị - xã hội


Các tổ chức xã hội và xã hội - nghề nghiệp chính thức ở Đức thì được quản
lý bởi Bộ hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức( viết tắt là BMZ). Hiện tại Bộ
hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức đang quản lý 49 tổ chức. Có thể chia
các tổ chức này ra làm 2 loại: Tổ chức được quản lý bởi chính phủ Đức và các tổ
chức phi chính phủ (NGOs)
Một số tổ chức tiêu biểu được quản lý bởi chính phủ Đức:
-

Cơ quan hợp tác quốc tế (GIZ)
Viện Goethe (Goethe Institut)
Chương trình trao đổi Hàn lâm giữa các Trường Đại học Đức với các
Trường Đại học Quốc tế (DAAD)

Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) về cơ bản bao gồm tất cả các hiệp hội
hoặc các nhóm mà độc lập với các cơ quan chính phủ hay nhà nước và có một lợi
ích chung, mà không tự theo đuổi lợi ích thương mại - các tổ chức này có thể bao
gồm từ tổ chức công đoàn nhà thờ để các câu lạc bộ thể thao. Các tổ chức, hiệp hội
và các nhóm này làm việc để đạt được mục tiêu chính trị-xã hội. Một số mục tiêu
căn bản và quan trọng của các tổ chức này bao gồm phát triển, môi trường và
quyền con người.
Tại CHLB Đức VENRO là tổ chức bảo trợ của các NGO tại Đức. VENRO
được thành lập năm 1995 và bảo trợ cho hơn 120 tổ chức phi chính phủ ở Đức
Hầu hết các tổ chức NGO phụ thuộc vào công việc tình nguyện và đóng góp
từ cộng đồng để cho phép họ thực hiện các chương trình của mình, nhưng các tổ
chức này cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các cơ quan nhà nước để tài trợ cho
các hoạt động phát triển. Theo yêu cầu, chính quyền địa phương, hoặc cá nhân,
BMZ, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc có thể cung cấp kinh phí cho các hoạt
động của các tổ chức NGO. Đây là nguồn quan trọng để bổ sung kinh phí cho các
tổ chức NGO
19



Một số tổ chức NGO tiêu biểu tại CHLB Đức

5.

-

Tổ chức Minh bạch quốc tế
Tổ chức hành động cho một thế giới đoàn kết (ASW)

-

Deutsche Bank

Thể chế bầu cử
Hệ thống bầu cử của Đức làm cho từng đảng riêng rẽ rất khó một mình đứng
ra thành lập chính phủ. Trong 56 năm qua chỉ có một lần khả năng đó xảy ra.
Thông thường thì các đảng phải liên minh với nhau. Để cử tri biết được, đảng mình
bầu sẽ liên minh với đối tác nào để thành lập chính phủ, các đảng thường thông
báo về liên minh ứng cử trước khi vận động tranh cử. Như vậy khi bầu một đảng,
cử tri thể hiện mong muốn của cử tri đối với một liên minh các đảng và qua đó xác
định tương quan lực lượng của các đối tác trong chính phủ tương lai mà cử tri
mong muốn.
Hệ thống bầu cử hiện hành của Cộng hòa Liên bang Đức là sự kết hợp giữa
chế độ bầu cử theo đại diện tỷ lệ với các yếu tố của hệ thống bầu cử theo đa số
trong việc phân chia ghế ở Quốc hội. Hệ thống hỗn hợp này nhằm dung hòa và
phát huy ưu điểm của các phương pháp bầu cử.
Theo hệ thống bầu cử, mỗi cử tri có hai lá phiếu: lá phiếu thứ nhất dùng để
bầu nghị sỹ Quốc hội theo danh sách ứng cử viên ở một đơn vị bầu cử. Người

trúng cử là ứng cử viên giành được nhiều phiếu nhất (đa số tương đối). Lá phiếu
thứ hai dùng để bầu cho đảng chính trị theo danh sách các đảng chính trị của bang.
Cử tri không nhất thiết phải sử dụng lá phiếu thứ hai để bầu cho đảng chính trị có
đảng viên là ứng cử viên nghị sỹ Quốc hội liên bang ở đơn vị bầu cử mà mình đó
lựa chọn.
Tỷ lệ số ghế phân chia cho các đảng chính trị đại diện trong Quốc hội được
xác định trên cơ sở số lượng lá phiếu thứ hai mà các đảng dành được trong cuộc
20


bầu cử. Có nghĩa là cử tri quyết định số lượng nghị sỹ Quốc hội đại diện cho các
đảng chính trị trong Quốc hội.
Số lượng ứng cử viên nghị sỹ Quốc hội của một đảng trúng cử ở một đơn vị
bầu cử có thể nhiều hơn số lượng ghế phân chia cho đảng đó theo số lượng lá
phiếu thứ hai mà đảng dành được trong cuộc bầu cử. Trong trường hợp này, những
người trúng cử của đảng này vẫn là nghị sỹ Quốc hội. Như vậy, số lượng nghị sỹ
Quốc hội nhiều hơn, (berhangsmandate) làm tăng tổng số nghị sỹ Quốc hội trong
nhiệm kỳ Quốc hội đó.
Do chế độ bầu cử hỗn hợp thường tạo điều kiện cho các đảng nhỏ có ghế
trong Quốc hội, nên luật pháp bầu cử Đức có thêm quy định để hạn chế những
đảng quá nhỏ. Cụ thể, để có ghế trong cơ quan lập pháp bang, đảng đó phải nhận
được ít nhất là 5% số lượng lá phiếu thứ hai hợp lệ (phiếu bầu theo đại diện tỷ lệ)
hoặc giành được một ghế ở ít nhất là 3 đơn vị bầu cử (với cách thức bầu cử theo đa
số). Theo Tòa án Hiến pháp liên bang, quy định này là hợp lý nhằm hạn chế việc
có quá nhiều đảng chính trị trong Quốc hội và bảo đảm năng lực làm việc của
Quốc hội cũng như khuyến khích có được chính phủ với đa số nghị sỹ ổn định ủng
hộ ở Quốc hội.

21



Việc kết hợp giữa chế độ bầu cử đại diện và chế độ bầu cử đa số đã giúp
phát huy ưu thế và hạn chế nhược điểm của cả hai hình thức bầu cử này. Đối với
bầu cử đa số, cử tri trực tiếp bầu ra các nghị sỹ và ai giành được nhiều phiếu nhất
thì trúng cử. Nguyên tắc này có ưu điểm là cuộc tuyển cử luôn có kết quả, nhưng
lại có nhược điểm là đôi lúc không thể hiện được ý chí của cử tri, bởi do giành
được đa số phiếu tương đối (tức là số phiếu cao nhất mà không cần quá bán) nên
người trúng cử đôi khi vẫn không phải do đa số cử tri bầu ra. Trong khi đó, chế độ
bầu cử theo đại diện tỷ lệ lại có ưu điểm là tạo điều kiện cho các đảng nhỏ có đại
diện trong nghị viện, tuy nhiên, lại có hạn chế là cử tri bỏ phiếu cho đảng phái mà
mình ủng hộ chứ không bỏ phiếu cho ứng cử viên cụ thể. Bởi vậy, việc phân ghế
đại biểu mà đảng thu được do các quan chức lãnh đạo đảng quyết định, điều đó dẫn
22


đến sự hạn chế vai trò của nghị sỹ vì các nghị sỹ này không do dân trực tiếp lựa
chọn, và hạn chế việc thể hiện nguyện vọng của cử tri, vì các nghị sỹ do đảng lựa
chọn sẽ phải ưu tiên hoạt động theo cương lĩnh chính trị của đảng.
Nguyên tắc bầu cử
Các nghị sỹ của Quốc hội Đức được bầu theo nguyên tắc: phổ thông, trực
tiếp, tự do, bình đẳng và bí mật.
-

-



Phổ thông có nghĩa là các công dân từ tròn 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu
cử.
Trực tiếp có nghĩa là các cử tri trực tiếp bỏ phiếu cho các ứng cử viên để

bầu nghị sỹ Quốc hội liên bang; việc gián tiếp bầu nghị sỹ Quốc hội liên
bang là vi hiến.
Tự do có nghĩa là không được ai gây áp lực dưới bất kỳ hình thức nào đối
với cử tri trong quá trình bầu cử, bỏ phiếu.
Bình đẳng có nghĩa là mỗi lá phiếu về nguyên tắc có giá trị như nhau trong
việc bầu và đánh giá kết quả bầu cử.
Bí mật có nghĩa là không một ai được phép biết người khác đã bầu như thế
nào, trừ trường hợp cử tri tự nói ra điều đó.

Một số nhận xét về thể chế chính trị CHLB Đức
Tính đại nghị của thể chế chính trị Đức được biểu hiện tập trung nhất trong
cơ cấu tổ chức NN. Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có vai trò quyết định
đối với cơ quan hành pháp và tư pháp: bầu ra, giám sát hoạt động và quyền bãi
miễn khi 2 cơ quan này hoạt động kém hiệu quả.
Khác với mô hình NN Mỹ theo cơ chế tam quyền phân lập “cứng”, quyền
lực tập trung vào Tổng thống, bộ máy nhà nước Đức được tổ chức theo cơ chế
“mềm”, hai cơ quan lập pháp và hành pháp hoạt động phụ thuộc vào nhau, có

23


quyền giải tán nhau, tạo thế đối trọng, kiểm tra, giám sát lẫn nhau và thường xuyên
phải thương lượng, điều chỉnh đường lối chính trị.
Tổng thống Đức ko có thực quyền, chủ yếu là thực hiện vai trò đại diện. Mọi
công việc nhà nước do Thủ tướng quyết định. Là lãnh tụ của liên minh Đảng chiếm
đa số trong Hạ viện, thông qua công tác nhân sự chi phối hoạt động của cơ quan tư
pháp. Vì vậy có thể nói thủ tướng là nhân vật quyền lực nhất nước Đức. Mặc dù
Thủ tướng do quốc hội bầu ra, nhưng trên thực tế, cử tri bỏ phiếu cho Đảng nào thì
gián tiếp bầu người đứng đầu của Đảng đó làm thủ tướng.
Xuất phát từ phương thức bầu cử, Hạ viện do người dân trực tiếp bầu lên có

vai trò quyết định, còng thượng viện do chính phủ các ban bầu ra - chức vụ kiêm
nhiệm, vai trò rất hạn chế, chủ yếu bảo vệ quyền lợi của các địa phương. Cho nên
đảng nào nắm Hạ viện sẽ trở thành Đảng cầm quyền. Tuy nhiên sau những bài học
lịch sử đắt giá của chế độ chuyên chế, phát xít, người dân Đức ko muốn để quyền
lực tập trung vào một Đảng hay một cá nhân nào, nên từ sau Thế chiến 2 đến nay,
nước Đức thường xuyên duy trì “hệ thống hai đảng rưỡi”, nghĩa là có 2 đảng lớn
nhất thay nhau cầm quyền (Liên minh dân chủ Cơ đóc giáo và Đảng Xã hội – Dân
chủ), nhưng không bao giờ đạt đa số trong Quốc hội, mà buộc phải liên minh với
một hoặc 1 số Đảng nhỏ. Như vậy, trong quá trình hoạt động, đảng cầm quyền
không thể tự quyết định, mà phải thương lương, điều chỉnh chính sách với Đảng
trong liên minh cầm quyền.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, cơ chế hoạt động của hệ thống tổ chức
quyền lực nhà nước Đức tuân theo nguyên tắc “quyền lực kiềm chế, đối trọng
quyền lực”, có vẻ như rất dân chủ. Tuy nhiên, quyền lực thực sự vẫn nằm trong
tay các tập đoàn tư bản, các đảng tư sản, đại diện và bảo vệ lợi ích của những
người có của trong xã hội. Với cơ chế đó, nhân dân lao động không thể có cơ may
tham gia vào bộ máy quyền lực nhà nước.
6.

Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

24


Mặc dù không cùng chung một chế độ chính trị xã hội, nhưng từ mô hình
chính trị của Cộng hoà Liên Bang Đức. chúng ta cũng thấy được một số gợi mở hệ
thống chính trị của Việt Nam. Một trong những vấn đề nổi bật đó là vấn đề soạn
thảo, sửa đổi, hoàn thiện và thông qua Hiến pháp cũng như chế độ tự quản địa
phương.
Để thực hiện mục tiêu đó trước hết cần đổi mới nhận thức trong soạn thảo,

góp ý sửa đổi, hoàn thiện thông qua Hiến pháp về vị trí, vai trò của chính quyền địa
phương nhất là chính quyền cấp cơ sở.
Một là,sửa đổi và hoàn thiện hiến pháp theo hướng mọi quyền lực trong
quốc gia có nguồn gốc từ nhân dân và vì nhân dân.
Hai là cần khắc phục cách nhìn nhận đơn giản rằng, chính quyền cấp cơ sở
hoàn toàn là cấp dưới, chịu sự chỉ đạo mọi mặt, trực thuộc và phụ thuộc vào chính
quyền địa phương. Chính quyền địa phương cần có sự độc lập và tự chủ ở một mức
độ nhất định.
Ba là cần xác định rõ sự độc lập tương đối của chính quyền cấp cơ sở đối
với các quyết định của các công việc địa phương trong phạm vi quyền tự chủ theo
luật định và nhu cầu của chế độ tự quản cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Bốn là, cần tạo cơ chế tự chủ về tài chính, ngân sách và các nguồn lực để
chính quyền cơ sở thực hiện tốt các công việc phục vụ trực tiếp nhu cầu của người
dân trên địa bàn.
Năm là, tạo cơ chế pháp lý để nhân dân địa phương trực tiếp bầu, bãi miễn
cơ quan chính quyền của họ và cơ quan này chịu sự quản lý trực tiếp trước nhân
dân và tính hiệu quả trong hoạt động quản lý điều hành.

25


×