Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.89 KB, 2 trang )

Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái, các đoàn
thể, tổ chức xã hội, chính trị, tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật,
được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các
quá trình kinh tế – xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ đó.
Hệ thống chính trị thể hiện :
– Mối quan hệ giữa các thiết chế chính trị, chính trị –xã hội.
– Các hoạt động chính trị, quyết định và hành vi chính trị.
– Ý thức chính trị, văn hoá chính trị.
− Hệ thống chính trị của nước ta gồm :
+ Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
+ Công đoàn Việt Nam.
+ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
+ Hội cựu chiến binh Việt Nam.
Nhà nước có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Đảng
cộng sản là hạt nhân chính trị lãnh đạo còn nhà nước luôn đứng ở vị trí trung
tâm của hệ thống chính trị.
Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị:
Quyền lực chính trị bao giờ cũng thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước, tổ
chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải dựa trên cơ sở
của pháp luật do nhà nước ban hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh và hiệu lực quản lý nhà nước. Nhà nước giữ
vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn
trật tự kỉ cương và bảo đảm công bằng xã hội.
– Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ chức rộng lớn
nhất trong xã hội, nhà nước quản lý tất cả mọi công dân và dân cư trong phạm vi
lãnh thổ của mình. Nhà nước đại diện cho các tầng lớp, giai cấp và nhóm lợi ích
chủ yếu trong xã hội, là đại diện chính thức của toàn xã hội. Nhân dân thực hiện
các quyền lợi của mình một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các cơ quan


đại diện.
– Nhà nước có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có
bộ máy quyền lực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và
bảo vệ chế độ chính trị của nhà nước.
– Nhà nước có pháp luật, công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự kỉ cương,
quản lí mọi mặt đời sống xã hội.
– Nhà nước là chủ sỡ hữu lớn trong xã hội, có đủ điều kiện và sức mạnh vật
chất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lí đất nước và xã hội,
đồng thời nhà nước còn có thể bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống
chính trị để thực hiện các hoạt động của mình.
Mối quan hệ của nhà nước với các thiết chế chính trị, thiết chế
chính trị – xã hội khác trong hệ thống chính trị :
– Mối quan hệ giữa nhà nước và Đảng cộng sản:

+ Đảng hoạch định những chiến lược và những mục tiêu cơ bản, đường lối
chính sách phát triển kinh tế – chính trị – xã hội. Đảng vạch ra những phương
hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước,củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập hệ thống dân chủ xã hội
chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
+ Đảng hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức.
+ Đảng là nguồn nhân sự cho các cơ quan nhà nước, có vai trò quan trong
trọng trong việc tổ chức quyền lực tối cao của nhà nước. Đảng đề ra những
quan điểm và chính sách về công tác cán bộ,phát hiện,lựa chọn,bồi dưỡng
những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực
giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ
chế bầu cử,tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và tổ
chức chính trị xã hội.
+ Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện chủ
trương đường lối chính sách.
– Mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội :

+ Những tổ chức chính trị – xã hội lớn, có ảnh hưởng sâu rộng như : Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến
binh Việt Nam là các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị.
+ Các tổ chức chính trị – xã hội này hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật
và điều lệ của từng tổ chức.
+ Các tổ chức này tham gia vào quá trình thành lập các cơ quan nhà nước,
quản lí nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước theo
quy định của pháp luật.
+ Đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, chủ trương, đường lối chính sách phát
triển của đất nước.
Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước taluoon giữ vững vi trí trụ cột
của hệ thống chính trị, phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của
mình.

×