Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.29 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM KÝ
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

TP.HỒ CHÍ MINH - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM KÝ
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số

: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG


TP.HỒ CHÍ MINH - 2010


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Hội đồng khoa học, Hội
đồng đào tạo Cao học của trƣờng Đại học Vinh, trƣờng Đại học Sài Gòn, các
thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trƣờng, Ban Giám Đốc TTGDTX Tân Bình, Ban Giám Hiệu trƣờng THCS và
THPT Nguyễn Khuyến Quận Tân Bình, các bạn đồng nghiệp và những ngƣời
thân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến Phó
Giáo sƣ Tiến sĩ Đinh Trí Dũng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt
quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Nguyễn Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát ........................................................ 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn ................................................................................. 8

CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI KÝ TRONG SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH ........................................................................... 10
1.1. Khái niệm ký và các đặc trƣng cơ bản của ký .......................................................... 10
1.1.1. Khái niệm ký ...................................................................................................... 10
1.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của ký .............................................................................. 14
1.2. Thể loại ký trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh............. 17
1.2.1. Những tác phẩm ký sáng tác trƣớc Cách mạng tháng Tám ............................... 19
1.2.2. Những tác phẩm ký sáng tác sau Cách mạng tháng Tám .................................. 23
1.2.3. Đánh giá chung về ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ................................... 26
Chƣơng 2: NỘI DUNG KÝ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH ............................ 29
2.1. Đả kích, phê phán sâu cay bọn cƣớp nƣớc và bè lũ bán nƣớc .................................. 29
2.2. Phản ánh cuộc sống cơ cực của ngƣời dân thuộc địa ............................................... 44
2.3. Những vấn đề khác của đời sống cách mạng ............................................................ 60
2.4. Phác thảo chân dung tinh thần ngƣời chiến sĩ cách mạng ........................................ 69
2.4.1. Hình tƣợng Hồ Chí Minh qua Những mẩu chuyện về đời hoạt động của
Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên .................................................................................. 75
2.4.2. Hình tƣợng Hồ Chí Minh trong Vừa đi đường vừa kể chuyện của T Lan ......... 85
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KÝ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH ..................... 90
3.1. Hình thức thể loại ..................................................................................................... 92
3.2. Bút pháp .................................................................................................................... 95
3.2.1. Giới thuyết khái niệm ........................................................................................ 95
3.2.2. Bút pháp trào lộng.............................................................................................. 96
3.2.3. Bút pháp trữ tình .............................................................................................. 101
3.3. Giọng điệu và ngôn từ............................................................................................. 106
3.3.1. Giọng điệu........................................................................................................ 106
3.3.2. Ngôn từ ............................................................................................................ 109
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 123



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn
học không phải là hoạt động chủ yếu nhƣng Ngƣời đã để lại cho dân tộc ta
nhiều tác phẩm văn học có giá trị lớn về tƣ tƣởng và nghệ thuật. Trong gần 60
năm hoạt động cách mạng, kể từ khi Ngƣời ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc (1911)
đến khi Ngƣời qua đời (1969), Ngƣời đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp
cứu dân cứu nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời thầy của cách mạng Việt
Nam, là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là anh hùng dân tộc, là nhà
văn, nhà thơ lớn, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời, Ngƣời
không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà tự nhận mình là ngƣời bạn của văn
nghệ. Trên con đƣờng hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã nhận
ra văn nghệ là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén và lợi hại, Ngƣời đã cho rằng:
“Cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”.
Và Ngƣời từng viết trong tập thơ Nhật kí trong tù rằng:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tƣởng đọc Thiên gia thi)
Ngƣời dùng thơ văn nhằm đấu tranh chính trị, tiến công kẻ thù và theo
sát những nhiệm vụ của cách mạng trên từng chặng đƣờng lịch sử của dân tộc
và tất cả đều thống nhất trên tinh thần “thép” của một ngƣời chiến sĩ cách
mạng vĩ đại. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là ngƣời bƣớc đầu đặt nền
móng và mở đƣờng cho nền văn học cách mạng. Trong đó ký của Ngƣời là
những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi
cách mạng Việt Nam. Nhƣng khi nghiên cứu về ký thì các công trình thƣờng


2


nghiên cứu chung cả truyện và ký, còn bài nghiên cứu về riêng các tác phẩm
ký thì còn ít. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những
ngƣời đi trƣớc, luận văn của chúng tôi nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm
nổi bật về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật để thấy đƣợc giá trị đặc sắc, sự
độc đáo, sáng tạo về ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đồng thời, luận văn
sẽ góp phần giúp ngƣời quan tâm đến thể loại ký hiểu hơn về ký Việt Nam
nói chung và ký cách mạng nói riêng, giúp mọi ngƣời có cái nhìn toàn diện,
phong phú hơn về sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị Cha già
kính yêu của dân tộc.
1.2. Là một trong những chiến sĩ cách mạng nổi tiếng ở thế kỷ XX, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đƣợc nhân dân thế giới vinh danh là “Anh hùng giải phóng
dân tộc”, là “Danh nhân văn hoá thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là
ngƣời chiến sĩ ở lĩnh vực chính trị, cách mạng, ở quân sự, ngoại giao, ở văn
hoá, tƣ tƣởng, vừa là ngƣời nghệ sĩ ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, Đông và
Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, nhân dân và giai cấp, phi
thƣờng và bình thƣờng… Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh là một khối đa dạng: phong phú về thể loại, đa dạng về bút pháp, phong
cách sáng tạo đặc sắc, ngôn ngữ sáng tác bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và cả
tiếng Hán, chủ yếu trên các lĩnh vực: Văn chính luận, Truyện và ký, Thơ ca.
Mỗi lĩnh vực đều có một sự đặc sắc riêng, một giá trị riêng. Riêng thể loại ký,
với bút pháp sáng tạo, lời kể chân thực tạo không khí gần gũi nhƣng giọng
văn lại sắc sảo, ngòi bút châm biếm, giàu chất trí tuệ và mang tính hiện đại,
ngôn ngữ trong sáng với nhiều hình ảnh sinh động nên các tác phẩm của
Ngƣời có giá trị văn học phong phú. Chính giá trị văn học đã góp phần tạo
nên sức hấp dẫn, sự bền vững trong nhận thức và tác dụng tuyên truyền sinh
động của tác phẩm. Những tác phẩm ký của Ngƣời đƣợc viết vào những năm
20 của thế kỉ XX bằng tiếng Pháp và đƣợc đăng trên báo Nhân đạo (Hu



3

manite), Người cùng khổ (Le Parie) và một số tác phẩm sau này đến nay vẫn
chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về
đặc điểm ký của Ngƣời.
1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là một ngƣời chiến sĩ cách mạng vừa là
một nghệ sĩ đa tài. Ngƣời viết văn, làm thơ với nhiều đề tài khác nhau, nhiều
thể loại khác nhau nhƣng ở bất cứ phƣơng diện nào Ngƣời cũng đạt đƣợc sự
phong phú về thể loại, sự uyên bác về kiến thức, sự đặc sắc, điêu luyện về
nghệ thuật.
Ngoài văn chính luận, thơ ca đạt giá trị đặc sắc thì những nội dung,
những vấn đề phản ánh trong các tác phẩm ký của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh là những tác phẩm có giá trị, chân thật, đầy sáng tạo với tấm lòng nhân
ái và tâm hồn cao cả. Văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nói chung và
một số tác phẩm ký của Ngƣời nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng
trong chƣơng trình dạy ở các trƣờng học. Việc giảng dạy môn Văn ở trƣờng
phổ thông hiện nay đang có nhiều bất cập, một phần là do các em học sinh
chƣa thực sự hứng thú với việc học Văn nên giáo viên cũng mất dần cảm
hứng truyền đạt cho học sinh. Ở các tác phẩm thơ, tiểu thuyết hay truyện ngắn
thì việc truyền đạt hứng thú hơn vì dễ tạo cảm hứng cho ngƣời dạy và ngƣời
học. Nhƣng riêng đối với tác phẩm viết theo thể loại ký thì đòi hỏi ngƣời dạy
phải nắm rõ các đặc điểm cơ bản của ký nếu không thì học sinh rất khó tiếp
nhận. Với đề tài Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, chúng tôi hy
vọng sẽ góp phần nhỏ vào quá trình giảng dạy ký trong nhà trƣờng đạt hiệu
quả cao hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Cuộc đời, sự nghiệp và con ngƣời Hồ Chí Minh luôn là đề tài hấp
dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, trong những
năm gần đây đã có một khối lƣợng lớn công trình trong nƣớc và ngoài nƣớc



4

viết về Ngƣời, về di sản tinh thần của Ngƣời với nhiều nhận xét và kết luận
quý báu. Chúng ta đều biết Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhân cách
lớn, một ngƣời nghệ sĩ, một chiến sĩ cách mạng không chỉ nhân dân trong
nƣớc kính trọng, biết ơn, thƣơng yêu mà cả bạn bè năm châu đều ngƣỡng mộ,
tôn sùng. Chỉ cần tổng kết qua thì cho tới thời điểm này giới nghiên cứu văn
học và ngôn ngữ đã cho công bố hàng trăm bài luận văn, chuyên luận công
phu góp phần “Nghiên cứu và học tập thơ văn Hồ Chí Minh”. Thống kê theo
danh mục trong cuốn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về tác gia và tác phẩm,
Nxb Giáo dục, 2007 cho đến nay các công trình nghiên cứu, phê bình lớn, nhỏ
về thơ văn của Ngƣời có đến gần 300 công trình. Có thể thấy các công trình
nghiên cứu về thơ văn của Ngƣời thƣờng theo các nội dung cơ bản:
Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ
văn, phong cách và quan điểm văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Tiêu biểu là của các tác giả Hà Huy Giáp, Trần Thanh Mại, Đái Xuân Ninh,
Phạm Huy Thông, Cù Đình Tú,…
Thứ hai, là những bài nghiên cứu, phê bình về thơ Hồ Chí Minh nhƣ
Vài suy nghĩ nhỏ về tư tưởng mĩ học Hồ Chí Minh qua sáng tác thơ của
Nguyễn Đăng Mạnh, bài Tư duy nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh của Hà
Minh Đức, Trần Đình Sử, bài Từ nguyên tác đến bản dịch Nhật kí trong tù
của Lê Trí Viễn...Ngoài ra còn có các tác giả khác nhƣ Nguyễn Xuân Nam,
Đỗ Quang Lựu, Chế Lan Viên, Mã Giang Lân v.v…
Thứ ba, là các công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các
bạn nƣớc ngoài nhƣ Haririson S.Salisbury với bài Nhà thơ có tâm hồn một
con rồng, Anilenđu Sa cơra bôrôty với bài Hồ Chí Minh, con người giản dị và
ý chí sắt thép, Viên Ƣng với bài Bác Hồ một nhà thơ lớn...Và một số tác giả
khác nhƣ: Quách Mạt Nhƣợc, Starôbin, Chia Xim, Macta Rôgiát,…



5

Thứ tư, là những công trình nghiên cứu, phê bình những tác phẩm văn
xuôi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 55 công trình.
Trong đó Truyện và ký là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn thì có khoảng
trên 30 bài viết về các tác phẩm tiêu biểu nhƣ Bản án chế độ thực dân Pháp,
Nhật ký chìm tàu, Con người biết mùi hun khói, Vừa đi đường vừa kể chuyện,
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,…Các tác giả viết về
những tác phẩm này phải kể đến Phạm Huy Thông với Nghệ thuật viết văn
của Hồ Chủ Tịch qua Truyện và Ký; Hà Minh Đức với Tác phẩm văn của
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, 1997; Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê,
Phùng Văn Tửu với Vị trí Truyện và ký của Nguyễn Ái Quốc trong văn học
Việt Nam; Nguyễn Đình Chú, Đỗ Đức Hiểu, Xích Điểu, Hoàng Nhân với bài
Dấu hiệu của văn chương tương lai trong “Truyện và ký” của Nguyễn Ái
Quốc đăng trên báo Nhân dân, ngày 13-5-1990; Lê Trí Viễn với bài Tìm hiểu
về Truyện và ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở văn hoá – Thông tin Đồng
Tháp, xuất bản 1995; Nguyễn Nghiệp với bài “Truyện và ký” của Nguyễn Ái
Quốc mở ra một gia đoạn mới trong văn học yêu nước và cách mạng, tạp chí
Tác phẩm mới, số 39, 1974 v.v…
2.2. Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà văn hoá lỗi lạc, Ngƣời để
lại một di sản văn chƣơng đồ sộ, lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại,
phong phú trong bút pháp thể hiện. Di sản ấy thu hút rất nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình trong và ngoài nƣớc. Ở trong nƣớc việc nghiên cứu phê bình
văn thơ của Ngƣời mới chỉ bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám nhất là sau năm
1960. Văn học Việt Nam rất đa dạng về thể loại nhƣng ký là thể loại phức tạp,
ranh giới giữa ký và truyện cũng không đƣợc phân định rạch ròi, nhất là trong
văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thì giữa truyện và ký thƣờng có sự
liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Nhƣng dù có những quan niệm khác
nhau thế nào thì mọi ngƣời đều phải thừa nhận ký dù loại nào cũng mang đặc



6

trƣng phản ánh những con ngƣời có thật, sự việc có thật. Phong cách nghệ
thuật trong thơ văn của Ngƣời là vậy, phản ánh ngƣời thật, việc thật với sự
độc đáo, đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc và nhuần nhị giữa tƣ tƣởng và
nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Chính điều đó đã thể hiện tầm vóc
của một nhà văn lớn, một nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Riêng thể loại ký thì đã có gần 30 bài nghiên cứu, phê bình mà tiêu biểu là
các tác giả Phạm Huy Thông, Nguyễn Nghiệp, Phùng Văn Tửu, Hà Minh
Đức, Phong Lê,…
Tác giả Nguyễn Nghiệp đã nhận xét trong bài Truyện và ký của Nguyễn
Ái Quốc mở ra một giai đoạn mới trong văn học nhƣ sau: “Sự cô đọng, súc
tích, nét bút mô tả chắc mà hoạt cũng là một đặc điểm chung của truyện và ký
Hồ Chủ tịch. Khó mà tìm thấy đƣợc một đoạn thừa, một chi tiết thừa nào
trong tác phẩm của Ngƣời”.
Tác giả Hoàng Dung thì lại cho rằng: “Ngƣời đã viết những truyện và
ký nhƣ một ngòi bút phƣơng Tây sắc sảo, điêu luyện rất Pháp. Không hiểu
điều đó, chúng ta sẽ hết sức ngỡ ngàng. Ngòi bút của Ngƣời vốn giản dị. Giản
dị vốn là phong cách hàng đầu của thơ văn Ngƣời” (Mấy suy nghĩ về giảng
văn và giảng thơ văn Bác Hồ).
Phạm Huy Thông trong Mấy lời nói đầu của tác phẩm Truyện và ký của
Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Bút pháp sở trƣờng của Ngƣời ở đây là châm
biếm. Trong chừng mực nào nụ cƣời của Ngƣời xuất phát từ phong cách trào
lộng của Ngƣời, trong chừng mực nào từ tính hài hƣớc của ngƣời Pháp, mà
phƣơng châm sáng tác của Ngƣời vốn gọn, nhẹ, cho nên cách viết của Ngƣời
đã dễ chinh phục bạn đọc. Lối chỉ trích của Ngƣời sắc sảo nhƣng không đao
to búa lớn mà bằng cƣời ruồi, nói mát càng làm cho văn Ngƣời thu hút cảm
tình” [47,14-15].



7

Sách Văn học 12 (Tập 1), trong bài Phong cách nghệ thuật cũng cho
rằng những tác phẩm Truyện và ký của Ngƣời rất hiện đại, thể hiện tính chiến
đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cƣời trào phúng của
Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhƣng thâm thuý, sâu cay. Phạm
Huy Thông nhận xét: “Văn tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc có đặc điểm nổi
bật là dí dỏm, là hài hƣớc. Điều đó không ngăn Ngƣời đã viết nên những lời
thắm thiết trữ tình khi xúc động” [5,28].
Xích Điểu trong bài Văn châm biếm, đả kích địch qua một số bài viết
của Bác Hồ đã viết: “…Tiếng cƣời đả kích châm biếm của Bác Hồ bao giờ
cũng thanh nhã, dí dỏm nhƣng vẫn rất mạnh mẽ sâu cay. Đó là tiếng cƣời của
kẻ mạnh, của ngƣời có lòng tin sắt đá vào thắng lợi của chính nghĩa. Nhờ vậy
tác phẩm của Bác Hồ không những gây đƣợc lòng căm thù cho ngƣời đọc,
làm họ khinh miệt kẻ địch mà còn giúp họ ý thức đƣợc sức mạnh của
mình…” [62,311].
Nói tóm lại, khi nhận xét về ký Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều ý kiến
hay, xác đáng, tinh tế và nhìn chung thì tất cả những nhận xét đó đều cho rằng
ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thể hiện đƣợc bản lĩnh, nghị lực và bút
pháp rất riêng của con ngƣời Bác. Với lối kể chân thực, gần gũi, lôi cuốn và
sinh động, chất trí tuệ và tính hiện đại hoà quyện làm nên một phong cách đặc
trƣng giản dị và sâu sắc.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Về phạm vi tài liệu: Luận văn dựa vào Bản án chế độ thực dân Pháp –
Nguyễn Ái Quốc, Nxb Sự thật Hà Nội (1975); Pari (1922); Những mẩu



8

chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (2008), Trần Dân Tiên, Nxb Nghệ
An; Vừa đi đường vừa kể chuyện (2007), TLan, Nxb Trẻ; Nhật ký chìm tàu
(1930), Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin; Truyện và ký (1974),
Nguyễn Ái Quốc, Nxb Văn học Hà Nội,…
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra 3 nhiệm vụ chủ yếu:
4.1. Xác định vai trò, vị trí của thể loại ký trong sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
4.2. Tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh.
4.3. Tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật ký Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về đặc điểm ký nói riêng trong toàn
bộ phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh nói chung. Khẳng định thêm về tính hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ
và nghệ thuật trào phúng sắc bén trong các tác phẩm ký của Ngƣời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp vận dụng những
phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp lịch sử - xã hội.
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu.
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn



9

Luận văn góp phần một phần nhỏ làm rõ hơn đặc điểm nội dung và
hình thức ký của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên một cái nhìn hệ thống,
toàn diện.
Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo cho những ngƣời giảng dạy và
quan tâm đến thể loại ký.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Thể loại ký trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh.
Chƣơng 2. Nội dung ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3. Nghệ thuật ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.


10

CHƢƠNG 1
THỂ LOẠI KÝ TRONG SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm ký và các đặc trƣng cơ bản của ký
1.1.1. Khái niệm ký
Trong văn xuôi, bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn thì thể ký có một tầm
quan trọng đặc biệt. Ký là một thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc
phản ánh hiện thực trực tiếp, ở những nét sinh động và tƣơi mới nhất. Tác
phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng đƣợc những yêu cầu bức thiết của thời đại,
đồng thời vẫn giữ đƣợc tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật.
Nền văn học Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thể loại, so với các
thể loại của nền văn học hiện đại nhƣ truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ,…thì
riêng thể loại ký cũng đƣợc nhiều ngƣời chú ý quan tâm. Ký gồm nhiều thể

khác nhau nhƣ ký sự, phóng sự, tuỳ bút, bút ký, nhật ký,…Ký có khả năng
bám sát cuộc sống, phản ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác
nhau. Ký sự tái hiện những sự kiện phong phú của đời sống; hồi ký ghi lại
những diễn biến của câu chuyện và nhân vật theo bƣớc đi của thời gian qua
hồi tƣởng; bút ký, tuỳ bút thể hiện một cách linh hoạt việc phản ánh cuộc
sống khách quan và bộc lộ những suy nghĩ chủ quan của ngƣời viết; bút ký
chính luận kết hợp hai hình thức tƣ duy: tƣ duy chính luận của các hoạt động
nhận thức chính trị, triết học, xã hội,…tƣ duy nghệ thuật lại tạo nên những tác
phẩm có màu sắc riêng, độc đáo.
Hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về ký, để
có một định nghĩa tƣơng đối chính xác về ký thì chúng ta cần giới hạn phạm
vi phản ánh của nó.


11

Có các quan niệm khác nhau về ký nhƣ theo Gulaiep thì đặc trƣng của
ký là tính tổng hợp về đối tƣợng mô tả và ngƣời ta có thể tìm thấy ở đó những
số phận, những bức tranh về phong tục, về đời sống, kinh tế, chính trị, đặc
trƣng này có thể đƣợc xác định rõ nét hơn trong tiểu thuyết. Có ngƣời quan
niệm rằng đặc trƣng của ký là ở tính chủ quan, điều này hiện ra rõ hơn trong
tác phẩm trữ tình. Cũng có ngƣời cho rằng ký chủ yếu phản ánh ngƣời thật,
việc thật, điều này xuất phát từ quan niệm ký là thể loại có tính chất ghi
chép… Các quan niệm trên cũng đã đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận nhƣng chƣa
có sự lí giải thoả đáng, do ở ký có sự kết hợp nhiều thể loại khác nhau, mặt
khác cũng do cách đặt tên tác phẩm của nhà văn nên để có cái nhìn chính xác
về thể loại ký và đƣa ra một khái niệm đúng đắn là một việc tƣơng đối khó.
Vì vậy, chúng ta có thể liệt kê một số phạm vi giới hạn ký qua các hệ thống
phân loại nhƣ:
*Theo hệ thống Thơ - tiểu thuyết - kịch – ký:

Theo hệ thống này, ký bao hàm các loại văn xuôi còn lại, và nếu chấp
nhận hệ thống trữ tình - tự sự - kịch thì có thể một số tác phẩm giàu chất trữ
tình mà từ trƣớc đến nay thƣờng đƣợc gọi là ký tuỳ bút cần phải đƣợc xếp vào
loại trữ tình. Vì trong tuỳ bút, chủ yếu không phải là thông tin sự thực, mà sự
thực ở đây chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ tâm trạng, gửi gắm tâm tƣ, tình cảm
của mình.
*Theo hệ thống trữ tình - tự sự - kịch:
Hệ thống này đúng cho văn chƣơng thẩm mỹ mà không bao gồm hầu
hết các loại, vốn không phải là văn chƣơng thẩm mĩ nhƣng vẫn có giá trị nghệ
thuật cao đó là các loại văn chính luận. Tuy nhiên, không thể xếp văn chính
luận vào ký nhƣ nhiều ngƣời nhận định từ trƣớc đến nay vì văn chính luận
chủ yếu không phải nhằm thông tin sự thật mà thông tin lí lẽ. Cho nên, có thể


12

xếp bút ký chính luận vào văn nghị luận. Nhƣ vậy, ký không bao gồm tuỳ bút
và bút ký chính luận.
Các giới thuyết trên cho thấy ký có thể phân biệt đƣợc với kịch, trữ tình
và chính luận. Vì vậy, ký chỉ còn liên quan đến loại tự sự.
Tóm lại, khi đƣa ra khái niệm về ký thì theo xu hƣớng chung hiện nay
có các ý kiến nhƣ sau:
Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
“Từ điển thuật ngữ văn học”: Ký (tiếng Nga: ocherk, tiếng Pháp: essai,
reportage) là “Loại hình trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều
thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự nhƣ bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật
ký,… [16,111]. Đối tƣợng nhận thức của thể ký thƣờng là “Một trạng thái đạo
đức – phong hoá xã hội”, hay “Một trạng thái tồn tại của con ngƣời hoặc
những vấn đề xã hội nóng bỏng” [16, 111]. Ký mang tính thời sự, phản ánh
chân thực cuộc sống, phơi bày hiện thực xã hội. Ký có quan điểm thể loại là

tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hƣ cấu. Nhà văn viết ký
luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống đƣợc phản ánh
trong tác phẩm. Sự việc, con ngƣời trong ký phải xác thực hoàn toàn, có địa
chỉ hẳn hoi.
Theo Hà Minh Đức, ký văn học có thể chia làm 3 loại: ký tự sự (phóng
sự, ký sự, hồi ký, truyện ký,…); ký trữ tình (tuỳ bút, nhật ký,…); ký chính
luận (các dạng tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp ký,…).
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa ký là một “Thể văn tự sự viết về ngƣời
thật, việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao nhất”.
Trong Thuật ngữ nghiên cứu văn học, thể loại ký đƣợc xem là “Một
loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả ngƣời thật, việc
thật…Hình tƣợng của ký có địa chỉ của nó trong cuộc sống. Do đó, tính chính
xác tối đa là đặc trƣng cơ bản của nó…” .


13

Tóm lại, những cách hiểu này chỉ là tƣơng đối vì ít nhiều thì một tác
phẩm ký thƣờng hội tụ cả 3 yếu tố là tự sự, trữ tình và chính luận. Chính vì sự
đa dạng và phong phú nhƣ vậy mà ký đã góp phần cho nền văn học đa dạng,
phong phú về thể loại cũng nhƣ nội dung. Nhƣ vậy, ký là một thể loại bao
gồm nhiều tiểu loại nhỏ, việc xác định ranh giới rõ ràng tuyệt đối giữa các thể
loại trong ký rất phức tạp, khi xem xét chúng trong từng trƣờng hợp cụ thể
cần phải chú ý “Ranh giới giữa các thể nói trên cũng không tuyệt đối, luôn
luôn có tình trạng chuyển hoá, thâm nhập lẫn nhau” (Phƣơng Lựu).
Ký ra đời rất sớm trong lịch sử văn học của nhân loại nhƣng phải đến
thế kỉ XVII đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày
càng phát triển theo hƣớng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển,
văn học mở cửa và thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhà
văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội,

ký mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Từ sự phong phú và đa dạng của ký,
chúng ta có thể nhận thấy rằng ký đã có một sự đóng góp không nhỏ đối với
nền văn học của dân tộc. Ở nƣớc ta, ký là một trong những thể văn có mặt đầu
tiên và có vai trò quan trọng. Có khá nhiều nhà văn thành công và để lại nhiều
tác phẩm ký có giá trị nhƣ Lê Hữu Trác với Thượng kinh ký sự, ký của Phạm
Đình Hổ, ký của Nguyễn Tuân, ký của Tô Hoài,…
Ký góp phần cho nền văn học hài hòa, đa dạng về màu sắc và ký giúp
cho nhà văn thể hiện đƣợc lối viết chân thực, giàu cảm xúc, có sự sắc sảo, độc
đáo trong cách viết của mình. Sự hình thành và phát triển của ký ở nƣớc ta là
một quá trình lịch sử, đó là do nhu cầu của xã hội và những điều kiện, khả
năng hoạt động văn hoá, báo chí, văn học,…


14

1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của ký
Các thể ký văn học luôn đƣợc mở rộng khả năng sáng tạo cho phù hợp
với tính chất phong phú của đối tƣợng miêu tả, tuỳ theo hình thức khác nhau
của đối tƣợng miêu tả, nghệ thuật ký có cách xử lý và tái hiện riêng cho phù
hợp. Ký cũng không gò bó ngƣời viết trong một phƣơng thức biểu hiện và
một phong cách duy nhất mà mở rộng, thừa nhận nhiều hình thức và nhiều
phong cách sáng tạo. Ký là một thể loại tự sự thiên về miêu tả, ghi chép sự
thật nhƣ ký sự, phóng sự, du ký, nhật ký, bút ký,…Dù đƣợc hình thành và
chọn lọc từ nguồn ghi chép và sáng tạo nào, ký văn học phải là nơi gặp gỡ của
hai nhân tố quan trọng là sự thật của đời sống và giá trị sáng tạo nghệ thuật.
Sự thật của đời sống ở những nét chắt lọc và tính chất tự nó cũng mang giá trị
thẩm mỹ độc đáo và đặc biệt là phần đóng góp của ngƣời viết với những suy
nghĩ, liên tƣởng, tƣởng tƣợng phong phú và giàu tính nghệ thuật. Ký là một
sáng tác văn học, do vậy ký cần xây dựng chi tiết, nhân vật, sự việc điển hình,
để đạt mục đích đó ký không dùng hƣ cấu mà dùng các biện pháp khác. Ký

mang tất cả đặc điểm của thể loại tự sự nhƣng có những đặc trƣng riêng biệt
sau:
*Tính chân thực (tiếng Pháp: véridicité)
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi thì tính chân thực là khái niệm để chỉ “Phẩm chất tạo nên sức hấp
dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản
ánh của văn học với đối tƣợng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chân lí
nghệ thuật và chân lí đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử.
Tác phẩm văn học nào cũng có tính hiện thực nhƣng chỉ những tác phẩm xây
dựng hình tƣợng phản ánh đƣợc bản chất hoặc vài ba khía cạnh bản chất của
hiện thực và phù hợp với tâm lí và thị hiếu thẩm mĩ của con ngƣời ở một giai
đoạn lịch sử nhất định mới có đƣợc tính chân thực” [16,288].


15

Nhƣ vậy, một tác phẩm văn học chỉ đạt đến tính chân thực khi nó khám
phá đƣợc những nét bản chất, quy luật phát triển của cuộc sống con ngƣời. Ký
dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động chứ không xây
dựng các hình tƣợng mang tính khái quát.
*Tính hiện thực (tiếng Pháp: réalité)
Với nghĩa rộng, thuật ngữ này biểu hiện một thuộc tính của văn học
trong mối liên hệ với hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học vào
hiện thực khách quan.
Là một hình thái ý thức xã hội, tất cả các yếu tố, các chỉnh thể văn học,
từ nội dung đến hình thức, từ trào lƣu văn học đến phƣơng pháp sáng tác, thể
loại văn học đều bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, từ đời sống xã
hội. Do vậy tính hiện thực là một thuộc tính tất yếu có ý nghĩa quy luật. Điều
này gần nhƣ là một điều kiện bắt buộc không thể thiếu trong một tác phẩm ký.
Vì bản thân thể ký chính là sự phản ánh chân thực những sự việc, con ngƣời

nêu ra trong tác phẩm có tên có tuổi, có địa chỉ trong cuộc sống hẳn hoi.
Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức đƣợc điều này nên Ngƣời đã triệt để sử dụng
trong các tác phẩm ký của mình. Chính vì vậy, với khả năng tài tình, điêu
luyện, những tác phẩm ký của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc
giá trị sâu sắc.
*Tính hấp dẫn:
Ký hấp dẫn ngƣời đọc ở nội dung phản ánh vì đó là những vấn đề mà
xã hội quan tâm và bên cạnh đó ký đã sử dụng bút pháp, kết cấu, ngôn ngữ đa
dạng, sinh động. Ký với cách sử dụng các biện pháp châm biếm, giọng điệu
hài hƣớc pha lẫn sự giễu cợt nhằm phê phán, lên án một con ngƣời, một hiện
tƣợng xấu nào đó trong xã hội. Ký cũng thể hiện thái độ xót xa thƣơng cảm,
đầy tinh thần trách nhiệm của ngƣời viết đối với những bất công, ngang trái
trong cuộc đời. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm ký.


16

Ký không phải là báo chí nhƣng có điểm gần giống với báo chí đó là
tính xác thực, tính thời sự, tính chính luận. Ký phản ánh sự việc và con ngƣời
có thật trong cuộc sống. Trong ký, tính chính xác đƣợc thể hiện ở mức độ cao,
hƣ cấu chỉ giữ vai trò thứ yếu. Vậy ký có cho phép hƣ cấu hay không? Đây là
vấn đề mà còn có nhiều ý kiến, quan điểm chƣa thống nhất. Mặc dù ký viết về
ngƣời thật, việc thật nhƣng tác giả sẽ gặp những khó khăn trong việc xác định
nội tâm nhân vật, cảm xúc trữ tình của nhân vật. Vì thế, trong trƣờng hợp nhà
văn có tƣ tƣởng, tình cảm hoàn toàn đúng đắn chỉ việc ghi chép lại thì trƣớc
khi ghi chép, ít nhất cũng phải nghe thấy, tức là nghe kể lại hoặc chứng kiến.
Trong trƣờng hợp chứng kiến và viết lại, nhà văn vẫn không thể bao quát hết
mọi sự việc hoặc nhớ hết mọi diễn biến một cách tƣờng tận…Vì vậy, trƣớc
khi đặt bút viết, ngƣời viết ký chỉ có một mớ tƣ liệu lộn xộn, chƣa móc nối
logic các sự kiện với nhau…khi đó nhà văn phải sử dụng trí tƣởng tƣợng và

hƣ cấu nhằm làm cho bức tranh trở lên hợp lí, liên tục và hấp dẫn. Khi đó
trong tác phẩm, tác giả có thể thêm những đoạn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên,
những nhân vật phụ …để làm sinh động thêm cho tác phẩm ký sẽ không vi
phạm tính chân thực của thể loại ký. Tóm lại, hƣ cấu trong ký thƣờng ít và có
mục đích góp phần tái hiện lại một cách xác thực ngƣời thật, việc thật.
Ký phản ánh kịp thời và linh hoạt cuộc sống, kết hợp hài hoà các yếu tố
tự sự, chính luận, trữ tình. Ngƣời viết ký cần phải chọn cho mình một hình
thức ký thích hợp và cần thiết bằng một thứ ngôn ngữ hấp dẫn với những cảm
xúc chân thành. Nhân vật trong ký cũng thƣờng bộc lộ những cảm xúc trữ
tình. Chính yếu tố trữ tình và chính luận gây lên sự phá vỡ cốt truyện ở các
mức độ khác nhau. Ký có thể có hoặc không có cốt truyện. Những loại ký có
cốt truyện theo lối kết cấu - cốt truyện với đầy đủ các thành phần, những loại
ký không có cốt truyện thì theo kết cấu – liên tƣởng ở xen kẽ giữa các sự kiện,
con ngƣời với những đoạn nghị luận, trữ tình khá lớn của nhân vật trần thuật.


17

Sự gia tăng yếu tố trữ tình, chính luận ở ký dẫn đến kết cấu cốt truyện tƣơng
đối rộng rãi, co giãn hơn so với tiểu thuyết, nhƣ nhận xét của Semetx: “Đặc
trƣng của thể loại truyện ký bộc lộ rõ rệt hơn trong kết cấu của nó, kết cấu này
chủ yếu mang tính chất ghi chép và tự do hơn rất nhiều so với trong novella
và truyện đời tƣ”.
Tất cả những đặc trƣng trên đã tạo cho thể ký tính hấp dẫn, lôi cuốn
ngƣời đọc trong suốt những thập kỉ qua. Trong thời đại hiện nay, giữa cuộc
sống đầy biến động và là thời đại của thông tin, trong đó có thông tin nghệ
thuật thì ký càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Và nhƣ vậy nhà văn phải làm
sao cho những tác phẩm ký có sức sống lâu bền và có một tác dụng cũng nhƣ
vị trí quan trọng trong đời sống của con ngƣời.
1.2. Thể loại ký trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ

Chí Minh
Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã luôn theo đuổi một “đề tài” duy nhất đó là làm sao đánh đuổi đƣợc giặc
ngoại xâm, giải phóng nhân dân khỏi kiếp nô lệ lầm than. Vì vậy, ngoài văn
chính luận, thơ thì Ngƣời đã biết đƣợc tác dụng của thể loại ký vì chính thể
loại văn học này sẽ mang tính chiến đấu, tính nhân dân, tính chân thật cao. Ký
có tính kịp thời bám sát những vấn đề của cách mạng, chĩa những mũi nhọn
vào giặc ngoại xâm, lên tiếng đả kích, phê phán bọn thực dân cùng bè lũ tay
sai bán nƣớc hại dân. Từ văn thơ, qua văn thơ mà chúng ta hiểu về con ngƣời
Bác một cách rõ nét và sống động nhất. Sự nghiệp của Ngƣời có thể nói là
bao trùm tất cả mọi sự nghiệp. Một sự nghiệp không giống bất cứ sự nghiệp
nào của bất cứ ai, một sự nghiệp chỉ có Bác chứ không ai khác thực hiện
đƣợc. Đó chính là sự nghiệp cứu một đất nƣớc ra khỏi ách nô lệ lầm than ngót
80 năm của chủ nghĩa thực dân và phục hƣng một dân tộc sau hàng nghìn
năm quân chủ. Để có đƣợc sự nghiệp ấy Bác đã phải xa đất nƣớc 30 năm và


18

phải viết từ những năm 20 cho đến cuối đời. Bác đã nhận thấy văn học chính
là một ƣu thế để nói về tất cả mọi phƣơng diện trong cuộc sống. Vẫn biết thơ
văn chỉ là một bộ phận nhỏ trong hoạt động của Bác và qua văn học chúng ta
thấy đƣợc sự kết tinh và soi tỏ nhất chân dung Hồ Chí Minh - một con ngƣời
vừa của dân tộc, vừa của nhân loại, con ngƣời của một sự nghiệp lớn nhất đối
với dân tộc và cả nhân loại đau khổ lầm than.
Hồ Chí Minh đã để lại một di sản văn chƣơng vô cùng quý giá với nhiều
bài học và giá trị tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là tấm lòng yêu thƣơng
sâu sắc, tâm hồn cao cả, tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền độc lập tự
do của cả dân tộc. Văn thơ của Ngƣời có tác dụng to lớn đến quá trình phát
triển của cách mạng Việt Nam, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và

đời sống tinh thần dân tộc. Riêng về những tác phẩm ký của Ngƣời có chung
đặc điểm là ngôn từ ngắn gọn, kết cấu độc đáo, giàu chất trí tuệ, vừa có tính
truyền thống vừa hiện đại, vừa có tính chiến đấu. Khi vận dụng lối kể chân
thực nhƣng có khi lại châm biếm sắc sảo, hết sức thâm thúy. Có đƣợc những
tác phẩm tiêu biểu, sâu sắc trƣớc hết là ở Ngƣời có một tấm lòng yêu nƣớc
thƣơng dân vô bờ và tâm hồn cao cả của một ngƣời nhân danh ngƣời cùng
khổ đấu tranh đòi quyền sống, nhân danh dân tộc bảo vệ sự độc lập, tự do, là
tiếng nói của ngƣời cần lao. Đồng thời trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan
Ngƣời có sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nƣớc trên thế giới từ phƣơng Đông
đến phƣơng Tây. Ngƣời có hiểu biết sâu rộng các nền văn hoá của các nƣớc
Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ,…Ngƣời đọc thông viết thạo nhiều thứ
tiếng ngoại quốc. Ngƣời làm nhiều nghề khác nhau và đến đâu cũng học hỏi,
tiếp thu những cái hay, cái đẹp. Ngƣời chứng kiến nhiều bất công ngang trái
do bọn thực dân gây lên và ngƣời dân phải chịu kiếp đời nô lệ. Vì vậy, những
tác phẩm ký của Ngƣời đã phản ánh chân thực bộ mặt của thực dân, của bọn
tay sai bán nƣớc. Và Ngƣời hiểu đƣợc lợi thế của thể loại ký, vì đây là thể loại


19

nói đƣợc những điều ngƣời viết cần truyền đạt bằng nhiều cách diễn đạt khác
nhau. Bằng bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, Nguyễn Ái
Quốc đã tạo nên đƣợc những tình huống độc đáo, hình tƣợng sinh động sắc
sảo. Mục đích chính của Ngƣời khi viết ký là nhằm tố cáo tội ác dã man, bản
chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân
lao động các nƣớc thuộc địa đồng thời cũng nêu cao những tấm gƣơng yêu
nƣớc và cách mạng.
Bác khởi đầu sự nghiệp viết bằng văn báo chí và ký, truyện ngắn bằng
tiếng Pháp ở Pari. Những truyện ký của Ngƣời mang hai phẩm chất là cách
mạng và hiện đại. Chính hai phẩm chất cơ bản đó đã xác định sớm nhất

gƣơng mặt mới của văn học Việt Nam trong bối cảnh thế giới và trong phân
biệt với hàng ngàn năm văn học trung đại. Văn thơ chỉ là một bộ phận trong
sự nghiệp viết của Bác. Viết cũng chỉ là một cách thức, một phƣơng tiện để
hoạt động cách mạng. Nó là vũ khí của “tiếng nói” nhƣng chính thơ văn lại
nói đƣợc rất nhiều về con ngƣời, về bộ mặt xã hội đó là do đặc trƣng và phẩm
chất của nó. Thể ký với bố cục ngắn gọn, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ
hiểu, nói theo cách nói của quần chúng và viết sao để quần chúng hiểu, chấp
nhận nhƣ những gì của chính họ.
1.2.1. Những tác phẩm ký sáng tác trước Cách mạng tháng Tám
Với Hồ Chí Minh, văn học trƣớc hết phải là một vũ khí, một hoạt động
cách mạng, nghĩa là mỗi bài văn, bài thơ viết ra phải hƣớng vào một đối
tƣợng cụ thể nào đó, phải nhằm tới một mục đích thiết thực nào đó.
Từ những năm hai mƣơi đầu thế kỷ, với nhiệt huyết của ngƣời thanh
niên yêu nƣớc và tấm lòng vì nƣớc vì dân không ngại khó, ngại khổ Ngƣời đã
sử dụng ngòi bút nhƣ một vũ khí sắc bén tiến công thẳng vào dinh luỹ của kẻ
thù.


20

Khi hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết hàng loạt những bài ký
có giá trị, vốn tri thức uyên bác, hành văn biến hoá, dựng cảnh, dựng ngƣời
gây ấn tƣợng đậm nét, nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tinh thần chiến đấu
mãnh liệt. Các tác phẩm nhƣ Bản án chế độ thực dân Pháp, hàng loạt các bài
báo in trên các tờ báo Người cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo (L’humanite’),
Đời sống thợ thuyền (La vie ouvrìere), Thư tín quốc tế (La correspondance
internationale), Sự thật (Pravđa), Tiếng còi, Công nhân Ba-kin-ski,v.v…Năm
1911, ngƣời thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đƣờng
cứu nƣớc, Ngƣời đã làm nhiều nghề, chịu nhiều cực khổ, gian lao, Ngƣời ở
nhiều nƣớc thuộc Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ nhƣng chủ yếu là ở Pháp.

Năm 1918, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp thành lập Hội
những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc. Năm 1919, thay mặt những ngƣời Việt
Nam ở Pháp, ngƣời thanh niên yêu nƣớc ấy gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở
Vecxây (Pháp) bản yêu sách Quyền các dân tộc, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm
1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời
gian ở Pháp, Ngƣời tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa
thực dân, chủ nghĩa phong kiến và kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
Ngƣời hiểu đƣợc rằng văn nghệ là một thứ vũ khí sắc bén và đồng thời không
thể thiếu trong quá trình đấu tranh cách mạng. Từ năm 1923 đến 1941,
Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động và học tập ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái
Lan. Trong khoảng thời gian này, Ngƣời đã bộc lộ phẩm chất và nhân cách
một con ngƣời vĩ đại, một ngƣời chiến sĩ yêu nƣớc, một nhà văn hoá lớn của
dân tộc. Ngày 3-2-1930, tại Hƣơng Cảng (Trung Quốc), Ngƣời thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, Ngƣời về nƣớc thành lập Mặt trận Việt
Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tháng 8 năm 1942,
Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để liên lạc với các
lực lƣợng chống Nhật của ngƣời Việt Nam ở bên đó. Ngƣời bị chính quyền


21

Tƣởng Giới Thạch bắt giam, bị giải tới, giải lui khắp 13 huyện, qua mấy chục
nhà lao hơn một năm trời. Ngƣời chịu bao cực khổ, vất vả nhƣng Ngƣời vẫn
đau đáu một điều là làm sao sớm tìm đƣợc con đƣờng cứu nƣớc, cứu dân
thoát khỏi vòng nô lệ. Chính thời gian này, tập thơ Nhật kí trong tù bằng chữ
Hán nổi tiếng ra đời, tập thơ đã thể hiện tƣ tƣởng và tâm hồn cao cả của một
ngƣời chiến sĩ cộng sản gang thép, một thi sĩ giàu tình thƣơng và luôn lạc
quan, tin tƣởng, có ý chí và nghị lực phi thƣờng. Sự nghiệp văn thơ của
Ngƣời phần lớn là truyện nhƣng bên cạnh đó, Ngƣời còn viết những tác phẩm
ký có giá trị, chứng tỏ một tài năng quan sát sắc sảo, tinh tế, trí tƣởng tƣợng

phong phú, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, độc đáo, một ngòi bút châm biếm
sâu sắc, hóm hỉnh có tác dụng chiến đấu cao.
Mục đích và nội dung sáng tác của Ngƣời là lên án những chính sách
tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dƣơng và các thuộc
địa khác. Đồng thời đó cũng là lời kêu gọi những ngƣời nô lệ bị áp bức đứng
lên liên hiệp lại cùng đấu tranh chống thực dân Pháp, tố cáo đanh thép tội ác
của chúng bởi chúng đã ép hàng vạn dân bản xứ đổ máu vì mẫu quốc trong
đại chiến thế giới thứ hai, chúng bóc lột họ bằng sƣu thuế, đầu độc họ bằng
thuốc phiện và rƣợu, chúng còn tổ chức bộ máy cai trị bất chấp công lý và
nhân quyền.
Về nghệ thuật: Tác phẩm ký của Ngƣời thể hiện tính chân thật, cứ liệu
phong phú chính xác, nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tính trí tuệ cao,
thể hiện tình cảm tha thiết mãnh liệt của Bác.
Tác phẩm quy mô nhất là tập phóng sự điều tra Bản án chế độ thực dân
Pháp viết bằng tiếng Pháp đƣợc xuất bản năm 1925 với hình thức nghị luận
xen thể loại ký, là bản án nhằm kết án, phán xét, tố cáo chính sách thực dân
tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của dân tộc thuộc địa.
Đây là một tác phẩm có giá trị về nhiều mặt, là một cuốn sách công phu và


×